Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

Ths. Nguyễn Thu Hương


Mục tiêu
1. Trình bày được các lựa chọn ưu tiên khi lập kế
hoạch chăm sóc.
2. Trình bày được các kết quả mong đợi.
3. Trình bày được nội dung thiết kế các can thiệp
điều dưỡng.
4. Vận dụng được quy trình điều dưỡng để viết kế
hoạch chăm sóc cho người bệnh.
Lập kế hoạch chăm sóc
Lập kế hoạch chăm sóc của quy trình điều dưỡng gồm 4
bước:
- Lựa chọn ưu tiên
- Trình bày kết quả mong đợi
- Thiết kế các can thiệp điều dưỡng
- Viết kế hoạch chăm sóc
Lựa chọn ưu tiên
1.Bậc thang Maslow(1948)

Nhu cầu
tự hoàn Mức
thiện chiếm 1% cao

Nhu cầu được


tôn trọng

Nhu cầu về tình cảm


(Sự giao tiếp) Mức
Thấp
Nhu cầu về an toàn

Nhu cầu về thể chất


Lựa chọn ưu tiên
Ø Maslow cho rằng:
- NB sẽ tiến triển theo bậc thang từ thấp đến cao
khi cố gắng thỏa mãn các nhu cầu.
- Nhu cầu sinh lí được ưu tiên
- Khi nhu cầu thấp chưa thỏa mãn, NB không có
khả năng giải quyết nhu cầu cao hơn
Lựa chọn ưu tiên
2.Bậc thang Kalish(1983)
Tự
hoàn thiện

Được Tôn trọng


tôn trọng người khác

Tình yêu Bổn phận Gần gũi

An toàn Bảo đảm Bảo vệ

Khám phá Thao tác Mới lạ


Tình dục Hoạt động

Thức ăn Không khí Nước Nhiệt độ Bài tiết Nghỉ ngơi Tránh đau
Lựa chọn ưu tiên
Ø Kalish cải tiến bậc thang Maslow: chia nhu cầu sinh lí
thành: nhu cầu sống và nhu cầu kích thích -> Giúp
ĐD lựa chọn ưu tiên các nhu cầu.
1.Nhu cầu sinh lí:
• Nhu cầu sống: Khi có sự khiếm khuyết xảy ra ở một
nhu cầu nào đó người bệnh có xu hướng sử dụng tất
cả các nguồn lực sẵn có để nhằm thoả mãn nhu cầu
đặc biệt đó.
- Thức ăn: thay đổi dinh dưỡng ít hơn nhu cầu cơ thể
liên quan đến sự chán ăn.
- Không khí: tổn thương trao đổi khí liên quan đến ứ
đọng dịch tiết.
Lựa chọn ưu tiên
- Nước: thiếu dịch liên quan đến nôn,ỉa chảy
- Nhiệt độ: tăng thân nhiệt liên quan đến tấm
sưởi
- Bài tiết: ỉa chảy liên quan đến hậu quả của điều
trị kháng sinh.
- Nghỉ ngơi: rối loạn giấc ngủ liên quan đến
tiếng ồn
- Đau liên quan đến co thắt cơ
• Nhu cầu kích thích gồm: tình dục, hoạt động,
khám phá, thao tác và sự mới lạ
Lựa chọn ưu tiên
- Tình dục: rối loạn chức năng tình dục liên quan
đến việc không thỏa mãn do bệnh tật.
- Hoạt động: thiếu hoạt động giải trí liên quan đến
hậu quả của nằm bệnh viện
- Khám phá: ảnh hưởng của hoạt động thể lực liên
quan đến yếu nửa người bên phải
- Thao tác: thiếu khả năng tự chăm sóc liên quan
đến đau khớp buổi sáng hậu quả của viêm viêm.
- Sự mới lạ: thay đổi cảm giác, giác quan liên quan
đến các kích thích do sự cách li
Lựa chọn ưu tiên
• Nhu cầu về sự an toàn
- Sự bảo đảm: điều trị duy trì tại nhà bị ảnh
hưởng liên quan đến nguồn tài chính không đủ
- Sự an toàn: nguy cơ chấn thương liên quan đến
thiếu kiến thức về các tai nạn có thể xảy ra
- Sự bảo vệ: nguy cơ bạo lực liên quan đến cảm
giác thất vọng
Lựa chọn ưu tiên
• Tình yêu và bổn phận
- Phản ánh khả năng của con người về sự hoà
nhập hoặc quan hệ với những người khác trong
cộng đồng thường là bạn bè, gia đình, người
cùng làm việc
- Tình yêu: quan hệ mẹ - trẻ giảm sút liên quan
đến sự cách li mẹ và trẻ
- Bổn phận: cuộc sống gia đình bị đảo lộn liên
quan đến hậu quả của bệnh giai đoạn cuối
- Gần gũi: cách li xã hội liên quan đến phải nằm
viện lâu
Lựa chọn ưu tiên
• Sự tôn trọng: Sự cố gắng của cá nhân để thừa
nhận, có ích, độc lập, có phẩm giá và sự tự do:
- Bất lực liên quan đến thiếu sự tiếp nhận các hệ
thống trợ giúp.
- Buồn rầu liên quan đến sự thay đổi hình dạng
do cắt bỏ vú.
- Rối loạn tính cách liên quan đến áp lực địa vị
xã hội.
Lựa chọn ưu tiên
Ø Tự hoàn thiện
- Là nhu cầu cao nhất “đem hết năng lưc,tình
cảm, tinh thần, thể lực để tự hoàn thiện mình.”
- Người bệnh ở bệnh viện thường không quan
tâm nhu cầu này khi nằm viện.
- NB ở phòng khám, chăm sóc tại nhà thường
tập trung vào nhu cầu tự hoàn thiện
VD: Ảnh hưởng quá trình tư duy liên quan đến
tác hại của rượu.
14 nhu cầu hàng ngày của Virginia Henderson
1. Hô hấp bình thường
2. Ăn uống đầy đủ
3. Chăm sóc bài tiết
4. Ngủ và Nghỉ ngơi
5. Vận động và tư thế
6. Mặc quần áo thích hợp
7. Duy trì nhiệt độ cơ thể
8. Vệ sinh cá nhân
9. Tránh nguy hiểm,an toàn
14 nhu cầu hàng ngày của Virginia Henderson
10.Giao tiếp
11. Tôn trọng tự do, tín ngưỡng
12.Tự chăm sóc, làm việc
13.Vui chơi và giải trí
14.Học tập các kiến thức cần thiết
- 9 nhu cầu đầu tiên là nhu cầu về sinh lí
- Nhu cầu 10-14: Giao tiếp và học tập
- Nhu cầu 12-`13: Xã hội, hướng tới nghề
nghiệp
Hướng dẫn viết kết quả mong đợi
- 1 thành tố của KHCS
- Giúp ĐD và NB xem các phản ứng được xác định
trong mệnh đề chẩn đoán đã được phòng ngừa, biến
đổi và điều chỉnh như thế nào
- Nếu được viết tốt sẽ quyết định hiệu quả của can
thiệp điều dưỡng
1. Kết quả mong đợi cần phải liên quan mật thiết
với phản ứng của cơ thể.
- CĐĐD: nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến sự yếu
mệt và nằm bất động kéo dài
- KQMĐ:
Viết không đúng Viết đúng
Làm giảm sự yếu mệt Không có dấu hiệu nhiễm
trong 24 giờ trùng trong quá trình nằm viện
Hướng dẫn viết kết quả mong đợi
2. Kết quả phải là vấn đề trọng tâm của người
bệnh:
- CĐĐD: nguy cơ tổn thương da liên quan đến
nằm bất động
- KQMĐ
Viết không đúng Viết đúng
Phòng tổn thương Không có dấu hiệu tổn
da thương da ở vùng tỳ
đè trong quá trình
nằm viện.
Hướng dẫn viết kết quả mong đợi
3. Kết quả cần viết rõ ràng, chính xác:
- CĐĐD: Làm sạch đường thở không hiệu quả
liên quan đến ứ đọng dịch tiết.
- KQMĐ: Ho, thở sâu và thực hiện dẫn lưu theo
tư thế 2 giờ/lần.
4. Kết quả cần mô tả sự ứng xử có thể đo
lường và quan sát được.
- CĐĐD: thiếu dịch liên quan đến….
- KQMĐ:
- Viết không đúng Viết đúng
Uống đủ dịch Uống 2000ml/ngày
Hướng dẫn viết kết quả mong đợi
5. Kết quả viết ra cần phù hợp với điều kiện
thực tế
- Cần xem xét đến nguồn lực: NB, ĐD, bố trí
công việc
- NB đái đường có thu nhập thấp?
- NB cần ngồi xe đẩy 4 giờ/ngày, tắm lúc 9 giờ?
6. Kết quả mong đợi phải có giới hạn về thời
gian.
Ví dụ: “4 giờ sau mổ”, “một ngày sau mổ”, “khi
ra viện”, hoặc “trong suốt thời gian nằm viện”...
Hướng dẫn viết kết quả mong đợi
- CĐĐD: Táo bón liên quan đến tác dụng phụ
của codein
- KQMĐ:
Viết không đúng Viết đúng
NB ỉa được NB ỉa trongvòng 24 h
7. Kết quả mong đợi cần phải được cả người
bệnh và điều dưỡng quyết định.
VD: Ông M bị đau sau mổ thoát vị đĩa đệm,
Một số ví dụ về viết các KQMĐ theo các phản
ứng của người bệnh
Ø Diện mạo và các chức năng cơ thể
- CĐĐD:Táo bón liên quan đến giảm nhu động ruột
và thay đổi chế độ ăn
- KQMĐ:Trong 48h có tiếng ruột, trung tiện và ỉa.
- CĐĐD:Nguy cơ ảnh hưởng trao đổi khí liên quan
đến đau chỗ mổ
- KQMĐ: Rì rào phế nang nghe rõ cả hai phổi
- CĐĐD: Tổn thương tổ chức giác mạc liên quan
đến sử dụng kính áp tròng.
- KQMĐ: Không có xây xước giác mạc trong 3
tháng.
Một số ví dụ về viết các KQMĐ theo các
phản ứng của người bệnh
Ø Các triệu chứng đặc hiệu:
CĐĐD KQMĐ
Đau kéo dài liên quan Uống thuốc giảm
đến quá trình viêm đau khi cần
Sợ hãi liên quan đến Thảo luận làm giảm
kết quả chẩn đoán sợ hãi trong 48 giờ.
Ø Kiến thức
- CĐĐD: Thiếu kiến thức (xử trí đái đường)
- KQMĐ: Vào cuối buổi hướng dẫn thứ nhất, xác
định đựơc đái đường, giải thích mối quan hệ giữa
chế độ ăn cũ, tập luyện và hoạt động với bệnh đái
đường.
Một số ví dụ về viết các KQMĐ theo các
phản ứng của người bệnh
Ø Các kĩ năng thực hành: Thường là động từ
chỉ hành động
- CĐĐD: Quan hệ bố mẹ trẻ thay đổi liên quan
đến kiến thức chăm sóc trẻ mới đẻ.
- KQMĐ: Khi ra viện, bố mẹ biết cách cho ăn,
tắm, và thay tã cho trẻ.
Ø Thái độ: Kết quả có thể viết về thái độ của
người bệnh: thường mô tả làm thế nào để
người bệnh và gia đình đối phó được sự khủng
hoảng hoặc các sang chấn tinh thần
Một số ví dụ về viết các KQMĐ theo các
phản ứng của người bệnh
- CĐĐD: Đối phó của người bệnh không hiệu
quả liên quan đến hệ thống giúp đỡ
- KQMĐ: Tư vấn các kế hoạch đối phó trước
khi ra viện
- CĐĐD: Thất vọng liên quan đến bệnh không
giảm
- KQMĐ: Sau buổi tư vấn thứ ba, người bệnh
nói ra được hy vọng cho tương lai.
Đưa ra các can thiệp điều dưỡng

Ø Định nghĩa:
- Thiết kế 1 chiến lược đặc hiệu nhằm giúp NB
đạt KQMĐ
- Can thiệp điều dưỡng dựa vào các yếu tố liên
quan đã được xác định trong chẩn đoán điều
dưỡng -> xác định các can thiệp cần thiết
- Can thiệp điều dưỡng có 3 loại: can thiệp chủ
động, can thiệp phối hợp và can thiệp phụ
thuộc
Đưa ra các can thiệp điều dưỡng
Ví dụ:
- Chẩn đoán điều dưỡng: Nguy cơ chấn thương
liên quan đến môi trường sống tại nhà.
- Can thiệp điều dưỡng: Làm giảm các yếu tố
nguy hiểm có thể gây chấn thương cho người
bệnh khi ở nhà.
Các đặc điểm của can thiệp ĐD
- Phù hợp với kế hoạch chăm sóc
- Dựa trên cơ sở khoa học
- Tùy theo tình trạng của từng NB
- Tạo ra môi trường chữa trị an toàn
- Tận dụng các cơ hội giáo dục sức khỏe
- Sử dụng các nguồn lực thích hợp và sẵn có
Hướng dẫn viết can thiệp ĐD
1. Các can thiệp điều dưỡng phải ghi rõ ngày, ký tên.
2. Các can thiệp điều dưỡng phải dùng các động từ
chính xác và liệt kê các hoạt động đặc biệt để đạt
được kết quả mong đợi.
3. Các can thiệp điều dưỡng cần phải xác định các hoạt
động sẽ diễn ra: Ai làm? làm cái gì? ở đâu? khi nào?
bao nhiêu lần?...
Ví dụ: Can thiệp “Rửa vết thương”
4. Các can thiệp điều dưỡng phải phù hợp với từng
người bệnh:
Ví dụ: Thực hiện chăm sóc catheter 3 lần/tuần: Thứ 2,
thứ 4, thứ 6. Không sử dụng Betadin vì người bệnh dị
ứng.
Viết kế hoạch chăm sóc
Bước cuối cùng của xây dựng kế hoạch chăm sóc
gồm các phần sau:
- Chẩn đoán điều dưỡng
- Kết quả mong đợI
- Can thiệp điều dưỡng
Ø Định nghĩa: 1 phương pháp truyền đạt những
thông tin quan trọng về người bệnh.
Viết kế hoạch chăm sóc
Ø Mục đích: Kế hoạch chăm sóc được thiết kế
để cải thiện chất lượng chăm sóc một cách
thuận lợi:
- Chăm sóc từng cá nhân
- Tiếp tục chăm sóc
- Truyền đạt thông tin
- Lượng giá
Viết kế hoạch chăm sóc
Ø Các đặc điểm của kế hoạch chăm sóc:
- Do điều dưỡng có kinh nghiệm viết
- Khi tiếp xúc với NB lần đầu
- Luôn sẵn có
- Luôn cập nhật
Các loại kế hoạch chăm sóc

- Xây dựng riêng cho từng NB


- Kế hoạch chăm sóc chuẩn
- Kế hoạch chăm sóc dựa vào máy tính
Các loại kế hoạch chăm sóc
1. Xây dựng riêng cho từng người bệnh:
- Ưu điểm: có các chẩn đoán, kết quả và can
thiệp riêng cho từng người bệnh, không có
thông tin thừa hoặc thông tin không được sử
dụng
- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian
2. Kế hoạch chăm sóc chuẩn:
- Ưu điểm:
+ Được phát triển bởi các chuyên gia lâm sàng
có kinh nghiệm, nghiên cứu nhiều tài liệu
Các loại kế hoạch chăm sóc
+ Giảm được thời gian sử dụng để viết kế hoạch
chăm sóc
+ Cung cấp thông tin đặc trưng đối với từng
người bệnh và cần ít thời gian để hoàn thành,
phác thảo được các kết quả mong đợi, tăng chất
lượng của việc đưa ra can thiệp.
- Nhược điểm: hạn chế vì rất hiếm khi tất cả các
vấn đề của người bệnh sẽ được mô tả bằng một
bản kế hoạch chăm sóc chuẩn.
Các loại kế hoạch chăm sóc
3. Kiểm soát bằng máy tính:
- Các phần cơ bản của quy trình điều dưỡng
được trình bày trong hệ thống máy tính
- Kế hoạch chăm sóc có thể được chuẩn bị ở
máy đầu cuối ở buồng người bệnh hoặc ở
trung tâm
- Ba cách được sử dụng đó là:
+ Kế hoạch chuẩn dựa vào chẩn đoán y khoa
+ Kế hoạch chuẩn dựa vào chẩn đoán điều
dưỡng
+ Kế hoạch được xây dựng cho từng người bệnh
Các loại kế hoạch chăm sóc
- Ưu điểm
+ Mất ít thời gian
+ Kế hoạch chăm sóc được thiết kế đáp ứng yêu
cầu
+Kế hoạch chăm sóc được in ra dễ đọc.
+ Kế hoạch chăm sóc tự động, sử dụng 1 phương
pháp có hệ thống để phát triển -> giảm khả năng
sai sót.
+ Sử dụng kế hoạch chăm sóc có sự trợ giúp của
máy tính -> nghiên cứu -> chăm sóc toàn diện.
Các loại kế hoạch chăm sóc
- Nhược điểm:
+ Cung cấp đủ số lượng máy tính
+ Các sai sót trong kế hoạch chăm sóc sẽ khó
phát hiện
+ Máy tính có thể xây dựng 1 bản kế hoạch chăm
sóc có thể có tính chất pháp lý nhưng không thể
áp dụng được cho người bệnh.

You might also like