Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SƯ, TÀI SẢN, THỪA KẾ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA


TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

GIẢNG VIÊN: ĐẶNG THÁI BÌNH

DANH SÁCH NHÓM 3

STT HỌ TÊN MSSV


1 Đào Trúc Anh 2252202010003
2 Đặng Hoàng Minh Nhựt 2252202010064
3 Nguyễn Hoàng Sang 2252202010074
4 Nguyễn Hữu Tài 2252202010076
5 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 2252202010095
6 Nguyễn Vũ Thanh Trúc 2252202010098
7 Hoàng Bảo Uyên 2252202010101
8 Nguyễn Ngọc Ánh Xuân 2252202010111
MỤC LỤC
KHÁI NIỆM TÀI SẢN..............................................................................................
Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/07/2017 của Tòa án nhân
dân huyện Khánh Hòa 1
Tóm tắt bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long 1
Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ
minh họa về giấy tờ có giá ...........................................................................

Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và
Bản án số 39 có cho câu trả lời không? .......................................................

Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản
án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao? .................................................

Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” nhìn từ khái niệm tài sản; ...................................................................

Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? ................................`

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà”. .......................................................................................................
Tóm tắt quyết định số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại TP.HCM ..................................................................................
Bitcoin là gì?
Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp
luật Việt Nam không?
Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết
Theo anh chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không?

Tóm tắt bản án số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao
Quyền tài sản là gì?
Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản không?
Đoạn nào của quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong quyết định số 05 là quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với
khái niệm tài sản)?

CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU....................................................................


Tóm tắt bản án số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao 5
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? 6
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?

Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà
đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì
sao?

CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN....................................................................


TÌNH HUỐNG 5
Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời?

Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.

Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật tố tụng Dân sự
IRS Sở thuế vụ
CFTC Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai
FSA Cơ quan Dịch vụ Tài chính
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM TÀI SẢN

Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/07/2017 của Tòa án nhân
dân huyện Khánh Hòa
Quyết định về "Đòi lại tài sản" với nguyên đơn là ông Phan Hai, bị đơn là
Phạm Quốc Thái. Vấn đề pháp lý: ông Phan Hai kháng cáo quyết định đình chỉ của
Tòa do không thỏa đáng trong việc cho rằng chưa cung cấp Giấy ủy quyền của ông
Phan Trọng Nguyên và giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản của nguyên
đơn; yêu cầu tiếp tục xử vụ kiện ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mang tên bà Lương Thị Xàm. Do vụ án không thuộc thẩm quyền nên
Tòa án quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Phan Hai, sửa
quyết định đình chỉ vụ án do không thuộc thẩm quyền, trả lại đơn khởi kiện và các
tài liệu kèm theo cho ông Phan Hai.

Tóm tắt bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long
Bản án về "Đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là
ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H với bị đơn là bà Nguyễn Thị Thủy T. Vấn đề pháp
lý: Sau khi ông B và bà H phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất,
nguyên đơn làm đơn cớ mất để cấp lại giấy chứng nhận nhưng bị bà T là bị đơn
tranh chấp vì bà T đưa ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông B báo
mất. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị đơn
chỉ đồng ý trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của nguyên đơn
khi nguyên đơn trả đủ số tiền 120.000.000 đồng. Bà T đã rút lại yêu cầu đòi nợ
nhưng vẫn đang chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xét thấy người
tham gia tố tụng dân sự đã thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định
đồng thời về nguyên tắc Tòa án không được quyền từ chối giải quyết tranh chấp này
nên áp dụng theo Điều 4 BLTTDS 2015, Tòa án quyết định: Chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn buộc bà Nguyễn Thị Thủy T trao trả giấy chứng nhận cho ông Võ Văn
B và bà Bùi Thị H.

1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ
minh họa về giấy tờ có giá

CSPL: Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015; điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam 2010

Căn cứ Điều 105 BLDS 2015: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản.” Như vậy, giấy tờ có giá là một loại của tài sản.
Theo điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định:
"Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát
hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định,
điều kiện trả lãi và các điều kiện khác."
Một số ví dụ về giấy tờ có giá bao gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ,
séc, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng góp vốn đầu tư, trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu công ty, ngân phiếu… do chúng có sinh ra nghĩa vụ trả nợ trong một
thời hạn nhất định và các điều kiện khác cho Nhà nước, ngân hàng, cơ quan, tổ chức
phát hành giấy tờ này quy định phù hợp với các tiêu chuẩn pháp luật.

2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và
Bản án số 39 có cho câu trả lời không?
CSPL: điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010; Điều 105,
115 BLDS 2015; khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013; Công văn 141/TANDTC-
KHXX ngày 21/9/2011
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” được xác định không phải là giấy tờ có giá.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất.”
Trường hợp không phải là giấy tờ có giá theo Công văn 141/TANDTC-
KHXX ngày 21/9/2011 bao gồm một số loại như sau:
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
 Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy;
 Giấy đăng ký xe ô tô…
Theo điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định:
"Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức
phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác."
Trong Quyết định số 06, Tòa án cho câu trả lời như sau:
Theo Điều 105 BLDS 2015:
1. “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác.”
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất.”
Qua đó, Tòa án nhận định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ là văn
bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không
phải là tài sản và không xem là loại giấy tờ có giá.”
Trong Quyết định số 39, Tòa án cho câu trả lời như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
hợp pháp của người có quyền sử dụng đất.”
Qua đó, Tòa án nhận định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không là
“giấy tờ có giá”.

3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản
án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản.
Trong Quyết định số 06, Tòa án cho rằng “giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản ở phần nhận định của Tòa
án: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về
Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không xem là
loại giấy tờ có giá.”
Trong Bản án số 39 phần nhận định của Tòa án có đoạn:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước
xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm
chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh
của pháp luật dân sự.”
Tòa án chỉ nhận định giấy chứng nhận quyền sử dụng “hàm chứa một số
quyền về tài sản gắn liền với đất” và không đề cập tới “giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không.
4. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” nhìn từ khái niệm tài sản;
Theo pháp luật hiện hành, quyết định của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hòa
là thỏa đáng. Nhìn từ khái niệm tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn có
thể coi là 1 tài sản, tuy nhiên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản
chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, chứ không đại diện cho bản thân quyền
sử dụng đất, cũng không xác nhận nghĩa vụ trả nợ cho đối tượng nào. Do đó, theo
khoản 1 Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản.” thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “vật”, không phải “giấy tờ có giá
và quyền tài sản”. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu xét giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất là một “vật” thì giá trị của nó lại quá nhỏ để được Tòa thụ lý giải quyết.
Hơn nữa, Toà án nhân dân tối cao đã có công văn số 141/TANDTC-KHXX
hướng dẫn giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như
sau:
“3. Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy;
Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1
Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong
văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện
là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
b) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra
quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.
c) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu
trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan
chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp
giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối
với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan
chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật
(ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày
19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”). Bên có lỗi trong việc
làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ
mới.”
Do đó lúc này phương án thỏa đáng nhất là đình chỉ giải quyết vụ án, sau đó
Tòa án hướng dẫn ông Hai yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền.
5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà là tài sản.
Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá
và quyền tài sản.” Do đó, dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà không được xếp vào “giấy tờ có giá và quyền tài sản” (do không đại
diện cho quyền sử dụng đất và cũng không xác nhận nghĩa vụ cho ai) thì giấy chứng
nhận sở hữu đất, nhà vẫn là tài sản dưới dạng “vật”.

6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà”.
Hướng giải quyết trong Bản án số 39 là chưa thỏa đáng. Đã có những yêu
cầu đề nghị hướng dẫn trong việc có thụ lý giải quyết yêu cầu trả lại giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ hay không, do đó Toà án
nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 141/TANDTC-KHXX:
“3. Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy;
Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1
Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong
văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện
là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

b) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều


192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra
quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

c) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu
trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan
chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp
giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối
với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan
chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật
(ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày
19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”). Bên có lỗi trong việc
làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ
mới.”
Như vậy, Toà án cần phải làm theo hướng dẫn đã nêu rõ ở công văn trên khi
có tình huống tương tự xảy ra.
Tóm tắt quyết định số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại TP.HCM
Đương sự: Các bị cáo Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc Hoàng, Trương Chí Hải,
Trịnh Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Quang Chung, Phạm
Văn Thành, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Đức; Người bị hại: ông Lê Đức
Nguyên; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Trương Ngọc Lệ, Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Vấn đề tranh chấp: Cướp tài sản. Nội dung: Các bị
cáo tìm anh Nguyên để đòi lại số tiền đã đầu tư vào các sàn tiền ảo. Đến ngày
17/5/2020, các bị cáo đuổi theo anh Nguyên và khống chế anh cùng người đi cùng
là anh Hiếu. Trong quá trình khống chế, các bị cáo đã thao tác và chiếm đoạt được
số tài sản gồm 3 chiếc điện thoại di động, 1 camera hành trình có tổng trị giá là
45.115.000 đồng và 168 Bitcoin rồi quy đổi 86,91 BTC được 18.880.000.000 đồng.
Nhận định và quyết định của Tòa án: Xét thấy, các bị cáo là những người có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự, các bị cáo nhận thức được việc dùng vũ lực, khống
chế người khác là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu của người khác
nhưng vẫn cố tình thực hiện. Tòa án nhận định các bị cáo phạm tội “Cướp tài sản”
và không có cơ sở chấp nhận quan điểm của các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Căn cứ vào điểm a, b khoản 1 Điều 355, Điều 356, điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ
luật Tố tụng Hình sự năm 20

7. Bitcoin là gì?
Tiền ảo là các loại tiền do các cơ quan tổ chức phát hành để những người
trong mạng lưới của mình sử dụng một cách thuận tiện mà không gặp rào cản giữa
các quốc gia, ngôn ngữ (Ví dụ: tiền trong các tựa game trực tuyến..)

Bitcoin - được nhắc đến lần đầu trên thị trường tài chính thế giới là con đẻ
của một nhân vật hoặc tổ chức ẩn danh Satoshi Nakamoto vào 31/08/2008 - cũng là
một loại hình tiền ảo, nhưng nó là loại tiền phân bố, phân tán, phi tập trung
(decentralized) đầu tiên trên thế giới. Cụ thể hơn, Bitcoin không được tạo ra bởi bất
cứ một định chế, công ty, tổ chức hay nhà nước nào, mà được tạo ra từ một mạng
lưới kết nối ngang hàng của máy tính khắp thế giới nhằm loại bỏ sự can thiệp của
ngân hàng và chính phủ. Bitcoin sử dụng công nghệ Blockchain để hỗ trợ các giao
dịch ngang hàng giữa những người dùng trên một mạng phi tập trung. Các giao dịch
được xác thực thông qua cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc của Bitcoin. Cơ
chế này thưởng cho những người khai thác tiền điện tử để xác thực giao dịch

8. Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin không phải là tài sản. Cụ
thể, trích nguyên văn nhận định của hội đồng xét xử từ bản án 841/2023/HS-PT :
“Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho
rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo), nhưng hiện nay pháp luật chưa có
quy định cụ thể về tiền điện tử (tiền ảo) và đây không phải là tài sản theo quy định
tại Điều 105 Bộ luật dân sự”

Căn cứ Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015:


“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

9. Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp
luật Việt Nam không?
Dựa theo thông tin từ Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Luật
thương mại 2005, các nghị định, công văn, pháp luật Việt Nam không công nhận
Bitcoin là tài sản. Cụ thể:
Căn cứ vào Điều 163, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”

Căn cứ vào Điều 105, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động
sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".

Theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, Bitcoin nói riêng và
các loại tiền mã hóa không được coi là đơn vị tiền tệ chính thức của nhà nước Việt
Nam. Tại khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 đã củng cố thêm
luận điểm khi cho thấy Bitcoin không được xem là ngoại tệ (không phải đồng tiền
chính thức của bất cứ quốc gia nào) đồng thời cũng không phải là đối tượng của
ngoại hối.

Đồng thời, Bitcoin cũng không được liệt kê vào danh sách các giấy tờ có giá.
Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011, quy định các
loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ
phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng khác…

Tại khoản 6 và 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP thanh toán không dùng
tiền mặt sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định:
“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao
dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh
chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện
thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh
toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này”.

Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày
21/7/2017 gửi Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định:
"Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và
không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin
nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện
thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị
định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)".

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bitcoin và các loại “tiền ảo” khác
không phải là tiền, không được thừa nhận là tiền tại Việt Nam. Việc thanh toán
hàng hóa, dịch vụ bằng Bitcoin, tiền ảo khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy
định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Sau ngày 01/01/2018, ở Việt Nam, hành vi
này có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự

Hơn thế, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã xét xử vụ kiện đầu tiên về truy thu
thuế tiền điện tử Bitcoin, tại đó, Tại Bản án số 22/2017/HC-ST đã nhận định: “Cho
đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy
định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng”.

Như vậy, hầu hết tòa án ở các vụ án về Bitcoin không xác định Bitcoin là tài
sản căn cứ theo pháp luật Việt Nam. Chỉ riêng nhận định của tòa án ở bản án
841/2023/HS-PT còn có nhiều bất cập khi truy tố các bị cáo theo tội danh “Cướp tài
sản”. Từ đó, Tòa án vô hình chung nhận định Bitcoin là tài sản.

10. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết

Trên thực tế, đã có pháp luật ở một số quốc gia khác trên thế giới chấp nhận
Bitcoin là tài sản.

Ở Hoa Kỳ:
Vào năm 2014, IRS đã ban hành Thông Báo 2014-21, 2014-16 I.R.B. 938
(Notice 2014-21) giải thích rằng tiền ảo được coi là tài sản cho mục đích về thuế thu
nhập Liên Bang và cung cấp ví dụ về cách áp dụng những nguyên tắc thuế lâu đời
cho những giao dịch liên quan đến tài sản đối với tiền ảo.
Vào năm 2015, CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai) đã phân loại
bitcoin là một loại hàng hóa.

Ở Liên minh Châu Âu:


Vào tháng 10 năm 2015, Tòa án Công lý của Liên minh Châu Âu đã ra phán
quyết rằng "Việc trao đổi tiền tệ truyền thống lấy các đơn vị tiền ảo 'bitcoin' được
miễn thuế VAT" và "Các quốc gia thành viên phải miễn trừ các giao dịch liên quan
đến 'tiền, tiền giấy và tiền xu được sử dụng làm đấu thầu hợp pháp"

Ở Nhật Bản:
Từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản đã công nhận tiền kỹ thuật số (Bitcoin) là
một công cụ tài chính và cho phép thành lập các sàn giao dịch tiền điện tử; đồng
thời, xây dựng khung pháp lý về tiền kỹ thuật số.
Theo đó, hoạt động kinh doanh và trao đổi tiền kỹ thuật số được điều chỉnh
bởi Đạo Luật dịch vụ thanh toán năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2016). Luật Dịch
vụ thanh toán quy định tiền kỹ thuật số được hiểu là loại phương tiện thanh toán
hợp pháp nhưng không phải là một loại tiền tệ. Cụ thể, Điều 2 Khoản 5, Luật Dịch
vụ thanh toán Nhật Bản quy định: Tiền kỹ thuật số được hiểu là: Giá trị tài sản có
thể được sử dụng làm khoản thanh toán cho việc mua bán, cho thuê hàng hóa hoặc
cung cấp dịch vụ bởi những người không xác định và có thể chuyển nhượng qua hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử; Giá trị tài sản có thể trao đổi qua lại cho nhau bởi những
người không xác định và có thể chuyển nhượng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử.

Công ty cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số cũng phải tuân thủ theo
các quy định của Chính phủ về nghĩa vụ cung cấp thông tin về phí, điều khoản và
điều kiện của hợp đồng sử dụng dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số phi được doanh
nghiệp giải thích cho nhà đầu tư. Đạo luật ngăn ngừa chuyển tiền trong tố tụng hình
sự Nhật Bản quy định, các công ty cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số có
nghĩa vụ kiểm tra danh tính của nhà đầu tư tiến hành mở tài khoản, lưu giữ hồ sơ
giao dịch và thông báo cho cơ quan chức năng khi nhận ra giao dịch đáng ngờ. Cơ
quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) là cơ quan quản lý tài chính quốc gia chịu
trách nhiệm giám sát, quản lý những hoạt động liên quan đến việc giao dịch, trao
đổi tiền kỹ thuật số. Luật Dịch vụ thanh toán của Nhật Bản yêu cầu tất cả các trao
đổi tiền kỹ thuật số phi được đăng ký theo giấy phép của FSA.

11. Theo anh chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không?

Xét thấy Bitcoin có thể gây ra nhiều rủi ro đặc biệt là về vấn đề pháp lý,
Bitcoin không nên được coi là tài sản ở Việt Nam. Cụ thể:

Loại hình tiền kỹ thuật số này có tính ẩn danh. Tức, người dùng sẽ không cần
phải xác minh thông tin cá nhân, như vậy sàn giao dịch loại hình tiền này thiếu an
toàn và có khả năng cao dễ diễn ra các hoạt động lừa đảo, khủng bố.

Xét về tính biến động giá cả trong thị trường: Giá trị của Bitcoin có thể biến
động tăng, giảm một cách mạnh mẽ và đột ngột, điều này có thể làm cho việc sử
dụng nó như một tài sản đầu tư trở nên tiềm năng nhưng cũng mang lại rủi ro cao
cho các nhà giao dịch. Giá Bitcoin đã phải trải qua các chu kỳ tăng vọt và giảm
mạnh khác nhau. Trong suốt chiều dài lịch sử giao dịch tài chính, Bitcoin đã từng
tăng vọt và chạm đỉnh nhưng sau đó lại sụt giảm nhanh chóng. Giá trị của Bitcoin là
không thể dự đoán trước được, nó thay đổi nhanh chóng và có thể gây ra thiệt hại
tài chính đáng kể nếu thiếu thận trọng khi đầu tư. Ví dụ về một lần biến động mạnh
mẽ của Bitcoin là khi dòng tiền từ các quỹ ETF Bitcoin giảm mạnh trong phiên
14/3. Theo thống kê từ trang Coinglass, trong vòng 24 giờ qua, đã có hơn 210.000
nhà giao dịch bị thanh lý với số tiền lên đến hơn 800 triệu USD trên thị trường phái
sinh. Chiếm tỷ lệ lên đến khoảng 80% là các nhà giao dịch.

Với nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam, việc công nhận Bitcoin là
tài sản sẽ rất khó quản lý khi khó có thể đảm bảo tránh khỏi rủi cho việc sử dụng và
giao dịch trong phạm vi pháp luật vì có những rủi ro liên quan đến việc sở hữu và
giao dịch Bitcoin, bao gồm rủi ro bảo mật, rủi ro pháp lý và rủi ro thị trường

Tóm tắt bản án số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao
Bản án từ Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Án lệ 31/2020) giải quyết “Tranh chấp chia tài
sản chung về việc mua hóa giá nhà” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H (con ruột
cụ Nguyễn Thanh T) và bị đơn là bà Nguyễn Thị Kim L (con riêng của cụ Nguyễn
Thanh T với cụ Lê Thị T4). Bà Nguyễn Thị Kim L đã đứng tên làm hợp đồng thuê
căn nhà của cụ T sau khi cụ chết mà không để di chúc; sau đó xin mua hoá giá căn
nhà theo Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh
doanh nhà ở. Bà H sau khi biết sự việc đã có đơn khiếu nại và được Thanh tra quốc
phòng của Bộ tư lệnh Quân khu 7 đề xuất chia giá trị còn lại sau khi hoá giá của căn
nhà cho nội bộ chị em trong gia đình. Tuy nhiên, bà L chiếm đoạt luôn căn nhà mà
không thỏa thuận chia giá trị ngôi nhà với chị em. Vì những sự việc trên, bà H đã có
đơn khởi kiện và các đơn bổ sung khởi kiện yêu cầu Tòa án chia nhà của cụ T và
yêu cầu bà L hoàn trả tiền cho thuê nhà từ lúc chiếm đoạt (1998) đến nay. Tuy
nhiên, theo Bản án xét xử dân sự sơ thẩm số 17/2009/DSST, Tòa án không chấp
nhận yêu cầu của nguyên đơn và các đương sự có quyền lợi liên quan (các thừa kế)
về việc phân chia di sản thừa kế đối với căn nhà. Cuối cùng, Tòa án nhân dân tối
cao chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 01/QĐKNGĐT-VKS-DS
ngày 22-8-2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hủy Bản án
dân sự phúc thẩm số 125/2015/DS-PT ngày 21-08-2015, bản án chấp nhận căn nhà
số 63 là tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị L; hủy Bán dân sự sơ thẩm
số 186/2014/DS-ST, bản án chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nguyễn Thị H.

12. Quyền tài sản là gì?

CSPL: Điều 115 BLDS 2015


Xét về bản chất, quyền tài sản là những quyền yêu cầu, cách ứng xử của con
người với nhau liên quan đến tài sản, có giá trị kinh tế tính được thành tiền.

Theo lý thuyết của Harold Demsetz (1967), quyền tài sản được hiểu là tập
hợp của rất nhiều quyền và lợi ích, trong đó có các quyền cơ bản như quyền kiểm
soát việc sử dụng tài sản, quyền thụ hưởng lợi nhuận thu được từ việc sử dụng tài
sản, các quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản.

Về mặt pháp lý, quyền tài sản được định nghĩa trong Bộ Luật Dân sự 2015
như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”
(Điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015).

Từ những lý thuyết và cơ sở pháp lý trên, có thể đưa ra định nghĩa về quyền


tài sản như sau: Quyền tài sản là một dạng tài sản đặc thù, không tồn tại dưới dạng
vật chất hữu hình, là một loại quyền dân sự có nội dung kinh tế, có thể trị giá được
bằng tiền, do chủ thể có quyền tự mình thực hiện hoặc yêu cầu người khác thực hiện
nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của người có quyền.

13. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản không?

CSPL: Điều 115 BLDS 2015


Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản hay quy định nào khẳng định
quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản.

Căn cứ vào Điều 115, Bộ Luật Dân sự 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”. Từ đây có thể thấy, quyền tài sản
chỉ mang một đặc điểm duy nhất là có thể giá trị được bằng tiền, tức quyền nào đem
lại giá trị kinh tế cho con người là quyền tài sản. Việc có được chuyển giao hay
không được chuyển giao trong giao dịch dân sự chỉ nhằm mục đích xác định những
quyền tài sản nào sẽ là đối tượng của các giao dịch dân sự chứ không phải là đặc
điểm hay bản chất của quyền tài sản. Hơn nữa chưa có quy định nào khẳng định
quyền thuê, quyền mua tài sản thuộc nhóm “quyền tài sản khác” căn cứ vào Điều
115, Bộ Luật Dân sự 2015, nên quyền thuê, quyền mua tài sản trên phương diện
pháp lý chưa là quyền tài sản.

Tuy nhiên, Án lệ 31/2020 và quyết định số 05/2018/DS-GĐT đã góp phần bổ


sung cho vấn đề này bằng cách nhận định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền
tài sản.

14. Đoạn nào của quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?

Đoạn nhận định số [1] trong quyết định số 05/2018/DS-GĐT cho thấy Tòa
án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, mua là tài sản:
“[1] Nguồn gốc căn nhà số 63 (Tầng 2) đường V, phường X, quận I (nay là
đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh) là do Bộ tư lệnh Quân khu 7
tiếp quản, sử dụng từ sau ngày giải phóng Miền Nam. Năm 1981, Quân khu 7 cấp
“Giấy phép quyền sở hữu sử dụng” số 092/QĐ ngày 16-04-1981 cho cụ Nguyễn
Thanh T. Theo nội dung giấy phép, việc cấp nhà cho cụ T là “để tạo mọi điều kiện
chỗ ăn, ở cho gia đình cán bộ, ổn định lâu dài và cấp do hoàn cảnh gia đình cán bộ
không có nhà ở”, tại thời điểm cấp bà Nguyễn Thị H và ông Nguyễn Văn T1 (con
cụ T) sống chung với cụ T, có hộ khẩu thường trú tại căn nhà trên. Đến năm 1982, 2
chị em bà Nguyễn Thị Kim L và ông Nguyễn Thanh H1 mới chuyển hộ khẩu về
sống cùng cụ T. Như vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được Quân
khu 7 xét cấp nhà số 63 Đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội.
Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với
nhà số 63 nêu trên. Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ Luật Dân sự năm
2015, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền)
và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng
thừa kế việc thuê, mua hóa giá nhà của cụ T1.”
15. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong quyết định số 05 là quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với
khái niệm tài sản)?

CSPL: Điều 105, Điều 115 BLDS 2015


Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về
quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản) là thuyết phục.

Căn cứ vào Điều 105, Bộ Luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản được khẳng
định là “tài sản”:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

Căn cứ vào Điều 115, Bộ Luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản là quyền giá
trị được bằng tiền và có thể được chuyển giao trong giao dịch dân sự: “Quyền tài
sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”

Tuy nhiên, quyền tài sản bao gồm những quyền gì thì pháp luật dân sự chưa
đề cập hay liệt kê đến “quyền mua, quyền thuê”. Và để có cơ sở xác định quyền
mua nhà thuộc sở hữu của nhà nước có phải là quyền tài sản hay không thì phải căn
cứ vào định nghĩa “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền”.

Như vậy, quyết định “quyền mua, quyền thuê là quyền tài sản” của Hội
đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ở bản án này thuyết phục dựa vào định
nghĩa bản chất của quyền tài sản:

Thứ nhất, quyền mua, quyền thuê nhà ở trong bản án này gắn liền với tài sản
(Ở đây tài sản là căn nhà số 63 đường B).

Thứ hai, quyền mua, quyền thuê nhà hoàn toàn có thể trị giá được bằng tiền.
Cụ thể sau khi hóa giá, các đương sự nội bộ gia đình nhà cụ T liên quan đến vấn đề
tranh chấp này có thể thỏa thuận phân chia giá trị từ căn nhà.

Hơn nữa, quyết định này còn đưa ra hướng xử lý quyền mua, quyền thuê
được chuyển giao cho có thừa kế:

Án lệ khẳng định quyền thuê, quyền mua là quyền tài sản thì một khi nó là
quyền tài sản. Do vậy, quyền thuê, quyền mua là tài sản. Tài sản của người quá cố
sẽ trở thành di sản và có thể chia, chuyển giao cho các thừa kế.

II. CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU


Tóm tắt bản án số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao
Bản án số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao Nguyên đơn: Cụ Dư Thị Hảo, Bị đơn: Chị Nhữ Thị Vân.
Năm 1954, cụ Dư Thị Hảo giao nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng con trai là ông
Nguyễn Đắc Chinh và bà Nguyễn Thị Châu quản lý. Năm 1968, ông Nhữ Duy Hải
thuê nhà từ gia đình ông Chinh và bà Châu. Chị Vân (cháu của ông Hải) cho rằng
cụ Hảo đã cho ông nội thuê nhà từ năm 1954. Năm 1999, vợ chồng ông Chinh và bà
Châu yêu cầu chị Vân trả lại nhà, nhưng chị Vân không đồng ý. Năm 2001, chị Vân
bán tầng 1 căn nhà cho chị Lan và anh Sơn bằng giấy viết tay, không có xác nhận
của cơ quan thẩm quyền. Năm 2004, cụ Hảo có di chúc giao quyền sở hữu căn nhà
cho bà Châu. Năm 2007, bà Châu yêu cầu chị Vân trả lại tầng 1 căn nhà cho gia
đình.Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án quận Hoàn Kiếm quyết định chấp nhận yêu cầu
đòi nhà của cụ Hảo và buộc chị Vân trả lại tầng 1 căn nhà. Tuy nhiên, sau khi xét
xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định hủy bản án dân sự sơ
thẩm và yêu cầu Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm xem xét lại. Cuối cùng, Tòa
quyết định hủy toàn bộ bản án dân sự và cho rằng gia đình chị Vân đã chiếm hữu
căn nhà này trên 30 năm và công khai theo quy định.

1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

CSPL: khoản 1 Điều 186 BLDS 2005

Trong Quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:

“Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị
Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà
cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954,
ông Chính không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý
căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị ở tại căn nhà số 2 Hàng Bút từ năm
1954, lúc đầu là ông nội chị ở, sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở."

Quyết định của Tòa án là hợp lý vì cho dù không xác định được thời điểm mà gia
đình chị Vân thuê nhà là năm 1954 hay 1968 thì đến thời điểm năm 2004 khi cụ
Hảo kiện ra Toà thì cũng đã quá 30 năm. Vậy việc chiếm hữu trên 30 năm của chị
Vân đối với ngôi nhà là thỏa đáng theo khoản 1 Điều 186 BLDS 2005: "Khi chủ sở
hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không
bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc
chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch."

2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

CSPL: khoản 3 Điều 183 Điều 189 BLDS 2005


Trong Quyết định của Tòa án có đoạn cho rằng: “chị Vân có lời khai thừa
nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ
Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không
xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà."

Quyết định này của Tòa án là hợp lý nếu dựa trên quy định của pháp luật
hiện hành vào thời điểm đó vì:

Xét thấy, Điều 189 BLDS 2005 có quy định về việc chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình cho trường hợp:

 Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật
này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

 Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là
không có căn cứ pháp luật.

Việc gia đình chị Vân thuê căn nhà từ gia đình cụ Hào thực chất là chuyển
giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự nên để được xem là chiếm hữu có
căn cứ pháp luật thì phải phù hợp với khoản 3 Điều 183 BLDS 2005: "Người được
chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của
pháp luật".

Việc không có căn cứ nào cho biết chính xác thời điểm ông Hải thuê căn nhà
số 2 Hàng Bút cho thấy tại thời điểm thuê không có văn bản nào được xác lập giữa
2 bên. Nói cách khác, hợp đồng cho thuê căn nhà số 2 Hàng Bút là không phù hợp
với quy định của pháp luật.

Vì vậy, việc chiếm hữu căn nhà số 2 Hàng Bút của gia đình chị Vân là không
có căn cứ pháp luật. Hơn nữa, chị Vân hoàn toàn có thể biết được việc chiếm hữu
này là không có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên, suy cho cùng thì Quyết định này không hợp tình vì:

 Xét về thời điểm, hợp đồng cho thuê nhà giữa ông Hải và ông Chính được
xác lập vào giai đoạn trước năm 1975, tức trước khi nước ta cho ra đời
BLDS đầu tiên vào năm 1995 và Pháp lệnh về Hợp đồng Dân sự năm 1991.

 Hơn nữa, gia đình chị Vân vẫn đóng tiền thuê nhà đầy đủ cho tới thời điểm
ông Hải mất (năm 1995).

Xét thấy, việc yêu cầu hợp đồng cho thuê căn nhà số 2 Hàng Bút được lập
thành văn bản và có công chứng theo quy định của pháp luật hơn 30 năm sau là
không sát với thực tiễn. Hơn nữa, chị Vân nhận thức được rằng tồn tại một hợp
đồng cho thuê nhà giữa gia đình chị và ông Chính qua việc thừa nhận việc thực hiện
nghĩa vụ trả tiền thuê nhà trong suốt thời gian ông Hải còn sống.
Vì vậy, quyết định của Tòa án về việc gia đình chị Vân chiếm hữu ngay tình
căn nhà số 2 Hàng Bút chỉ phù hợp với pháp luật hiện hành chứ chưa hợp tình hợp
lý.

3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

CSPL: khoản 1 Điều 190, Điều 247 BLDS 2005

Trong quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: “Gia đình chị Nhữ Thị Vân tại
nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị
thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ
Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được
tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai
gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở,
sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà
đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ
có biên bản hòa giải tại Uỷ ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm
2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có
căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị
Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai
theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời
hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba
mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm
bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này..."

Khẳng định của Tòa án là hợp lý bởi lẽ dù không có bằng chứng xác thực thời điểm
cho thuê là từ năm 1954 hay từ năm 1968 thì đến thời điểm năm 2004 khi cụ Hảo
khởi kiện ra Tòa án cũng đã quá 30 năm. Cùng với việc gia đình cụ Hảo không có
tài liệu chứng minh có đòi nhà đối với chị Vân từ sau năm 1975 nên việc chiếm hữu
liên tục trên 30 năm của chị Vân đối với ngôi nhà là thỏa đáng theo điều 190 BLDS
2005: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà
không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao
cho người khác chiếm hữu."

4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

CSPL: Điều 191 BLDS 2005

Trong Quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: “Ngày 18/02/2001 chị bán
tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng anh Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị
Ngọc Lan, giả 80 lượng vàng tương đương 384.000.000 đồng. Giấy bán nhà có chữ
ký của 3 anh em (là chị và anh Nhữ Duy Lâm, anh Nhữ Duy Lân) nhưng chị là
người trực tiếp mua bán nhà và nhận tiền với chị Lan anh Sơn, còn hai anh em là
anh Lâm và anh Lân do chị yêu cầu nên có ký vào giấy...nếu hợp đồng mua bán
nhà giữa anh chị với chị Vân không đúng thì anh chị yêu cầu chị Vân thanh toán
tiền nhà cho anh chị theo giá thị trường."

Quyết định của Tòa án là hoàn toàn hợp lý. Vì theo Điều 191 BLDS 2005 “Việc
chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh
bạch, không giấu diếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công
dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của mình". Có thể
thấy trong khoảng thời gian gia đình chị Vân chiếm hữu căn nhà, bố chị Vân có
nâng cao nền nhà, thay cửa, giữ gìn như tài sản của mình và sinh hoạt, sống trong
căn nhà đó liên tục, công khai trong 30 năm.

5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo
không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

CSPL: khoản 1 Điều 247 BLDS 2005

Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp là: “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối
với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có
biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004
cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ
vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở
tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy
định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: "Khi
chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung
không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực
hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.”

Quyết định của Tòa án là hoàn toàn hợp lý. Bởi năm 2004, cụ Hảo có di chúc
giao quyền bất động sản cho bà Châu toàn quyền sử dụng. Do đó cụ Hảo đã không
còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp.

6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền
không? Vì sao?

CSPL: khoản 1 Điều 247 BLDS 2005

Theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động
sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ
thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này...".
Gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh
chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền, bởi vì gia đình chị vân đã được
xác định là đã ở tại căn nhà có tranh chấp trên 30 năm, là chiếm hữu, liên tục, công
khai nhưng không ngay tình.

Bởi vì chị Vân biết rõ căn nhà được thuê từ ông Chính, đồng thời người đứng
tên sở hữu là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo (có bằng khoán điền thổ số 25, tập 2,
tờ số 55, đăng ký trước tại Hà Nội ngày 4/11/1946). Và việc chiếm hữu tài sản của
chị Vân không phù hợp với quy định của BLDS, tức là trường hợp người chiếm hữu
không phải là chủ sở hữu tài sản; không phải là người được chủ sở hữu ủy quyền
quản lý tài sản, không phải là người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua
giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu và cũng không phải là người
phát hiện ra tài sản vô chủ hoặc bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù
hợp với các điều kiện do pháp luật quy định, thì đó là chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật.

III. CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN

TÌNH HUỐNG

Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250 đồng. Tuy nhiên ghe
xoài này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và bà Dung từ chối thanh
toán tiền mua với lý do đây là việc rủi ro..

1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời?

CSPL: Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015


“Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên
mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Trong trường hợp này, bà Dung đã nhận hàng nhưng sau đó ghe xoài mới bị
hư do cháy chợ nên rủi ro thuộc về bà Dung.

2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.

CSPL: Điều 223 BLDS 2015

 “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,
cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp
luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.”

Như vậy, bà Dung mua của bà Thúy một ghe xoài, giữa bà Dung Và Thùy
tồn tại một hợp đồng mua bán. Tại thời điểm cháy chợ, bà Dung đã nhận hàng hợp
đồng mua bản đã được xác lập. Do đó, bà Dung chỉnh là chủ sở hữu của ghe xoai
đó.
3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.

CSPL: Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015

 “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên
mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Bà Dung đã nhận hàng và rủi ro hoàn toàn thuộc về bà Dung nên bà Dung
phải thanh toán số tiền mua ghe xoài là 16.476.250 đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự 2015


2. Bộ luật Dân sự 2005
3. Luật Đất đai 2013
4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
5. Nghị định 80/2016/NĐ-CP
6. Nghị định 96/2014/NĐ-CP
7. Đạo luật dịch vụ thanh toán năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2016)
8. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về Tài sản, Quyền
sở hữu và Thừa kế, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam;

Tạp chí
https://cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Tat-tan-tat-ve-Bitcoin-i405082/ (Công An
Nhân Dân Online)
https://funix.edu.vn/chia-se-kien-thuc/bitcoin-hoat-dong-nhu-the-nao/
https://www.irs.gov/vi/individuals/international-taxpayers/frequently-asked-
questions-on-virtual-currency-transactions

https://www.cftc.gov/sites/default/files/2019-12/oceo_bitcoinbasics0218.pdf

You might also like