Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

GVHD: TS.

NGUYỄN NHẬT PHI LONG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY



MÔN HỌC: VẬT LIỆU HỌC


BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
CHỦ ĐỀ 3: “NHIỆT LUYỆN THÉP ”

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG ĐỨC HUY 21144008
BÙI THANH NAM 20144042
Lớp: EMMA220230_23_2_09CLC (Chiều thứ 3)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024


GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
MỤC LỤC
TÓM TẮT TỔNG QUAN VỀ NHIỆT LUYỆN THÉP............................................................................4
1.Khái niệm về nhiệt luyện thép...............................................................................................................5
1.1 Sơ lược về quá trình nhiệt luyên.........................................................................................................5
a. Định nghĩa..........................................................................................................................................5
b. Các yếu tố đặc trưng cho nhiệt luyện.................................................................................................5
c. Phân loại nhiệt luyện thép..................................................................................................................6
1.2 Tác dụng của nhiệt luyện đối với sản xuất cơ khí..............................................................................7
2. Các tổ chức đạt được khi nung nóng và làm nguội thép......................................................................9
3.Ủ và Thường hóa thép...........................................................................................................................9
3.1 Ủ Thép................................................................................................................................................9
3.1.1 Ủ không chuyển biến pha (Tủ < A1)..............................................................................................10
a.Ủ non (Ủ Thấp)..................................................................................................................................11
b. Ủ kết tinh lại.......................................................................................................................................11
3.1.2 Ủ có chuyển biến pha (Tủ ≥ A1)..................................................................................................11
a. Ủ hoàn toàn......................................................................................................................................12
b. Ủ không hoàn toàn...........................................................................................................................12
c.Ủ khuếch tán......................................................................................................................................12
d. Ủ cầu hóa.........................................................................................................................................12
3.2 Thường hóa thép...............................................................................................................................12
a. Khái niệm..........................................................................................................................................12
b. Nhiệt độ thường hóa........................................................................................................................13
b. Mục đích của phương pháp thường hóa..........................................................................................14
4. Tôi thép...............................................................................................................................................14
a. Khái niệm..........................................................................................................................................14
b. Nhiệt độ tôi thép..............................................................................................................................15
c. Mục đích của tôi thép.......................................................................................................................16
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
TÓM TẮT TỔNG QUAN VỀ NHIỆT LUYỆN THÉP
Nhiệt luyện là quá trình điều chỉnh cấu trúc và tính chất của vật liệu, đặc biệt là
kim loại như thép, bằng cách sử dụng nhiệt độ cao và quá trình làm nguội điều chỉnh.
Mục tiêu của nhiệt luyện là tạo ra các tính chất cơ học và cấu trúc tinh thể mong muốn
trong vật liệu.
Nội dung phần này tập chung vào những biến đổi về cấu trúc và cơ tính của thép
khi nhiệt luyện. Thép và hợp kim của thép là loại vật liệu rất thông dụng, tương tự
nhiệt luyện cũng là một công nghệ phổ biến trong sản xuất cơ khí. Nhiệt luyện các loại
vật liệu và hợp kim khác cũng có thể hiểu được thông qua quá trình nhiệt luyện thép.
Tổng quan nội dung về Nhiệt luyện Thép được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Tổng quan nội dung về nhiệt luyện thép


GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
1.Khái niệm về nhiệt luyện thép
1.1 Sơ lược về quá trình nhiệt luyên
a. Định nghĩa
Nhiệt luyện là công nghệ nung nóng kim loại, hợp kim đến nhiệt độ xác định, giữ
nhiệt tại đó một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nguội với một tốc độ xác định để
theo đổi tổ chức, cơ tính và các tính chất khác theo phương hướng đã chọn trước.
Nhiệt luyện là phương pháp gia công có những đặc điểm riêng:
- So với đúc, hàn : nó không làm nóng chảy vật liệu (không nung nóng đến trạng
thái lỏng), luôn luôn giữ vật liệu ở trạng thái rắn.
- So với cắt gọt, biến dạng dẻo khi nhiệt luyện (trừ cơ – nhiệt luyện) hình dạng và
kích thước chi tiết không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể.
- Kết quả của phương pháp nhiệt luyện thể hiện qua các biến đổi của các tổ chức tế
vi và cơ tính, không thể quan sat thay đổi thông qua vẻ bề ngoài bằng mắt
thường.
b. Các yếu tố đặc trưng cho nhiệt luyện
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
Hình 1.1 Quá trình nhiệt luyện
Quá trình nhiệt luyện gồm ba giai đoạn quan trọng chính nối tiếp nhau là nung
nóng, giữ nhiệt và làm nguội kèm theo mỗi giai đoạn là 3 yếu tố đặc trưng sau:

- Nhiệt độ nung nóng : là nhiệt độ cao nhất phải đạt đến trong nhiệt luyện

- Thời gian giữ nhiệt tgn : là thời gian ngưng ở nhiệt độ nung nóng

- Tốc độ nguội V nguội : tốc độ làm nguội sau khi giữ nhiệt.

Hình 1.2 Sơ đồ của quá trình nhiệt luyện đơn giản nhất [1]
Sau quá trình nhiệt luyện, kết quả được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
- Tổ chức tế vi: cấu tạo pha, kích thước hạt, chiều sâu lớp hóa bền,….Đây là chỉ
tiêu cơ bản và cốt lõi của quá trình nhiệt luyện. Công việc kiểm tra các tổ chức tế vi
khá mất thời gian nên thường được thức hiện kiểm tra các mẻ khi sản xuất đã cố định.
- Độ cứng: đây là chỉ tiêu cơ tính dễ xác định sau nhiệt luyện, đồng thời cũng
liên quan đến độ dẻo, độ dai, độ bền. Bất cứ chi tiết nào trải qua quá trình nhiệt luyện
đều có quy định về giá trị độ cứng và thông thường được kiểm tra theo tỉ lệ.
- Độ cong vênh, biến dạng: Xuất hiện nhỏ và không đáng kể. Nhưng trong một
số trường hợp yêu cầu khắc khe cần chứ ý phạm vi cho phép.
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
c. Phân loại nhiệt luyện thép

Hình 1.3 Phân loại nhiệt luyện thép


Quá trình Nhiệt luyện thép được phân làm 3 loại chính:
 Nhiệt luyện: chỉ dùng cách thay đổi nhiệt độ để biến đổi tổ chức và cơ tính trên
toàn tiết diện, đây là cách thường dùng nhất. Nó bao gồm nhiều phương pháp như: Ủ,
Thường hóa, Tôi – Ram,…Tôi và Ram và 2 phương pháp đi cùng nhau (không đi
riêng lẻ - luôn kết hợp) trong quá trình gia công nhiệt luyện giúp tạo ra cơ tính phù hợp
với yêu cầu làm việc cụ thể.
 Hóa – Nhiệt luyện: là cách thay đổi nhiệt độ và biến đổi thành phần hóa học ở
bề mặt làm vùng này có thay đổi tổ chức và cơ tính mạnh hơn. Thông thường tiến
hành bằng cách thấm, khuếch toán một hoặc nhiều nguyên tố nhất định. Bao gồm thấm
đơn nguyên tố (cacbon, nitơ,…), thấm đa nguyên tố (cacbon-nitơ, cacbon-nitơ-lưu
quỳnh,…).
 Cơ – Nhiệt Luyện: thay đổi thiệt độ và biến dạng dẻo để thay đổi tổ chức tế vi
và cơ tính trên toàn tiết diện mạnh hơn khi nhiệt luyện đơn thuần.
1.2 Tác dụng của nhiệt luyện đối với sản xuất cơ khí

Hình 1.4 Tác dụng của nhiệt luyện trong sản xuất cơ khí
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
 Tăng độ cứng, độ bền và tính chống mài mòn của thép: các phương pháp
nhiệt luyện có thể làm tăng độ cứng và độ bền của thép từ ba đến sáu lần. Vật liệu của
các chi tiết máy với độ bền và độ cứng cao giúp tuổi bền của máy tăng cao, kết cấu
máy móc có thể nhẹ đi dẫn đến việc tiết kiệm nguyên liệu gia công chi tiết máy móc
(hạ giá thành) và giảm năng lượng vận hành, tăng sức chịu tải của máy móc. Các yếu
tố này góp phần lớn nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.
 Cải thiện tính công nghệ trong quy trình gia công: Trong quy trình gia công
các chi tiết cơ khí, tận dụng hợp lý các phương pháp nhiệt luyện thích hợp không
những đảm bảo được các lợi ích cơ tính của vật liệu mà còn giúp dễ dàng cho quá trình
gia công. Nhiệt luyện sơ bộ là quá trình nhiệt luyện nằm giữa hoặc trước một số
nguyên công gia công (như rèn, dập, cắt…) giúp cho nguyên công đó thực hiện dễ
dàng hơn. Ví dụ sau khi biến dạng (đặc biệt là kéo nguội), thép bị biến cứng đến mức
không thể cắt gọt hay biến dạng tiếp được (kéo), phải mang đi ủ hoặc thường hóa để
giảm cứng và tăng độ dẻo, sau đó thép sẽ dễ gia công các nguyên công tiếp theo hơn
( như cắt gọt,…).
 Nhiệt luyện thép trong các nhà máy cơ khí
Nhiệt luyện là công nghệ gia công tiêu phí nhiều năng lượng để sinh nhiệt do đó
cần có phương án tổ chức và lựa chọn phù hợp để tiết kiệm năng lượng. Đồng thời
cần lưu ý bố trí nguyên công nhiệt luyện phù hợp trong quy trình sản xuất để tránh
nhiệt độ cao và độc hại gây nguy hiểm cho người vận hành và các thiết bị máy móc
xung quanh.
Ở các nhà máy quy mô nhỏ và trung bình, bộ phận nhiệt luyện không lớn và
thường được bố trí tập trung tại một khu vực nhất định. Sau quá trình nhiệt luyện sơ
bộ, chi tiết được đưa đến các khu vực khác để gia công các nguyên công tiếp theo như
xưởng cắt gọt, dập,… hoặc đến bộ phận lắp ráp.

Hình 1.3 Bộ phận nhiệt luyện thép tại các nhà máy, xưởng quy mô nhỏ
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
Ở các nhà máy cơ khí có quy mô lớn hoặc rất lớn, các chi tiết máy được gia công
trên các dây chuyền sản xuất tự động hóa từ đầu đến khâu hoàn thiện trong đó được
tích hợp cả nguyên công nhiệt luyện. Như vậy giúp tạo ra năng suất cao, chất lượng
sản phẩm tốt và đồng đều, không tốn công vận chuyển.

Hình 1.4 Dây chuyền tự động hóa trong nhà máy nhiệt luyện thép lớn
2. Các tổ chức đạt được khi nung nóng và làm nguội thép
Bản chất của nhiệt luyện là dùng nhiệt để biến đổi các tổ chức , chuyển pha. Để
hiểu rõ hơn về quá trình này, ta dùng loại thép cơ bản nhất là PECLIT - thép cùng tích
với 0,80% C. Xem xét quá trình nung nóng có những chuyển biến pha nào, khi làm
nguội tiếp theo với tốc độ nguội khác nhau, tổ chức vừa tạo thành sẽ biến đổi thành tổ
chức gì từ đó sẽ biết được cơ tính sẽ được thay đổi như thế nào. Ta lần lượt xét biến
đổi tổ chức của từng quá trình một, rồi tương tự mở rộng ra các loại thép khác (trước
và sau cùng tích).
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
Hình 1.5 Sơ đồ mô tả các tổ chức tế vi đạt được trong quá trình nung nóng

3.Ủ và Thường hóa thép


3.1 Ủ Thép
Ủ thép là phương pháp nung thép đến nhiệt độ ủ nhất đinh rồi giữ nhiệt trong một
khoản thời gian lâu rồi làm nguội cùng lò hoặc trong cát khô hoặc vôi bột khô để đạt
được các tổ chức tế vi ổn định với độ cứng thấp nhất và độ dẻo cao.Hai nét đặc trưng
của ủ thép là nhiệt độ không có quy luật tổng quát và làm nguội với tốc độ chậm V
0
nguội < 200 C /giờ.

Hình 3.1 Quá trình ủ thép


Theo chuyển biến Peclit- Austenit xảy ra trong quá trình nung nóng, phương pháp ủ được chia thành
hai nhóm: ủ có và không chuyển biến pha

Hình 3.2 Các phương pháp ủ thép


GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
3.1.1 Ủ không chuyển biến pha (Tủ < A1)

Hình 3.3 Nhiệt độ ủ không chuyển biến pha của thép trên giản đồ Fe - C
a.Ủ non (Ủ Thấp)
Ủ non là phương pháp ủ với nhiệt độ ủ nhỏ hơn nhiệt độ kết tinh lại ( Tủ < TKTL)
Nhiệt độ kết tinh lại T KTL : là nhiệt độ nhỏ nhất là tại đó xảy ra quá trình kết tinh
lại ( tạo mầm và phát triển mầm) với tốc độ không đáng kể.
T KTL = a. Tnc (0K)
Trong đó Tnc là nhiệt độ nóng chảy ( lưu ý đổi về 0K khi nhân vào biểu thức)
a là hệ số phụ thuộc vào độ sạch của kim loại (a = 0.4)
Dựa vào giản đồ Fe-C (Hình 3.1) ta thấy nhiệt độ kết tinh lại của thép là khoảng
450 độ C (có giảm nhưng không đáng kể). Vì vậy khi ủ với nhiệt độ trong khoảng
dưới 450 độ C (vùng màu đỏ) là phương pháp ủ non.
 Ứng dụng của phương pháp ủ non được sử dụng rộng rãi trên mọi loại thép với
mục đích là khử ứng suất sau khi đúc, hàn, gia công nguội, ….
b. Ủ kết tinh lại
Ủ kết tinh lại là phương pháp ủ với nhiệt độ ủ lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ kết
tinh lại Tủ ≥ TKTL. (vùng màu vàng trong hình 3.1)
 Phương pháp ủ kết tinh lại thường được ứng dụng để khử biến cứng sau biến
dạng nguội trên các loại thép.
3.1.2 Ủ có chuyển biến pha (Tủ ≥ A1)
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG

Hình 3.4 Nhiệt độ ủ có chuyển biến pha của thép trên giản đồ Fe - C
a. Ủ hoàn toàn
Ủ hoàn toàn là phương pháp ủ với nhiệt độ ủ Tủ đạt được là 100% Austenit áp
dụng cho thép trước cùng tích. Khi ủ hoàn toàn với thép trước cùng tích, lượng %C
trong thép tỉ lệ nghịch với nhiệt độ ủ lượng % C càng tăng nhiệt độ ủ càng giảm)
Tủ = Ac3 + (20 đến 30 0C) (Vùng màu đỏ - Hình 3.2)
 Mục đích của ủ hoàn toàn là giảm độ cứng của thép cacbon trung bình trở lên để
phù hợp gia công cắt gọt, tăng độ dẻo của thép cacbon thấp để phù hợp gia công áp
lực. Đồng thời làm nhỏ hạt thép.
b. Ủ không hoàn toàn
Ủ hoàn toàn là phương pháp ủ với nhiệt độ ủ T ủ đạt được là Austenit + Xementit
II áp dụng cho thép sau cùng tích.
Tủ = Ac1 + (20 đến 30 0C) = 750 – 760 0C (Vùng màu vàng - Hình 3.2)
 Phương pháp ủ không hoàn toàn được ứng dụng để thép đạt được độ cứng phù
hợp gia công cắt gọt với năng xuất cao và làm nhỏ hạt thép.
c.Ủ khuếch tán
Ủ khuếch tán là phương pháp ủ với nhiệt độ từ 1050 0C – 1150 0C dùng cho mọi
loại thép.
Tủ = 1050 – 1150 0C (Vùng màu xanh - Hình 3.2)
 Mục đích của phương pháp ủ khuếch tán là làm đồng đều nồng độ Cacbon ( %C)
và nguyên tố hợp kim, đặc biệt là sau khi đúc. Nhược điểm của ủ khuếch tán là nhiệt
độ ủ cao, thời gian giữ nhiệt dài gây ra kích thước hạt lớn.
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG
d. Ủ cầu hóa
Ủ cầu hóa là dạng đặc biệt của ủ hoàn toàn được áp dụng cho mọi loại thép
nhưng thường là thép cùng tích và thép sau cùng tích. Khi nung thép lên nhiệt độ 750 -
760 độ C giữ nhiệt khoảng 5 phút rồi làm nguội với nhiệt độ 650 -660 độ C khoảng 5
phút,…và thực hiện ít nhất hai chu kì.
 Ủ cầu hóa làm biến đổi Xementit Tấm thành Xementit cầu/hạt làm cho cơ tính
của thép cùng tích và sau cùng tích được cải thiện và nâng cao hơn.
3.2 Thường hóa thép
a. Khái niệm
Thường hóa là phương pháp nung nóng thép đến trạng thái hoàn toàn là
Austenit , giữ nhiệt rồi làm nguội tiếp theo trong không khí tĩnh để Austenit phân hóa
thành tổ chức gần ổn định : Peclit phân tán hay xoocbit với độ cứng tương đối thấp
( cao hơn phương pháp ủ một chút).

Hình 3.5 Quá trình thường hóa thép


b. Nhiệt độ thường hóa
Nhiệt độ của thường hóa cho thép trước cùng tích tương tự như ủ hoàn toàn:
Tth (thép trước cùng tích) = Ac3 + (20 đến 30 0C) (Vùng màu đỏ - Hình 3.5)
Nhiệt độ thường hóa của thép sau cùng tích tỉ lệ thuận với nồng độ C (nhiệt độ
càng tăng nồng độ C càng tăng):
Tth (thép sau cùng tích) = Acccm + (20 đến 30 0C) (Vùng màu vàng – Hình 3.5)
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG

Hình 3.6 Vùng nhiệt độ thường hóa thép trước và sau cùng tích
b. Mục đích của phương pháp thường hóa
Thường hóa giúp làm tăng độ cứng của thép cacbon thấp để phù hợp với chế độ
gia công cắt gọt. Làm nhỏ hạt thép năng suất hơn phương pháp ủ.Thường hóa trước
khi tôi bề mặt giúp chất lượng và cơ tính sau khi tôi bề mặt tốt hơn. Lưu ý thường hóa
chỉ áp dụng được cho tất cả các loại thép khi đã hoàn thiện thành phẩm (đối với phôi
chưa gia công chỉ thường hóa được với thép cacbon thấp). Ngoài ra thường hóa còn
làm mất lưới Xementit II giúp tăng độ bền của thép sau cùng tích.

4. Tôi thép
a. Khái niệm
Tôi thép là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung thép đến nhiệt độ tới hạn để
làm xuất hiện Austenit , giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh (V nguội > Vth) thích hợp để biến
nó thành Mt (Mactenxit tôi) hay các tổ chức không ổn định khác với độ cứng cao.
Vth: tốc độ nguội tới hạn, là tốc độ nguội nhỏ nhất sau quá trình giữ nhiệt để Austenit
chuyển thành Mactenxit mà không chuyển biến thành các sản phẩm khác. Tốc độ
nguội tới hạn phụ thuộc vào nồng độ C và nồng độ các nguyên tố hợp kim.
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG

Hình 4.1 Quá trình tôi thép


Lưu ý :
Đối với thép Cacbon Vth sẽ lớn hơn thép hợp kim. Khi chọn môi trường làm
nguội thép hợp kim sẽ chọn môi trường làm nguội chậm hơn thép C.
Đối với thép Cacbon khi nồng độ C tăng đến 0,8% thì tốc độ tới hạn giảm, nhưng
từ 0.8% trở lên thì tốc độ nguội tới hạn tăng.
Dựa vào giá trị nguội tới hạn chọn môi trường làm nguội sau tôi thông dụng:
nước 20 – 30 độ C, Dầu 40 -60 độ C, muối nóng chảy.
Độ thấm tôi ( chiều dày lớp được tôi cứng) : Trong trường hợp Mactenxit không
thể tạo thành trên toàn tiết diện mà chỉ có ở bề mặt với chiều sâu nhất định.Độ thấm tôi
là chiều sâu lớp tôi cứng có tổ chức Mactenxit ( Thực tế khi xem cấu trúc tế vi thì có ½
Mactenxit và ½ troxtit). Trường hợp chiều dày của lớp được tôi cứng bằng thể tích chi
tiết, tức là từ bề mặt tới lõi chi tiết có độ cứng như nhau được gọi tôi thấu.
b. Nhiệt độ tôi thép
Khi tôi với thép trước cùng tích, lượng % C trong thép tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tôi
(lượng % C càng tăng nhiệt độ ủ càng giảm)
Ttôi (thép trước cùng tích) = Ac3 + (30 đến 50 0C) (Vùng màu đỏ - Hình 4.2)
Khi tôi với thép sau cùng tích, nhiệt độ tôi càng tăng – nồng độ C hầu như không
thay đổi.
Ttôi (thép sau cùng tích) = Ac1 + (30 đến 50 0C) (Vùng màu vàng - Hình 4.2)
GVHD: TS. NGUYỄN NHẬT PHI LONG

Hình 4.2 Vùng nhiệt độ tôi thép trong giản đồ Fe - C


c. Mục đích của tôi thép
Phương pháp tôi thép sử dụng cho các loại thép cacbon trung bình trở xuoonsng
nhằm tăng khả năng chịu tải trọng tĩnh. Tôi đối với thép cacbon trung bình trở lên để
tăng độ cứng và khả năng chịu mài mòn.

You might also like