Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI:
Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích dẫn chứng
thực tiễn để phản bác quan điểm sai trái sau:
“Ngày nay, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành
tựu to lớn trong khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu. Điều
này chứng tỏ việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản trong hơn 100
năm, tiếp đó là sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam sau khi giành độc lập đã sai lầm
ngay từ đầu”.

HỌ VÀ TÊN : Vi Ngọc Yến Quỳnh


MSSV : 461844
MÃ LỚP : ĐCBB03.21-2-21 (N21 – TL2)
MÃ ĐỀ : 46.0102.21-26
MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU........................................................................................................3
NỘI DUNG:..................................................................................................4
1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG:..............................................................4
1.1. Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và hai xu
hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc:.................................4
1.2. Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tính chất lịch sử tự
nhiên trong sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội................5
2. PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI:................................................6
2.1.Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
Việt Nam:...................................................................................................6
2.2. Sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản thay thế bằng cộng sản
chủ nghĩa:...............................................................................................7
2.3. Tính tất yếu của việc quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:.......................................................8
2.4. Một số thành tựu quan trọng trong thời kỳ đổi mới của Việt
Nam:.......................................................................................................9
KẾT LUẬN:................................................................................................11
MỞ ĐẦU
Về mặt lý luận, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra chủ nghĩa xã hội là
một xã hội rất tiến bộ, rất tốt đẹp, nó là “thiên đường” thực trên trái đất. Xã
hội đó con người được tự do, hạnh phúc, điều kiện vật chất và tinh thần đáp
ứng được nhu cầu và sự phát triển của con người. Hiện các nước đang vận
dụng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác –Lênin vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội đều ở thời kỳ đầu tiên – thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội. Để tìm hiểu sâu về chủ nghĩa xã hội, em xin chọn đề bài : Hãy
vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích dẫn chứng thực tiễn để
phản bác quan điểm sai trái sau: “Ngày nay, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát
triển với nhiều thành tựu to lớn trong khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo
đói, lạc hậu. Điều này chứng tỏ việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản
trong hơn 100 năm, tiếp đó là sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam sau khi giành độc lập đã
sai lầm ngay từ đầu”. làm chủ đề thi kết thúc học phần. Do kiến thức còn
hạn chế nên việc sơ sài và thiếu thông tin trong bài làm chắc chắn sẽ xảy ra.
Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để em có cái nhìn
sâu sắc hơn về đề tài, và giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn!


NỘI DUNG:
1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG:

1.1. Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và hai xu
hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc:
Dân tộc là cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có
ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc;
kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể
hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Ví dụ: Ở Việt
Nam có 54 dân tộc hay 54 tộc người như: dân tộc Kinh, Mường, Tày,
Thái,...Có theo nghĩa khác rằng dân tộc là một cộng đồng người ổn định hợp
thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất,
quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó
với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống
đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử.
Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I.Lênin phát hiện ra hai xu hướng
khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc:
• Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành
cộng đồng: dân tộc độc lập. Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, sự trưởng
thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân
cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập. Xu hướng này phát
huy nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn tiếp tục phát
huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong giai đoạn chủ nghĩa
đế quốc bành trướng, xâm lược, xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong
trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc
muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc. Phong
trào này đã diễn ra mạnh mẽ vào những năm 1960. Ngày nay, xu hướng này
được thể hiện ở việc “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ” của các quốc gia, dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế.
• Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân
tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên
trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi
bóc lột thuộc địa. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và
công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã
làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy
các dân tộc xích lại gần nhau. Ngày nay, xu hướng xích lại gần nhau thể
hiện ở sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, về
chính trị, văn hoá, quân sự... để hình thành các hình thức liên minh đa dạng,
như: Liên minh Châu Phi (AU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Liên đoàn Ả Rập (AL), Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Liên
minh châu Âu (EU), …

1.2. Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tính chất lịch sử tự
nhiên trong sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của Chủ nghĩa Duy vật lịch
sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan
hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của
lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng
trên những quan hệ sản xuất ấy. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận
động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát
triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự
nhiên. Theo đó, lịch sử loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế -
xã hội từ thấp đến cao là: Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong
kiến, Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa.
Quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn
ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong
những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế – xã hội nhất
định.
Việc “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” được giải thích rõ về hai
phương diện: Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác
lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ
nghĩa”. Tức là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ
qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp
với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần
“tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Đương nhiên, việc kế thừa
những thành tựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc. Đây là một
quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái
mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát
triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen". Cần phải phát huy tối
đa những thuận lợi, đẩy lùi những nguy cơ, thách thức để phát triển nhanh
và bền vững.
2. PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI:
2.1.Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
Việt Nam:
Thế kỉ XX, trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc bành trướng, đẩy mạnh
xâm lược, bóc lột các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, yêu cầu lịch sử về một
con đường giải phóng được đặt ra. Khác với tầm nhìn hạn chế của những
nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho
toàn thể dân tộc. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Đảng
đã giương cao ngọn cờ cách mạng, lãnh đạo toàn dân tiến lên đấu tranh
đánh đuổi những kẻ thù xâm lược (Pháp, Nhật, Mỹ). Nhờ đó mà cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân nước ta giành được những thắng lợi to lớn trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Theo lí luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Việc hình thành các
dân tộc độc lập là xu hướng tất yếu của lịch sử. Trong giai đoạn chủ nghĩa
đế quốc xâm lược, xu hướng này được biểu hiện thành phong trào đấu
tranh chống áp bức, nô dịch của các dân tộc thuộc địa để đi tới thành lập
các quốc gia tự do, độc lập”1. Như vậy, cách mạng dân tộc dân chủ là xu
hướng khách quan của các quốc gia nói chung, trong đó có Việt Nam. Điều
này không chỉ đúng xét về mặt lí luận mà còn được chứng minh trên thực tế.

1
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, phát xít Nhật của
quân và dân Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Các nước xâm
lăng đã gây ra những tội ác không thể tha thứ, buộc nhân dân ta, với khát
khao độc lập, hạnh phúc, với ý thức dân tộc sâu sắc, phải vùng lên đấu tranh
như một lẽ tất yếu để giải thoát bản thân khỏi áp bức, không để dân tộc
mình tiếp tục lầm than. Chúng lấy lí do mang nền văn minh tư bản đến phát
triển Việt Nam nhưng đằng sau đó là cả một âm mưu muốn “đồng hoá”, bóc
lột, biến lãnh thổ của họ thành các bộ phận của chính quốc.
2.2. Sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản thay thế bằng cộng
sản chủ nghĩa:
Một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen trong
tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là đã chỉ ra và giải thích CNXH
tất yếu sẽ thay thế CNTB và “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi
của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau2”. Đó là xu hướng tất yếu của
lịch sử loài người.
Căn cứ vào thực tiễn lịch sử để khái quát sự phát triển tất yếu của xã
hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen khám phá ra quy luật vận động của
lịch sử loài người đãvà sẽ trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,
mà nguyên nhân cơ bản của sự thay thế đó là do trong xã hội có những mâu
thuẫn cơ bản về kinh tế và xã hội. Trên cơ sở đó, các ông chỉ rõ: trong
CNTB, những mâu thuẫn này vẫn là cơ bản và đang tồn tại, thể hiện ở mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao với chế độ
chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuấtvà biểu hiện về mặt chính trị xã
hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.Hai mâu thuẫn
này không thể giải quyết một cách triệt để trong khuôn khổ của CNTB, mà
chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân
đảm nhận vai trò lãnh đạo.
Giống như các chế độ xã hội trước, CNTB kế thừa các thành tựu
kinh tế - xã hội của các xã hội trước đó tạo ra, đồng thời, ra sức thúc đẩy sức
sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng. Về phương diện này, chế độ TBCN
có nhiều cống hiến lịch sử không thể phủ nhận. Giai cấp tư sản đóng vai trò
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
cách mạng trong lịch sử khi tạo ra nền công nghiệp hiện đại (đại công
nghiệp), thị trường mới và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nhờ đó,
“giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra
những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của
tất cả các thế hệ trước kia gộp lại...3” Tuy nhiên, trong Tuyên ngôn, C.Mác
và Ph.Ăngghen cũng đã phê phán không khoan nhượng giai cấp tư sản và
CNTB. Sau khi trở thành giai cấp thống trị, nắm trong tay quyền lực kinh tế,
chính trị, giai cấp tư sản ngày càng xóa bỏ tình trạng phân tán của tư liệu
sản xuất, tài sản và dân cư để bảo vệ lợi ích giai cấp mình. Trong CNTB,
giai cấp tư sản, đã thay những quan hệ cổ truyền bằng những “mối lợi lạnh
lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa”; bằng sự “bóc lột công nhân vô
liêm sỉ, trực tiếp”; buộc người lao động “thành những người làm thuê ăn
lương của nó”.
Sự thất bại của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản như
luận giải của C.Mác và Ph.Ăngghen là tất yếu khách quan cũng giống như
sự thay thế của các giai cấp thống trị trong lịch sử trước đây.

2.3 . Tính tất yếu của việc quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
một kiểu quá độ gián tiếp (loại hình quá độ đặc biệt của đặc biệt). Khi
nghiên cứu về sự phát triển của lịch sử, C. Mác và Ph.Ăng ghen đã khẳng
định, lịch sử xã hội vừa phát triển theo con đường tuần tự, vừa phát triển
theo con đường nhảy vọt. Đồng thời, Ph.Ăng ghen đã đề cập đến một điều
kiện tiên quyết cho khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội của các nước lạc hậu
như nước Nga lúc bấy giờ. Điều kiện đó chính là sự thắng lợi của giai cấp
vô sản ở các nước phương Tây. Là một thuận lợi có thể tránh được những
đau khổ mà các nước phương Tây đã trải qua.

Vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin, lựa chọn con đường phát
triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu và phù hợp. Chủ
nghĩa tư bản tuy đã có nhiều điều chỉnh về mặt lợi ích, giải quyết có hiệu
quả về phát triển kinh tế cũng như một số vấn đề xã hội. Tuy nhiên, bản chất
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
của chế độ áp bức, bóc lột thì không thay đổi, khoảng cách giàu nghèo, phân
biệt màu da, chủng tộc chưa được khắc phục; nhiều tệ nạn xã hội chưa được
giải quyết; khủng bố, gây chiến tranh vẫn là vấn đề nóng bỏng. Do vậy, chủ
nghĩa tư bản không phải là một xã hội mà tương lai của loài người muốn đạt
tới.

Ngoài ra, điều kiện cần thiết cho phép chúng ta lựa chọn con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đó là: Sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thử thách, được khẳng định và trở
thành nhân tố quan trọng hàng đầu cho quá trình tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta; Nhà nước chuyên chính cách
mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã được thiết lập và củng
cố qua công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời
của nhà nước xã hội chủ nghĩa khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội; liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức đã được thiết lập, phát huy ngay trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân và sẽ tiếp tục được phát huy vai trò nòng cốt trong khối đại
đoàn kết dân tộc để đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa; sự giúp đỡ của phong trào cách mạng thế giới và nhân loại
tiến bộ mà trước hết là sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân ta. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Con
đường cách mạng duy nhất có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho đại đa số
nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay là con đường
"độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội".

2.4. Một số thành tựu quan trọng trong thời kỳ đổi mới của
Việt Nam:
Nhìn lại 30 năm đổi mới từ năm 1986 – 2016, Đảng ta đánh giá: “Đất
nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở
thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội từng bước hình thành, phát triển. Chính
trị – xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã hội
có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay
đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy
mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế
độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều
sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao ”. Từ
đó, khẳng định rằng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam đã góp phần minh chứng một chân lý của thời đại: “Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” và sự lựa chọn đó của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, của Đảng của nhân dân ta là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.
Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng
toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ quốc gia
nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong
vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt
gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn
32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.4 Không chỉ vậy, bằng những chính
sách, đường lối và những nỗ lực đổi mới trong suốt 35 năm qua đã giúp cho
môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng
nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển.
Về mở rộng và củng cố quan hệ quốc tế, nước ta đã thiết lập quan hệ
với 189/193 nước thành viên của Liên Hợp Quốc. Đặc biệt quan trọng,
chúng ta tạo dựng được những khuôn khổ, đó là 17 quan hệ đối tác chiến
lược, 13 quan hệ đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế thương mại với hơn
230 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã tham gia hơn 500 hiệp định song
phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, đã có 71 quốc gia công
nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác
thương mại lớn của Việt Nam.

4
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
KẾT LUẬN:
Chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định: Việt Nam đánh đuổi Pháp,
Mỹ, Nhật là đúng đắn vì họ đã đến nước ta với mục đích xâm lược, làm điều
trái với lẽ phải và đặc biệt làm tổn hại nặng nề đến dân tộc ta. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa Việt Nam không tiếp thu, học hỏi nền văn minh của
họ. Bằng các chính sách ngoại giao khéo léo, tinh thần hữu nghị hợp tác, ta
đã biến các nước tư bản từ “thù thành bạn”, trở thành đối tác chiến lược trên
trường quốc tế, tạo điều kiện phát triển đất nước ngày càng đi lên. Tóm lại,
quan điểm “Ngày nay, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành
tựu to lớn trong khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu. Điều này
chứng tỏ việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản trong hơn 100 năm, tiếp
đó là sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa của Việt Nam sau khi giành độc lập đã sai lầm ngay từ đầu” là
hoàn toàn sai trái, lêch lạc, cần loại bỏ và cần có những biện pháp phù hợp
để ngăn chặn. Và cũng từ những phân tích trong bài, ta còn có thể thấy rõ
vai trò to lớn của Chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ xét trên mặt lý luận
mà còn đối với thực tiễn - giúp giải thích và giải quyết những vấn đề lớn của
dân tộc trong lịch sử và ngay cả trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng
công nghiệp lần thứ tư hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995.
3. Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2018
4. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011.
6. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tập 1.
7. Lê Thị Chiên (2020), “Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội và những
quan điểm sai trái cần bác bỏ”.
8. Nguyễn Võ Cường (2021), “Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa
xã hội – Sự lựa chọn phù hợp xu thế phát triển của thời đại, khát vọng
thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.”
9. GS, TS. Vũ Văn Hiền (2021), “Thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội
và công cuộc đổi mới của Việt Nam - sự thực không thể bác bỏ”.

You might also like