KINH TRUNG BỘ SỐ 21

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Hôm nay chúng ta học tiếp bài 21 - Kinh Ví dụ cái cưa

1. Thế nào là một người thực sự biết kham nhẫn?


(trích chánh kinh)
Thì đoạn kinh này mang ý nghĩa như thế nào? Thì ở trong chú giải có nói là một người khi
mà khi chưa gặp chuyện chưa như ý, chưa gặp người xúc phạm mình, chưa gặp cảnh mình
không thích thì ai cũng hiền hết, hiền như thánh vậy. Thánh ở đây là thánh giống như
A-la-hán tức là lậu tận không còn, tham hay sân cũng không còn. Cho nên, cái bề ngoài thì
rất là khó để phân biệt là một cái vị phàm hay là thánh, khi mà vị đó chưa có trải qua những
cái thử thách. Chỉ khi nào mà một vị trải qua thử thách mà vị ấy vẫn có khả năng khan nhẫn,
vẫn có khả năng nhu hòa, thì khi đó mới là cái người thật sự hiền lành, nhu thuận. Cái điều
này không phải là để cho chúng ta đánh giá người này đánh giá người kia, mà là để cho
chúng ta thực hành. Thực hành như thế nào? Là khi chúng ta đối diện những nghịch cảnh
chúng ta phải tự dạy mình hãy kham nhẫn, hãy nhẫn nhịn, hãy nhu hòa. Đó mới là cách để
mà chúng ta cư xử. Cái thước đo của một vị phàm ở trong cái đời tu là khả năng kham nhẫn
của vị đó được bao nhiêu. Đương nhiên là có vị tánh nhiều sân, có vị tánh ít sân nhưng mà
mình không thể nào nói là do tôi tánh nhiều sân cho nên là tôi giận, tôi nổi điên lên là đúng
rồi. Nó không phải. Tính mình nhiều sân thì có nghĩa là mình khó khăn hơn bạn đồng tu, thì
mình phải biết cái điều đó để mình nỗ lực nhiều hơn nữa, chứ không phải là mình lấy đó làm
lý do để mình biện minh cho cái sự không kham nhẫn của mình. Thế nên cho nên mình tu
càng nhiều thì mình càng học cái sự kham nhẫn.
Phải nói là bản thân sư khi mà sư thấy nhiều vị trưởng lão kham nhẫn giỏi lắm. Tức là có
những chuyện mình nhìn thấy mình nhịn không được, mình nhẫn không được nhưng mà
các vị đó có khả năng nhẫn được. Có người tới nói thiệt là chửi chỉ thẳng tay vô mặt ngay
đang bữa ăn nhưng mà vị đó vẫn có khả năng nhẫn phải nói là hay. Thật sự mà nói đôi khi
mình đặt mình vô tình thế nó chưa chắc mình đã làm được. Cho nên đôi khi kinh mình nghĩ
là nó màu hồng hóa cái đời tu, thành ra mình quên mất chính mình, thì mình tu thành ra là
mình để mình ngó người khác chứ không phải để mình ngó mình. Trong khi đó cái thước đo
trong bài kinh này là thước đo mình chứ không phải thước đo người khác. Nhớ giùm điều
đó. Do đó ý của cái đoạn này là mình phải tập làm sao để mà đối diện với những nghịch
cảnh mà mình cố để mình vẫn hiền lành, mình vẫn nhu thuân. Cái này sư biết là khó nhưng
ít nhất chúng ta cần phải làm từng bước.
Ví dụ như, ở đoạn trước là chúng ta phải tập làm sao khi mà mình nóng lên thì mình phải
phát hiện cái tâm mình, kiểm soát lời nói mình, làm sao để mà mình không có phát ra cái lời
nói ác. Cái này nó quan trọng lắm quý vị. Có lần đó sư thấy một ông sa-di ổng làm cái
chuyện mình thấy nó không ổn, mình muốn nhắc nhờ, mà khi mở miệng nhắc nhở thì cái
tâm sân nó trào lên. Do đó thì phải giải quyết cái tâm sân đó để khi mình mở miệng ra mà
tâm sân không xuất hiện thì mình mới nói. Và sư đã phải cố như vậy suốt cả một tuần. Tức
là mỗi lần mở miệng tâm sân nó chực trào ra là mình im lặng, chừng một tuần sau mình mở
miệng ra mình điều tiết lại tâm mình để mình có thể nói sự việc đó một bằng một nội tâm
không có sân. Và tương tự sau này sư gặp những cái người này người kia, mình không
dám nói mình là thánh, mình cũng không dám nói mình hoàn hảo, sư chỉ đưa ra những ví dụ
thành công thôi còn ví dụ thất bại đương nhiên sẽ không có dám nói. Ví dụ thành công là
sao? Thì có những trường hợp họ đưa ra những cái lời nói mà nó mang tính xúc phạm thì
khi đó mình có sự nóng giận chứ, đâu phải không có sự nóng giận, mắt nhìn thấy sắc bất
khả ý, tâm không phòng hộ thì cái sân nó nổi lên. Thì ngay lập tức sư muốn có cái sự trả lời,
có sự phản hồi, giống như ai chửi mình thì mình muốn chửi lại, muốn có sự phản hồi.
Nhưng mà khi mình phản hồi khi chuẩn bị phản hồi thì sư nghĩ đến cái gì đến cái cái vị thế
của mình, mình là một ông sư, mình không thể nào mình cãi tay đôi với cư sĩ được. Cư sĩ
cái miệng của họ họ có thể họ nói đủ thứ hết, nhưng ông sư không có nói được như vậy.
Như vậy mình phải nói như thế nào, mình phải giải thích như thế nào mà trong lời nói của
mình nó không có tâm sân ở trong đó.
Rồi có những trường hợp người ta làm những cái chuyện mà hãm hại, lừa gạt, phỉ báng,...
đôi khi quý vị khen sao thấy chúng nó bịa đặt nó chửi sư mà sao sư nhẫn hay quá. Sư
không có dám nói sư nhẫn hay. Sư đang gồng mình muốn chết, gồng muốn chết luôn chứ
đâu dám nói nhẫn hay. Gồng là sao? Là gồng cái tâm của mình, giữ cho tâm của mình ráng
làm sao để mà không có nghĩ ác về người ta, nó khó dữ lắm. Khi mà người ta phỉ báng
mình, xâm phạm mình mà mình ráng làm sao cho tâm mình không có nghĩ ác cho người đó
nó khó dữ lắm, không dễ. Rồi ráng làm sao cho tâm mình không có lòng muốn hại người ta,
nó khó chứ không phải dễ. Rồi ráng làm sao để mà khi mình nghe người ta gặp cái sự tai
hại thì mình không có vui trên cái khổ của người khác, đặc biệt là cái kẻ mà nó chống đối
mình, nó khó chứ không phải dễ. Cho nên sư không dám nói sư giỏi, sư chỉ nói mình đang
gồng, đang cố kiểm soát cái tâm để đừng có nghĩ ác về người ta.
Hoặc như trường hợp ở trong tiền thân, khi mà Bồ tát là một cái con voi thì Devadatta lúc
bấy giờ là con khỉ. Con khỉ nó có cái trò chơi là nó leo lên trên cây rồi sau đó nó chọi đồ lên
trên mình con voi. Con voi nghĩ à mình hãy kham nhẫn, tại vì cái sự nóng giận là cái mà bị
bậc trí khiển trách. Rồi con khỉ đương nhiên là khi mà con voi không làm gì nó thì nó được
nước nó lấn tới, bằng cách nó chọi nó không chỉ đơn giản nó chọi mà thậm chí nó còn
phóng uế lên người con voi. Con voi phải kềm, nó giữ cái lòng nó lại, bởi vì nó biết nó chỉ
cần nó muốn là nó quật chết con con khỉ cái một. Nhưng mà nó cố kham nhẫn tại vì nó biết
cái lòng nóng giận là cái mà các bậc trí khiển trách. Con voi chỉ nghĩ là nếu như con khỉ nó
nghĩ là cái chuyện này là hay rồi nó đi nó làm với kẻ khác thì khi đó tự con khỉ sẽ chịu sự tai
hại tức là tự con khỉ sẽ phải chịu cái hậu quả của hành động đó. Còn mình thì mình không
có phản ứng. Đó là cách của của con voi. Cho nên đôi khi sư nghĩ đôi khi mình cũng thương
người ta. Thương là sao? Tại vì mình biết mình là phàm. Rõ ràng trong cái bài kinh này quý
vị biết một vị nhìn vẻ ngoài có vẻ hiền lành, thì chừng nào mà đụng chuyện á, có hiền hay
không mới biết được. Đôi khi sư nghĩ mà có những người họ cố thử thách lòng kham nhẫn
của một vị phàm tăng, người ta cố thì mình gồng nhưng mà thậm chí mình cũng không biết
là cái khả năng của mình tới mức nào. Lúc nào đó mình gồng không nổi rồi sao? Cái chuyện
mà cố thử thách cái giới hạn của của người khác nó rất là nguy hại. Giống như con khỉ với
con voi, nhưng con voi là Bồ tát. Ngài là Bồ tát còn mình là phàm, nhưng điều đó không có
nghĩa tôi là phàm thì tôi được quyền nóng giận, không phải như vậy. Và nó cũng không phải
là lý do để mà mình vịn vào đó nói tôi là phàm cho nên tôi nóng giận là chuyện bình thường.
Chính vì mình còn phàm cho nên mình phải cố gắng và đây là ý nghĩa của cái bài kinh. Cho
nên quý vị ghi:
Một người khi chưa gặp điều bất khả ý, xúc phạm có thể hiền lành, nhu thuận như
thánh nhân, nhưng chỉ khi gặp những điều bất khả ý, xúc phạm mà vẫn hiền lành, nhu
thuận thì mới đáng được gọi là người hiền lành, nhu thuận.
Còn mình trên đường tu của mình nó không đơn giản chỉ là ở cái những cái người mà
chống đối, mà nó còn là cái đời sống của mình. Tức là một cái đời sống của mình nó có đầy
đủ các cái vật dụng hay không? Hồi nãy là mình nói về cái người mà nhiều sân rồi còn cái
người mà nhiều tham, đó là cái người mà ưa thích sự đầy đủ, ưa thích sự tích trữ, thì khi
mà mình thiếu thốn, khi mà mình khó khăn, khi mà mình không có đầy đủ thứ vật dụng, rồi
mình phản ứng như thế nào. Chính đó là kích thước đo của người tốt. Cho nên quý vị nhớ
giùm sư nói như vậy là để cho chúng ta tự mình quán xét lại mình coi coi cái khả năng kham
nhẫn trước những cái khó khăn về vật chất của mình, mình kham nhẫn như thế nào. Thật
sự mà nói cái đời tu nó dài lắm, không phải ngày một ngày hai. Tâm của mình nó thay đổi
theo từng sát-na, cho nên khi mà mình không có cẩn trọng cái tâm mình nó trở nên nó biến
chất hồi nào mình không hay. Chính vì như vậy, đức Thế Tôn ngài dạy giống như là một vị
thầy nhắc nhở mình, cầm chừng mình, để mình nhớ. Do đó nếu như mà mình là cái người
vẫn còn phải học, mình là người phàm phu vẫn cần phải học, mà mình từ chối cái chuyện
học, mình nghĩ là ô mấy cái này tôi biết hết rồi. Cái gì đâu mà cái chuyện biết đủ trong tứ vật
dụng, rồi kìm nén cái sự nóng giận, kìm nén tham dục,... mấy cái này tôi biết hết rồi nghe đi
nghe lại nghe nhàm. Nhưng mà quý vị đôi khi chúng ta không có ngờ là nếu như chúng ta
không có nghe thường, mình dễ quên lắm, mà khi mình quên tâm mình biến đổi tâm mình
biến chất mà mình không có nhận ra. Do đó chúng ta xem những cái lời dạy này giống như
sự cảnh tỉnh, để mình sửa đổi, nhớ giùm sư, là khi mình học đặc biệt là Trung Bộ Kinh thì nó
không phải là một bài kinh để mà mình ngó người khác mà đây là những bài kinh để mình
nói mình, cho nên chúng ta ghi:
Cũng tương tự như vậy khi đầy đủ và không đầy đủ tứ vật dụng (đối với cư sĩ thì nó là
đầy đủ và không đầy đủ các cái thứ vật chất.) Thực hành vì sự tôn vinh pháp, tôn kính
pháp, tôn sùng pháp mà ta sẽ là người dễ dạy.
Người dễ dạy đó là tự mình dạy mình. Tại sao mà quý vị gọi mấy sư là sư, hoặc là gọi là
thầy, tức là cái người có khả năng dạy. Dạy ai? Đầu tiên là dạy mình, rồi mới nghĩ đến cái
chuyện là dạy thiên hạ, cho nên mới gọi là sư, mới gọi là thầy. Cái người dễ dạy là người
khéo dạy tâm của mình. Khi mà tâm của mình nó trở nên tham, tâm của mình trở nên sân,
thì mình dạy cái tâm của mình để nó quay trở lại cái đường ngay. Rồi mình dậy tự mình dạy
tâm của mình, khi mà mình lắng nghe những cái lời dạy dỗ. Cái người dễ dạy là người biết
lắng nghe, khi mà mình không có khả năng lắng nghe thì mình là cái người khó dạy.
2. Các loại ngôn ngữ khi nói chuyện với người khác
Chúng ta qua cái đoạn kinh tiếp theo:
(trích chánh kinh)
Có năm loại ngôn ngữ để nói với người khác:
- Đúng thời
- Chân thật
- Nhu nhuyến
- Có lợi ích
- Với từ tâm
Khi khéo thực hành năm lời nói đó, hành giả nắm bắt được trạng thái của tâm từ, sau
đó rải tâm từ biến mãn khắp hết các phương.
Cái này thì mình thực hành như thế nào. Khi mà chúng ta chuẩn bị mở lời, thì mình phải
xem xét coi là lời nói của mình là đúng thời điểm hay là nó không đúng thời điểm. Khi mình
chuẩn bị mình mở lời mình nói mình phải dùng cái đầu của mình đó để mình suy xét cái này
có phải lúc để nói không. Có phải lúc để nói hay không là như thế nào? Là cái thời điểm này
mình nói cái lời này nó có phù hợp hay không? Có đôi khi mình nói nó không phù hợp, nó
không có đúng thời điểm, lời nói của mình nó không có giá trị.
Cái thứ hai là trước khi mình mở lời mình xem coi là lời nói của mình nó có chân thật hay là
không. Nhiều người khi mà học đạo mà gọi là chưa có tới thì mình thường mình biện luận
cho cái lời nói của mình. Nhưng thật sự khi mà mình chịu khó mình để ý mình chỉ cần trả lời
là cái lời nói mình nó có chân thật hay không. Chỉ cần nó chân thật là được. Còn nếu như
nó không chân thật thì mình đừng nói.
Có rất nhiều cách để mình nói thật. Thế Tôn ngài sử dụng nhiều phương pháp. Có khi là
ngày thấy cần thiết phải nói sự thật thì Ngài nói sự thật. Ví dụ như người này lại đi địa ngục,
người này là sanh thiên, đây là điều có phước, đây là điều vô phước thì khi mà Ngài nói sự
thật Ngài thấy phù hợp thì ngài sẽ nói. Nhưng có khi ngài giữ im lặng nghe không trả lời với
những con hỏi mà ngài thấy là tốt hơn là ngài giữ im lặng. Ví dụ như thế gian này là nó nó
hữu biên hay là vô biên, rồi cái thế gian này khi mà chúng sanh mà chết rồi thì còn hay là
mất. Thì có nhiều câu hỏi Thế Tôn ngài im lặng. Chúng ta cũng vậy có nhiều trường hợp khi
mà người ta hỏi, mình giữ im lặng đó tại vì mình biết là mình không có nên nói cái sự thật.
Hoặc là cái cách thứ ba là đức Thế Tôn ngài làm cho người đó bị phân tâm về cái vấn đề
mới. Ví dụ như có cái chàng công tử đi đến thấy đức Phật mới đi đến đảnh lễ và Thế Tôn
thuyết pháp thì một hồi lâu á người cha mới đi tìm. Thì đức Thế Tôn ngài nghĩ là nếu như
mà người cha tìm thấy đứa con đi lạc, thì người cha sẽ xúc động, và khi xúc động như vậy
thì sẽ không có lợi ích. Cho nên khi mà người cha hỏi thưa tôn giả, ngài có thấy con tôi chạy
qua đây hay không. Thì khi đó đức Thế Tôn ngài nói hãy ngồi đây đi rồi ta sẽ nói cho ông
nghe là con ông ở đâu. Và khi ngồi xuống đức Thế Tôn ngài thuyết pháp. Sau khi thuyết
pháp xong thì vị này chứng sơ quả. Và khi đó đức Thế Tôn ngài dùng thần thông để ngài
cho cái đứa con nó hiện ra. Rồi tới hồi mà bà mẹ đó và bà vợ đi tới kiếm đứa con và ông
chồng, thì đức Thế Tôn nghĩ là bây giờ nếu như để cái cái cô này cổ nhìn thấy, thì cái tâm
của cổ sẽ bị dao động và cổ sẽ không có lợi ích. Cho nên đức Thế Tôn người dùng thần
thông ngài giấu đi hai người đó cho cái cô này cô không thấy. Và khi cô đến cô hỏi đức Thế
Tôn thì ngài nói là bây giờ ngồi xuống đi rồi ta sẽ chỉ cho bà. Đức Thế Tôn thuyết pháp cho
vị này, sau khi thuyết pháp thì bà mẹ chứng sơ quả.
Hay như một trường hợp khác, là bà hoàng hậu Mallikā. Bà này bị đi xuống địa ngục. Đức
Thế Tôn biết bà đi địa ngục 7 ngày. Mà khi vua Pāsenadi đi tới để hỏi, ngài biết là không có
nên nói sự thật, thì ngài dẫn dắt theo hướng khác. Tức là khi mà vua tới thì ngài thuyết pháp
cho nghe.Ngài thuyết pháp một hồi thì vua Pāsenadi hoan hỷ quá rồi đi về, và rồi quên đi
câu hỏi của mình. Cứ như vậy suốt 7 ngày tới ngày thứ tám thì bà hoàng hậu Mallikā sanh
thiên, khi đó đức vua đến hỏi thì đức Thế Tôn nói bây giờ bà hoàng hậu đang ở cõi trời, cho
nên nhà vua hoan hỷ. Cho nên khi mà chúng ta lựa lời nói chân thật thì chúng ta cũng phải
dùng cái trí tuệ của mình để chúng ta biết là mình nên nói cái cách nào.
Cái thứ ba đó là mình xem coi là mình nên nói cái lời nói là nhu nhuyến hay là lời nói thô lỗ.
Nó có một cái nó rất là hay. Ở thế gian, người ta nói khi mà một người mà không có ngại thì
cái người ngại là cái đám đông còn lại. Thí dụ như một cái người mà tự nhiên cái họ họ mặc
một cái bộ đồ không có phù hợp đi ra đường, một bộ đồ nó rất là kỳ khôi, mà nếu như bản
thân họ không ngại thì tự nhiên mình ngại. Cái đó là cái chuyện ác, cái chuyện bất thiện của
thiên hạ. Nhưng mà điều sư muốn nói ở đây lỡ cái sự mà lời nói nhu nhuyến có một cái hay
là khi mà thiên hạ họ dùng cái lời thô lỗ để họ nói chuyện với mình, mà mình vẫn tiếp tục
mình dùng lời nói nhu nhuyến để mình trả lời với họ, thì tự nhiên chính cái sự thô lỗ của họ
nó sẽ phản lại họ. Mình chỉ cần mình nói lời nhu nhuyến thôi. Cho nên người ta mới nói là
cái gì đừng có cãi nhau với thằng ngu, tại vì nó sẽ lôi mình xuống ngang cái cấp độ với nó
và nó sẽ đánh bại mình bằng cái kinh nghiệm cá nhân. Cho nên khi mình không có giỏi nói
những cái lời thô lỗ, mà tốt nhất đừng có giỏi, thì đừng nói lời thô lỗ. Thiên hạ họ nói lời thô
lỗ mình cố mình dùng những cái lời nhu nhuyến để mình nói. Cái lời nhu nhuyến nó còn thể
hiện cái vị trí của mình. Có một điều sư thấy rất là đặc biệt, nhiều người họ càng làm lớn thì
lời nói của họ càng lịch sự. Anh bảo vệ ảnh có thể chửi đổng, nói chuyện nhăng cuội.
Nhưng mà cái ông sếp thì ổng nói chuyện rất là đàng hoàng. Ông mà càng cao cấp thì nói
chuyện càng lịch sự. Cho nên, khi mà mình mở lời ra mình nói mình phải coi cái vị thế của
mình, cái vị trí của mình. Mình có nên nói cái lời thô lỗ không? Ví dụ như mình là ông sư
mình có nên nói là thô lỗ không? Đương nhiên không. Nếu không nói được lời thô lỗ thì
mình phải nói lời nhu nhuyến.
Cái thứ tư là có lợi ích. Thì khi mình là người tu cư sĩ hay tu sĩ cũng vậy. Khi mở miệng ra
mình nói mình phải suy tư là cái lời nói của mình khi mình thốt ra, nó có lợi ích hay không thì
nó không mang lại lợi ích. Tại sao mà sư ngồi đây sư nói mà người khác nghe? Tại vì đây là
lời nói phù hợp với pháp, là lời nói có lợi ích chứ còn nếu như mà sư ngồi sư nói nhảm thì
sư không nghĩ là có người nghe. Mặc dù đúng là thời nay thì người ta thích nghe người
khác nói nhảm, những cái lời nói không có giá trị, nhưng mà cái lời nói nó quyết định giá trị
của một con người. Khi mà chúng ta chỉ toàn nói những lời có giá trị thì chúng ta là người có
giá trị. Khi chúng ta là người nói toàn những cái điều vô giá trị thì chúng ta cũng là người vô
giá trị. Giống như một bông hoa thì nó tỏa ra hương thơm, còn một cái đống rác thì tự nhiên
nó tỏa ra là cái mùi thối. Cho nên cái mình nói lời mình nói ra nó thể hiện giá trị của mình.
Do đó khi mình nói ra, mình phải học chứ, cái này là phải học, phải tập, chứ không phải tự
nhiên mà có. Khi mình nói ra mình phải xem xét coi mình nói cái lời gì để mà nó có lợi ích
còn nếu không thì mình giữ im lặng.
Và cái thứ năm là nói với từ tâm. Cái này sư đã nói nói nhiều. Tức là khi mình mở miệng
mình ra, mình xem coi có tâm từ ở trong lời nói của mình hay không? Nhưng mà thật sự đối
với rất nhiều người, tâm từ rất là khó, thì có một cách khác đó là khi mình mở miệng ra mình
xem xét là mình có đang nói bằng tâm sân hay không? Khi đối diện với một người mà mình
mở lời ra để mình nói hãy dùng cái tâm thế này:
- Thứ nhất là kiểm soát lời nói của mình để mình không nói ra lời nói bằng tâm sân,
đương nhiên đây là sự thực hành thì có lúc trúng lúc trật, có lúc được lúc không.
Nhưng hãy thực hành càng nhiều càng tốt chứ đừng có nói là tại tôi là phàm cho nên
là tôi trật là chuyện bình thường. Đây là cái để mình thực hành, mỗi lần nói ra hãy
tập rèn luyện thường xuyên xem coi có tâm từ trong câu nói không, có xen lẫn tâm
sân ở trong đó không?
- Rồi khi mình nói hãy nói vì mục đích lợi ích của người nghe chứ không phải vì mục
đích lợi ích của người nói. nói với cái tâm thế mình nói vì tốt cho người ta mà mình
nói, và bằng cái tâm từ thì tự nhiên cái lời nói mình sẽ khác.
Quý vị thực hành như vậy thì chúng ta sẽ nắm được cái trạng thái của tâm từ. Rồi sau đó
chúng ta thực hành biến mãn đến khắp hết các phương, nghĩa là thực hành đối với những
người ở trong tầm mắt mình, hoặc là cái người ở trước mặt mình. Khi mình nói chuyện với
người đó mình thực hành, rồi sau đó mình thực hành với những người trước mặt mình tức
là hồi nãy là một người bây giờ là nhiều. Khi mà mình thực hành với nhiều người cái tâm trí
của mình, nó phải hoạt động nó hoạt động như thế nào để mình có thể nói với mục đích cho
những người ở trước mặt mình có được lợi ích. Mà không chỉ là lời nói, mà nó còn là hành
động, nó còn là suy nghĩ. Mình phải làm sao đó để mình kiểm soát suy nghĩ của mình để
không nghĩ ác về người khác, để không có lòng hại người khác, cái đó phải tập chứ không
dễ. Thì khi mình thực hành thường như vậy mình sẽ nắm được cái trạng thái của tâm từ, rồi
từ đó khi mình tiếp xúc với người khác mình sẽ đem cái trạng thái đó mình áp đến người
khác. Rồi sau đó đó mình mở rộng cái tâm từ không giới hạn, mở rộng từ từ thôi, cho đến
không có biên giới và lúc bấy giờ trong tâm mình là tất cả chúng sanh. Và chúng ta rải tâm
từ với tất cả chúng sanh. Rồi sau đó chúng ta chuyển qua cái hướng kế bên, cái hướng tiếp
theo, cứ như vậy chúng ta đã rải tâm từ hết cả chúng sanh. Thì đó là ý nghĩa của cái đoạn
kinh này.
3. Ví dụ về người có tâm từ
(trích chánh kinh)
Đức Thế Tôn đưa ra bốn cái ví dụ về người có tâm từ:
- Như đất, không thể lấy hết
- Như hư không, không thể bám vật
- Như nước sông Hằng, không thể đun sôi
- Như túi da mèo được làm kỹ, không thể phát ra âm thanh
Cũng vậy người tu tập từ tâm dù cho có bị tấn công bằng năm lời nói nghịch cũng
không thể thay đổi tâm được
Đức Thế Tôn ngài đưa ra bốn cái ví dụ. Đầu tiên, tức là tâm từ như đất thì mình không có
lấy hết, giống như chúng ta thấy có cái câu là dã tràng xe cát biển Đông. Thì ở đây Thế Tôn
lấy ví dụ giống như với sức của một người, họ làm sao có thể đào rỗng được cái quả đất
này. họ đào không được. Thậm chí là chúng sanh ở thế gian này họ cũng không thế nào
đào rỗng được cái đất của thế gian này hết trơn, tại vì đất khi móc chỗ này thì phải đắp qua
chỗ khác chứ không thể nào móc rồi bỏ vô hư không được. Cho nên cái đất nó được xem là
vô lượng, không lấy hết được, tại vì mình lấy không có chỗ chứa. Thì cái người có từ tâm
cũng vậy, người tu tập có từ tâm thì không ai có thể làm cạn kiệt tâm từ của vị ấy nếu vị ấy
không muốn. Cho nên sư nhớ có một câu rất là hay ta chỉ không có từ tâm khi ta không còn
muốn từ tâm nữa, giống như là cái câu tình thương của ta chỉ cạn kiệt khi ta không còn
muốn yêu thương nữa. Tâm từ cũng vậy, tâm từ mình nó chỉ cạn kiệt khi mình không còn
muốn tâm từ nữa chứ còn nếu không thì tâm từ nó cứ có hoài. Thì nói ở đây không phải là
sư nói như là một cái cái chuyện thần thoại, mà đây là cái để cho mình thực hành. Khi mà
mình nóng giận, mình thực hành tâm từ, hãy tưởng tượng mình giống như đất. Thiên hạ họ
có móc đất đi, mình cũng không có giận mà thiên hạ họ có đổ rác vào đất, cũng không có
hờn, thiên hạ họ có phóng uế thì đất cũng không có phản ứng. Tu tập tâm như đất là như
vậy.
Rồi tu tập tâm như hư không, tức là không thể bám vật. Hư không mình không thể lấy sơn
mình sơn lên đó được. Cũng vậy tâm từ mình tập để cho những cái sự bất mãn nó không
bám được ở trên nội tâm mình. Bằng cách nào? Mình nghĩ mình là cái gì, tâm mình là cái
gì, cái tự ngã mình là gì,... Khi mà mình quan sát thấy mình chỉ là một cái khối lắp ráp, một
cái khối tổng hợp, mình tìm hoài mà không thấy một cái gì đó để cho nó sân, thì tự nhiên nó
hết sân. Ở trong chú giải của bài Kinh Tứ niệm xứ có dạy rằng cái sân này nó chứa ở đâu?
Con mắt mình sân hay là cái mũi hay là cái đầu hay là cái tay hay là cái chân, hay là cái hoả
đại của mình sân, cái thủy đại của mình sân. Tức là mình tìm xem coi cái chỗ mình sân nó
nằm ở chỗ nào. Nó không có một cái điểm nào để nương gá cho cho cái tâm sân cả. Cho
nên cái vị hành giả vậy đó xét thấy, ở đây chỉ có tâm sân ta có mặt, chứ không có ai sân hết
trơn. Và khi vị ấy quán xét thấy như vậy thì dùng sức mạnh của sự tinh tấn, bằng nhiều
phương pháp, làm cho cái sân nó không còn nữa. Tại vì vốn dĩ ở đây nó không có cái chỗ
để bám, cụ thể hơn thì vui lòng xem lại bài học của bài Kinh Tứ niệm xứ.
Như Nước sông Hằng không thể đun sôi - giống như một người họ cố họ làm cho sông
Hằng nóng lên bằng một cái bó cỏ thì nó vô ích lắm. Cũng vậy, khi mình thực hành tâm từ,
hãy quán tưởng tâm từ của mình như nước một dòng sông vậy nó mát, còn cái người mà
họ cố họ công kích để làm cho mình sân cũng giống như là một cái một cái bó cỏ mà nó cố
để nó đun nóng con sông trong lòng mình. Khi trong tâm của ta đó thấy được cái cảnh như
vậy, khi chúng ta quán tưởng tâm mình như dòng sông thì thực sự cái khả năng kham nhẫn
của chúng ta sẽ tốt hơn rất là nhiều.
Và cái thứ tư thì thật sự mà nói sư chưa thấy cái túi da mèo bao giờ. Cho nên tưởng tượng
nó cũng rất là khó. Nhưng mà chúng ta thử tưởng tượng giống như một số cái loại mà vải
mà vải tốt hay giống như là cái loại mà lụa thượng hạng, thì mình bỏ một cái mảnh sành vô
trỏng là mình lắc á thì nó đâu có phát ra cái tiếng kêu. Cái ý nghĩa của cái cái túi da mèo là
như thế nào? Mình tưởng tượng cái tâm mình nó trở nên mềm mại à, nó mềm mà giống
như bông đâm vô thì nó nó lõm vô thôi nó không có cái sự gọi là đổ vỡ, cái cái sự là bị nứt,
bị bể. Giống như là bây giờ mình thả một cái một cái tấm lụa mình thả từ trên cao thiệt là
cao mình thả xuống mình có lo lắng là cái tấm lụa đó nó sẽ nó sẽ bị hư không không?
Không có, tại vì ở trên cao dù cao bao nhiêu đi nữa thì do cái tấm lụa bản chất của nó nó
mềm mại thì làm sao nó chịu tác động vật lý được ví dụ như mình cầm đó mình quăng lên
thì nó rớt xuống nó cũng vậy thôi. Nhưng mà một cái một cái ly bằng thủy tinh mình quăng
xuống là nó bể liền. Cho nên khi mà mình quán tưởng cái tâm mình nó mềm mại như vậy thì
từ tâm của mình nó sẽ trở nên mềm mại. Cái tâm của chúng ta nó mềm mại không phải tự
nhiên mà có, mà khi chúng ta thực hành quán tưởng cái tâm này, thì mình sẽ làm cho tâm
mình nó có cái tính chất mềm mại.
Cho nên bốn cái hình tượng này là bốn cái hình tượng khi chúng ta tu tập, chúng ta có thể
quán tưởng và làm cho tâm mình có những cái đặc tính như vậy. Tức là có đặc tính thâm
hậu và bao dung như đất, có đặc tính là không có dính mắc một vật như hư không, có đặc
tính là bao la rộng lớn và mát mẻ như là nước, có đặc tính mềm mại như là - sư dùng cái
cái hình ảnh mà sư thấy nó gần gũi hơn với sư - tức là một cái tấm lụa. Thì khi mình quán
tưởng như vậy thì tâm của mình nó dần dần nó sẽ có được những cái đặc tính như thế và
khi mình đối diện với những cái thử thách nó sẽ dễ hơn. Cho nên là nó mới có cái cuối cùng
là cái người tu tập tâm từ thì khi tu tập như vậy khi họ bị tấn công bằng năm cái lời nói
nghịch thì cũng không có làm thay đổi cái tâm mình được.
4. Tu tập tâm từ cho hạnh phúc lâu dài
(trích chánh kinh)
Quán tưởng đến lưỡi cưa khi thực hành tâm từ khi đó không có lời nói nghịch nào
mà không kham nhẫn được.
Hạnh phúc lâu dài mà Thế Tôn nói cuối bài kinh là phẩm vị A-la-hán.
Đây là lời dạy của Thế Tôn khi chúng ta thực hành tâm từ. Ở trên nhìn nó chỉ đơn giản là
người ta mắng nhiếc mình, thì khi mà mình thực hành mình quán tưởng cái sự những cái
như là những cái hình ảnh mà chúng ta đã ghi trong bài học (như đất, như nước,...) thì khả
năng kham nhẫn của chúng ta nó cũng được kha khá rồi. Nhớ giùm sư là từ đầu đến cuối
bài kinh là toàn bộ phương pháp để chúng ta giải quyết cái tâm sân của mình, là phương
pháp để cho chúng ta có được tâm từ, là phương pháp để chúng ta có được sự kham nhẫn.
Ở đây tâm từ và kham nhẫn nó đi chung với nhau, thành ra khi mà chúng ta quán tưởng
thêm một bước nữa, là giả như có người cầm cái cưa mà cưa từng phần ở cơ thể của mình
thì mình phải kham nhẫn và giữ cho tâm đừng nóng giận. Tức là đây là cái sự quán tưởng.
Với nhiều người chưa học đạo thì đại loại là đây là cái sự tưởng tượng. Bây giờ mình ngồi
mình tưởng tượng là có người cầm cây cưa cưa tay của mình, cưa chân của mình, cưa
người của mình, cái cảm thọ đau đớn khốc liệt nó khởi lên, những cái hình ảnh ghê gớm nó
khởi lên trong tâm chúng ta thì chúng ta nhớ lời Phật dạy: mình mà nổi giận là mình chưa
phải là người thực hành lời dạy của Thế Tôn. Cho nên mình phải thực hành cái sự không
nóng giận, ráng dặn lòng là đừng nóng giận, quan sát tâm của mình, trông chừng, giữ cho
tâm của mình đừng nóng giận. Giống như là một cái người thợ xiếc mà đi trên dây vậy, cái
dây nó rất là khó đi thì mới phải giữ tập trung để giữ cho mình thăng bằng ở trên dây. Thì
tâm của mình cũng vậy, trong lúc ngặt nghèo mình chỉ lo mình giữ cái tâm của mình đừng
để cho cái tâm nóng giận nó khởi lên đối với mình. Khi chúng ta thực hành liên tục như vậy
thì tự nhiên là những cái nghịch cảnh khi mà nó xuất hiện thì mình sẽ dễ dàng vượt qua
hơn. Và phải nói đây là một cái sự kỳ lạ đối với sư, tức là cuối bài kinh đức Thế Tôn có nói
đến hạnh phúc lâu dài. Chú giải lại nói là hạnh phúc lâu dài mà Thế Tôn nói ở đây là cái quả
vị a-la-hán. Tại vì quý vị nhớ là cái tâm từ thông thường, khi mà sân diệt, thì đạt đến quả vị
a-na-hàm. Nhưng ở đây các vị đó có thể tiến thêm một bước nữa tới quả vị a-la-hán. Thì
đây là cái điều đặc biệt. Tại vì ẩn ở bên trong là sự trừ diệt của năm thượng phần kiết-sử ở
trong đó. Khi mà chúng ta thực hành thì tự nhiên tự nhiên chúng ta sẽ đoạn dần, đoạn dần
những cái vấn đề của nội tâm, thành ra là có vị đạt được cái từ tâm giải thoát, tức là tâm
được giải thoát bằng cái từ tâm. Cho nên phương pháp tâm từ là phương pháp rất là ghê
gớm chứ không phải là cái chuyện đơn giản.
Như vậy là chúng ta đã học xong bài Kinh Ví dụ cái cưa.
Tóm lại:
Đây là bài kinh về phương pháp thực hành đi đến sự kham nhẫn, từ tâm, giải thoát,
bắt đầu từ sự bất mãn, đối nghịch từ người hay vật.

You might also like