Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Tinh dầu Xá Xị

Sassafras Oil
GVHD: PGS.TS Phan Thị Anh Đào
SVTH: Ngô Nguyễn Khánh Hằng-21128145
Môn học: Công nghệ Hương liệu
THÔNG TIN ĐỊNH DANH KHOA HỌC:
Tên thương mại: Sassafras Oil Hình 1: Cây Xá xị
Tên thường gọi: Tinh dầu Xá xị, Tinh dầu Vù hương
Tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon [1]
Phân loại khoa học:
 Giới (Regnum): Plantae
 (Không phân hạng): Angiospermae
 (Không phân hạng): Magnoliidace

 Bộ (Ordo): Laurales

 Họ (Familia): Lauraceae
 Chi (Genus): Cinnamomum
 Loài (Species): C. parthenoxylon
Danh pháp hai phần: Cinnamomum parthenoxylon
(Jack) Meisn

NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ RA ĐỜI:


Cây Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) là loài cây hiếm và tái sinh kém
lại bị đốn lấy gỗ. Loài đã được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam (2007) với mức rất nguy
cấp CR và nhóm IIA trong Nghị định số 06/2019/NĐ – CP. Gỗ cây Xá xị có mùi hương
tương tự như mùi của nước uống xá xị (salseparreille), bền chắc, không bị mối mọt nên
có giá trị kinh tế rất cao và tinh dầu được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và
mỹ phẩm[1].
Tinh dầu Xá xị (Sassafras Oil) được người Mỹ bản địa sử dụng đầu tiên và sau đó là người
dân định cư ở Châu Âu, được sử dụng như một chất tạo hương vị trong y học cổ truyền[2].
Trên thế giới:
 Nghiên cứu phân loại các loài thực vật thuộc chi Cinnamomum và họ Lauraceae
cho đến nay đã có nhiều tác giả. Antoine Laurent de Jussieu là nhà Thực vật đầu
tiên nghiên cứu, phát hiện và đặt tên họ Lauraceae từ năm 1789; còn Jacob Christian
Schaeffer là người đầu tiên mô tả đặt tên chi Cinnamomum năm 1760. Họ Long

1
não gồm 54 chi, khoảng 3500 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới
Bắc, Nam bán cầu; tập trung ở Đông Nam Á và nhiệt đới Châu Mỹ[3].
 Long não (Cinnamomum) là một chi lớn trong họ Long não (Lauraceae), gồm tới
250 loài phân bố từ đại lục Châu Á đến khắp vùng Đông Nam Á, Austraylia và khu
vực Tây Thái Bình Dương. Tại miền Nam Châu Mỹ chỉ có một số ít loài, nhưng
riêng khu vực Malaysia đã phát hiện được khoảng 90 loài. Đến nay chỉ có khoảng
150 loài đã được nghiên cứu ở mức độ nhất định. Xá xị (Cinnamomum
parthenoxylon (Jack) Meisn) là một loài cây trong họ Lauraceae, được xếp ở nhóm
thiếu dữ liệu DD (Data Deficient, ver 2.3) trong danh lục đỏ của IUCN (1994). Ở
Trung Quốc, Xá xị đã được mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái. Các nghiên cứu
sâu hơn về loài Xá xị chưa được quan tâm nhiều[3].
Ở Việt Nam:
 Nghiên cứu xác định thành phần loài và phân loại họ Lauraceae phải kể đến các tác
giả Lecomte người Pháp (1907-1952), Phạm Hoàng Hộ (1992-2000), Nguyễn Kim
Đào (2002). Với tác giả Phạm Hoàng Hộ năm 1991 đã mô tả tóm tắt cho 40 loài
thuộc chi Cinnamomum; tác giả Nguyễn Kim Đào, Viện Sinh thái & Tài nguyên
Sinh vật là người có nhiều nghiên cứu về tài nguyên sinh vật họ Lauraceae. Trong
cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập II, năm 2003, trang 65-112) họ
Lauraceae được công bố 257 loài thuộc 21 chi; trong đó chi Cinnamomum có 44
loài. Chi Cinnamomum được phân biệt với các chi khác trong họ Lauraceae ở chỗ
lá thường có 3 gân chính và quả có các thùy bao hoa tồn tại và dày lên ở phía dưới.
Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) là một trong số đó[3].
ĐẶC ĐIỂM HÓA LÝ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu Xá xị là Safrole, Pinene, Phellandrene, Eugenol và
Long não,..
Người ta xác định hàm lượng Safrole có trong tinh dầu Xá xị bằng phương pháp GC (Gas
Chromatography) và HPLC (High Performance Liquid Chromatography) cho thấy hàm
lượng Safrole (>80%) [4].

2
Công thức cấu tạo Thành phần

Safrole

Pinene

Phellandrene

Eugenol

Long não

Bảng 1: Thành phần chủ yếu trong tinh dầu Xá xị


Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu Xá xị từ mẫu lá, cành và vỏ thân thu thập
tại Thanh Hóa vào tháng 3/2020 cho thấy số lượng các chất được nhận diện trong tinh dầu

3
Xá xị khác nhau (27 chất với lá, 47 chất từ cành, 45 chất từ vỏ thân) trong khoảng thời
gian lưu 34 – 36 phút. Các thành phần có hàm lượng >2% được thống kê trong Bảng 2.

Bảng 2: Bảng tổng hợp thành phần tinh dầu từ lá, cành và vỏ Xá xị[1]
ĐẶC ĐIỂM HÓA LÝ[5]:
Tỷ trọng ở 20 oC: d = 1.070 – 1.076 g/cm3
Chỉ số khúc xạ ở 20 oC: 1.5300 – 1.5400

4
BỘ PHẬN LẤY TINH DẦU:
Tinh dầu Xá xị có trong cả lá, vỏ thân và cành. Trong đó, hàm lượng tinh dầu có
ở vỏ thân cao hơn nhiều so với cành và lá [1] bằng cách tiến hành thực nghiệm
nhằm khảo sát hàm lượng tinh dầu Xá xị theo thời gian, thu được bảng số liệu:

Bảng 3: Sự biến thiên lượng tinh dầu Xá xị theo thời gian chưng cất[1]
Cụ thể lượng tinh dầu từ các mẫu thí nghiệm chưng cất ở 3, 4, 5 giờ thu được
tương ứng là: 0,67 – 0,92% (mẫu lá); 1,13 – 1,42% (mẫu vỏ thân); 0,72 – 1,17%
(mẫu cành). Tuy nhiên, khi mẫu được chưng cất ở 4 và 5 giờ thì lượng tinh dầu
thu hồi hầu như không thay đổi. Ta thấy ở thời gian chưng cất là 4 giờ, hàm
lượng tinh dầu ở vỏ thân là cao nhất.
PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT:
Tinh dầu Xá xị được tách chiết bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước theo TCVN
7039: 2013 (ISO 6571:2008) [6] : Gia vị và thảo
mộc - xác định hàm lượng dầu dễ bay hơi
(phương pháp chưng cất bằng hơi nước) và
Dược Điển Việt Nam IV (2009) đối với mẫu
tinh dầu có tỷ trọng (d >1). Hàm lượng tinh dầu
(d >1) được tính theo công thức[1]:
v a−c
X (%, ) = × 100%
w b
Trong đó:
a: thể tích của tinh dầu và xylen (ml);
b: khối lượng của mẫu đã trừ độ ẩm (g);
c: thể tích xylen cho vào trước khi định lượng (ml).
CÔNG DỤNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC:
CÔNG DỤNG:

5
Những năm 1960, việc sử dụng Safrole (thành phần chính có trong tinh dầu Xá
xị) trong ngành công nghiệp thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát.
Sau đó tinh dầu Xá xị (chứa khoảng 80% Safrole) bị FDA cấm sử dụng làm phụ
gia thực phẩm và hương liệu vì đặc tính gây ung thư của chúng (được thử nghiệm
trên một số loài động vật gặm nhấm). Ở một số nước Châu Á, chất gây ung thư
liên quan đến Safrole lây qua đường ăn uống được phát hiện qua thói quen nhai
trầu. Đặc biệt, Safrole là nguyên liệu rẻ tiền dùng để tổng hợp thuốc kích thích
bất hợp pháp: thuốc Ecstasy (thuốc lắc). Vấn nạn sử dụng chất kích thích tăng
nhanh trong nhiều thập kỷ qua dẫn đến nạn phá rừng trên quy mô lớn để khai
thác và sản xuất các loại tinh dầu giàu Safrole [2].
Một loại chiết suất không chứa Safrole hiện đã có trên thị trường, nhưng các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản phẩm này vẫn tạo ra khối u ở chuột (Tyler, 1993).
Tuy nhiên, tinh dầu Xá xị vẫn được giới thiệu trong các cuốn sách chữa bệnh
bằng thảo dược và được bán tại nhiều cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Sassafras Oil vẫn được biết đến như một loại thuốc bổ, chất kích thích, chống co
thắt, lọc máu và điều tiết mồ hôi, đồng thời cũng là thành phần có trong thuốc
chữa bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, giang mai, sốt phát ban và bệnh suy tim
(Tyler, 1993)[7].
Nhưng dường như Sassafras Oil không được biết đến nhiều như loại chất có tác
dụng chữa bệnh (Tyler, 1994).
HOẠT TÍNH SINH HỌC:

HOẠT TÍNH CHỐNG VIÊM TÍNH GÂY UNG THƯ

Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp Theo các nghiên cứu được thực
loại thuốc chống viêm không hiện bởi Cục Quản lý Thực phẩm
Steroid (NSAID) có cấu trúc tương và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho
tự như Sulindac từ Safrole (Pereira thấy Safrole là chất gây ung thư
và cộng sự, 1989; Barreiro và gan ở chuột, việc bán các sản phẩm
Lima, 1992). Ngoài ra, bản thân Xá xị chứa hàm lượng Safrole cao
tinh dầu Xá xị (Sassafras Oil) đã đã bị cấm từ năm 1960 (Segelman
được ứng dụng trong thuốc giảm và cộng sự, 1976)[7].
viêm mắt (Duke, 1989) [7].

6
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH DẦU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:
Xá xị là cây thân gỗ và có ghi nhận phân bố tự nhiên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia
và Việt Nam.
Tại Việt Nam, Xá xị được ghi nhận có phân bố ở một số tỉnh miền Bắc đến Tây Nguyên
(Phạm Quốc Hùng và cộng sự, 2010; Trần Hợp, 2002). Thường được tìm thấy ở rừng thứ
sinh ở các tỉnh Cao Bằng, Dak Lak, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Kon Tum, Lạng Sơn,
Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái. Thích hợp với khí hậu nhiệt
đới ẩm, gió mùa và phân bố rộng rãi ở các vùng sinh thái có lượng mưa trung bình hàng
năm 800 – 2.500mm, nhiệt độ trung bình hàng năm 20–22°C và ở độ cao 50 –1.500m[7].
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Dung, V.K., et al., Hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu Xá Xị (Cinnamomum
parthenoxylon (Jack.) Meisn.) ở miền bắc Việt Nam. 2021(5): p. 003-009.
2. Kemprai, P., et al., Review on safrole: identity shift of the ‘candy shop’aroma to a
carcinogen and deforester. 2020. 35(1): p. 5-23.
3. NGHIÊN, B., Ở. KHOA, and H. THỨ, ĐA DẠNG LOÀI CỦA HỌ LONG NÃO Ở XÃ
CHÂU HOÀN THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN.
4. Huhn, C., et al. Sassafras oils as precursors for the production of synthetic drugs:
Profiling via MEKC-UVD. in Beiträge zum XIV, GTFCh-Symposium. 2005.
5. Chính, V.N.J.Đ.T.H.C.M., Hương Liệu Mỹ Phẩm. 2005.
6. Dung, V.K. and H.V.J.T.C.K.H.V.C.N.L.N. Sâm, TỐI ƯU ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT
TINH DẦU TỪ LÁ XÁ XỊ (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CELLULASE. 2022(4): p. 012-021.
7. Hutson, D. and M.J. Cupp, Sassafras, in Toxicology and Clinical Pharmacology of
Herbal Products, M.J. Cupp, Editor. 2000, Humana Press: Totowa, NJ. p. 245-252.

You might also like