Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 63

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

MODULE DỰ ÁN HỌC THUẬT


ĐỀ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ XỬ


TRÍ BAN ĐẦU CO GIẬT DO SỐT CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 60 THÁNG
MẮC CGDS ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2023

Thái Bình – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
MODULE DỰ ÁN HỌC THUẬT
ĐỀ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ XỬ


TRÍ BAN ĐẦU CO GIẬT DO SỐT CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 60 THÁNG
MẮC CGDS ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN NHI TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2023

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đức Tâm – Bộ môn Nhi
Nhóm sinh viên A09: Nguyễn Diễm Quỳnh
Nguyễn Thị Trang Huyền
Nguyễn Thuỳ Linh
Phạm Thị Hà
Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Đức Hiệp

Lớp: K49A

Thái Bình – 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành dự án học thuật, em xin
được gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Đức Tâm - Bô
môn Nhi, người thầy đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, tận tình hướng dẫn và truyền
những tri thức quý báu cho chúng em.
Chúng em cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong Ban Giám hiệu và Module Dự án
học thuật đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập. Nhờ vậy, chúng em
tiếp cận được những kiến thức bổ ích, tích lũy được những kinh nghiệm làm hành
trang quan trọng trong tương lai.
Cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã luôn lắng nghe, chia sẻ giúp
đỡ và đồng hành cùng nhau trong suốt quá trình hoàn thành đề cương.
Lần đầu bước vào thực tế làm dự án học thuật, chúng em còn nhiều hạn chế và bỡ
ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để chúng em có thể bổ sung và hoàn thiện
hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Bình, ngày 13 tháng 10 năm 2023


Nhóm trưởng: Nguyễn Diễm Quỳnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CGDS Co giật do sốt

WHO World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới

EEG Electroencephalogram – Điện não đồ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Biến số và các chỉ số nghiên cứu


Bảng 3.1: Đặc điểm chung về nhóm tuổi, nơi ở, nghề nghiệp, và trình độ học vấn
và tình trạng kinh tế của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2: Phân bố nguồn thông tin được các bà mẹ tham khảo

Bảng 3.3: Thực trạng kiến thức về xử trí CGDS của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4: Thực trạng thái độ về xử trí CGDS của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5: Thực trạng thực hành về xử trí CGDS của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6. Liên quan giữa kiến thức về xử trí ban đầu CGDS và các yếu tố liên quan

Bảng 3.7. Liên quan giữa thái độ về xử trí ban đầu CGDS và các yếu tố liên
quanThang điểm đánh giá kiến thức của bà mẹ

Bảng 3.8. Liên quan giữa thực hành về xử trí ban đầu CGDS và các yếu tố liên
quan

Bảng 3.9: Liên quan giữa nguồn thông tin và kiến thức và thái độ của bà mẹ

Bảng 3.10: Liên quan giữa nguồn thông tin và kiến thức và thực hành của bà mẹ
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1 Sốt...........................................................................................................................................4
1.2. Co giật do sốt........................................................................................................................5
1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................................................5
1.2.2. Phân loại: có 2 loại..........................................................................................................5
1.3. Dịch tễ học.............................................................................................................................6
1.3.1. Tần suất mắc bệnh:..........................................................................................................6
1.3.2. Chủng tộc:.......................................................................................................................6
1.3.3. Giới:..........................................................................................................................6
1.3.4. Độ tuổi:............................................................................................................................6
1.4. Yếu tố nguy cơ......................................................................................................................6
1.5. Chẩn đoán.............................................................................................................................7
1.5.1. Chẩn đoán xác định CGDS: ............................................................................................7
1.5.2. Trạng thái co giật khi sốt:................................................................................................7
1.5.3. Có thể phân chia CGDS ra 2 loại:....................................................................................7
1.5.4. Các xét nghiệm bổ trợ cho CGDS .................................................................................7
1.5.5. Chẩn đoán phân biệt:.......................................................................................................8
1.6. Tiên lượng.............................................................................................................................8
1.7. Các nghiên cứu liên quan.....................................................................................................9
1.7.1. Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................................................9
1.7.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................................10
1.8. Điều trị................................................................................................................................11
1.8.1. Nguyên tắc:....................................................................................................................11
1.8.2. Cụ thể:...........................................................................................................................12
1.8. Dự phòng co giật do sốt......................................................................................................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................15
2.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................15
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................15
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................................15
2.1.3 Thời gian nghiên cứu......................................................................................................15
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................15
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................15
2.2.2 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu....................................................................................15
2.2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................................................16
2.2.4 Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu.........................................................26
2.3 Quản lý và phân tích số liệu................................................................................................26
2.3.1 Quản lý và làm sạch số liệu............................................................................................26
2.3.2 Phân tích số liệu.............................................................................................................27
2.4 Phương pháp kiểm soát sai số.............................................................................................27
2.4.1 Sai số có thể xảy ra:........................................................................................................27
2.4.2 Phương pháp kiểm soát...................................................................................................27
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................................................27
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ......................................................................29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................................29
3.2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về xử trí ban đầu CGDS..................30
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành xử trí ban đầu CGDS của
đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................................32
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN....................................................................37
4.1. Một số đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu.......................................................37
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về xử trí ban đầu CGDS của nhóm đối
tượng nghiên cứu:.....................................................................................................................37
4.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành với một số yếu tố liên quan..........37
KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.......................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................39
PHỤ LỤC.................................................................................................................43
PHIẾU PHỎNG VẤN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU
CO GIẬT DO SỐT CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH
THÁI BÌNH NĂM 2023............................................................................................................43
THANG ĐIỂM CHẤM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ XỬ TRÍ BAN
ĐẦU CGDS CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM
2023............................................................................................................................................49
ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật do sốt (CGDS) là cơn co giật xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng kèm theo
sốt mà không có nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, không có bằng chứng của rối
loạn chuyển hóa cấp tính [1]. Co giật do sốt (CGDS), được định nghĩa theo Liên
đoàn Chống động kinh thế giới (ILAE) , là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ sau 1 tháng
tuổi, có liên quan đến bệnh lý gây sốt, không do nhiễm trùng thần kinh trung ương,
không có tiền sử co giật ở thời kì sơ sinh hay không xảy ra cơn giật trước khi có sốt.
Một số trẻ có tổn thương não cũng có thể xuất hiện CGDS.

Có nhiều mầm bệnh có thể gây ra nhiễm trùng như virus, vi khuẩn,.. dẫn đến triệu
chứng sốt ở trẻ. Những bệnh lý đó có thể là nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai
giữa, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu,... Tuy nhiên, đối với
hệ thống não bộ của trẻ nhỏ dưới 60 tháng tuổi vẫn chưa thực sự được phát triển
hoàn thiện, vì vậy trẻ khá nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt một cách đột ngột
dẫn đến tình trạng CGDS ở trẻ. Ngoài ra, nhiều tác giả cho rằng yếu tố gia đình hay
di truyền, hay gen trên nhiễm sắc thể 19p và 8q13-21 cũng có liên quan đến bệnh.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ CGDS không tìm được nguyên nhân.

Sức khoẻ của trẻ em đang là một vấn đề đặc biệt đang được rất nhiều các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm, CGDS ở trẻ em dưới 60 tháng cũng là
một trong những chủ đề rất được chú ý. CGDS là bệnh phổ biến ở nhóm tuổi nhi
khoa, ảnh hưởng 2-5% trẻ em từ 6 tháng đến 60 tháng ở Hoa Kì [1]và tTheo nghiên
cứu của Awal Khan và cộng sự (2015), có 37% bà mẹ không biết về nguyên nhân
gây sốt, 90% bà mẹ phát hiện sốt bằng phương pháp xúc giác và 57% bà mẹ không
biết cách đo nhiệt độ để ghi lại nhiệt độ chính xác [2]. Tại Việt Nam nói chung, số
trẻ bị CGDS chiếm khoảng 3% số trẻ < 60 tháng. Theo Nguyễn Thị Thu (2013)
nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của CGDS tỷ lệ CGDS xảy ra chủ yếu
dưới 24 tháng chiếm 78,5% [3].

Trẻ có cơn co giật đầu tiên thường xảy ra ở cơn sốt cao với nhiệt độ > 39 độ C, các
cơn co giật tiếp theo có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trẻ thấp hơn. Các cơn co giật ở

1
trẻ xuất hiện hầu hết với triệu chứng như trẻ tím tái, mắt trợn ngược, co giật trong
khoảng thời gian ngắn. Sau khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống thì cơn giật sẽ hết. Và sau
cơn giật trẻ mệt nhưng vẫn còn tỉnh táo và khóc to.

Tuy nhiên trẻ dưới 60 tháng bị CGDS có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không
kịp thời xử trí, cơn co giật có thể làm giảm oxy dẫn đến hoại tử các tế bào não, thậm
trí hôn mê, tử vong hoặc làm gia tăng cơn co giật ở các lần sau khi trẻ bị sốt, hoặc
khi trẻ tái phát nhiều lần có thể tổn thương các tế bào thần kinh, ảnh hưởng nhiều
đến khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, các giác quan và có thể gây suy
giảm trí nhớ nghiêm trọng hoặc gây động kinh phản xạ. Vì vậy để phòng tránh
những trường hợp trẻ xuất hiện CGDS thì việc kiểm soát thân nhiệt và xử trí ban
đầu đúng cách là rất quan trọng.

Theo nghiên cứu của Phạm Thu Phương và cộng sự tỷ lệ trẻ CGDS nhập viện chiếm
1,92% số trường hợp trẻ nhập viện, trong đó tỷ lệ trẻ CGDS xảy ra tại viện chiếm
4,16%, đa số các trường hợp CGDS xảy ra ngoài viện (chiếm 95, 84%) [4]. Do đó
việc theo dõi, xử trí khi trẻ bị sốt tại nhà có vai trò rất quan trọng. Đồng thời CGDS
chủ yếu xảy ra khi ngoài viện nên việc phát hiện trẻ co giật và xử trí ban đầu cho trẻ
sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

CGDS là chứng bệnh thường gặp, một cháu bé có thể nguy hiểm nếu sự chăm sóc
không được tốt. Người ta nhấn mạnh vai trò chăm sóc ban đầu mà người có vai trò
quan trọng là bố mẹ. Nhiều ý kiến nhận thấy rằng bố mẹ trẻ hay quên hoặc ít chú ý.
Bố mẹ cần phải biết trẻ bị CGDS thường ít tổn thương não và tỷ lệ trở thành động
kinh cũng thấp, tuy nhiên sự tái phát co giật là thường gặp, ngừa tái phát là việc làm
cần thiết, bên cạnh phải biết chăm sóc ngay từ đầu khi chưa có nhân viên y tế.Sức
khoẻ của trẻ em đang là một vấn đề đặc biệt đang được rất nhiều các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước rất quan tâm, CGDS ở trẻ em dưới 60 tháng cũng là một
trong những chủ đề rất được chú ý.

Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp trẻ nhập viện vì
CGDS và đã có nhiều nghiên cứu về CGDS nhưng phần lớn các nghiên cứu đều tập

2
trung đến vấn đề các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh. Tại Việt Nam những năm
gần đây cũng có nhiều nhà nghiên cứu kiến thức, thái độ xử trí của bà mẹ có con bị
CGDS. Năm 2010, tại bệnh viện Nhi Thái Bình, Nguyễn Thị Thanh và các cán bộ
tham gia đã tiến hành nghiên cứu đề tài và đã cho thấy kết quả chỉ có 18,8% các bà
mẹ kiểm tra sốt khi con bị co giật, trong đó các bà mẹ không sử dụng nhiệt kế mà
do cảm nhận chiếm 86,2%, các bà mẹ không đánh giá được sốt khi con mình đang
bị CGDS chiếm 19,8%, số các bà mẹ cho là cần sử dụng thuốc hạ sốt khi con bị sốt
cao tại nhà là 53,7%, có đến 67,5% các bà mẹ cho là cần sử dụng các phương pháp
phối hợp hạ sốt, số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi xử trí con đang bị co giật chiếm
81,3% và 58,3% số các mẹ chưa biết cách phòng cơn giật cho con mình [5].

Tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây, tại bệnh viện Nhi Thái Bình, chưa có đề tài nào
nghiên cứu lại vấn đề này. Trong quá trình học tập và thực hành lâm sàng tại bệnh
viện, chúng tôi nhận thấy nhiều bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành chưa đúng
về xử trí ban đầu CGDS cho trẻ. Những kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ
không giống nhau, tùy theo độ tuổi, văn hóa, trình độ học vấn, dân tộc hay nguồn
thông tin mà bà mẹ nhận được. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, xử trí ban đầu của
các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ khi bị CGDS đã được tiến hành nhằm giảm thiểu
những hậu quả nguy hiểm và cung cấp thêm những kiến thức mới về cách xử trí ban
đầu cho các bà mẹ. Theo nghiên cứu của Awal Khan và cộng sự (2015), có 37% bà
mẹ không biết về nguyên nhân gây sốt, 90% bà mẹ phát hiện sốt bằng phương pháp
xúc giác và 57% bà mẹ không biết cách đo nhiệt độ để ghi lại nhiệt độ chính xác
[2]. Tại Việt Nam những năm gần đây cũng có nhiều nhà nghiên cứu kiến thức, thái
độ xử trí của bà mẹ có con bị CGDS. Năm 2010, tại bệnh viện Nhi Thái Bình,
Nguyễn Thị Thanh và các cán bộ tham gia đã tiến hành nghiên cứu đề tài và đã cho
thấy kết quả chỉ có 18,8% các bà mẹ kiểm tra sốt khi con bị co giật, trong đó các bà
mẹ không sử dụng nhiệt kế mà do cảm nhận chiếm 86,2%, các bà mẹ không đánh
giá được sốt khi con mình đang bị CGDS chiếm 19,8%, số các bà mẹ cho là cần sử
dụng thuốc hạ sốt khi con bị sốt cao tại nhà là 53,7%, có đến 67,5% các bà mẹ cho
là cần sử dụng các phương pháp phối hợp hạ sốt, số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi

3
xử trí con đang bị co giật chiếm 81,3% và 58,3% số các mẹ chưa biết cách phòng
cơn giật cho con mình [3]. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hoa (2019), bà mẹ
có kiến thức đúng không chiếm tỉ lệ cao, chỉ có 33,3% các bà mẹ biết được khoảng
cách giữa 2 lần dùng thuốc gần nhau nhất chiếm 46,2% [4].

Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp trẻ nhập viện vì
CGDS và đã có nhiều nghiên cứu về CGDS nhưng phần lớn các nghiên cứu đều tập
trung đến vấn đề các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh. Theo nghiên cứu của Phạm
Thu Phương và cộng sự tỷ lệ trẻ CGDS nhập viện chiếm 1,92% số trường hợp trẻ
nhập viện, trong đó tỷ lệ trẻ CGDS xảy ra tại viện chiếm 4,16%, đa số các trường
hợp CGDS xảy ra ngoài viện (chiếm 95, 84%) [5]. Do đó việc theo dõi, xử trí khi
trẻ bị sốt tại nhà có vai trò rất quan trọng. Đồng thời CGDS chủ yếu xảy ra khi
ngoài viện nên việc phát hiện trẻ co giật và xử trí ban đầu cho trẻ sẽ giúp giảm thiểu
các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tại Thái Bình đã có một vài nghiên cứu về vấn
đề này trước đây song vẫn còn những khoảng trống trong kiến thức xử trí của các bà
mẹ.

Nhận thấy sự phổ biến của bệnh trong thực tế, các nguy hiểm có thể xảy ra khi
không kịp thời xử trí và sự có lợi cho sức khoẻ của trẻ khi các bà mẹ có thêm kiến
thức về xử trí cho trẻ tại nhà, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu kiến thức về xử trí ban đầu của bà mẹ có con dưới 60 tháng mắc
CGDS cao điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2023 Đánh giá kiến thức, thái
độ và thực hành về xử trí ban đầu co giật do sốt của các bà mẹ có con dưới 60 tháng
điều trị tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2023” với mục tiêu mô tả thực trạng kiến
thức, thái độ và thực hành về xử trí ban đầu CGDS của bà mẹ có con dưới 60 tháng
mắc CGDS điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2023.

4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sốt
- Theo WHO quy định: “Được coi là sốt khi nhiệt độ cơ thể của người bệnh ở nách
trên 37,5 độ C (ngoài ra khi đo ở trực tràng nhiệt độ trên 38 độ C) khi đo bằng
nhiệt kế. Trẻ em được coi là sốt khi gia đình trẻ sờ vào cơ thể trẻ thấy nóng hơn
bình thường và sốt cũng được xác định dựa trên bệnh sử gia đình trẻ có khai trẻ
sốt” [6].
- Định nghĩa: [6]

Sốt là sự tăng thân nhiệt quá giới hạn bình thường của mỗi cá thể

Một bệnh nhân bị sốt khi có thân nhiệt:

 Đo ở trực tràng ≥37,8°C


 Đo ở miệng ≥37,5°C
 Đo ở nách ≥37,2°C
 Đo ở tai ≥37,2°C

Thân nhiệt người bình thường (đo ở miệng và trong điều kiện chuẩn) là 36,8±0.7°C
(36,1-37,5°C)

- Nguyên nhân[6]

Sốt có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ( vi khuân, virus, ký sinh trùng, nấm), bệnh
ác tính, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hoá, bệnh di truyền, sử dụng thuốc,… và một số
trường hợp không tìm được nguyên nhân.
- Phân độ sốt:
+ Sốt nhẹ: 37,5-38 độ C.
+ Sốt vừa: 38-39 độ C.
+ Sốt cao: 39-40 độ C.
+ Sốt quá cao: >40 độ C.
- Dựa theo thời gian:

+ Sốt cấp tính: thời gian sốt kéo dài dưới 7 ngày.

5
+ Sốt kéo dài: thời gian sốt kéo dài từ 8 ngày trở lên.

- Dựa theo nguyên nhân

+ Sốt do nhiêm khuẩn ( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm).

+ Sốt không do nhiễm khuẩn ( bệnh tự miễn, bệnh ác tính,…).

+ Sốt chưa rõ nguyên nhân.


1.2. Co giật do sốt
* Về co giật:
Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc nhịp điệu và từng hồi, biểu hiện
bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật hay co cứng- co giật do nguyên
nhân từ động kinh hoặc do các nguyên nhân khác.[7]

Phần lớn những cơn co giật ở trẻ em là những cơn ngẫu nhiên do sốt cao hay
do rối loạn chuyển hoá. Đó là những cơn mà trong ngôn ngữ nhi khoa quen gọi là
“co giật’’[7]

Mặc dù phần lớn các cơn động kinh đều diễn ra trong thời gian ngắn và không gây
hậu quả lâu dài, nhưng một phần nhỏ các cơn động kinh kéo dài đủ để có thể gây ra
hậu quả lâu dài.[8]
1.2.1. Định nghĩaCGDS là những cơn giật toàn bộ xảy ra trong một quá trình
hoặc một cấp tính có sốt, không có bất thường hệ thần kinh trung ương.
- Co giật do sốt (CGDS), được định nghĩa theo Liên đoàn Chống động kinh thế
giới (ILAE) , là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ sau 1 tháng tuổi, có liên quan đến
bệnh lý gây sốt, không do nhiễm trùng thần kinh trung ương, không có tiền sử co
giật ở thời kì sơ sinh hay không xảy ra cơn giật trước khi có sốt. Một số trẻ có tổn
thương não cũng có thể xuất hiện CGDS.
- Đặc điểm của CGDS:
+ Độ tuổi hay gặp CGDS từ 6 tháng đến 60 tháng , đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
+ Cơn giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao.
+ Điện não đồ và dịch não tủy của trẻ CGDS hoàn toàn bình thường.

6
+ Đây là bệnh lành tính và khi cơn giật của trẻ càng ngắn thì tiên lượng của trẻ
càng tốt.
1.2.2. Phân loại: có 2 loại.
+ CGDS đơn thuần: Trẻ xuất hiện cơn co giật khi nhiệt độ tăng cao đột ngột, co
giật toàn thể, thời gian ngắn ( <15phút), thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5
tuổi, không tái phát trong khoảng thời gian 24h.
+ CGDS phức hợp: Cơn co giật cục bộ, thời gian trên 15 phút, có thể xuất hiện ở
mọi lứa tuổi, xảy ra nhiều lần trong 24h.
1.3. Dịch tễ học
1.3.1. Trên thế giớiTần suất mắc bệnh:

Tần suất mắc bệnh phụ thuộc theo từng tác giả, từng địa điểm nghiên cứu, từng
lứa tuổi. CGDS là bệnh phổ biến ở nhóm tuổi nhi khoa, ảnh hưởng 2-5% trẻ em
từ 6 tháng đến 60 tháng ở Hoa Kì [1] và ở Tây Âu trẻ mắc tỉ lệ cao nhất là từ 12
tháng đến 18 tháng tuổi [2]. Tỷ lệ mắc bệnh cao tới 14% ở Guamese [9]. Tại Việt
Nam nói chung, số trẻ bị CGDS chiếm khoảng 3% số trẻ < 60 tháng.Theo
Nguyễn Thị Thu (2013) nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của CGDS
tỷ lệ CGDS xảy ra chủ yếu dưới 24 tháng chiếm 78,5% [3].
1.3.2. Chủng tộc:
- Mặc dù CGDS xảy ra ở tất cả các nhóm dân tộc nhưng bệnh thường gặp hơn ở
người dân châu Á (5-10% ở trẻ em Ấn Độ và 6-9% ở trẻ em Nhật Bản) [10]
1.3.3. Giới:
- Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1,6/1[11]
1.3.4. Độ tuổi:
- CGDS xảy ra ở độ tuổi từ 6 tháng đến 60 tháng
- Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo mùa và theo ngày các cơn CGDS đã được các nhà
điều tra ở Hoa Kỳ, Phần Lan và Nhật Bản quan sát thấy [13]. Về cơ bản, phần
lớn các cơn CGDS xảy ra vào những tháng mùa đông và vào buổi chiều [14],
[15]
1.3.2. Ở Việt Nam

7
- Tại Việt Nam nói chung, số trẻ bị CGDS chiếm khoảng 3% số trẻ < 60
tháng.Theo Nguyễn Thị Thu (2013) nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
của CGDS tỷ lệ CGDS xảy ra chủ yếu dưới 24 tháng chiếm 78,5% [3].
- Tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2010, Nguyễn Thị Thanh và cộng sự đã nghiên
cứu được độ tuổi gặp CGDS nhiều nhất là nhóm tuổi dưới 36 tháng chiếm
81,9%, tuổi trung bình là 18,6 ± 9,5 tháng. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1,3/1. Cơn giật
thường xuất hiện nhiều về đêm chiếm 68,7%. CGDS xảy ra khi thân nhiệt của trẻ
ở mức dưới 38,5 ͦC là 2/80 (2,5%). Đa số co giật gặp thân nhiệt của trẻ ở mức cao
và rất cao chiếm 92,8%. CGDS đơn thuần chiếm 97,5%, 2/80 (2,5%) CGDS
phức hợp. Số trẻ vào viện lần đầu là 90% [3].
1.4. Yếu tố nguy cơ
- Tuổi:
+ CGDS xảy ra ở độ tuổi từ 6 tháng đến 60 tháng [23].
+ Xảy ra với tỉ lệ cao nhất hay gặp ở độ tuổi từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi [9].
- Nhiệt độ cơ thể:
+ Thân nhiệt của trẻ trên 39 độ C có thể gây nên CGDS, thường xảy ra trong 24h
đầu [24].
+ Trẻ có nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng nhanh.
- Tiền sử gia đình: trẻ em xuất hiện CGDS ở gia đình có bố mẹ hay anh chị em
ruột bị động kinh chiếm 9,2% [12], nhiều tác giả cho rằng yếu tố gia đình hay di
truyền, hay gen trên nhiễm sắc thể 19p và 8q13-21 cũng có liên quan đến bệnh.
- Nhiễm trùng: Nhiễm virus thường được xác định liên quan đến CGDS, trong khi
nhiễm trùng do vi khuẩn thường không xảy ra [12]. Trong số trẻ nhập viện vì
cúm A năm 1998 và 1997, lần lượt có 54/272 (19,9%) và 27/144 (18,8%) bị
CGDS. Tỷ lệ chung của các cơn CGDS liên quan đến cúm A (19,5%) cao hơn ở
trẻ nhập viện vì nhiễm á cúm (18/148; 12,2%) và nhiễm adenovirus (18/199; 9%)
[12].
- Trẻ xuất hiện CGDS có bệnh lý hô hấp chiếm tới 96,4% [13] .
1.5. Chẩn đoán
1.5.1. Chẩn đoán xác định CGDS: [14]

8
- Tất cả các cơn co giật xảy ra khi bệnh nhi sốt trên 38⁰C.
- Tuổi mắc bệnh: từ 6 tháng đến 60 tháng.
- Không có bằng chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương.
- Không có bằng chứng của tình trạng rối loạn chuyển hoá cấp tính gây co giật.
1.5.2. Trạng thái co giật khi sốt:
- Cơn co giật xảy ra khi sốt.
- Cơn giật kéo dài ≥ 30 phút.
- Bệnh nhân hồi phục ý thức giữa các cơn.
1.5.3. Có thể phân chia CGDS ra 2 loại:
- CGDS đơn thuần: Trẻ xuất hiện cơn co giật khi nhiệt độ tăng cao đột ngột, co
giật toàn thể, thời gian ngắn ( <15phút), thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5
tuổi, không tái phát trong khoảng thời gian 24h.
- CGDS phức hợp: Cơn co giật cục bộ, thời gian trên 15 phút, có thể xuất hiện ở
mọi lứa tuổi, xảy ra nhiều lần trong 24h.
1.5.4. Các xét nghiệm bổ trợ cho CGDS [15]

Hiện nay vẫn chưa có một xét nghiệm đặc hiệu cho CGDS, các xét nghiệm được
thực hiện khi trẻ CGDS chủ yếu vẫn là những xét nghiệm định hướng và loại trừ.

* Các xét nghiệm huyết học


- Công thức bạch cầu: Tình trạng nhiễm trùng toàn thân hay cục bộ.
- Sinh hóa máu: Đường máu, Calcium, Natrium,…
* Điện não đồ
Ghi điện não đồ trong khi CGDS có vai trò quan trọng vì giúp xác định đặc tính các
cơn hay những biến đổ điện não đồ: trong tuần đầu thường thấy sóng chậm và mất
cân đối hai bên bán cầu, trong nhiều trường hợp sóng điện não bất thường kiểu
động kinh xảy ra từ 2-5 tuổi và nó không liên quan đến CGDS.EEG không có tính
đặc hiệu cho CGDS và cũng không phân biệt được CGDS đơn thuần hay CGDS
phực hợp.

9
* Hình ảnh học
CTscan và MRI hiếm có các chỉ định trong trường hợp co giật do sốt cao, tuy nhiên
khi có một khiếm khuyết về thần kinh như liệt cục bộ, tăng áp lực nội sọ, nghi ngờ
một choán chỗ trong sọ thì cách tốt nhất để loại trừ chúng là chụp CT scan hay
MRI.

1.5.5. Chẩn đoán phân biệt:


- Viêm màng não.
- Viêm não.
- Hội chứng não cấp.
- Một số hội chứng động kinh liên quan đến sốt: động kinh toàn thẻ kèm CGDS,
động kinh nhạy cảm với nước nóng, hội chứng Dravet, hội chứng Doose….

1.6. Tiên lượng


- Tiên lượng cho trẻ bị CGDS là tốt, Theo Vestergaard và cộng sự nghiên cứu về tỉ
lệ tử vong ở trẻ CGDS: Tỉ lệ tử vong sau CGDS là rất hiếm nhưng dường như có
một tỷ lệ vượt trội trong 2 năm sau khi bị CGDS phức tạp [19].
- Về thần kinh: Di chứng về thần kinh, bao gồm các khiếm khuyết thần kinh mới,
trí tuệ suy giảm chức năng và rối loạn hành vi rất hiếm xảy ra sau cơn CGDS.
Trong một nghiên cứu bệnh chứng trong đó 159 trẻ bị CGDS được so sánh với
142 trẻ đối chứng, hiệu suất trên các thước đo về nhận thức, khả năng vận động
và hành vi thích ứng là tương tự nhau vào thời điểm một tháng sau cơn CGDS
đầu tiên và một năm sau [17].
- Tỉ lệ tái phát CGDS đối với trẻ thường không chiếm tỷ lệ cao. Xuất hiện cơn
động kinh sau đó: Đối với những đứa trẻ bình thường bị CGDS đơn giản, nguy
cơ này xấp sỉ 1-2% chỉ cao hơn một chút so với dân số nói chung. Còn đối với
những đứa trẻ bị CGDS phức tạp, có tiền sử phát triển bất thường hoặc có tiền sử
gia đình có người động kinh thì nguy cơ có thể tới 5-10% [20].
1.7. Các nghiên cứu liên quan.

10
1.7.1. Các nghiên cứu nước ngoài.
-Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ có con bị co giật do sốt” của
RC Parmar, DR Sahu, SB Bavdekar (2001) 83 phụ huynh (59,3%) không nhận biết
được cơn co giật; 90,7% (127) không thực hiện bất kỳ can thiệp nào trước khi đưa
trẻ đến bệnh viện. Tác dụng tức thời thường gặp nhất của cơn co giật đối với cha mẹ
là sợ chết (n= 126, 90%), tiếp theo là mất ngủ (n= 48, 34,3%), chán ăn (n= 46,
32,9%), khóc (n= 28, 20%) và sợ động kinh (n= 28, 20%). Sợ tổn thương não, sợ tái
phát và khó tiêu chỉ được các ông bố nêu lên (n=20, tỷ lệ mắc tích lũy 14,3%). 109
(77,9%) cha mẹ không biết rằng co giật có thể xảy ra do sốt. Mối quan tâm lâu dài
bao gồm nỗi sợ bị động kinh (n= 64, 45,7%) và tái phát trong tương lai (n= 27,
19,3%) ở trẻ bị ảnh hưởng. Đối với 56 (40%) cha mẹ, mỗi cơn sốt tiếp theo giống
như một cơn ác mộng. Chỉ có 21 phụ huynh (15%) có nhiệt kế ở nhà và 28 (20%)
biết nhiệt độ cơ thể bình thường. Các biện pháp phòng ngừa đúng chỉ được biết đến
41 (29,2%). Nhận thức về sốt co giật và các biện pháp phòng ngừa cao hơn ở cấp độ
kinh tế xã hội (P<0,05) [16] .
-Theo O.J.Fatunde và cộng sự nghiên cứu về “ Quẩn lý các sốt cao co giật ở trẻ em
trước vào viện đã được gặp tại bệnh viện đại học, Ibadan, Nigeria” (2012):Tổng
cộng có 147 trẻ em, 83 nam và 64 nữ bị co giật do sốt đã được nghiên cứu. Các tập
quán truyền thống có hại được phát hiện là phổ biến trong nhóm thuần tập được
nghiên cứu. Năm mươi chín (40,1%) trẻ em nhận được ít nhất một hình thức can
thiệp được cho là có khả năng ngăn chặn cơn động kinh trong cuộc tấn công ở
nhà. Điều trị bằng thảo dược là hình thức điều trị trước bệnh viện phổ biến nhất,
được áp dụng trong 15 trường hợp (10,2%). Các hình thức can thiệp trước bệnh
viện khác được đưa ra là bôi chất này vào mắt (6,1%), rạch trên cơ thể (2%) và
bỏng ở bàn chân và mông (1,4%). Không ai trong số trẻ em nhận được diazepam
trực tràng hoặc midazolam qua đường miệng như một phương pháp điều trị tại nhà
cho cơn động kinh. Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các thực hành văn hóa
có hại và tầng lớp kinh tế xã hội của những người chăm sóc (P=0,008) [17]
-Tác giả Julie W Dreier và cộng sự nghiên cứu về “Đánh giá nguy cơ dài hạn của
bệnh động kinh, rối loạn tâm thần và tỷ lệ tử vong ở trẻ em bị co giật do sốt tái phát:

11
Một nghiên cứu thuần tập quốc gia ở Đan Mạch” kết quả là: Trong số 2.103.232 trẻ
em (48,7% trẻ em gái) trong dân số nghiên cứu, có 75 593 trẻ em (3,6%) được chẩn
đoán là bị co giật do sốt đầu tiên từ năm 1977 đến năm 2016. Co giật do sốt phổ
biến hơn ở trẻ em trai. (3,9%) so với trẻ em gái (3,3%). Tuy nhiên, nguy cơ co giật
do sốt tái phát, động kinh, rối loạn tâm thần và tử vong là tương tự nhau ở trẻ em
trai và trẻ em gái. Nguy cơ (tái phát) co giật do sốt tăng lên theo số lần co giật do
sốt: 3,6% khi sinh, 22,7% sau cơn sốt đầu tiên, 35,6% sau cơn sốt thứ hai, và 43,5%
sau cơn sốt thứ ba. Nguy cơ động kinh tăng dần theo số lần nhập viện vì co giật do
sốt [18].
1.7.2. Các nghiên cứu trong nước
- Tác giả Đoàn Thị Ngọc Diệp, Bùi Văn Đỡ,Nguyễn Vinh Anh “ khảo sát kiến thức,
thái độ, hành vi của bà mẹ đối với sốt co giật tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng
2”: 60% bà mẹ biết về sốt co giật trong khi 12% chưa từng nghe qua bệnh lý này.
Cca bà mẹ cho là bệnh này nguy hiểm trong 93% trường hợp. Chỉ 15% bà mẹ có
hàng vi xử trí đúng. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng trước sốt cao co giật là 3-+0%,
có thái độ đúng là 4% và có hành vi đúng là 15%. Nguồn thông tin được nhiều bà
mẹ tiếp nhận nhất là từ gia đình với 60% và nguồn thông tin từ nhân viên y tế chiếm
35%, là nguồn thồn tin hiệu quả nhất đưa đến tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và hàng vi xử
trí đúng cao nhất. [19]
Theo tác giả Lê Văn Thê,, Hoàng Văn Bình ( 2018) nghiên cứu về “ Đặc điểm lâm
sàng co giật do sốt ở trẻ em và kiến thức, thái độ, thực hành xử trí co giật do sốt của
người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Nhi Hải Dương quý IV năm 2017”. Kết quả: trong
123 trẻ CGDS và 123 người chăm sóc trẻ, phần lớn trẻ CGDS khời phát một cách từ
từ. Có 39,8% trẻ lên cơn co giật khi thân nhiệt tren 39 độ C và 91,1% trường hợp
xuất hiện sớm trước 24h kể từ khi khởi phát triệu chứng sốt, 52% trường hợp co
giật xuất hiện trước 6h. Cơn CGDS khởi đầu bằng dấu hiệu trợn mắt (69,9%), tím
tái ( 61,8%). Nguyên nhân gây CGDS: nhiểm khuẩn hô hấp trên chiếm 43,9%.Kiến
thức, thái độ và thực hành về xử trí CGDS của người chăm sóc trẻ: Kiến thức chung
của người chăm sóc trẻ về CGDS ở mức chưa tốt, thực hành và xử trí CGDS của
người chăm sóc ở mưc tốt[20]

12
-Tại Thái Bình,theo Nguyễn Thị Thanh và cộng sự, nghiên cứu về ‘‘Đặc điểm lầm
sàng và kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị CGDS tại bệnh viện
Nhi Thái Bình năm 2010’’ : Tuổi gặp nhiều nhất là nhóm dưới 36 tháng chiếm
81,9%, tuổi trung bình là 18,6 9,5 tháng. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1,3/1. Đặc điểm cơn co
giật do sốt:Cơn giật thường xuất hiện nhiều về đêm chiếm 68,7%; Co giật do sốt
xảy ra khi thân nhiệt của trẻ ở mức dưới 38,5 0C là 2/80( 2,5%). Đa số co giật gặp
thân nhiệt của trẻ ở mức cao và rất cao chiếm 92,8%; Co giật do sốt đơn thuần
chiếm 97,5%, 2/80 ( 2,5%) CGDS phức hợp; Số trẻ vào viện lần đầu là 90%; 11,2
% trẻ co giật do sốt có yếu tố gia đình liên quan CGDS và động kinh; Nguyên nhân
gây sốt chủ yếu do bệnh lý của đường hô hấp chiếm 60,0% và 38,3% do bệnh
đường tiêu hóa; Các bà mẹ có con trong nhóm nghiên cứu có trình độ cấp 1 và 2
nhiều nhất chiếm 83,8% ;Tỷ lệ các bà mẹ thuộc khu vực nông thôn là 85,0%. Chỉ có
18,8% các bà mẹ kiểm tra sốt khi con bị co giật. Các bà mẹ không sử dụng nhiệt kế
mà do cảm nhận chiếm 86,2%. 19,8% các bà mẹ không đánh giá được sốt khi con
mình đạng bị co giật do sốt. 53,7% số các bà mẹ cho là cần sử dụng thuốc hạ sốt khi
con bị sốt cao tại nhà. Các bà mẹ cho là cần sử dụng phối hợp các phương pháp hạ
sốt lµ 67,5%. Số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi xử trí con đang bị cơ giật chiếm
81,3%. Và 58,3% số bà mẹ chưa biết cách phòng cơn giật cho con mình.[5]1.5.
Chẩn đoán
*Chẩn đoán xác định CGDS: [14]

Tất cả các cơn co giật xảy ra khi bệnh nhi sốt trên 38⁰C.

Tuổi mắc bệnh: từ 6 tháng đến 60 tháng.

Không có bằng chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương.

Không có bằng chứng của tình trạng rối loạn chuyển hoá cấp tính gây co giật.

Chẩn đoán phân biệt:

Viêm màng não.

Viêm não.

13
Hội chứng não cấp.

Một số hội chứng động kinh liên quan đến sốt: động kinh toàn thẻ kèm CGDS, động
kinh nhạy cảm với nước nóng, hội chứng Dravet, hội chứng Doose….

1.8. Điều trị


1.8.1. Nguyên tắc:[24]
- Hạ sốt.
- Cắt cơn co giật.
- Điều trị trạng thái CGDS.
- Điều trị nguyên nhân gây sốt.
- Điều trị dự phòng.
1.8.2. Cụ thể:Thuốc
1.8.2.1. Hạ sốt
- Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và mặc quần áo rộng
- Cho trẻ uống nhiều nước, tăng số lần bú và lượng bú với trẻ sơ sinh
- Lau người cho trẻ bằng khăn ấm: nhúng cả khan vào thau nước ấm và vắt
ráo. Dùng khăn lau ở hai hõm nách, 2 bên bẹn. Không đắp khăn lên trán và
ngực, theo dõi nhiệt độ nước. Cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ.
- Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38,5℃ trở lên và trên
38℃ với trẻ có tiền sử CGDS
- Các thuốc hạ sốt hay dùng:
+ Ibuprofen 5-10mg/kg/lần, cách 6-8 giờ/lần, không quá 40mg/kg/ngày.
+ Paracetamol 10-15mg/kg/lần, cách 4-6 giờ/lần, không quá 60mg/kg/ngày.
- Cần đưa trẻ tới viện khi:
+ Trẻ sốt cao trên 39,5℃, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt
+ Trẻ sốt cao quá 2 ngày
+ Trẻ sốt kèm theo một trong các dấu hiệu: kích thích, li bì khó đánh thức, nôn
nhiều, bỏ ăn, co giật, khó thở, phát ban,…
- Những điều không nên làm khi trẻ sốt:

14
+ Không ủ ấm cho trẻ vì càng làm tang thân nhiệt
+ Không dùng nước đá lạnh để lau cho trẻ
- Chườm nước ấm.
1.8.2.2. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
- Xử trí cơn co giật tại nhà:
+ Cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, đầu hơi thấp để đờm nhớt trong miệng chảy ra,
giữa đường thở thông thoáng ở vị trí an toàn nhất, nới lỏng quần áo.
+ Nếu được cần lấy dị vậy trong miệng trẻ.
+ Ghi nhận thời gian co giật và kiểu giật của trẻ để cung cấp thông tin cho bác sỹ.
+ Nếu cơn giật kéo dài đến 5 phút thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu
hoặc dùng thuốc cắt cơn cho trẻ nếu đã được tập huấn (thuốc diazepam dạng gel
bơm hậu môn hoặc mydazolam xịt mũi...).
+ Ghi nhận thời gian co giật và kiểu giật của trẻ để cung cấp thong tin cho bác sĩ.
+ Cặp nhiệt độ cho trẻ nếu trẻ sốt trên 38 ⁰C có thể hạ sốt bằng đường trực tràng,
chườm ấm cho trẻ.
+ Cho trẻ dùng thuốc dự phòng co giật theo chỉ định của bác sỹ (nếu có).
- Những điều không nên làm khi trẻ bị CGDS:
+ Đè lên người trẻ, giữ tay chân trẻ hay ôm chặt trẻ
+ Không nhét bất cứ vật gigì vào miệng trẻ khi đang trong cơn co giật
+ Không cho trẻ uống thuốc khi đang co giật
- Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất:
+ Nếu cơn giật kéo dài quá 5 phút.
+ Có nhiều cơn giật liên tiếp.
+ Sau hết cơn giật 10 phút mà trẻ chưa tỉnh.
+ Trẻ có biểu hiện bất thường sau cơn giật: ngừng thở, khó thở….
+ Trẻ bị giật lần đầu.

1.8.2.3. Điều trị cắt cơn giật tại cơ sở y tế


- Chỉ định: [24]
+ Cơn giật kéo dài trên 5 phút.

15
+ Trạng thái co giật khi sốt.
+ Cơn co giật liên tiếp.
- Thuốc lựa chọn: [24]
+ Bước 1: diazepam đường trực tràng: 0,5mg/kg/lần.
+ Bước 2: Fosphenytoin đường TM 15 - 20mg/kg/lần.
+ Bước 3: Diazepam đường TM 0,1 - 0,3mg/kg/lần (tối đa 10mg/lần).
+ Hoặc: Lorazepam 0,05 - 0,1mg/kg/lần (max 4mg/lần).
+ Nếu sau mỗi 5 phút không cắt cơn thì lặp lại liều diazepam trực tràng.
+ Nếu lặp lại 2 liều diazepam không cắt cơn giật thì lặp lại liều fosphenytoin TM.
+ Nếu vẫn chưa cắt được cơn giật thì lặp lại liều diazepam TM sau 5 phút.
+ Nếu vẫn không cắt được cơn giật thì chuyển đơn vị hồi sức đặt nội khí quản và
điều trị thiopentone hoặc propofol.
1.8.2.2. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
- Xử trí cơn co giật tại nhà:[22]
+ Cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, ở vị trí an toàn nhất, nới lỏng quần áo.
+ Nếu được cần lấy dị vậy trong miệng trẻ.
+ Ghi nhận thời gian co giật và kiểu giật của trẻ để cung cấp thông tin cho bác sỹ.
+ Nếu cơn giật kéo dài đến 5 phút thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu
hoặc dùng thuốc cắt cơn cho trẻ nếu đã được tập huấn (thuốc diazepam dạng gel
bơm hậu môn hoặc mydazolam xịt mũi...).
+ Ghi nhận thời gian co giật và kiểu giật của trẻ để cung cấp thong tin cho bác sĩ.
+ Cặp nhiệt độ cho trẻ nếu trẻ sốt trên 38 ⁰C có thể hạ sốt bằng đường trực tràng,
chườm ấm cho trẻ.
+ Cho trẻ dùng thuốc dự phòng co giật theo chỉ định của bác sỹ (nếu có).
- Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất:
+ Nếu cơn giật kéo dài quá 5 phút.
+ Có nhiều cơn giật liên tiếp.
+ Sau hết cơn giật 10 phút mà trẻ chưa tỉnh.
+ Trẻ có biểu hiện bất thường sau cơn giật: ngừng thở, khó thở….
+ Trẻ bị giật lần đầu.

16
1.8. Dự phòng co giật do sốt
- Hạ sốt khi trẻ sốt trên 38⁰C.
- Dự phòng diazepam không liên tục: [24]
+ Bệnh nhân có 2 cơn giật do sốt phức hợp.
+ Bệnh nhân tái phát nhiều cơn CGDS đơn thuần, co giật ở ngưỡng nhiệt độ thấp,
gia đình quá lo lắng.
+ Diazepam uống 0,3mg/lần, cách 8 giờ/lần trong đợt sốt (diazepam đường trực
tràng hoặc clobazam uống).
- Dự phòng thuốc kháng động kinh kéo dài:
+ Trẻ có ≥ 2 cơn CGDS phức hợp và điều trị diazepam trong đợt sốt không hiệu
quả.
+ Giảm dần liều thuốc kháng động kinh nếu bệnh nhân không tái cơn giật trong 6
tháng.
+ Các thuốc kháng động kinh chỉ làm giảm nguy cơ tái phát cơn giật trong vòng 6
tháng đến 2 năm mà không làm giảm nguy cơ động kinh trong tương lai.

17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm tất cả các bà mẹ có con dưới 60 tháng tuổi được chẩn đoán là CGDS
đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình trong thời gian tháng 12/2023 11/2023
đến tháng 12/2023.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bao gồm tất cả các bà mẹ có con dưới 60 tháng tuổi được chẩn đoán là CGDS
đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình trong thời gian tháng 12/2023 11/2023
đến tháng 12/2023.
+ Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chí loại trừ:
+ Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bà mẹ không phải là người chăm sóc trẻ.
+ Bà mẹ có con được chẩn đoán CGDS cao chuyển tuyến, tử vong.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Nhi Thái Bình.
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu trong tháng 12/2023 vòng ba tháng từ tháng 11/2023 đến
tháng 12/2023.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu phân tich cắt ngang cắt ngang mô tả được thực hiện trên các bà mẹ
có con dưới 60 tháng tuổi được chẩn đoán CGDS đang điều trị tại Bệnh viên Nhi
Thái Bình tháng 12/2023 tháng 11/2023 đến tháng 12/2023.
2.2.2 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu
p(1−p)
n=Z 21−α /2 =¿ 234
d2

18
Trong đó
n là cỡ mẫu cần đạt được
α= 0,05 : Mức độ tin cậy
Z1−α /2=1,96 : Hệ số giới hạn tin cậy

d= 0,05 : Độ chính xác mong muốn


p= 0,187: xác suất bà mẹ có kiến thức xử trí đúng dựa trên nghiên cứu “Đặc điểm
lâm sàng và kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị sốt cao co giật tại
bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2010” của Ths Nguyễn Thị Thanh [5]Phương pháp
chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong thời gian thu
thập số liệu.
Đề tài nghiên cứu dự kiến lấy toàn bộ các bà mẹ có con dưới 60 tháng tuổi mắc
CSDS trong khoảng thời gian thu thập số liệu.

2.2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu


Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu

Stt Tên biến Loại biến Nội dung biến Định nghĩa Chú thích
biến
A HÀNH CHÍNH
1 Tuổi mẹ Biến thứ - Dưới 18 tuổi Là tuổi của bà mẹ tại
hạng - Từ 18-40 thời điểm nghiên cứu.
(Ordinal tuổi
variable) - Trên 40 tuổi
2 Dân tộc Biến danh - Kinh Dân tộc của bà mẹ.
mục - Khác
(Nomial
categorical
data)

3 Nơi ở Biến danh - Nông thôn Là nơi ở hiện tại của bà

19
mục - Thành thị mẹ.
(Nomial
categorical
data)

4 Trình độ học Biến thứ - Không biết Là cấp học cao nhất của
vấn hạng chữ bà mẹ tính đến thời điểm
(Ordinal - Tiểu học nghiên cứu.
variable) - Trung học cơ
sở
- Trung học
phổ thông
trở lên

5 Nghề nghiệp Biến danh - Công nhân Là công việc chính của
mục - Nông dân bà mẹ.
(Nomial - Lao động tự
categorical do, nội trợ
data) - Cán bộ, viên
chức
6 Tình trạng Biến thứ - Hộ nghèo,
kinh tế gia hạng hộ cận nghèo
đình (Ordinal - Hộ có mức
variable) trung bình
- Hộ có mức
sống trên
trung bình
7 Chẩn đoán Biến nhị - CGDS Là chẩn đoán của trẻ tại
bệnh của trẻ phân - Khác thời điểm nghiên cứu
(Binary

20
variable)
B. KIẾN THỨC VỀ XỬ TRÍ
Chúng tôi đánh giá rằng bà mẹ có tổng điểm là 14 điểm
Từ 0 đến 10 điểm: kiến thức không tốt, từ 11 đén 14 điểm: kiến thức tốt
1 CGDS là Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu
bệnh lành phân - Đúng chọn đúng
tính (Binary
variable)

2 Chỉ trẻ dưới Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nếu
5 tuổi mới phân - Đúng chọn không đúng
mắc co giật (Binary
do sốt variable)

3 Trẻ thường Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nếu


xuất hiện phân - Đúng chọn đúng
cơn co giật (Binary
khi sốt trên variable)
39 độ C

21
4 Khi đo nhiệt Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nếu
độ cho trẻ phân - Đúng chọn đúng
bằng nhiệt kế (Binary
thủy ngân ở variable)
nách cần để
ít nhất là 5
phút

5 Trẻ tăng khả Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu
năng tái phát phân - Đúng chọn đúng
cơn co giật (Binary
do sốt ở variable)
những lần
sốt tiếp theo

6 Khi trẻ bị Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu


CGDS có phân - Đúng chọn đúng
biểu hiện (Binary
mất ý thức. variable)

7 Khi trẻ bị Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu


CGDS có phân - Đúng chọn đúng
biểu hiện (Binary
toàn thân co variable)
cứng

22
8 Khi trẻ bị Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu
CGDS có phân - Đúng chọn đúng
biểu hiện (Binary
ngừng thở variable)
trong vài
giây

9 Cơn co giật Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu


trong CGDS phân - Đúng chọn đúng
thường kéo (Binary
dài dưới 5 variable)
phút

10 Khi trẻ bị Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu


CGDS có phân - Đúng chọn không đúng
biểu hiện đại (Binary
tiểu tiện variable)
không tự chủ

23
11 Khi trẻ bị Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu
CGDS, sau phân - Đúng chọn không đúng
cơn giật trẻ (Binary
ngủ sâu variable)

12 Co giật do Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu


sốt là động phân - Đúng chọn không đúng
kinh (Binary
variable)

13 Nguy cơ trở Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu


thành động phân - Đúng chọn không đúng
kinh sau này (Binary
ở trẻ co giật variable)
do sốt là rất
cao

24
14 Cần phải làm Biến nhị - Không đúng Bà mẹ được 1 điểm nêu
điện não đồ phân - Đúng chọn không đúng
và cắt lớp sọ (Binary
não cho tất variable)
cả những trẻ
bị CGDS

C. THÁI ĐỘ VỀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU CGDS CỦA BÀ

Chúng tôi đánh giá bà mẹ có thái độ tốt là bà mẹ được 3 điểm, bà mẹ có thái độ


không tốt là bà mẹ nhỏ hơn 3 điểm
1 Tìm hiểu về Biến nhị - Không đồng Bà mẹ được 1 điểm nếu
CGDS là cần phân ý chọn đồng ý
thiết (Binary - Đồng ý
variable)
2 Phát hiện trẻ Biến nhị - Không đồng Bà mẹ được 1 điểm nếu
CGDS là cần phân ý chọn đồng ý
thiết (Binary - Đồng ý
variable)
3 Thực hiện Biến nhị - Không đồng Bà mẹ được 1 điểm nếu
các biện phân ý chọn đồng ý
pháp xử trí (Binary - Đồng ý
CGDS ban variable)
đầu đúng là
cần thiết
D. THỰC HÀNH XỬ TRÍ BAN ĐẦU CGDS CỦA BÀ MẸ

Chúng tôi đánh giá rằng bà mẹ có tổng điểm là 13 điểm

Từ 0 đến 9 điểm: thực hành không tốt, từ 10 đén 13 điểm: thực hành tốt

25
1 Cho trẻ nằm Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
nơi bằng phân - Có chọn có
phẳng, an (Binary
toàn, thoáng variable)
mát, sạch sẽ
2 Cho trẻ nằm Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
nghiêng sang phân - Có chọn có
1 bên, không (Binary
để đầu trẻ variable)
gập xuống
3 Nới lỏng Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
quần áo hoặc phân - Có chọn có
cởi bỏ bớt (Binary
quần áo cho variable)
trẻ

4 Nhanh chóng Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu


lấy nhiệt độ phân - Có chọn có
và các chỉ số (Binary
sinh tồn variable)

5 Cho trẻ dùng Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu


thuốc hạ sốt phân - Có chọn có
đặt hậu môn (Binary
(paracetamol variable)
viên đặt hậu
môn liều

26
15mg/kg/lần)
6 Chườm ấm Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
cho trẻ tại phân - Có chọn có
nách bẹn trán (Binary
giúp trẻ hạ variable)
sốt nhanh
hơn
7 Ghi nhận Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
thời gian co phân - Có chọn có
giật và kiểu (Binary
giật của trẻ variable)
để cung cấp
thông tin
chính xác
cho bác sỹ
8 Đặt vật mềm Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
hay đè lưỡi phân - Có chọn có
giữa 2 hàm (Binary
răng để trẻ variable)
không cắn
vào lưỡi
9 Lấy dị vật Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
trong miệng phân - Có chọn có
trẻ, hút đờm (Binary
dãi tránh trẻ variable)
sặc, khó thở

10 Giữ chặt tay Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu


chân, ôm ghì phân - Có chọn không
cố định trẻ (Binary

27
variable)
11 Sử dung các Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
biện pháp phân - Có chọn không
dân gian (cạo (Binary
gió, cúng variable)
bái…)
12 Cho trẻ dùng Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
thuốc dự phân - Có chọn có
phòng co (Binary
giật nếu có variable)
chỉ định của
bác sỹ
13 Đưa trẻ đến Biến nhị - Không Bà mẹ được 1 điểm nếu
cơ sở y tế phân - Có chọn có
gần nhất (Binary
variable)
E. TRUYỀN THÔNG

1 Chị đã nghe Biến danh - 1= nhân viên


y tế
những kiến mục
- 2= báo đài,
thức về xử trí (Nomial sách vở
ban đầu categorical - 3= gia đình,
người xung
CGDS từ data) quanh
đâu? - 4= Internet
- 5= hội phụ
nữ địa
phương
- 6= khác

28
2.2.4 Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
2.2.4.1 Công cụ thu thập số liệu bao gồm:
- Hồ sơ bệnh án của trẻ có chẩn đoán là CGDS đang điều trị tại Bệnh viện Nhi
Thái Bình bao gồm các thông tin về hành chính, tình trạng trẻ lúc nhập viện, tiền
sử bệnh tật, các kết quả cận lâm sàng.
- Bộ câu hỏi thu thập thông tin về kiến thức, thái độ và thực hành về xử trí ban đầu
CGDS của bà mẹ có con dưới 60 tháng mắc CGDS.
2.2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp phỏng vấn.phương pháp Anket.
Người thực hiện: Điều tra viên là các nghiên cứu viên. Trước khi thu thập số liệu
nghiên cứu viên sẽ được tập huấn kĩ năng giải thích, lắng nghe và chia sẻ.
Các bước thực hiện:
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án để lựa chọn các trường hợp trẻ có chẩn đoán là CGDS.
- Tiến hành cho bà mẹ có trẻ dưới 60 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viên nhi tỉnh
Thái Bình được chẩn đoán là CGDS điền phiếu thu thập thông tin.
2.3 Quản lý và phân tích số liệu
2.3.1 Quản lý và làm sạch số liệu
- Phiếu điều tra thông tin sau khi thu thập sẽ được nghiên cứu viên chính quản lý,
kiểm tra tính đầy đủ của thông tin, sau đó sẽ sử dụng mã số của bảng kiểm để đối
chiếu và bổ sung thông tin thiếu.
- Số liệu sau thu thập sẽ được nhập liệu vào phần mềm Epidata, sau đó được
chuyển sang phần mềm SPSS để làm sạch và phân tích.
- Làm sạch số liệu bao gồm kiểm tra các số liệu bị mã hoá sai, khuyết thiếu.
Trường hợp mã hoá sai sẽ được kiểm tra lại bằng mã số của bảng kiểm. Trường
hợp sau khi kiểm tra nhưng không có thông tin đúng để chỉnh sửa, thông tin sẽ
được mã hoá thành khuyết thiếu.
2.3.2 Phân tích số liệu
- Tất cả các biến định tính sẽ được trình bày dưới dạng tỷ lệ và phần trăm. Mối
liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi về xử trí ban đầu của bà mẹ có con
dưới 60 tháng đang điều trị tại Bệnh viện nhi tỉnh Thái Bình sẽ được kiểm chứng
bằng phân tích hồi quy logictics. Kết quả sẽ được trình bày dưới dạng tỷ suất

29
chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (95%CI) và p. Các test kiểm định cho kết quả p
< 0,05 được coi là có ý nghia thống kê
- Các biến danh mục, thứ hạng và nhị phân sau khi được thu thập sẽ được trình bày
dưới dạng tỷ lệ và phần trăm.
2.4 Phương pháp kiểm soát sai số
2.4.1 Sai số có thể xảy ra:
Sai số thu thập thông tin (Information bias).
- Sai số nhớ lại (recall bias).
- Sai lệch do điều tra viên (interviewer bias).
2.4.2 Phương pháp kiểm soát.
- Điều tra viên cần tiếp cận đối tượng nghiên cứu sớm nhất có thể.
- Trước khi được sử dụng, bộ câu hỏi trong phiếu thu thập thông tin sẽ được kiểm
tra và chỉnh sửa.
- Bộ câu hỏi dễ đọc, dễ hiểu, không có từ ngữ hàn lâm, dễ gây hiểu nhầm.
- Những phiếu trả lời không đầy đủ, sai lệch thông tin phải được thu thập lại hoặc
bị loại bỏ và thay thế bằng phiếu trả lời khác.
- Điều tra viên cần được tập huấn, trang bị kiến thức đầy đủ.
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được xem xét, kiểm duyệt và giảm sát bởi Hội đồng khoa học
và Hội đồng Y đức của Đại học Y Dược Thái Bình. Nghiên cứu dựa trên sự chấp
nhận của ban lãnh đạo, phụ trách Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình.
- Với mục tiêu mục tiêu mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về xử tri ban đầu
CGDS của bà mẹ có con dưới 60 tháng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái
Bình mắc CGDS, đề tài ngiên cứu mong muốn giúp cho bà mẹ có hiểu đầy đủ,
đúng đắn về tình trạng của trẻ, giúp họ bình tĩnh và tự tin xử trí khi trẻ xuất hiện
các cơn co giật do sốt đối mặt với các cơn co giật tái phát trong tương lai.
- Các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu dựa trên nguyên tắc tối ưu lợi ích
và giảm thiểu rủi ro cho đối tượng tham gia nghiên cứu.

30
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng nội dung, mục đích,
rủi ro và lợi ích của nghiên cứu.
- Các đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia nghiên cứu, không bị ép buộc và
hoàn toàn có quyền dừng nghiên cứu bất cứ lúc nào.
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu đồng ý chấp nhận rủi ro cũng như có quyền
hưởng lợi ích từ nghiên cứu. Trường hợp đối tượng nghiên cứu gặp phải rủi ro,
nghiên cứu viên có trách nhiệm giảm thiểu thiệt hại cho đối tượng.
- Thông tin của đối tượng nghiên cứu hoàn toàn được bảo mật và chỉ được phục vụ
cho mục đích nghiên cứu.
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được thông báo nếu đề tài nghiên cứu có
sự thay đổi.
- Các nghiên cứu viên được hướng dẫn vá giám sát bởi giảng viên hướng dẫn
- Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và trung thực.

31
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 11/2023 đến tháng 12/2023,
chúng tôi sẽ tiến hành thu thập số liệu từ phiếu trả lời của bà mẹ có con được chẩn
đoán là CGDS đang điều trị tại bệnh viện Nhi Thái Bình.

*Xếp loại kiến thức

Kiến thức xử trí của bà mẹ về CGDS được đánh giá theo phiếu thu thập thông tin đã
được chúng tôi soạn sẵn. Thông qua 5 câu hỏi về kiến thức đối với CGDS, chúng
tôi xét các kiến thức đúng là:

- CGDS thường xuất hiện ở độ tuổi từ 6 tháng đến 60 tháng


- CGDS là bệnh lành tính.
- Trạng thái co giật khi sốt của trẻ.
- Sốt cao co giật không phải là bệnh động kinh.
- Nêu được 1 trong những cách xử trí đúng khi trẻ co giật.
Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá kiến thức của bà mẹ

Thang điểm Đánh giá


Kiến thức Trả lời đúng 5 câu Kiến thức rất tốt
Trả lời đúng 3-4 câu Kiến thức tốt
Trả lời đúng 0-2 câu Kiến thức chưa tốt
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm chung về nhóm tuổi, nơi ở, nghề nghiệp, và trình độ học vấn
và tình trạng kinh tế của đối tượng nghiên cứumẹ

Đặc điểm Số lượng(n) Tỷ lệ (%)


Nhóm tuổi <18 tuổi
18-40 tuổi
>40 tuổi
Nơi ở Nông thôn
Thành thị

32
Dân tộc Kinh
Khác
Nghề nhiệp Cán bộ-viên chức
Công nhân
Nông dân
Lao động tự do
Khác
Trình độ học vấn Không biết chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ
thông trở lên
Tình trạng kinh hộ nghèo, cận
tế nghèo
hộ có mức sống
trung bình
hộ có mức sống
trên trung bình
Chẩn đoán của CGDS
trẻ
Khác

Nhận xét: Đa phần các bà mẹ tham gia nghiên cứu có thuộc nhóm tuổi…(…%).
Những bà mẹ ở vùng… (..%) chiếm tỉ lệ cao hơn ở vùng….(…%). Nghề nghiệp chủ
yếu là….(…%), tiếp đến là….Trình độ học vấn của các bà mẹ chủ yếu là…Tình
trạng kinh tế của các gia đình phần lớn là những hộ…

Bảng 3.2: Phân bố nguồn thông tin được các bà mẹ tham khảo

Số lượng(n) Tỷ lệ (%)
1.nhân viên y tế
2.báo đài, sách vở

33
3.gia đình, người xung
quanh
4. Internet
5. hội phụ nữ địa phương
4. khác____
Nhận xét: (..%) bà mẹ đã tham khảo, học hỏi những kiến thức, thực hành xử trí
CGDS từ…., có (…%) bà mẹ tham khảo từ nguồn….

3.2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về xử trí ban đầu CGDS
Bảng 3.3: Thực trạng kiến thức về xử trí CGDS của đối tượng nghiên cứu

Điểm Điểm
Bà mẹ có kiến Bà mẹ có kiến
cao thấp
thức không tốt thức tốt
nhất nhất
n % n % s/S s/S
Kiến
thức

Nhận xét: Kiến thức của những bà mẹ chủ yếu ở mức........... là ....%, phần còn
lại ....% là kiến thức..... Điểm cao nhất trong phần kiến thức mà các mẹ đạt được
là ...../14. Điểm thấp nhất trong phần kiến thức mà các mẹ đạt được là ....../14.

Bảng 3.4: Thực trạng thái độ về xử trí CGDS của đối tượng nghiên cứu

Điểm Điểm
Bà mẹ có thái độ Bà mẹ có thái độ
cao thấp
không tốt tốt
nhất nhất

n % n % s/S s/S

Thái độ

34
Nhận xét: Thái độ của những bà mẹ chủ yếu ở mức........... là ....%, phần còn lại ....
% là kiến thức..... Điểm cao nhất trong phần thái độ mà các mẹ đạt được là ...../3.
Điểm thấp nhất trong phần thái độ mà các mẹ đạt được là ....../3.

Bảng 3.5: Thực trạng thực hành về xử trí CGDS của đối tượng nghiên cứu

Điểm Điểm
Bà mẹ có thực Bà mẹ có thực
cao thấp
hành không tốt hành tốt
nhất nhất

n % n % s/S s/S

Thực
hành

Nhận xét: Thực hànhcủa những bà mẹ chủ yếu ở mức........... là ....%, phần còn
lại ....% là kiến thức..... Điểm cao nhất trong phần thực hành mà các mẹ đạt được là
...../3. Điểm thấp nhất trong phần thực hành mà các mẹ đạt được là ....../3.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành xử trí ban đầu
CGDS của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.6. Liên quan giữa kiến thức về xử trí ban đầu CGDS và các yếu tố liên quan

Bà mẹ có OR
Bà mẹ có kiến kiến thức (95%CI)
thức tốt không chưa
Đặc điểm
tốt
Số Số
Tỉ lệ Tỉ lệ
lượng lượng
(%) (%)
(n) (n)
<18 tuổi
Nhóm 18-40 tuổi
tuổi >40 tuổi

35
Nông thôn
Nơi ở
Thành thị
Dân Kinh
tộc Khác
Cán bộ-viên chức
Công nhân
Nghề
Nông dân
nhiệp
Lao động tự do
Khác
Không biết chữ
Trình Tiểu học
độ học Trung học cơ sở
vấn Trung học phổ
thông trở lên
hộ nghèo, cận
nghèo
Tình
hộ có mức sống
trạng
trung bình
kinh tế
hộ có mức sống
trên trung bình
Chẩn CGDS
đoán Khác
của trẻ

Nguồn Nhân viên y tế


tham
Những nguồn lực
khảo
khác
Bảng 3.7. Liên quan giữa thái độ về xử trí ban đầu CGDS và các yếu tố liên quan

Đặc điểm Bà mẹ có thái Bà mẹ có thái OR

36
độ tốt độ không tốt (95%CI)
Số Số
Tỉ lệ Tỉ lệ
lượng lượng
(%) (%)
(n) (n)
<18 tuổi
Nhóm 18-40 tuổi
tuổi >40 tuổi
Nông thôn
Nơi ở
Thành thị
Dân Kinh
tộc Khác
Cán bộ-viên chức
Công nhân
Nghề
Nông dân
nhiệp
Lao động tự do
Khác
Không biết chữ
Trình Tiểu học
độ học Trung học cơ sở
vấn Trung học phổ
thông trở lên
hộ nghèo, cận
nghèo
Tình
hộ có mức sống
trạng
trung bình
kinh tế
hộ có mức sống
trên trung bình
Chẩn CGDS
đoán Khác

37
của trẻ
Nguồn Nhân viên y tế
tham Những nguồn lực
khảo khác

Bảng 3.8. Liên quan giữa thực hành về xử trí ban đầu CGDS và các yếu tố liên
quan

Bà mẹ có
Bà mẹ có thực
thực hành
hành tốt
Đặc điểm không tốt OR
Số Số (95%CI)
Tỉ lệ Tỉ lệ
lượng lượng
(%) (%)
(n) (n)
<18 tuổi
Nhóm 18-40 tuổi
tuổi >40 tuổi
Nông thôn
Nơi ở
Thành thị
Dân Kinh
tộc Khác
Cán bộ-viên chức
Công nhân
Nghề
Nông dân
nhiệp
Lao động tự do
Khác
Trình Không biết chữ
độ học Tiểu học
vấn Trung học cơ sở

38
Trung học phổ
thông trở lên
hộ nghèo, cận
nghèo
Tình
hộ có mức sống
trạng
trung bình
kinh tế
hộ có mức sống
trên trung bình
Chẩn CGDS
đoán Khác
của trẻ
Nguồn Nhân viên y tế
tham Những nguồn lực
khảo khác

Bảng 3.9: Liên quan giữa nguồn thông tin và kiến thức và thái độ của bà mẹ

Bà mẹ có kiến
Bà mẹ có kiến
thức chưathái
thứcthái độ
độ không tốt
tốt OR
(95%CI)
Số Số
Tỉ lệ Tỉ lệ
lượng lượng
(%) (%)
(n) (n)

Tốt
Kiến thức
chung Không tốt

Bảng 3.10: Liên quan giữa nguồn thông tin và kiến thức và thực hành của bà mẹ

39
Bà mẹ có thực
Bà mẹ có thực
hành không tốt
hành tốt
OR
Số Số (95%CI)
Tỉ lệ Tỉ lệ
lượng lượng
(%) (%)
(n) (n)

Tốt
Kiến thức
chung Không tốt

Bảng 3.6: Mức độ kiến thức của bà mẹ về xử trí CGDS

Thang điểm Đánh giá Số lượng (n) Tỷ lệ (%)


Kiến thức Trả lời đúng 5 Kiến thức rất
câu tốt
Trả lời đúng 3- Kiến thức tốt
4 câu
Trả lời đúng 0- Kiến thức chưa
2 câu tốt
Tổng

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN


Mô tả kiến thức về xử trí CGDS của các bà mẹ.
4.1. Một số đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu
- Về nhóm tuổi, dân tộc và nơi ở

- Về trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế của gia đình

40
- Về chẩn đoán của trẻ

4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về xử trí ban đầu CGDS của
nhóm đối tượng nghiên cứu:
- Về kiến thức

- Về thái độ

- Về thực hành

4.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành với một số yếu tố liên
quan

41
KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Xác định vấn đề nghiên cứu và tìm đọc tài liệu: 01/8-15/8/2023
2. Thiết kế đề cương nghiên cứu: 16/8/2023-14/10/2023
3. Nộp đề cương nghiên cứu: 14/10/2023
4. Bảo vệ đề cương nghiên cứu: 26/10/2023
5. Dự kiến thu thập số liệu: 12/2023
6. Xử lý và phân tích số liệu, đưa ra kết quả: 01/01/2024 – 28/02/2024
7. Bàn luận kết quả, kết luận: 01/3/2024 – 30/4/2024

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Steering Committee on Quality Improvement and Management,
Subcommittee on Febrile Seizures American Academy of Pediatrics, “Febrile
seizures: clinical practice guideline for the long-term management of the child with
simple febrile seizures,” Pediatrics, vol. 121, no. 6, pp. 1281–1286, Jun. 2008, doi:
10.1542/peds.2008-0939.
[2] “(PDF) Knowledge Attitudes and Practice of Parents Regarding Fever in
Children and its Management at Home.” Accessed: Dec. 13, 2023. [Online].
Available:
https://www.researchgate.net/publication/322119685_Knowledge_Attitudes_and_Pr
actice_of_Parents_Regarding_Fever_in_Children_and_its_Management_at_Home
[3] “Một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên.” Accessed: Dec. 13, 2023. [Online]. Available:
https://tailieu.vn/doc/mot-so-yeu-to-nguy-co-co-giat-do-sot-o-tre-em-tu-3-thang-
den-5-tuoi-tai-benh-vien-trung-uong-thai-ng-2474068.html
[4] Phương B. T. and Thuận P. T., “ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG
VÀ NGUYÊN NHÂN CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108,” tcnk, vol. 15, no. 5, Art. no. 5, 2022, doi:
10.52724/tcnk.v15i5.160.
[5] “Đặc điểm lâm sàng và kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị
sốt cao co giật tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2010 - Trường Đại học Y Dược
Thái Bình.” Accessed: Oct. 11, 2023. [Online]. Available:
http://tbump.edu.vn/index.php/vi/news/Khoa-hoc-cong-nghe/Dac-diem-lam-sang-
va-kien-thuc-cham-soc-cua-ba-me-co-con-duoi-6-tuoi-bi-sot-cao-co-giat-tai-benh-
vien-Nhi-Thai-Binh-nam-2010-270.html
[6] “Sốt - Bài Giảng ĐH YHN,” Thư Viện Y Học. Accessed: Dec. 13, 2023.
[Online]. Available: https://thuvienyhoc.com/tai-lieu/sot-dh-y-ha-noi/
[7] “virad.org - Bai giang nhi khoa tap 2.PDF,” Google Docs. Accessed: Dec. 13,
2023. [Online]. Available: https://drive.google.com/file/d/1Zyffag-
s8FLfkr6sRrOdMKns4I14nsfj/view?usp=embed_facebook
[8] S. Seinfeld, H. P. Goodkin, and S. Shinnar, “Status Epilepticus,” Cold Spring
Harb Perspect Med, vol. 6, no. 3, p. a022830, Mar. 2016, doi:
10.1101/cshperspect.a022830.
[9] “Febrile convulsions in children - ProQuest.” Accessed: Dec. 13, 2023.
[Online]. Available:
https://www.proquest.com/openview/7247e45d2a2b9304dde7138f39c746b1/1?pq-
origsite=gscholar&cbl=2042233

43
[10] N. Patel, D. Ram, N. Swiderska, L. D. Mewasingh, R. W. Newton, and M.
Offringa, “Febrile seizures,” BMJ, vol. 351, p. h4240, Aug. 2015, doi:
10.1136/bmj.h4240.
[11] L. D. Mewasingh, “Febrile seizures,” BMJ Clin Evid, vol. 2014, p. 0324, Jan.
2014.
[12] B. Kılıç, “Clinical Features and Evaluation in Terms of Prophylaxis of
Patients With Febrile Seizures,” Sisli Etfal Hastan Tip Bul, vol. 53, no. 3, pp. 276–
283, Aug. 2019, doi: 10.14744/SEMB.2019.30633.
[13] “Khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em dưới 5
tuổi tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang – Hội Thần Kinh Học Việt Nam.”
Accessed: Oct. 11, 2023. [Online]. Available:
https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/khao-sat-mot-so-yeu-to-nguy-co-lien-quan-
den-co-giat-do-sot-o-tre-em-duoi-5-tuoi-tai-benh-vien-san-nhi-bac-giang/
[14] J. W. Dreier, J. Li, Y. Sun, and J. Christensen, “Evaluation of Long-term Risk
of Epilepsy, Psychiatric Disorders, and Mortality Among Children With Recurrent
Febrile Seizures,” JAMA Pediatr, vol. 173, no. 12, pp. 1164–1170, Dec. 2019, doi:
10.1001/jamapediatrics.2019.3343.
[15] “Model chapter for textbooks : IMCI Integrated Management of Childhood
Illness.” Accessed: Oct. 11, 2023. [Online]. Available:
https://www.who.int/publications-detail-redirect/WHO-FCH-CAH-01.01
[16] “Khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em dưới 5
tuổi tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang – Hội Thần Kinh Học Việt Nam.”
Accessed: Dec. 13, 2023. [Online]. Available:
https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/khao-sat-mot-so-yeu-to-nguy-co-lien-quan-
den-co-giat-do-sot-o-tre-em-duoi-5-tuoi-tai-benh-vien-san-nhi-bac-giang/
[17] “218780_16122020152458CVv46V463S12018081.pdf.” Accessed: Dec. 13,
2023. [Online]. Available:
http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/218780_16122020152458
CVv46V463S12018081.pdf
[18] “Bệnh học nhi khoa.pdf.” Accessed: Dec. 13, 2023. [Online]. Available:
https://www.docdroid.net/kQGIf9v/benh-hoc-nhi-khoa-pdf
[19] “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ đối với sốt co giật tại k,”
123doc Cộng đồng chia sẻ, upload, upload sách, upload tài liệu. Accessed: Dec. 13,
2023. [Online]. Available: https://123docz.net/document/5954697-khao-sat-kien-
thuc-thai-do-hanh-vi-cua-ba-me-doi-voi-sot-co-giat-tai-khoa-cap-cuu-benh-vien-
nhi-dong-2.htm

44
[20] “Febrile Seizures: Guideline for the Neurodiagnostic Evaluation of the Child
With a Simple Febrile Seizure | Pediatrics | American Academy of Pediatrics.”
Accessed: Dec. 13, 2023. [Online]. Available:
https://publications.aap.org/pediatrics/article/127/2/389/65189/Febrile-Seizures-
Guideline-for-the-Neurodiagnostic?autologincheck=redirected
[21] R. C. Parmar, D. R. Sahu, and S. B. Bavdekar, “Knowledge, attitude and
practices of parents of children with febrile convulsion,” J Postgrad Med, vol. 47,
no. 1, pp. 19–23, 2001.
[22] O. O. Jarrett, O. J. Fatunde, K. Osinusi, and I. A. Lagunju, “PRE-HOSPITAL
MANAGEMENT OF FEBRILE SEIZURES IN CHILDREN SEEN AT THE
UNIVERSITY COLLEGE HOSPITAL, IBADAN, NIGERIA,” Annals of Ibadan
Postgraduate Medicine, vol. 10, no. 2, p. 6, Dec. 2012.
[23] “Trường Đại học Y Dược Thái Bình.” Accessed: Dec. 13, 2023. [Online].
Available: http://tbump.edu.vn/
[24] admin, “Bài giảng nhi khoa – 2 tập – Đại học Y Hà Nội – Thư viện y học.”
Accessed: Dec. 13, 2023. [Online]. Available:
https://newsheath.pro/2019/08/22/bai-giang-nhi-khoa-2-tap-dai-hoc-y-ha-noi/

45
PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ XỬ


TRÍ BAN ĐẦU CO GIẬT DO SỐT CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2023
LỜI GIỚI THIỆU VÀ SỰ ĐỒNG Ý

Xin chào mọi người, chúng tôi là nhóm K49A_09, sinh viên của trường Đại học Y
Dược Thái Bình. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực
hành về xử trí ban đầu co giật do sốt của các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện Nhi
tỉnh Thái Bình năm 2023. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần mô tả được thực
trạng của chủ đề này. Nếu bạn đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ hỏi bạn
một số câu hỏi dựa theo bảng câu hỏi chúng tôi đã soạn trước. Thời gian phỏng vấn
sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút. Chúng tôi sẽ giữ bí mật những thông tin mà bạn
cung cấp trong nghiên cứu. Mong mọi người đồng ý phỏng vấn. Thay mặt nhóm
nghiên cứu, tôi xin trân trọng cảm ơn!

STT Câu hỏi Câu trả lời


A. HÀNH CHÍNH
A1 Mã phiếu ……………………………………..
A2 Họ và tên mẹ ……………………………………..
A3 Tuổi mẹ 1= Dưới 18
2= từ 18-40
3= trên 40
A4 Dân tộc 1= Kinh
2= Khác
A5 Nơi ở hiện tại 1= Nông thôn
2= Thành thị
A6 Trình độ học vấn 1= Không biết chữ
2= Tiểu học
3= THCS

46
4= THPT trở lên
A7 Nghề nghiệp 1= Nông dân
2= Công nhân
3= Lao động tự do, nội trợ
4= Cán bộ, viên chức
5= Khác Ghi rõ:………
A8 Tình trạng kinh tế gia đình 1= Hộ nghèo, hộ cận nghèo
2= Hộ có mức trung bình
3= Hộ có mức sống trên trung
bình
A9 Họ và tên trẻ …………………………………….
A10 Tuổi …………………………………….
A11 Giới 1= Nam
2= Nữ
A12 Cân nặng …………………………………….
A13 Chẩn đoán của trẻ 1= Lần đầuCGDS
Trẻ bị CGDS lần thứ mấy 2= Lần thứ 2Khác
[B.] KIẾN THỨC VỀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU CỦA BÀ MẸ VỀ CGDS
B1 Chị có biết gì về CGDS ở trẻ 1= Có
không? 2= Không
B2 Chị đã từng thấy trẻ CGDS 1= Chưa bao giờ
trước đây chưa? 2= Đã từng thấy
B3 Chị đã từng tìm hiểu về 1= Chưa bao giờ
CGDS chưa? 2= Đã tìm hiểu
B4 Theo chị thì CGDS thường 1= Dưới 6 tháng
xuất hiện ở độ tuổi nào của 2= Từ 6 tháng đến 60 tháng
trẻ? 3= Trên 60 tháng
B5 Chị có cho rằng CGDS là 1= Có
bệnh lành tính không? 2= Không
B6 Chị có cho rằng CGDS là 1= Có

47
bệnh động kinh không 2= Không
B7 Chị thấy CGDS gây nguy 1= Có
hiểm cho trẻ không? 2= Không
B8 Theo chị khi trẻ CGDS thì 1= Mắt trợn ngược
có biểu hiện gì? 2= Tay chân nắm chặt
3= Sùi bọt mép
4= Không biết
B9 Theo chị có cần xử trí khi trẻ 1= Có
CGDS không? 2= Không
B10 Theo chị khi trẻ bị CGDS thì 1= Gọi người khác giúp đỡ
xử trí ban đầu như thế nào? 2= Cho trẻ năm nghiêng sang 1
bên, ở vị trí an toàn
3= Nới lỏng quần áo
4= Nếu được, cần lấy dị vật
trong miệng trẻ
5= Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
6= Giữ chặt tay chân trẻ
7= Sử dụng các phương pháp
dân gian( đánh gió, cúng
bái…)
8= Nhét đồ vật vào miệng
trẻ( ngón tay, thìa, khăn….)
B11 Chị đã nghe những kiến thức 1= Nhân viên y tế
về xử trí ban đầu CGDS từ 2= Báo đài, sách vở
đâu? 3= Gia đình, người xung quanh
4= Khác
KIẾN THỨC VỀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU CGDS CỦA BÀ MẸ
B1 CGDS là bệnh lành tính 1= Không đúng
2= Đúng
B2 Chỉ trẻ dưới 5 tuổi mới mắc 1= Không đúng

48
co giật do sốt 2= Đúng
B3 Trẻ thường xuất hiện cơn co 1= Không đúng
giật khi sốt trên 39 độ C 2= Đúng
B4 Khi đo nhiệt độ cho trẻ bằng 1= Không đúng
nhiệt kế thủy ngân ở nách 2= Đúng
cần để ít nhất là 5 phút
B5 Trẻ tăng khả năng tái phát 1= Không đúng
cơn co giật do sốt ở những 2= Đúng
lần sốt tiếp theo
B6 Khi trẻ bị CGDS có biểu 1= Không đúng
hiện mất ý thức. 2= Đúng
B7 Khi trẻ bị CGDS có biểu 1= Không đúng
hiện toàn thân co cứng 2= Đúng
B8 Khi trẻ bị CGDS có biểu 1= Không đúng
hiện ngừng thở trong vài 2= Đúng
giây
B9 Cơn co giật trong CGDS 1= Không đúng
thường kéo dài dưới 5 phút 2= Đúng
B10 Khi trẻ bị CGDS có biểu 1= Không đúng
hiện đại tiểu tiện không tự 2= Đúng
chủ
B11 Khi trẻ bị CGDS, sau cơn 1= Không đúng
giật trẻ ngủ sâu 2= Đúng
B12 Co giật do sốt là động kinh 1= Không đúng
2= Đúng
B13 Nguy cơ trở thành động kinh 1= Không đúng
sau này ở trẻ co giật do sốt 2= Đúng
là rất cao
B14 Cần phải làm điện não đồ và 1= Không đúng
cắt lớp sọ não cho tất cả 2= Đúng

49
những trẻ bị CGDS
B.[C.] THÁI ĐỘ VỀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU CGDS CỦA BÀ MẸ
C1 Tìm hiểu về CGDS là cần 1= Không đồng ý
thiết 2= Đồng ý
C2 Phát hiện trẻ CGDS là cần 1= Không đồng ý
thiết. 2= Đồng ý
C3 Thực hiện các biện pháp xử 1= Không đồng ý
trí CGDS ban đầu đúng là 2= Đồng ý
cần thiết.
C.[D.] THỰC HÀNH XỬ TRÍ BAN ĐẦU CGDS CỦA BÀ MẸ
D1 Cho trẻ nằm nơi bằng phẳng, 1= Không
an toàn, thoáng mát, sạch sẽ. 2= Có
D2 Cho trẻ nằm nghiêng sang 1 1= Không
bên, không để đầu trẻ gập 2= Có
xuống
D3 Nới lỏng quần áo hoặc cởi 1= Không
bỏ bớt quần áo cho trẻ 2= Có
D4 Nhanh chóng lấy nhiệt độ và 1= Không
các chỉ số sinh tồn 2= Có
D5 Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt 1= Không
đặt hậu môn (paracetamol 2= Có
viên đặt hậu môn liều
15mg/kg/lần)
D6 Chườm ấm cho trẻ tại nách 1= Không
bẹn trán giúp trẻ hạ sốt 2= Có
nhanh hơn.
D7 Ghi nhận thời gian co giật và 1= Không
kiểu giật của trẻ để cung cấp 2= Có
thông tin
chính xác cho bác sỹ

50
D8 Đặt vật mềm hay đè lưỡi 1= Không
giữa 2 hàm răng để trẻ 2= Có
không cắn vào lưỡi
D9 Lấy dị vật trong miệng trẻ, 1= Không
hút đờm dãi tránh trẻ sặc, 2= Có
khó thở
D10 Giữ chặt tay chân, ôm ghì cố 1= Không
định trẻ 2= Có
D11 Sử dung các biện pháp dân 1= Không
gian (cạo gió, cúng bái…) 2= Có
D12 Cho trẻ dùng thuốc dự 1= Không
phòng co giật nếu có chỉ 2= Có
định của bác sỹ
D13 Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần 1= Không
nhất 2= Có
D.[E.] TRUYỀN THÔNG
E1 Chị đã nghe những kiến thức 1= nhân viên y tế
về xử trí ban đầu CGDS từ 2= báo đài, sách vở
đâu? 3= gia đình, người xung quanh
4= Internet
5= hội phụ nữ địa phương
6= khác
Ghi rõ…………………..___

51
52
THANG ĐIỂM CHẤM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ XỬ
TRÍ BAN ĐẦU CGDS CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
NHI THÁI BÌNH NĂM 2023

Câu hỏi Câu trả lời Đáp án và chấm điểm


KIẾN THỨC
B1 CGDS là bệnh 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn
lành tính đúng 2
2= Đúng
B2 Chỉ trẻ dưới 5 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn
tuổi mới mắc co đúng 1
giật do sốt 2= Đúng
B3 Trẻ thường xuất 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn
hiện cơn co giật đúng 2
khi sốt trên 39 độ 2= Đúng
C
B4 Khi đo nhiệt độ 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn
cho trẻ bằng đúng 2
nhiệt kế thủy 2= Đúng
ngân ở nách cần
để ít nhất là 5
phút
B5 Trẻ tăng khả 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
năng tái phát cơn đúng
co giật do sốt ở 2= Đúng

53
những lần sốt
tiếp theo
B6 Khi trẻ bị CGDS 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
có biểu hiện mất đúng
ý thức. 2= Đúng
B7 Khi trẻ bị CGDS 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
có biểu hiện toàn đúng
thân co cứng 2= Đúng
B8 Khi trẻ bị CGDS 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
có biểu hiện đúng
ngừng thở trong 2= Đúng
vài giây
B9 Cơn co giật trong 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
CGDS thường đúng
kéo dài dưới 5 2= Đúng
phút
B10 Khi trẻ bị CGDS 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 1
có biểu hiện đại đúng
tiểu tiện không tự 2= Đúng
chủ
B11 Khi trẻ bị CGDS, 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 1
sau cơn giật trẻ đúng
ngủ sâu 2= Đúng
B12 Co giật do sốt là 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 1
động kinh đúng
2= Đúng
B13 Nguy cơ trở 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 1
thành động kinh đúng
sau này ở trẻ co 2= Đúng
giật do sốt là rất

54
cao
B14 Cần phải làm 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 1
điện não đồ và đúng
cắt lớp sọ não 2= Đúng
cho tất cả những
trẻ bị CGDS
Tổng 14đ: < 11: kiến thức không tốt; >= 11: kiến thức tốt
THÁI ĐỘ
C1 Tìm hiểu về 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
CGDS là cần đồng ý
thiết 2= Đồng ý
C2 Phát hiện trẻ 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
CGDS là cần đồng ý
thiết. 2= Đồng ý
C3 Thực hiện các 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
biện pháp xử trí đồng ý
CGDS ban đầu 2= Đồng ý
đúng là cần thiết.
Tổng: < 3: thái độ không tốt; 3: thái độ tốt
THỰC HÀNH
D1 Cho trẻ nằm nơi 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
bằng phẳng, an 2= Có
toàn, thoáng mát,
sạch sẽ.
D2 Cho trẻ nằm 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
nghiêng sang 1 2= Có
bên, không để
đầu trẻ gập
xuống
D3 Nới lỏng quần áo 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2

55
hoặc cởi bỏ bớt 2= Có
quần áo cho trẻ
D4 Nhanh chóng lấy 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
nhiệt độ và các 2= Có
chỉ số sinh tồn
D5 Cho trẻ dùng 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
thuốc hạ sốt đặt 2= Có
hậu môn
(paracetamol
viên đặt hậu môn
liều
15mg/kg/lần)
D6 Chườm ấm cho 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
trẻ tại nách bẹn 2= Có
trán giúp trẻ hạ
sốt nhanh hơn.
D7 Ghi nhận thời 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
gian co giật và 2= Có
kiểu giật của trẻ
để cung cấp
thông tin
chính xác cho
bác sỹ
D8 Đặt vật mềm hay 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
đè lưỡi giữa 2 2= Có
hàm răng để trẻ
không cắn vào
lưỡi
D9 Lấy dị vật trong 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
miệng trẻ, hút 2= Có

56
đờm dãi tránh trẻ
sặc, khó thở
D10 Giữ chặt tay 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 1
chân, ôm ghì cố 2= Có
định trẻ
D11 Sử dung các biện 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 1
pháp dân gian 2= Có
(cạo gió, cúng
bái…)
D12 Cho trẻ dùng 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
thuốc dự phòng 2= Có
co giật nếu có chỉ
định của bác sỹ
D13 Đưa trẻ đến cơ sở 1= Không Chấm 1 điểm nếu chọn 2
y tế gần nhất 2= Có
Tổng: <10: thực hành không tốt; >=10: thực hành tốt

57

You might also like