Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUỐC TẾ HỌC


------------------------------

Tên đề tài:
THẢO LUẬN VÀ TRÌNH BÀY VỀ VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC
CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TRONG THẾ KỈ XXI
(Học phần: Chuyên môn 2)

Nhóm 14: Huỳnh Thị Sương, Nguyễn Thị Diễm Sương, Trương Thị Khánh Tâm,
Trần Thị Hoài Thanh, Đặng Thị Thu Thảo, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Thanh
Thảo, Trần Thị Phương Thảo
Khóa: 14CNĐPH
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh, ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Đà Nẵng, tháng 1/2018


MỤC LỤC
TÓM TẮT...........................................................................................................................2
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
1. Lý do nghiên cứu......................................................................................................3
2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
2.1. Nội dung.................................................................................................................3
2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................3
4. Kết quả nghiên cứu.....................................................................................................3
NỘI DUNG..........................................................................................................................4
1. Tổng quan về khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XXI...................................................4
1.1. Khái quát về khu vực Đông Nam Á.......................................................................4
1.2. Sự trổi dậy của khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XXI..............................................4
2.Vai trò và vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á thế kỉ XXI...........................6
2.1. Về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.......................................................................6
2.2. Về lĩnh vực kinh tế.................................................................................................7
2.3. Xét về mặt chính trị & văn hoá...............................................................................9
2.4. Về mặt lĩnh vực xã hội.........................................................................................10
2.5. Xét về mặt an ninh quốc phòng............................................................................13
3. Triển vọng & thách thức..........................................................................................15
3.1. Triển vọng trong khu vực Đông Nam Á...............................................................15
3.2. Triển vọng trên thế giới........................................................................................16
3.3. Thách thức............................................................................................................17
KẾT LUẬN.......................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................19

1
TÓM TẮT
Đông Nam Á- một khu vực đầy biến động, chịu sự tàn khốc mà thực dân đô hộ mang
đến từ thế kỉ XIX. Thế nhưng khi chứng kiến nỗi đau và mất mát đó, các nước trong khu
vực này đã cùng nhau đoàn kết và hợp tác với nhau để cùng phát triển một Đông Nam Á
phồn vinh, thịnh vượng. Đặc biệt, thế kỉ XXI là một dấu mốc quan trọng mở đầu sự hợp
tác sâu rộng và tầm nhìn về vai trò, vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á về các lĩnh
vực: an ninh quốc phòng, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, … Đây cũng là thỏi nam
châm thu hút các nước lớn về khu vực này. Bên cạnh đó, những triển vọng và thách thức
của khu vực trong thế kỉ XXI cũng được quan tâm. Các quốc gia trong khu vực cũng đã
bước đầu cũng tương hỗ, đoàn kết bền chặt để phát triển khu vực. Điều này mang đến cho
Việt Nam những bài học kinh nghiệm để có thể tăng cường sự hợp tác sâu rộng hơn với
các nước trong khu vực.
Từ khóa: vai trò, vị trí chiến lược, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hóa,
xã hội, an ninh, triền vọng, thách thức.
South-East Asia- a volatile, devastating region colonized by the colonists in the
nineteenth century. But when they witnessed the pain and loss, the countries in this region
have united together and worked together to develop a prosperous Southeast Asia. In
particular, the 21st century is a milestone that marks the beginning of extensive
cooperation and a vision of its strategic role and position in the fields of security, defense,
economics, politics, literature. This is also magnet that attracts large countries in this area.
In addition, the prospects and challenges of Southeast Asia in the 21st century are also of
interest. The countries in the region have also initially been mutually supportive,
solidarity to develop the region. This gives Vietnam lessons to improve and can deepen
cooperation with other countries in the region.

2
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong thập niên cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI các nước trong khu vực Đông Nam Á
đã thể hiện vai trò và sự lớn mạnh mang tầm ảnh hưởng sâu sắc trong mối quan hệ tốt đẹp
và bền chặt trong khu vực cũng như ủng hộ nhau trên các diễn đàn Quốc tế và đạt được
kết quả đáng kinh ngạc. Khu vực này cũng được xem là một trong những khu vực năng
động và đồng thời là “quân bài” chiến lược của các nước lớn thể hiện vai trò của mình
trên trường Quốc tế.

2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu


2.1. Nội dung
Tìm hiểu về bối cảnh và sự trỗi dậy của Đông Nam Á ở thế kỉ XXI. Đặc biệt là vai trò
và vị trí chiến lược của Đông Nam Á trên các lĩnh vực vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Bên cạnh việc phát huy những
mặc tích cực, thì chúng ta cần nêu ra những mặc hạn chế để khắc phục và hướng đến
những triển vọng mới mà Đông Nam Á sẽ mang lại trong thời gian sắp tới.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng hợp tác khu vực Đông Nam Á
trong thập niên đầu thế kỷ XXI, vai trò và vị trí chiến lược của khu vực về các lĩnh vực
trọng điểm, triển vọng và thách thức của khu vực trong tương lai.
- Thời gian: Khu vực Đông Nam Á những năm đầu của thế kỷ XXI.

3. Phương pháp nghiên cứu


Chủ yếu là phương pháp lịch sử và lôgíc cùng với các phương pháp nghiên cứu đặc
thù về quan hệ quốc tế.

4. Kết quả nghiên cứu


Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã đạt được những kết quả như
sau:
- Có sự hiểu biết hơn về cộng đồng khu vực Đông Nam Á và sự phát triển của
ASEAN trong bối cảnh thế kỷ XXI.
- Có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của Đông Nam Á đối với không chỉ các nước trong
khu vực mà còn cả trên thế giới. Làm rõ những phát triển mới trong hợp tác khu vực của
ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI. Dự báo triển vọng hợp tác khu vực của

3
ASEAN trong những năm tới. Góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định
chính sách của ASEAN trong những năm tới.
- Có đánh giá khách quan hơn về vị thế của Đông Nám Á trên mọi lĩnh vực như kinh
tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng,…cũng như những triển vọng và thách thức của
Đông Nam Á khi mà thế giới đang ngày càng thay đổi và phát triển hơn nữa.
- Bên cạnh đó, thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, các thành viên trong nhóm
không chỉ nâng cao khả năng làm việc cá nhân mà tinh thần làm việc nhóm cũng được
trau dồi và hoàn thiện hơn

NỘI DUNG

1. Tổng quan về khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XXI


1.1. Khái quát về khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung
Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia.
Vào năm 2014, dân số của cả khu vực lên đến 612.7 triệu người (số liệu năm 2015), trong
đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia). Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều gia
nhập ASEAN trừ Timor Leste.
Đặc biệt vị trí địa lý quan trọng nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung
Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu
vực này là "ống thông gió" hay "ngã tư đường". Một khu vực giao thoa các nền văn minh
Thế giới, đồng thời là nơi tích tụ tập trung các mô hình kinh tế, chính trị, xã hội… đa
dạng của Thế giới. Khu vực này được xem như là thỏi nam châm thu hút các nước lớn
cạnh tranh với nhau.
1.2. Sự trổi dậy của khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XXI
Thế kỉ XXI có thể được gọi là “Thế kỉ châu Á” hoặc một tên gọi khác, điều này không
quan trọng. Cho dù tăng trưởng thực tế của châu Á chậm lại, song điều quan trọng là khu
vực này đang trỗi dậy, mức sống của người dân vẫn tiếp tục được nâng cao. Nếu như thế
kỷ XIX do Đế quốc Anh "làm mưa làm gió", thì thế kỉ XX lại là thiên hạ của Mỹ và hiện
nay có thể nói là “Thế kỉ châu Á”, bởi vì động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chuyển
dịch từ phương Tây sang phương Đông. Bên cạnh đó, khu vực Đông Nam Á được nổi dậy
hiện nay như một trung tâm liên Thế giới vì sự phát triển và hợp tác bền chặt.
 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á trước thế kỉ XXI

4
Những năm cuối của thập niên 90 thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân nên kinh tế khu
vực ngày càng bộc lộ rõ dấu hiệu khó khăn. Năm 1997, các nước Đông Nam Á trải qua
một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ gay gắt, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế
-xã hội ở khu vực. Cùng với sự sa sút về kinh tế kéo dài do cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ (1997-1998) gây ra và sự tích tụ lâu ngày các mâu thuẫn, các khác biệt về quyền
lợi giữa các thành viên, nhóm cộng đồng trong xã hội, cộng với sự can thiệp của các thế
lực bên ngoài và ảnh hưởng mặt trái của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ phát
động đã làm gia tăng xu hướng ly khai dân tộc, khủng bố, bạo lực ở nhiều nước trong khu
vực nhất là ở Indonesia, Philippines và Thái Lan. Những tác động trên đẩy một bộ phận
dân cư, nhóm tộc người lâm vào cảnh bần cùng hoá và dễ bị lợi dụng để trở thành "công
cụ" gây rối, bạo loạn của các thế lực chính trị cực đoan. Tình trạng nghèo đói, sự chênh
lệch phát triển giữa các vùng miền, tình trạng thiếu dân chủ, tham nhũng ít được cải thiện
khiến cho xung đột xã hội, trong đó có sắc tộc và ly khai dân tộc ngày càng diễn biến
phức tạp, làm mất ổn định chính trị -xã hội, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và hội
nhập quốc tế của nhiều nước ASEAN.
Thêm vào đó, tại biển Đông còn nổi lên vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền lợi về
khai thác dầu khí, tài nguyên biển và phòng thủ quốc tế của 5 nước và một vùng lãnh thổ.
Sự tranh chấp các nguồn nước sạch dành cho thuỷ điện và sinh hoạt trên các con sông,
nhất là trên sông Mê Công cũng có chiều hướng gia tăng. Những biểu hiện mới này đang
làm cho tình hình chính trị -an ninh ở khu vực Đông Nam Áchứa đựng nhiều biến số phức
tạp, dễ thay đổi và ngày càng trở nên khó dự đoán.
 Sự trổi dậy của khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XXI
Trong bối cảnh chung nêu trên, cục diện chính trị ở Đông Nam Á bước sang thế kỉ
XXI cũng có những thay đổi lớn tác động không nhỏ tới sự hội nhập, liên kết trong khu
vực. Nhu cầu hoà bình, ổn định và phát triển là đòi hỏi bức xúc của các nước ASEAN khi
bước vào thế kỷ XXI. Về phần mình, trong những năm qua các nước ASEAN đã kiên trì
và nỗ lực phấn đấu cho hoà bình, ổn định của khu vực, thông qua việc tạo dựng và phát
triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các nước thành viên cũng như các nước ngoài
ASEAN trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, hợp tác cùng có lợi, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hoà
bình. Trước hết, ASEAN đã hội nhập đủ 10 nước (trừ Đông Timo) trở thành tổ chức khu
vực thành công nhất và đang có những bước phát triển khả quan. Về chính trị, ASEAN
tương đối ổn định mặc dù còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tranh chấp lãnh thổ, xung đột
dân tộc, tôn giáo, ly khai, khủng bố... Về kinh tế, sau khủng hoảng tài chính 1997-1998,

5
các nước ASEAN đã có những bước điều chỉnh kịp thời, cơ cấu lại nền kinh tế đặc biệt là
trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ để tránh sự phát triển "kinh tế bong bóng" gây nguy hiểm
chung. Trên các lĩnh vực văn hoá- xã hội cũng được các nước ASEAN xúc tiến tích cực
với các chương trình dự án, hợp tác bước đầu đem lại những kết quả đáng khích lệ. Ngoài
ra, ASEAN còn là "hạt nhân" của nhiều tiến trình hợp tác quốc tế như: APEC, ASEM,
ASEAN + 3, EAS.
Có thể khẳng định rằng: bước vào thế kỉ XXI, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu
vực thống nhất có vai trò và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quốc gia thành viên
cũng như của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong tương quan lực lượng ở Đông
Nam Á, những năm đầu thế kỉ XXI, vai trò của các nước lớn nổi lên gồm Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, các nước này vừa cạnh tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng không
nhỏ đến sự hợp tác và liên kết của ASEAN. Từ một điểm nóng của Chiến tranh lạnh, chỉ
sau một thập niên, Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành nơi hội tụ những nỗ lực hợp
tác giữa các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.
Bao gồm 16 xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển được củng cố, tăng cường ở Đông
Nam Á đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nở rộ
hơn nữa trong thế kỉ XXI.
2. Vai trò và vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á thế kỉ XXI
Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về chính trị- an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội
được chính thức hình thành vào ngày 31-12- 2015, là kết quả của gần nửa thế kỉ phấn đấu
vươn lên của tất cả các nước Đông Nam Á. Các nỗ lực vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển cho tất cả các dân tộc là yếu tố quyết định đưa đến thành công của ASEAN hiện
nay. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
nhằm thực hiện mục tiêu là xây dựng về một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về
kinh tế, có trách nhiệm về xã hội, có quan hệ rộng mở với bên ngoài.
2.1. Về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương. Đông Nam Á là hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các
biển và vịnh biển rất phức tạp. Là nơi giao lưu văn hóa biển giữa Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương. Ngoài ra còn giao lưu văn hóa với Ấn Độ,Trung Đông,Đông Bắc Á,…
Khu vực này có vùng biển rộng lớn vì thế có thế mạnh về tài nguyên biển, đặc biệt có
lợi thế hơn cả về các loại thủy hải sản vì đây là nơi giao thoa của hai dòng biển nóng và

6
lạnh. Biển và đại dương tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các
nước và tạo điều kiện phát triển du lịch biển.
Khu vực Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến, có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ, đất đỏ bazan, sông ngòi dày đặc,… thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp đặc biệt là ngành lúa nước truyền thống trên bán đảo Đông Dương. Có rừng
mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt.
Tóm lại, xét về mặt vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, Đông Nam Á có vai trò và vị trí
chiến lược quan trọng bởi những yếu tố sau:
- Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc, châu Á và châu Đại
Dương.
- Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu và Australia.
- Nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây
Á và Địa Trung Hải. Một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió" hay
"ngã tư đường".
- Nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương , nơi được xem là khu vực có nền
kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay.
- Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều khoáng sản, dầu khí,… phát triển công
nghiệp khai thác và chế biến. Ngoài ra, khu vực này cũng giàu tài nguyên biển, tài nguyên
rừng, đất.
2.2. Về lĩnh vực kinh tế
Hợp tác kinh tế ASEAN của các quốc gia khu vực Đông Nam Á là mảng màu rực rỡ
và sống động nhất với những kết quả cụ thể và thiết thực. Đến nay, ASEAN đã trở thành
một liên kết kinh tế mạnh mẽ với mức độ tự do hóa cao trong lĩnh vực thương mại hàng
hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư, đồng thời cũng là một nền kinh tế lớn, trung tâm
thương mại quan trọng trong bản đồ kinh tế toàn cầu, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn
thứ 6 của thế giới và thứ 3 châu Á với GDP đạt 2.550 tỷ USD năm 2016.
ASEAN thúc đẩy xây dựng thị trường chung thông qua sự tự do di chuyển của hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động tay nghề. Về tự do hóa thương mại hàng hóa, trên
cơ sở Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), đến hết năm 2016, ASEAN đã
xóa bỏ thuế nhập khẩu với 96,01% tổng số dòng thuế, trong đó, tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập
khẩu của các nước ASEAN-6 gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và
Philippines là 99,2%, của bốn nước Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia (CLMV) là

7
90,9%. Đến năm 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của các nước ASEAN-6, CLMV và
trung bình ASEAN sẽ lần lượt là 99,2%, 97,81% và 98,67%.
Về tự do hóa thương mại dịch vụ, trong khuôn khổ Hiệp định khung về Dịch vụ
ASEAN (AFAS), ASEAN đã có chín trong số 10 Gói cam kết về thương mại dịch vụ
chung, bảy Gói cam kết về dịch vụ tài chính, chín Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng
không với phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơn so với các cam kết trong khuôn khổ
WTO.
Về tự do lưu chuyển dòng đầu tư, các thành viên ASEAN đã nỗ lực loại bỏ dần các
biện pháp bảo lưu trong Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) ký vào năm 2009,
hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn với các biện pháp, sáng kiến xúc
tiến, thúc đẩy, bảo hộ và thuận lợi hóa đầu tư. Về tự do hơn nữa lưu chuyển của dòng vốn,
các thành viên ASEAN đã hoàn thành xây dựng Khuôn khổ ASEAN về hội nhập ngân
hàng với các biện pháp hài hòa hóa quy định và tiêu chuẩn ngân hàng, tăng cường kết nối
các thị trường chứng khoán trong và ngoài khu vực.
Thực hiện chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
(MSMEs), ASEAN đã xây dựng các Kế hoạch hành động chiến lược phát triển MSMEs
cho từng giai đoạn, triển khai công tác thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua Sáng
kiến Hội nhập ASEAN (IAI) với mục tiêu thúc đẩy liên kết kinh tế ASEAN thông qua
việc các nước ASEAN-6 hỗ trợ các nước CLMV hội nhập khu vực và thu hẹp khoảng
cách phát triển, hướng tới một ASEAN thống nhất và phát triển đồng đều (đến nay đã có
hai Kế hoạch công tác IAI được triển khai với tổng số 615 dự án trị giá 103,1 triệu USD,
Kế hoạch công tác giai đoạn III được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 29).
Thúc đẩy hội nhập nhanh một số lĩnh vực ưu tiên. Những năm gần đây, ASEAN dành
sự quan tâm cao đối với thương mại dịch vụ -lĩnh vực tiến triển chậm nhất trong các
chương trình hội nhập của ASEAN. Các nước thành viên đã đặt mục tiêu tự do hoá cụ thể
cho từng vòng đàm phán (mỗi vòng khoảng 3 năm) và tăng cường chức năng điều phối
đàm phán dịch vụ của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). ASEAN tập trung vào việc
tăng cường hợp tác xúc tiến và tạo thuận lợi cho đầu tư. Bắt đầu từ năm 2004, ASEAN đã
đẩy mạnh rà soát danh mục các ngành và biện pháp nhạy cảm để mở cửa ngay hoặc
chuyển sang danh mục loại trừ tạm thời. Đặc biệt, ASEAN coi trọng thiết lập mạng lưới
các khu vực thương mại tự do và khu chế xuất để giúp các công ty chia sẻ thông tin và
phân công sản xuất để bổ trợ lẫn nhau và khai thác lợi thế của nhau, từ đó giúp các ngành
công nghiệp Asean

8
Các thành viên ASEAN tiếp tục xây dựng một ASEAN mở cửa, hội nhập vào nền
kinh tế toàn cầu thông qua việc thực thi và nâng cấp năm Hiệp định Thương mại tự do
(FTA) đã ký với sáu đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và
New Zealand; kết thúc đàm phán FTA ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) vào cuối
tháng 7 vừa qua; triển khai đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) với sáu đối tác trên. Hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng khác như Mỹ, EU,
Canada, LB Nga cũng được ASEAN triển khai tích cực.
Bàn luận: Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì ASEAN càng khẳng định
thêm tầm quan trọng của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Mặc dù vẫn còn
nhiều thách thức và trở ngại nhưng với những nỗ lực mà ASEAN mang lại chúng ta có
thể thấy được một tương lai thịnh vượng và phát triển bền vững của các quốc gia thành
viên. Một tương lai mà ở đó các thành viên có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng
tăng. Sự phụ thuộc này sẽ duy trì hợp tác mật thiết và các quan hệ cùng có lợi trên các
lĩnh vực kinh tế, công nghệ và thương mại giữa các nước trong khu vực.
2.3. Về mặt chính trị & văn hoá
• Về chính trị
Về hợp tác phát triển chính trị: ASEAN đã nỗ lực gắn kết, thúc đẩy hợp tác và tham
vấn cũng như tăng cường hiểu biết giữa các nước, các cơ quan chuyên ngành ở cấp độ
khu vực và quốc gia trong các lĩnh vực giáo dục, luật pháp, thông tin, văn hóa. Ðáng chú
ý, ASEAN đã thành lập Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), Viện
Hòa bình hòa giải ASEAN (AIPR). Các nội dung chính là tăng cường giao lưu, trao đổi
thông tin giữa nhân dân các nước, nâng cao hiểu biết về lịch sử, thể chế chính trị của từng
nước ASEAN, nâng cao sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng Cộng đồng,
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản trị tốt, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thực
hành dân chủ và phòng chống tham nhũng. ASEAN tích cực tăng cường vai trò trung tâm
trong hợp tác khu vực và xây dựng cộng đồng, mở rộng quan hệ với các đối tác bên
ngoài, nỗ lực phát huy vị trí là động lực chính trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch
và thu nạp.
Xét bối cảnh ra đời, có thể nói ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực được lập ra để
bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế của mỗi thành viên cũng như Hiệp hội, đối phó với
sự tranh giành giữa các nước lớn và giúp giải quyết tranh chấp giữa các nước trong khu
vực. ASEAN là khu vực mặc dù còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tranh chấp lãnh thổ, xung
đột dân tộc, tôn giáo, ly khai, khủng bố,...nhưng nhìn chung tình hình chính trị khá ổn
định và phát triển.

9
Với tổng số 11 quốc gia, khu vực Đông Nam Á có thể chế chính trị đa dạng và góp
phần không nhỏ vào sự phong phú của chính trị thế giới. Đối với các quốc gia thuộc khu
vực, ASEAN là động lực, là nền tảng thúc đẩy các nước phát triển hơn nữa, để sánh vai
với các cường quốc năm châu. Đối với các quốc gia khác, chính trị Đông Nam Á là cầu
nối chính trị trung gian cho các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng
và trên toàn thế giới nói chung. ASEAN đã tích cực đóng góp vào việc xây dựng và chia
sẻ các chuẩn mực ứng xử chung của khu vực, được các nước trong và ngoài khu vực công
nhận và trở thành các văn kiện và công cụ quan trọng vì hòa bình và an ninh ở khu vực.
Trong nỗ lực này, ASEAN luôn đề cao các nguyên tắc về tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn
trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc.
Bàn luận: Có thể thấy được rằng Đông Nam Á đang dần trở thành khu vực thành công
và có những bước tiến khả quan về chính trị. Các tổ chức hợp tác dần dần được hình
thành. Đồng thời ASEAN còn là trung tâm của nhiều tiến trình hợp tác quốc tế như:
APEC, ASEM, ASEAN+3, EAS. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng ASEAN thế kỉ
XXI đã trở thành một tổ chức khu vực thống nhất có vai trò và sự ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
• Về văn hóa
Về lĩnh vực văn hóa, bước vào thế kỉ XXI, khu vực Đông Nam Á xúc tiến tích cực các
chương trình dự án hợp tác phát triển văn hóa với các nước khác và có những kết quả
đáng khích lệ. Với các quốc gia trên thế giới, Đông Nam Á là một cầu nối quan trọng, là
trung tâm giao thoa văn hóa năm châu. Văn hóa Đông Nam Á vừa hiện đại vừa truyền
thống, lại có sự thống nhất trong đa dạng về tất cả yếu tố thuộc văn hóa như chữ viết,
phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng bản địa,...không chỉ góp phần làm phong phú thêm
tinh hoa văn hóa thế giới vừa là nền tảng để làm cho các quốc gia trong khu vực ngày
càng thịnh vượng và văn minh.
Hơn nữa hàng loạt các hoạt động giữa các nước ASEAN đã được tiến hành, góp phần
tăng cường củng cố tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau và nâng cao nhận thức về tính
phong phú đa dạng cũng như những giá trị chung của khu vực văn hoá Đông Nam Á
Những hợp tác về văn hoá thông tin với sự xuất hiện các kênh truyền hình, phát thanh
ASEAN, những công trình nghiên cứu giới thiệu về các nước ASEAN, những triển lãm
giới thiệu về đất nước con người, về truyền thống văn hoá và những buổi biểu diễn nghệ
thuật sân khấu như múa hát, phim ảnh, âm nhạc... đã góp phần to lớn vào sự hiểu biết, và
tin cậy lẫn nhau giữa các nước ASEAN vốn thường hay nghi kỵ, cảnh giác nhau trong

10
suốt cuộc Chiến tranh lạnh vừa qua làm cho quá trình xây dựng lòng tin giữa các nước
trong khu vực nhanh hơn hiệu quả hơn.
Bàn luận: Đông Nam Á là một khu vực đa văn hóa, chình vì vậy, Đông Nam Á đảm
nhận vai trò quan trọng trong nền văn hóa toàn thế giới. Những nét văn hóa riêng biệt của
mỗi quốc gia cũng như nền văn hóa đa dạng của khu vực nói chung chính là một trong
những cơ sở quan trọng để các nước trong khu vực cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết
vững mạnh và phát triển hơn.
2.4. Về mặt lĩnh vực xã hội
 Dân cư
Dân số đông, mật độ dân số cao, dân số trẻ, tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao. Dân số
hiện tại của các nước Đông Nam Á là 651.583.049 người vào ngày 15/01/2018 theo số
liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Đông Nam Á hiện chiếm 8,59% dân số thế
giới.Đông Nam Á hiện đang đứng thứ 3 ở khu vực Châu Á về dân số.
Với quy mô dân số lớn cũng mang đến lợi thế bởi một thị trường tiêu thụ rộng lớn,
bền vững và hấp dẫn các nhà đầu tư đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cộng đồng
cũng như của mỗi thành viên. Dân số trẻ sẽ đóng góp vào nguồn lao động có trình độ kĩ
thuật cao. Nguồn lao động dồi dào, năng động, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như
chất lượng trong thời kỳ hội nhập.
Hơn nữa,có thể thấy rằng sẽ đến lúc Đông Nam Á chiếm mất vị trí “công xưởng của
thế giới” từ Trung Quốc trong 10-15 năm tới, khi các công ty chuyển tới khu vực này để
tranh thủ nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thấp ở các khu vực như sông Mekong.
 Xã hội
Xã hội ở các quốc gia ĐNA có sự phân hoá đa dạng, các quốc gia đều có nhiều dân
tộc. Là nơi giao thoa của nhiều nên văn hoá và tôn giáo lớn .
Phong tục, tập quán và sinh hoạt có nhiều nét tương đồng. Vừa có cùng nền văn minh
lúa nước, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Có nhiều nét tương đồng trong sản xuất
và sinh hoạt, vừa có sự đa dạng trong văn hoá, tín ngưỡng từng dân tộc Các nước có cùng
lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tất cả những nét tương đồng trên là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn
diện giữa các nước, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa
các quốc gia, các dân tộc. Đông Nam Á đang dần chứng tỏ cho thế giới thấy được rằng
khu vực này không chỉ năng động, lao động dồi dào mà còn đặc trưng về bản sắc văn hoá
đa dạng. Tranh thủ cơ hội mọi lúc ,Đông Nam Á đưa ra nhiều chính sách “ Quyền lực

11
mềm” ngoại giao văn hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới,góp phần đưa hình
ảnh đất nước đến mọi người , quảng bá ,góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè
thế giới .
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, Những biến đổi nhanh chóng ở một số nước cũng
như trong khu vực do tác động của tình hình nội bộ mỗi nước đi đôi với việc xuất hiện
những đòi hỏi về dân chủ và các quyền cơ bản khác, tác động của quá trình toàn cầu hoá
và cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính khu vực cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã
hội như nạn thất nghiệp và vấn đề nghèo khổ, làm rộng thêm khoảng cách giàu –nghèo.
Trước tình hình đó, ASEAN chú trọng thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề xã
hội và phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.
ASEAN đã xây dựng nhiều kế hoạch hành động, chương trình công trình, dự án, đặc biệt
là những chương trình, dự án trong Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm xác
định tương lai của mình, tận dụng các thời cơ và vượt qua thách thức, nhất là nguy cơ tụt
hậu về phát triển. Tuy có nhiều kế hoạch hành động, chương trình công tác, dự án, song
số dự án được thực hiện là không đáng kể. Hiệu quả hợp tác chuyên ngành chưa cao.
Nguyên nhân chính là do hạn chế về nguồn lực. Một số nước trước đây là nguồn cung cấp
viện trợ phát triển chính cho ASEAN, đã thay đổi chính sách, hướng vào hợp tác kinh tế -
thương mại, "có đi có lại". Thủ tục xét duyệt dự án lại khá phức tạp, thời gian thông qua
dự án kéo dài. Các dự án phần nhiều quy mô nhỏ. Một nguyên nhân nữa không kém phần
quan trọng là lợi ích quốc gia chứ không phải lợi ích chung của khu vực nhiều khi là nhân
tố cơ bản chi phối việc xây dựng, thông qua dự án.
 Giáo dục và đào tạo :
Ở Đông Nam Á có hai tổ chức hợp tác giáo dục cùng hoạt động là: Tổ chức các Bộ
trưởng Giáo dục Đông Nam Á(SEAMEO) và Tiểu ban giáo dục ASEAN(ASCOE0. Với
các chương trình hợp tác trong khuôn khổ hoạt động của SEAMEO và ASCOE trong
ASEAN, có thể thấy rằng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được Chính phủ
các nước ASEAN hết sức quan tâm trong suốt hơn 40 năm qua. Kết quả của sự hợp tác đã
đem lại những lợi ích thiết thực góp phần thúc đẩysự nghiệp giáo dục -đào tạo nói riêng,
đồng thời đem lại những thành công trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, cũng như thay
đổi đời sống văn hoá, xã hội của các nước trong khu vực.Bước vào thế kỷ XXI, mối quan
tâm sâu sắc của ASEAN đối với nền giáo dục của toàn bộ khu vực là nhằm mục tiêu xây
dựng một "xã hội tri thức", đương đầu với những thử thách của toàn cầu hoá và sự bùng
nổ của cách mạng thông tin và truyền thông. Để có thể cạnh tranh mạnh mẽ với thế giới,
một trong những vấn đề mấu chốt được khẳng định đó là phải thực sự coi giáo dục là

12
quốc sách hàng đầu. Giáo dục phải là chìa khóa cho sự phát triển đối với mỗi quốc gia.
Giáo dục cần phải giúp cho việc giữ gìn bản sắc riêng các nền văn hoá của các dân tộc
trong quá trình hội nhập và phát triển.
 Khoa học – công nghệ
Hình thành mạng lưới các trung tâm khoa học công nghệ và các viện nghiên cứu khoa
học đầu đàn. Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai về các công nghệ có tính chiến lược về
nền tảng, đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ cũng như các hoạt động liên kết
chiến lược giữa các ngành công nghệ. Tiến hành cơ chế dò quét công nghệ và thể chế hoá
hệ thống các chỉ tiêu khoa học -công nghệ. Tiến hành các cuộc đối thoại, gặp gỡ thường
xuyên và các hoạt động tương tự khác nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân và quần chúng
tham gia hợp tác mạnh mẽ hơn về khoa học và công nghệ, đặc biệt về côngnghệ thông tin.
Xây dựng các hệ thống đổi mới về quản lý chương trình nghiên cứu khoa học và tạo
nguồn thu nhập nhằm hỗ trợ cho nền khoa học và công nghệ của ASEAN
Đó cũng là định hướng chiến lược tăng cường hợp tác về khoa học -công nghệ, phát
triển nhân lực, chuyển giao công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu, cũng như
phổ biến thông tin khoa học- công nghệ,… cho ASEANtrong cả thời kỳ tới. Nhìn chung,
hợp tác khoa học công nghệ của các nước ASEANhiện nay khá phong phú và có ý nghĩa
to lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước
công nghiệp tiên tiến vào khu vực
Bàn luận: Thế kỉ XXI được đánh giá là “ thế kỉ của Châu Á “, mà Đông Nam Á chính
là ‘cánh tay đắc lực tạo nên điều kỳ diệu đó. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được
của khu vực thì, quy mô dân số đông lại chính là thách thức lớn cho các vấn đề mà chúng
ta cần giải quyết như đảm bao an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo, dịch vụ an sinh
xã hội, an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia thành
viên cũng như là của cả cộng đồng chung. Các lĩnh vực còn lại như xã hội, giáo dục, khoa
học công nghệ đều là những đóng góp quan trọng trong vị trí chiến lược của khu vực
Đông Nam Á trong thế kỷ XXI.
2.5. Về mặt an ninh quốc phòng
 Vị trí chiến lược
Với sự hình thành và phát triển của ASEAN, trở thành một cộng đồng an ninh ổn định,
đoàn kết, hòa bình và trách nhiệm để cùng giải quyết các vấn đề bất ổn trong khu vực.
Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ tấn công
khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10 năm 2002. Do đó, vùng biển này hết

13
sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về an ninh- quốc phòng. Biển Đông
còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển
Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến lợi ích an ninh của các nước khu vực.
Ngoài ra, các đảo, quần đảo nằm trong vùng biển rộng lớn này cũng có ý nghĩa vô
cùng quan trọng về chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của mỗi quốc gia. Tranh chấp
Biển Đông được đánh dấu bởi sự leo thang kể từ năm 2009, xen kẽ là thời kỳ giảm căng
thẳng của các nước yêu sách. Nhiều ý kiến cho rằng Biển Đông sẽ trở thành điểm nóng
xung đột trên thế giới.
 Vai trò
Sau 50 năm hình thành và phát triển, từ một cơ cấu đối thoại, hợp tác lỏng lẻo, mang
tính chất tiểu khu vực ở Đông Nam Á là chính, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) đã dần trở thành hạt nhân và đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, cấu trúc
an ninh góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
ASEAN vừa tăng cường đối thoại, hợp tác với nhau, vừa tìm cách tạo ra các khuôn
khổ thích hợp để can dự với các đối tác bên ngoài, cùng nhau bàn bạc xử lý các vấn đề an
ninh, hợp tác và phát triển có thể ảnh hưởng tới khu vực.
Được thành lập năm 1994 để các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước lớn cùng
gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực, ARF đã góp phần quan trọng khẳng định
vai trò của ASEAN trong việc quản lý xung đột, xử lý các vấn đề an ninh, hợp tác và phát
triển ở khu vực và trên thế giới. ARF ra đời đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn của các nước
nhằm đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố
quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai…Đến nay, ARF đã có 27 thành viên gồm 10
nước thành viên ASEAN, 10 đối thoại và 7 quốc gia ngoài khu vực. Giới quan sát đều
thống nhất rằng thành công của ASEAN trong việc thu hút sự can dự chiến lược của các
nước lớn được đặt trên nền tảng vững vàng của sự đoàn kết nội khối.
Cùng với ARF, các nước ASEAN còn tích cực tham gia các diễn đàn khác, như: Hội
nghị An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La), Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái
Bình Dương (CSCAP),... Thông qua các cơ chế này, các nước ASEAN đang tập trung
triển khai các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến
duy trì an ninh biển, tự do hàng hải, phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.
Năm 2006, lần đầu tiên các nước ASEAN đã cùng nhau tổ chức thành công Hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) tại Malaysia. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng

14
trong lịch sử ASEAN, mở đầu cho cơ chế hợp tác quốc phòng chính thức, đầy đủ, ở cấp
Bộ Quốc phòng - cấp cao nhất trong ASEAN.
Bên cạnh ADMM và các cơ chế hiện có, ASEAN cùng các nước đối tác, đối thoại
cũng đã thể hiện sự đồng thuận cao trong việc thiết lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Đây là một trong những diễn đàn quan trọng để
các nước lớn và các nước khác trong khu vực đối thoại và tham vấn nhằm tháo ngòi nổ,
tìm giải pháp cho các vấn đề căng thẳng có thể dẫn đến xung đột, đặc biệt các vấn đề như
cấm phổ biến vũ khí hạt nhân hay vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Vai trò
trung tâm của ASEAN tại các cơ chế này, đặc biệt trong việc xử lý quan hệ và sự can dự
ngày càng tăng của các nước lớn, đang đóng góp quan trọng vào việc duy trì sự cân bằng
chiến lược, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Bàn luận: Xét về mặt tích cực thì thời gian qua quan hệ của Đông Nam Á và các nước
trong khu vực về vấn đề an ninh quốc phòng đang tiến triển tốt. Tuy nhiên, các hành động
mang tính cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước lớn khiến cho môi trường khu vực
trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt là vấn đề Biển Đông trong thời gian qua. Lợi ích quốc
gia đều được các nước đặt lên hàng đầu, chính vì vậy, khu vực Đông Nam Á đang đứng
trước không ít thách thức về an ninh, phải tranh thủ hợp tác và hạn chế tác động tiêu cực
từ bên ngoài, để không phải trở thành “con mồi” trao đổi giữa các nước lớn. Môi trường
an ninh khu vực đang trở nên căng thẳng và nguy cơ mất ổn định là không tránh khỏi.

3. Triển vọng & thách thức


3.1. Triển vọng trong khu vực Đông Nam Á
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình khu vực đang diễn ra những thay đổi to lớn và nhanh
chóng tạo ra những thuận lợi cũng như triển vọng mang tính khách quan đối với hợp tác
của ASEAN trong những năm tới. Một số triển vọng đó là:
Thứ nhất: Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn, một cơ hội thuận lợi
mà ASEAN có thể tận dụng để tiếp tục củng cố môi trường hoà bình cho tiến trình hợp
tác, liên kết trên các lĩnh vực.
Mặc dù trên thế giới và ở Đông Nam Á cuộc đấu tranh giữa hai xu thế "đơn cực" và
"đa cực", "đơn phương" và "đa phương" vẫn tiếp tục tiếp diễn; xung đột sắc tộc, tôn giáo,
ly khai chưa có chiều hướng giảm, thậm chí còn tiếp tục gây mất ổn định ở nơi này, nơi
khác, nhưng do sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích trong bối cảnh toàn cầu hoá, hơn nữa các
nước lớn cũng không muốn và không có khả năng tập hợp nhau để đối đầu với Mỹ, nên
các cuộc xung đột, chiến tranh quy mô lớn vẫn ít có khả năng xảy ra, phong trào chống

15
chiến tranh bảo vệ hoà bình, độc lập của nhân dân thế giới và nhân dân Đông Nam Á sẽ
vẫn tiếp tục phát triển. Đây chính là điều kiện thuận lợi mà các nước ASEAN có thể tận
dụng để tiếp tục củng cố môi trường hoà bình, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong những
năm tiếp theo.
Thứ hai: Ưu tiên phát triển kinh tế vẫn là xu hướng chung và là sự lựa chọn của các
nước trên thế giới cũng như ở khu vực Đông Nam Á.
Quá trình toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tiếp tục là
hai nét đặc trưng của kinh tế thế giới thời gian tới. Tự do hoá thương mại, xu thế đàm
phán và ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương tiếp tục được
đẩy mạnh.
Thứ ba: Những thành tựu mà các nước ASEAN tạo lập được trong hợp tác, liên kết
khu vực nhiều năm qua là thuận lợi rất cơ bản đối với triển vọng hợp tác, liên kết của
ASEAN.
Với quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột ASC, AEC và ASCC vào
năm 2015, ASEAN sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng đối với hoà hình, ổn định và hợp tác
ở khu vực. Tầm nhìn chung và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên cùng
với những quyết sách và lộ trình đúng đắn là những thuận lợi căn bản cho hội nhập, hợp
tác của ASEAN trong thời gian tới.
Thứ tư: Các nước ASEAN đều có nhận thức khá thống nhất về một nền an ninh toàn
diện đều có lợi ích và nhu cầu về an ninh chung do đó đều tôn trọng các nguyên tắc chung
về vấn đề này.
An ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay không chỉ bao gồm các yếu tố về quân sự
mà còn là các yếu tố về kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, trong đó yếu tố kinh tế có vai
trò đặc biệt quan trọng. An ninh quốc gia được đặt trong mối quan hệ tương tác hữu cơ,
tuỳ thuộc lẫn nhau với an ninh khu vực, do vậy an ninh toàn diện của cả khu vực không
chỉ là trách nhiệm, mà còn là lợi ích an ninh quốc gia của mỗi nước thành viên ASEAN.
Theo đuổi mục tiêu an ninh toàn diện sẽ tạo cơ hội cho cơ nước ASEAN hợp tác chặt chẽ
với nhau trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống mà họ đang
phải đối diện.
3.2. Triển vọng trên thế giới
ASEAN đang tiến tới một thị trường thống nhất, rộng lớn, có tiếng nói tập thể khá
trọng lượng trong các vấn đề an ninh và hợp tác khu vực và là đối tác không thể thiếu
trong chính sách khu vực của các nước lớn. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa Cộng đồng

16
ASEAN và vị thế của tổ chức này đối với từng nước ASEAN và trên trường quốc tế hiện
nay cũng như trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào ý chí, hành động chiến lược của
mỗi nước thành viên, mà còn bị chi phối từ các nước lớn, nhất là từ cạnh tranh địa chính
trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
Quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục đan xen giữa hai xu thế đấu tranh và hợp tác,
thoả hiệp, nhưng cơ bản ổn định trong khuôn khổ hiện nay. Lợi ích dân tộc vẫn là động
lực và cơ sở để các nước lớn dàn xếp và xử lý quan hệ với nhau trong hoà bình. Điều này
đem lại thuận lợi cho các nước ASEAN trong việc tăng cường hợp tác và hội nhập khu
vực.
Mỹ tiếp tục theo đuổi mục tiêu duy trì vị trí siêu cường và chi phối tình hình quốc tế.
Việc gia tăng sự hiện diện và can dự của Mỹ tại khu vực này sẽ tạo ra sự cân bằng về
chiến lược và quyền lực giữa các nước lớn, tránh sự thao túng khu vực từ một nước lớn
nào đó .
Trung Quốc: nước láng giềng "khổng lồ" của vùng Đông Nam Á có lợi ích chung
trùng với lợi ích của các nước ASEAN là đều cần hoà bình ổn định để hợp tác và phát
triển.
Nhật Bản tiếp tục cải cách kinh tế, nỗ lực điều chỉnh quan hệ với Đông Nam Á và các
khu vực khác nhằm nâng cao vị thế cả về chính trị lẫn an ninh. Nước này đã đang và sẽ
tiếp tục tác động quan trọng theo chiều thuận đối với quá trình hợp tác liên kết ASEAN
mà nền tảng là sự hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa Nhật Bản với các nước ASEAN ngày càng
gia tăng.
Liên bang Nga, mặc dù đang tập trung ổn định tình hình trong nước, phát triển kinh tế,
thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng, trên nhiều hướng để phát triển, nhưng vẫn tích
cực tham gia vào các hoạt động chính trị, an ninh chung của ASEAN . Sự có mặt về chính
trị và kinh tế của Nga sẽ giúp ASEAN tiếp tục thực hiện chính sách cân bằng ảnh hưởng
và quyền lợi giữa các nước lớn ở Đông Nam Á tạo môi trường hoà bình ổn định thuận lợi
cho hợp tác và phát triển ở khu vực.
Ấn Độ đang tiếp tục cải cách và phát triển kinh tế, triển khai mạnh mẽ chính sách
"hướng Đông" gắn chặt hơn với Đông Á và Đông Nam Á, quan tâm mạnh đến việc thúc
đẩy hợp tác với ASEAN.
Sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với Đông Nam Á đã và sẽ tiếp tục tác
động đến sự cân bằng chiến lược giữa các nước này, nhất là cân bằng Mỹ –Trung ở môi
trường Đông Nam Á.

17
Đây là thuận lợi lớn cho các nước ASEAN trong thúc đẩy hợp tác và liên kết. Qua
những triển vọng của khu vực Đông Nam Á và từ thế giới cho thấy xu thế hòa bình, hợp
tác và phát triển trong quan hệ quốc tế ở đầu thế kỉ XXI càng ngày càng đóng vai trò chủ
đạo trong đời sống quốc tế bất chấp các mối đe dọa từ các quốc gia như khủng bố, xung
khắc văn hóa, sắc tôc cũng như chính trị, an ninh, kinh tế.
3.3. Thách thức
Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á hiện nay tiếp tục cho thấy, mặc dù hoà
bình, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn đứng trước
nhiều thách thức khó đoán định cả về chính trị, an ninh cũng như về kinh tế.
Các cuộc xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động
can thiệp, lật đổ, khủng bố... còn diễn ra ở nhiều nơi.Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội nhưng
cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia,
nhất là các nước đang phát triển, mà ASEAN lại là tổ chức của các nước đang phát triển.
Quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục diễn ra phức tạp ở khu vực làm nảy sinh những
khó khăn, thách thức mới. Sự gia tăng hiện diện, cạnh tranh quyền lực và lợi ích của các
nước lớn ở Đông Nam Á cũng có thể dẫn tới những nguy cơ gây mất ổn định với khu vực.
Trong những thập niên tới, Trung Quốcvà Ấn Độ tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ vềmọi mặt,
đặc biệt là về kinh tế.Đây là những đối thủ lớn cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với
ASEAN ở châu Á -Thái Bình Dương cho dù hai nước này cũng là những đối tác chủ chốt
của ASEAN.
Nội tình một số nước ASEAN còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp có khả năng gây bất
ổn định chính trị, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên còn lớn.
Bàn luận: qua phân tích triển vọng và thách thức cho ta thấy, trong tương lai việc hợp
tác, liên kết của ASEAN tuy có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng không tránh khỏi
những thách thức không nhỏ cần phải đương đầu. Điều đó đòi hỏi các nước thành viên
trong khu vực phải tăng cường hợp tác, đoàn kết bền chặt hơn nữa để giải quyết những
vấn đề chung, đưa Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, vững mạnh hơn nữa
trong tương lai và vẫn giữ vững được vai trò của mình trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN
Đông Nam Á là một trong những địa bàn được xem như là cái nôi của nhân loại. Đồng
hành chung với tiến trình lịch sử, Đông Nam Á đã ngày càng trở thành một khu vực đa
văn hóa, đa kinh tế với sự phát triển vượt bậc các ngành nghề khác nhau. Chính điều này

18
đã góp phần làm cho Đông Nam Á đang dần trở thành một khu vực đặc sắc, thu hút nhiều
sự chú ý trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Đông Nam Á cũng tăng cường thúc đẩy quan hệ
với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản...., kể cả trên những lĩnh vực nhạy cảm như hợp tác đảm bảo
an ninh - quốc phòng, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả vị thế “cửa ngõ”, “đầu
cầu”, “hạt nhân đoàn kết” trong khu vực nói riêng và thị trường quốc tế nói chung là
những việc làm hết sức cần thiết, là yếu tố quan trọng đảm bảo thực hiện chiến lược “đa
dạng hóa, đa phương hóa” của Đông Nam Á trong thời kỳ mới. Hiện nay, vai trò và vị thế
chiến lược của Đông Nam Á đang ngày được nâng lên. Những thành tựu của sự nghiệp
đổi mới đất nước cùng chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, hữu nghị của Đông
Nam Á đã tạo nên thế và lực mới cho Việt Nam. Trên đà phát triển mạnh mẽ đó, Việt
Nam cần phát huy vai trò và vị trí của mình trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, tận
dụng tối đa những lợi ích mà khu vực mang lại. Từ đó dẫn đến sự phát triển toàn diện hơn
cho Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
“Hành trình của ASEAN chỉ mới bắt đầu và cần phải tiếp tục vì lợi ích chung của tất
cả chúng ta”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PGS.TS Phạm Đức Thành (chủ biên) "Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI" ,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
TSKH Trần Khánh chủ biên "Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á, thập niên đầu
thế kỷ XXI", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
Trần Khánh, Luận Thùy Dương, Triển vọng Cộng đồng an ninh ASEAN, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1-2008.
Trần Khánh (chủ biên), Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC): Nội dung, lộ trình, triển vọng
và tác động, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp bộ -Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 2008.
Amitav Acharya: "Construting a Security Community in Southeast Asia": ASEAN and
the problem of regional order", London and New york, 200.
Jurgen Haacke: "ASEAN'S Dilomatic and Security Culture: Origins, Developmet and
Prospects" London and New york, 2003.
Phạm Đức Thành: Kinh tế các nước Đông Nam Á: Thực trạng và triển vọng, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2002

19
http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/12/cong-dong-chinh-tri-an-ninh-asean.html
https://baomoi.com/asean-voi-vai-tro-trung-tam-trong-nhung-van-de-quoc-te/c/
22955458.epi
https://tuoitre.vn/asean-khong-bien-gioi-co-hoi-gan-voi-thach-thuc-1307619.htm

Đặng Thị Thu Thảo (nhóm trưởng)


Địa chỉ: đường Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
SĐT: 0905026298/ Email: thuthao1425@gmail.com

20

You might also like