Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP NHÓM 03 LẦN 1

1. Tên doanh nghiệp: Vifon (thương hiệu thực phẩm ăn liền nổi tiếng của Việt Nam)
2. Thực trạng và khó khăn của Vifon:
2.1. Thực trạng kinh doanh:
- Vifon là một công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với sản phẩm mì gói
và các sản phẩm ăn liền khác. Công ty đã có mặt trên thị trường từ những năm 1960 và có
một vị thế mạnh mẽ trong ngành công nghiệp thực phẩm.
- Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định: Doanh thu thuần của Vifon trong giai đoạn
2016-2023 tăng trưởng bình quân đạt 11,8%/năm, đạt 2.889 tỷ đồng năm 2023. Lợi nhuận
sau thuế của Vifon trong giai đoạn này tăng trưởng bình quân đạt 13,7%/năm, đạt 165 tỷ
đồng năm 2023.
- Thị phần và sản lượng tăng trưởng: Thị phần của Vifon trong ngành thực phẩm ăn liền
Việt Nam đạt khoảng 25%, đứng thứ hai sau Acecook. Sản lượng thực phẩm ăn liền của
Vifon trong năm 2023 đạt 1,2 tỷ gói, tăng 8,5% so với năm 2022.
- Xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ: Xuất khẩu thực phẩm ăn liền của Vifon trong năm
2023 đạt 200 triệu USD, tăng 20% so với năm 2022. Vifon đã xuất khẩu sản phẩm đến
hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu và Nhật
Bản.
- Tính đến 2022, Vifon vẫn duy trì một số lượng lớn sản phẩm và dịch vụ, từ mì gói
truyền thống đến các sản phẩm nấu ăn nhanh khác. Công ty cũng đã đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường và người tiêu dùng, bao gồm
cả sự chú trọng vào các sản phẩm ăn dinh dưỡng và thực phẩm sạch.
- Những kết quả đạt được trên cho thấy Vifon đang thực hiện tốt chiến lược phát triển của
mình, từng bước khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp thực phẩm ăn liền
hàng đầu tại Việt Nam và khu vực
2.2. Khó khăn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 4 năm:
- Cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Thị trường thực phẩm ăn
liền Việt Nam đang trở nên cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
thiện dịch vụ khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Vifon cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh tranh này, đặc biệt là trước sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn như Acecook, Masan, Nissin.
- Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao: Giá nguyên liệu đầu vào của ngành thực phẩm ăn
liền, đặc biệt là giá lúa mì, đang có xu hướng tăng cao. Điều này làm tăng chi phí sản xuất
của các doanh nghiệp, trong đó có Vifon.
- Dịch bệnh COVID-19: Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Vifon, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Vifon đã phải
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bao gồm tạm ngừng hoạt động sản xuất tại
một số nhà máy, giảm sản lượng, điều chỉnh giá bán,...
3. Hoạt động Marketing của Vifon trong những năm qua:
Chiến lược sản phẩm của Vifon

- Chiến lược phát triển: Công ty đã thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng trong từng
thời kỳ bằng cách thường xuyên tung ra thị trường những mặt hàng mới. Từ năm 60 mặt
hàng trong năm 1998, đến nay công ty đã phát triển hơn 90 mặt hàng chính và phụ.

- Chiến lược thu hẹp: Với dòng sản phẩm phở ráo, phở khô của công ty thì công ty chỉ
kinh doanh trên thị trường trong một thời gian không dài.

- Chiến lược cải biến: Vifon con rất chú trọng đến việc thiết kế bao bì, sản phẩm trong
dòng sản phẩm của công ty luôn được cải tiến mẫu mã, được đóng gói dưới nhiều hình
thức như gói, tô, cốc, khay… Thiết kế bao bì cho sản phẩm có sự khác biệt giữa các thị
trường. Nhãn hiệu mì Hoàng Gia của công ty có nhiều chủng loại và hương vị đáp ứng
khẩu vị đặc trưng của 4 vùng miền đất Việt như: Mì thịt bằm, bún giò heo, Bún măng giò
heo, Bánh đa cua, phở bò, hủ tíu Nam Vang, v.v
Chiến lược giá của Vifon
- Nếu Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ
Nhật Bản thì Chiến lược Marketing của Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một thương
hiệu lâu đời nhất Việt Nam và đã chứng thực được niềm tin thông qua mạng lưới xuất
khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao.

- Không dừng lại ở đó, Vifon còn đang là doanh nghiệp duy nhất có công nghệ sản xuất
các loại súp riêu cua, thịt hầm,…mạnh về các loại gia vị bột canh, tương ớt, lắc rắc,…Có
thể nói Vifon có năng lực cạnh tranh rất tốt. Vì vậy, giá của Vifon mặc dù trải rộng đa
dạng về nhiều phân khúc với từng thương hiệu khác nhau nhưng nhìn chung vẫn cao hơn
mức trung bình của ngành hàng do những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.
Chiến lược phân phối của Vifon
- Sản phẩm của Vifon hướng đến hai thị trường chính là thị trường nội địa và thị trường
xuất khẩu.

- Ở thị trường nội địa, Chiến lược Marketing của Vifon đã lựa chọn thị trường theo
chính sách bao phủ thị trường và phân thành các khu vực thị trường với các sản phẩm
khác nhau như: thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thị trường khu vực miền Đông Nam
Bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực duyên hải miền Trung, thị trường
phía Bắc,….

- Ở thị trường xuất khẩu, từ năm 1993, công ty đã bắt đầu phát triển thị trường sang
Đông Âu, hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Ba
Lan, Nga, Mỹ, Đức, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, Malaysia ,…, thị trường chủ lực của
công ty là thị trường Châu Âu.
Chiến lược chiêu thị của Vifon
- Miệt mài phát triển, thầm lặng đóng góp trong suốt chặng đường 58 năm qua
(23/07/1963 – 23/07/2021) VIFON đã và đang trở thành thương hiệu ghi đậm dấu ấn
trong lòng người tiêu dùng ở thị trường Việt Nam lẫn bạn bè quốc tế.

- Giữ chân khách hàng bằng chất lượng, mở rộng thị trường kinh doanh cũng chính là viết
tiếp giấc mơ quảng bá ẩm thực Việt, sản phẩm VIFON đã có mặt tại hơn 100 quốc gia,
vùng lãnh thổ và chinh phục hai địa cực. Trong 5 năm qua, VIFON đã xuất khẩu hơn 1 tỷ
sản phẩm mang nhãn hiệu VIFON – Made in Việt Nam tới hơn 100 quốc gia trên toàn
thế giới – Điều tưởng như không thể với một doanh nghiệp Thuần Việt.

- Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử trong suốt chiều dài 58 năm phát triển, đến
nay thương hiệu VIFON đã trở thành thương hiệu được người tiêu dùng tin yêu lựa chọn
không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì các hoạt động vì cộng đồng ý nghĩa như hỗ
trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đóng góp vào quỹ Vắc xin phòng chống Covid 19 của
Chính Phủ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch….

- Cùng với việc triển khai các chiến dịch truyền thông quanh năm với hàng chục thương
hiệu khác nhau, Chiến lược Marketing của Vifon còn rất mạnh mẽ với các hoạt động
Marketing Thương Mại (Trade Marketing) tại điểm bán, thâm nhập sâu vào hầu hết các
điểm bán lẻ trên toàn quốc.

You might also like