Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP CƠ SỞ

BẮC GIANG NĂM HỌC 2023-2024


MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 10
CỤM HIỆP HÒA Ngày thi: 19/03/2024
(Đề thi gồm 06 trang) Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề.

Mã đề thi: 209

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: N = 14; Al = 27; Ca = 40; Fe = 56; Mg = 24;
Zn = 65; Mn = 55; S = 32; Cl = 35,5; Ba = 137; Cu = 64; Na = 23; O = 16; C = 12.
Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: H =1; O = 8; N = 7; F = 9;S = 16, Cl = 17;
Br = 35; Cr = 24; Fe = 26; Co = 27; Cu = 29; Na = 11; Mg = 24; K = 19, Ca =20;
Thể tích khí ở đkc (25oC, 1 bar) được tính theo công thức: V = n  24,79
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 14 điểm)
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn ( 12 điểm).
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Tại một khu vực của Úc, gia súc không phát triển mạnh mặc dù có thức ăn thô xanh
thích hợp. Một cuộc điều tra cho thấy nguyên nhân là do không có đủ cobalt trong đất.
Cobalt tạo thành 2 dạng cation là và (Z = 27). Số electron độc thân trong trong 2
ion lần lượt là
A. 3 và 4 B. 1 và 2 C. 2 và 3 D. 4 và 5
Câu 2. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Số electron trong lớp M
của nguyên tử nguyên tố X là
A. 7. B. 5. C. 8. D. 2.
Câu 3. Hình ảnh dưới đây biểu thị một phần của bảng tuần hoàn. Sử dụng các chữ cái phù hợp
để trả lời câu hỏi sau:

Nguyên tố nào có thể tạo ra acid oxide?


A. T, X và Y. B. T và X. C. Y. D. Z.
Câu 4. Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4,
Fe2(SO4)3, FeCO3, FeS lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng
oxi hóa - khử là
A. 8. B. 6. C. 7. D. 5.
Câu 5. Cho phản ứng: 2Cl2(g) + 2H2O(g) → 4HCl(g) + O2(g) ∆H
Biết tổng năng lượng liên kết trong mỗi chất như sau:
Chất Cl2 H2O HCl O2
Eb (kJ/mol) 242,4 971 432 498,7
Giá trị ∆H và đặc điểm của phản ứng trên là
A. 2141,7 kJ, phản ứng thu nhiệt. B. 282,3 kJ, phản ứng thu nhiệt.
C. 200,1 kJ, phản ứng thu nhiệt. D. –200,1 kJ, phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 6. Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?
A. C2H4, O2, N2, H2S B. CH4, H2O, C2H4, C3H6
Trang 1/6 – Mã đề thi 209
C. C2H4, C2H2, O2, N2 D. C3H8, CO2, SO2, O2
Câu 7. Hai kim loại X và Y thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học. Biết tổng
số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 32 và ZX < ZY.
Cho các phát biểu sau:
(1) Số hạt mang điện trong hạt nhân Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân X là 8.
(2) Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y.
(3) Tính kim loại của X mạnh hơn của Y.
(4) X có độ âm điện lớn hơn Y.
(5) X và Y đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
(6) Các ion tạo ra từ X và Y đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Các phát biểu đúng là
A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (5),
(6).
Câu 8. Nguyên tử X có 14 electron ở lớp M. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 4, nhóm VIB. B. chu kỳ 4, nhóm VIIIA.
C. chu kỳ 4, nhóm VIA. D. chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
Câu 9. Glucose là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 được tạo ra bởi thực
vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ
ánh sáng mặt trời. Dung dịch glucose 5% (D = 1,1 g/mL) là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch,
là loại thuốc thiết yếu, quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hệ thống y tế cơ bản.
Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng oxi hoá glucose:

C6H12O6(s) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 6H2O(l) = - 2 803,0 kJ


Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng.
C. tỏa nhiệt. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 10. Tính base tăng dần trong dãy nào sau đây?
(Biết: Mg (Z=12); Al (Z=13); K(Z=19); Ca (Z=20))
A. K2O; Al2O3; MgO; CaO B. Al2O3; MgO; CaO; K2O
C. MgO; CaO; Al2O3; K2O D. CaO; Al2O3; K2O; MgO
Câu 11. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học gồm có 8 nhóm A, 8 nhóm B và 16 cột.
B. Chu kỳ 4 có 18 nguyên tố hoá học.
C. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có 7 chu kì.
D. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là Cs.
Câu 12. Cho hai quá trình sau:
Mg+2 + 2e → Mg0 (1); O-2 → O0 + 2e (2).
Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng?
A. (1) và (2) đều là quá trình oxi hóa. B. (1) là quá trình khử; (2) là quá trình oxi hóa.
C. (1) và (2) đều là quá trình khử. D. (1) là quá trình oxi hóa; (2) là quá trình khử.
Câu 13. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm
A. có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.
B. có một cặp electron chung, là liên kết ba, phân cực.
C. có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.
Trang 2/6 – Mã đề thi 209
D. có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.
Câu 14. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử của nguyên
tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc
loại liên kết
A. kim loại. B. hydrogen. C. cộng hóa trị. D. ion.
Câu 15. Thực vật sử dụng quá trình quang hợp để chuyển đổi năng lượng ánh sáng từ mặt trời
thành năng lượng hóa học. Trong quá trình quang hợp xảy ra phản ứng giữa khí carbonic và
nước theo phương trình hóa học
6CO2(g) + 6H2O(l)→ C6H12O6(aq) + 6O2(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng có giá trị là (cho enthalpy tạo thành chuẩn của
CO2(g) = -393,5 kJ/mol; H2O(l) = -285,8 kJ/mol; C6H12O6(aq) = -1271 kJ/mol).
A. –591,7 kJ. B. –2804,8 kJ. C. +591,7 kJ. D. +2804,8 kJ.
Câu 16. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Rót 20 mL dung dịch HCl 0,5M vào bình tam giác (1) chứa 2 gam đá vôi
dạng viên.
-Thí nghiệm 2: Rót 20 mL dung dịch HCl 0,5M vào bình tam giác (2) chứa 2 gam đá vôi
dạng bột.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Không so sánh được tốc độ thoát khí ở cả hai bình.
B. Phản ứng trong cả hai bình có tốc độ thoát khí như nhau.
C. Phản ứng trong bình (1) có tốc độ thoát khí nhanh hơn bình (2).
D. Phản ứng trong bình (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn bình (1).
Câu 17. Cho sơ đồ phản ứng:
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (số nguyên tối giản) của phản ứng là 18.
B. Tất cả các phân tử HNO3 tham gia phản ứng đều thể hiện tính oxi hóa.
C. Trong phản ứng chỉ có nguyên tố Fe thể hiện tính khử.
D. Theo phản ứng trên, nếu cho 12 gam FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì sau phản
ứng thu được 0,5 mol khí NO.
Câu 18. Cho các chất sau. CH4, H2O, HF, BF3, C2H5OH, PCl5. Số chất tạo được liên kết
hydrogen là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong
hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 27,8 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã
phản ứng là 6,1975 Lít (ở đkc). Kim loại M là
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Cu.
Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nguyên tử, số hạt mang điện âm và số hạt mang điện dương luôn bằng nhau.
(2) Số oxi hóa của oxygen trong tất cả các hợp chất luôn bằng -2.
(3) Các electron trong cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.
(4) Trong ion Na+ có 10 proton và 10 electron.
(5) Các nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns1 đều là kim loại kiềm.

Trang 3/6 – Mã đề thi 209


(6) Fluorine là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 21. Cho các phản ứng dưới đây:
(1) CO(g) +O2 (g) — CO2 (g) ∆ rHo298K= - 283 kJ
(2) C (s) + H2O (g) + CO (g) + H2(g) ∆ rHo298K= + 131,25 kJ
(3) H2 (g) + F2 (g) → 2HF (g) ∆ rHo298K= - 546 kJ
(4) H2 (g) + Cl2 (g)— 2HCl (g) ∆ rHo298K= - 184,62 kJ
Phản ứng xảy ra thuận lợi nhất là
A. phản ứng (2). B. phản ứng (3). C. phản ứng (1). D. phản ứng (4).
Câu 22. Y và Z là hai nguyên tố thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần
hoàn (MY< MZ). Đây là hai nguyên tố đồng hành song song, có tác dụng bảo vệ xương chắc
khỏe, phòng tránh loãng xương, giúp trẻ cao lớn và khỏe mạnh. Nếu thiếu Y thì nguyên tố Z
trong cơ thể sẽ phải lấy Y từ các mô mềm để bù lại và gây tình trạng viêm khớp ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe. Cho m gam hỗn hợp X gồm Y và Z vào nước dư thấy thoát ra V Lít khí H2.
Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát
ra 3V Lít khí H2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong
hỗn hợp X là
A. 37,68%. B. 56,88%. C. 54,54%. D. 30,59%.
Câu 23. Cho phản ứng sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Số phân tử HNO3
tham gia phản ứng bằng k lần số phân tử HNO3 bị khử. Giá trị của k là
A. 5. B. 10. C. 6. D. 8.
Câu 24. Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X–, tổng số hạt cơ bản trong phân tử MX2 là
186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số neutron
của ion M2+ nhiều hơn trong X– là 12. Tổng số hạt M2+ nhiều hơn trong X– là 27 hạt.
Công thức phân tử của MX2 là
A. FeCl2. B. ZnBr2. C. CaCl2. D. BaBr2.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng tỏa nhiệt tự xảy ra ở điều kiện thường, phản ứng thu nhiệt không tự xảy ra ở điều kiện
thường.
(2) Đốt khí gas hóa lỏng đun nấu trong gia đình là phản ứng tỏa nhiệt.
(3) Củi khô thanh nhỏ cháy nhanh hơn củi khô thanh to là do yếu tố diện tích tiếp xúc.
(4) Mùa hè ta thấy thức ăn nhanh ôi thiu hơn mùa đông là do yếu tố nồng độ oxygen trong không
khí.
(5) Phản ứng thu nhiệt có ∆H < 0 và dễ xảy ra.
(6) Những chất dễ cháy, nổ cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng cháy để tránh thiệt hại
về người, của cải, vật chất.
Các phát biểu đúng là
A. (2), (3), (6). B. (1), (3), (6). C. (1), (2), (5). D. (2), (4), (6).
Câu 26. Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11Na, 12Mg,
13Al, 19K và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố X Y Z T
Bán kính nguyên tử (nm) 0,125 0,203 0,136 0,157
Nhận xét nào sau đây đúng:
Trang 4/6 – Mã đề thi 209
A. X là Na, Z là Al. B. Z là Al, T là Mg.
C. X là Na, Y là K. D. Y là K, T là Na.
Câu 27. Trong tự nhiên silver (bạc) có hai đồng vị bền là 107Ag và 109Ag. Nguyên tử khối trung
bình của Ag là 107,87. Phần trăm khối lượng của 107Ag có trong AgNO3 là
A. 35,56%. B. 64,44%. C. 43,12%. D. 35,59%.
Câu 28. Hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2 và Fe(OH)3 (trong đó oxi chiếm
30,88% về khối lượng). Hòa tan hết m gam rắn X trong HNO3 dư thấy có 4,26 mol HNO3
phản ứng và thoát ra 14,874 Lít NO2 ( ở điều kiện 25oC, 1 bar ) là sản phẩm khử duy nhất.
Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 101. B. 110. C. 90. D. 80.
Câu 29. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố
nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc.
C. Nồng độ. D. xúc tác.
Câu 30. Trong quá trình trục vớt tàu chìm ở Cần Giờ, Việt Nam vào năm 2019, có 5 thợ lặn bất
ngờ gặp nạn nghi do ngộ độc khí H2X từ thùng hàng container bị bung ra. Đây là chất khí
độc, ở nồng độ thấp gây kích thích màng phổi, mắt, đường thở,… với nồng độ lớn có thể
gây tử vong. Tổng số hạt (proton, neutron và electron) trong nguyên tử nguyên tố X là 48.
Hợp chất H2X chứa loại liên kết hóa học nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực. B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng/ Sai ( 2 điểm).
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh lựa chọn Đúng hoặc Sai.
Câu 1. Cho các nguyên tố thỏa mãn điều kiện sau: có số lớp electron giống nguyên tố Ca, ở
lớp electron ngoài cùng có 1 electron độc thân.
a) Có 3 nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên.
b) Nguyên tố có Z nhỏ nhất là kim loại điển hình còn nguyên tố có Z lớn nhất là phi kim
điển hình.
c) Số orbital tối đa chứa electron trong nguyên tử là 18.
d) Lớp electron ngoài cùng là lớp electron M.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H₂O mặc dù khối lượng phân tử
C2H5OH lớn hơn nhiều khối lượng phân tử H₂O.
(b) Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng thấp.
(c) Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi,
thành một cụm phân tử.
(d) Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất, nhưng ở
mức độ ảnh hưởng mạnh hơn so với liên kết hydrogen.
B. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
Cho biết giá trị độ âm điện của một số nguyên tố như bảng dưới đây:
Nguyên tố 12Mg 13Al 1H 16S 17Cl 8O 9F

Độ âm điện 1,31 1,61 2,20 2,58 3,16 3,44 3,98


Trang 5/6 – Mã đề thi 209
1.1. Cho các phân tử: PCl3, MgCl2, SO3, Al2O3. Hãy viết sơ đồ hình thành liên kết của các
phân tử có liên kết ion và viết công thức Lewis của các phân tử có liên kết cộng hóa trị.

1.2. Hãy giải thích vì sao H2O và HF có Độ dài liên kết M o


ts
khối lượng mol phân tử, độ dài liên kết H2O H – O: 0,96Ao 18 100oC
tương đương nhưng nhiệt độ sôi của H2O
cao hơn nhiều so với HF ? HF H – F: 0,92Ao 20 19,5oC

Câu 2. ( 2 điểm)
2.1. Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau bằng phương pháp thăng
bằng electron
a) Mg + HNO3 (loãng) → Mg(NO3)2 + N2O + N2 + H2O
(tỉ khối hơi của hỗn hợp khí N2O và N2 so với hydrogen bằng 17,2)
b) KMnO4 + KNO2 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + KNO3 + H2O
2.2. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M vào dung dịch acid HNO3 dư, thu được dung dịch
A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho tác dụng với NaOH dư được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi
thu được 4,0 gam oxit kim loại.
- Phần 2: Cô cạn ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất.
Xác định kim loại M và muối X, biết M chỉ có một hóa trị duy nhất.
Câu 3. ( 2 điểm)
3.1. Trong ngành công nghệ lọc hoá dầu, các ankan thường được loại bỏ hydrogen trong các
phản ứng dehydro hoá để tạo ra những sản phẩm hydrocarbon không no có nhiều ứng dụng
trong công nghiệp. Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng sau dựa vào năng
lượng liên kết trong bảng sau:

Liên kết C–H C–C C=C H–H


kJ/mol 414 347 611 436
a) H3C-CH2-CH2-CH3 CH2-CH-CH=CH2 + 2H2
b) 6CH4 C6H6 (1,3,5-cyclohexatriene) + 9H2
Cho biết công thức cấu tạo của 1,3,5-cyclohexatriene như sau:

c) Các phản ứng trên có thuận lợi về phương diện nhiệt hay không?
Phản ứng theo chiều ngược lại có biến thiên enthalpy bằng bao nhiêu?

3.2. Một bình gas (khí hóa lỏng) có chứa 12 kg hỗn hợp propane và butane, trong đó
propane chiếm 27,5% về khối lượng. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng
nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt
tiêu thụ từ đốt khí gas của một hộ gia đình X là 10000 kJ/ngày, hiệu suất sử dụng nhiệt là
70%, giá của bình gas trên là 400000 đồng. Tính số tiền hộ gia đình X cần trả cho việc
mua gas trong một tháng (30 ngày).
---------------- HẾT ------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Trang 6/6 – Mã đề thi 209
(Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Họ và tên thí sinh: .................................................................Số báo danh:............................

Trang 7/6 – Mã đề thi 209

You might also like