Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

 Khái niệm chức năng tổ chức, cơ cấu tổ chức (3 câu)


1. Đâu là chức năng của tổ chức
A. Lên kế hoạch làm việc cho nhân sự
B. Thiết kế, phát triển cơ cấu tổ chức
C. Nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành viên
D. Xác định các mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược để đạt được mục tiêu
2. Chức năng tổ chức là
A. Chức năng quản trị liên quan đến hoạt động xây dựng và phát triển cơ cấu (bộ máy) tổ
chức nhằm xác lập các mối quan hệ về quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phân
B. Chức năng quản trị liên quan đến hoạt động xây dựng các chiến lược, xác định các mục tiêu
cần đạt được
C. Tập hợp các nhân sự làm việc nhằm nâng cao chất lượng công việc
D. Là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, nhằm đưa ra các phương pháp được mục
tiêu đề ra
3. “Xây dựng nguyên tắc thủ tục và quy trình làm việc” là nội dung của chức năng nào
A. Chức năng hoạch định
B. Chức năng kiểm soát
C. Chức năng tổ chức
D. Chức năng điều khiển
 Các thuộc tính của cơ cấu tổ chức (10 câu)
1. Cơ cấu tổ chức có mấy thuộc tính cơ bản
A. 4
B. 6
C. 5
D. 8
2. Đâu không phải là thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức
A. Chuyên môn hóa công việc
B. Đơn giản hóa công việc
C. Hình thành các bộ phận
D. Phối hợp các bộ phận trong tổ chức
3. Sơ đồ tổ chức quản lý được xác lập dưới hình thức nào thì thông thường bộ máy quản lý cũng
đều được chia làm
A. 3 cấp
B. 4 cấp
C. 5 cấp
D. 6 cấp
4. Các cấp trong sơ đồ tổ chức quản lý là
A. Điều hành, quản lý
B. Điều hành, lãnh đạo, thực hiện
C. Lãnh đạo, điều hành, quản lý, thực hiện
D. Lãnh đạo, điều hành
5. Bộ phận không nằm trong cơ cấu chính thức của doanh nghiệp
A. Phòng marketing
B. Phòng mỹ thuật
C. Hội đồng khoa học
D. Tất cả đáp án trên
6. Kết quả của chuyên môn hóa theo chiều ngang trong cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp sẽ
hình thành nên
A. Các cấp quản lý trong bộ máy quản lý
B. Các phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý
C. Bộ máy quản lý doanh nghiệp
D. Cơ cấu tổ chức sản phẩm doanh nghiệp
7. Xí nghiệp tổ chức nên các bộ phận đúc, cắt gọt, lắp ráp thuộc hình thức phân công và thành lập
đơn vị theo
A. Số lượng
B. Quy trình hay thiết bị
C. Chức năng
D. Khách hàng
8. Một bộ máy tổ chức có tính chất thế nào thì phù hợp với môi trường ổn định
A. Cứng nhắc
B. Linh hoạt
C. Con người làm việc theo tinh thần hợp tác
D. Trao đổi thoải mái với tất cả mọi người
9. Một bố máy tổ chức có tính chất thế nào thì hợp với môi trường xáo trộn
A. Nhiệm vụ được phân chia rõ ràng
B. Quan hệ quyền hành chặt chẽ từ trên xuống
C. Không phân chia rõ nhiệm vụ, cấp bậc
D. Không có ý nào đúng
10. Khi nào thì môi trường của xí nghiệp không thể gọi là môi trường xáo trộn
A. Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm mới một cách bất ngờ
B. Khi luật pháp bất ngờ thay đổi
C. Khi những khoa học kỹ thuật mới tạo ra những thay đổi cách mạng trong phương pháp sản
xuất
D. Khi doanh nghiệp hết vốn đầu tư
 Các mô hình cơ cấu tổ chức: Đơn giản, chức năng, sản phẩm/khách
hàng/địa dư, đơn vị chiến lược, ma trận (10 câu)
1. Cơ cấu quản trị ma trận có bao nhiêu tuyến quyền lực
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
2. Cơ cấu quản trị ma trận đòi hỏi những điều gì ở các nhà quản trị
A. Năng lực tốt
B. Có tham vọng
C. Có tầm ảnh hưởng lớn
D. Nguồn nhân lực dồi dào
3. Bởi vì các nhà quản trị sản phẩm và chức năng có vị thế ngang nhau nên
A. Dễ xảy ra tranh chấp
B. Dễ quản lý
C. Dễ thỏa thuận
D. Dễ đàm phán
4. Ưu điểm của phân chia theo chức năng
A. Phức tạp khi phối hợp
B. Thuận tiện trong đào tạo
C. Thiếu hiểu biết tổng hợp
D. Các đơn vị mải mê theo đuổi chức năng riêng của mình mà quên mất mục tiêu chung của
toàn tổ chức
5. Phân chia theo địa dư được áp dụng trong trường hợp nào
A. Khi doanh nghiệp hoạt động trên nhiều vùng miền, kinh doanh những sản phẩm tương tự
nhau
B. Khi doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực và kinh doanh những sản phẩm tương tụ
nhau
C. Khi doanh nghiệp hoạt động trên nhiều vùng miền, và kinh doanh đa dạng sản phẩm
D. Khi hoạt động trên nhiều lĩnh vực và kinh doanh đa dạng sản phẩm
6. Ưu điểm của phân chia theo địa dư
A. Tạo nên tình trạng trùng lặp trong tổ chức
B. Cần nhiều người có năng lực quản lý chung
C. Có thông tin trực tiếp tốt hơn với những đại diện của địa phương
D. Cả A và B
7. Nhược điểm của phân chia theo địa dư
A. Tạo nên tình trạng trùng lặp trong tổ chức
B. Cung cấp cơ sở đào tạo những nhà tổng quản trị
C. Chú ý đến thị trường và những vấn đề địa phương
D. Hiểu biết cao về những nhu cầu khách hàng
8. Trong cơ cấu quản trị ma trận thì đòi hỏi…….. phải có tầm ảnh hưởng lớn
A. Nhà điều phối
B. Nhà sản xuất
C. Nhà quản trị
D. Nhà cung ứng
 Quyền hạn trong tổ chức: Trực tuyến, chức năng, tham mưu (5 câu)
1. ……… là sức mạnh về quyền lực cho phép yêu cầu người khác hành động theo sự chỉ đạo của
mình
A. Phần quyền
B. Ủy quyền
C. Quyền hành
D. Tập quyền
2. Đâu là ưu điểm của cơ cấu quản trị trực tuyến
A. Đảm bảo chế độ 1 thủ trưởng
B. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
3. Đâu là nhược điểm của cơ cấu quản trị trực tuyến
A. Người lãnh đạo cần có kiến thức toàn diện
B. Hạn chế sử dụng các chuyên gia có trình độ
C. Dễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng
D. Cả 3 đáp án trên
4. Đâu là nhược điểm của cơ cấu quản trị chức năng
A. Theo nguyên tắc thống nhất chỉ huy
B. Chế độ trách nhiệm không rõ ràng
C. Dễ dàng phối hợp giữa lãnh đạo và các bộ phận chức năng
D. Cả 3 đáp án trên
5. Có mấy ưu điểm của cơ cấu quản trị trực tuyến, chức năng
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
 Cấp và tầm quản lý (3 câu)
1. Tầm hạn quản trị là số lượng bộ phận, phân hệ, cá nhân, …… quyền mà một cấp quản trị có khả
năng điều hành hữu hiệu nhất
A. Cao
B. Ngang
C. Dưới
D. Có
2. Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp cần tính đến yếu tố nào
A. Trình độ và năng lực của nhà quản trị
B. Khả năng và ý thức của cấp dưới
C. Kỹ thuật thông tin
D. Tất cả ý trên
3. Tầm hạn quản trị còn gọi là
A. Tầm hạn rà soát
B. Tầm hạn kiểm soát
C. Tầm hạn chỉ huy
D. Tầm hạn tổ chức
4. Đâu là các yếu tổ ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị
a) Trình độ và khả năng của nhà quản trị
b) Thời gian
c) Kỹ thuật thông tin
d) Tính phức tạp và ổn định của công việc
e) Mối quan hệ
f) Khả năng và ý thức của cấp dưới
A. (a), (b), (c), (d), (e)
B. (a), (b), (c), (d), (f)
C. (a), (c), (d), (e), (f)
D. (b), (e), (d), (a), (f)
5. Trong tổ chức/doanh nghiệp thì cấp bậc quản lý chính thuộc cấp bậc 1 bao gồm
A. Những người quản lý hàng đầu
B. Những người quản lý trung gian
C. Những người quản lý cấp thấp
D. Tất cả đều sai

You might also like