Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8

Câu 1:Trình bày vật liệu chế tạo , công dụng và kết cấu ống lót xilanh động
cơ ? Tính thể tích ống lót xilanh dựa trên cơ sở nào ? Ống lót xi lanh chịu tác
dụng của các lực nào ? Trình bày các phương án bôi trơn ống lót xi lanh
động cơ ?
* Vật liệu chế tạo Ống lót xy lanh phần lớn được chế tạo từ gang hợp kim, cũng có
một số loại động cơ có dùng ống lót thép ( động cơ ô tô MA3 525)
Gang hợp kim chế tạo ống lót xy lanh có tổ chức nền cơ bản là Peclít kèm theo
grafit dạng tấm hoặc dạng cầu. Độ bền của ống lót không thấp hơn mác gang GX
21-40.
- +Công dụng: là 1 bộ phận có chức năng dẫn hướng piston và cùng với mặt dưới
của nắp xilanh và đỉnh piston tạo nên không gian công tác của xilanh, đồng thời
làm nhiệm vụ truyền nhiệt từ môi chất công tác đến nước làm mát.
+ Bề mặt phía trong ống lót xi lanh dùng làm bàn trượt cho piston, tạo thành không
gian chứa môi chất công tác và buồng cháy, đồng thời làm nhiệm vụ truyền nhiệt từ
môi chất công tác đến nước làm mát.
+ Bề mặt phía ngoài ống lót xi lanh kết hợp với bề mặt phía trong của thân xi lanh tạo
thành khoang chứa nước làm mát.
+ Vai gờ phía đầu ống lót xi lanh có nhiệm vụ tì lên bề mặt thân xi lanh và tạo nên độ
vững chắc cho piston trượt trong quá trình làm việc.
+ Bề mặt phần đuôi ống lót xi lanh có bố trí các rãnh để lắp zoăng kín nước.
+ Đối với động cơ hai kỳ trên phần đuôi ống lót xi lanh còn bố trí các cửa trao đổi khí
làm nhiệm vụ nạp không khí sạch mới và thải sản vật cháy ra khỏi thể tích công tác.

+ Kết cấu: 2 loại


 Ống lót xilanh khô: không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát, phương án sử
dụng ống lọt xilanh khô có ưu điểm là khối xilanh cứng vững hơn, nhưng yêu
cầu độ chính xác cao hơn khi gia công bề mặt
 Ống lót xilanh ướt: tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát, phần dưới của ống lót
xilanh có các vòng cao su ngăn cho nước không lọt xuống các te
- Cách tính dung tích xi lanh: Đường kính với hành trình piston, điều kiện khai thác
mà người thiết kế sẽ tính toán được lượng hỗn hợp không khí và nhiên liệu cấp vào thì
động cơ có thể sinh công như mong muốn mà từ đó tính được thể tích của ống lót xi
lanh sao cho hợp lí.
Vh = π*D /4*S
Trong đó:

Vh là thể tích công tác hay thể tích làm việc của xi lanh, là thể tích giới hạn bởi thành
xi lanh và các vị trí ĐCT, ĐCD của piston.

D: Là đường kính của xi lanh (mm)

S: Là hành trình của piston (mm). Hành trình của piston là khoảng cách của ĐCT và
ĐCD

Thể tích toàn bộ xi lanh (Va): Là tổng thể tích công tác (Vh) và thể tích buồng cháy
(Vc) của xi lanh.

Va = Vh+Vc (cm )

Như vậy thể tích làm việc của động cơ (Ve): Là tổng thể tích công tác của các xi lanh
trong động cơ
Ve = Vh*i

Trong đó:

Vh: Thể tích công tác của xi lanhi: Số xi lanh của động cơTrên đây là cách tính dung
tích xi lanh.
- Trong quá tình động cơ làm việc, xilanh chịu tác dụng của nhiệt độ cao, chịu sự tác
dụng của lực khí cháy, chịu lực ma sát lớn và chịu sự ăn mòn hóa học.

- Trong động cơ thường áp dụng các phương pháp bôi trơn ống lót xilanh sau: Với
động cơ công suất nhỏ ống lót xi lanh thường được bôi trơn bằng phương pháp văng
té, gạt dầu hay bôi trơn áp lực bằng dầu sau khi bôi trơn bạc trục, bạc đầu to, đầu
nhỏ biên. Với động cơ có đường kính xi lanh tới 250 mm và động cơ hai kỳ có guốc
trượt phải có đường dẫn dầu bôi trơn ống lót xi lanh riêng với loại dầu bôi trơn có
khả năng trung hòa được hàm lượng a xit hình thành trên bề mặt ống lót xi lanh

You might also like