Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.

Toàn cầu hoá là gì ?


Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ
chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong
phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói
chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế,
người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương
mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những
ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới.
Nội dung của toàn cầu hoá được thể hiện thông qua nhiều biểu hiện tùy thuộc vào các góc
độ tiếp cận cụ thể khác nhau. Nếu tiếp cận toàn cầu hóa với góc nhìn và quan sát chung
thì toàn cầu hóa biểu hiện theo năm biểu hiện sau đây, đó là:
Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao
lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ,
nhân công... Có thể nói thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hóa
và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Khi các nước trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho
nhau đó cũng chính là quá trình các nước xóa nhòa dần sự biệt lập giữa các nền kinh tế
quốc gia. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 100 năm từ 1850 –
1948, thương mại thế giới tăng lên 10 lần, trong giai đoạn 50 năm tiếp theo từ 1948 -
1997, tăng 17 lần. Từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, mức tăng bình quân
của xuất khẩu thế giới là 4,5%. Trong giai đoạn này, đánh dấu bắt đầu từ năm 1985, hàng
năm tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa thế giới là 6,7%, trong khi đó sản
lượng thế giới chỉ tăng lên 6 lần. Sự phát triển của thương mại thế giới và khoảng cách
ngày càng tăng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển thương mại quốc tế
thể hiện mức độ toàn cầu hóa ngày càng góp chủ yếu vào GDP (Hoa Kỳ là 76%, Canada
là 80%, Nhật Bản là 65%, EC là 64%).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển tư bản (vốn và tiền tệ) giữa các nước
là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn bộ
nền kinh tế thế giới nói chung. Các luồng FDI có tốc độ tăng nhanh hơn cả mức tăng của
thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn
cầu hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở vào khoảng 27 – 30 tỷ
USD; trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD; trong nửa cuối mại
hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn cầu hóa.
Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở vào khoảng 27 – 30 tỷ USD; trong
nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD; trong nửa cuối của thập niên của
1980 là 170 tỷ USD; năm 1995 gần 400 tỷ USD, 1998 là 845 tỷ USD, năm 2000 vượt
trên 1.000 tỷ USD, năm 2007 là 1.900 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh,
hiện nay chiếm khoảng 50%. Cac luồng FDI vào các nước phát triển chiếm ¾ tổng số
FDI trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, gắn với luồng
lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bên trong hệ thống của các công ty đa quốc, xuyên quốc
gia vào các nước đang phát triển từ năm 1990 có xu hướng tăng lên.
Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất
trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trong thời gian nửa đầu của thập kỷ 1990, theo thống
kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có tới 33 thỏa thuận liên kết kinh tế khu
vực dưới dạng các thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh
thuế quan, liên minh kinh tế được ký kết đã thông báo cho Ban thư ký của WTO. Số
lượng này nhiều gấp 3 lần số lượng các thỏa thuận được ký trong thập kỷ 1980 và bằng
gần 1/3 tổng số các thỏa thuận liên kết khu vực được ký trong giai đoạn 1947 – 1995.
Riêng trong giai đoạn từ 2000 – 2008, có trên 140 thỏa thuận liên kết khu vực đã được
thông báo cho WTO. Cùng với các thỏa thuận trên, nhiều tổ chức hợp tác kinh tế đa
phương thế giới và khu vực đã ra đời, ngày càng được tăng cường về số lượng và cơ chế
tổ chức. Theo số liệu thống kê của Liên minh các Tổ chức Quốc tế, ta có thể thấy nếu như
tính vào năm 1909, số lượng các tổ chức quốc tế trên toàn cầu chỉ là 213 thì đến năm
1960, con số này là 1.422 tổ chức, năm 1981 là 14.273, năm 1991 là 28.200; năm 2001 là
55.282 và 2006 là 58.859 tổ chức. Trên phạm vi toàn cầu, ngoài các tổ chức kinh tế - tài
chính được thành lập trước đây như hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp quốc, năm
1995, trên cơ sở Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đã được hình thành, hiện có 153 nước và lãnh thổ kinh tế
độc lập là thành viên, chiếm tới trên 90% tổng giá trị thương mại thế giới. Ở phạm vi khu
vực, các tổ chức và cơ chế liên kết kinh tế cũng được tăng cường. Tại Châu Âu, Liên
minh Châu Âu EU với số lượng 27 nước thành viên hiện nay đã trở thành một liên
kết quốc tế chặt chẽ toàn diện ở hầu hết mọi lĩnh vực.
Thứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng
các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của UNCTAD, năm
1998 có 53.000 công ty xuyên quốc gia với 450.000 công ty con ở nhiều nước khác nhau
trên thế giới. Năm 2000, trên thế giới có khoảng 63.000 công ty xuyên quốc gia với
700.000 các công ty con ở khắp các nước. Năm 1995, các công ty xuyên quốc gia bán ra
một lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị bằng 7.000 tỷ USD. Năm 1999, tổng doanh số
ban ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị 14.000 tỷ USD. Hiện nay, các công
ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn
đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế
giới. Hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia này không những đã tạo ra một bộ
phận quan trọng của lực lượng sản xuất thế giới mà còn liên kết các quốc giá lại với nhau
ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn
bao giờ hết.
Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về mặt văn hóa.
Những bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đại chúng của Mỹ ra khắp
thế giới. Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của người dân ở các quốc gia cũng dần bị biến
đổi theo hướng đồng nhất. Tương tự, thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân thế giới
ngày càng biết tới nhiều hơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quá… của các
quốc gia như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này
tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn
hóa khác nhau. Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạo nên những phản ứng tiêu
cực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập, hay sự phản kháng đối với những
giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở các quốc gia Hồi giáo. Tương tự, toàn cầu hóa
cũng đe dọa làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia, vốn là những giá trị cần được
duy trì nhằm bảo vệ sự đa dạng của nền văn hóa thế giới.
Cuối cùng, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với tư cách là các
chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm. Thực tế, toàn cầu hóa đã làm
xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn là nền tảng cho sự tồn tại của chúng. Điều này
thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế. Ngày nay các quyết định kinh tế của các quốc gia
không thể được đóng khung trong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa
vào nước điều kiện của quốc gia sở tại. Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính
phủ đều chịu sự điều chỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằm ngoài
khả năng kiểm soát của các nhà nước. Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điều chỉnh của những
lực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau, như sự dịch chuyển của vốn
đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mại hay tỉ giá hối đoái.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng toàn cầu hóa là một hiện tượng có ý nghĩa cách
mạng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Quá trình này dẫn tới những biến
đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế – chính trị của quan hệ quốc tế, song song với những
thay đổi về đời sống văn hóa-xã hội của người dân trên khắp toàn cầu. Tuy nhiên, đây
không phải là một hiện tượng đơn nhất, bất biến mà là một quá trình phức tạp, đa phương
diện, đa chiều hướng và luôn vận động, biến đổi.
Mặc dù vậy, toàn cầu hóa không phải là hiện tượng hoàn toàn mới mẻ. Nhiều người cho
rằng toàn cầu hóa đã manh nha xuất hiện từ thưở bình minh của nền văn minh phương
Tây. Có người gắn liền sự ra đời của toàn cầu hóa với làn sóng thực dân hóa đầu tiên của
các cường quốc Châu Âu thế kỷ 15-16, hay sự xuất hiện của các công ty như Đông Ấn
Hà Lan với những tuyến đường giao thương nối liền từ Âu sang Á. Cũng có người cho
rằng toàn cầu hóa xuất hiện khi bức điện tín đầu tiên được truyền xuyên Đại Tây Dương
lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 19.
Mặc dù toàn cầu hóa có thể đã xuất hiện từ lâu, nhưng chỉ trong những thập kỷ qua toàn
cầu hóa mới thực sự tạo nên sự khác biệt lớn trong nền kinh tế – chính trị toàn cầu khi
diễn ra ở một tốc độ và cường độ chưa từng có tiền lệ. Sự tăng tốc và mở rộng mạnh mẽ
của toàn cầu hóa trong những thập kỷ qua gắn liền với sự phát triển của khoa học công
nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc, thể hiện tiêu biểu nhất ở vai trò của
internet. Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản tự do ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
mình cũng đóng vai trò quan trọng khi các quốc gia chấp nhận hội nhập sâu hơn vào hệ
thống kinh tế toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, kể từ sau
khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hóa càng có thêm điều kiện để tăng tốc
khi thế giới không còn bị chia cắt thành những khối kinh tế và chính trị đối lập.
Mặc dù toàn cầu hóa mang lại những biến đổi mạnh mẽ trong hệ thống kinh tế chính trị
toàn cầu, nhưng nhiều người cho rằng các tác động mà toàn cầu hóa mang lại không đồng
nhất. Nhiều nhà chỉ trích cho rằng toàn cầu hóa làm sâu sắc thêm sự bất bình đằng toàn
cầu, khiến các quốc gia phát triển ngày càng giàu thêm và các nước nghèo ngày càng
nghèo đi. Trong nhiều trường hợp toàn cầu hóa được coi là một mỹ từ thay thế cho khái
niệm bá quyền Mỹ hay sự lũng đoạn của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế
giới. Chính vì vậy trên thế giới đã xuất hiện nhiều phong trào chống toàn cầu hóa hay vai
trò của các công ty đa quốc gia, với biểu hiện thường thấy nhất là các cuộc biểu tình bên
lề các cuộc họp hay các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO.
Tuy nhiên đối với nhiều người khác, toàn cầu hóa mang lại cơ may cho sự thịnh vượng
và bình đẳng phát triển trên phạm vi toàn cầu thông qua sự mở rộng hệ thống chủ nghĩa
tư bản tự do. Nhiều nhà hoạt động theo chủ nghĩa tự do cũng cho rằng toàn cầu hóa giúp
thúc đẩy nhân quyền và hòa bình thế giới khi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng
và các lợi ích kinh tế thương mại mà toàn cầu hóa mang lại trở nên quá lớn so với những
lợi ích mà chiến tranh có thể mang lại. Cũng chính vì vậy, đa số các quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia trong Thế giới thứ ba, đang cố gắng tận dụng các lợi thế mà toàn cầu hóa
mang lại và tránh bị gạt ra ngoài lề của tiến trình được coi là không thể đảo ngược này
của lịch sử nhân loại.
Ý nghĩa toàn cầu hoá
Toàn cầu hóa tạo ra một nền văn minh toàn cầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa
giữa các khu vực, các quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hóa lĩnh vực tin học và viễn
thông tạo ra quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, giúp cho sự gia
tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình
hữu nghị giữa các "công dân thế giới". Trong lĩnh vực kinh tế "thương mại tự do" và sự gia
tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau
trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm
vi kinh tế.
PHÂN TÍCH CỤ THỂ.
Bản chất và biểu hiện của toàn cầu hóa:
1. Bản chất của toàn cầu hóa:
Nếu chúng ta nhìn nhận toàn cầu hóa dựa trên bản chất của nó thì ta hiểu đây chính là
một quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ
thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn
cầu hóa thể hiện sự biến đổi tương quan giữa quan hệ sản xuất nhằm tới sự điều chỉnh
thích ứng lực lượng sản xuất biến thiên liên tục trên quy mô thế giới.
Toàn cầu hóa làm cho các nền kinh tế quốc gia bị hòa nhập vào và được cấu trúc lại trên
quy mô quốc tế thông qua một loạt quy trình, giao lưu, trao đổi. Như vậy, toàn cầu hóa
không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau, dù là phụ thuộc toàn diện giữa các nền kinh tế mà là
sự hòa nhập các nền kinh tế này để xu thế hình thành nên một nền kinh tế toàn cầu thống
nhất.
Như phân tích ở trên theo quan điểm Mác xít, bản chất của toàn cầu hóa có tính hai mặt.
Cụ thể như sau:
Một mặt, Toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất
xã hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Bản chất khách quan của toàn
cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách quan của quá trình quốc tế hóa. Những phát
kiến địa lý, giao thông vận tải đã mở ra cơ hội cho quá trình quốc tế hóa kinh tế vào thế
kỷ XV, nhưng tiến trình này chỉ thực sự tăng tốc sau khi cách mạng công nghiệp ở Anh.
Quá trình quốc tế hóa mang tính tất yếu khách quan, do đòi hỏi của bản thân nền sản
xuất, đặc biệt là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học-công nghệ
tạo tiền đề cho bước quá độ từ cơ sở vật chất-kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất-
kỹ thuật hoàn toàn mới về chất ở một số nước kinh tế phát triển.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, loài người đang từng bước
tiến vào kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao độ, phân công
lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội, thúc đẩy
kinh tế thị trường phát triển, đồng thời tạo ra những phương tiện có hiệu quả đẩy nhanh
quá trình toàn cầu hóa.
Mặt khác, Toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay gắn liền với chủ nghĩa tư bản và hiện
đang bị chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển chi phối, lợi dụng để phục vụ
cho mục đích của họ. Hay nói cách khác, toàn cầu hóa hiện nay đang trong quỹ đạo của
chủ nghĩa tư bản.
2. Biểu hiện của toàn cầu hóa:
Hiện nay tại Việt Nam hay các nước trên thế giới đều theo hướng của toàn cầu hóa và đây
đã trở thành xu thế từ những năm 80 của thế kỷ XX, kết nối nền kinh tế các quốc gia, dân
tộc lại với nhau. Để đất nước phát triển thì xu thế toàn cầu hóa là tất yếu. Toàn cầu hóa
vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức đối với Việt Nam.
Ở Việt Nam, toàn cầu hóa được biểu hiện thông qua:
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 và
sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình
mạnh mẽ.
Chắc hẳn nói tơi tổ chức WTO thì tại Việt Nam ai cũng đã biết, Việt Nam là một nước có
thu nhập thấp, năm 2016 khi tham gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm
nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100
tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn
định nhất trong ASEAN.
Tới thời điểm hiện tại thông qua quá trình này thì có rất nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu
thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Microsoft, Samsung, LG, Canon,
Toyota, Honda…
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam đã thu hút sự
đầu tư của rất nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia như trong ngành công nghiệp
khai thác dầu khí sẽ có Shell (Anh – Hà Lan), Mobil Oil (Mỹ), Total (Pháp),… trong lĩnh
vực bưu chính có Nokia (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc),…
Ngoài ra còn các lĩnh vực điện tử, may mặc, công nghệ ô tô,… đem lại nhiều công việc
cho người lao động.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã liên
tục rót vốn đầu tư ra nước ngoài với hơn 30 quốc gia và hàng tỷ USD.
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết
nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử. Bên cạnh các ngân
hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt
động tại Việt Nam như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Standard Chartered;
Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…
Như vậy từ các nội dung như trên và căn cứ tại thực tế ta thấy qua trình toàn cầu hoá như
một dòng chảy lạ tràn qua biên giới quốc gia, phủ ngập, cuốn trôi bao giá trị truyền
thống, làm xáo trộn, đảo lộn sự thanh bình trong lối sống thôn quê.
Nhưng toàn cầu hóa cũng có những nhược điểm và tính hai mặt của nó như ở đây con
người bỗng trở nên lạnh lùng hơn, vô cảm hơn, đời sống tinh thần, tình cảm của họ bỗng
trở nên máy móc và “kỹ thuật” hơn. Dường như, dòng chảy toàn cầu hoá đẩy con người
tiệm cận nhanh hơn với những lợi ích cá nhân, với chủ nghĩa kim tiền, lối sống thoáng,
sống gấp, sống hưởng thụ.
Ngược lại thì quá trình toàn cầu hóa cũng mang lại nhiều lợi ích không chỉ về kinh tế mà
qua trình này còn làm cho các phương tiện vật chất phục vụ cuộc sống con người, làm
cho cuộc sống con người tiện nghi hơn, dễ dàng khiến họ quên đi bài học ứng xử mang
giá trị nhân văn đích thực giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, môi
trường sống.
Theo đó nên chúng tôi thấy vấn đề đặt ra hiện nay không phải là chống lại toàn cầu hoá
mà thuận theo, hoà nhập trong dòng chảy toàn cầu hoá nhưng không thể hoà tan. Gìn giữ,
đề cao, phát huy những giá trị văn hoá người Việt, những giá trị làm nên bản sắc văn hoá
của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam và đất nước Việt Nam.
Các đặc điểm của toàn cầu hóa:
1. Tác động kinh tế của toàn cầu hóa
Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của toàn cầu hóa là tác động sâu sắc của nó
đối với nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa đã cho phép các công ty khai thác lợi thế so
sánh, giảm chi phí lao động và nguyên vật liệu, đồng thời mở rộng cơ sở khách hàng của
họ ở các thị trường đa dạng. Sự kết nối ngày càng tăng này đã dẫn đến sự xuất hiện của
một thị trường toàn cầu, nơi hàng hóa và dịch vụ có thể được trao đổi trên quy mô quốc
tế.
Sự hội nhập của các nền kinh tế thông qua toàn cầu hóa có cả tác động tích cực và tiêu
cực. Về mặt tích cực, nó đã tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, dẫn
đến tăng cơ hội việc làm và mức sống cao hơn. Các quốc gia đang phát triển đã có thể thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
công nghiệp hóa và phát triển của họ.
2. Tương tác xã hội và giao lưu văn hóa
Toàn cầu hóa đã tăng cường đáng kể các tương tác xã hội giữa những người từ các khu
vực và nền văn hóa khác nhau. Sự tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là internet và phương
tiện truyền thông xã hội, đã giúp các cá nhân giao tiếp và chia sẻ ý tưởng xuyên biên giới
dễ dàng hơn. Sự kết nối lẫn nhau này đã thúc đẩy sự hiểu biết đa văn hóa, lòng khoan
dung và đánh giá cao sự đa dạng.
Hơn nữa, toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các biểu đạt văn hóa, ý
tưởng và các loại hình nghệ thuật. Thông qua âm nhạc, văn học, điện ảnh và các loại hình
nghệ thuật khác, mọi người từ các nền văn hóa khác nhau có thể tìm hiểu và tiếp nhận sự
phong phú của các truyền thống khác nhau. Sự hợp nhất văn hóa này đã tạo ra một bản
sắc văn hóa toàn cầu vượt qua biên giới quốc gia.
3. Giao lưu văn hóa
Toàn cầu hóa đã mở đường cho sự trao đổi chưa từng có về các giá trị văn hóa, biểu đạt
nghệ thuật và ý tưởng giữa các xã hội khác nhau. Luồng thông tin tự do, được kích hoạt
bởi những tiến bộ công nghệ, đã cho phép các cá nhân từ các nền văn hóa đa dạng kết nối
và chia sẻ kinh nghiệm của họ.
Trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí, toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự sáng tạo phong phú.
Các nhạc sĩ, nhà văn, nhà làm phim và nghệ sĩ từ nhiều nơi trên thế giới hợp tác và lấy
cảm hứng từ các nền văn hóa của nhau, dẫn đến một bối cảnh nghệ thuật toàn cầu sôi
động và năng động.
Ví dụ, ngành công nghiệp điện ảnh đã trải qua một sự chuyển đổi đáng kể do toàn cầu
hóa. Các bộ phim Hollywood giờ đây đã đến với khán giả ở những nơi xa xôi trên thế
giới, đồng thời, các bộ phim nước ngoài cũng được công nhận trên trường quốc tế. Sự
trao đổi văn hóa này không chỉ làm phong phú ngành công nghiệp điện ảnh mà còn góp
phần hiểu biết sâu sắc hơn về các xã hội khác nhau và quan điểm của họ.
4. Ý nghĩa chính trị của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa có ý nghĩa sâu sắc đối với bối cảnh chính trị thế giới. Nó đã làm tăng sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, đòi hỏi phải hợp tác và hợp tác nhiều hơn trong các
vấn đề toàn cầu. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế
giới đã nổi lên như những nhân tố chính trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu,
bao gồm biến đổi khí hậu, các hiệp định thương mại và các vấn đề nhân quyền.
Tuy nhiên, cũng có một mặt tối đối với tác động chính trị của toàn cầu hóa. Một số nhà
phê bình cho rằng toàn cầu hóa có thể dẫn đến xói mòn chủ quyền quốc gia khi các tổ
chức quốc tế hùng mạnh và các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đối với các
chính sách quốc gia. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc mất quyền kiểm soát dân chủ
và quyền ra quyết định ở cấp quốc gia.
5. Thay đổi pháp lý và toàn cầu hóa
Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi phải có những thay đổi trong các khuôn khổ pháp lý điều
chỉnh quan hệ quốc tế. Khi các nền kinh tế trở nên hội nhập hơn, các hệ thống pháp luật
phải điều chỉnh để giải quyết các vấn đề và tranh chấp xuyên biên giới.
Một bước phát triển quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa là sự phát triển của luật pháp
quốc tế. Các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế đã được thiết lập để điều chỉnh các khía cạnh
khác nhau của các tương tác toàn cầu, chẳng hạn như thương mại, nhân quyền và bảo vệ
môi trường. Những công cụ pháp lý này cung cấp một khuôn khổ để giải quyết tranh
chấp và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia.
6. Hiện đại hóa và toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa đã và đang là động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa các xã hội trên toàn
thế giới. Việc trao đổi ý tưởng, công nghệ và kiến thức xuyên biên giới đã đẩy nhanh tốc
độ phát triển ở nhiều quốc gia.
Trong lĩnh vực công nghệ, toàn cầu hóa đã tạo điều kiện phổ biến các đổi mới và tiến bộ
khoa học. Các quốc gia đang phát triển có thể tiếp cận và triển khai các công nghệ mà
trước đây không thể tiếp cận được, dẫn đến những cải tiến trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, nông nghiệp và truyền thông.
Toàn cầu hóa đã làm dấy lên làn sóng đô thị hóa ở nhiều nơi trên thế giới. Khi các nền
kinh tế phát triển và các ngành công nghiệp mở rộng, mọi người di cư từ các vùng nông
thôn đến các thành phố để tìm kiếm các cơ hội tốt hơn. Xu hướng đô thị hóa này đã định
hình lại xã hội và làm thay đổi các chuẩn mực văn hóa.
7. Công bằng xã hội trong cạnh tranh toàn cầu
Một trong những lợi ích đáng kể của toàn cầu hóa là sự cải thiện đáng kể trong cuộc sống
của người dân, với sự nhấn mạnh rõ ràng về quyền con người và hạnh phúc. Toàn cầu hóa
đã mang lại những tiến bộ trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ thiết
yếu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Sự cạnh tranh toàn cầu do toàn cầu hóa thúc đẩy đã buộc các doanh nghiệp phải trở nên
hiệu quả hơn và sáng tạo hơn để duy trì tính cạnh tranh. Điều này đã dẫn đến những cải
tiến về chất lượng sản phẩm, khả năng chi trả và khả năng tiếp cận, mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Toàn cầu hóa cũng đã khuyến khích một cách tiếp cận có ý thức hơn đối với sự phát triển
bền vững. Các công ty đang ngày càng áp dụng các biện pháp thực hành thân thiện với
môi trường và trách nhiệm xã hội để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu có ý
thức bảo vệ môi trường.
8. Đổi mới và Tăng trưởng trong bối cảnh toàn cầu
Toàn cầu hóa đã và đang là chất xúc tác cho sự đổi mới và tăng trưởng trong các lĩnh vực
khác nhau. Thị trường toàn cầu đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các dự án kinh
doanh, thúc đẩy một môi trường nơi những ý tưởng mới có thể phát triển.
Đổi mới công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, là
một đặc điểm nổi bật của toàn cầu hóa. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã cách mạng hóa
cách chúng ta giao tiếp, tiến hành kinh doanh và truy cập thông tin. Sự đổi mới này
không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tăng cường kết nối xã hội và tiếp cận tri
thức.
Tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển:
Tác động tích cực:
1. Tận dụng lợi thế so sánh để phát triển
Toàn cầu hóa cho phép các nước đang phát triển khai thác lợi thế so sánh của mình và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mỗi quốc gia sở hữu các nguồn lực và khả năng riêng biệt,
có thể được khai thác để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu.
Bằng cách xác định và sử dụng những thế mạnh này, các nước đang phát triển có thể tạo
ra cơ hội để mở rộng kinh tế và thịnh vượng.
Như người đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz đã tuyên bố, "Toàn cầu hóa đã cung cấp
phương tiện cho các nước đang phát triển cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu,
sử dụng lao động dồi dào và tài nguyên thiên nhiên để làm lợi thế cho họ."
2. Thu hút đầu tư nước ngoài
Toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn xuyên biên giới, mang đến cho các
nước đang phát triển cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
có thể mang lại công nghệ mới, chuyên môn quản lý và khả năng tiếp cận thị trường toàn
cầu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trong nước.
3. Tiến bộ công nghệ
Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước đang phát triển được tiếp cận với các công nghệ
tiên tiến và đổi mới từ khắp nơi trên thế giới. Việc chuyển giao công nghệ này giúp cải
thiện quy trình sản xuất của họ, tăng hiệu quả và nâng cao năng suất tổng thể.
Như nhà kinh tế học nổi tiếng Jeffrey Sachs đã tuyên bố, "Toàn cầu hóa thúc đẩy việc phổ
biến kiến thức và công nghệ đến mọi nơi trên thế giới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và phát
triển kinh tế ở các nước đang phát triển."
4. Tái cơ cấu nền kinh tế
Toàn cầu hóa đòi hỏi các nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế đang phát triển, phải thích
ứng và tái cơ cấu để duy trì tính cạnh tranh. Kết quả là, họ chuyển từ nền kinh tế dựa vào
nông nghiệp hoặc tài nguyên truyền thống sang nền kinh tế dựa trên tri thức, tập trung
vào đổi mới và dịch vụ.
5. Mở rộng thương mại quốc tế
Toàn cầu hóa thúc đẩy quốc tế hóa các hoạt động kinh tế, khuyến khích các nước đang
phát triển mở rộng ngoại thương. Tham gia vào thương mại quốc tế giúp tiếp cận các thị
trường mới cho hàng hóa và dịch vụ của họ, dẫn đến tăng doanh thu và tăng trưởng kinh
tế.
6. Tăng cường cơ sở hạ tầng
Toàn cầu hóa thúc đẩy các nước đang phát triển đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng để tạo
thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới. Cơ sở hạ tầng giao
thông, thông tin liên lạc và năng lượng được cải thiện là rất quan trọng để nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
7. Học từ kinh nghiệm quản lý
Toàn cầu hóa tạo điều kiện chia sẻ kiến thức và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia
phát triển. Các quốc gia đang phát triển có thể áp dụng các thông lệ tốt nhất trong quản
trị, quản lý và chiến lược kinh doanh từ các nền kinh tế đã phát triển để cải thiện các
chính sách và thông lệ của mình.
Tác động tiêu cực:
1. Tăng trưởng kinh tế không bền vững
Quá phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài có thể dẫn đến một mô hình tăng
trưởng kinh tế không bền vững ở các nước đang phát triển. Biến động về nhu cầu toàn
cầu hoặc dòng vốn chảy ra ngoài đột ngột có thể làm mất ổn định nền kinh tế của họ, gây
ra những thất bại kinh tế đáng kể.
2. Giảm dần lợi thế so sánh
Toàn cầu hóa cũng gây rủi ro cho các nước đang phát triển do làm xói mòn lợi thế so
sánh của họ. Khi các quốc gia phát triển và tiến lên trong chuỗi giá trị, lợi thế cạnh tranh
của họ, chẳng hạn như chi phí lao động thấp, có thể giảm dần theo thời gian.
3. Gia tăng nợ nước ngoài
Tham gia vào toàn cầu hóa có thể khiến các nước đang phát triển phải chịu mức nợ nước
ngoài cao hơn. Sự sẵn có của nguồn vốn nước ngoài có thể dẫn đến việc vay quá nhiều,
dẫn đến các lỗ hổng tài chính và nguy cơ khủng hoảng nợ.
4. Cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt
Toàn cầu hóa khuếch đại sự cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và các nước đang phát triển
thường phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế lớn hơn và lâu đời hơn.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng dịch chuyển công việc và áp lực tiền lương trong một
số ngành nhất định.
5. Suy thoái môi trường
Tăng sản xuất và tiêu dùng gắn liền với toàn cầu hóa có thể góp phần làm suy thoái môi
trường ở các nước đang phát triển. Việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế mà không có các
biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ có thể dẫn đến ô nhiễm, phá rừng và cạn kiệt tài
nguyên.
Những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế của Việt Nam.
1. Chính sách của Đảng và Nhà nước
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta nhất quán thực hiện chính sách chủ động hội
nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới và mở cửa
đất nước, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức trong việc mở rộng quan hệ kinh
tế với các nước và tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, với quan
điểm “mở cửa để phát triển”, “hòa nhập mà không hòa tan”, Việt Nam đã đẩy mạnh quá
trình hội nhập.
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển và Việt Nam nhận thức rõ ý nghĩa của
việc tham gia vào quá trình này. Đất nước đã có những bước chuyển đáng kể trong tổng
thể chính sách phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại. Các chính sách này bao
trùm tự do hóa và thay đổi trong các lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào khả năng cụ thể
của chúng.
2. Tận dụng nguồn lực và nguồn nhân lực dồi dào
Một trong những lợi thế của Việt Nam là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có
tiềm năng được khai thác triệt để thông qua hội nhập toàn cầu. Tham gia toàn cầu hóa
cho phép Việt Nam tận dụng các điều kiện quốc tế để khai thác các tiềm năng kinh tế của
mình. Lực lượng lao động dồi dào của đất nước cũng được hưởng lợi từ hội nhập, vì nó
tạo cơ hội cho các công việc có kỹ năng cao hơn và giá trị gia tăng cao hơn.
3. Thách thức trong quá trình hội nhập
a) Chênh lệch phát triển so với nền kinh tế toàn cầu
Việt Nam phải đối mặt với khoảng cách phát triển đáng kể so với các quốc gia phát triển
hơn. Hiện nay, 75% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho đến
năm 1999, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó nông nghiệp
chiếm 25,4% GDP, công nghiệp 34,5% và dịch vụ 40,1%. Ngược lại, ở các nước phát
triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm xuống còn khoảng 20%, trong khi khu
vực dịch vụ đã mở rộng đáng kể, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin.
Công nghệ của Việt Nam lạc hậu đáng kể so với chuẩn chung của thế giới, tụt hậu từ 56
đến 100 năm. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2 đến 3
thế hệ so với mức trung bình toàn cầu, thậm chí có doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc
hậu từ 4 đến 5 thế hệ. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ và yếu về trình độ quản
lý, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động
chưa hiệu quả, chỉ có 5% đạt hiệu quả thực sự. Nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa
quyết định để hội nhập thành công và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường toàn cầu.
b) Tình hình kinh tế thị trường hiện nay
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu
và một số yếu tố thị trường vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Nền kinh tế thị trường toàn
cầu chịu sự chi phối của các tập đoàn đa quốc gia, và để hội nhập hiệu quả, Việt Nam
phải tuân thủ các quy tắc của các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều
doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam thiếu hiểu biết toàn diện về
kinh tế thị trường nên cản trở quá trình hội nhập.
Hơn nữa, khi Việt Nam hội nhập và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, Việt Nam không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh kinh tế mà còn cả sự
chống đối thù địch. Thách thức này vượt xa sự cạnh tranh kinh tế đơn thuần và liên quan
đến sự đối đầu với các thế lực thù địch. Do kinh nghiệm về kinh tế thị trường còn hạn
chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức, nên đã có những sai lệch trong thực thi chính
sách, ảnh hưởng đến tiến độ chung.
c) Thách thức cải cách chính sách
Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác xây dựng pháp luật nhưng hệ thống
pháp luật, chính sách liên quan đến hội nhập quốc tế của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện.
Để chủ động hội nhập, Việt Nam cần đào tạo và phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ, đặc
biệt là về kỹ năng quản lý, giao tiếp và đối ngoại. Nghiên cứu thường xuyên và chuyên
sâu về các xu hướng toàn cầu và các tổ chức kinh doanh quốc tế cũng rất cần thiết.
Việc thiếu thông tin, kiến thức về thông lệ quốc tế đã gây bất lợi trong giao lưu và hội
nhập quốc tế. Vì vậy, sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực là cần thiết để tránh phụ thuộc
quá nhiều vào ngoại lực có thể gây tổn hại cho nền kinh tế quốc dân. Để hội nhập thành
công, Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát triển kinh tế Việt Nam đi kèm với cả cơ hội và thách thức. Chủ trương chủ động của
Đảng và Nhà nước, tận dụng nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực dồi dào, nỗ lực vượt
qua thách thức hội nhập có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của đất nước. Bất chấp
những chênh lệch và trở ngại hiện có, Việt Nam đã cho thấy những tiến bộ đáng kể trong
hành trình hướng tới phát triển kinh tế và với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam có
thể đạt được tăng trưởng bền vững và thịnh vượng trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa là một vấn đề phức tạp và đa chiều, mang lại cả những cơ hội và thách
thức. Trong bài tiểu luận này, chúng ta đã xem xét các khía cạnh tích cực như tăng cường
thương mại, phát triển công nghệ và tiếp cận thông tin toàn cầu. Tuy nhiên, cũng không
thể phớt lờ đi các vấn đề tiêu cực như bất bình đẳng, mất việc làm, ô nhiễm và biến đổi
khí hậu.
Chúng ta cần nhìn nhận toàn cầu hóa một cách tổng thể và tìm kiếm cách giải quyết các
vấn đề đương đại một cách cân nhắc và khôn ngoan. Các quốc gia cần hợp tác chặt chẽ
và xây dựng các thỏa thuận công bằng để đảm bảo lợi ích chung và giảm bớt bất bình
đẳng. Việc đầu tư vào giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực là cần thiết để giải quyết
vấn đề mất việc làm và cân nhắc những hậu quả xã hội của toàn cầu hóa.
Đồng thời, cần đặt môi trường vào tâm điểm và áp dụng các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy
sự phát triển bền vững. Hợp tác quốc tế trong việc giảm thiểu ô nhiễm và ứng phó với
biến đổi khí hậu là cần thiết.
Cuối cùng, để toàn cầu hóa thực sự mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, chúng ta cần
thúc đẩy sự hòa bình, hợp tác và đồng thuận trên trường quốc tế. Điều này bao gồm việc
thúc đẩy các giải pháp đàm phán và hòa giải để giải quyết các tranh chấp chính trị và xây
dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.
Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình không thể tránh khỏi trong thế giới ngày nay. Để
đối mặt với nó, chúng ta cần tập trung vào việc tận dụng cơ hội, giải quyết các vấn đề tiêu
cực và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và hòa bình cho cả thế giới.
Trích dẫn:
HẢI, P. T. Toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra trong xây dựng hệ giá trị tinh thần dân tộc
Việt Nam hiện nay. https://llcttt.edu.vn/uploads/file/2021/06/28/8-9-13-thanh-
hai1624858654.pdf
Vân, N. T. C. (2022). Toàn cầu hóa tài chính, toàn cầu hóa thương mại và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 297, 2-12.
https://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/Bai%20bao/2022/So%20297/380621.pdf
Vân, N. T. C. (2022). Toàn cầu hóa, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi
trường và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 299, 34-
43. https://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/Bai%20bao/2022/So%20299/380645.pdf
Đặng, T. M. P. (2011). Nhìn nhận thế nào về toàn cầu hóa văn hóa.
http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/117/1/Nh%C3%ACn%20nh%E1%BA%ADn
%20th%E1%BA%BF%20n%C3%A0o%20v%E1%BB%81%20to%C3%A0n%20c
%E1%BA%A7u%20h%C3%B3a%20v%C4%83n%20h%C3%B3a.pdf
https://luatduonggia.vn/toan-cau-hoa-la-gi-ban-chat-va-bieu-hien-cua-toan-cau-hoa/
https://nghiencuuquocte.org/2016/07/09/toan-cau-hoa-globalization/

You might also like