Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

1

bBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

TRẦN THỊ THẢO NHI

QUAN HỆ THẨM MỸ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


ỨNG DỤNG SỢI TƠ SEN TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG
BỀN VỮNG

TIỂU LUẬN MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG


LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

HÀ NỘI, 2/2023
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

TRẦN THỊ THẢO NHI

QUAN HỆ THẨM MỸ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


ỨNG DỤNG SỢI TƠ SEN TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG
BỀN VỮNG

NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG


MÃ SỐ: 8210401

TIỂU LUẬN MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG


LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


TS. GVC PHAN THANH SƠN

HÀ NỘI, 2/2023
3

Mục lục
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Quan hệ thẩm mỹ
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Bản chất của quan hệ thẩm mỹ
1.1.3 Cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ
2. Cơ sở lý thuyết và những khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
ứng dụng sợi tơ sen trong thiết kế thời trang bề vững
2.1 Thời trang bền vững
2.2 Xu hướng thời trang bền vững
2.3 Sợi tự nhiên nói chung và sợi tơ sen nói riêng

Chương 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ THỂ THẨM MỸ VÀ ĐỐI


TƯỢNG THẨM MỸ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SỢI
TƠ SEN TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG BỀN VỮNG.
1. Quan hệ thẩm mỹ trong đề tài nghiên cứu ứng dụng sợi tơ sen trong
thiết kế thời trang bền vững
Chương 3. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
5

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Quan hệ thẩm mỹ
1.1.1 khái niệm
Bất cứ một công việc nào cũng sẽ tồn tại trong đó nhiều mối quan hệ liên
quan mật thiết với nhau và có sự tác động với nhau. Nhận định ban đầu
chính là mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể thẩm mỹ, tác động
và nhận ngược trở lại sự tác động của đối tượng thẩm mỹ.Con người cũng
các mối quan hệ với các sinh vật khác trong hiện thực. Ngoài ra, con người
còn có những quan hệ riêng của mình, trước hết, ta thấy hoạt động lao động
sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng biệt của con người và chỉ con người
mới có, sau khi lao động cải tạo tự nhiên, do nhu cầu phát triển mà con
người tạo ra những quan hệ xã hội. Với nhu cầu về cái ăn, cái mặc, cái ở,
quan hệ thực dụng xuất hiện. cùng với quan hệ thực dụng, quan hệ thẩm mỹ
cũng từ đây xuất hiện. Khái niệm quan hệ thẩm mỹ được các nhà mỹ học
duy vật nên lên từ thế kỉ XIX. Trong tác phẩm “Quan hệ thẩm mỹ của nghệ
thuật đối với hiện thưc”, năm 1855 của nhà mỹ học Tsecnusepxki nói rắng,
khái niệm quan hệ thẩm mỹ đã xác định là vai trò của cuộc sống hiện thực
đối với mỹ cảm của con người và nghệ thuật. Mọi hiện tượng đẹp, xấu, cao
cả, bi, hài tồn tại trong cuộc sống, và các hiện tượng này là nguồn gốc của
hình cảm thẩm mỹ của con người và giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật. Mỹ học
Mác-Lenin khẳng định quan hệ thẩm mỹ là đối tượng nghiên cứu của mình,
đã xuất hiện phát từ lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, coi hiện tượng thẩm mỹ đều có mối liên hệ bên trong và
tương quan lẫn nhau với các mối quan hệ khác. Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ
của con người về mặt thẩm mỹ, là quan hệ của con người đối với cái đẹp,
cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn. Đó là niềm vui sướng tự hào,
xúc động của con người trong lao động, sáng tạo, học tập và cuộc sống. Mỹ
học Mác-Lenin cho rằng, quan hệ thẩm mỹ của ocn người đối với hiện thực
6

thể hiện tập trung ở ba lĩnh vực chính: lao động, học, tập và sáng tạo; khám
phá, đánh giá; chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. Trong đó, lao động, học tập và
sáng tạo là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ không
phải là một quan hệ sẵn có. Con người đổi mới cuộc sống và cuộc sống cũng
làm đổi mới con người nhờ quá trình lao động. Đó là quá trình hoàn thiện
cuộc sống. Lao động sáng tạo là điểm tập trung của quan hệ thẩm mỹ, là chỗ
khác nhau giữa con người có ý thức thẩm mỹ và con vật không có ý thức
thẩm mỹ. Nhờ lao động, con người đã phát hiện ra quan hệ thẩm mỹ với tự
nhiên và làm cho thiên nhiên có giá trị thẩm mỹ và chủ thể thực dụng người
trở thành chủ thể thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ còn được biểu hiện qua đánh
giá thẩm mỹ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là nơi hội tụ cái đẹp, là đỉnh
cao của quan hệ thẩm mỹ giữa con người với thế giới. Do đó, đánh giá thẩm
mỹ về bản chất là một quan hệ thẩm mỹ năng động. Quan hệ thẩm mỹ cũng
thể hiện rõ ở thưởng thức thẩm mỹ, đây là hoạt động mang tính tự nguyện,
tự do của từng chủ thể, là hoạt động do chủ thể tự lựa chọn. Thưởng thức
thẩm mỹ là một biểu hiện tổng quát của quan hệ thẩm mỹ. Thưởng thức
thẩm mỹ là hoạt động của chủ thể, là hoạt động đặc thù của từng con người,
từng chủ thể, là hoạt động có lựa chọn chủ yếu do tình cảm trong quan hệ
thẩm mỹ quyết định và là hoạt động có mục đích. Phải có quan hệ thẩm mỹ
với đối tượng mới có thưởng thức thẩm mỹ. Như vậy, có thể nói, quan hệ
thẩm mỹ xuất hiện trong quá trình sáng tạo, đánh giá và thưởng thức thẩm
mỹ, điều đó đồng nghĩa với việc, quan hệ thẩm mỹ xuất hiện mọi nơi trong
cuộc sống. Lĩnh vực phổ biến nhất trong quan hệ thẩm mỹ là cái đẹp trong
đời sống hàng ngày.
Như vậy, ta có thể tóm gọn khái niệm quan hệ thẩm mỹ là quan hệ của ý
thức con người về mặt thẩm mỹ. Đó là quan hệ của con người đối với cái
đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn. Đó là những xúc động,
7

niềm vui sướng, niềm tự hào của con người trong lao động, trong sáng tạo,
trong học tập, trong cuộc sống, được nhận biết qua đánh giá thẩm mỹ,
thưởng thức thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ.
1.1.2 Bản chất của quan hệ thẩm mỹ.
Bản chất của các quan hệ thẩm mỹ. Đầu tiên, ta có thể thấy, quan hệ thẩm
mỹ là một quan hệ miêu tả, quan hệ hình dung, là quan hẹ gắn với các cơ
quan thính giác, thị giác. Chính hoạt động miêu tả đã làm nảy sinh các quan
hệ thẩm mỹ. Hoạt động miêu tả dẫn đến khoái cảm làm chủ đối tượng một
cách toàn vẹn, sự thích thú nảy sinh từ hoạt động này gắn với màu sắc, hình
khối và nội tâm của con người. Quá trình miêu tả, các quan hệ thẩm mỹ xuất
hiện dưới hai hình thái. Một là các thích thú xuất hiện khi người ta thâm
nhập sâu vào đối tượng và chứng tỏ khả năng của mình phát hiện được đối
tượng. Hai là, thành quả miêu tả được trình bày dưới dạng cuộc sống mà
mình yêu thích, mình mong muốn. Từ đó nảy sinh tình cảm thẩm mỹ. Bản
chất quan hệ thẩm mỹ là quan hệ miêu tả vưới vì nó gắn liền với các quá
trình sáng tạo. Tiếp theo, quan hệ thẩm mỹ thực chất là một quan hệ giá trị,
với bản chất này, ta thấy rằng, khái niệm giá trị là một khái niệm phức tạp
mà các thước đo thẩm mỹ không thuần nhất. Có thể trong quan hệ này,
trong điều kiện thời gian không gian này có giả trị thẩm mỹ này và trong
điều kiện khác lại có giá trị thẩm mỹ khác hoặc phi thẩm mỹ. Trên phương
diện mỹ học, giá trị ở đây là giá trị thẩm mỹ chuẩn mực đánh giá giá trị
thẩm mỹ có ba tiêu chí: tiêu chí về tính sáng tạo, tiêu chí về tính nhân văn,
tiêu chí về sự hài hoà và hoàn thiện thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ về bản chất
là một quan hệ xã hội bởi lẽ, những giá trị thẩm mỹ không do thước đo cá
nhân quyết định mà do xã hội quy định. Quan hệ thẩm mỹ ra đời từ quan hệ
xã hội, nó bị quy định bởi các quan hệ văn hóa, lịch sử cụ thể, không có
quan hệ thẩm mỹ phi xã hội, phi lịch sử. Như vậy, mỗi thời kì lịch sử, mỗi
8

dân tộc, mỗi giai cấp đều hình thành các quan hệ thẩm mỹ của nó. Tính chất
xã hội của quan hệ thẩm mỹ nằm ngay trong bản chất giá trị của nó, bản
chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ được thể hiện cơ bản ở ba phương diện,
gồm tính dân tộc của quan hệ thẩm mỹ, tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ,
tính thời đại của quan hệ thẩm mỹ, do quan hệ thẩm mỹ là quan hệ chủ thể -
đối tượng mà trong tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời đại của nó có ghi
dấu ấn phong cách, thị hiếu cá nhân.
1.1.3 Cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ
Cơ cấu và quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực có sự ổn định
tương đối gồm ba bộ phận. Chủ thể thẩm mỹ, đối tượng thẩm mỹ và nghệ
thuật.
Thứ nhất là chủ thể thẩm mỹ.
Đây là bộ phận năng động của quan hệ thẩm mỹ, bao gồm các hoạt động nội
tại của ý thức thẩm mỹ và các nhu cầu cải biến quan hệ thẩm mỹ. Chủ thể
thẩm mỹ là chủ thể của đối tượng thẩm mỹ. Chủ thể trở thành chủ thể thẩm
mỹ do hoạt động thẩm mỹ quyết định. Người không có hoạt động thẩm mỹ
thì không thể gọi người đó là chủ thể thẩm mỹ được. Họ phải thưởng thức
thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ mới
gọi họ là chủ thể thẩm mỹ. Tóm lại, chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội có
khả năng cảm thụ, đánh giá thẩm mỹ, hưởng thụ và sáng tạo thẩm mỹ.
Về hình thức hoạt động, bất kì một hoạt động nào của chủ thể thẩm mỹ cũng
diễn ra trong ba hình thức chung nhất là hoạt động tri giác, hình thành biểu
tượng thẩm mỹ, dẫn đễn các phán đoán thẩm mỹ. Tri giác về đối tượng thẩm
mỹ là giai đoạn đầu của nhận thức thẩm mỹ, là sự thâm nhập đối tượng thẩm
mỹ qua các giác quan, ở giai đoạn này, chủ thể thẩm mỹ hình thành tình cảm
thẩm mỹ ban đầu về đối tượng. sau tri giác thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ hình
thành biểu tượng thẩm mỹ, biểu tượng thẩm mỹ phản ánh các đặc tính căn
9

bản của đối tượng thẩm mỹ, có hai hình thức biểu tượng thẩm mỹ là biểu
tượng tri giác gồm sự kết hợp năng lực tình cảm và tưởng tượng, hình thức
thứ hai là biểu tượng tư duy thẩm mỹ gồm lý trí và tình cảm. Nếu tri giác
hướng vào lớp ngoài của ý thức thẩm mỹ thì biểu tượng hướng vào bên
trong ý thức thẩm mỹ. Cuối cùng là phán đoán thẩm mỹ. Đây là hình thức
logic của đánh gái thẩm mỹ. Nó tổng hợp toàn bộ tri thức lý luận và thực
tiễn cũng như tình cảm hòa vào hình ảnh phán đoán.
Về các biểu hiện của hoạt động ý thức thẩm mỹ, bao gồm có năng lực thẩm
mỹ được quy định tập trung ở khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm
mỹ, do tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ quy định.
Biểu hiện của hoạt động ý thức thẩm mỹ còn bao gồm tình cảm thẩm mỹ, là
thứ giúp còn người có thể tiến sâu vào đối tượng thẩm mỹ và cải tạo đối
tượng, đây là lĩnh vực tinh tế của tâm hồn, là thế giới nhuần nhụy của cảm
xúc. Một biểu hiện nữa là thị hiếu thẩm mỹ, đây là một bộ phận quan trọng
của năng lực thẩm mỹ, thị hiếu bao gồm: thị hiếu cá nhân, thị hiếu gia đình,
thị hiếu xã hội, người ta có thể giải thích thị hiếu trên ba mặt của ba lĩnh vực
trong tâm hồn con người là cảm thụ, đánh giá và sáng tạo, thị hiếu thẩm mỹ
luôn vận động, do vậy mà thị hiếu thẩm mỹ vận động thay đổi theo sự thay
đổi của xã hội, dễ hiểu, ta có thể nói rằng, thị hiếu thẩm mỹ là sự vận dụng
tổng hợp tình cảm, lý trí, kinh nghiệm, phán đoán chính xác các hiện tượng
đẹp hay xấu, cao cả hay thấp hèn. Và biểu hiện cuối cùng là lý tưởng thẩm
mỹ, đây là tiêu chí để mọi hoạt động thẩm mỹ phấn đấu đạt tới, nó thể hiện
khả năng sáng tạo và xây dựng đời dống thẩm mỹ phù hợp với lý tưởng xã
hội nói chung, lý tưởng thẩm mỹ là biểu hiện tập trung cao nhất của nhu cầu
thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ nói
riêng của con người bao giờ cùng mang xu hướng hiện thực hóa lý tưởng
thẩm mỹ. Lý tưởng thẩm mỹ là cái mơ ước ở tầng thế giới quan và là có khả
10

năng nhận thức được. Tính tổng hợp – toàn vẹn là đặc trưng tiêu biểu của lý
tưởng thẩm mỹ.
Chủ thể thẩm mỹ không chỉ có một hình thức tồn tại duy nhất, quan hệ thẩm
mỹ giữa con người và hiện thực là vô cùng phong phú và đa dạng, mức độ
thể hiện thẩm mỹ cũng có nhiều cung bậc: có loại chủ thể thẩm mỹ trong
các hoạt động sống và xã hội chung; có loại hoạt động trong nghệ thuật; có
loại chủ thể thưởng thức; có loại chủ thể sáng tạo; có loại chủ thể thẩm mỹ
định hướng giá trị, v.v.. Các loại chủ thể này không tách biệt nhau mà
chuyển hóa cho nhau; trong quan hệ này là chủ thể thưởng thức, ở quan hệ
khác là chủ thể sáng tạo. Người thưởng thức cái đẹp không nhất thiết phải
biết sáng tạo cái đẹp, song người tạo cái đẹp là phải biết thưởng thức cái
đẹp, người định hướng giá trị thẩm mỹ không chỉ phải biết phê bình mà còn
biết hưởng thụ cái đúng, vạch trần cái sai, thậm chí còn biết sáng tạo. vạch
ra đường lối và chính sách văn hóa – văn nghệ mới. Trong hoạt động thẩm
mỹ, chủ thể thẩm mỹ được chia ra làm năm nhóm chủ thể dựa vào quan hệ
và đối tượng, chức năng và mục đích hoạt động. năm nhóm chủ thể gồm:
Nhóm chủ thể thưởng thức, nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ, nhóm chủ thể
định hướng thẩm mỹ, nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ, nhóm chủ thể tổng
hợp các giá trị thẩm mỹ. Đặc điểm riêng của từng nhóm như sau. Đầu tiên là
nhóm chủ thể thưởng thức, đây là nhóm rộng nhất, bao gồm toàn bộ những
chủ thể phản ánh cảm thị thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật,
nhóm này còn được gọi là những chủ thể tiêu thụ những giá trị thẩm mỹ,
trong quá trình tiêu thụ những giá trị thẩm mỹ, chủ thể thực hiện quan sát
cảm nhận đối tượng thông qua thính giác và thị giác, từ đó tích lũy được
những kinh nghiệm thẩm mỹ, những giá trị thẩm mỹ, từ đó chủ thể phát hiện
những đặc điểm nổi bật của đối tượng, đánh giá và phân loại đối tượng, kết
luận đối tượng. Chủ thể phát triển thẩm mỹ sẽ có khả năng cao trong việc
11

phát hiện cái đẹp, thiếu trình độ thẩm mỹ, chủ thể không thể tiếp thu hết các
giá trị thẩm mỹ và không phát hiện được cái mới. Nhóm thứ hai là nhóm
chủ thể sáng tạo. Đây là những chủ thể tiếp nối quá trình tiêu thụ và chuyển
sang quá trình cao hơn là tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Những người được
coi là chủ thể sáng tạo là những chủ thể quan sát đối tượng để thấy rõ cái
chung cái riêng của đối tượng, từ đó liên kết những cảm xúc, liên tửng, tìm
ra hình tượng mới, họ sáng tạo từ khi quan sát, đi sâu vào bản chất rồi tạo ra
hình tượng mới, khi phản ánh hiện thực thẩm mỹ, họ đã rút ra được những
mặt, những khía cạnh, những chiều hướng cũng như những khả năng thực
tế, từ đó hình thành ý đồ mới. Chủ thể sáng tạo hoạt động dưới nhiều hình
thức khác nhau. Đặc điểm của chủ thể sáng tạo là năng khiếu, tài năng, ý
chí, hơn thế nữa là tài năng và nghị lực làm việc phi thường, từ đó phát hiện
cái mới, tạo ra cái mới, độc đáo, mới lạ. Nhóm thứ ba là nhím chủ thể định
hướng thẩm mỹ, chủ thể định hướng giữ vai trò quan trọng trong việc liên
kết sản phẩm nghệ thuật với người tiêu thụ, nêu lên chính xác giá trị của tác
phẩm, họ có tầm nhìn rộng, hiểu biết sâu sắc các lĩnh vực thẩm mỹ, đặc biệt
là sáng tạo nghệ thuật, hiểu sâu sắc nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu thuh và
của toàn xã hội. trong quá trình định hướng, chủ thể không thể chủ động mà
tích cực cảm thị. Tính chất sáng tạo của chủ thể định hướng không giống
chủ thể sáng tạo sản phẩm, sự sáng tạo ở đây là trên cơ sở cái đã được tạo
ra, chủ thể định hướng sáng tạo một lần nữa bằng cách tìm ra những hạt
nhân sáng tạo ẩn chìm trong tác phẩm, gợi ra những suy nghĩ mới. Đối với
nghệ thuật, chủ thể định hướng thẩm mỹ là nhà phê bình, họ vạch ra được
cái đẹp, xấu, cái đúng, sai của một hiện tượng nghệ thuật. Chủ thể định
hướng cần có tính khoa học, trách nghiệm cao, trong sáng vì sự nghiệp
chung. Chủ thể định hướng có thể là những người lãnh đạo sự nghiệp, là nhà
tạo lập đường lối, chính sách văn nghệ, có vai trò chiến lược đối với nền văn
12

hóa. Họ đại diện cho dân tộc, cho giai cấp, cho hệ tư tưởng chính thống, cho
một lý tưởng thẩm mỹ chân chính, đích thực. Nhóm chủ thế tiếp theo là
nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ, nhóm chủ thể này thực hiện việc truyền
tải giá trị thẩm mỹ cho người tiêu thụ. Đặc điểm của nhóm này là sự truyền
đạt một cách trung thành bản chất của sản phẩm sáng tạo đến người tiêu thụ.
Tri thức, kinh nghiệm thẩm mỹ và sự điêu luyện nghề nghiệp là những yếu
tố quyết định chất lượng truyền đạt giá trị thẩm mỹ. Khả năng biểu hiện
sáng tạo và hoàn thiện thẩm mỹ của chủ thể là vô tận. Nhóm cuối cùng là
nhóm chủ thể tổng hợp giá trị thẩm mỹ, nhóm này vừa là người cảm thụ -
sáng tạo, vừa là người biểu hiện – phê bình. Đặc trưng của nhóm người này
là khả năng đạo diễn, họ thông hiểu nhiều loại hình, thể loại nghệ thuật, các
phương pháp thể hiện nghệ thuật. Khả năng sáng tạo của chủ thể tổng hợp
giá trị rất lớn, vì chủ thể phải sử dụng một khối lượng phương tiện rấy đa
dạng và phức tạp để hiểu hết khả năng và chức năng các giá trị và phản giá
trị của các phương tiện đó và làm rõ được ý đồ của người sáng tạo, đáp ứng
được thị hiếu của công chúng.
Thứ hai là đối tượng thẩm mỹ
Đối tượng thẩm mỹ chính là mặt thẩm mỹ, các hiện tượng thẩm mỹ khách
quan trong một mối quan hệ thẩm mỹ cụ thể nào đó. Một đối tượng trở
thành đối tượng thẩm mỹ do hoạt động thực tiễn thẩm mỹ quyết định, đối
tượng thẩm mỹ là đối tượng của chủ thể thẩm mỹ. Đối tượng thẩm mỹ trực
tiếp tác động tới chủ thể thẩm mỹ vào một thời điểm và ở một địa điểm xác
định, nó cuốn hút chủ thế thẩm mỹ bởi sức gợi cảm đặc biệt. Những phẩm
chất thẩm mỹ bên ngoài tác động tới chủ thể đường đột tức thời, ngay sau
đó, ý thức thẩm mỹ cho phép con người đi sâu tìm hiểu, khám phá và lý giải
chúng, do đó mà sức hấp dẫn của chúng lại ngày càng tăng lên. Phẩm chất
và thược tính của đối tượng thẩm mỹ không chỉ bắt nguồn từ bản thân sự
13

vật, hiện tượng riêng lẻ mà còn bắt nguồn từ mối tương quan giữa chúng với
môi trường xung quanh, phẩm chất và thuộc tính của đối tượng thẩm mỹ có
thể nảy sinh trước hết từ hình thức hoặc nội dung, song giá trị thẩm mỹ của
sự vật và hiện tượng bao giờ cũng được xác định chủ yếu bởi nội dung .
Ngoài tính khách quan, cũng cần lưu ý đến tính độc đáo của đối tượng thẩm
mỹ, bởi lẽ, mỗi sự vật hiện tượng đều có những nét độc đáo riêng mà chỉ có
đối tượng đó mới có, thậm chí mọi sự vật, còn người sẽ không còn là đối
tượng thẩm mỹ nữa khi chúng bị tước đi vẻ đẹp độc đáo của riêng mình,
phẩm chất thẩm mỹ càng gia tăng thì đối tượng thẩm mỹ càng có vẻ đặc sắc
hiếm có. Để biểu thị đối tượng thẩm mỹ, người ta có thể dùng nhiều phạm
trù khác nhau như cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài,
cái hào hùng… Đó là những phạm trù thẩm mỹ cơ bản. Trong đó, cái đẹp,
cái cao cả, cái bi, cái hào hùng là những phạm trù thẩm mỹ tích cực, còn cái
xấu, cái thấp hèn, cái hài là các phạm trù mỹ học tiêu cực. Cụ thể, cái đẹp và
các dạng phái sinh như cái mỹ lệ, cái kiều diễm, cái duyên dáng, xinh xắn, là
những hiện tượng thẩm mỹ cùng một bản chất. Cái cao cả và các dạng phái
sinh, là những cái đẹp hoành tráng, hùng vĩ. Cái bi, nghĩa là những cái đẹp
bị thất bại, gây nên những nỗi xúc động to lớn. Cái hài là các dạng thẩm mỹ
rất đặc biệt, nó dựa vào cáu đẹp hay nhân danh cái đẹp, trốn vào cái đẹp để
tồn tại chứ không phải là cái đẹp toàn diện hay cái xấu đê tiện. Trong đó, cái
đẹp đóng vai trò là vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù thể hiện đối
tượng thẩm mỹ.
Thứ ba là nghệ thuật
Là sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.
Nghệ thuật là một bộ phận trong cơ cấu hợp thành của quan hệ thẩm mỹ.
Phạm trù nghệ thuật trong mỹ học Mác – Lenin nhằm nghiên cứu sự tương
tác giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ ở giai đoạn phát triển cơ
14

bản và tập trung nhất, Nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt của quan hệ thẩm
mỹ. Nghệ thuật là sản phẩm của con người – xã hội, không có nghệ thuật
nếu không có con người – xã hội.
Về cơ bản, nghệ thuật ra đời từ các yếu tố sau: Thứ nhất là ra đời từ lao
động, qua quá trình lao động từ thời nguyên thủy, con người đã rèn luyện
những giác quan của mình, từ lao động trong cuộc sống, những điệu múa,
những hình vẽ, nhưng bộ trang phục ra đời, tất cả những cái đố một mặt
giảm bớt sự nặng nhọc của lao động, một mặt tinh thần hóa và giải trí hóa
lao động, lâu ngày trở thành một dạng hoạt động riêng, hoạt động nghệ
thuật. Thứ hai, ngôn ngữ như là công cụ chuyển tải nghệ thuật. Không chỉ
nghệ thuật, trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, ngôn ngữ ra đời là kết
quả của nhu cầu biểu đạt và cũng là phương tiện biểu đạt chính xác đầu tiên
của con người. Ngôn ngữ xuất hiện như là nhu cầu giao lưu người – người
trong sinh hoạt, lao động, quan hệ,… một nhu cầu bậc cao là giao lưu ý
tưởng ,ý nghĩ ,tình cảm. Nhu cầu giao lưu đó thể hiện rõ nét trong nghệ
thuật ngôn từ: văn chương, âm nhạc, hội họa… Thứ ba, nghệ thuật ra đời
cùng tôn giáo, điều này thể hiện ngay trong việc thực hiện các nghi thức, tế
lễ, đòi hỏi sự biểu đạt bằng âm thanh và động tác, lâu ngày, chúng được tiết
tấu, nhịp điệu hóa để diễn tả ý nghĩ, tình cảm con người, văn chương, thơ
cam ra đời từ những câu thần chú hay những lời cầu nguyện, nghệ thuật tạo
hình ra đời từ tượng thần và các tranh vẽ quỷ thần,.. Thứ tư, nghệ thuật ra
đời từ nhu cầu tinh thần, nghệ thuật là một dạng hoạt động tinh thần bậc cao,
nó nằm ở bản chất của sự sinh tồn, ở bản thân đời sống hiện tại và tương lai
của con người. Như vậy, chỉ quan quá trình sống, lao động, giao tiếp, sinh
hoạt nên con người mới nảy sinh ra cảm xúc – cảm quan thẩm mỹ.
Về bản chất xã hội và những thuộc tính của nghệ thuật. Thứ nhất, nghệ thuật
là hình thái ý thức xã hội đặc thù, nghĩa là, đời sống xã hội quy định đời
15

sống nghệ thuật, ý thức thẩm mỹ có tính độc lập tương đối và nghệ thuật có
sức mạnh tác động trở lại xã hội. Thứ hai, nghệ thuật có những thuộc tính xã
hội cơ bản, đó là tính giai cấp; tính Đảng; tính nhân dân; tính cá nhân, tính
dân tộc, tính quốc tế.
Chức năng xã hội của nghệ thuật là sự kết hợp hữu cơ của hai thành tố: Một
là, khả năng vốn có do bản chất của nghệ thuật quy định. Hai là, nhiệm vụ
của nghệ thuật đối với yêu cầu xã hội. Chức năng xã hội đặc thù, bao trùm
nhất của nghệ thuật là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người, từ đó chia
thành bốn nhóm chức năng mang những đặc trưng riêng của nghệ thuật là:
Chức năng thưởng thức gồm: Khoái cảm, giải trí, đền bù,… Chức năng nhận
thức gồm: phát kiến, tiên đoán, dự báo…Chức năng giáo dục gồm: thức
tỉnh, thanh lọc, sáng tạo… Chức năng giao lưu gồm: thông tin, giao tiếp…
Về đặc trưng, hình tượng nghệ thuật gồm tính cụ thể, tính cảm tính, tính
khái quát và điển hình hóa. Tác phẩm nghệ thuật bao gồm nội dung và hình
thức của tư tưởng, hai yếu tố này thống nhất với nhau trong một tác phẩm
nghệ thuật.
Nghệ thuật gồm nhiều loại hình khác nhau, và có sự ảnh hưởng tác động qua
lại giữa các loại hình nghệ thuật. mỗi loại hình nghệ thuật có những đặc
trưng riêng và đều có vai trò to lớn trong đời sống xã hội.
2. Cơ sở lý thuyết và những khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
ứng dụng sợi tơ sen trong thiết kế thời trang bề vững
2.1 Thời trang bền vững
Thời trang được ví như lớp ngụy trang rực rỡ để định hình phong cách cá
nhân. Nhưng đằng sau nó lại là những hậu quả lâu dài cho thiên nhiên, môi
trường và con người. Vậy thời trang bền vững liệu có phải là giải pháp
tương lai của ngành thời trang và may mặc thế giới
16

Thời trang bền vững hay còn gọi là các sản phẩm thời trang, may mặc
không tạo ra các tác động gây hại đến môi trường, kinh tế. Bao gồm các
khâu nguyên liệu cho đến khâu sản xuất, quy trình sử dụng, phân hủy và tái
chế. Tính bền vững ở đây được hiểu đơn giản là vòng đời sử dụng của một
sản phẩm, giảm thiểu sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên tự nhiên trong
việc duy trì cân bằng sinh thái. Ngoài ra, tính bền vững còn được hiểu theo
một nghĩa sâu xa hơn, đó là việc duy trì quyền lợi hạnh phúc của mọi người
trong xã hội. Hai khái niệm thời trang và bền vững đi đôi với nhau, tạo nên
ý nghĩa cho cụm từ thời trang bền vững.
Việc hiểu được rõ ràng về thời trang bền vững đã có thể giúp bạn và tôi
bắt đầu tiếp cận sâu hơn và có những hành động thiết thực hơn. Đi theo
xu hướng Sustainable Fashion gần như là lựa chọn tất yếu vì đạo đức ,
vì bảo vệ môi trường , bảo vệ chính cuộc sống của nhân loại trong hôm
nay.

Có thể giải thích một cách dễ hình dung, rằng thời trang bền vững là việc sử
dụng chất liệu an toàn, có thể tái sử dụng, tự phân huỷ và quy trình sản xuất
tiết kiệm, an toàn, hạn chế tối đa tiêu thụ tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng sản phẩm. Đồng thời, quy trình sản xuất còn phải đảm bảo quyền
lợi công bằng và tiền lương cho người tham gia vào quá trình lao động trong
ngành thời trang.

2.2 Xu hướng thời trang bền vững


Một xu hướng tất yếu của tương lai giữa các vấn đề môi trường đang
được quan tâm hơn bao giờ hết. Và sâu sắc hơn là tính nhân văn và sự
công bằng xã hội tốt đẹp trên hành tinh này.
Thời trang bền vững, còn được gọi là "thời trang sinh thái", là một phần của
xu hướng trong khái niệm thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và khả năng bảo trì
17

nhằm tạo ra một hệ thống trong đó tác động của con người đối với môi
trường và trách nhiệm xã hội có thể được hỗ trợ vô hạn. Thời trang bền
vững là một xu hướng khác chống lại thời trang nhanh. Thiệt hại môi trường
nghiêm trọng mà các công ty thời trang và người tiêu dùng đang gây ra là lý
do chính để nắm lấy thời trang bền vững – ngành thời trang gây ô nhiễm lớn
thứ hai trên thế giới sau ngành dầu mỏ. Các xu hướng thời trang bền vững
cụ thể rất rõ ràng, tập trung vào việc thúc đẩy giảm ô nhiễm do thời trang
gây ra. Những xu hướng này bao gồm số lượng công ty ngày càng tăng và
hành vi đổi mới của người tiêu dùng thời trang. Các tài liệu liên quan xác
định các chủ đề bền vững cụ thể mà các doanh nghiệp trong ngành thời
trang cần tập trung nhất, bao gồm hai chủ đề quan trọng nhất: thúc đẩy tư
duy thời trang bền vững và chuỗi cung ứng cho phép sản xuất có trách
nhiệm có đạo đức. Làm thế nào để đạt được các mục tiêu thời trang bền
vững ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả.
Ở Việt nam xu hướng thời trang bền vững bắt đầu được đón nhận kể từ
năm 2016. Khi người tiêu dùng bắt đầu lựa chọn các sản phẩm quần áo
bền vững thay vì thời trang nhanh.

Một số nhà thiết kế thời trang đầu tiên của nước ta cũng cho ra mắt
những bộ sưu tập mang hơi thở thời trang bền vững: NTK Vũ Thảo,
NTK Võ Công Khanh, NTK Trần Hùng, NTK Tom Trandt,…

Trong khi đó những nhà thiết kế có tiếng như Lê Thanh Hòa hay Đỗ
Long cũng bắt đầu tiếp cận phân khúc bình dân. Sử dụng chất liệu thân
thiện với môi trường, chuyển sang bán hàng trực tuyến ít chi phí hơn.
Tất cả cũng đóng góp vào xu hướng thời trang – bền vững.
18

Bên cạnh đó, sự nổi lên của xu hướng Sustainable Fashion cũng được
lan tỏa mạnh mẽ bởi những người mẫu, fashionista nổi tiếng của Việt
Nam. Họ chọn lựa, lăng xê những sản phẩm Sustainable Fashion rộng
khắp ra cộng đồng fan hâm mộ của mình. CoupleTX là một trong
những thương hiệu thời trang Việt dẫn đầu xu hướng thời trang bền
vững. Bắt đầu với những chiếc áo polo làm từ bã café thân thiện, an
toàn, thoải mái và có tính tự phân hủy cao, rất tốt đối với môi trường.
Một dòng áo khoác trượt nước làm bằng chất liệu vải tái chế recycled
polyester của CoupleTX cũng là một hành động thiết thực trong xu
hướng này.

Trong sự phát triển, thời trang vốn bị đánh giá là một ngành công nghiệp
không thân thiện với môi trường. Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc,
ngành thời trang tiêu thụ nhiều tài nguyên nước đứng thứ 2 so với các ngành
khác, tạo ra 10% lượng khí thải carbon và gần 20% lượng nước thải toàn
cầu. Ước tính 85% hàng dệt may trên thế giới… kết thúc tại các bãi rác, và
thông thường, những vật dụng này không dễ hoặc không thể phân hủy.
Nhiều chuyên gia nhận định thời trang mì ăn liền chiếm phần lớn sự lãng
phí này.

2.3 Sợi tự nhiên nói chung và sượi tơ sen nói riêng

Thứ nhất, sợi tự nhiên là là loại sợi thân thiện với môi trường, có thể phân
hủy sinh học và ít tốn kém hơn. Vải sợi thiên nhiên là những loại vải có
nguồn gốc lấy trong tự nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm, sợi gai, … Tuy
nhiên, trong việc trồng trọt các loại cây này, không thể tránh việc sử dụng
thuốc trừ sâu, hoá chất gây hại của đất đai. Các ứng dụng của sợi tự nhiên đã
phát triển nhanh chóng và không ngừng chinh phục các thị trường mới. Một
19

cách tiếp cận mới để sản xuất vật liệu mới là bằng hàng dệt may bền vững,
mang lại nhiều khả năng phát triển vật liệu mới với các đặc tính được cải
thiện. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu sợi tự nhiên hiện được xem xét nghiêm
túc hơn do ý thức về môi trường ngày càng tăng và nhu cầu của các cơ quan
lập
pháp. Sợi tự nhiên đã chứng minh thành công chất lượng của chúng khi
cũng tính đến quan điểm sinh thái của vật liệu sợi.

Sợi tơ sen là những sợi tơ lấy từ trong cuống lá sen kéo ra và se lại.Là một
trong những loại vải có quy trình sản xuất phức tạp tốn nhiều công sức và
giá thành được xếp vào hạng đắt đỏ trên thế giới.

Vải lụa tơ sen có nguồn gốc ở Myanmar và được phát minh tại ngôi làng có
tên là KyaingKan. Ở Việt Nam có một nghệ nhân đã nghiên cứu và tự tạo ra
được vải lụa tơ sen là bà Phan Thị Thuận. Khi bà biết đến tơ sen và muốn
tạo ra những thứ đẹp đẽ và mang màu sắc dân tộc từ quốc hoa nước Việt, bà
bắt đầu tìm hiểu và không ngừng học tập, trải qua một khoảng thời gian mài
mò thì bà Thuận đã thành công và hoàn tất công trình nghiên cứu của mình
trong việc sản xuất ra loại lụa tơ sen với tác phẩm khăn lụa tơ sen đầu tiên.
Ưu điểm của sợi tơ sen, thứ nhất là mềm mịn, Với những sợi tơ mềm và
mỏng như vậy thì chắc hẳn tấm vải được tạo nên cũng sẽ có bề mặt mềm
mịn và dễ chịu. Tuy lụa tơ sen không có độ sáng bóng như lụa tơ tằm, nhưng
nếu có thể cảm nhận tận tay thì chắc hẳn ai cũng phải mê mẩn ngay từ lần
đầu tiên. Thứ hai là thân thiện với môi trường, vải được làm hoàn toàn từ sợi
tơ sen nên quá trình sản xuất không có các chất thải. Cũng như các sản phẩm
làm từ vải lụa tơ sen cũng có khả năng tự phân huỷ, nên không gây ra các
tác động xấu cho môi trường. Thứ ba là chống tia UV, lụa tơ sen có khả
năng chống chọi lại với nhiệt độ cao, nên vào những ngày nắng nóng, sử
20

dụng vải lụa tơ sen rất có hiệu quả trong việc chống lại tia UV giúp bảo vệ
được làn da nhạy cảm. Thứ tư là độ thoáng mát cao,Lụa tơ sen thoáng mát,
không gây bức bí hay khó chịu cho người sử dụng. Hoàn toàn được làm tự
sợi tự nhiên, nên vải hoàn toàn mang lại cảm giác dễ chịu cho người tiêu
dùng. Thứ năm là độ thẩm mỹ cao: Lụa tơ sen tạo nên các sản phẩm độc
đáo, mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Các sản phẩm được tạo ra rất tốn nhiều
công sức và cầu kỳ. Chính vì vậy mà mỗi sản phẩm đều được làm hoàn
chỉnh, độc đáo và mang một vẻ đẹp riêng. Thứ sáu là độ khử mùi, Ngoài
những ưu điểm trên, lụa tơ sen còn có khả năng khử mùi rất tốt. Vì bản chất
hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ nên khi tạo ra lụa tơ sen, lụa cũng phần nào có
mùi hương của hoa lá giúp cho các sản phẩm ngăn được mùi hôi khó chịu và
ngăn chặn được các vi khuẩn sinh sôi.
Nhược điểm vủa sơi tơ sen là ,Tốn nhiều thời gian, Để sản xuất được loại
vải này đòi hỏi phải có nhiều sức người, cũng như lượng sen ổn định. Tuy
nhiên, để có thể sản xuất được loại vải đặc biệt này thì rất khó. Vì sen một
năm chỉ có một mùa, khi hết sen thì cũng không thể tiếp tục dệt vải được
nữa. Bên cạnh đó, để tạo ra được từng sợi tơ đòi hỏi phải có nguồn nhân
công hùng hậu thì mới có đủ lượng tơ sen để dệt vải. Giá thành đắt đỏ,
nguyên liệu đầu vào cũng ít, nhân công thì lại tốn nhiều nên vải lụa tơ sen
rất đắt. Đây là một trong những loại vải thuộc mặt hàng cao cấp và xa xỉ trên
thế giới. Chính vì vậy mà vải lụa tơ sen rất nhiều tiền. Theo như bà Thuận
thì một chiếc khăn có giá trung bình từ 4 triệu đến 5 triệu.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ THỂ THẨM MỸ VÀ ĐỐI TƯỢNG


THẨM MỸ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SỢI TƠ
SEN TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG BỀN VỮNG.
21

2. Quan hệ thẩm mỹ
Với một công việc thiết kế mỹ thuật nào cũng sẽ tồn tại trong đó nhiều mối
quan hệ liên quan mật thiết với nhau và có sự tác động với nhau. Nhận định
ban đầu chính là mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể thẩm mỹ,
tác động và nhận ngược trở lại sự tác động của đối tượng thẩm mỹ. Mà
trong đó chủ thể thẩm mỹ là những người làm công việc thiết kế sáng tạo
nói chung, tạo ra sản phẩm thiết kế chính là các tác phẩm nghệ thuật. Kể cả
chính nhà thiết kế thưởng thức sản phẩm mình tạo ra cùng là một đối tượng
thẩm mỹ. Sản phẩm thiết kế chính là sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể
thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.
Trong đề tài này, tôi là người trực tiếp nhìn nhận, đánh giá tiếp nhận, nhìn
nhận đối tượng thẩm mỹ là gợi tơ sen, để đưa ra những giải pháp những sản
phẩm mới, thì tôi khẳng định, tôi là chủ thể thẩm mỹ. Tạo ra và nghiên cứu
các sản phẩm ứng dụng. Đối tượng thẩm mỹ của tôi là sợi tơ sen , thời trang
bền vững.
Với năm nhóm chủ thể thẩm mỹ là: thưởng thức, sáng tạo, định hướng thẩm
mỹ, biểu hiện thẩm mỹ, tổng hợp giá trị thẩm mỹ, khi nhìn vào thực tế hoạt
động thiết kế của tôi các chủ thế này có mối quan hệ tác động qua lại với
nhau, thay đổi vai trò theo từng trường hợp thông qua tác phẩm nghệ thuật.
Trong mối quan hệ này, thì tôi là chủ thể thẩm mỹ và sợi tơ sen chính là đối
tượng thẩm mỹ. Trong quá trình nhìn nhận đánh giá, nghiên cứu và ứng
dụng thì tạo ra quan hệ thẩm mỹ và tác phẩm nghệ thật ở đây là các sản
phẩm thời trang được tạo ra trong quá trình nghiên cứu nhìn nhận sượi tơ
sen. Trong quá trình nghiên cứu thì chủ thể sáng tạp thẩm mỹ là tôi, còn
phải dựa trên thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng để lại tiếp tục tạo ra sản
phẩm nghệ thật phù hợp . Vậy trong trường hợp này thì chủ thể sáng tạo sẽ
22

trực tiếp tạo ra tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho nhu cầu của đối tượng thẩm
mỹ. Đây là mối quan hệ cung cầu.
Sau khi thiết kế xong những sản phẩm thời trang từ sợi tơ sen thì tôi đã gửi
tới thầy cô và người hướng dẫn để chỉnh sửa và xác nhận thiết kế thế làm
cho thiết kế phù hợp với yêu cầu, và ứng dụng hơn. Lúc này tôi vẫn giữ vai
trò là chủ thể sáng tạo còn người hướng dẫn trở thành chủ thể định hướng
thẩm mỹ và cũng là một đối tượng thẩm mỹ.
Thông qua tác phẩm nghệ thuật là những sản phẩm thời trang làm từ sợi tơ
sen, tác động vào tôi là chủ thể sáng tạo. Bởi vì người hướng dẫn và tôi sẽ
là người quyết định được những sản phẩm thời trang của tôi có phù hợp với
thị hiếu khách hàng không, những sản phẩm thời trang sau khi sản xuất xong
có đáp ứng được mục đích của họ hay không. Lúc này tôi, và người hướng
dẫn cũng được coi là chủ thể định hướng thẩm mỹ và điều đó được biểu hiện
ở những kiến thức về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, thẩm mỹ.v.v. Bởi vì chúng
tôi chính là những người mang trách nhiệm chính trong dự án này, nên họ
rất tích cực trong việc cảm nhận, đánh giá, soi xét tìm ra những điểm chưa
hài long, chưa phù hợp trong những sản phẩm thời trang. Sau đó đưa ra
những gợi ý, định hướng chỉnh sửa tác phẩm trở nên phù hợp và hoàn thiện
hơn. Chủ thể định hướng thẩm mỹ ngoài việc tác động lại chủ thể sáng tạo,
còn tác động trực tiếp vào sản tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, dẫn đến đổi mới
tác phẩm nghệ thuật.
Khi được chỉnh sửa và thống nhất sản phẩm và thiết kế với người hướng dẫn
và tôi. Thì tôi sẽ bước vào ứng dụng và thiết kế, sản xuất nó. Vậy thì lúc này
tôi chính là người biểu hiện thẩm mỹ, đưa tác phẩm nghệ thuật đến với đối
tượng thẩm mỹ, mà đối tượng thẩm mỹ ở đây chính là những người xem
thiết kế của tôi, là khách hàng, là những người sử dụng nó. Trong khi trình
diễn, trưng bày những sản phẩm thời trang của tôi, thì tôi sẽ nhận được
23

những phản ánh, nhận xét, những lời khen, chê từ chính đối tượng thẩm mỹ.
Vậy thì khách hàng không chỉ còn là đối tượng thẩm mỹ nữa mà còn là chủ
thể định hướng thẩm mỹ. Họ góp ý cho tôi những những kiến thức về kết
cấu, màu sắc, phom dáng phù hợp với từng lứa tuổi, cân nặng.v.v. để tôi
hoàn thiện sản phẩm về sau một cách chỉnh chu nhất. Trong đó, chủ thể biểu
hiện thẩm mỹ của tôi chính là những người mẫu, manocanh, khách hàng,
người bán hàng.v.v. khi họ mặc trang phục của tôi và biểu hiện nó. Từ đó
họ cũng có thể là chủ thể thẩm mỹ vì họ có thể nhìn nhận, đánh giá sản
phẩm nghệ thuật của mình, để từ đó họ tạo ra một mối quan hệ, nghệ thuật
khác. Nhưng trong đó manocanh không thể là chủ thể thẩm mỹ được, vì nó
không có tri giác, năng lực thẩm mỹ.v.v. Và cuối cùng khi sản phẩm của tôi
được ra thị trường thì sẽ có những chủ thể tổng hợp giá trị là người phê bình
nghệ thuật, thời trang, những người có chuyên môn cao và tổng quát ngành
nghệ thuật để phê bình và đánh giá chính xác nhất về sản phẩm của mình.
Cuối cùng, sản phẩn nghệ thuật dựa trên mối quan hệ thẩm mỹ này phải có
giá trị, đáp ứng được các yêu cầu ứng dụng của khách hàng. Nó phải phù
hợp với thị hiếu khách hàng mà ta đã nghiên cứu trước đó, cùng với đó phải
mang laị giá trị kinh tế phù hợp cho sản phẩm đấy, không những vậy giá trị
kinh tế còn này còn phải phù hợp với mức chi tiêu của người tiêu dùng cho
sản phẩm đấy. Ngoài ra, sản phẩm nghệ thuật còn phải đáp ứng được các
yêu cầu về văn hóa, như văn hóa dân dan, biểu tượng của dân tộc, không
làm thay đổi các văn hóa mà phải góp phần tôn vinh được các giá trị văn hóa
càng tốt. Cuối cùng thì quan trọng nhất trong đề tài này thì tôi đề cao sản
phẩm đáp ứng được yêu cầu xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế
những tác hại của thời trang nhanh mà thay vào đó là các sản phẩm thời
trang được sản xuất từ các chất liệu tự nhiên bảo vệ môi trường.
III. KẾT LUẬN
24

Góc độ mỹ học có thể thấy rằng quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện
thực vô cùng phong phú, đa dạng. Cho nên, chủ thể thẩm mỹ hay đối tượng
thẩm mỹ không chỉ có một hình thức tồn tại duy nhất. Các loại chủ thể thẩm
mỹ này không tồn tại tách biệt mà chuyển hóa cho nhau trong từng quan hệ
khác nhau. Là một nhà thiết kế sáng tạo đứng trong mối quan hệ thì họ luôn
là chủ thể sáng tạo, bởi vì họ tạo ra sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Họ là
những người có năng khiếu, tài năng, ý chí, không có những tài năng đó thì
chủ thể không đủ khả năng nắm bắt đặc điểm thẩm mỹ; đặc biệt muốn tạo ra
cái thẩm mỹ mới thì chủ thể phải có tài năng và nghị lực làm việc hang say.
Chủ thể sáng tao hay nhà thiết kế đồ họa cần luôn quan sát và học hỏi, trau
dồi kiến thức để phát triển mạnh nhất các biệt tài tưởng tượng, liên tưởng,
hư cấu,... cùng các kiến thức văn hóa phong phú. Qua mối quan hệ thẩm mỹ
này thì tôi biết được những giá trị cụ thể trong để tài của mình, áp dụng vào
sản phẩm của mình, để nó không chỉ là những sản phẩm ứng dụng bình
thường , mà n ó phải có những giá trị văn hóa, giáo dục, xã hội.v.v. để mỗi
sản phẩm nghệ thuật đều có ý nghĩa và giá trị của riêng nó.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giaso trình mỹ học đại cương
https://www.tandfonline.com
https://link.springer.com
PHỤ LỤC
25
26
27
28
29

You might also like