Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VINSCHOOL

**********
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024
MÔN KHOA HỌC - LỚP 9
Họ tên : ……………………………………….. Lớp : ……………………..

A. MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG


Các con có thể xem đủ chuẩn tại QR sau

https://docs.google.com/document/d/1OzKqLfBYXnjtfyFoG8ROigln06_npZMg/edit

[SCI9-Cj1] Carbon dioxide và methane: (S) phát biểu được khi tăng nồng độ
của các khí nhà kính thì làm tăng hiệu ứng nhà kính, có thể góp phần gây nên Câu 15
biến đổi khí hậu
[SCI9-Cj3] Không khí: (S) mô tả được một số phương pháp tiếp cận để giảm
phát thải sulfur dioxide, bao gồm việc sử dụng được xăng có hàm lượng Câu 11
sulfur thấp và xử lý khí thải của sulfur bằng calcium oxide
Chương [SCI9-Cj4] Không khí: (S) mô tả được sơ lược cách một bộ chuyển đổi xúc
1: Hành tác loại bỏ nitrogen monoxide và carbon monoxide khỏi khí thải bằng phản Câu 11
tinh Trái ứng trên chất xúc tác nóng
Đất [SCI9-Cj5] Không khí: Kể tên được các chất ô nhiễm phổ biến trong không
Câu 11
carbon monoxide, sulfur dioxide và các oxide của nitrogen
[SCI9-Cj6] Không khí: Liệt kê được thành phần của không khí sạch là một
hỗn hợp của 78% nitrogen, 21% oxygen và một lượng nhỏ các khí hiếm, hơi Câu 18
nước và carbon dioxide
[SCI9-Cj9] Mô tả được việc xử lý nguồn cung cấp nước sử dụng phương
Câu 21
pháp lọc và khử trùng bằng chlorine
[SCI9-Ce1] Bản chất hạt của vật chất: (S) giải thích được sự thay đổi trạng
thái theo quan điểm của lý thuyết hạt và những thay đổi về năng lượng diễn ra Câu 20
trong đó
[SCI9-Ce2] Bản chất hạt của vật chất: (S) mô tả và giải thích được sự phụ
Câu 8
thuộc của tốc độ khuếch tán vào khối lượng phân tử.
[SCI9-Ce4] Bản chất hạt của vật chất: mô tả được sự thay đổi của trạng thái
Chương Câu 21
trong các quá trình nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc và ngưng tụ
2: Bản
[SCI9-Ce7] Bản chất hạt của vật chất: Trình bày khái niệm các thuật ngữ
chất của Câu 19
nguyên tử, phân tử và ion
vật chất
[SCI9-Cg1] Các phương pháp tinh chế: Đề xuất được các kỹ thuật tách và
Câu 6
tinh chế phù hợp, bao gồm việc đưa ra thông tin về các chất
[SCI9-Cg2] Các phương pháp tinh chế: mô tả và giải thích được các phương
pháp tách và tinh chế bằng cách sử dụng được dung môi thích hợp, lọc, kết Câu 6
tinh, chưng cất, chưng cất phân đoạn và giấy sắc ký.
[SCI9-Cg3] Tiêu chuẩn về độ tinh khiết: (S) xác định được các chất và đánh Câu 21
giá được độ tinh khiết của chúng từ các thông tin về nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ sôi
[SCI9-Cg6] Tiêu chuẩn về độ tinh khiết: Trình bày được các bước tiến hành
Câu 7
thí nghiệm sắc ký giấy
[SCI9-Cg8] Tiêu chuẩn về độ tinh khiết: trình bày được khái niệm và viết
Câu 6
được công thức tính Rf
[SCI9-Ce3] Bản chất hạt của vật chất: mô tả được cấu trúc của chất rắn, chất
Câu 14
lỏng, chất khí khi xét đến sự phân tách, sắp xếp hạt và các dạng chuyển động
[SCI9-Ce4] Bản chất hạt của vật chất: mô tả được sự thay đổi của trạng thái
Câu 10
trong các quá trình nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc và ngưng tụ
[SCI9-Ce6] Bản chất hạt của vật chất: Trình bày được các tính chất đặc trưng
Câu 12
của chất rắn, chất lỏng và khí
[SCI9-Ce5] Bản chất hạt của vật chất: mô tả được và giải thích được sự
Câu 8
khuếch tán về mặt chuyển động của các hạt (nguyên tử, phân tử hoặc ion)
[SCI9-Ck5] Cấu tạo nguyên tử và Bảng tuần hoàn: (S) Giải thích được các
Câu 1
đồng vị có cùng tính chất vì chúng có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng
[SCI9-Ck6] Cấu tạo nguyên tử và Bảng tuần hoàn: Chỉ ra được sự sắp xếp
của các electron trong 'lớp vỏ' của nguyên tử và trình bày được ý nghĩa của Câu 22
các cấu trúc electron khí hiếm và vai trò các electron ở lớp vỏ ngoài cùng.
[SCI9-Ck7] Cấu tạo nguyên tử và Bảng tuần hoàn: Định nghĩa được đồng vị
là các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau Câu 16
về số khối
[SCI9-Ck10] Cấu tạo nguyên tử và Bảng tuần hoàn: Mô tả được cấu tạo của
Câu 4
nguyên tử khi xét tới hạt nhân chứa proton và neutron, và 'lớp vỏ' electron
SCI9-Ck12] Cấu tạo nguyên tử và Bảng tuần hoàn: Trình bày được các điện
Câu 24
tích và khối lượng tương đối gần đúng của proton, neutron và electron
[SCI9-Ck17] Đơn chất, hợp chất và hỗn hợp: Định nghĩa được các thuật ngữ
Câu 11
dung môi, chất tan, dung dịch và nồng độ
Chương [SCI9-Cf1] Bảng tuần hoàn: Trình bày được khái niệm Bảng tuần hoàn là một
3: phương pháp phân loại các nguyên tố và ứng dụng của BTH để dự đoán tính Câu 23
Nguyên chất của các nguyên tố
tố hoá [SCI9-Cf2] Các nguyên tố chuyển tiếp: Trình bày được khái niệm đơn chất
học - Đơn của nguyên tố chuyển tiếp là một tập hợp các kim loại có khối lượng riêng
Câu 25
chất và cao, nhiệt độ nóng chảy cao và hình thành các hợp chất có màu, và những đơn
Hợp chất chất và hợp chất này, thường ứng dụng làm chất xúc tác
[SCI9-Cf3] Các tính chất trong một nhóm: (S) Dự đoán được các tính chất
Câu 3
của các đơn chất khác trong Nhóm I từ dữ liệu đã cho nếu phù hợp
[SCI9-Cf4] Các tính chất trong một nhóm: (S) Dự đoán được tính chất của
các đơn chất khác trong nhóm VII, sử dụng dữ liệu đã được cung cấp nếu Câu 5
thích hợp
[SCI9-Cf8] Các tính chất trong một nhóm: Trình bày được nhóm I gồm các
kim loại lithium, sodium và potassium, mô tả được đặc điểm chung của các
Câu 26
kim loại nhóm I: tương đối mềm, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng thấp
hơn các kim lại khác và phản ứng với nước
[SCI9-Cf9] Định luật tuần hoàn: (S) Mô tả được mối quan hệ giữa nhóm, số
Câu 2
electron lớp ngoài cùng và tính kim loại/phi kim
[SCI9-Cf10] Định luật tuần hoàn: Mô tả được sự biến đổi tính kim loại và
Câu 13
tính phi kim trong một chu kỳ
[SCI9-Cf11] Khí hiếm: Mô tả được các khí hiếm, trong Nhóm VIII hoặc 0, là Câu 2
các khí đơn nguyên tử, không tham gia phản ứng và giải thích được điều này
dựa trên cấu trúc electron

B. KHÁM PHÁ KHOA HỌC


Dạng 1: Hoàn thành phần còn thiếu của biểu đồ, bảng số liệu. Quan sát biểu đồ, bảng số liệu để
trả lời câu hỏi liên quan.
Câu 1.
a. Hoàn thành bảng dưới đây:
Đồng vị Tên nguyên tố Số proton Số nucleon Số
p n E
carbon 6 12 6 6 6

Carbon 6 14 6 8 6

hydrogen 1 1 1 0 1

hydrogen 1 3 1 2 1
(tritium)
iodine 53 127 53 74 53

iodine 53 131 53 78 53

b. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng những đồng vị phóng xạ này để nghiên cứu hóa học của tế
bào bởi vì những nguyên tử này có cùng tính chất hóa học với các nguyên tử không phóng xạ. Tại sao
các tính chất hóa học của tất cả các đồng vị của cùng một nguyên tố lại giống nhau?
Vì các đồng vị có cấu trúc electron giống nhau, cùng số electron lớp ngoài cùng.
Đồng vị: các nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron
Câu 2. Bảng dưới đây là 1 phần của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trả lời các câu hỏi sau, chỉ dùng các nguyên tố có trong phần trích của bảng tuần hoàn ở trên
Trong các nguyên tố trên,
a. Các nguyên tố kim loại là (ghi ký hiệu hóa học) Li, Cu, Zn, Al (nhóm I, II, III và các KL chuyển
tiếp)
b. Các nguyên tố khí hiếm là (ghi ký hiệu hóa học) Ne, Ar, Kr, Xe (nhóm VIII)
c. Nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII F
Câu 3. Các cấu trúc lớp vở electron của năm nguyên tử, A, B, C, D và E, được biểu diễn như sau
A B C D E

Trả lời các câu hỏi sau về các nguyên tử này.


Mỗi nguyên tử có thể được sử dụng một lần, nhiều lần hoặc không sử dụng lần nào.
Nguyên tử nào A, B, C, D hay E,
a. phản ứng nhanh với nước lạnh để tạo ra hydrogen C (vì C là nguyên tố nhóm I: kim loại mạnh)
b. nằm trong Nhóm VII của Bảng tuần hoàn B (vì lớp ngoài cùng của B có 7 electron)
c. có nguyên tử có lớp electron ngoài cùng hoàn chỉnh A (vì lớp ngoài cùng của A có số eletron tối
đa)
Câu 4.
Hoàn thành bảng số electrons neutrons và protons trong nguyên tử ở bảng sau
number of electrons number of neutrons number of protons

35
17Cl 17 18 17
23
11 Na 11 12 11
Câu 5. Cho bảng số liệu sau đây của các nguyên tố nhóm VII:
Nhiệt độ nóng
Nguyên tố Số hiệu nguyên tử Nhiệt độ sôi (oC)
chảy (oC)
fluorine (F) 9 -220 -188
chlorine (Cl) 17 -101 -34
bromine (Br) 35 -7 59
a. Trang thái tự nhiên của các nguyên tố F, Cl, Br trong Nhóm VII có những dạng nào?
F: khí
Cl: khí
Br: lỏng
b. Dự đoán nhiệt độ sôi của Iodine (I) (nguyên tố tiếp theo sau Bromine trong nhóm VII)
>59 (hoặc ghi lại 1 nhiệt độ cụ thể lớn hơn 59 độ)
c. Nêu một công dụng và một phép thử nghiệm khí chlorine.
- Công dụng chlorine: khử trùng nước
- Quỳ tím ẩm: quỳ tím ẩm hóa đỏ, sau đó mất màu
d. Hãy cho biết (các) halogen nào sẽ thế chỗ bromine trong một dung dịch potassium bromide?
Chlorine
Chlorine + potassium bromide  potassium chloride + bromine
Dạng 2: Mô tả hiện tượng, trả lời được kết quả của một số thí nghiệm khám phá khoa học.
Câu 6. Dụng cụ bên dưới được dùng để tách một hỗn hợp nước và mực màu.

a. Sử dụng các từ trong danh sách dưới đây để viết lại hoàn chỉnh các câu sau đây nói về sự phân
tách này.
Nhiệt độ sôi Nhiệt độ sôi
chất rắn hơi
cao hơn thấp hơn
ống sinh hàn sự kết tinh sự chưng cất bình chứa
Sự chưng cất được sử dụng để tách hỗn hợp nước và mực màu. Chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay
hơi trước. Cuối cùng nó đi đến ống sinh hàn nơi hơi chuyển thành chất lỏng.
b. Mẫu dung dịch trên được tách thành các màu thành phần bằng giấy sắc ký. Các kết quả thu được
được hiển thị như sau:

i. Dung dịch trên có mấy mầu được trộn lẫn


2 màu
ii. Giá trị Rf của đốm màu vàng là
Rf = quãng đường chất đi được/ quãng đường dung môi đi được = 4,5/10 = 0,45
Chú ý: màu xanh có độ tan lớn hơn màu vàng do đi được quãng đường xa hơn trên sắc kí đồ.
Câu 7. Có thể tách thuốc nhuộm có màu trong nước lau sàn dạng lỏng bằng thiết bị minh họa.
Giấy sắc kí

Dung môi

Hoàn thành các ô để dán nhãn P và Q


Nêu tên của phương pháp tách này.
Phương pháp sắc kí
Trên sơ đồ, hãy đánh dấu X để chỉ vị trí đặt hỗn hợp thuốc nhuộm màu khi bắt đầu thí nghiệm
Câu 8. Potassium manganate(VII) là một chất rắn màu tím.
Một học sinh đặt một số tinh thể Potassium manganate(VII) dưới đáy một cốc thủy tinh chứa nước cất.
Sau thời gian 15 phút, tinh thể nhỏ hơn và chất lỏng ở đáy cốc có màu tím.
Sau 1 giờ, tất cả các tinh thể rắn đã biến mất và toàn bộ dung dịch có màu tím.

Sử dụng lý thuyết động học để giải thích các hiện tượng mà bạn học sinh quan sát được.
Các tinh thể màu tím tan được trong nước, liên kết giữa các hạt bị phá vỡ, các hạt màu tím sẽ di chuyển
vào nước. Điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi tất cả các chất rắn được hòa tan. Sau đó, các hạt di chuyển,
khuếch tán trong chất lỏng cho đến khi toàn bộ dung dịch có màu như nhau.
Câu 9. Một học sinh nghiên cứu các chất màu có trong một số loại rau và trái cây theo các bước như
sau:
- Bước 1. Lấy một số chiết xuất từ cà rốt, cà chua và khoai lang.
- Bước 2. Chấm mỗi chiết xuất lên các điểm ở vạch xuất phát của giấy sắc kí cùng với các điểm
của ba sắc bố beta-carotenne, chất diệp lục và lycopene.
- Bước 3. Ngâm giấy sắc kí trong cốc đựng dung môi hữu cơ dễ bay hơi.
Kết quả sắc kí đồ thu được như sau:
Mức dung môi ban đầu

Kí hiệu:
V1 = carot V2 = cà chua V3 = khoai lang
P1= beta-carotenne P2 = chất diệp lục P3 = lycopene

a. Hãy vẽ một đường để chỉ mức dung môi ban đầu vào sắc kí đồ trên.
b. Trong chiết xuất khoai lang có chứa những sắc tố nào?
P1= beta-carotenne và P3 = lycopene
c. Trong ba loại chiết xuất không có chứa loại sắc tố nào?
P2 = chất diệp lục
Dạng 3: Vẽ/xác định được biểu đồ, lập bảng biểu từ số liệu cho trước.
Câu 10. Khi nghiên cứu sự thay đổi trạng thái chất, một học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau:
- Bước 1: Làm nóng chảy một ít tinh thể rắn hữu cơ bằng cách bỏ nó vào một ống nghiệm được đặt
trong một cốc nước sôi.
- Bước 2: Cho vào trong chất lỏng ống nghiệm một cảm biến nhiệt độ. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ
của chất lỏng khi nó được để cho hạ nhiệt.
- Bước 3. Ghi lại sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian.
Dưới đây là bảng số liệu thu được.
Thời
gian
0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,2 2,4 2,6 2,8 3,0 3,5 4,0 4,5
(phút)
Nhiệt
94,1 87,2 82,2 79,0 77,9 77,7 77,6 77,6 77,5 77,3 75,4 71,2 61,6
độ (oC)

a. Hãy vẽ một đồ thị về sự thay đổi nhiệt độ xảy ra trong thí nghiệm này.
Gợi ý:
- Bước 1: HS vẽ 2 trục tọa độ có mũi tên, tên của mỗi trục
+ Trục tung: Nhiệt độ
+ Trục hoành: Thời gian
- Bước 2: Chia khoảng cách trên 2 trục
- Bước 3: Xác định tọa độ các điểm chính xác
- Bước 4: Học sinh vẽ được đồ thị bằng nét mềm
b. Ở phút thứ 4,5 của thí nghiệm, chất trong ống nghiệm đang ở trạng thái nào?
Rắn
c. Tại sao nhiệt độ lại hầu như không đổi trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 3 của
thí nghiệm?
Vì tinh thể rắn hữu cơ là chất tinh khiết đang trong quá trình chuyển đổi trạng thái từ lỏng sang rắn.
Câu 11. Bảng dưới đây cho biết lượng carbon thải vào khí quyển bằng carbon dioxide từ năm 1860 đến
năm 2000.
Năm 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2000
Carbon/tỷ tấn 40 50 60 90 130 180 270 380

a, Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện lượng carbon phát ra khí quyển từ năm 1860 đến năm 2000.
b, Carbon dioxide là một trong những khí nhà kính. Hãy kể tên hai khí nhà kính khác.
Methane, hơi nước (các oxide của nitrogen)
C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 11. Một ít đường được hòa tan trong nước. Sơ đồ nào cho biết cách sắp xếp các phân tử trong
dung dịch?

A B C D

Câu 12. Sơ đồ dưới đây thể hiện một tảng băng đang trôi trên biển.

Vật liệu nào được nêu tên trong sơ đồ phù hợp nhất với miêu tả sau đây về sự tổ chức của các hạt hiện
diện trong nó?
“Các hạt được sắp xếp gần nhau theo một trật tự nhất định, chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể
dao động tại một vị trí cố định.”
A. Không khí. B. Nước biển.
C. Hơi nước trong không khí. D. Băng.
Câu 13. Trong bảng tuần hoàn, tính kim loại của các nguyên tố thay đổi như thế nào từ trái sang phải
trong một chu kỳ?
A. Giảm. B. Tăng. C. Giữ nguyên. D. Tăng rồi giảm.
Câu 14. Ở trạng thái khí, các hạt nằm cách xa nhau và chuyển động của chúng có tính chất
…………… Ở trạng thái rắn, các hạt được giữ ở các vị trí cố định theo một ……………… tuần hoàn.
Những từ nào sau đây thích hợp để điền vào chỗ trống?
A. ngẫu nhiên; nhiệt độ. B. ngẫu nhiên; khuếch tán.
C. ngẫu nhiên; mạng lưới. D. mạng lưới; ngẫu nhiên.
Câu 15. Trong các khí sau: CO2, CO, NOx, SO2, những khí nào là nguyên nhân chính gây ra mưa acid?
A. CO2 và SO2. B. CO2 và NOx. C. CO và CO2. D. SO2 và NOx.
Câu 16. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây?
A. Số neutron. B. Số electron hoá trị.
C. Số proton. D. Số electron.
Câu 17. Nguyên tử nào sau đây chứa đồng thời 20 neutron, 19 proton và 19 electron?

A. . B. . C. . D. .
Câu 18: Biểu đồ thể hiện thành phần của không khí khô và sạch.
Phần nào thể hiện thành phần % theo thể tích của nitrogen trong không khí?

A. Phần 1. B. Phần 2.
C. Phần 3. D. không có phần nào thể
hiện % của nitrogen.
Câu 19: Trong sơ đồ, các vòng tròn có kích thước khác nhau biểu thị các nguyên tử của các nguyên tố
khác nhau. Sơ đồ nào biểu diễn khí hydrogen chloride?
A B C D

Câu 20. Sơ đồ sau cho thấy cách sắp xếp các hạt của một chất ở các trạng thái rắn, lỏng, khí.
a. Viết tên cho mỗi trạng thái của chất trong sơ đồ dưới đây
Lỏng Rắn Khí
b. Trạng thái nào của chất này mà ở đó các hạt có nhiều năng lượng nhất? Khí
Câu 21. Sơ đồ bên dưới mô tả một trong các quá trình thay đổi trạng thái. Đây là sự thay đổi trạng thái
nào?

A. sôi. B. ngưng tụ. C. thăng hoa. D. nóng chảy.


Câu 22. Cấu trúc của một nguyên tử được xác định bởi hai số: số hạt proton và số khối.
Sự sắp xếp electron (cấu trúc điện tử) của một nguyên tử có số proton 5 và số khối 11 là
A. 2, 8, 1 B. 3, 2 C. 2, 3 D. 1, 8, 2
Câu 23. Hình ảnh bên dưới biểu diễn một phần của Bảng tuần hoàn. Trong 4 nguyên tố sau, đâu là phi
kim?

Câu 24. Nguyên tử được tạo ra từ các hạt proton, electron và neutron. Đâu là điện tích của những hạt
này?
proton electron neutron
A dương âm không mang
điện
B dương không mang âm
điện
C âm không mang dương
điện
D dương không mang âm
điện
Câu 25. Dưới đây là phần trên của Bảng tuần hoàn
a. Hàng ngang chứa các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 21 đến 30 trong bảng được đặt tên là gì?
Kim loại chuyển tiếp
b. Nguyên tố số 26 được gọi là iron. Từ vị trí của nó trong Bảng tuần hoàn. Hãy đánh dấu tích (x)
vào tính chất em dự đoán là nguyên tố/chất này có.

tích (x) Tính chất


x Nhiệt độ nóng chảy cao
Mềm có thể cắt bằng dao
x hợp chất có màu
dễ đứt khi bị kéo
x thường ứng dụng làm chất xúc tác

Câu 26. Mức độ hoạt động hoá học của các nguyên tố trong một nhóm của Bảng tuần hoàn thay đổi
theo vị trí.
Đâu là thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hoá học của các nguyên tố nhóm I và VII?
Nhóm I Nhóm VII
A Cs → Li F→I
B Li → Cs I→F
C Li → Cs F→I
D Cs → Li I→F

Để luyện tập thêm các dạng bài tập, các em có thể truy cập link sau
https://drive.google.com/drive/folders/13DyBoNZ_FmjARPByWM4-3H3yXR8PdP7W

You might also like