Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 130

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


-------------------------

Nguyễn Thị Phong Lê

TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG


TRÌNH VĂN HỌC NGA Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn


Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


LỜI TRI ÂN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình quý
báu của các thầy cô, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.
Tôi xin gửi nơi đây lòng tri ân sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Văn, các thầy cô đã
giảng dạy, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Ban
giám hiệu và tổ bộ môn văn trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
Tôi xin đặc biệt tri ân Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga – người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn. Xin cám ơn các thầy cô, cám ơn gia đình và tất cả bạn bè, đồng nghiệp…

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010


Nguyễn Thị Phong Lê
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 GV Giáo viên

2 HS Học sinh

3 SGK Sách giáo khoa

4 THPT Trung học phổ thông

5 THCS Trung học cơ sở

6 VHNN Văn học nước ngoài

7 ĐHSP Đại học sư phạm

8 HCM Hồ Chí Minh


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vị trí, vai trò của văn học và văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn ở trường
phổ thông hiện nay
Văn học là cánh cửa đưa con người đến với thế giới rộng lớn với bao điều lí thú. Bước qua
cánh cửa rộng mở đó, con người sẽ đối diện với những tâm hồn, xúc cảm và số phận của những
nhân vật khác nhau ở những không gian và thời gian khác nhau.
Từ thời cổ - trung đại, văn học đã chiếm giữ vị trí trung tâm, trở thành tiếng nói đầy quyền uy
trong sân chơi văn hóa. Không giống như các ngành nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất
liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật - “văn học là nghệ thuật của ngôn từ” [61, tr.183]. Vì thế,
hình tượng ngôn từ trong sáng tác văn học trở thành chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập thống
nhất với nhau, không thể tách rời. Một mặt, đó là loại hình tượng rất giàu giá trị tạo hình. Mặt khác,
từ trong bản chất sâu xa, thế giới nghệ thuật được mở ra từ hình tượng ngôn từ chỉ là thế giới của lời
và của ý niệm. Do đó, người đọc muốn hiểu được thế giới đầy hình tượng của văn học cần có trí
tưởng tượng mãnh liệt và khả năng liên tưởng phong phú mới chạm tay vào được lớp vỏ bên trong
của văn học nghệ thuật.
Chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập đó đã biến hình tượng ngôn từ văn học thành hình
thức biểu đạt và kiểu tư duy tổng hợp độc đáo. Đó là “kiểu tư duy của vô thức lập thể (giống như
trong huyền thoại, tôn giáo, văn hóa dân gian, hoặc âm nhạc và nghệ thuật sân khấu trong hoạt động
chuyên nghiệp), của tình cảm mãnh liệt và những xúc động trực tiếp trước hiện thực (giống như
trong các hoạt động văn nghệ - thẩm mĩ), lại vừa là kiểu tư duy đầy thông tuệ của lí trí con người
(giống như trong các công trình nghiên cứu khoa học)” [67, tr.5].
Không phải ngẫu nhiên mà văn học được xem là “cuốn sách giáo khoa về cuộc sống” [67,
tr.5] bởi trong nó luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với tiếng nói của lĩnh vực hoạt động nhận thức
chân lí, khám phá bản chất, quy luật của thế giới khách quan. Để hiểu cuộc sống, để hiểu con người,
để có thể hình dung một cách sinh động thời đại đã qua, có ý kiến cho rằng chỉ cần đọc tác phẩm
văn chương. Điều này có lí khi xem văn học như “chiếc gương soi” của cuộc sống. Do vậy, đối
tượng nhận thức và nội dung của văn học là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó chủ yếu là
cuộc sống của con người, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người.
Lã Nguyên trong bài viết “Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử”
đã viết rằng: “Văn học sở dĩ luôn chiếm vị trí trung tâm của đời sống văn hóa - xã hội còn bởi vì nó
là một dạng hoạt động tác động. Nó tác động tích cực tới thế giới quan của người đọc, góp phần
hình thành ở họ những tín niệm đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm tôn giáo, chính trị và cả
những tri thức triết học, khoa học…[67, tr.6]”. Để làm được điều này, văn học phải tác động đến
người đọc thông qua “thi pháp nghệ thuật và ngôn ngữ hình tượng” [67, tr.6]. Hai yếu tố này sẽ giúp
người đọc đọc được những lớp nghĩa hàm ngôn ẩn trong mỗi văn bản văn học cùng những điều
không tồn tại bên trong tác phẩm. Đó chính là thế giới của văn học mà người đọc cần khai phá, cần
thấu hiểu về thế giới cuộc sống bên ngoài tác phẩm văn học.
Mỗi nhà văn, nhà thơ mang trong mình một sứ mệnh lịch sử quan trọng là truyền bá nền văn
hóa dân tộc của mình ra ngoài thế giới. Sứ mệnh lịch sử ấy được kết tinh trong từng tác phẩm văn
học, từng hình tượng nghệ thuật tiêu biểu để làm nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Xét trên tổng thể, văn học trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người lại càng
không thể thiếu trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là nơi các em học
những bài học đầu tiên về cuộc sống, về những mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội.
Với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, học văn học là cách tiếp cận gần hơn với
thế giới con người phong phú, đa dạng, là cách tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, với những
sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau để từ đó hiểu thêm về sắc thái đa dạng của sự đa văn hóa nhân loại.

Hơn nữa, văn học là nhịp cầu nối các loại hình nghệ thuật không gian với nghệ thuật thời
gian, nghệ thuật tạo hình với nghệ thuật biểu hiện [67, tr.5]. Văn học không chỉ tồn tại trong môi
trường văn học dân tộc mà còn tỏa sáng trong các nền văn học khác của nhân loại. Học văn học
nước ngoài là một trong những cách để so sánh vị thế “lấp lánh” của văn học dân tộc trên văn đàn
thế giới, từ đó, tìm ra chính xác chỗ đứng của văn học dân tộc trong lòng công chúng yêu văn học
và cũng là một trong những lí do giúp chúng ta nhận ra sự tiếp biến văn hóa nói chung và văn học
nói riêng giữa các vùng miền trên thế giới. Đây không chỉ là cơ hội giúp văn hóa, văn học Việt Nam
tiến gần hơn với văn hóa, văn học thế giới mà còn là cách giúp các nhà nghiên cứu định hình rõ
những nét giao thoa giữa các nền văn học nghệ thuật trên thế giới với văn học nghệ thuật dân tộc
Việt Nam.
Song nếu chỉ có văn học dân tộc thì chưa thể là “tấm gương soi” phản chiếu đầy đủ cuộc
sống vốn phong phú và phức tạp. Những tri thức về đời sống xã hội, lịch sử văn hóa… không chỉ
tồn tại trong văn học Việt Nam mà cả trong văn học nước ngoài. Những phương diện văn hóa dân
tộc, cuộc sống lịch sử, xã hội, triết học, tôn giáo, tính cách con người, chân dung tinh thần của dân
tộc chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn học của dân tộc ấy. Học văn học nước ngoài là cách giúp các
em mở một cánh cửa vào thế giới, vào cuộc đời và tâm hồn con người trên toàn nhân loại. Thông
qua những tác phẩm văn học nước ngoài, các em có thể so sánh, đối chiếu mối quan hệ gần gũi về
thể loại, đề tài… giữa văn học Việt Nam với văn học nước ngoài, giữa các nền văn học với nhau,
đồng thời tiếp nhận sự giao thoa, những quan hệ ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, văn học với nhau.
Vì vậy, việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện một chương trình văn học nước ngoài đáp
ứng nhu cầu của xã hội, bạn đọc giáo viên và học sinh là quy luật tất yếu của sự phát triển giáo dục.
1.2. Thực trạng dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay
Hiện nay, qua các kênh thông tin đại chúng, các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kết quả điều
tra, khảo sát xã hội học, chúng ta nhận thấy rằng thực trạng dạy học văn chưa thỏa mãn mục tiêu
giáo dục môn học đề ra, trong đó có phần văn học nước ngoài.
Không những thế, việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài, chọn lựa các tác giả, tác
phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đang là câu hỏi lớn của không ít nhà giáo dục
quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Công việc này phải dựa trên những kết quả của
nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng chương trình sao cho có sự hấp dẫn, khơi niềm hứng thú, say
mê các em học sinh và cả giáo viên khi đến với các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài là điều
không đơn giản. Đặc biệt, văn học Nga lâu nay vẫn được xem là mảng văn học có nhiều thế hệ bạn
đọc học sinh đón đợi nhiều nhất cũng ở trong tình trạng tương tự. Thực tế cho thấy, giáo viên và học
sinh chưa thực sự thỏa mãn khi tiếp xúc với một khối lượng tác giả, tác phẩm của nền văn học Nga
đa dạng và phong phú xuất hiện trong chương trình Ngữ văn hiện hành.
Xuất phát từ thực trạng dạy học văn nói chung, văn học nước ngoài và văn học Nga nói
riêng, theo định hướng của những phân tích ở trên cùng những băn khoăn trăn trở trong quá trình
trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu chương trình văn học Nga ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài
“Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới
chương trình giáo dục” như một thể nghiệm góp phần nâng cao chất lượng của việc xây dựng,
biên soạn chương trình Ngữ văn. Từ một góc độ khác, đề tài cũng mong muốn trên cơ sở của những
nội dung đã triển khai hình thành một hệ thống bài đọc ngoại khóa văn học Nga phục vụ trực tiếp
cho việc dạy học văn học Nga theo chương trình hiện hành.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam cho đến nay, theo sự hiểu biết của chúng tôi, có hai hướng nghiên cứu chủ yếu
về văn học Nga.
Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nền văn học Nga,
quá trình tiếp nhận của độc giả Việt Nam đối với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như hoạt
động dịch thuật tác phẩm văn học Nga sang tiếng Việt.
Thứ hai, là những công trình nghiên cứu việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nga trong nhà
trường phổ thông.
Trong hướng nghiên cứu thứ nhất, có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu như:
+ Lịch sử văn học Nga - Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến,
Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên - NXB Giáo dục - 1999.
+ Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX - Hoàng Xuân Nhị - NXB Giáo dục - 1962.
+ Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX - Trần Thị Phương Phương - NXB Khoa học xã hội, Hội
nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM - 2006.
+ Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi - Nguyễn Hải Hà - NXB Giáo dục - 1992.
+ Thi pháp nhân vật trong sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp - Nguyễn Thị Vượng - NXB Giáo dục
- 2007.
+ Thơ ca Nga - Tiến trình và giá trị - Trần Thị Phương Phương - Đề tài cấp Bộ - 2009.
+ Tiếp nhận văn xuôi Nga thế kỉ XIX ở Việt Nam - NXB Giáo dục - 2010.
Vấn đề giảng dạy văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được nhiều tác giả đề cập
đến. Một số công trình đáng chú ý như: Văn học Nga trong nhà trường [47], Tác giả, tác phẩm: A.
Puskin và Tôi yêu em [48], A. Puskin - Mặt trời thi ca Nga [77] ...v.v…
Trong cuốn Văn học Nga trong nhà trường tác giả Hà Thị Hòa đã tập hợp những bài viết, bài
nghiên cứu có liên quan đến chương trình văn học Nga trong nhà trường như một tài liệu tham khảo
cho giáo viên và học sinh trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trường phổ thông. Cuốn sách đi
sâu vào giới thiệu những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một số nhà văn như: A.
Puskin, L. Tônxtôi, A. Sêkhôp, X. Êxênin, M. Gorki, M. Sôlôkhôp cùng những bài phân tích, bình
giảng một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ, nhà văn Nga đã nêu. Đồng thời, cuốn sách cũng
tập hợp một số bài thơ, trích giảng trong chương trình văn học Nga nhằm cung cấp thêm cho bạn
đọc những tư liệu cụ thể về nền văn học Nga vốn đa dạng và phong phú.
Qua những cuốn sách như Tác giả, tác phẩm: A. Puskin và Tôi yêu em [48], A. Puskin - Mặt
trời thi ca Nga [77] …v.v… có thể thấy: nhìn chung, tất cả các tác giả từ góc độ nghiên cứu của
mình, đều góp phần vào việc cung cấp tư liệu giúp giáo viên và học sinh bổ túc thêm những kiến
thức về tác giả, tác phẩm đó.
Song hành cùng những cuốn sách trên còn có một số bài báo cũng đề cập đến các tác giả văn
học Nga trong nhà trường như: Đào Tuấn Ảnh với Sêkhôp và Nam Cao - một sáng tác hiện thực
kiểu mới [2], Cách tân nghệ thuật của A. Sêkhôp [3], Phong Lê với Sêkhôp và Nam Cao - nhìn từ
hai nền văn học [55], và Phạm Vĩnh Cư với Sêkhôp - nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch [26]…v.v…
Để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương
trình phổ thông, một số bài viết tiệm cần gần với các tác giả, tác phẩm cụ thể như: Ngô Tự Lập có
bài Tôi yêu em, bài thơ không hình ảnh [54], Lê Nguyễn Cẩn có bài Dạy tác phẩm Sêkhôp trong nhà
trường [25], Nguyễn Văn Đường có bài Tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT học truyện ngắn
Người trong bao của A. Sêkhôp [31], Lê Thị Thu Hiền có bài Người trong bao - một truyện ngắn
đặc sắc của A. P. Sêkhôp [45], Trần Thị Quỳnh Nga - Tiếp cận tác phẩm “Người trong bao” của
Sêkhôp trong nhà trường [65], Nguyễn Hải Hà có bài Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênin
[40]…v.v… Tựu trung lại, các bài viết trên đã chỉ ra những vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận và giảng
dạy các tác phẩm trên sao cho đúng với tinh thần và giá trị của tác phẩm.
Trong sự quan tâm của chúng tôi, vấn đề xây dựng chương trình mới là trọng tâm đáng chú ý
của luận văn. Liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ
thông, chúng tôi thấy có các công trình tiêu biểu như: Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài
[91] của tác giả Phùng Văn Tửu, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] của
Nguyễn Viết Chữ…v.v…
Trong cuốn sách Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài [91] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ
rõ quan điểm là “nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy
phần văn học này” [91, tr.3] mà chưa “bàn đến nội dung chương trình văn học nước ngoài ở trường
phổ thông” [91, tr.3]. Vì thế, cuốn sách chỉ giới hạn trong ba vấn đề, tập trung vào các tác phẩm văn
học Pháp:
Thứ nhất: Văn học dịch và phương hướng tiếp cận;
Thứ hai: Luận bàn về một số áng văn hay (chủ yếu là văn học Pháp);
Thứ ba: Để cảm thụ và giảng dạy tốt hơn.
Gần đây trong sách Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] tác giả
Nguyễn Viết Chữ đề cập đến vấn đề cấu trúc, nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước
ngoài ở trường phổ thông. Tác giả dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn để đề ra những nguyên
tắc căn bản cho việc lựa chọn và giảng dạy văn học nước ngoài. Theo tác giả, việc chọn lựa kiến
thức đưa vào chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông “chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống” và còn “nhiều hạn chế” [29, tr.158]. Vì thế, việc đề ra những yêu cầu có tính nguyên tắc
khi chọn lựa tác phẩm văn học nước ngoài cũng là một cách để “chấn hưng” nền giáo dục hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số bài viết nhỏ lẻ, đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trong bài viết
Về chỗ đứng của môn văn học nước ngoài trong nhà trường [90] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ ra
rằng: “Từ sau cách mạng tháng Tám, chương trình văn học nước ngoài trong nhà trường từng bước
được mở rộng, khắc phục dần những chỗ hổng về kiến thức phổ thông của các thế hệ học sinh trước
kia. Tuy nhiên, cho đến nay, cách bao quát văn học thế giới chia thành ba mảng chưa thật hợp lí -
văn học châu Á, văn học phương Tây, văn học Nga - xô viết - nên nhiều mảng văn học thế giới còn
trống vắng trong chương trình” [90, tr.53]. Theo tác giả, việc học văn học nước ngoài trong trường
phổ thông là “dịp để học sinh tiếp xúc với đỉnh cao của tinh thần văn hóa nhân loại một cách có hệ
thống và có bài bản, hướng dẫn, tránh được sự mò mẫm cũng như các phiến diện lệch lạc” [90,
tr.53]. Vì thế, chỗ đứng của môn văn học trong nhà trường [90] trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ
hết. Không những thế, “chỗ đứng” còn thể hiện ở việc “giảng dạy môn văn học nước ngoài bằng
tiếng Việt và thông qua bản dịch” [90, tr.52]. Đây là vấn đề mang tính “bất đắc dĩ nhưng tất yếu”
[90, tr.55], và cần thiết nhất khi tiến hành xây dựng chương trình văn học nước ngoài.
Cùng quan điểm với Giáo sư Phùng Văn Tửu, Vũ Quốc Anh trong bài viết Văn học nước
ngoài trong chương trình văn học phổ thông trung học [1] cũng nhận định: “Để chuyển tải những
giá trị của các tác phẩm văn học nước ngoài đến học sinh có vô vàn khó khăn… những bản dịch có
chất lượng dịch thuật tốt nhất cũng không thể nào lột tả hết những tư tưởng và phong cách nghệ
thuật của tác giả cũng như đặc sắc riêng của từng nền văn học, từng ngôn ngữ văn học” [1].
Tác giả Phương Thanh trong bài viết Sự chênh lệch về kiến thức: biên soạn phần văn học
nước ngoài trong sách văn học [83] cho rằng: “Phần văn học nước ngoài trong chương trình của lớp
10 và lớp 11 được cả người dạy và người học đánh giá là có sự biên soạn công phu nhất. Sự công
phu này được thể hiện ở phần trình bày có hệ thống, tranh ảnh, minh họa…” [83]. Song, việc người
biên soạn chú trọng quá vào những tác giả, tác phẩm nổi tiếng mà quên mất một việc, đó là “sự
chênh lệch về kiến thức văn học giữa các thầy cô giáo và ngay cả bản thân học sinh (…) càng không
thể đồng nhất trình độ thẩm thấu tác phẩm văn học giữa họ” [83]. Theo tác giả, “để việc giảng dạy
văn học nước ngoài có hiệu quả hơn, thiết nghĩ các nhà biên soạn sách giáo khoa nên chọn lựa kỹ
càng hơn nữa, cũng như để tâm đến xuất xứ của tác giả, tác phẩm hoặc nếu đưa phần trích dịch cũng
nên kèm đôi dòng tóm tắt tác phẩm cho cả người học và người dạy cảm thấy thoải mái hơn trong
việc tiếp cận tác phẩm” [83].
Trong những năm gần đây, việc triển khai nghiên cứu vấn đề xây dựng chương trình văn học
Nga từ góc độ cụ thể tuy có được tiến hành nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng các công trình, bài viết về vấn đề này còn quá ít, mới dừng lại ở
những gợi ý. Theo nguồn tư liệu của chúng tôi, năm 2010 Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga đã xuất bản
cuốn Văn học Nga xô viết ở trường Trung học phổ thông [66]. Theo tác giả, chương trình văn học
nước ngoài và văn học Nga nên “ưu tiên giới thiệu càng nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ để tạo hứng thú, nâng cao năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh, hướng học sinh đến việc phát
hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm” [66, tr.42].
Trước đây, vấn đề chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được một số
nhà nghiên cứu đề cập đến ở cấp độ bài báo như: Giáo sư Nguyễn Hải Hà có bài viết Văn học Xô
viết trong trường trung học phổ thông (Tạp chí văn học số 6 năm 2001) bày tỏ quan điểm về sự lựa
chọn ba tác giả văn học Xô viết trong sách Văn 12 là Gorki, Êxênin và Sôlôkhôp “chứng tỏ chúng ta
trân trọng và đánh giá cao thành tựu của văn học Nga - Xô viết” [38]. Theo tác giả, trong bối cảnh
còn nhiều tranh luận nóng bỏng về chính trị, việc “lựa chọn những gì đã tương đối ổn định” [38] là
việc nên làm.
Tiến sĩ Trần Thanh Bình trong bài viết Mấy ý kiến về nguyên tắc xây dựng chương trình văn
học nước ngoài đăng trên Tạp chí Giáo dục, 2009, số 211 cũng bày tỏ quan điểm về những khiếm
khuyết trong quá trình xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông. Việc xây
dựng chương trình theo nguyên tắc đồng tâm như hiện nay đem lại hiệu quả không cao cho quá
trình tiếp nhận văn học nước ngoài của bạn đọc học sinh, đồng thời làm giảm khả năng tiếp nhận
các văn bản mới của học sinh về nền văn học đó. Nên chăng, thay vì xây dựng theo nguyên tắc này,
chúng ta nên thay bằng nguyên tắc tuyến tính, như thế, sự bao quát về một nền văn học nước ngoài
sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn, tránh sự lặp lại không cần thiết. Hơn nữa, khi xây dựng theo nguyên
tắc này chúng ta sẽ có cơ hội giới thiệu đến giáo viên và học sinh nhiều tác giả, tác phẩm có giá trị
hơn, tạo cho chương trình sự đa dạng, phong phú và mang tính hấp dẫn hơn.
Tuy vậy, những cuốn sách, bài báo trên chỉ dừng lại ở những gợi ý, phác thảo mà chưa mang
tính chuyên sâu. Chúng ta còn rất thiếu những công trình nghiên cứu cụ thể về chương trình văn học
Nga trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Thực hiện luận văn, theo chúng tôi là việc tiếp tục phát
triển các ý tưởng về chương trình văn học nước ngoài và văn học Nga của các nhà nghiên cứu trước,
đồng thời hiện thực hóa ý tưởng đó bằng một chương trình cụ thể tuy là một gợi ý nhỏ nhưng lại đặt
ra vấn đề lớn làm bước đệm cho việc xây dựng lại chương trình sách giáo khoa phổ thông những
năm sau 2010.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Luận văn thực hiện việc tìm hiểu văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở
trường phổ thông để đưa ra những nhận xét cơ bản về văn học Nga trong chương trình văn học nước
ngoài ở trường phổ thông hiện nay.
Bước đầu thực hiện việc tìm hiểu văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài hiện
hành nhằm phác thảo mảng văn học Nga ở trường phổ thông như một thử nghiệm, đáp ứng nhu cầu
học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục toàn diện hiện
nay.
Trên cơ sở đó đề xuất phương án xây dựng một hệ thống các bài đọc ngoại khóa văn học Nga
như một phụ lục nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học văn học Nga theo chương
trình hiện hành.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trước hết, chúng tôi tìm hiểu những tri thức lí luận đã được công bố qua các tài liệu, công
trình nghiên cứu và các chuyên luận, qua đó, chọn lọc và tìm ra những điểm thích hợp để nghiên
cứu, làm cơ sở cho việc tìm ra hướng đi đúng đắn khi xây dựng mảng văn học Nga trong chương
trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay.
Sau đó, chúng tôi nghiên cứu các tác giả, tác phẩm chọn lọc của nền văn học Nga để lựa
chọn tác phẩm điển hình phù hợp với lí luận văn học, tâm lí giáo dục và văn hoá nhằm kiến nghị
đưa vào khung chương trình nghiên cứu.
Trên cơ sở khảo sát tình hình dạy và học Văn học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói
riêng ở một số trường phổ thông tại Nha Trang - Khánh Hoà, chúng tôi phác thảo chương trình văn
học Nga phù hợp với nhu cầu tiếp cận của giáo viên và học sinh trong sự phát triển của xã hội.
Luận văn là một trong rất nhiều những đề xuất xây dựng chương trình văn học Nga. Vì thế,
giới hạn của luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mang tính thử nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, người viết đã kết hợp, vận
dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm một cách linh hoạt, cụ thể là:
+ phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và
rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận văn học, Lí luận và phương pháp
dạy học văn… có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng để thu thập tư liệu thực tế về những tác giả,
tác phẩm phù hợp và được giáo viên, học sinh yêu thích trong chương trình văn học Nga ở trường
phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
+ Phương pháp thống kê: Thống kê, phân tích các số liệu trong quá trình điều tra, thâm nhập thực
tế ở một số trường phổ thông bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt được những kết
quả chính xác, khách quan.
+ Phương pháp quan sát tự nhiên: tham gia dự giờ một số tiết giảng văn học nước ngoài ở trường
phổ thông để tìm hiểu nhu cầu hứng thú và thái độ của người dạy và học chương trình văn học Nga.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài “Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh
thần đổi mới chương trình giáo dục” đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Một là, tạo sự giao thoa giữa giáo viên - học sinh - tác phẩm, khơi nguồn hứng thú học tập từ
giáo viên đến học sinh thông qua những tác giả, tác phẩm có trong chương trình vẫn chưa đem lại
hiệu quả cao.
Hai là, giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn lạc quan, sự say mê hứng thú hơn khi đến với
chương trình văn học Nga.
Ba là, thông qua việc điều tra và những thống kê sơ bộ của giáo viên và học sinh phổ thông,
luận văn cũng phần nào giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về việc xây dựng chương trình văn
học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói riêng.
Bốn là, với hệ thống cấu trúc văn học Nga được lựa chọn đây có thể là một trong những tư
liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học những tiết ngoại khóa văn học Nga theo chương trình hiện
hành.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Trình bày những cơ sở lí luận liên quan đến việc xây dựng chương trình văn học
nước ngoài theo tinh thần đổi mới giáo dục như: quan điểm đổi mới, mục tiêu và những nguyên tắc
xây dựng chương trình văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay.
Chương 2: Đề cập đến những vấn đề liên quan đến văn học Nga trong trường phổ thông
như: vị trí, vai trò, cấu trúc và xu hướng đổi mới văn học Nga theo tinh thần đổi mới giáo dục.
Trong chương này chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh làm cơ
sở cho việc đánh giá cấu trúc, nội dung chương trình văn học Nga trong chương trình Ngữ văn hiện
hành làm cơ sở thực tế để tiến hành xây dựng thử nghiệm chương trình văn học Nga theo định
hướng mới.
Chương 3: Chương này mô tả những phác thảo cụ thể về cấu trúc chương trình cũng như giá trị của
tác phẩm, đoạn trích đưa vào trong chương trình Ngữ văn. Trong chương này chúng tôi cũng tiến
hành điều tra bằng phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh về cấu trúc, nội dung chương trình văn
học Nga mới xây dựng làm cơ sở thực tế để đánh giá khách quan vấn đề đã đặt ra.
CHƯƠNG 1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI THEO
TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1.1 . Cơ sở xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay
Trong xu thế phát triển của xã hội, Nghị quyết số 40/2000/NQ - QH10 của Quốc hội (ban
hành ngày 09 tháng 12 năm 2000) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục
tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là “xây dựng nội dung chương trình, phương
pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ
trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù
hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát
triển trong khu vực và trên thế giới” [10, tr.9]. Mục tiêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và thích
ứng với thực tiễn xã hội theo xu thế phát triển của giáo dục thế giới, đồng thời đáp ứng bốn trụ cột
giáo dục thế kỉ XXI mà Ủy ban giáo dục thế kỉ XXI của UNESSCO đã đúc kết: “học để biết, học để
làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” [88, tr.8].
Không những thế, Luật Giáo dục mới ban hành cũng đã thể hiện quan điểm đổi mới giáo dục
phổ thông khác với các lần cải cách trước: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo
dục; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn
học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29 - Mục II - Luật giáo dục - 2005)
[10, tr.23].
Theo mục tiêu đó, chương trình môn Ngữ văn phổ thông đã có sự thay đổi đáng kể. Ba phân
môn: Văn học - Tiếng Việt - Làm văn, nay tích hợp lại thành môn Ngữ văn và gộp chung ba cuốn
sách thành một cuốn duy nhất cho phép người học tiếp cận gần hơn với khái niệm “môn Văn vừa là
môn công cụ vừa là môn học nghệ thuật” [60, tr.105] vì tính tư tưởng, tính tri thức, tính nhân văn,
tính thẩm mĩ và tính công cụ là một thể thống nhất không thể tách rời. Chương trình Ngữ văn biên
soạn theo tinh thần mới không còn là sự kết hợp lỏng lẻo giữa ba phân môn mà là sự tích hợp, tức là
có sự kết hợp chặt chẽ giữa “các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phân môn Văn, Tiếng Việt và
Làm văn nhằm hình thành và rèn luyện tốt các kĩ năng đọc, nói, nghe, viết cho học sinh” [88, tr.10].
Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã xác định mục
tiêu của “môn Ngữ văn ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh:
1. Có những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao
gồm: kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một
số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học và một số kiến
thức lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về giao tiếp, lịch sử tiếng Việt và các
phong cách ngôn ngữ; những kiến thức về các kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận (đặc
điểm, cách tiếp nhận và tạo lập).
2. Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học,
cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng.
3. Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự
hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao
ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá
trị văn hóa của dân tộc và nhân loại” [59, tr.12].
Hướng đến mục tiêu này, phần Văn trong chương trình Ngữ văn bao gồm hai bộ phận: văn
học Việt Nam và văn học nước ngoài. Dạy và học văn học nước ngoài ở trường phổ thông có vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển tri thức toàn diện, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học
sinh. Đặc biệt, văn học nước ngoài càng có ý nghĩa hơn trong đời sống hôm nay khi mà văn hóa
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang trong thời kì bước vào giai đoạn hội nhập giữa nền
văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Lênin cho rằng: Văn hóa hiện đại phải thâu tóm tinh hoa
của mọi nền văn minh trước nó. Sự hợp lưu này diễn ra trong quá trình hình thành nhân cách của
con người theo một quy luật mang tính định hướng mà Aimatôp gọi là “gam màu riêng trong bảng
pha màu kì diệu”. Vì vậy, để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, có thể hiểu biết các nền văn học, văn
hóa nước ngoài, “học để biết mình”, đánh giá đúng bản sắc giá trị văn học dân tộc, học sinh cần biết
đến những phối cảnh rộng lớn hơn của văn học thế giới.
Ở phổ thông, chương trình văn học nước ngoài trước hết nhằm phục vụ mục tiêu chung của
môn Ngữ văn, sau đó là cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại có tính hệ thống
về văn học, văn hóa thế giới cùng những tác giả, tác phẩm ưu tú nhất, vĩ đại nhất mà “văn học dân
tộc chỉ là một bộ phận”, góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực đọc - hiểu, cảm thụ văn học
của học sinh [10, tr.59]. Bên cạnh đó, văn học nước ngoài còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn
học, văn hóa thế giới, ý thức khám phá, tìm hiểu các nền văn học, văn hóa trên thế giới, từ đó có sự
so sánh, đối chiếu với những nét tương đồng của văn học dân tộc; giáo dục cho học sinh trách
nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn
hóa của dân tộc và nhân loại.
Phù hợp với cơ sở xây dựng chương trình Ngữ văn phổ thông nói chung, chương trình văn
học nước ngoài phải xây dựng trên cơ sở “kết hợp trục lịch sử văn học và trục thể loại” [10, tr.58]
giúp học sinh định hình phương pháp đọc tác phẩm thông qua thể loại. Muốn vậy, văn bản tác phẩm
phải được lựa chọn theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại (khác với chương trình
cũ, theo lịch sử, nặng về văn học sử). Mỗi thể loại tiêu biểu cho mỗi nền văn học dân tộc sẽ được
lựa chọn nhằm giới thiệu tinh hoa văn hoá thế giới, đồng thời trang bị công cụ đọc - hiểu giúp học
sinh nắm bắt tri thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Những tri thức về Lí luận văn học, Lịch sử văn học
trở thành công cụ tiếp nhận văn bản của học sinh trong quá trình đọc - hiểu.
Những thể loại văn học truyền thống như sử thi, truyện, thơ, tiểu thuyết và kịch trong chương
trình hiện hành nay được bổ sung thêm thể loại nghị luận giúp học sinh có cái nhìn so sánh, đối
chiếu với các thể loại vốn có của văn học dân tộc.
Tóm lại, quan điểm đổi mới chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay là
một cách giúp học sinh có được “nhãn quan rộng lớn về văn học thế giới” [10, tr.59]. Thông qua đó,
học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu những “tác phẩm có quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài (…)
giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, giữa các nền văn học nước ngoài với nhau” [10,
tr.59].
1.2 Nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay
“Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo
dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được,
đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ
chức học tập, các cách đánh giá kết quả học tập (…) nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra” [27,
tr.34].
Như vậy, khi xây dựng chương trình giáo dục, các nhà làm chương trình cần hoạch định công
việc theo các thành tố sau:
+ Cái mà người học cần (nội dung giáo dục)
+ Cách thức dạy và học (phương pháp giáo dục)
+ Thời điểm trình bày các nội dung (trình tự quá trình giáo dục)
Để hoàn thiện ba thành tố nêu trên, chương trình giáo dục phải được xây dựng dựa trên một
số nguyên tắc tiêu biểu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và nhu cầu thích ứng cùng sự hiểu
biết của người học trong thời đại hiện nay.
Đối với môn Ngữ văn nói chung và văn học nước ngoài nói riêng, hoàn thiện ba thành tố trên
cũng là một trong những yêu cầu mang tính bắt buộc. Chương trình văn học nước ngoài ở trường
phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng chương trình Ngữ văn phổ
thông.
Thứ nhất, chương trình phải được xây dựng “từ những tiền đề cơ bản quyết định nội dung,
mục đích, mức độ (…) của bản thân chương trình” [57, tr.48]. Đó là những “căn cứ về bản thân học
sinh, về chế độ hoàn cảnh xã hội, về thực trạng thẩm mỹ từ những dự đoán có căn cứ và bước tiến
của xã hội…” [57, tr.48].
Hơn nữa, chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông không đơn thuần là bản thống kê tất cả
các tác giả, tác phẩm hay những sự kiện văn học. “Chương trình phải thể hiện một cách có ý thức,
một cách toàn diện, một cách nhất quán (…) những mục tiêu đào tạo cụ thể của từng cấp, từng
lớp… bằng công cụ văn học và Tiếng Việt” [57, tr.49] và những tác động của xã hội đến quá trình
đào tạo này.
Thứ hai, việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn không thể không gắn liền với các ngành
khoa học có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông.
Đó là cách giúp quá trình dạy học văn tiến lên ngang tầm với khoa học sư phạm hiện đại.
Thứ ba, trong quá trình xây dựng chương trình cần xác định đúng đắn “một quan niệm mới
về kiến thức” [57, tr.50]. Theo Giáo sư Phan Trọng Luận, “kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức
sống một khi nó được chuyển hóa vào bên trong bằng chính những hoạt động nhận thức của bản
thân chủ thể tiếp nhận” [57, tr.50]. Hơn nữa, bản thân kiến thức không phải là mục đích để phát
triển người học sinh mà chỉ trở thành phương tiện giúp học sinh tự phát triển và hoạt động một cách
sáng tạo.
Thứ tư, “hệ thống kĩ năng gắn liền với kiến thức” [57, tr.51] cần được chú ý khi tiến hành
xây dựng chương trình môn Ngữ văn. Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc nhằm phát huy tối đa hiệu
lực phát triển của học sinh. Kiến thức và kĩ năng trong chương trình phải được “sắp xếp một cách có
hệ thống, phù hợp với hệ thống khái niệm của các ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn,
phù hợp với tâm lí của học sinh” [9, tr.6].
Thứ năm, “sự kết hợp hữu cơ giữa kiến thức khái quát và kiến thức tư liệu theo tỉ lệ hợp lí
nhất” [57, tr.52] là “chìa khóa giúp cho học sinh độc lập vận dụng và phát triển những hiểu biết đã
có một cách sáng tạo” và “phù hợp với đặc trưng cảm thụ hình tượng văn chương và phương pháp
giảng dạy văn học” [57, tr.53].
Bên cạnh đó, “liên kết các phân môn và liên môn” [57, tr.55] là xu hướng tất yếu trên con
đường tối ưu hóa việc giảng dạy văn học trong nhà trường.
Bên cạnh những yêu cầu mang tính chỉ đạo trên, chương trình môn Ngữ văn biên soạn theo
tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông cũng đã đề ra những yêu cầu cụ thể nhằm hướng đến việc xây
dựng một chương trình Ngữ văn hoàn thiện cả về chất lẫn lượng.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn - Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản
Giáo dục - 2006, các yêu cầu về xây dựng chương trình Ngữ văn được thể hiện như sau:
Thứ nhất: Bám sát mục tiêu đào tạo
Chương trình môn Ngữ văn xây dựng theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông đã xác
định đây là môn học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Hơn nữa, nó là môn học phản ánh
thành tựu ổn định của các ngành khoa học Tiếng Việt, văn học, làm văn những năm đầu thế kỉ XXI
về hệ thống cấu trúc và hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, về lí luận, lịch sử và phê bình văn học.
Vì thế, có thể nói chương trình môn Ngữ văn được xây dựng phù hợp với yêu cầu thống nhất và
phát triển trên cơ sở bám sát mục tiêu dạy học của từng cấp. Với cấp tiểu học, môn Ngữ văn tập
trung vào việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói nhằm trang bị cho học sinh công cụ ngôn
ngữ tối thiểu để thực hiện các hoạt động học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi. Ở cấp trung học
cơ sở và trung học phổ thông, việc hoàn thiện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt gắn liền với nhiệm vụ
trang bị những kiến thức nền tảng về tiếng Việt, văn học, làm văn. Các kĩ năng này một mặt được
phát triển trên cơ sở kiến thức lí luận, mặt khác trở thành công cụ đắc lực để chiếm lĩnh kiến thức và
hình thành những kĩ năng, phẩm chất mới của người lao động mới.
Ngoài ra, chương trình môn Ngữ văn còn đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu, hội nhập
quốc tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức. Chương trình cũng trang bị cho học
sinh những hiểu biết xã hội về con người, cái đẹp và phát triển năng lực giao tiếp, tư duy, góp phần
hình thành năng lực hoạt động thực tiễn cho những chủ nhân tương lai của đất nước.
Thứ hai: Tính kế thừa và phát triển
Một trong những nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn
Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung, việc sắp xếp những chuẩn kiến thức và kĩ năng
trong chương trình phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với khái niệm của các ngành khoa học
tiếng Việt, Văn học, Làm văn và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh.
Chương trình môn Ngữ văn của các cấp học phân chia theo từng giai đoạn phát triển của tâm
sinh lí học sinh. Với học sinh tiểu học, việc nhận biết tri thức được chú ý nhiều hơn, từ đó hình
thành cho học sinh kĩ năng tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả. Sang các giai đoạn tiếp theo,
học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cần thông tin tri thức theo hướng tuyến tính
nhằm góp phần củng cố nội dung giáo dục của các cấp, bậc học trước đó, đồng thời bổ sung, phát
triển và nâng cao tri thức hơn nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông. Hệ thống kiến thức bao gồm các
kiến thức chuẩn bị cho việc đào tạo tiếp tục sau khi tốt nghiệp phổ thông, các kiến thức trực tiếp
phục vụ cho cuộc sống hiện tại của người học; kiến thức định hướng cho nghề nghiệp trong tương
lai, trong đó, loại kiến thức mang tính phương pháp, giàu tính ứng dụng được chú ý.
Bên cạnh đó, chương trình môn Ngữ văn một mặt tiếp thu những ưu điểm của chương trình
Ngữ văn trước đây, một mặt tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến về giáo dục Ngữ văn của các nước
có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Do đó, chương trình môn Ngữ văn biên soạn theo tinh thần
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phù hợp hơn với điều kiện dạy học của nước ta hiện nay
và có khả năng cải thiện đáng kể những thiếu sót trong tương lai.
Thứ ba: Tính tích hợp
Chương trình môn Văn học và Tiếng Việt hiện nay của nước ta được xây dựng trên quan
điểm tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn thành một môn học có tên gọi là Tiếng Việt
đối với tiểu học và Ngữ văn đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Có hai hướng tích hợp chủ yếu trong chương trình môn Ngữ văn: tích hợp theo chiều ngang
và tích hợp theo chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là cách “gắn kết nội dung dạy kiến thức với
nội dung rèn kĩ năng, nội dung của các phần Tiếng Việt, Làm văn với nội dung của phần Văn học”
[9, tr.7]. Thông qua các hình tượng văn học và tình huống giao tiếp môn Ngữ văn có khả năng kết
hợp với giáo dục công dân củng cố và mở rộng hiểu biết về văn hóa xã hội cho học sinh. Tích hợp
theo chiều dọc là cách “thiết kế những đơn vị kiến thức, kĩ năng học sau bao hàm những kĩ năng,
kiến thức đã học trước ở mức độ cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển” [9,
tr.7].
Ngoài những vấn đề mang tính bắt buộc đối với tất cả các phân môn khi xây dựng chương
trình, văn học nước ngoài trong trường phổ thông phải được xây dựng theo những nguyên tắc được
nghiên cứu mang tính chuyên biệt. Theo các tác giả Nguyễn Viết Chữ, Trần Thị Quỳnh Nga… có
thể hệ thống hóa các nguyên tắc đặc thù của việc xây dựng chương trình văn học Nga trong nhà
trường phổ thông gồm: Nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lựa chọn tác giả, nguyên tắc lựa chọn tác
phẩm, nguyên tắc lựa chọn bản dịch và nguyên tắc tạo dựng mối quan hệ giữa văn học dân tộc và
văn học nước ngoài.
1.2.1. Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc hệ thống được hiểu là khi xây dựng chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông
phải xác định “chương trình văn học nước ngoài như một hệ thống, trong đó mỗi nền văn học đóng
vai trò như một yếu tố, có quan hệ bổ sung qua lại, tác động và quy định lẫn nhau” [66, tr.31] để
thông qua văn học nước ngoài, học sinh có nhãn quan rộng lớn hơn về văn học thế giới mà văn học
dân tộc là một bộ phận.
Như chúng ta đã biết, chương trình văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông vốn
được xem như là cửa sổ tri thức văn hóa của nhân loại, là luồng gió mới đem đến cho người đọc -
học sinh những khám phá, thích thú về một chân trời mới với những đỉnh cao văn học của nhân loại.
Mỗi tác phẩm đưa vào chương trình giáo dục đều có dung lượng lớn và đạt đến trình độ chỉnh thể
nghệ thuật hoàn chỉnh nên việc hiểu và nắm bắt những giá trị tinh hoa của văn học nước ngoài là
điều không dễ đối với giáo viên và học sinh.
Hiện nay, văn học nước ngoài đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ
văn ở trường phổ thông. Ngoài các nền văn học Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, cổ Hi Lạp đã xuất
hiện từ trước, chương trình hiện hành đưa thêm một số tác phẩm của các nền văn học khác như Nhật
Bản, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Mỹ - La tinh… Bức tranh toàn cảnh về nền văn học thế giới phần nào đã
được hoàn thiện trên mảnh đất hẹp, đóng vai trò bổ trợ lẫn nhau làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng
của văn học nhân loại.
Theo nguyên tắc hệ thống, khi lựa chọn, phân bố, sắp xếp các tác giả, tác phẩm của một nền
văn học nước ngoài không chỉ bó hẹp trong quan điểm lựa chọn từng nền văn học, hoặc chú ý đến
một số nền văn học tiêu biểu. Việc lựa chọn này phải đặt trong cái nhìn tổng thể, tức là các tác giả,
tác phẩm được đặt trong một hệ thống lớn. Chỉ trong hệ thống lớn này, văn học nước ngoài mới
được nhìn một cách cân đối, hài hòa, hợp lí giữa các nền văn học của các châu lục, giữa các trường
phái, giai đoạn, thể loại… khác nhau. Bên cạnh đó, các tác giả, tác phẩm trong chương trình văn học
nước ngoài cũng phải được giới thiệu trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các tác giả,
tác phẩm của chương trình văn học dân tộc với các kiểu văn bản, các thể loại văn học trong một hệ
thống lớn hơn là chương trình Ngữ văn phổ thông. Đó là cách thức định hướng học sinh bước đầu
có ý thức so sánh, đối chiếu những tác giả, tác phẩm có quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài… giữa
các nền văn học với nhau, phần nào có ý thức về sự tương đồng loại hình, quan hệ ảnh hưởng của
văn học hay là sự khác biệt do bản sắc văn hóa dân tộc…
1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn tác giả
Nhìn chung, các tác giả lựa chọn trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông
trước hết là những tấm gương lao động nghệ thuật quên mình với những khát khao hóa giải tâm
hồn, tình yêu và hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, trong trường phổ thông, do không có điều
kiện để giới thiệu hết các tác gia và tác giả của mọi nền văn học trên thế giới nên việc lựa chọn tác
giả phải được thực hiện theo một nguyên tắc cụ thể. Thứ nhất, trong một thời gian hạn chế “giới
thiệu được nhiều tác giả hơn” [66, tr.32] và thứ hai, “những tác giả được giới thiệu không những là
đỉnh cao của văn học thế giới mà còn phải thật sự là người đại diện xứng đáng cho nền văn học của
đất nước, dân tộc đó” [66, tr.33].
Có thể nói rằng, người viết chỉ có thể trở thành nhà văn, thành tác giả của một tác phẩm văn
học khi nó được công nhận. Hoạt động viết, sáng tạo của họ mới dừng lại ở mức ham thích. Khi tác
phẩm có sự giao tiếp với người đọc và được người đọc công nhận, tác giả mới có tên tuổi và chỗ
đứng của mình. Đúng như nhà thơ Đức Hainơ đã nói: “cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ
không nên tìm ở đâu khác mà phải trong chính tác phẩm của họ” [42, tr.132].
Vì thế, theo yêu cầu thứ nhất, văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn phổ thông nên
sắp xếp theo nguyên tắc tuyến tính (thay cho nguyên tắc đồng tâm như hiện nay), nghĩa là những tác
giả đã giới thiệu ở chương trình lớp dưới sẽ không xuất hiện ở các lớp trên. Theo đó, Lỗ Tấn được
học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 với tác phẩm Cố hương nên việc giới thiệu thêm Thuốc là
không cần thiết, trong khi nhắc đến Lỗ Tấn, người ta vẫn nhắc nhiều đến AQ chính truyện hơn là hai
tác phẩm trên. Hay như, Vichto Huygô được giới thiệu là nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng của nền văn
học Pháp thế kỉ XVIII với Những người khốn khổ chứ không phải là Đêm đại dương…
Không những thế, theo nguyên tắc lựa chọn tác giả, yêu cầu tuyển chọn tác gia - đại diện cho
nền văn hóa của dân tộc đòi hỏi người biên soạn sách sự tỉnh táo nhất định. Một điều dễ nhận thấy
là không ít tác gia giới thiệu trong chương trình Ngữ văn phổ thông chưa xứng đáng với vị trí và
yêu cầu trên. Ví dụ như văn học Nhật Bản chỉ giới thiệu mảng thơ Hai-cư nổi tiếng của nền văn học
này mà thiếu hẳn phần văn xuôi - người bạn đồng hành của mọi nền văn chương trên thế giới.
Trong khi đó, văn học Trung Quốc được giới thiệu trong chương trình phổ thông khá nhiều.
Ngay từ lớp 6 các em đã được tiếp cận với văn học Trung Quốc thông qua câu chuyện cổ tích Cây
bút thần. Ở lớp 7, các em được học khá nhiều tác phẩm thơ Đường của các nhà thơ nổi tiếng như Lí
Bạch, Đỗ Phủ… Đến lớp 10 các em lại tiếp tục nghiên cứu thơ Đường với số lượng tác phẩm đồ sộ
hơn. Thế nhưng, mảng tiểu thuyết cổ điển - thành công rực rỡ trên văn đàn văn học Trung Quốc lại
chỉ được giới thiệu một cách sơ lược với việc tiếp cận hai đoạn trích trong tiểu thuyết cổ điển Tam
Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Là người đại diện cho nền văn học Ấn Độ, Tagor được lựa chọn trong chương trình với hai
bài thơ Mây và sóng (Lớp 9), Bài thơ số 28 (Lớp 11). Dù để lại cho nhân loại hàng trăm truyện
ngắn, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, 52 tập thơ, hàng trăm ca khúc và hàng ngàn bức họa nhưng nói
đến Tagor, người đọc sẽ nghĩ đến một nhà thơ trữ tình với những câu thơ lay động thế giới tâm hồn
con người. Nói đến Puskin, người đọc sẽ hình dung đến một nhà thơ trữ tình hơn là một nhà văn dù
ông thành công trên nhiều lĩnh vực: truyện, kịch, trường ca, truyện thơ…
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chữ cho rằng: “Chọn tác phẩm không tiêu biểu cho phong cách tư
tưởng của tác giả sẽ không gây được ấn tượng đúng về bản thân tác giả hoặc hiệu lực tinh thần sẽ
không cao” [29, tr.179]. Vì thế, dù Puskin hay Tagor có thành công trên nhiều lĩnh vực người đọc
vẫn nhớ đến các ông với danh hiệu nhà thơ trữ tình.
Hơn nữa, một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng được sinh ra từ một thiên tài. Từ L. Tônxtôi
cho đến Gôgôn hay Lỗ Tấn viết vẫn là cách tồn tại với cuộc đời. Do đó, việc lựa chọn tác phẩm đại
diện cho tư tưởng, thi pháp của tác giả trong vườn hoa nghệ thuật là cách tôn trọng tài năng nghệ
thuật của chính tác giả đó.
1.2.3. Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm
Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm được hiểu là “Chương trình văn học trong nhà trường phải
giới thiệu các tác phẩm có tính tư tưởng, nghệ thuật cao và phù hợp với học sinh ở lứa tuổi này hay
khác” [91, t.58]. Bên cạnh đó, tác phẩm được chọn phải tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của tác giả, tức
là tác phẩm thuộc thể loại mà tác giả đạt được thành công nhất, tránh sự ấn tượng không đúng về
bản thân tác giả đó của học sinh.
Là sản phẩm được tạo ra, tồn tại tách khỏi tác giả, tác phẩm có một sinh mệnh khác so với
những gì diễn ra trong tâm trí nhà văn. Nó có thể tồn tại dài hơn đời một nhà văn và được tiếp nhận
trong nhiều môi trường khác nhau tùy thuộc vào sự tiếp nhận của bạn đọc. Dù tác phẩm văn học tồn
tại khá độc lập nhưng trong nó vẫn tồn tại một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội
dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đó là quan hệ nhất định
giữa con người với hiện tượng đời sống đã được phản ánh. “Hình thức là sự biểu hiện của nội dung”
[61, tr.252], là cách thể hiện nội dung. Gơt nói rằng: “Chất liệu của nghệ thuật thì ai cũng thấy, nội
dung của nó thì chỉ những ai có cái chung với nó mới thấy được”, còn “hình thức thì vẫn là bí ẩn đối
với phần đông” [61, tr.252].
Để tạo dựng nên một tác phẩm hoàn chỉnh, nhà văn, trước hết, phải là người nghệ sĩ có tài
năng để tái tạo cuộc sống vào trong tác phẩm của mình. Mỗi nhà văn, mỗi nhà nghệ sĩ sẽ có một
cách thức khác nhau để đi đến đích của nghệ thuật. Mỗi cá tính, mỗi tài năng ấy sẽ tạo dựng và cho
ra đời những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc và mang màu sắc cá nhân. Đó là lí do vì sao trong mỗi
nền văn học, mỗi thời đại và mỗi một trào lưu văn học ra đời, độc giả vẫn tìm ra điểm thích thú của
riêng mình để khám phá, tìm hiểu và trân trọng.
Với mục đích tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với càng nhiều tác phẩm của nhiều tác
gia - tác giả của nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới nên công việc lựa chọn tác phẩm, đặc
biệt là tác phẩm văn học nước ngoài vô cùng phức tạp.
V. Sêcxpia, V. Huygô, M. Xécvantec… là những cây đại thụ trong làng văn học thế giới với
những tác phẩm vượt thời gian của nhiều thể loại khác nhau. Song, khi nhắc đến Sêcxpia, nhân loại
vẫn tôn kính ông bởi thể loại kịch. Những tác phẩm kịch hài, bi kịch như Hămlet, Rômeo và Juliet,
Macbet… đã lay động biết bao thế hệ bạn đọc trên thế giới từ nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục nữa.
Trăm năm cô đơn của Macket sẽ không tồn tại trong sự tiếp nhận của bạn đọc Việt Nam khi giới
thiệu trong chương trình Ngữ văn phổ thông là một văn bản nghị luận Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình. Đó là sự thiệt thòi lớn cho bản thân nhà văn và cho cả bạn đọc -học sinh Việt Nam. Hay
như trường hợp của Stephen Svaig - nhà văn Áo nổi tiếng với những truyện ngắn như Ngõ hẻm dưới
ánh trăng, Những bức thư không gửi… Bạn đọc sẽ khó hình dung ra ông khi giới thiệu bài viết về
chân dung văn học Đôxtôiepxki.
Hơn nữa, việc lựa chọn tác phẩm tiêu biểu không chỉ dừng lại ở cấp độ tác phẩm mà quan
trọng là làm cách nào để giới thiệu được những đoạn trích tiêu biểu cho tác phẩm đó. Việc giới thiệu
tiểu thuyết Rôbinsơn Crusô (Đ. Đipho) trong chương trình Ngữ văn lớp 9 là để khẳng định sức
mạnh, nghị lực và trí tuệ của con người có khả năng khuất phục thiên nhiên, hoàn cảnh và bắt thiên
nhiên, hoàn cảnh phải phục vụ cho cuộc sống của con người. Như vậy, tiêu biểu cho giá trị tư tưởng
của tác phẩm này phải là những đoạn trích miêu tả cảnh dựng nhà, săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi hay
những lúc vật lộn với cô đơn, bệnh tật… của Rôbinsơn chứ không phải là đoạn trích miêu tả ngoại
hình của anh ta như sách giáo khoa đang sử dụng.
Nếu như tác giả, tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn phải tiêu biểu cho một
nền văn học nhất định thì đoạn trích không những tiêu biểu cho tác giả, tác phẩm mà còn phải phù
hợp với mục tiêu giáo dục nói chung và chương trình Ngữ văn phổ thông nói riêng. Khi giới thiệu
Những người khốn khổ của Huygô, đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được tuyển
chọn vào chương trình. Song, xét kĩ, đoạn trích này chưa thật hợp lí. Một trong những nội dung cơ
bản của đoạn trích này là phê phán thanh tra Giave - công cụ tàn ác, mất hết tính người của chế độ
tư bản. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế xã hội ngày một phát triển, nhà trường và xã
hội đang ra sức đẩy mạnh cuộc vận động, tuyên truyền người dân sống và làm việc theo pháp luật,
việc giới thiệu một Giave nguyên tắc, cứng nhắc trong nhiệm vụ bảo vệ pháp luật có phải là sự hợp
lí? Điều này có thể dẫn đến cái nhìn lệch lạc của học sinh khi nghĩ đến Những người khốn khổ. Nên
chăng, chúng ta nên chọn những đoạn trích tiêu biểu hơn, phù hợp hơn với tâm lí tiếp nhận của học
sinh và cả tiêu biểu cho phong cách, tư tưởng của tác giả như những đoạn miêu tả về pháo đài, cảnh
Giăngvăngiăng giải thoát cho cô bé Côdet…
Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài viết “Văn học và văn hóa truyền thống” cho rằng:
“Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận
hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con
người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất”
[76].
Mục đích của văn học trong và ngoài nhà trường là giáo dục đạo đức và ý thức thẩm mỹ của
con người, hướng con người đến với Chân - Thiện - Mĩ để từ đó họ có những trải nghiệm và tự
mình biến những trải nghiệm đó thành kinh nghiệm cho bản thân. Do đó, việc chọn tác phẩm đưa
vào chương trình văn học phổ thông (kể cả văn học nước ngoài) đòi hỏi các nhà xây dựng chương
trình phải tuyển được “những áng văn ưu tú”, “những giá trị đã được thời gian thử thách, phù hợp
với thiên chức của giáo dục. Đó là vốn liếng căn bản để con người làm hành trang tiếp tục khám
phá, cảm nhận, chinh phục kiến thức và vẻ đẹp của văn học ở ngoài nhà trường” [50, tr.20].
Văn học nước ngoài vốn được xem là hội tụ đầy đủ nhất những tiêu chí tạo nên sự hấp dẫn
đối với bạn đọc học sinh. Tuy nhiên, với mỗi nền văn học, ngoài việc lựa chọn tác giả, tác phẩm và
đoạn trích tiêu biểu, xứng đáng với vị trí đỉnh cao trên văn đàn, chương trình hiện hành còn dành
quá nhiều thời lượng cho các văn bản nghị luận, trong khi đúng ra, phải ưu tiên giới thiệu càng
nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ để tạo hứng thú và nâng cao năng lực đọc thẩm
mỹ cho học sinh, hướng học sinh đến với năng lực cảm thụ, rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm.
Dù “chương trình và sách giáo khoa không chỉ tuyển chọn những áng văn chương nghệ thuật mà
còn có thêm những áng văn nghị luận xã hội, văn bản nhật dụng” [59, tr.4] nhưng nên chăng cần có
sự cân nhắc giữa văn học dân tộc và văn học nước ngoài. Trong điều kiện eo hẹp về thời gian và
dung lượng chương trình, văn học nước ngoài vẫn nên là những tác phẩm có giá trị bền vững, lâu
dài và là đỉnh cao của văn học nhân loại. Dẫu sao giá trị của một văn bản nghị luận được đánh giá
qua cách lập luận, dùng từ và hình ảnh… nhưng qua bản dịch, học sinh sẽ rất khó tiếp cận được điều
này.
Vì thế, nếu chương trình văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn phổ thông thay thế
một số văn bản nghị luận như Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Macket), Bàn về đọc sách (Chu
Quang Tiềm), Chó sói và cừu non (La Phôngten) trong chương trình Ngữ văn THCS và Điếu văn
đọc trước mộ Các Mác trong chương trình Ngữ văn THPT bằng những tác phẩm nghệ thuật đích
thực, tính hấp dẫn của việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông có thể được cải thiện hơn rất
nhiều.
Ngoài ra, việc tuyển chọn tác phẩm vào trong chương trình phổ thông cần hướng đến yếu tố
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của học sinh hiện đại. Với xã
hội phát triển như hiện nay, khi mà các phương tiện thông tin đại chúng với trình độ khoa học kĩ
thuật hiện đại đang ngày càng trở nên thân thiết với học sinh, việc tiếp cận một tác phẩm văn học có
giá trị không khó đối với học sinh. Hơn nữa, thị hiếu thẩm mỹ của học sinh hiện đại khác nhiều với
học sinh trước đây nên nhu cầu tìm hiểu, khám phá các giá trị văn học đích thưc, phù hợp với xu
hướng phát triển của xã hội đang trở thành nhu cầu cần thiết. Thơ Hai-cư của nền văn học Nhật Bản
được xem là đỉnh cao của văn học nhân loại, đem đến nét riêng biệt cho nền văn học này. Song,
hiện nay, bạn đọc học sinh biết đến văn học Nhật không phải bởi mảng thơ truyền thống nổi tiếng
này mà là các tác phẩm văn xuôi của các nhà văn hiện đại với những câu chuyện đã làm nên một sự
kiện văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay như Đèn không hắt bóng, Rừng Na-uy, Người tình
Sputnik… Hiện tượng này cũng xảy ra với các nền văn học khác như Trung Quốc, Mỹ… Vậy là,
vấn đề không phải cứ nổi tiếng có nghĩa là học sinh sẽ yêu thích mà cần có sự hứng thú, sự đam mê
và cả niềm yêu thích với những tác phẩm của nền văn học đó các em mới tìm đến với văn học.
Tóm lại, để làm đúng công việc tuyển chọn tác phẩm và đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm
không đơn thuần là công việc mang tính lắp ghép, sắp xếp một cách vô thức mà phải dựa trên những
nguyên tắc cụ thể, phù hợp với chương trình, mục tiêu giáo dục phổ thông.
1.2.4 Nguyên tắc lựa chọn bản dịch
Dịch văn học không đơn thuần là chuyển nghĩa, là bám sát từ, bám sát câu chữ. “Điều quan
trọng nhất của dịch thuật là dịch đúng, đúng ý và đúng tinh thần, đúng cái hồn của tác phẩm” [66,
tr.39]. Do đó, chọn tác phẩm văn học nước ngoài vào giảng dạy trong chương trình phổ thông
không thể đi ngoài nguyên tắc này.
Trong bối cảnh giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới, Việt Nam đang ngày càng tiến
gần hơn với môi trường văn hóa nhân loại. Xu thế hội nhập thế giới thể hiện rất rõ trong sự tràn
ngập các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch bởi một đội ngũ dịch giả áp đảo. Công việc dịch
tác phẩm văn học nước ngoài sang Tiếng Việt không chỉ là cách đưa văn học nước ngoài đến với
độc giả mà còn giới thiệu cả những tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới vào Việt Nam.
Trong bài viết về Thuyết phức hệ và nghiên cứu văn học dịch Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình cho
rằng: luôn có sự cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa hai nền văn học dân tộc và văn học dịch. Khi
những bản dịch xuất sắc của các nhà văn đầu đàn được truyền bá rộng rãi là lúc “Văn học dịch sẽ
đưa vào phức hệ văn học những yếu tố mới và dịch văn học sẽ góp phần tạo ra một tổ hợp văn bản
cách tân. Các đặc trưng văn học mới được đưa vào nền văn học dân tộc và các yếu tố cách tân này
có thể thay thế các yếu tố lỗi thời” [7]. Đó là phương thức thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình văn học
nước nhà, nâng cao mức yêu cầu của độc giả quần chúng đối với sáng tác văn học trong nước, tạo ra
những xung lực thường xuyên kích thích văn học trong nước, đưa văn học nước nhà tiến gần hơn
với những thành tựu của văn học thế giới.
Lâu nay các bản dịch văn học dùng để dạy và học trong chương trình văn học nước ngoài
thường được lựa chọn từ các bản dịch của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên tuổi hay
trong khuôn khổ của những nhà xuất bản đáng tin cậy. Song, vấn đề về bản dịch chuẩn vẫn là câu
chuyện đáng bàn.
Trong buổi nói chuyện về văn học dịch do Hội đồng Anh tổ chức ngày 22.04.2010 tại Hà
Nội, các dịch giả nổi tiếng hiện nay như Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên, Trịnh Lữ, Hương Lan,
Hoàng Hưng… đã đề cập đến nhiều vấn đề khá phức tạp xoay quanh công việc chuyển ngữ này.
Dịch giả Dương Tường cho rằng: dịch là “tái tạo lại nguyên bản, trong đó người dịch có vai trò
đồng tác giả” [41]. Trịnh Lữ khẳng định “khi dịch, tôi chú trọng chuyển tải văn hóa chứ không
chuyển tải ngữ nghĩa. Khi đọc nguyên tác, người bản ngữ cảm giác như thế nào thì tôi cố gắng giữ
được cảm giác ấy cho người Việt khi thưởng thức bản dịch'' [41]. Ông cũng cho rằng ngôn ngữ
mình dịch gần như trở thành ngôn ngữ thứ hai và người dịch phải sống trong nền văn hóa đó. Nếu
không sống cùng, không thật am hiểu nền văn hóa đó, chỉ tầm chương trích cú thì rất khó dịch tốt.
GS Phôlơ - Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Đông Á tại Đại học California ở
Berkeley cũng nói: dịch là tái tạo câu chữ để bắc cầu nối các nền văn hóa khác nhau. Việc tái tạo
câu chữ ở đây không đơn thuần là kê cho bằng mọi chỗ vênh mà cần có sự am hiểu cả về văn hóa
lẫn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, có như vậy, công việc dịch văn học mới đem đến cho người đọc những
bản dịch hay, đẹp và đạt [41].
Với đối tượng học sinh phổ thông, để tiếp nhận được văn học nước ngoài, các em cần có một
bản dịch chuẩn, thích hợp với nội dung, tư tưởng của nguyên tác tác phẩm. Đối chiếu một số bản
dịch tác phẩm văn học Pháp được sử dụng để giảng dạy trong nhà trường với nguyên bản của chúng
như các truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa, Lão Nông và các con của La Phôngten, có thể thấy một số
điểm chênh lệch về mặt hình thức (cấu trúc văn bản, thể loại văn bản, cách trình bày các câu thơ, số
lượng câu trong một bài thơ, số lượng âm tiết (chân) trong một câu thơ, thơ ngụ ngôn của
LaPhôngten được dịch dưới dạng thơ song thất lục bát), và về mặt nội dung (thêm, bớt chi tiết về
nội dung hoặc thay một chi tiết này bằng một chi tiết khác tương tự).
Vấn đề gây tranh luận nhiều nhất hiện nay có lẽ là sự xuất hiện của những bản dịch thơ chuẩn
và đạt. Thơ trữ tình thể hiện chủ yếu bằng tiết tấu âm điệu và phản ánh chất truyền thống dân tộc rất
rõ. Vượt qua hàng rào tâm lí dân tộc không phải là điều đơn giản đối với các dịch giả. Chia sẻ kinh
nghiệm dịch thơ của mình, dịch giả Hoàng Hưng nói: “Bản dịch thơ trước hết phải là một bài thơ
tiếng Việt hay. Chỉ nên dịch thơ khi anh là nhà thơ” [41]. Rõ ràng, công việc dịch thơ này không
đơn giản như nhiều người nghĩ mà còn đầy rủi ro. Bản dịch có thể “trở thành một cô gái đẹp mà
không chung thủy hoặc trở thành cô gái chung thủy mà không ưa nhìn” [41] là xu hướng thường
thấy trong công việc dịch thuật văn học hiện nay.
Ví dụ trước đây, trong chương trình văn học cải cách, tác giả Aragông được tuyển chọn ba
tác phẩm vào giảng dạy trong chương trình là : Enxa trước gương soi, Bài ca của người hát trong
ngục tù tra tấn và Áng văn xuôi về hạnh phúc và Enxa. Song cả ba bài thơ này khó tạo được ấn
tượng đối với bạn đọc học sinh khi nghĩ đến việc tiếp cận tác phẩm qua bản dịch.
Với bản dịch Thư gửi mẹ (Êxênin) của Anh Ngọc được chọn trong chương trình cũ là một
bản dịch khá tốt. Tuy nhiên, trong “sách giáo khoa, Nguyễn Hải Hà viết khá kĩ về bài Thư gửi mẹ và
rất có lí khi muốn sửa lại bản dịch của Anh Ngọc để đảm bảo cụm từ ánh sáng diệu kì được lặp lại
hai lần như trong nguyên bản ở khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tám vì đây là sự lặp lại mang đầy ý
nghĩa và chất thơ. Trong bản dịch của Anh Ngọc, ở khổ thơ đầu có câu Ánh sáng diệu kì những tia
nắng hoàng hôn và ở khổ thứ tám là câu Chỉ mẹ là diệu kì, ánh sáng, niềm vui. Nguyễn Hải Hà
muốn dịch câu này là Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì. Chi tiết ấy ta có thể và cần gợi giảng
cho học sinh vì không đến nỗi phức tạp lắm. Song cơ sở chính của bài giảng vẫn cứ là bản dịch của
Anh Ngọc đã được lựa chọn vào sách giáo khoa, trừ khi sách giáo khoa chính thức sửa lại bản dịch
hoặc thay bản dịch khác, vì lẽ ở bản dịch thơ, sửa câu này ảnh hưởng đến câu khác về một phương
diện nào đấy” [86, tr.36].
Hay như bản dịch tác phẩm Tôi yêu em (Puskin) của Thúy Toàn đang giảng dạy trong
chương trình hiện hành khiến nhiều giáo viên băn khoăn trước ý kiến cho rằng giữa bản dịch thơ và
dịch nghĩa có nhiều chỗ khác xa nhau. Tác giả Ngô Tự Lập khi bàn về bản dịch của Thúy Toàn đã
nhận xét như sau:
“1. Một nhược điểm dễ nhận thấy trong câu đầu tiên của bản tiếng Việt là cụm từ "chừng có
thể" không được Việt lắm, vì thế nó không trung thành với ngôn từ trong sáng của nguyên bản.
Theo tôi, tốt nhất là ta cứ dịch một cách giản dị, sát nghĩa thành: Tôi yêu em: tình yêu, có lẽ,
Tuy nhiên, đó chỉ là tiểu tiết. Quan trọng hơn là Thúy Toàn đã thay lối biểu đạt ngập ngừng
đầy kịch tính của Puskin bằng một câu văn trôi chảy. Nhưng ngay cả điều này có lẽ cũng có thể
chấp nhận được trong chừng mực nào đó nếu như nó không liên quan đến những đặc điểm quan
trọng hơn mà tôi sẽ bàn dưới đây.
2. Một nét độc đáo của bài thơ nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào.
"Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ "tắt" (угасла). Nhưng
từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã
tắt", "chiến tranh đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt". Chính nét độc đáo này đã gây nên
những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng "thơ là tư duy
bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà hình thức chủ
nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Sclôpxki đã
được dịch ra tiếng Việt).
3. Một nét độc đáo khác của bài thơ là sự "nghèo nàn" về ngôn ngữ. Và điều này cũng lại trái
ngược với quan niệm truyền thống cho rằng một bài thơ hay phải có ngôn từ phong phú, trau chuốt,
hay độc đáo. Ngoài từ duy nhất ít mang nghĩa ít nhiều bóng bẩy là từ "tắt" chỉ sự kết thúc hoàn toàn
đã nói ở trên, tất cả các từ trong bài đều được dùng với nghĩa trực tiếp, giản dị nhất. Jacobson, trong
bài Thơ của Ngữ pháp và Ngữ pháp của Thơ (Jacobson), chỉ ra rằng bài thơ chỉ có 47 từ nhưng có
tới 14 đại từ, 10 động từ, và chỉ có 5 danh từ, đều là danh từ trừu tượng. Cái hay của bài thơ, vì thế,
chủ yếu nằm ở các thủ pháp ngữ pháp đặc biệt, trong đó có cách ngắt câu ngập ngừng tôi đã nói ở
trên.
4. Nhưng thủ pháp ngữ pháp đặc biệt nhất và hiệu quả nhất là ở hai câu cuối cùng, cũng là
hai câu Thúy Toàn đã hiểu sai ý tác giả. Mặc dù "дай вам Бог" ở mệnh lệnh thức, nó thật ra không
có ý nghĩa mệnh lệnh thức hay cầu khẩn. Puskin sử dụng nó làm vế thứ hai của một cấu trúc so sánh
"так...как..." Nghĩa thực của câu cuối cùng không phải là một thái độ cao thượng: "Cầu em được
người tình như tôi đã yêu em" như trong bản dịch của Thúy Toàn, mà là "Có lạy Trời em (mới lại)
được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế". Lối nói này cũng tương tự khi người Việt nói: "Có
trời mà biết được!" để nói rằng "Chẳng ai biết được đâu!" (Rôman Giacôpxơn).
Tóm lại, Puskin muốn nói: "Tôi là người yêu Em nhất", hoặc "Chẳng bao giờ có ai yêu Em
được như tôi nữa đâu!"
5. Một khó khăn khi dịch bài thơ là làm thế nào để chuyển tải ý nghĩa của lối dùng kính ngữ
(вас) sang tiếng Việt. Tôi cho rằng Thúy Toàn đã đúng khi cho tác giả xưng "Tôi" chứ không phải
là "anh". Tuy nhiên, với từ "em", tôi đề nghị dùng cách viết hoa. Đây chính là cách dùng kính ngữ
của của người Italia: khi "lei" viết thường, nó được hiểu là ngôi thứ ba giống cái số ít (cô ta, bà
ta...), còn khi viết hoa, "Lei", nó được hiểu là ngôi thứ hai, tương tự như "bac" trong tiếng Nga” [54]
Cùng nhận xét về bản dịch Tôi yêu em của Thuý Toàn, Lê Tuấn Anh trong hai bài nghiên cứu
liên tiếp Về một bài thơ tình nổi tiếng của Puskin được giảng ở THPT và Thời của tình yêu, về bài
thơ tình “Vô đề” nổi tiếng của Puskin đã chỉ ra “đôi chỗ đối lập nhau” [84, tr.625] giữa bản dịch
được trích giảng trong sách giáo khoa và bài thơ của Puskin. Tác giả cho rằng “Bản dịch thơ của
Thuý Toàn là một bản dịch khá hay về âm điệu. Nó có mặt trong sổ tay của nhiều người yêu thơ. Nó
là bản dịch duy nhất lưu hành rộng rãi ở ta. Điều đáng nói là ở chỗ, bài thơ của Puskin và bản dịch
thơ của Thuý Toàn là hai thông điệp nghệ thuật khác nhau, có những cái hay khác nhau; cái vẻ bề
ngoài của chúng có vẻ giống nhau bao nhiêu thì thông báo về nghĩa của nó lại khác xa nhau bấy
nhiêu, thậm chí có đôi khi đối lập nhau. Bản dịch của Thuý Toàn chia bài thơ làm hai khổ, mỗi khổ
4 câu. Từ khổ này đến khổ kia lại có sự chuyển khác về cách diễn đạt. Ở khổ đầu, nhân vật tôi có vẻ
điệu đà, kiểu cách, làm duyên, làm dáng với những “chừng có thể”, “ngọn lửa tình”, “bận lòng”,
“bóng u hoài”… Khổ thứ hai chuyển sang lối nói thẳng thừng:
“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”
Đọc hai câu thơ cảm thấy thật cay đắng và dường như anh con trai cố trưng ra cái vô duyên
của mình, không che dấu sự tuyệt vọng của mình. Vì thế, câu khẳng định tiếp theo “Tôi yêu em
chân thành đằm thắm” không cứu được câu chúc “Cầu em được người tình như em đã yêu em” làm
cho thơ trở thành vô lý” [84, tr.625-626]. Tác giả Lê Tuấn Anh cho rằng “Đây là lời thổ lộ trước
người mình yêu nhưng không phải là người yêu mình. Rất khó. Khó vì tình yêu chưa tắt, trái lại, nó
vẫn sống mãnh liệt trong anh, không phải ngẫu nhiên anh nhắc đến ba lần những lời “Tôi đã yêu
em” (Я вас любил), còn từ yêu (ở các dạng khác nhau trong tiếng Nga) được lặp lại đến 5 lần,
khiến cho 8 dòng thơ thấm đẫm tình yêu… Puskin đã có lần viết: Tôi yêu em (Я вас любил).
Nhưng lần này ông không viết như vậy… Nghĩa giản dị và tinh tế của Я вас любил là có thời, tôi
đã yêu em… Anh chỉ cảm thấy trìu mến về chuyện tình yêu, chỉ cảm thấy trìu mến về chuyện tình
yêu, chỉ cảm thấy hạnh phúc vì được nói với nàng về tình yêu đã có của mình. Anh chúc cho người
mình yêu một hạnh phúc tròn đầy: Cầu cho em được những người khác yêu… Đó là trạng thái trong
sáng nhất của tâm hồn, đồng thời cũng thể hiện một quan niệm cực kì đẹp đẽ và cao thượng về tình
yêu” [84, tr.627-628].
Hiện nay trong trường phổ thông, giáo viên khi giảng dạy văn học nước ngoài thường hay so
sánh bản dịch với nguyên tác để chỉ ra những điểm chưa đạt, chưa khớp và xem đó như một nội
dung quan trọng của giờ dạy. Việc làm này có thể cần thiết trong một số trường hợp nhất định
nhưng không nhất thiết phải sử dụng như một nguyên tắc. Mỗi một tác phẩm văn học dịch qua sự
chuyển ngữ của dịch giả sẽ đem đến những điểm độc đáo riêng biệt và có phần mang màu sắc cá
tính của chính dịch giả đó. Hơn nữa, việc tiếp nhận tác phẩm văn học dịch hạn chế rất nhiều so với
tiếp nhận trực tiếp song không có nghĩa là một bản dịch tốt phải chồng khít lên nguyên bản.
Những khó khăn trên đặt ra vấn đề cần nhìn nhận bản dịch tác phẩm thơ, văn trong nhà
trường đa diện hơn. Một bản dịch thơ chuẩn không đơn giản và việc tiếp nhận bản dịch chưa chuẩn
đó sẽ đem lại sự ức chế trong cảm thụ nghệ thuật và rất dễ dẫn gây ấn tượng ngược chiều. Tục ngữ
Ba Tư cho rằng trong nghệ thuật kẻ bị lừa thông minh hơn người đi lừa. Những ấn tượng ban đầu về
cảm quan thẩm mỹ tác phẩm sẽ phá vỡ nếu bạn đọc học sinh được tiếp cận với một bản dịch chưa
chuẩn và thiếu tính thẩm mĩ nghệ thuật.
1.2.5. Nguyên tắc xác lập mối quan hệ giữa văn học dân tộc và văn học nước ngoài
Lâu nay, trong nhà trường phổ thông việc dạy văn học nước ngoài được tiến hành không
khác biệt lắm so với việc dạy văn học dân tộc. Những giá trị văn hóa thể hiện trong các tác phẩm bị
đồng hóa hoặc xem nhẹ khiến khả năng tiếp nhận cũng như khả năng khơi gợi sự hứng thú trong
học sinh chưa được như mong muốn. Đặt ra yêu cầu này nghĩa là đòi hỏi các nhà xây dựng chương
trình khi tuyển chọn tác phẩm văn học nước ngoài vào chương trình Ngữ văn phổ thông cần giới
thiệu những điểm giống và khác nhau giữa hai nền văn hóa để hỗ trợ cho việc cảm thụ, tiếp nhận tác
phẩm được dễ dàng hơn.
Ví dụ khi giới thiệu về sử thi Hi Lạp, Ấn Độ trong mối tương quan so sánh với sử thi Đăm
San của Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng: giữa ba nhân vật Uylixơ (Sử thi Ôđixê), Rama (Sử thi
Ramayna) và Đăm San (Sử thi Đăm San) có nhiều điểm chung và riêng. Họ cùng là những anh hùng
có sức mạnh phi thường, lập nhiều kì tích cho dân tộc mình, có đạo đức và biết hi sinh để bảo vệ
hạnh phúc cộng đồng, nhưng giữa họ không cùng chung một hoàn cảnh xuất thân, dẫn đến tính chất
trí tuệ của họ khác nhau. Rama là hoàng tử do thần Vienu giáng sinh nên mang cốt cách phong nhã,
hào hoa, tài đức vẹn toàn, hào hùng trong chiến đấu nhưng đôi khi yếu mềm trong đời thường, trong
khi Uylixơ là anh hùng chiến trận, mưu lược, dũng cảm và năng động; Đăm San lại là một tù trưởng
chân thật, thô kệch, hành động theo bản năng. Xét về hoàn cảnh lịch sử, địa lí và môi trường văn
hóa của cả ba nhân vật, chúng ta dễ nhận ra Uylixơ chính là sản phẩm của một nền văn minh
phương Tây nên tầm trí tuệ của chàng khác hẳn. Rama mang trong mình tính chất trí tuệ của chiều
sâu văn minh tinh thần, tính chất triết lí, đạo đức và khái quát nội tâm sâu sắc, trong khi Đăm San
lại mang dấu ấn sự huyền bí của núi rừng Tây Nguyên với những tập tục nguyên thủy.
Ngoài ra, việc giới thiệu hai bộ sử thi đồ sộ của Hi Lạp, Ấn Độ giúp học sinh có cái nhìn so
sánh, đối chiếu về hai trong năm cái nôi của văn minh nhân loại có nền văn học cổ xưa và lâu đời.
Nếu mọi nền văn hóa, văn học Châu Âu uống những giọt sữa mát lành từ bầu sữa mẹ Hi Lạp - La
Mã thì văn hóa, văn học cũng góp phần tạo dựng nền tảng tinh thần của phần lớn các nước Châu Á.
Học sử thi Hi Lạp, Ấn Độ là giúp học sinh có cái nhìn đa chiều trong mối tương quan giữa các nền
văn hóa.
Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước ở Đông Bắc Á, có những điểm giống nhau cả về vị trí
địa lí, lịch sử, chính trị, xã hội với Việt Nam. Giới thiệu mảng thơ Đường và thơ Hai-cư trong
chương trình Ngữ văn phổ thông trong cùng hệ thống thể loại với thơ Đường luật của Việt Nam
giúp học sinh nhận thức rõ hơn sự giống và khác nhau giữa ba mảng thơ độc đáo này.
Thơ Đường ra đời trong giai đoạn hoàng kim của chế độ phong kiến Trung Quốc, thơ Hai-cư
hình thành và phát triển trong thời Mạc Phủ, với sự tồn tại song song hai thể chế: quyền lực của
Thiên Hoàng (quý tộc) và quyền lực của Tướng quan (võ sĩ). Nếu thơ Đường ảnh hưởng mạnh mẽ
của Nho giáo với “Thi ngôn chí”, “Thi duyên tình”, thơ Hai-cư lại mang dấu ấn của Phật giáo rất rõ
với quan niệm “Thi đạo” (thơ trở thành con đường tu tâm để kiến tính). Cùng lấy thiên nhiên làm
chủ đề chính trong thơ của mình nhưng thiên nhiên trong thơ Hai-cư thường tìm đến những hình
ảnh đơn sơ, bình thường thậm chí tầm thường, bé mọn. Thơ Đường và thơ Đường luật của Việt
Nam mang trong mình dấu ấn của những cảnh sắc diễm lệ…
Làm nổi bật những nét riêng của mỗi nền văn hóa thể hiện trong từng tác phẩm văn học nước
ngoài, đồng thời khẳng định giá trị Chân - Thiện - Mĩ phổ quát khiến tác phẩm vượt thời gian,
không gian đến với mọi miền đất nước là nhiệm vụ của môn văn trong trường phổ thông. Thông qua
sự giới thiệu đó, học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu và thêm yêu nền văn hóa, văn học dân tộc,
có ý thức củng cố, phát triển nền văn học dân tộc ngày một tiến gần hơn với văn hóa nhân loại, xóa
nhòa khoảng cách cách biệt giữa các nền văn hóa, văn học trên thế giới.
CHƯƠNG 2. CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NGA
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

2.1. Vị trí, vai trò của văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông
Có thể nói rằng, văn học Nga đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng bạn đọc Việt
Nam và có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. Trong cuốn sách Bản
sắc văn hóa Việt Nam qua giao lưu văn học Lê Bá Thành đã viết “Văn học Nga và Liên Xô thực sự
tìm thấy chỗ đứng vững vàng của mình trên mảnh đất nông nghiệp Việt Nam. Có thể nói, trong một
thời gian ngắn, khoảng mười lăm năm sau Cách mạng tháng Tám, văn học Nga đã chiếm ngự được
trái tim người đọc Việt Nam. Trong khi đó, văn học Pháp phải mất trên nửa thế kỉ mới đi vào đời
sống tinh thần của một tầng lớp tri thức” [84, tr.501-502]. Con đường “tư tưởng cách mạng” [84,
tr.504] chính là con đường đến với Việt Nam của văn học Nga - xô viết. Đây là con đường ngắn
nhất và thuận lợi nhất mà không một nền văn học nước ngoài nào có được. Văn học Nga đã vượt
qua một hành trình gian lao để đến với người đọc Việt Nam. Các hình tượng văn học bất hủ của văn
học Nga như Paven (Thép đã tôi thế đấy)… đã ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị, lý tưởng chiến đấu
của hầu hết thanh niên Việt Nam thế kỉ XX. “Gorki đã đề cao người chiến sĩ cộng sản đấu tranh cho
lí tưởng chính trị cao đẹp của mình. Đó là những con người bình thường, xuất thân trong tầng lớp trí
thức tiểu tư sản hoặc các tầng lớp công nhân. Nhân vật của Gorki trở thành những hình mẫu, những
tấm gương không chỉ để cho nhà văn Việt Nam bắt chước, mà chủ yếu là cho thanh niên noi theo”
[84, tr.505].
Nhà văn Nguyễn Minh Châu kể rằng: “đầu 1968, khi chiến dịch Khe Sanh - Đường 9 vừa mở
màn được hơn tuần lễ, tại một trạm dừng chân của thương binh vừa mới được chuyển ra, chỉ cách
trận địa có dăm trăm mét, các bệnh nhân đang đau đớn, khó tính, cáu gắt, vậy mà khi có một bao tải
sách - “quà” từ hậu phương gửi đến, họ đã xúm nhau vào đọc, quên cả đau đớn, mệt nhọc. Được
đọc nhiều nhất là bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình. Các anh em đều là học sinh miền Bắc, có
văn hóa, nhiều người đã đọc cuốn tiểu thuyết khi còn ở nhà. Nhưng chính những đồng chí đã đọc,
giờ đọc lại, lại mải mê nhất và đọc một cách sung sướng như đang tìm thấy những trang thật hay mà
ngày trước đã bỏ qua” [84, tr.506].
Đó còn là sự tác động không nhỏ của Paven Corsaghin (Thép đã tôi thế đấy – N. Axtơrôpxki)
với câu nói ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc Việt Nam: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời
người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài
sống phí, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp
cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Những chặng đường hành quân
với “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây súng ngửi trời ” (Tây Tiến - Quang
Dũng) bỗng trở thành những con đường thơ với những bước đi “nhẹ tựa lông hồng”. Những người
lính ấy đã ra đi không hẹn ngày trở về, song trong trái tim người mẹ, người vợ, người bạn gái vẫn
luôn văng vẳng câu thơ:
Em ơi đợi anh về
Đợi anh về em nhé
Trời có mưa dầm dề
Ngày có dài lê thê
Thì em ơi vẫn đợi
(Đợi anh về - Ximônôp).
Hậu phương vững chắc, trái tim hừng hực ngọn lửa yêu thương và khí thế mạnh mẽ của một
thời tuổi trẻ là động lực để cuộc kháng chiến của chúng ta đi đến thắng lợi trong đó có sự góp sức
không nhỏ của nền văn học Nga - xô viết, của những trang sách một thời đến với Việt Nam bằng
con đường “dĩ ngoại đối nội”.
Văn học Nga nói riêng, Liên Xô nói chung không chỉ đã góp phần tạo nên một đội ngũ sáng
tác nhiều thế hệ mà còn tạo nên cả một công chúng độc giả, công chúng khán giả, thậm chí tạo nên
một không gian văn hóa mang tính thời đại, một đời sống văn hóa theo kiểu Xô viết ở Việt Nam.
Điều đó chứng minh rằng sức mạnh của văn học Nga xô viết là không nhỏ đối với văn học Việt
Nam, càng không nhỏ đối với các nhà văn cách mạng Việt Nam. Họ đã học được không ít những
kinh nghiệm mới mẻ về nghệ thuật viết văn. Đó chẳng phải là cách học cái hay của người để bổ
sung cho vốn sống và trí tuệ của ta hay sao?
Lê Đỗ Huy trong bài Văn học Xô Viết trở lại như trong mơ [53] viết: “Không chỉ giới học giả
mà cả độc giả nay ở tuổi đầu bạc, đều chung cảm nhận rằng văn học Xô viết từng tiếp thêm nguồn
cảm hứng có tính cách mạng cho người Việt Nam trong cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; đã ảnh
hưởng tới hoạt động sáng tác và nhất là tới chiến đấu và lao động” [53].
Đã từ lâu, học sinh phổ thông Việt Nam được tiếp cận khá nhiều với các tác phẩm văn học
Nga như: Tarat Bunba (Gôgôn), Xin cô tha lỗi cho chúng em (Iuri Bôđarep), Người thầy đầu tiên
(Aimatôp)…v.v…
Câu chuyện về Tarat Bunba của Gôgôn đem đến cho người đọc sự thấm thía về nỗi đau
giằng xé giữa người cha ái quốc Tarat Bunba với sự chung tình của con trai ông. Câu chuyện gợi
nhớ đến những giọt nước mắt của người cha An Dương Vương khi cầm gươm chém chết Mị Châu -
con gái yêu của mình trong truyền thuyết An Dương Vương thuở nào.
Xin cô tha lỗi cho chúng em (Iuri Bôđarep) là câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Mỗi
năm qua đi, bao lớp học trò rời ghế nhà trường. Trong số những cô cậu học trò yêu quý ấy mấy ai đã
từng một lần nghĩ đến thầy cô - người đã tạo nên tài năng cho chính họ, mấy ai đủ tự tin rằng hơn
một lần mình đã ghé thăm thầy cô? Trong thời đại đồng tiền chi phối tình cảm và đạo đức con người
như hiện nay, Xin cô tha lỗi cho chúng em vẫn là bài học làm người mà bao thế hệ học trò phải
ngẫm nghĩ noi theo.
Trong Người thầy đầu tiên của Aimatôp, hình ảnh hai cây phong nơi đầu dốc trở thành một
kí ức không thể xóa nhòa đối với viện sĩ Antưnai, luôn nhắc nhở cô phải ghi nhớ về người Thầy đã
tạo dựng nên thành công của mình. Lát cắt của quá khứ ấy như một vết thương không bao giờ lành
trong tâm hồn cho dù cô có thành công ở bất cứ nơi nào nhưng khi về đến làng quê của mình, cô
vẫn chỉ là con bé Antưnai gầy gò và yếu đuối ngày nào bên hai cây phong, bên người thầy đầu tiên
của mình. Bài học giản dị ấy một lần nữa nhắc nhở bao thế hệ học trò Việt Nam sống và tồn tại
xứng đáng với người mà mình đã từng gọi là Thầy - Cô, để không hổ thẹn với chính lương tâm của
mình, để không phải một lần phải cúi gập đầu trong trạm bưu điện run run đánh bức điện muộn mằn
“Xin cô tha lỗi cho chúng em”.
Với những người yêu thơ, những vần thơ chan chứa tình đời của “Mặt trời của thi ca Nga”
vẫn sáng rực đêm đêm.
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
(Tôi yêu em - Puskin)
Tình yêu cao thượng đầy hi sinh ấy sẽ mãi là bài học đầu đời cho tất cả những đôi lứa yêu
nhau để nhắc nhở con người sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với chính tình yêu và người mình yêu
thương, ngay cả khi cuộc sống và tình yêu không vẹn tròn.
Nếu Puskin cao thượng trong tình yêu của mình thì Ônga Becgôn đau đáu trong nỗi nhớ về
một thời đã qua:
Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi, anh xa cách thế
Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa.
(Không đề - Ônga Becgôn)
Những câu thơ cũ vẫn ngày ngày nhắc nhở bao thế hệ đã đi qua một thời tuổi trẻ. Tình yêu
dẫu ngọt ngào đến vậy vẫn có chỗ dành cho những đau thương mà không phải dễ dàng lãng quên và
chối bỏ.
Song hành cùng tình yêu, cùng khát vọng sống của con người là chiến tranh, mất mát. Chính
trong đau thương, tình yêu và hi vọng đã thắp bùng lên ngọn lửa soi đường. Nhen lên từ ngọn lửa
của những tấm lòng người mẹ, từ tình yêu của những cô gái hậu phương, tình cảm vợ chồng và tình
yêu thương đồng loại, Số phận con người của Sôlôkhôp đưa các em đến với tình yêu của người lính
xa lạ dành cho cậu bé Vania mồ côi. Sống trong một đất nước vốn chịu nhiều thương đau trong
chiến tranh như đất nước Việt Nam hẳn các em không thể không hiểu nỗi đau của những người lính
chiến binh Nga. Hậu chiến tranh vẫn còn đó và nó len vào tận những góc khuất sâu kín của tâm hồn
con người, để rồi, người ta càng nhận ra rằng dù bất cứ nơi nào, con người cũng cần vin vào tình
yêu để sống. Chỉ có nó mới xoa dịu được nỗi đau và cũng chỉ có nó mới giải toả được những khát
vọng mãnh liệt của con người mà chiến tranh đã tàn phá. Hoà bình, Hạnh phúc và Tình yêu là
những thông điệp nhân loại ngàn đời khao khát.
Cho dù văn học Nga đã là một bức tượng đài sừng sững trong lòng người đọc, nhưng trải qua
một giai đoạn đầy biến động của lịch sử hai nước, đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại sự lựa chọn của
chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông. Làm sao để những “mẫu lựa chọn” đó vừa
thể hiện đầy đủ được linh hồn, khí phách của một nền văn học Nga đồ sộ, lâu đời mà lại vừa phù
hợp với xúc cảm thẩm mĩ của học sinh trong thời đại mới, của nền giáo dục Việt Nam đang tích cực
chuyển mình.
2.2. Cấu trúc chương trình văn học Nga ở trường phổ thông hiện nay
Như chúng ta đã biết, văn học nước ngoài được đưa vào dạy trong chương trình phổ thông từ
rất sớm. Ngay từ bậc tiểu học các em học sinh đã được tiếp cận với những nhà văn, nhà thơ có tên
tuổi trên văn đàn thế giới như Rabinnat Tagor, Anđecxen… Những tác phẩm của họ đã phần nào
đưa các em đến với thế giới văn chương của nhân loại, đặc biệt là mở ra cho các em cái nhìn mới về
một thế giới khác xa với những gì mà trước đó các em cảm nhận được trong văn học nước nhà. Đó
cũng là những bài học đầu tiên về văn hoá thế giới mà các em có được khi tiếp xúc với văn học
nước ngoài.
Ở bậc phổ thông, các em tiếp xúc nhiều hơn với nền văn học thế giới, từ đó, có cái nhìn bao
quát hơn về những tinh hoa của văn hoá, văn học nhân loại. Điều này giúp các em có sự định hướng
cho bản thân khi đón nhận nhiều nguồn văn học khác nhau và tự định hướng sở thích của riêng
mình cho mỗi một nền văn học, một nhà văn, nhà thơ riêng biệt. Đồng thời, qua đó, các em có sự so
sánh, đánh giá đúng tầm nhận thức của mình về văn hoá, văn học.
Đi theo tiêu chí, mục đích giáo dục đó, các nhà giáo dục đã đề xuất hướng giảng dạy văn học
nước ngoài theo cấu trúc chương trình như sau:
2.2.1. Chương trình tiểu học (Theo chương trình cải cách áp dụng từ năm 1997 - 1998)
a. Lớp 1
+ Mèo con đi học - Theo P. Vôrôncô.
+ Nói dối hại thân - Theo L. Tônxtôi.
b. Lớp 2
+ Mít Đặc làm thơ (Trích Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn) - Nôxốp.
+ Những quả đào - Phỏng theo L. Tôn xtôi.
+ Bàn tay dịu dàng - Phỏng theo Xukhôm Linxki.
+ Bông hoa niềm vui - Phỏng theo Xukhôm Linxki.
c. Lớp 3
+ Người đi săn và con vượn - Theo L. Tônxtôi.
+ Trên con tàu vũ trụ - Theo Gagarin.
d. Lớp 4
+ Người ăn xin - Theo Tuôcghênhep.
+ Ở vương quốc tương lai - Theo Matêlich.
+ Trong quán ăn “Ba con Bống” - Theo A. Tônxtôi.
+ Khuất phục tên cướp biển - Theo Xtivenxơ.
+ Con sẻ - Theo Tuôcghênhep.
+ Nỗi dằn vặt của Anđrâyca - Phỏng theo Xukhôm Linxki
2.2.2. Chương trình trung học cơ sở (Theo chương trình cải cách áp dụng từ năm 2002 -2003)
+ Tổng số tiết Văn học Việt Nam trong chương trình THCS: 138 tiết
+ Tổng số tiết Văn học nước ngoài trong chương trình THCS: 41 tiết
+ Tổng số tiết Văn học Nga trong chương trình THCS: 6 tiết chiếm 14,6%
a. Lớp 6
+ Ông lão đánh cá và con cá vàng - A. X. Puskin (2 tiết)
b. Lớp 8
+ Người thầy đầu tiên - Trích đoạn “Hai cây phong” - Aimatôp (2 tiết)
c. Lớp 9
+ Thời thơ ấu - Trích đoạn “Những đứa trẻ” - M. Gorki (2 tiết)
2.2.3. Chương trình trung học phổ thông
+ Tổng số tiết Văn học Việt Nam trong chương trình bậc THPT: 138 tiết
+ Tổng số tiết Văn học nước ngoài trong chương trình bậc THPT
- Ban cơ bản: 28 tiết
- Ban nâng cao: 32 tiết
+ Tổng số tiết Văn học Nga trong chương trình THPT: 7 tiết chiếm 25%
a. Lớp 11
+ Tôi yêu em - A. Puskin (2 tiết)
+ Người trong bao - Sêkhôp (2 tiết)
b. Lớp 12
+ Số phận con người - Sôlôkhôp (2 tiết)
+ Đôxtôiepxki - tiếng sấm của sự nổi dậy - S. Svaig (Đọc thêm bắt buộc)
Một số nhận xét:
Nhìn vào cấu trúc chương trình văn học ở cả ba cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông, có thể thấy rằng: chương trình văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Nga bên cạnh
chương trình văn học Việt Nam, nhìn chung, đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp những tri thức
cơ bản về văn hoá, lịch sử, xã hội của nhân loại, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với những kiệt
tác trong kho tàng văn học thế giới. Tuy nhiên, xung quanh mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học
văn nói chung, dạy học văn học nước ngoài, văn học Nga nói riêng cho đến nay vẫn còn khá nhiều
vấn đề cần được tiếp tục thảo luận, nghiên cứu.
Trong một bài viết về Vai trò của nhà trường trong việc kiến tạo nên một nền lí luận - phê
bình văn học tương lai, tác giả Đỗ Ngọc Thống có nói: “Tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân cơ
bản khiến tình hình lí luận - phê bình yếu kém như hiện nay là do suốt một thời gian dài chúng ta
chưa chú trọng và chăm lo đến công cuộc giáo dục văn học trong nhà trường, mà trước hết là chưa
dồn tâm huyết và trí tuệ thực sự vào việc biên soạn sách giáo khoa văn học, vào việc tìm ra con
đường dạy học văn chương cho thật đúng hướng” [89]. Thiết nghĩ, trăn trở đó cũng chính là trăn trở
của các nhà giáo dục, những người trực tiếp thực hiện việc giảng dạy bao thế hệ học sinh hôm nay.
Làm cách nào để học sinh tạo dựng cho mình một môi trường văn hóa đọc thuần nhất khi các tác
phẩm văn học trong nước và ngoài nước được giới thiệu trong nhà trường chỉ là “hạt cát” trong sa
mạc văn chương? Ở đây chúng tôi không cho rằng phải lựa chọn thật nhiều tác phẩm, tác giả, thể
loại mới bao quát hết nền văn học của nhân loại. Vấn đề là chúng ta lựa chọn như thế nào để các em
học sinh có một vốn văn hóa, văn học đủ để thoát khỏi tình trạng “mù văn” như Đỗ Ngọc Thống đã
nói. Sứ mạng của nhà trường là cung cấp cho học sinh những kiến thức văn học một cách khoa học
và đúng hướng để có thể xóa được vấn nạn “mù văn chương”. Muốn vậy, “phải có những cuốn sách
giáo khoa có chất lượng và tương ứng với nó là đội ngũ giáo viên có trình độ để biết dạy văn” [89].
Không chỉ thế, việc tiếp cận một kiệt tác văn học nước ngoài đòi hỏi ở học sinh và giáo viên
những điều kiện cần phải có như thời gian, vốn hiểu biết về văn hoá, lịch sử, xã hội cũng như phong
cách sáng tác của tác giả trong quốc gia đó... Muốn vậy, nhất thiết giáo viên và học sinh phải xây
dựng cho mình một phông văn hóa đủ để có thể tiếp cận tác phẩm văn học. Điều này chỉ có thể có
được khi cả giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu, cùng đọc. Song có một thực tế hiện nay là học sinh
và ngay cả giáo viên cũng rất ít khi đọc sách. Trên diễn đàn điện tử của trang web
http://www.dantri.com.vn, một bạn đọc là giáo viên tỏ ra rất bức xúc khi viết về văn hóa đọc trong
trường phổ thông. Bạn đọc đó cho rằng: “hiện tượng suy thoái về văn hóa đọc đang diễn ra trong
một bộ phận không nhỏ giáo viên, đặc biệt là những người dạy các môn khoa học xã hội và nhân
văn” [44]. Với cách học và đánh giá chất lượng giáo dục như hiện nay, thiết nghĩ, giáo viên khó có
thể rời xa sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Vì thế,
việc dạy sao cho đúng, đủ nội dung chương trình, sao cho học sinh không khỏi bỡ ngỡ khi đi thi là
điều kiện cần thiết và bắt buộc mỗi giáo viên phải tuân theo.
Học sinh hiện nay vẫn đọc khá nhiều sách báo, truyện nhưng chỉ là những tờ báo mà giới trẻ
quan tâm như Mực tím, Sinh viên, Thời trang, Điện ảnh… và những câu chuyện tranh “ít chữ nhiều
hình”. Việc đọc mỗi ngày vài chục trang tiểu thuyết đối với học sinh phổ thông bây giờ có thể quá
khó khăn.
Có lẽ chúng ta cần xem lại vấn đề lựa chọn tác phẩm văn học trong nhà trường. Nhà văn Ngô
Văn Phú khi bàn về vấn đề tuyển chọn tác phẩm văn học vào chương trình phổ thông có nói rằng:
“Tác phẩm được chọn trước hết phải làm cho chính các em yêu thích chứ không phải người biên
soạn yêu thích. Giữa chuyện bắt học và yêu thích hoàn toàn khác nhau” [74]. Cùng quan điểm này,
Giáo sư Lê Ngọc Trà trong một buổi nói chuyện cũng cho rằng: “Hiện nay chúng ta vẫn chọn những
tác phẩm “hợp” với mình để đưa vào chương trình. Làm như vậy có đúng không? Dạy văn học nước
ngoài là dạy cái khác mình, để hiểu thêm sự đa dạng của cuộc sống” [92]. Thiết nghĩ, “cái khác
mình” mà Giáo sư nói đến phải chăng chính là cái mà các nhà biên soạn sách giáo khoa vẫn đang đi
tìm? Chừng nào sự tìm kiếm ấy đạt hiệu quả cao nhất là hướng đến “sự đa dạng của cuộc sống”
[92], học sinh mới có thể thoát khỏi sự chán nản khi học và đọc tác phẩm văn học nước ngoài trong
nhà trường chăng?
Trên thực tế, việc lựa chọn tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học thế giới không phải
lúc nào cũng được các nhà xây dựng chương trình phổ thông lựa chọn một cách đúng chuẩn. Như
chương trình văn học Nga, một nền văn học đồ sộ đã ảnh hưởng khá nhiều đến con người và văn
học Việt Nam nhưng số lượng tác phẩm tồn tại trong chương trình phổ thông khá khiêm tốn. Nếu
tính cả chương trình Tiểu học, học sinh chỉ được tiếp cận khoảng gần 10 tác giả với một khối lượng
tác phẩm ít ỏi. Tuy nhiên, vấn đề không phải là số lượng tác giả và tác phẩm mà quan trọng là nền
văn học Nga đã xứng tầm với những tác giả, tác phẩm được giới thiệu hay chưa?
Theo chương trình hiện hành, học sinh lớp 6 đang được học đoạn trích “Hai cây phong” trích
trong Người thầy đầu tiên (Aimatôp). Đây là một truyện ngắn rất xúc động về người thầy. Tuy
nhiên, theo chúng tôi, đoạn trích “Hai cây phong” chưa bộc lộ rõ vẻ đẹp nội dung của truyện ngắn
mà chỉ “dùng để minh họa cho bài văn dạy cách tả cảnh mà học sinh đang học” [30]. Đoạn trích
“Hai cây phong” mang dáng dấp vẻ đẹp của quá khứ, của tình cảm mà người thầy dành cho cô bé
học trò yêu quý của mình. Đó là kỉ niệm mà người thầy nhắc nhở cô học trò không nên quên và
không được quên trong suốt quãng đời còn lại của mình. Nó như một lát cắt kí ức tuổi thơ khiến
viện sĩ Antưnai không thể quay đi mỗi khi có dịp trở về quê hương. Hai cây phong đã “trở thành
chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ” [68]. Nó “còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm
của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê
hương thay da đổi thịt” [68]. Song, cái mà câu chuyện này muốn đề cập đến là “câu chuyện về một
con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi
vọng cho những trò nhỏ của mình” [68]. Đó còn là tình cảm chân thành, là trách nhiệm của một
người thầy trước học sinh. Để thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây, để thay đổi cả một tập
tục đã ăn mòn vào suy nghĩ của người dân làng Kukurêu, người được gọi là Thầy không chỉ có tình
thương với những đứa trẻ mà còn có cả sự xót xa, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm của một
đoàn viên thanh niên cộng sản, một chiến sĩ Hồng quân.
Chương trình Ngữ văn lớp 9 hiện hành đã chọn dạy đoạn trích “Những đứa trẻ” trích trong
Thời thơ ấu (Macxim Gorki). Đây là bản tự thuật của chính tác giả về tình bạn thân thiết, trong
sáng, đầy xúc động với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở
quan hệ xã hội lúc bấy giờ. Đoạn trích rất phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và sự tiếp nhận của học
sinh THCS. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nên đưa đoạn trích vào giảng dạy ở các lớp đầu cấp THCS sẽ
hợp lí hơn. Ở lứa tuổi này “Nhu cầu giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu chính đáng của các em. Các
em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình”. Các em có nhiều nhận xét,
băn khoăn về dáng vẻ bên ngoài, về tình cảm, ý nghĩ tâm tư của mình, về quan hệ của mình với
người khác và cả quan hệ của mọi người với nhau… Các em cần trao đổi với bạn bè để có được
hiểu biết đầy đủ hơn, đúng hơn về bản thân và một số vấn đề khác…” [82]. Do đó, việc giới thiệu
cho các em câu chuyện cảm động về tình bạn của Aliôsa với những người bạn hàng xóm là một
cách định hướng tình cảm cho các em.
Nhưng với học sinh lớp 9, đây là thời kì “quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến
thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em
dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…”. Các em “dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự
đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn” [82]. Hơn nữa, sự phân hoá về mặt trí
tuệ, nhân cách của học sinh khá rõ, nhất là sự tự ý thức, khả năng đánh giá và tự đánh giá. Lứa tuổi
này cũng bắt đầu xuất hiện thái độ nhất định đối với nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó, các em bắt
đầu có sự thay đổi về xu hướng học tập. Cái “tôi” bắt đầu hình thành và xuất hiện nhu cầu về tình
bạn khác giới. Vì thế, việc học một tác phẩm hay đoạn trích khác có lẽ sẽ phù hợp với sự thay đổi
tâm sinh lí và tiếp nhận của các em.
Trong bài báo Mấy ý kiến về nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài (đăng
trên Tạp chí Giáo dục số 211/ 2009 (kì 2 tháng 4), Tiến sĩ Trần Thanh Bình đã nhận xét: “bộ phận
văn học Nga hiện hành nhìn chung đã giới thiệu được nhiều khuôn mặt hết sức tiêu biểu: A. Puskin
- mặt trời thi ca Nga, A. Sêkhôp - “con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước
Nga xưa” (Nguyễn Tuân), Đôxtôiepxki - “nhà văn thiên tài biết phân tích những bệnh trạng của xã
hội thời ông” (M. Gorki), M. Sôlôkhôp - giải thưởng Nôben văn học năm 1965. Tuy nhiên, sự vắng
mặt của L. Tôxtôi - “con sư tử trong khu rừng văn học Nga” là một điều khó hiểu” [8, tr.24-25]. “Sự
khó hiểu này lan sang Đôxtôiepxki khi ông chỉ được giới thiệu chân dung qua một bài viết của nhà
văn Áo S. Zvaig” [8, tr.24-25].
Khi quyết định lựa chọn Puskin với Tôi yêu em (dạy trong chương trình Ngữ văn 11) làm đại
diện cho nền thơ ca Nga, các nhà biên soạn chương trình đã chú ý đến yêu cầu lựa chọn tác phẩm
đại diện xứng đáng với vị thế của tác giả. Bài thơ Tôi yêu em nhận được khá nhiều sự yêu mến của
bao thế hệ học trò nhưng xét kĩ vẫn có nhiều khiếm khuyết trong bản dịch của Thúy Toàn. Điều này
ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thơ của Puskin. Vả lại, văn học Nga còn có cả một đội ngũ
những nhà thơ một thời làm rung động lòng người như Ônga Becgôn, Anna Akhmatôva, Êxênin,
Blôc… nhưng đã không xuất hiện trong chương trình phổ thông. Việc lấy Puskin làm đại diện cho
nền thơ ca Nga liệu có phải là một sự thiệt thòi cho các nhà thơ khác?
Người trong bao (Sêkhôp) cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn
Sêkhôp thể hiện tính hủ lậu, sự trì trệ, tâm lý sợ hãi cái mới, biến mình thành người trong bao của
viên giáo sư trung học dạy tiếng Hy Lạp cổ tên Bêlicôp như một câu chuyện buồn trong gia tài văn
học của ông. Tác phẩm này đang được giảng dạy trong chương trình phổ thông trung học hiện hành.
Song, để học sinh hiểu và cảm được tính triết lí trong câu chuyện không phải là dễ dàng. Trong buổi
hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày mất của Sêkhôp tổ chức tại trung tâm khoa học và văn hóa Nga
tháng 7 năm 2004, tác giả Lê Nguyên Cẩn đã có bài tham luận bàn về việc đưa truyện ngắn Người
trong bao vào chương trình THPT có thích hợp hay không? Theo ông, đây chưa phải là truyện ngắn
thuộc loại hay nhất và độc đáo, thể hiện nhiều phong cách truyện ngắn của Sêkhôp. Theo tác giả, ưu
điểm của truyện này là dễ đọc, dễ đáp ứng yêu cầu giảm tải đối với học sinh THPT song rất khó dạy
bởi tác phẩm không trích trọn vẹn mà chỉ trích vài đoạn phù hợp với số tiết được giảng. Cách làm
này đã phá vỡ ý nghĩa thẩm mĩ của câu chuyện và chủ thể tiếp nhận chính là học sinh. Muốn học
sinh hiểu rõ nội dung tư tưởng cùng những mạch ngầm của tác phẩm đòi hỏi người giáo viên phải
có khả năng cảm thụ tác phẩm sâu sắc để biến những điều mình biết thành bài học đơn giản cho học
sinh. Có như vậy, các em mới có cơ hội tiếp nhận sự đa chiều trong tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm.
Đồng quan điểm đó, Giáo sư Phạm Vĩnh Cư trong Hội thảo Sêkhôp trong nhà trường Việt Nam cho
rằng: Sêkhôp có biết bao truyện ngắn mà mỗi lần đọc ta lại phát hiện ra những chiều sâu mới. Người
trong bao cũng có những chiều sâu như thế nhưng trên hết đó vẫn là một tác phẩm giàu tính chính
luận. Như thế, giáo viên sẽ hướng học sinh đến với sự cảm nhận về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm
hơn là những chiều sâu toát lên từ ngôn từ và nội dung.
Số phận con người (Sôlôkhôp) trong chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành tái hiện một
giai đoạn lịch sử hào hùng và đau thương của đất nước Nga thông qua số phận nhân vật cá nhân
Anđrây Xôcôlôp. Tác phẩm đem lại cho người đọc cảm nhận về những nốt bi trong khúc nhạc trầm
hùng gieo vào lòng người những suy tư sâu lắng về chiến tranh, về số phận và sức mạnh của con
người. Có hay không số phận con người? Điều đó được Sôlôkhôp chỉ ra rất rõ trong đoạn trích
giảng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đó chính là câu trả lời mà bao thế hệ học sinh Việt Nam
ngày xưa và hôm nay kiếm tìm.
Một điều dễ nhận thấy, nhiều tác phẩm của một tác giả được chọn lọc để giảng dạy ở phổ
thông chưa mang tính đại diện cho tác giả đó. Đơn cử như trường hợp của A. Puskin. Lâu nay người
ta vẫn xem A. Puskin như một nhà thơ Nga , một “mặt trời của thi ca Nga”, vậy việc lựa chọn Ông
lão đánh cá và con cá vàng - một câu chuyện cổ tích kể bằng thơ nhưng lại được dịch theo hình
thức truyện để giảng dạy cho học sinh lớp 6 liệu có phải là lựa chọn đúng đắn? Bởi lẽ, nếu để giới
thiệu cho học sinh biết về kho tàng truyện cổ tích thế giới không thiếu những tác giả khác tiêu biểu
hơn như Anđecxen, Anh em nhà Grim… Hay như tác giả Sôlôkhôp được giới thiệu trong chương
trình lớp 12 với truyện ngắn Số phận con người, nhưng bạn đọc vẫn nhớ nhiều đến Sôlôkhôp thông
qua bộ tiểu thuyết vĩ đại Sông Đông êm đềm - “tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn học Nga thế kỉ
XX" [56, tr.2] và được cựu Tổng thống Nga V. Putin coi là: "tương lai, danh dự và lương tâm của
nước Nga". Liệu Số phận con người có phải là tất cả những gì mà nhà văn tài danh này có được
trong suốt chặng đường cống hiến cho nền văn học Nga? Ngay cả Sêkhôp - “con chim linh điểu của
buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa” (Nguyễn Tuân) cũng chỉ được giới thiệu tác phẩm
Người trong bao trong chương trình 11. Song, truyện ngắn nổi tiếng của Sêkhôp có phải là Người
trong bao hay là Phòng số 6? Trong bài viết về Ba truyện ngắn Nga kinh điển tác giả Ravi Viat cho
rằng: “Chúng ta đã được chứng kiến những thành tựu của truyện ngắn trong nền văn học Nga thế kỷ
XIX - một nền văn học giàu có truyện ngắn hơn bất kỳ nền văn học châu Âu đương thời nào. Bởi lẽ,
hầu như không một nhà văn lớn nào của Nga không sáng tác truyện ngắn. Cái chết của Ivan Ilich
của L. Tônxtôi, Phòng số 6 của Sêkhôp và Chiếc áo khoác của Gôgôn là ba trong số rất nhiều
truyện ngắn mà từ một lát cắt ngẫu nhiên, tác giả đem đến cho người đọc cái nhìn phổ quát về cuộc
sống, diễn đạt được những ý nghĩa triết học qua các hình ảnh tạo dựng bằng ngôn từ”. “Bất kể
những gì mà L. Tônxtôi, Sêkhôp và Gôgôn đã viết, chỉ ba truyện ngắn này thôi cũng đủ làm nên vị
trí của họ trên văn đàn thế giới” [80].
Đôxtôiepxki đã từng nhận xét “Tất cả chúng ta đều sinh ra từ Chiếc áo khoác. Lời nhận xét
trên đây đủ để chứng tỏ “Chiếc áo khoác của Gôgôn không chỉ là một câu chuyện về đạo đức con
người. Nó là thái độ đứng về phía những con người nhỏ bé chống lại bạo lực cường quyền” [80].
Nhưng Chiếc áo khoác lại vắng mặt trong chương trình phổ thông chuyên hướng con người đến
những vấn đề đạo đức, đến chân thiện mỹ của cuộc đời.
Không chỉ có văn học Nga mà các nền văn học khác như Pháp, Nhật Bản hay Trung Quốc
cũng rơi vào tình trạng như trên. Điều này có thể thấy rằng, việc lựa chọn tác giả và tác phẩm trong
chương trình phổ thông không đơn thuần chỉ là việc chọn mà làm sao để các em có thể bao quát hết
nền văn học của nhân loại, để khi ra khỏi cổng trường phổ thông các em có đủ tự tin để nói rằng: tôi
đã bước một chân vào cánh cửa của nền văn học thế giới.
Giáo sư Lê Ngọc Trà có nói: “Cái chính của dạy văn ở phổ thông là dạy người (dạy cách
sống, cách cảm, cách nghĩ và khả năng giao tiếp), còn ở đại học là dạy nghề (nghề dạy văn, nghiên
cứu, viết văn…). Không phải vô cớ mà có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam chương trình phổ
thông thì khó, còn đại học thì dễ trong khi ở nước ngoài thì ngược lại” [92]. Nghịch lí này một lần
nữa đòi hỏi các nhà xây dựng chương trình nhìn nhận lại cấu trúc chương trình trong sách giáo khoa
văn học hiện nay.
Tóm lại, cấu trúc chương trình văn học nước ngoài và văn học Nga trong chương trình phổ
thông dù đã có nhiều sự thay đổi cả về số lượng tác giả, tác phẩm và nền văn học nhưng vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót đáng kể. Vì thế, việc tìm một chỗ đứng cho văn học nước ngoài và văn
học Nga trong nhà trường phổ thông, sao cho học sinh được tiếp xúc với đỉnh cao của tinh thần văn
hóa nhân loại một cách hệ thống và có bài bản là vấn đề rất lớn đối với các nhà xây dựng chương
trình. Vấn đề này càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết khi chúng ta đang có chủ trương biên soạn
những bộ sách giáo khoa mới hiện đại hơn, hiệu quả hơn.
2.3. Khảo sát chương trình Văn học Nga trong xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông
Bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thế giới cả về khoa học kĩ thuật và công nghệ,
giáo dục Việt Nam đứng trước thử thách không nhỏ về sự hội nhập và toàn cầu hóa. Xu hướng tiến
gần hơn với thế giới buộc các nhà thiết kế chương trình giáo dục nhìn lại mục tiêu, cấu trúc, nội
dung chương trình giảng dạy trong những năm qua.
Chương trình Ngữ văn biên soạn theo tinh thần đổi mới giáo dục đã tạo đà cho sự phát triển
tri thức của học sinh cả về mặt kiến thức nhà trường và xã hội. Các em được tôn trọng hơn với vai
trò làm chủ, năng động, tự lực cánh sinh trong quá trình tìm kiếm tri thức cho riêng mình. Tứ trụ
giáo dục của thế kỉ XXI mà UNESCO đề ra phần nào đã thực hiện được.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kiến thức về tác phẩm văn học nước ngoài bên cạnh văn học
dân tộc, nhất là văn học Nga của học sinh vẫn còn là vấn đề cần phải suy nghĩ.
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh về
chương trình văn học Nga hiện hành để đánh giá khách quan hiệu quả của đề tài. Theo đó, chúng tôi
tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi với 451 học sinh và 110 giáo viên ở các trường THCS,
THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cụ thể như sau:
+ Trường THPT Hoàng Văn Thụ: 7 GV, 45 HS
+ Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi: 12 GV, 89 HS
+ Trường THPT Lý Tự Trọng: 13 GV, 78 HS
+ Trường THPT Hoàng Hoa Thám: 10 GV, 88 HS
+ Trường THPT Hà Huy Tập: 8 GV
+ Trường THCS Thái Nguyên: 10 GV, 45 HS
+ Trường THCS Mai Xuân Thưởng: 11GV, 64 HS
+ Trường THCS Lý Thái Tổ: 7 GV, 42 HS
+ Trường THCS Nguyễn Khuyến: 7 GV
+ Trường THCS Trần Quốc Toản: 9 GV
+ Trường THCS Âu Cơ: 8 GV
+ Trường THCS Bùi Thị Xuân: 8 GV
Kết quả chúng tôi thu được như sau:
Bảng 2.1: Thống kê kết quả khảo sát mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga
trong chương trình hiện hành.

Đối tượng Số người Phù hợp Tương đối phù hợp Chưa phù hợp
STT
khảo sát khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Giáo viên 110 62 56,4 28 25,5 20 18,2
2 Học sinh 451 232 51,4 121 26,8 98 21,7

Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp


60

Phù hợp
40
Tỷ lệ %

Tương đối phù hợp


Chưa phù hợp

20

0
Giáo viên Học sinh

Bảng 2.2: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga trong chương
trình hiện hành .
Bảng 2.3: Thống kê kết quả khảo sát mức độ yêu thích tác giả, tác phẩm văn học Nga
trong chương trình hiện hành

ST Đối tượng Số người Yêu thích Tương đối yêu thích Chưa yêu thích
T khảo sát khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Giáo viên 110 57 51,8 30 27,3 23 20,9
2 Học sinh 470 220 48,8 130 28,8 120 26,6

Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích


60

Yêu t hí ch
40
Tương đối yêu thí ch
Tỷ lệ %

Chưa yêu t hí ch

20

0
Giáo viên Học sinh

Bảng 2.4: Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích cấu trúc chương trình văn học Nga hiện
hành

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy:


+ Về mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga trong chương trình hiện hành: có đến
hơn 50% giáo viên và học sinh cho rằng các tác phẩm văn học Nga trong chương trình phổ thông
hiện hành ở mức độ phù hợp với nhận thức của học sinh, gần 30% ý kiến khác cho rằng các tác
phẩm chỉ ở mức độ tương đối phù hợp và khoảng 20% ý kiến đánh giá là chưa phù hợp với học
sinh.
+ Về mức độ yêu thích tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương trình hiện hành ở trường
phổ thông, theo đánh giá của giáo viên và học sinh: chương trình chỉ đạt khoảng 50% và gần 50%
chưa thực sự cảm thấy hài lòng với nhu cầu xúc cảm của mình.
Việc dạy tác phẩm văn học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói riêng trong nhà trường
không đơn thuần là sự yêu thích mà còn là sự phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Vì thế, việc xã
hội biến đổi cùng với sự thay đổi cả về nhận thức, tâm sinh lí của bạn đọc học sinh như hiện nay đòi
hỏi các nhà biên soạn sách giáo khoa xác định đúng đắn hơn vị trí, vai trò của nền văn học trên văn
đàn thế giới, đồng thời, đáp ứng yêu cầu nguyên tắc xây dựng chương trình văn học Nga trong nhà
trường phổ thông Việt Nam.
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NGA TRONG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

3.1 Mục đích thử nghiệm


Chương thử nghiệm này là quá trình vận dụng các cơ sở lí thuyết về xây dựng chương trình
đã được nêu ra ở phần trước của luận văn nhằm hướng đến khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới của
chương trình giáo dục; đánh giá, rút kinh nghiệm về việc lựa chọn chương trình văn học Nga trong
nhà trường phổ thông thích ứng với xúc cảm thẩm mĩ của học sinh và yêu cầu giáo dục trong thời
đại mới; đồng thời nhận thức tính khả thi của đề tài trong điều kiện thực tế.
3.2 Yêu cầu thử nghiệm
Chương trình thử nghiệm phải thể hiện được tương đối rõ nét việc vận dụng nguyên tắc xây
dựng chương trình văn học Nga vào chương trình cụ thể; đồng thời quá trình vận dụng đó cũng phải
thể hiện được những hiệu quả bước đầu trong việc lựa chọn tác giả, tác phẩm văn học tương xứng,
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức của học sinh và đổi mới chương trình giáo dục Việt
Nam trong thời đại mới.
Do nội dung chủ yếu của luận văn đề cập đến việc xây dựng chương trình văn học Nga còn
khá mới mẻ nên thử nghiệm ở đây chỉ mang tính chất phác thảo để có cơ sở thực tiễn nhằm tiếp tục
hoàn thiện cho chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông.
Cấu trúc bài học do chúng tôi lựa chọn gồm những vấn đề sau:
+ Tên văn bản, đoạn trích và tác giả.
+ Giới thiệu tác giả.
+ Vài nét về tác phẩm.
+ Lí do lựa chọn.
+ Văn bản tác phẩm, đoạn trích (Phần này đặt ở Phụ lục).
+ Câu hỏi hướng dẫn học bài (Phụ lục).
+ Gợi ý trả lời (Phụ lục).
3.3. Phác thảo cấu trúc chương trình
3.3.1. Chương trình trung học cơ sở
+ Tổng số tiết văn học Nga trong chương trình thử nghiệm là 8 tiết (chiếm 19.5% trong tổng
số tiết văn học nước ngoài của chương trình hiện hành (41tiết).
+ Tổng số tiết văn học Nga trong chương trình thử nghiệm là 7 tiết, hơn 1 tiết so với chương
trình hiện hành.
a. Lớp 6: Những cuộc phiêu lưu kì lạ của Karik và Valia (Trích đoạn) – Ian Larri (2 tiết).
b. Lớp 7: Người thầy đầu tiên (Trích đoạn) - C. Aitmatôp (2 tiết).
c. Lớp 8: Lãng quả thông (Trích đoạn) - Pauxtôpxki (2 tiết).
d. Lớp 9: Cánh buồm đỏ thắm (Trích đoạn) - A. Grin (2 tiết).
3.3.2. Chương trình trung học phổ thông
+ Tổng số tiết văn học Nga trong chương trình thử nghiệm là 9 tiết (chiếm 32% trong tổng số
tiết văn học nước ngoài của chương trình hiện hành (28tiết).
+ Tổng số tiết văn học Nga trong chương trình thử nghiệm là 9 tiết, hơn 2 tiết so với chương
trình hiện hành.
a. Lớp 10: + Con đường mùa đông - Puskin (2 tiết).
+ Cánh buồm - Lermôntôp - Đọc thêm bắt buộc (1 tiết).
b. Lớp 11: + Con kỳ nhông - Sêkhôp (2 tiết).
+ Đêm - Êxênin - Đọc thêm bắt buộc (1 tiết).
c. Lớp 12: + Sông Đông êm đềm (trích đoạn) - Sôlôkhôp (2 tiết).
+ Chia tay - Akhamatôva - Đọc thêm bắt buộc (1 tiết).
3.4. Phác thảo danh mục tác phẩm lựa chọn trong chương trình
Văn bản tác phẩm, đoạn trích xin xem ở phần phụ lục.
3.4.1. Chương trình trung học cơ sở
3.4.1.1. NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU KÌ LẠ CỦA KARIK VÀ VALIA - IAN LARI
a. Giới thiệu tác giả: IAN LÊÔPÔNĐÔRÔVICH LARI
Ian Lêôpônđôrôvich Lari sinh ngày 15 tháng 2 năm 1900 ở Riga nhưng có tài liệu cho rằng
ông sinh ra ở Matxcova.
Mồ côi từ năm 10 tuổi, ông từng làm nhiều việc để sống, sau được một gia đình nhà giáo
nuôi dưỡng nhưng ít lâu sau ông bỏ đi.
Sau cách mạng tháng Mười, ông học ở Khoa Sinh - Trường Đại học tổng hợp Khackôp.
Những truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên báo “Người Lênin trẻ” - nơi ông làm việc là Đất
nước Ucraina bị đánh cắp, Những câu chuyện buồn và khôi hài về những con người nhỏ bé dành
riêng cho trẻ em.
Thời gian sau, ông chú tâm vào viết thể loại truyện yêu thích: truyện cổ tích - viễn tưởng. Rất
nhiều tác phẩm ra đời và nhận được sự tán dương của độc giả như: 5 năm (1929 - viết chung với A.
Lip Shin), Cửa sổ vào tương lai (1929), Điều đó xảy ra thế nào?(1930), Những ghi chép của người
kị binh (1931).
Sau khi truyện viễn tưởng Đất nước của những người hạnh phúc (1931) xuất bản, tên tuổi
của nhà văn được lưu danh. Cuốn truyện đã mở đường cho cuốn Người khách từ hành tinh khác ra
đời. Do một số rắc rối về chính trị, ông vào làm ở viện Nghiên cứu thủy sản và bảo vệ thành công
luận án Tiến sĩ tại đây. Với mong muốn có một cuốn sách viết về thế giới côn trùng cho thiếu nhi,
Macsăc đã làm việc với viện sĩ Lep Bec - nơi Lari làm việc, nhờ đó Cuộc phiêu lưu kì lạ của Karlik
và Valia ra đời. Sự có mặt của cuốn truyện được giới văn nghệ sĩ chuyên viết cho thiếu nhi ủng hộ
nhiệt tình nhưng gặp phải sự phản đối của các nhà xuất bản. Cuối cùng, những chương đầu tiên
cũng ra mắt độc giả nhỏ tuổi trên tờ tạp chí “Fire” vào tháng 2 năm 1937. Cuối năm 1987, bộ phim
chuyển thể từ cuốn sách chính thức ra đời.
Ngoài ra, ông còn viết một số truyện khác như Ghi chép của cô học trò nhỏ, Những cuộc
phiêu lưu kì lạ của Kuc và Kucki... và nhận được nhiều thiện cảm của các em thiếu nhi.
Ngày 18 tháng 3 năm 1977 ông từ giã cõi đời.

b. Vài nét về tác phẩm


Truyện Cuộc phiêu lưu kì lạ của Karlik và Valia của Ian Lari vừa làm nhiệm vụ phổ biến
kiến thức khoa học về thế giới côn trùng, vừa đem lại sự ham thích tìm hiểu, khám phá và giải trí
dành cho thiếu nhi. Đó là một cuốn sách xuất sắc, thú vị đáng trân trọng. Tác giả cuốn truyện mong
muốn sẻ chia với bạn đọc - trẻ em - những kiến thức, kinh nghiệm và cả sự quan sát của ông về thế
giới côn trùng học. Đây là cuốn sách giới thiệu về các vấn đề liên quan đến khoa học nhưng lại
được viết với một văn phong giản gị, ngôn ngữ rõ ràng và tuân thủ nguyên tắc giải trí.
Cuộc phiêu lưu kì lạ của Karik và Valia kể về việc giáo sư Ivan Germogenovich đã chế tạo ra
một thứ chất lỏng đặc biệt có thể biến một sự vật to lớn, bình thường thành những sự vật bé nhỏ hơn
rất nhiều. Cả hai anh em Karlik và Valia đã vô tình uống nhầm phải chất lỏng đặc biệt đó và tham
gia vào chuyến du lịch bất đắc dĩ trên con chuồn chuồn trong hồ nước.
May mắn thay, vị giáo sư đã đoán biết ra sự việc và bắt đầu hành trình đi tìm hai anh em. Họ
đã trải qua khá nhiều những gian khổ từ việc hành quân đi tìm nước, thức ăn, chỗ ngủ cho đến đánh
nhau với lũ kiến, quái vật có cánh, con ong Ammophil, ruồi... Mỗi trận chiến, mỗi bước đường đi lại
là một bài học bổ ích về thế giới sinh vật kì diệu, thú vị mà vị giáo sư già kể cho hai anh em nghe.
Cuối cùng họ cũng trở về với thế giới bình thường, nhưng có lẽ không ai trong ba người có
thể quên được chuyến du lịch hấp dẫn và thú vị vừa qua. Chính trong chuyến du lịch bất đắc dĩ đó,
vị giáo sư già đã hướng dẫn cho hai anh em hiểu những điều thú vị của thế giới động thực vật tồn tại
trong tự nhiên. Những kiến thức khoa học về thế giới tự nhiên cùng những trải nghiệm của ba nhân
vật trong chuyến đi đó tạo nên một cuộc phiêu lưu hấp dẫn bất cứ bạn đọc nhỏ tuổi nào.
Đoạn trích chúng tôi lựa chọn là một trong những chuyến đi tìm đường về quê nhà của ba
nhân vật trên.
c. Lí do lựa chọn
Trong dòng văn học thiếu nhi, truyện khoa học viễn tưởng giữ một vị trí khá khiêm tốn, trong
khi nhu cầu tìm kiếm một tác phẩm hấp dẫn, kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh lứa tuổi
thiếu nhi là điều cần thiết.
Cuộc phiêu lưu kì lạ của Karik và Valia là một trong những câu chuyện kể về sự kì diệu của
thế giới thiên nhiên trên con đường chinh phục của con người được kể lại một cách hấp dẫn với
cách viết truyện trong sáng, nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh cùng nghệ thuật lồng ghép kiến thức
khoa học tuyệt vời của tác giả Ian Lari.
Lâu nay, yếu tố khoa học viễn tưởng vẫn được xem là phần phụ của văn học, nhất là công
việc kết hợp giữa văn học với phổ biến kiến thức càng không được coi trọng. Do đó, việc lựa chọn
cuốn truyện của Ian Lari như một tất yếu.
Đoạn trích chúng tôi chọn lựa giúp học sinh thỏa mãn được nhu cầu khám phá của mình cả
về kiến thức khoa học, văn học mà còn giới thiệu cho học sinh nghệ thuật viết văn miêu tả hấp dẫn,
sinh động và lôi cuốn nhưng không kém phần tỉ mỉ, chi tiết của nhà văn. Đoạn trích cũng thể hiện
rất rõ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình của nhà văn.
3.4.1.2. NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN - AIMATÔP
a. Giới thiệu tác giả: C. AITMATÔP
C. Aitmatôp sinh ngày 12 tháng 2 năm 1928 tại một ngôi làng ở Kưrơgưxtan. Năm 1937, cha
ông bị đàn áp, nhà văn tương lai được bà ngoại nuôi dưỡng. Do sống ở cả hai vùng nước Nga và
Kưrơgưxtan nên ông có thể viết tác phẩm bằng hai thứ tiếng.
Năm 1948, C. Aitmatôp tốt nghiệp đại học thú ý.
Năm 1952, ông bắt đầu cho ra đời những câu chuyện bằng tiếng Kưrơgư.
Năm 1958, ông tốt nghiệp Học viện văn học Macxim Gorki và ra mắt tác phẩm Đối mặt trên
tạp chí Tháng Mười. Cùng thời gian đó, ông công bố tiểu thuyết Giamilya trên tạp chí Nôvi Mia nổi
tiếng trên thế giới.
Năm 1963, ông nhận được giải thưởng Lênin khi công bố tập truyện Núi đồi và thảo nguyên,
bao gồm các truyện Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên...
Đến năm 1965, ông bắt đầu viết bằng ngôn ngữ tiếng Nga với tác phẩm Vĩnh biệt Gunxarư.
Năm 1980, Aitmatôp đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Và một ngày dài hơn thế kỉ.
Đoạn đầu đài (1986), cuốn tiểu thuyết được đọc nhiều nhất thời cải tổ, trong đó Aitmatôp
tìm cách phanh phui bản chất của cái ác đang có nguy cơ hủy diệt nhân tính, trong đó yếu tố văn
hóa và bản sắc dân tộc được ông chú ý hơn cả.
Tiểu thuyết cuối cùng Khi những ngọn núi sụp đổ (còn có tên phụ là Cô dâu muôn đời),
Aitmatôp trở lại với vấn đề ý nghĩa cuộc sống bên cạnh những vấn đề bức thiết hiện nay.
Năm 1988-1990 Aitmatôp là trưởng biên tập của tạp chí "văn học nước ngoài".
Năm 1990-1994, ông là Đại sứ của Kưrơgưxtan và Liên minh châu Âu.
Ông vĩnh biệt cuộc đời vào ngày 10.06.2008 hưởng thọ 79 tuổi. Thi hài của ông được chôn
cất gần thủ đô Bitxkêch của Kưrơgưxtan.
Công trình của Aimatôp được dịch sang hơn 170 ngôn ngữ. Ông là một trong những tác giả
đương đại được đọc nhiều nhất trên thế giới. Một số cuốn sách của ông trở thành những tác phẩm
điện ảnh ở Kưrơgưxtan, Nga và Thổ Nhĩ Kì
Năm 2008 được tuyên bố là năm của Aitmatop.
b. Vài nét về tác phẩm
Aimatôp xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX với truyện
ngắn Giamilia được dịch giả Nguyễn Văn Sỹ chuyển ngữ từ tiếng Pháp in trên tạp chí Văn nghệ.
Nhưng phải đến 20 năm sau, khi công cuộc cải tổ diễn ra ở Liên Xô và Việt Nam bước vào giai
đoạn đổi mới, Aitmatôp mới xuất hiện trở lại với Con tàu trắng, Vĩnh biệt Gunxarư, Con chó
khoang chạy ven bờ biển, Sếu đầu mùa, Và một ngày dài hơn thế kỉ, Đoạn đầu đài...
Người thầy đầu tiên cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Aimatôp xuất hiện trong
thời kì đó. Đây là nhà văn được khá nhiều bạn đọc Việt Nam yêu mến ngay từ khi mới xuất hiện vì
giọng văn nhẹ nhàng, vì những câu chuyện mang đậm màu sắc truyền thống dân tộc Kưrơgưxtan
nhưng vẫn toát lên sức sống mãnh liệt của những thân phận, những con người bé nhỏ quyết sống vì
hạnh phúc và cuộc đời của mình.
Người thầy đầu tiên kể về câu chuyện của viện sĩ Antưnai khi còn thơ bé đã được người thầy
Đuysen - một đoàn viên thanh niên cộng sản - dạy học và đưa cô đến với những thành công của
cuộc đời. Không được sự đồng tình của người dân nhưng hơn bao giờ hết, người thầy đầu tiên ấy đã
lấy được tình cảm của các em học sinh, nhất là cô bé Antưnai. Chính thầy là người đã giúp em vượt
qua nỗi đau do gia đình người chú gây ra khi quyết gả cô cho người giàu và cũng chính thầy đã bồi
đắp niềm tin cũng như phát hiện tài năng của cô bé giàu nghị lực ấy. Cuộc chia tay trên sân ga ngày
tiễn cô lên tỉnh học - chấm dứt chuỗi ngày tháng khổ cực của cô - cũng là lúc cô chia tay với người
thầy, người anh của mình. Hai cây phong thầy giúp Antưnai trồng bên trường để lưu giữ những kỉ
niệm đáng nhớ trong những ngày đi học nhưng cũng đầy đau khổ của cô giờ trở thành nỗi ám ảnh
trong trái tim cô mỗi lần về làng. Cô bắt đầu xóa bỏ kí ức, xóa bỏ nơi đã nuôi dưỡng cô thành tài.
Nhưng lương tâm cô không cho phép. Hai cây phong như những chứng nhân lịch sử kéo cô trở về
với quá khứ, buộc cô phải nhớ đến như một lát cắt trong tâm hồn. Quan trọng hơn cả là người thầy
đầu tiên của cô, thầy Đuysen vẫn đợi chờ cô, dõi bước theo sự thành công của cô và vẫn là người
nuôi dưỡng những ước mơ cho bao thế hệ tồn tại trong cái làng Kukurêu nghèo đói và lạc hậu này.
Đoạn trích chúng tôi lựa chọn nằm ở đoạn giữa của phần 1 kể lại những cảm xúc của cô bé
Antưnai khi cùng thầy Đuysen xếp đá làm cầu tạm qua suối cho các bạn học sinh đi học trước ánh
mắt dè bỉu, coi thường của người dân.
c. Lí do lựa chọn
Người thầy đầu tiên đem lại cho bạn đọc những tình cảm chân thành về tình thầy trò. Chính
sự gắn kết và sức mạnh của tình cảm thầy trò đã đọng lại trong học sinh những suy nghĩ về trách
nhiệm, về vai trò của người thầy đối với học sinh và cả học sinh đối với người thầy, đem đến những
bài học lớn cho học sinh phổ thông.
Đoạn trích cũng giúp học sinh nhận ra chân lí: sự học không hề đơn giản. “Học, học nữa, học
mãi” (V. I. Lênin) không chỉ để mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà còn là trách nhiệm với xã hội, với
cuộc sống.
Nghệ thuật kể chuyện chậm rãi như đưa người đọc đến với từng chi tiết nhỏ nhặt của câu
chuyện để cảm nhận và tự lắng sâu tâm hồn, chìm đắm trong những suy tư của riêng mình. Không
cần đao to búa lớn song Aimatôp đã rất thành công trong nghệ thuật dẫn dắt người đọc đến với thế
giới sâu bên trong tâm hồn của mỗi con người.
3.4.1.2 LÃNG QUẢ THÔNG – PAUXTÔPXKI
a. Giới thiệu tác giả:
CÔNGXTANTIN GIOOCGIÊVICH PAUXTÔPXKI
Côngxtantin Gioocgiêvich Pauxtôpxki (3.05.1892 – 14.7.1968) - sinh trưởng trong một gia
đình công chức ngành đường sắt ở miền Đapôrôxơ.
Năm ông học lớp 6, gia đình ly tán, từ đó, ông bắt đầu cuộc sống khổ cực bằng việc nghề dạy
kèm để sống và học tập. Đó là thời gian ông viết truyện ngắn đầu tiên đăng trên Tạp chí văn học
Kiev “Những ngọn lửa” vào năm 1911.
Học 2 năm ở trường Đại học tổng hợp Kiev, sau đó chuyển đến trường Đại học tổng hợp
Matxcơva.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ông bắt đầu “đi vào cuộc sống”, để “biết tất cả,
cảm nhận tất cả và hiểu tất cả” [93] làm tư liệu viết văn.
Thập kỉ 30 của thế kỷ XX đánh dấu sự thành công vang dội của ông trên văn đàn cũng là
khoảng thời gian sung sức nhất trong sự nghiệp của nhà văn. Ông lần lượt cho ra mắt những truyện
dài và tiểu thuyết lịch sử như: Kara - Bugar (1932), Số phận của Saclơ Lônxêvin (1933), Conkhiđa
(1934), Câu chuyện phương Bắc (1938), và một số tác phẩm viết về công việc sáng tạo nghệ thuật
của các nghệ sĩ: Ôrext Kivetxki (1937), Tarat Sepchenkô (1939), Tiểu thuyết về rừng (1949), Bông
hồng vàng...
Truyện của Pauxtôpxki đem lại cảm giác nhẹ nhàng cho người đọc và tìm thấy niềm vui, sự
thanh thản trong mỗi câu chuyện của ông.
b. Vài nét về tác phẩm
Không phải ngẫu nhiên Pauxtôpxki được mệnh danh là “Nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh
giá của văn xuôi”. Mỗi câu chuyện ông viết ra đều mang âm hưởng của những khúc nhạc trữ tình,
của những giai điệu ngọt ngào. Phađêep đã từng nói rằng: "Văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy
chính là thơ". Chất thơ chính là chiếc cầu nối đưa văn xuôi thấm vào hồn người nhẹ nhàng sâu lắng
nhanh nhất và dịu êm nhất. Chính L. Tônxtôi cũng từng tự nhủ rằng: Tôi không bao giờ hiểu đâu là
ranh giới giữa văn xuôi và thi ca. Còn Pauxtôpxki, trong Truyện cuộc đời cũng bộc bạch rằng: "Tôi
đã nhìn thế giới xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ (...). Tôi biết rằng thơ - đó là cuộc
sống được thể hiện ở dạng hoàn thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất cả chiều sâu mà cặp mắt dửng
dưng lười nhác không thể nào bao quát được" [nguồn Internet].
Lẵng quả thông là một bài thơ như thế.
Lẵng quả thông - trích trong Bình minh mưa kể về câu chuyện của cô bé con người gác rừng
trong một buổi đi nhặt quả thông trở về nhà được một người đàn ông mang hộ lẵng quả thông và
hứa sẽ tặng cô một món quà nhân ngày sinh nhật lần thứ 18. Cô bé đã rất muốn nhận món quà ngay
lúc ấy nhưng không được. Theo thời gian, cô quên mất rằng có người hứa tặng quà cho cô. Tuy
nhiên, người đàn ông ấy không quên. Đó chính là một người nghệ sĩ piano nổi tiếng. Ông đã chuẩn
bị cho cô bé một món quà đầy ý nghĩa - một bản nhạc ca ngợi cuộc sống.
Đoạn trích chúng tôi lựa chọn nằm ở phần cuối của truyện ngắn khi cô bé Đanhi đã rời quê
hương của mình đến nơi khác sinh sống. Món quà mà cha cô tặng cô nhân ngày sinh nhật 18 tuổi là
chuyến đi trở về với miền quê yêu dấu. Ở nơi đó cô đã nhận được món quà sinh nhật của người
nghệ sĩ già. “Cuộc sống ơi, ta mến yêu người” là câu cuối Đanhi thốt lên khi hiểu rõ món quà cô
được tặng.

c. Lí do lựa chọn
Truyện của Pauxtôpxki thường kể về những điều đơn giản của cuộc sống, về những câu
chuyện tưởng chừng như ta đã gặp đâu đó trong cuộc sống đời thường, vì thế, nó rất gần với sự cảm
nhận và tâm hồn người Việt Nam.
Thần thái của văn xuôi Pauxtôpxki là chất thơ ngọt ngào. Điều này được thể hiện khá rõ
trong Lãng quả thông. Chất thơ trong tác phẩm này tỏa ra từ những vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, của
con người Nga; chất thơ ấy còn ánh lên từ tình huống truyện, từ giọng điệu trần thuật, từ ngôn ngữ...
Lãng quả thông mang trong mình ánh sáng của thiên nhiên Nga diệu kì được tô điểm bởi
những dòng văn Pauxtôpxki như thôi thúc người đọc khám phá sâu hơn nữa thế giới kì diệu của vẻ
đẹp đó. Bức tranh thiên nhiên Nga hiện lên trong truyện huyền diệu biết bao với những khu rừng
tràn ngập bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào, với tiếng sóng vỗ bờ, với những
hàng rêu từ trên cành cây xõa xuống mặt đất như những mái tóc xanh.
Vẻ đẹp của truyện ngắn còn đến từ những câu chuyện không có chuyện. Nhân vật trong Lẵng
quả thông được miêu tả thiên về cảm xúc bên trong. Đó là những diễn biến, nhưng cảm xúc, những
giây phút độc thoại nội tâm chảy tràn trên trang giấy đem lại cho người đọc những ấn tượng khó
quên.
Ngoài ra, giọng điệu trong truyện của Pauxtôpxki mang âm hưởng nhẹ nhàng, êm đềm - một
đặc trưng phong cách văn xuôi của nhà văn khiến cho cốt truyện đơn giản nhưng vẫn níu giữ được
người đọc đến những chữ cuối cùng.
Với Pauxtôpxki, văn xuôi là hiện thân của tình yêu thơ không trở thành hiện thực. Ông đã
giành trọn tình yêu thơ của mình cho văn xuôi. Những trang văn xuôi của ông là những bản nhạc
mượt mà, êm đềm mà Lẵng quả thông là một nốt nhạc trong sáng và đằm thắm.
Học sinh lớp 8 tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng đó cũng là lứa tuổi nhiều mơ ước, nhiều khát khao
về cuộc sống của riêng mình. Các em cần những bài học về cái đẹp của cuộc sống để định hình cho
mình một hướng đi đúng đắn hơn khi bước chân vào thế giới của những người bắt đầu lớn - lứa tuổi
thanh niên. 14 tuổi với những mộng mơ riêng của bản thân, các em sẽ hình thành cho mình bài học
từ những điều đơn giản trong cuộc sống, từ đó có cái nhìn chân thực hơn về cuộc sống vốn có quá
nhiều cảm bẫy như bây giờ, tìm một điều nhỏ nhặt từ cái đẹp của nó đem gom lại, sẽ có lúc các em
hiểu tình yêu cuộc sống là gì, và cuộc sống này đáng sống, đáng xây dựng như thế nào? Đoạn trích
còn là bài học cần thiết cho các em khi bước chân vào đời.
Nghệ thuật viết truyện của Pauxtôpxki với những tình tiết nhẹ nhàng, không nhiều góc cạnh
nhưng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, là tấm gương để người đọc nhìn lại mình, lắng
lòng để cảm nhận và sống tốt hơn với chính mình.
3.4.1.4. CÁNH BUỒM ĐỎ THẮM - A. GRIN
a. Giới thiệu tác giả: ALÊCHXANĐƠ GRIN
Alêchxanđơ Grin (23.08.1880 - 07.07.1932) có tên lúc sinh là Alêchxanđơ Stêphannôvich
Grinepxki sinh ngày 23 tháng 8 năm 1880 ở một vùng ngoại ô của Viatxka. Cha ông là người Ba
Lan bị đày ải sau cuộc Nổi loạn tháng Giêng năm 1863, sống lưu vong ở Viatxka, là nhân viên kế
toán và ra đi trong cảnh đói nghèo .
Ngay từ nhỏ Grin đã là cậu bé có óc tưởng tượng phong phú và rất thông minh.
Năm 1896, sau khi tốt nghiệp trung học ở Viatxka, Grinepxki đến Ôđêxa và bắt đầu cuộc
sống lang bạt. Ông làm đủ nghề để sống như thủy thủ, thợ đào vàng, công nhân xây dựng.
Năm 1906, tác phẩm đầu tiên của ông được in.
Đến 1912, ông về sống ở Xanh Petecbua. Thời gian này ông viết rất nhiều và được đông đảo
bạn đọc đón nhận. Mặc dù vậy, cuộc sống của ông luôn bị đe dọa bởi cái đói và sự nghèo khổ.
Những ngày cuối đời, thế giới quan lãng mạn của ông có sự mâu thuẫn với dòng văn học Xô
viết. Những nhà xuất bản ở Matxcơva, Lêningrat từ chối xuất bản truyện của ông. Buồn, chán và
nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến việc ông uống rượu và bị bệnh ung thư dạ dày và lao phổi.
Tháng 7 năm 1932, ông giã biệt cuộc đời ở Xtarưi Crưm.
Truyện của ông không chỉ dành cho trẻ em - những người thích mơ mộng, khám phá - mà cả
người lớn. Thế giới truyện đó gợi niềm đam mê, khát vọng chinh phục tất cả những ai yêu thích sự
khám phá.
Hơn nữa, Grin không chỉ là họa sĩ vẽ phong cảnh tuyệt vời mà còn là bậc thầy trong việc sắp
xếp cốt truyện. Truyện của ông là sự hi sinh, lòng dũng cảm và là tình yêu thương giữa con người
với con người trong cuộc sống này.
b. Vài nét về tác phẩm
Năm 1895, trên bến cảng, A. Grin nhìn thấy hai học sinh mặc đồng phục màu trắng của thủy
thủ bước xuống từ chiếc taxi. “Tôi dừng lại - Ông nói - và nhìn say mê hai học sinh này. Họ là bí ẩn
đối với tôi. Tôi không ghen nhưng thấy trào lên cảm giác đau đớn ”[72, tr.4]. Từ đó, giấc mơ về
những người thủy thủ tràn ngập trong ông. Cánh buồm đỏ thắm đã ra đời từ giấc mơ đó.
Đây là câu chuyện tình yêu hấp dẫn, đầy màu sắc lãng mạn viết năm 1920 - 1921 khi ông
đang lang thang trên đường phố Pêtrôgat băng giá với căn bệnh sốt phát ban, đói ăn, thiếu mặc,
không nhà không cửa. Người đọc lắng mình trong những vùng đất đẹp đẽ, những chuyến đi biển
lênh đênh trên con tàu trong sự khám phá cuộc sống mới. Người đọc cũng như thấy mình trong giấc
mơ lãng mạn của cô bé Axôn cùng những khát khao của cậu bé Grây. Sức mạnh của niềm tin, ước
mơ bay bổng đó là cuộc gặp gỡ tuyệt đẹp trên chiếc tàu với cánh buồm đỏ thắm chở nặng ước mơ.
Lôngren là thủy thủ của con tàu Arion. Vợ mất, anh phải từ giã những chuyến đi biển để
chăm sóc bé Axôn.
Công việc của anh là tạo ra những món đồ chơi bằng gỗ bán cho các cửa hàng tạp hóa. Do
hận thù với Menec - người gián tiếp gây nên cái chết của vợ anh - nên anh đã từ chối giúp đỡ vợ của
Menec thoát khỏi trận cuồng phong của biển cả. Dân làng vì thế xa lánh gia đình anh.
Một ngày, cô bé Axôn gặp một ông già chuyên kể chuyện cổ tích. Ông đã kể cho Axôn nghe
về một chàng thủy thủ đẹp trai sẽ đến đón cô trên chiếc thuyền với cánh buồm đỏ thắm. Cô đã tin và
mơ về điều đó.
Grây là cậu bé con nhà khá giả. Ngay từ những ngày thơ ấu, anh chỉ biết quẩn quanh với
những người làm và trò chơi đánh trận giả do anh bày ra. Nhưng thư viện sách của gia đình đã giúp
anh nghe được tiếng nói thầm thì từ bức tranh người thuyền trưởng đang điều khiển con tàu vượt
qua giông bão. Anh bỏ nhà đi sau đó và bắt đầu cuộc đời thủy thủ từ người phụ việc.
Trong chuyến hành trình trên con tàu “Bí mật” ngang qua làng Capecna, Grây đã nghe câu
chuyện của Axôn.
Một ngày kia, cánh buồm đỏ thắm và chàng hoàng tử trong mơ đang hiện diện trước mặt
Axôn.
Đoạn trích lựa chọn là phần thứ hai trong cuốn truyện Cánh buồm đỏ thắm kể về hành trình
thực hiện ước mơ thuyền trưởng của Grây.
c. Lí do lựa chọn
A. Grin là nhà văn mà không một bạn đọc nhỏ tuổi nào trên thế giới có thể từ chối khi đọc
những trang văn thấm đẫm ước mơ ngọt ngào, người được rất nhiều nhà phê bình nhận xét là tác giả
“tiểu thuyết của thiếu niên” [72, tr. 6].
Tiểu thuyết Cánh buồm đỏ thắm của A. Grin là một trong những tác phẩm được nhiều thế hệ
bạn đọc trên thế giới đón nhận.
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của thiên tiểu thuyết là nhờ tài năng tưởng tượng siêu việt
về những vùng đất đẹp đẽ với những dòng sông uốn khúc chở nặng những con tàu đến với những
miền đất xa xôi. Nhưng quan trọng hơn cả là trong đoạn trích này nói riêng và cả thiên truyện nói
chung, Grin đã chỉ cho người đọc thấy rằng cuộc đời cần phải biết ước mơ, biết tìm đến với những
chân trời mới để làm đẹp thêm cho cuộc sống của mình. Đó cũng là cách tạo dựng tình yêu của
mình đối với cuộc sống và đối với những người thân yêu và với chính bản thân mình.
K. Pauxtôpxki, trong cuốn Bông hồng vàng đã viết: “nếu như Grin chết đi mà chỉ để lại cho
chúng ta một bài thơ bằng văn xuôi như Cánh buồm đỏ thắm thôi thì như thế cũng đã đủ để chúng ta
đặt ông ngang hàng với những nhà văn xuất chúng đã tung ra lời kêu gọi làm rung động trái tim con
người, đạt tới cái hoàn mĩ” [73, tr. 317]. Điều đó có thể xảy ra khi “tương lai mà chúng ta đang
hướng tới sinh ra từ một đặc tính vô địch của con người - biết mơ ước và biết yêu” [73, tr. 317].
Viết nhiều về tình yêu lãng mạn nhưng biển cả vẫn là đất diễn của Grin, vì thế, Cánh buồn đỏ
thắm không chỉ có giấc mơ tình yêu lãng mạn của cô bé Axôn mà còn đầy ắp khát khao giấc mộng
biển cả của Grây. Đoạn trích lựa chọn đưa đến cho người đọc sự cảm nhận về một con người dũng
cảm, với những khát vọng cao cả thường thấy ở các nhà thám hiểm, những người đi biển và những
nhà du hành vũ trụ.
Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của A. Grin, lúc ồn ào như trận cuồng phong bão tố, lúc lắng
sâu dịu êm như biển cả sau cơn bão bùng càng làm cho những chuyến phiêu lưu tăng sức hấp dẫn.
3.4.2 . Trung học phổ thông
3.4.2.1. CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG - PUSKIN
a. Giới thiệu tác giả: ALÊCHXANĐƠ XECGÂYÊVICH PUSKIN
Alêchxanđơ Xecgâyêvich Puskin (06.06.1799 - 10.021837) sinh ra trong một gia đình thuộc
dòng quý tộc lâu đời và quyền quý.
Năm 1811, ông vào học tại trường Litxi (trường trung học dành cho con em quý tộc). Trong
cuộc thi thơ do nhà trường tổ chức năm 1815, ông đã viết bài thơ Những kỉ niệm Hoàng thôn và đạt
giải nhất.
Năm 1817, sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm viên chức Bộ ngoại giao ở Xanh
Petecbua. Tuy vậy, ông đã từ bỏ cuộc sống huy hoàng để đến với phong trào đấu tranh chống chế độ
nông nô do những nhà quý tộc dấy lên. Từ đây, ông xác định lập trường chính trị và nghệ thuật của
mình: chống Sa hoàng và nguyện làm “người ca sĩ của tự do”. Nhiều bài thơ chống Sa hoàng xuất
hiện như Gửi Sađaep (1818), Làng (1819). Đó là lí do khiến ông bị Sa hoàng thù ghét và buộc đi
đày biệt xứ ở Sibiri.
Những bài thơ ra đời trong thời gian này trầm lắng và chất chứa nhiều tâm sự như Ánh mặt
trời ban ngày đã tắt (1820), Người tù (1822), Con chim nhỏ (1823), Hỡi sóng cả ai ngăn ai chặn
(1823)... cùng nhiều bản trường ca lãng mạn như Rutxlan và Lutmila (1820) Người tù Kapkadơ
(1820 - 1821), Đoàn người Sưgan (1824)... đánh dấu sự thay đổi về phương pháp sáng tác mới,
phương pháp lãng mạn.
Ông tiếp tục bị Nga Hoàng đày lên phương Bắc, sống trong sự quản thúc chặt chẽ tại làng
Mikhailôpxcôie. Ông tiếp tục thử nghiệm phương pháp sáng tác mới với tiểu thuyết Epghênhi
Ônêghin và bắt tay vào viết vở bi kịch lịch sử Bôrit Gôđưnôp (1825) - tác phẩm kịch hiện thực đầu
tiên của văn học Nga.
Năm 1825, ông gặp lại Anna Kêrônô - người phụ nữ ông đã gặp ở Petecbua cách đây sáu
năm. Sự gặp gỡ tình cờ này gợi nhớ những kỉ niệm xưa cũ trong ông và bài thơ Gửi K ra đời.
Bài thơ đăng báo lần đầu tiên vào năm 1827 và tạo được những ấn tượng tốt. Sau này, bài thơ
được nhạc sĩ Glinca phổ nhạc và trở thành một trong những viên ngọc quý của nền thơ ca Nga.
Sau sự kiện này, những sáng tác kiệt xuất về tình yêu, thiên nhiên lần lượt ra đời Con đường
mùa đông, Lá thư bị đốt cháy...
Khi cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825 nổ ra và thất bại ở Peterburg, ông đã viết những bài
thơ ca ngợi anh em đồng chí hãy vững lòng tin (Gửi tới Xibiri - 1827), khẳng định lòng trung thành
với sự nghiệp cách mạng (Ariôn - 1827) và vạch trần chế độ chuyên chế Sa hoàng (Cây Antxsa -
1828).
Tháng 12 năm 1829, ông gặp Natalia Gôncharôva - người phụ nữ đẹp nhất kinh thành và yêu
say đắm. Hai người tổ chức đám cưới vào ngày 18 tháng 12 năm 1831. Cùng năm này, ông hoàn
thành tiểu thuyết Epghênhi Ônêgin, tập truyện ngắn Những truyện ngắn của ông Beckin, tiểu thuyết
lịch sử Người con gái viên đại úy cùng hàng chục truyện cổ tích thơ, bi kịch nhỏ... cũng ra đời.
Ngày 10 tháng 2 năm 1837, để bảo vệ danh dự gia đình, Puskin đã quyết đấu với Đantex -
một sĩ quan lưu vong Pháp - và bị sát hại.
“Puskin là tất cả những gì chúng ta có, là đại diện cho tinh thần, sắc nét của chúng ta - những
gì còn lại sau khi chúng ta đối mặt với những điều xa lạ, với một thế giới khác” (Apôlôn Grigôriep).
b. Vài nét về tác phẩm
Con đường mùa đông được Puskin viết năm 1826, thời kì nhà thơ bị tù đày ở
Mikhailôpxcôie. Bài thơ mang phong vị của một bức tranh thiên nhiên mùa đông với một không
gian mờ ảo, đắm chìm trong ánh trăng bàng bạc. Tuy nhiên, đối tượng chính của bài thơ lại là nỗi
buồn cô đơn của nhân vật trữ tình ẩn mình trong không gian mênh mông của thiên nhiên.
c. Lí do lựa chọn
Puskin là nhà thơ vĩ đại nhất của nền thơ ca Nga, người đặt nền móng cho nền văn học Nga
mới, người được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”. Nhà thơ, kiêm nhà phê bình văn học
Apôlôn Grigôriep đã nói rằng: “Puskin là tất cả những gì ta có” bởi những sáng tác của ông từ thơ
văn cho đến kịch đều trở thành những mẫu mực của nền văn học Nga. Được khẳng định là người đã
sáng tạo nên tiếng Nga văn học, là “bách khoa toàn thư về đời sống nước Nga”, Puskin viết cho mọi
đối tượng bạn đọc, từ con trẻ cho đến những người lớn tuổi, nhưng trên hết bạn đọc đến với ông
bằng những vần thơ tình yêu chan chứa sắc màu.
Mặc dù nổi tiếng và quen thuộc với người yêu thơ bởi những bài thơ tình nồng đượm, riêng
Con đường mùa đông lại mang một phong vị khác của Puskin. Bài thơ thể hiện đầy đủ vẻ đẹp tâm
hồn cũng như thiên nhiên nước Nga cổ kính, hoang sơ. Khung cảnh thiên nhiên Nga hiện diện trong
bài thơ mang một vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng với dáng vẻ u buồn của một tâm hồn nhạy cảm.
Nhưng Con đường mùa đông không là bức tranh phong cảnh thuần túy. Tâm trạng của nhân
vật trữ tình ẩn sâu trong lớp vỏ thiên nhiên khiến con đường mùa đông trở thành con đường của tâm
trạng, của những xúc cảm tràn đầy.
Ngoài ra, bài thơ còn thể hiện được vẻ đẹp đặc sắc trong cách miêu tả không gian, thời gian
và nhịp điệu của bài thơ mang đậm dấu ấn của những bài dân ca Nga. Điều đó làm nên sức hấp dẫn
cho bài thơ.
3.4.2.2. Đọc thêm: CÁNH BUỒM – LERMÔNTÔP
a. Giới thiệu tác giả: MIKHAIN IURIEPVICH LEPMÔNTÔP
Mikhain Iuriepich Lepmôntôp sinh ngày 3 tháng 10 năm 1814 ở Matxcơva, trong gia đình
một viên đại úy nghèo đã nghỉ hưu.

Lên 9 tuổi, ông được đưa đến vùng suối nước ấm an dưỡng. Đây là nơi đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến tư chất của chàng thi sĩ trong tương lai. Năm 13 tuổi, 1827 Lermôntôp theo bà ngoại đến
sinh sống tại Matxcơva và được gửi vào học trong một trường nội trú dành cho con cái các nhà quý
tộc. Thời gian này, Lermôntôp bắt đầu làm thơ và có khuynh hướng sùng bái đối với Bairơn.
Năm 1830, Lermôntôp vào học trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Bài thơ Cánh buồm ra
đời trong thời gian này.
Năm 1834, sau khi tốt nghiệp trường Sỹ quan kỵ binh, Lermôntôp được điều về trung đoàn
kỵ binh cận vệ đóng ở Hoàng Thôn. Song ông sớm từ bỏ con đường trải thảm đỏ của mình để đến
với những người tháng Chạp bị đàn áp.
Ngày 21 tháng Giêng năm 1837, khi A. Puskin bị hạ sát trong một cuộc đấu súng viết bài thơ “Cái
chết của nhà thơ” và bị kết án đày đi Kapkadơ.
Sau khi trở về thủ đô Lermôntôp trở nên là tác giả được hâm mộ nhất, đồng thời là một trong
những cây viết chủ lực của tờ Thời Sự Quốc Gia.
Ngày 15 tháng 7 năm 1841 viên đạn của viên sỹ quan Martưnôp đã kết thúc cuộc đời nhà thơ
trẻ trong cuộc đấu súng.
Thi sĩ được chôn hai ngày sau đó trong nghĩa địa Paiatigotxka và ngày 23/4/1842, được cải
táng chôn trong hầm mộ của gia đình.
Thơ của ông là tiếng kêu đầy bi kịch của một tâm hồn không ai hiểu, không ai yêu và luôn bị
xua đuổi. Ông cảm nhận được nỗi đau, sự xung đột giữa bản thân mình và xã hội rất sớm và ông
nghĩ rằng nỗi đau của ông là nơi hội tụ nỗi đau của nhân loại. Nỗi đau của con người có tài năng,
sức lực mà không dùng được tài năng, sức lực cho đời, con người có kiến thức, có khát vọng, có cả
lòng yêu tự do nồng nhiệt mà bất lực héo tàn. Lermôntôp đã ngã xuống "với mái đầu kiêu hãnh",
"với viên đạn và khát vọng trả thù trong lồng ngực" khi ông mới 27 tuổi đời.
b. Vài nét về tác phẩm
Cánh buồm được Lermôntôp viết năm 1832 khi ông mới 18 tuổi. Đây là thời kỳ Nga Hoàng
tăng cường chính sách phản động sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. Cũng trong thời kì này xuất hiện
những phác thảo đầu tiên của bản trường ca tuyệt tác nói về tinh thần nổi loạn, khát vọng đấu tranh -
“Đê môn”
Những câu thơ miêu tả cảnh giông tố biển và nhân vật cô đơn trên chiếc thuyền lênh đênh
giữa sóng cả của nhà thơ Bextugiep thời niên thiếu đã in dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn Lermôntôp:
Một cánh buồm trắng cô đơn
Lênh đênh giữa biển rập rờn cánh chim.
Lữ hành đảo mắt buồn tênh,
Bao tên bên cạnh, tay bênh mái chèo
Lermôntôp đã phác họa bức tranh bão biển với chiếc thuyền mong manh trong giông bão để rồi sau
này trở thành kiệt tác Cánh buồm.
c. Lí do lựa chọn
M. Lermôntôp (1814-1841) là nhà thơ Nga kiệt xuất, người kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại
của A. Puskin, người sẽ còn được đọc và yêu mến mãi mãi “chừng nào người Nga còn nói tiếng
Nga”.
Bài thơ Cánh buồm được xem như một trong những bài thể hiện rõ nhất “chất” Lermôntôp -
tính triết lý, chất lãng mạn, anh hùng kiểu Bairơn, chứa đựng những bi kịch nội tâm sâu sắc. Cuộc
sống, tình yêu, hạnh phúc nhưng trên hết là sự bình yên của cuộc đời không tồn tại trên con đường
bằng phẳng mà ở rất gần với bão tố cuộn dâng. Đến được với nó, con người cần hoà mình vào với
sóng gió, phải biết vị trí của mình là ở đâu giữa sóng gió cuộc đời. Đối mặt là điều mà Lermôntôp
mong muốn những ai muốn tìm sự ngọt ngào của tình yêu trong giông bão cuộc đời. Vì thế, Cánh
buồm trở thành viên ngọc quý trong mảng thơ trữ tình của Lermôntôp, là bản tuyên ngôn tư tưởng
của tác giả.
Vẻ đẹp của bài thơ hiện lên từ những hình ảnh được tác giả Lermôntôp miêu tả trong không
gian nghệ thuật đa chiều: từ xa đến gần. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của cột buồm trăng trắng hiện
dần ra trong khoảng không gian mờ xa của buổi sáng đầy sương đang cố vật lộn với bão giông để
được tồn tại. Sự cố gắng đó đã được đáp đền bằng những vinh quang sau trận bão giông.
Hình ảnh cánh buồm xuất hiện trong bài thơ như một biểu tượng cho sự vươn lên, khao khát
hướng đến những giá trị đích thực của cuộc sống dù phải trải qua giông bão.
Bài thơ giàu tính nhạc cùng những định ngữ ẩn dụ trở thành mẫu mực của sự biểu cảm. Đồng
thời, nghệ thuật đối rất chỉnh giữa câu, chữ, hình ảnh càng làm tăng thêm vẻ đẹp của bài thơ giàu
tính triết lí này.
Hơn nữa, bài thơ có kết cấu hoàn chỉnh và đối nhau trong từng câu, chữ và nghĩa khiến nó
gần gũi với thơ phương Đông.
Rất nhiều bạn đọc yêu thơ đã dịch bài thơ này. Ngoài 2 bản đã in trong tập Thơ của
Lermôntôp do Thuý Toàn tuyển chọn và giới thiệu và 1 bản trong tập Thơ trữ tình Nga - Việt do Lê
Đức Thụ tuyển chọn, đều dịch chưa đạt khổ thứ hai, thậm chí câu cuối của khổ này chưa thoát ý, có
chỗ được ý lại hỏng vần, còn có bản dịch của dịch giả Tạ Phương. Trong bản dịch này, ông đã thể
hiện rõ nhất những âm điệu lúc cuồng say, lúc trầm lắng như đang suy ngẫm, lúc lại khát khao của
cánh buồm trong cuồng phong bão tố để hướng đến hạnh phúc của chính bản thân mình. Đây được
xem là bản dịch có sự chỉn chu về ngôn từ và âm điệu cũng như cách thể hiện tư tưởng và cái hồn
của bài thơ rõ nét nhất và gần nhất với nguyên bản. Bản dịch này in trong tập Thơ trữ tình
Lermôntôp xuất bản năm 2004.
3.4.2.3. CON KỲ NHÔNG - SÊKHÔP
a. Giới thiệu tác giả: ANTÔN PAPLÔVICH SÊKHÔP
Antôn Paplôvich Sêkhôp sinh ra tại tỉnh Taganrôt - niềm Nam nước Nga vào ngày 17 (29)
tháng 01 năm 1860. Sinh ra trong một gia đình thương nhân cấp thấp, cha ông là người gia trưởng,
giáo dục con cái rất nghiêm khắc.
Mẹ của Sêkhôp là người nội trợ rất giỏi, tính tình thân thiện và dễ gần. Bà chính là người tạo
được ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách của các con, giáo dục, khơi dậy trong họ
lòng vị tha, sự kính trọng và lòng trắc ẩn đối với những người yếu đuối, bị áp bức, khơi dậy tình yêu
thiên nhiên và cuộc sống trong các con của mình. Sau này, chính Sêkhôp cũng đã khẳng định rằng:
“Tài năng đến với chúng tôi từ phía người cha, còn tâm hồn là do người mẹ mang lại” [99].
Năm 1880, truyện ngắn đầu tiên của ông được đăng trên tạp chí “Con chuồn chuồn” - số 10
có tên là Bức thư của điền chủ miền sông Đông và Người thường gặp nhất trong các truyện ngắn,
tiểu thuyết. Kể từ đây, sự nghiệp văn học của ông bắt đầu khai sáng. Năm 1884, cuốn sách đầu tiên
của ông được in với nhan đề “Những truyện thần tiên của Menpômêna”.
Năm 1887, vở kịch Ivanôp bắt đầu được công diễn trong nhà hát Kôtx – Matxcơva. Từ đây,
hoạt động chính kịch của nhà văn chính thức bắt đầu.
Vào năm 1892 ông mua một trang trại ở Mêlikhôpvô. Đây là nơi ông viết nên những tác
phẩm nổi tiếng, đánh dấu sự thành công trên bước đường văn học của ông như Phòng số 6, Người
trong bao, Khóm phúc bồn tử, hay vở kịch Chim hải âu, Bác Vania….
Cuối những năm 1890 - 1900, Sêkhôp được xem là nhà viết văn, nhà viết kịch bậc thầy trên
văn đàn. Tác phẩm của ông đã đặt ra cho bản thân và độc giả những vấn đề về danh dự và trách
nhiệm trước cuộc sống. Ông cho rằng: “Nhà văn không phải là người thợ làm bánh, không là thợ
trang điểm, cũng không phải là người làm trò tiêu khiển; nhà văn là người có trách nhiệm, được kết
giao giữa sự nhận thức nghĩa vụ và danh dự của bản thân” [99].
Năm 1900 nhà văn được bầu làm Viện sĩ danh dự của Viện hàn lâm khoa học Petecbua
nhưng đến năm 1902, ông từ bỏ danh hiệu này để phản đối quyết định khai trừ Gorki ra khỏi viện
do bất đồng quan điểm chính trị.
Sau khi kết hôn với Ônga, ông về Upinski để chữa bệnh và viết vở kịch Ba chị em gái.
Năm 1904, vở kịch Vườn anh đào ra đời và đó cũng là tác phẩm cuối cùng của nhà văn, nhà
viết kịch vĩ đại.
Ngày 15 tháng 7 năm 1904, ông ra đi ở độ tuổi 44.
Với 24 năm lao động nghệ thuật cần mẫn, ông đã để lại một di sản văn học phong phú, độc
đáo với 500 tác phẩm lột tả sâu sắc, chân thực cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân Nga và
trở thành bậc thầy về truyện ngắn.
Nói đến Sêkhôp là nói đến “một nghệ sĩ vô song”, "nghệ sĩ của cuộc sống” (L.Tônxtôi),
người đã mở đường cho sự nghiệp phát triển nền văn học Nga. Sáng tác của ông đã vươn tới những
giá trị nhân đạo cao cả và trở thành di sản quý báu trong nền văn hóa nhân loại.
b. Vài nét về tác phẩm
Trưởng thành từ nền văn học cổ điển Nga với những cây đại thụ lẫy lừng như Puskin, Gôgôn,
Đôxtôiepxki, L. Tônxtôi, Sêkhôp vẫn tìm thấy cho mình chỗ đứng vững vàng trên văn đàn và trở
thành nhà văn đại diện vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga.
Truyện của ông hầu hết chỉ chú ý vào những "chuyện đời vặt vãnh", những “lát cắt tươi rói”
trong cuộc sống hằng ngày., nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh phẩm giá con người. Đó chính là điểm
khác biệt đầu tiên và cơ bản trong thế giới quan cũng như trong thi pháp của Sêkhôp mà Con kỳ
nhông, Anh béo anh gầy, Khóm phúc bồn tử hay Mặt nạ ... là những ví dụ cụ thể. Ở những “lát cắt”
đó, con người như bị những “tấm lưới tư hữu chằng buộc, níu kéo” [69] đến thảm thương, tội
nghiệp.
Con kỳ nhông kể về viên cảnh sát Ôtsumelôp trong một buổi đi tuần ngang chợ đã bắt gặp
cuộc cãi vã giữa hai nhân vật: một là người bị chó cắn và một là con chó (không biết của ai). Sau
khi tìm hiểu viên cảnh sát quyết định sẽ bắt nhốt người chủ con chó đã gây tai nạn cho người dân.
Tuy vậy, viên cảnh sát tự nhiên thay đổi thái độ khi biết đó là con chó của một vị tướng. Cách làm
việc của anh ta cùng thái độ của anh thay đổi theo từng diễn biến sự việc, nhất là tùy theo thông tin
anh nhận được về chủ của con chó. Cuối cùng, chuyến đi tuần của anh kết thúc bằng việc con chó
được thả về với chủ, còn người bị hại thì bị đe nẹt là đã phá rối trật tự công cộng.
c. Lí do lựa chọn
Becna Sô (nhà văn Anh, 1856 - 1950) từng nói: "Trong đội ngũ danh nhân, Sêkhôp hiện ra
chói lọi như một ngôi sao lớn bậc nhất có thể sánh ngang hàng với L. Tônxtôi và
Tuôcghênhep”[80], người được mệnh danh là “ông thánh truyện ngắn”.
Truyện ngắn Con kỳ nhông mang nhiều ý nghĩa. Kỳ nhông có thể thay đổi sắc màu của da để
thích nghi với môi trường sống và lời nói con người hay nhân cách con người cũng có thể biến đổi
không ngừng cho phù hợp với hoàn cảnh. Đó cũng chính là nhan đề của truyện ngắn này.
Cuộc sống đôi khi cần đến sự thay đổi đó nhưng sự thay đổi đến chóng mặt của viên cảnh sát
Ôtsumelôp khiến chúng ta nghĩ đến con người của anh ta. Đó có thể là người tốt nhưng hoàn cảnh
khiến anh trở thành người ưa thay đổi, hoặc bản thân anh ta là con người như vậy. Ở trường hợp đầu
tiên, có thể thấy rằng xã hội hiện nay không thiếu và đó là những con người biết thích nghi với hoàn
cảnh. Với loại người thứ hai, càng ngày càng có nhiều những con người như thế. Đó là những người
bất chấp tất cả để đạt được mục đích sống của mình. Tiếng cười bật ra từ sự thay đổi đến chóng mặt
trong lời nói của viên cảnh sát trưởng khiến mọi người liên tưởng đến hình ảnh của con kỳ nhông.
Sêkhôp là người nhận thức rất rõ nhân phẩm của mình và ông coi trọng điều đó. Chính vì thế,
ông khuyên em gái mình "giữa mọi người, cần phải ý thức được nhân phẩm của mình (...) em hãy
biết rằng con người nhỏ bé trung thực không phải là người hèn mọn”. Với ông ý thức được nhân
phẩm của mình là cách để ứng xử tốt với cuộc đời. Theo ông, không phải lúc nào mình cũng phải
cúi đầu, nếu cúi đầu trước một nhân phẩm cao cả điều đó có thể chấp nhận được nhưng cúi đầu
trước một kẻ không ra gì, đó là cái cúi đầu của kẻ hèn mọn. Nếu sống mà luôn phải như vậy, con
người chúng ta sẽ trở nên hèn kém trước tất cả mọi người.
Viên cảnh sát Ôtsumelôp trong truyện Con kỳ nhông là kẻ đã đánh mất bản thân mình, đánh
mất nhân phẩm của mình để đánh đổi địa vị đang có. Có thể, anh ta là một viên cảnh sát biết điều và
được cấp trên để ý đến nhưng trong mắt người dân anh ta không còn là người của nhân dân, phục vụ
nhân dân. Đó chỉ còn là kẻ bù nhìn, một con rối trước mắt mọi người. Cái người dân quan tâm và
trọng vọng anh đó là nhân phẩm thì anh đã không còn. Vì thế, dù địa vị có cao đi nữa, anh vẫn chỉ là
con kỳ nhông giữa cuộc đời.
Những nhân vật như viên cảnh sát Ôtsumelôp xuất hiện rất nhiều trong xã hội hiện nay và trở
thành một hiện tượng của cuộc sống. Đó là bài học về sự hình thành nhân cách của học sinh, nhất là
trong thời đại hiện nay.
Hơn nữa, truyện ngắn Con kỳ nhông cũng thể hiện rất rõ phong cách viết văn của ông, chỉ
chú ý vào những "chuyện đời vặt vãnh" trong cuộc sống hằng ngày để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa
tác phẩm. Đây cũng là một trong những câu chuyện tạo nên dấu ấn trong cuộc đời sáng tác nghệ
thuật ngắn ngủi của nhà văn.
3.4.2.4. Đọc thêm: ĐÊM - ÊXÊNIN
a. Giới thiệu tác giả: XECGÂY ALÊCHXANĐƠRÔVICH ÊXÊNIN
Secgây Alêchxanđơvich Êxênin sinh ngày 3 tháng 10 năm 1895 trong một gia đình nông dân
tại làng Côngxtantinôvô (nay là làng Êxênin) thuộc tỉnh Raiadan miền Trung nước Nga. Do cha mẹ
làm ăn xa nên từ nhỏ Êxênin đã được bà ngoại nuôi dạy tại vùng nông thôn.
Gia đình ông bà ngoại khá giàu có. Ông ngoại và các cậu lại là người sống phóng túng, ham
vui nhưng rất tháo vát. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của Êxênin sau này.
Những năm học ở trường làng, dù hiếu động nhưng ông luôn là cậu bé được đánh giá cao về
học hành. Những vần thơ đầu tiên bắt đầu hình thành trong thời kì này, đánh dấu tài năng thơ ca sau
này.
Năm 18 tuổi, ông rời làng quê lên Xanh Petecbua. Ông đã gặp gỡ, làm quen với nhiều tên
tuổi lớn của nền văn học Nga, Xô Viết, trong đó có A. Blôc. Năm 1916, tập thơ đầu tay Lễ cầu hồn
của Êxênin ra đời.
Cách mạng tháng Mười bùng nổ, ông hào hứng đi theo con đường của cách mạng và tập thơ
Inônhia, Người đánh trống trời ra đời trong sự hoài trông về một tương lai tươi sáng cho người
nông dân.
Năm 1918 ông trở lại Matxcơva, tham gia thành lập nhóm các nhà thơ theo chủ nghĩa hình
tượng. Các tác phẩm Matxcơva - quán rượu, Nước Nga xô viết... ra đời trong thời gian này.
Năm 1921, Êxênin kết hôn với Đucan, nữ nghệ sĩ ba lê nổi tiếng người Mỹ, hơn ông 17 tuổi
và cùng vợ đi du lịch khắp nơi.
Năm 1924 ông về sống ở Matxcơva. Tháng 3 năm 1925, ông kết hôn với Xôphia Tônxtraia,
cháu gái văn hào L. Tônxtôi. Tuy vậy, cuộc hôn nhân không đem lại sự bình an cho tâm hồn ông.
Ông tự vẫn vào ngày 28 tháng 12 năm 1925 khi mới tròn 30 tuổi.
Năm 1995, kỷ niệm 100 năm ngày sinh X. Êxênin, tên tuổi của ông đã được bạn đọc và giới
phê bình Nga đặt bên cạnh A. Puskin, M. Lermôntôp, A. Blôc... những nhà thơ vĩ đại nhất của Nga.

b. Vài nét về tác phẩm


Đất nước Nga vốn đẹp và là nguồn cảm hứng vô tận của không ít nhà văn nhà thơ sáng tạo
nên những bức tranh thiên nhiên Nga tràn đầy màu sắc và sức sống. Trong bức tranh thiên nhiên đó
có sự góp mặt của người con Nga - Xô viết yêu tha thiết mảnh đất đã sinh ra mình - Êxênin.
Mặc dù trước ông khá nhiều nhà thơ đã viết về đề tài này song Xecgây Êxênin đã từng cho
rằng: “Tôi, nhà thơ cuối cùng của đồng quê”. Còn M. Gorki nói: Xecgây Êxênin là một đấng kỳ
diệu mà thiên nhiên Nga đã tạo ra để cất lên nỗi buồn Nga, những nỗi niềm của làng quê và đồng
ruộng nước Nga vàng. Điều này được khẳng định bởi hầu hết những bài thơ ông viết trong cuộc đời
ngắn ngủi của mình, trong đó có Đêm.
c. Lí do lựa chọn
Xecgây Êxênin là một trong số những nhà thơ vĩ đại của văn học Nga - Xô Viết. Thơ của ông
có sức lan tỏa đến hầu hết bạn đọc nước Nga và trên thế giới. Người ta yêu mến ông, đọc thơ ông
cũng bởi tâm hồn Nga tha thiết trong ông. Dường như không một câu, một từ nào trong thơ ông
không thấm đẫm vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, con người Nga thân yêu.
Đêm là bài thơ giàu cảm xúc, với ngôn từ đẹp và hình ảnh thơ lạ, có sức cuốn hút. Thiên
nhiên trong thơ hiện ra tràn ngập sắc màu bàng bạc của ánh trăng, của sự lung linh huyền ảo trong
đêm. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên như làm nền cho cảm xúc thăng hoa để rồi, tất cả đọng lại trong
ánh trăng đêm đó. Tuy vậy, cảm giác buồn vẫn tồn tại khiến cho sự vật, tâm hồn con người và cả
thiên nhiên như níu kéo đan xen lẫn nhau, tạo cảm giác nỗi buồn không dứt mà hòa cả vào ánh trăng
đêm.
Nét đẹp nổi bật nhất trong bài thơ chính là hình ảnh “Ánh trăng”. Đó là hình ảnh chủ đạo soi
sáng bài thơ, đem lại vẻ đẹp huyền ảo trong đêm khuya tĩnh lặng. Nó có sức soi sáng thiên nhiên
giữa bốn bề tĩnh lặng, giữa không gian mờ ảo của thảo nguyên và càng làm cho không gian trở nên
rộng lớn hơn rất nhiều. Vì thế, vẻ đẹp của Đêm không chỉ thể hiện ở ánh trăng mà còn ở sự lấp lánh
của dòng sông, sự long lanh của bờ suối, của cỏ cây và sự đắm chìm trong sắc trắng của thảo
nguyên mênh mông. Nhờ đó mà vẻ đẹp của thiên nhiên Nga hiện lên càng lung linh, huyền ảo hơn.
Tác phẩm Đêm nhằm bồi đắp tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của học sinh
thông qua những vẻ đẹp bình thường, giản dị mà thấm đẫm ngọt ngào.
Thơ của ông được chọn dịch khá nhiều, nhưng bài thơ Đêm như một viên ngọc quý giữa lòng
đại dương mênh mông. Bản dịch của dịch giả Tạ Phương đem lại cho người đọc cảm giác nhẹ
nhàng, thanh thoát khi đứng trước cái tĩnh lặng của đất trời, của sự kì bí nhưng không kém phần
huyền ảo của ánh trăng đêm. Dịch giả như đồng cảm với tâm hồn nhà thơ để tạo nên bản dịch vừa
đúng, đẹp và đạt như nguyên tắc dịch đã đề ra.
3.4.2.5. SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM (trích đoạn) – SÔLÔKHÔP
a. Giới thiệu tác giả: MIKHAIN ALÊCHXANĐƠRÔVICH SÔLÔKHÔP
Mikhain Alêchxanđrôvich Sôlôkhôp (24.05.1905 - 02.02.1984) sinh tại vùng sông Đông ở
miền Nam nước Nga trong một gia đình nông dân, mẹ là người Ucraina.
Ngay từ những năm tháng thiếu niên M. Sôlôkhôp đã tham gia cuộc nổi dậy của những
người Cô-dăc vùng Thượng Sông Đông đòi quyền tự trị.
Sau nội chiến M. Sôlôkhôp tới Matxcơva vừa làm công nhân bốc vác, nhân viên kế toán vừa
tham gia nhóm văn học Cận vệ trẻ và đăng tiểu phẩm văn học đầu tiên trên tờ báo Sự thật Thanh
niên. Năm 1926 ông xuất bản cuốn sách đầu tiên có tên là Truyện Sông Đông viết về cuộc nội chiến
đẫm máu ở quê ông.
M. Sôlôkhôp trở về sống ở làng quê cho đến cuối đời và bắt đầu sáng tác bộ tiểu thuyết đồ sộ
Sông Đông êm đềm (1926-1940; tập 1 và 2 in năm 1928-1929, tập 3 in năm 1932-1933, tập 4 in
năm 1937-1940). Đây là một trong những tác phẩm lớn nhất của nền văn học Xô Viết, một cuốn
sách tầm cỡ thế giới và của thế giới - đã phản ánh câu chuyện kì diệu về ngày kết thúc của thế giới
cũ và sự ra đời của một thế giới mới, về sự ra đời của một con người. Nhưng thành công chính của
M. Sôlôkhôp không phải ở sự mô tả hoành tráng các sự kiện lịch sử, mà là sự khắc họa những số
phận con người. Sông Đông êm đềm đã chứng minh rằng cá nhân chưa biến mất khỏi văn học mà sẽ
tồn tại như một bi kịch toàn dân trong bước ngoặt dữ dội của lịch sử.
Những năm 1930, bộ tiểu thuyết Đất vỡ hoang ra đời mô tả quá trình cưỡng bức hợp tác xã
hóa và bắt đầu áp dụng hình thức hợp tác xã nông thôn thời bấy giờ. Tuy vậy, sau khi hoàn thành
tập 1 vào năm 1932, phải đến gần 30 năm sau ông mới chính thức hoàn thiện nó.
Khi thế chiến lần thứ hai xảy ra, ông trở thành phóng viên mặt trận của báo Sự thật. Đến
tháng 6 năm 1942, một năm sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, Sôlôkhôp viết Khoa học căm
thù kêu gọi toàn dân "mang căm thù trên đầu lưỡi lê" để giết giặc.
Năm 1943, cuốn tiểu thuyết Họ đã chiến đấu vì Tổ Quốc của ông đăng trên báo Sự thật nói
về cuộc sống khắc nghiệt của những người lính trong chiến hào, nhưng tác phẩm cuối cùng vẫn
chưa được hoàn thành.
Truyện ngắn Số phận con người ra đời vào năm 1956 trên báo Sự thật cuối cùng một lần nữa
đánh dấu sự thành công vang dội của Sôlôkhôp.
Ông nhận được khá nhiều giải thưởng khác nhau của nhà nước Liên Xô: Huân chương Lênin
đầu tiên vào năm 1955, giải Nôben văn học năm 1965. Ông còn giữ khá nhiều vị trí cao khác như ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô,
anh hùng Lao động Liên Xô.
Sôlôkhôp là nhà văn đã có nhiều cống hiến cho nền văn học Nga - Xô viết và cả nền văn học
thế giới.
Hầu hết tác phẩm của Sôlôkhôp đã được dịch ra tiếng Việt trong đó các tác phẩm chính đã
dựng thành phim và gây được những tiếng vang lớn.
b. Vài nét về tác phẩm
Năm 1925, Sôlôkhôp bắt tay vào viết cuốn truyện Đônxina kể về những câu chuyện liên
quan đến cuộc sống của người Cô-dắc trên dòng sông Đông tham gia cuộc nội chiến của tướng
Coocnhilôp. Tuy nhiên, khi viết xong, ông thấy cần phải làm rõ cho người đọc biết vì sao phần lớn
người Cô-dắc tham gia cuộc nội chiến ? thế nào là người Cô-dắc và Quân khu sông Đông là gì? Tất
cả những điều này hầu như vẫn còn là điều bí mật đối với độc giả. Vì thế, câu chuyện về vùng sông
Đông bắt đầu.
Để có tư liệu để viết, Sôlôkhôp đã phải lục lọi khắp nơi trong các cơ sở lưu trữ công văn ở
Matxcơva và Rôtstôp, đến các vùng nông thông gặp gỡ với các cụ già và đủ các hạng người, ghi lại
không biết bao nhiêu câu chuyện, bài dân ca làm tư liệu cho bài viết của mình.
Cuối cùng, sau bao nhiêu gian truân, Quyển một của cuốn tiểu thuyết Sông Đông êm đềm
cũng đã ra đời. Song, biên tập viên nhà xuất bản Văn học Liên Xô không nhận in quyển một vì cho
rằng tác giả tâng bốc dân Cô-dắc, lý tưởng hóa lối sống Cô-dắc. A. Xêraphimôvich, tổng biên tập
tạp chí Tháng Mười, đã quyết định cho đăng quyển một trên tạp chí này từ tháng 1 đến tháng 4 năm
1928. Quyển hai tiếp tục được đăng vào cuối năm đó. Sau đó, quyển một được in thành sách riêng
vào năm 1928 và quyển hai năm 1929.
Do có sự bất đồng ý kiến nên khi Quyển ba ra đời, chính Ban biên tập tạp chí Tháng Mười
cũng do dự khi quyết định cho in. Sôlôkhôp đã phải giãy bày ý đồ sáng tác của mình trong bức thư
dài gửi cho Gorki ngày 06.06.1931, nhờ đó Quyển ba mới được đăng trên tạp chí vào giữa năm
1932. Quyển bốn của cuốn tiểu thuyết ra đời vào năm 1937. Đến tháng 8.1938, phần bảy thuộc
quyển bốn chính thức ra mắt bạn đọc trên Tiểu thuyết đăng báo. Đầu năm 1940, phần tám, phần
cuối cùng của bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm được in trên tạp chí Thế giới mới.
Tháng 3 năm đó, bộ tiểu thuyết được tặng giải thưởng quốc gia hạng nhất về văn học.
Phần một (1928): viết về giai đoạn 1912 đến 1916: nhân vật chính Grigôri Mêlêkhôp mới
bắt đầu lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Phần hai (1929): viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng
Mười nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng Coocnhilôp, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
Phần ba (1933): viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến
diễn ra khốc liệt.
Phần bốn (1940): viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc
năm 1922.
Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi
địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, Rômania
cho đến Xanh Pêtecbua, Matxcơva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một
làng Cô-dắc ven sông. Grigôri Mêlêkhôp là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cô-dắc,
bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Grigôri đem lòng yêu Acxinhia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn
cản mối quan hệ này, gia đình Mêlêkhôp cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau,
Grigôri và Acxinhia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng
không chết. Grigôri phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cô-dắc khác, trong đó có
người anh Piôt nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế
chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân
chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn
day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Acxinhia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng
cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Epghêni, con trai của chủ nhà. Bị
thương và về phép, biết được chuyện của Acxinhia, Grigôri quay trở về sống với Natalia và sau khi
chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra,
trong những ngày hỗn loạn ấy, Grigôri bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên Trắng". Mặc dù
chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cô-dắc của Grigôri vẫn
phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra,
Grigôri và Acxinhia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang
băm bỏ đi giọt máu của mình và Grigôri mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu.
Không lâu sau, con gái của Grigôri và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật. Sau khi giải ngũ về
quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên
cùng Acxinhia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Grigôri với Misa Kôsêvôi, một người bạn
của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn
sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước
nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Grigôri bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Phômin. Chính quyền Xô viết
ngày càng được củng cố và toán phỉ của Phômin không còn đất dung thân, Grigôri đem Acxinhia bỏ
trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy
đuổi, Acxinhia trúng đạn chết trên tay Grigôri. Tất cả những gì còn lại của Grigôri trên đời là đứa
con trai duy nhất.
Đoạn trích chúng tôi chọn lựa trích trong chương 16 của phần I, kể về câu chuyện tình của
Grigori và Acxinhia, một câu chuyện tình trái với luân thường đạo lí nhưng cả hai con người đó bất
chấp tất cả đề đến với nhau. Tuy vậy, Grigôri vẫn từ biệt Acxinhia để lấy Natalia theo sự sắp đặt của
gia đình.
c. Lí do lựa chọn
Trong lịch sử nhân loại nói chung, mỗi thế kỉ qua đi, chỉ để lại ba, bốn hoặc năm, sáu người
được tôn vinh như thiên tài. Thế kỉ này, với chúng ta, với nước Nga càng để lại rất ít (…). Và
Sôlôkhôp được xếp vào danh sách những người được chọn lọc này.
Người ta biết về Sôlôkhôp không nhiều nếu như không có vụ nghi án về bản quyền của tiểu
thuyết Sông Đông êm đềm. Vụ án “đạo văn” hiếm có trong lịch sử văn học đã tốn không biết bao
giấy mực của giới truyền thông. Nhưng rồi, tên tuổi Sôlôkhôp vẫn tồn tại trong tâm trí của người
đọc khi nhớ đến Sông Đông êm đềm, nhớ đến những huyền thoại về tác giả đầy tài năng này. Vì thế,
không quá khó để cựu Tổng thống Nga Putin coi ông như là “lương tâm, danh dự và tương lai của
nước Nga”.
Sông Đông êm đềm là một trong những tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn học của tác giả
Sôlôkhôp. Đó là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất viết về cuộc nội chiến ở Liên xô phản ánh một giai
đoạn lịch sử vĩ đại quyết định vận mệnh đất nước Nga và nhân dân Nga, là giai đoạn tan rã thảm hại
của các giai cấp bóc lột ở nước Nga, đồng thời, đó còn là cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt của
nhân dân lao động Nga đứng lên giành chính quyền.
Sông Đông êm đềm còn biểu hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống, số phận của cả
một dân tộc, một vùng đất của người Cô dắc. Bộ tiểu thuyết còn đem lại cho người đọc những ấn
tượng sâu sắc về một vùng sông Đông với những phong tục tập quán của người dân Cô-dắc đậm đặc
trên từng trang viết của Sôlôkhôp. Ông đã chứng tỏ tài nghệ vận dụng văn học dân gian cùng những
hiểu biết của mình về mảnh đất sông Đông thân yêu để thổi vào đó hồn của dân tộc, của lòng người
con yêu quê hương sâu sắc. Từ những điểm đặc biệt đó, tác phẩm đem lại giải thưởng Nôben văn
học cho nhà văn vào năm 1965.
Đoạn trích Cuộc chiến của những tâm hồn trích trong chương 16 của phần 1 mà chúng tôi
chọn lựa đem đến cho người đọc cái nhìn cụ thể về hai con người đến với nhau bằng tình yêu say
đắm, si mê vượt qua mọi sự dèm pha của mọi người nhưng không cưỡng lại được với số phận.
Đoạn trích cho người đọc thấy được khả năng thiên tài của Sôlôkhôp trong việc miêu tả thế
giới nội tâm nhân vật, nghệ thuật phân tích tâm trạng nhân vật cùng tài năng ”tả cảnh ngụ tình” của
ông. Đoạn trích cũng thể hiện nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thông qua bức tranh thiên nhiên
đến độ điêu luyện và tài tình của tác giả.
3.4.2.6. Đọc thêm: CHIA TAY - AKHAMATÔVA
a. Giới thiệu tác giả: ANNA AKHMATOVA
Anna Akhmatova là một trong những đại diện xuất sắc của thơ Nga thế kỷ XX, là Nữ hoàng
thi ca Nga và cũng là người đại diện cuối cùng của “thế kỉ Bạc” trong nền thi ca Nga.
Akhmatova tên thật là Gôrencô, sinh ngày 11.6.1889 tại Ôđetxa, mất ngày 5.3.1966 ở ngoại ô
Matxcơva. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức, từ nhỏ bà được học tại trường Hoàng Thôn.
Năm 1908-1910 bà thi vào chuyên khoa luật, trường Cao học nữ Kiep, sau đó chuyển sang
học khoa Văn - sử. Năm 1910 Akhmatova kết hôn với N.S. Gumilep, sỹ quan, nhà thám hiểm và là
nhà thơ lớn. Song cuộc hôn nhân giữa hai nhà thơ không bền, tám năm sau họ chia tay nhau.
Những dòng thơ đầu tiên bà viết khi mới 11 tuổi. Khi nhìn thấy tác phẩm của cô con gái, cha bà
- một kĩ sư - nói rất nghiêm khắc: “Đó là đêcađenxê, đừng bôi nhọ họ của mình!”. Từ đó, bà đổi
sang họ của bà cố vốn thuộc dòng dõi các công tước Tatac - Akhamatova. Thời kỳ này bà sáng tác
gần 100 bài thơ, song phần lớn đã không còn giữ được. Tên tuổi Akhmatova chỉ thực sự xuất hiện
vào năm 1912, khi tập thơ đầu tiên Buổi chiều của bà ra đời.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu, Akhamatova xuất bản tập thơ Chuỗi tràng hạt (1914).
Tập thơ Đàn chim trắng ra đời ngay trước cách mạng Tháng Mười năm 1917 - như sự tổng
kết cả giai đoạn thơ trước đó của bà.
Những năm 1920-1930 bà hoàn thành hai tập thơ xuất sắc: Cây mã đề và Annô Đômini viết
về cuộc sống và con người Nga đang phải chịu những mất mát khủng khiếp do nội chiến, đói rét và
các cuộc thanh trừng đẫm máu gây ra.
Khúc tưởng niệm (1935-1940) và Trường ca không nhân vật là những kiệt tác được người
đọc đón nhận.
Những năm cuối đời, bà được phép nhận giải thưởng văn học Itali “Etna- Taôrimina” và
danh hiệu tiến sĩ danh dự của Đại học Tổng hợp Oxford.
b. Vài nét về tác phẩm
Akhamatôva vốn được xem là ”nữ hoàng thơ ca Nga” [94], là đại diện cuối cùng của “thế kỷ
bạc” trong nền thi ca Nga. Bà là một trong những thi nhân đã làm rạng danh cho văn hoá Nga đầu
thế kỉ XX được mệnh danh là “thế kỷ Bạc” và là người gìn giữ, phát triển những thành tựu rực rỡ
của thơ Nga trong suốt những giai đoạn tiếp theo bằng đường thơ độc đáo của mình. Ngay trong
những sáng tác đầu tay, Akhmatôva đã tìm tới văn hoá và lịch sử dân tộc, sử dụng những môtip tín
ngưỡng, ngôn ngữ dân gian. Qua tư tưởng và kết cấu trữ tình của những bài thơ thời kỳ này đã hình
thành những đặc điểm thi pháp đăc trưng cho thơ Akhmatôva mà bà phát triển trong các giai đoạn
sáng tác tiếp theo của mình: trữ tình được cấy vào miếng đất sử thi, nghệ thuật xây dựng tâm lý
nhân vật dựa trên những “đối thoại ngầm”, độc thoại nội tâm, những chi tiết cụ thể, tính cốt truyện,
nghệ thuật khắc hoạ tâm lý kiểu văn xuôi, những câu thơ dệt từ chất liệu đời thường được nâng lên
tầm khái quát...
Chia tay là bài thơ không nhiều sắc màu của nỗi đau nhưng ẩn dấu đâu đó vẫn là sự tiếc nuối,
là giọt nước mắt chảy ngược vào trong mà bất kì người phụ nữ nào cũng có thể thấu hiểu được.
c. Lí do lựa chọn
Theo một số khảo sát của các nhà xã hội học, không một người Nga nào lại không thuộc thơ
Akhmatôva. Người ta đến với thơ của bà như tìm đến với thế giới tâm hồn của mình, mong tìm lại
chút tình yêu còn tồn tại trong những cơm áo gạo tiền để được sống và nhớ về nó như một kỉ niệm
đẹp. Có lẽ vì thế mà thơ của bà trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các nhạc sĩ đang kiếm tìm đề tài
cho riêng mình nhờ đó sức lan truyền của nó thật lớn. Bà là nhà thơ viết về nhiều đề tài, song dù có
viết về đề tài gì thì tình yêu luôn là những đốm sáng lấp lánh trong từng câu thơ của bà. Nếu người
Việt Nam xem Xuân Diệu là ‘ông hoàng của thơ tình yêu’ thì người Nga tôn vinh Akhmatôva là “bà
chúa thơ tình” [94] của thế kỷ XX.
Chia tay mang dáng dấp của một câu chuyện với kết cấu tự sự xuyên suốt. Câu chuyện ấy bắt
đầu bằng việc miêu tả không gian buổi chiều buồn ngơ ngẩn của thiên nhiên và con người, để rồi,
nhuốm trong sắc màu buồn bã đó nhân vật trữ tình nhớ lại kí ức của ngày hôm qua với những hạnh
phúc ngọt ngào.
Câu chuyện tiếp diễn với những suy nghĩ, những phán xét của nhân vật trữ tình về câu
chuyện tình yêu của mình. Đằng sau nỗi nhớ ấy là tình yêu chân thành và sâu sắc của cả hai người.
Chia tay mà như không chia xa, chia tay mà như mang đến tình yêu thật gần và chân thành hơn rất
nhiều. Đó là cái kết đẹp của câu chuyện tình yêu này.
Chia tay đơn giản chỉ là một lời nhắc nhở “đừng quên” khi tạm biệt nhau nhưng đằng sau nó
là cả sự mênh mang của tâm hồn khi sự thật luôn làm người ta đau khổ. Không nhiều chi tiết cầu kì
tô điểm cho cuộc chia tay chỉ có gió, hàng thông reo và âm thanh trong trẻo của cuộc sống dấu trong
tiếng reo của trẻ chăn bò là đối diện với nhân vật trữ tình. Bức tranh ấy như đối lập với thế giới tâm
hồn em, như tô đậm thêm sự đau đớn trong em. Đó chính là điểm độc đáo trong nghệ thuật thơ của
Akhamatôva.
Bài thơ giúp học sinh có cái nhìn cụ thể hơn về thế giới tâm hồn của nữ chúa thơ tình, người
được các thế hệ trẻ Nga đón nhận và say mê như một cách hiểu hơn về sự tiếp nhận tình yêu của lớp
trẻ hiện nay. Đồng thời, bài thơ còn hướng học sinh đến với thế giới tình cảm chân thành mà sâu sắc
của con người với những cung bậc khác nhau của tình yêu. Đó cũng là cách hướng các em đến với
ngưỡng cửa đẹp đẽ của tình yêu.
3.5. Điều tra, khảo sát
Để có cơ sở đánh giá sự phù hợp của chương trình mà luận văn nêu ra ở trên, chúng tôi tiến
hành cuộc điều tra, khảo sát mức độ yêu thích của giáo viên và học sinh đối với chương trình thử
nghiệm.
3.5.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát mức độ yêu thích chương trình văn học Nga thử nghiệm trên cơ sở đó, đánh giá, rút
kinh nghiệm trong việc lựa chọn chương trình văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông Việt
Nam trong những năm học tới.
3.5.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào vấn đề những tác phẩm, tác giả được giáo viên và học sinh
yêu thích.
3.5.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm: Giáo viên, học sinh của các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
3.5.4. Thời gian và phương pháp khảo sát
- Quá trình khảo sát được tiến hành vào tháng 4 và 5 năm 2010 trên tất cả các trường phổ
thông ở Khánh Hòa.
- Phương pháp thực hiện khảo sát: Điều tra tra bằng phiếu hỏi đối với 105 giáo viên và 419
học sinh. Cụ thể như sau:
+ Trường THPT Hoàng Văn Thụ: 7 GV, 45 HS
+ Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi: 12 GV, 89 HS
+ Trường THPT Lý Tự Trọng: 12 GV, 78 HS
+ Trường THPT Hoàng Hoa Thám: 10 GV, 88 HS
+ Trường THPT Hà Huy Tập: 5 GV
+ Trường THCS Thái Nguyên: 10 GV, 45 HS
+ Trường THCS Mai Xuân Thưởng: 11GV, 32 HS
+ Trường THCS Lý Thái Tổ: 7 GV, 42 HS
+ Trường THCS Nguyễn Khuyến: 7 GV
+ Trường THCS Trần Quốc Toản: 9 GV
+ Trường THCS Âu Cơ: 8 GV
+ Trường THCS Bùi Thị Xuân: 8 GV
- Xử lí dữ liệu bằng phương pháp thống kê.
3.6. Kết quả khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành thống kê phiếu điều tra của giáo viên và học sinh, kết quả như sau:
Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo sát mức độ yêu thích các tác giả, tác phẩm văn học Nga
trong chương trình thử nghiệm

Đối tượng Số người Yêu thích Tương đối yêu thích Chưa yêu thích
STT
khảo sát khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Giáo viên 105 75 71,4 18 17,1 12 11,4
2 Học sinh 419 320 76,4 58 13,8 41 9,8

Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích


100

80
Yêu t hí ch

60 Tương đối yêu thí ch


Tỷ lệ %

Chưa yêu thí ch

40

20

0
Giáo viên Học sinh

Hình 3.2: Biểu đồ chỉ mức độ yêu thích các tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương trình
thử nghiệm

+ Kết quả khảo sát cho thấy, có trên 70% giáo viên và học sinh hứng thú với một số tác giả,
tác phẩm và đoạn trích lựa chọn trong chương trình thử nghiệm; khoảng 18% cảm thấy tương đối
hài lòng với chương trình thử nghiệm và 12% không có hứng thú. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục
đích thử nghiệm không phải là để khẳng định ưu thế của chương trình mà chỉ nhằm bước đầu đánh
giá, rút kinh nghiệm việc lựa chọn chương trình văn học Nga nói riêng và văn học nước ngoài nói
chung trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Vì vậy, kết quả trên đây chỉ mang tính tương đối.
3.7. Kết luận
Từ những kết quả khảo sát ở một diện hẹp, với mẫu điều tra không lớn, nhưng từ kết quả
điều tra, chúng tôi có một số phân tích, nhận xét bước đầu như sau:
- Chương trình văn học Nga thử nghiệm đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, khám phá của
bạn đọc học sinh phổ thông Việt Nam về nền văn học Nga. Xét trong mối tương quan với các nền
văn học nước ngoài khác và nền văn học dân tộc, chương trình đã đáp ứng tương đối yêu cầu của
nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài đã nêu ở trên. Tuy nhiên, chương trình
không tránh khỏi những thiếu sót trong cách lựa chọn tác giả, tác phẩm và đoạn trích. Nguyên nhân
là do sự hạn chế về thời gian, cấu trúc chương trình và khả năng tiếp nhận của học sinh.
Từ những kết luận ở trên, chúng tôi nhận thấy, trước mắt, chương trình thử nghiệm sẽ trở
thành tư liệu đọc ngoại khóa cho học sinh đang theo học chương trình Ngữ văn hiện hành của Bộ
Giáo dục và đào tạo trong những năm tiếp theo.
Trong thời gian tới, khi có chủ trương thay sách giáo khoa, chương trình sẽ là một gợi ý nhỏ
giúp các nhà biên soạn sách giáo khoa lựa chọn cho phù hợp với thực tiễn khách quan và xu thế
phát triển của thời đại.
KẾT LUẬN

Văn học Nga nói riêng và văn học nước ngoài nói chung là một khe cửa hẹp trong cánh cửa
rộng lớn của văn học nhân loại. Tìm hiểu, khám phá và yêu thích nó không phải một sớm một chiều,
nhất là đối với các em học sinh phổ thông, để tiếp cận được những tinh hoa văn hóa của nhân loại
cần rất nhiều thời gian và công sức.
Hơn nữa, văn học không chỉ tồn tại trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mà theo
các em suốt cuộc đời. Văn học có thể là công cụ để các em tiến hành công việc tốt hơn hoặc là một
môn nghệ thuật giải trí hữu hiệu giúp tâm hồn, nhân cách các em gần hơn với chân – thiện – mĩ.
Trên bước đường tìm kiếm chân lí đó, văn học dân tộc chỉ là khoảng sông nhỏ trước biển cả rộng
lớn của văn học nhân loại mà văn học Nga là một đại diện trong đó. Đến với văn học Nga là đến với
người bạn đường quen thuộc, đến với những tầm cao tri thức của nhân loại. Vì thế, văn học Nga
không thể không tồn tại trong trường phổ thông Việt Nam.
Đi vào đề tài, chúng tôi đã phác thảo toàn bộ những điểm mới của chương trình Ngữ văn
theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục. Đồng thời, chúng tôi cũng điểm lại những nguyên tắc
cơ bản về việc xây dựng chương trình văn học nói chung, văn học nước ngoài và văn học Nga nói
riêng. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài, chúng tôi chỉ ra một số
nguyên tắc cơ bản xây dựng chương trình văn học Nga hiện nay như:
- Chương trình phải xây dựng trên cơ sở mục tiêu môn học Ngữ văn trong nhà trường.
- Đặt văn học Nga trong mối tương quan với các nền văn học khác và văn học dân tộc.
- Văn bản lựa chọn trên nền một bản dịch chuẩn đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc dịch.
- Sự khác biệt mang tính cơ bản giữa lựa chọn tác giả phần văn học nước ngoài với văn học
Việt Nam.
- Tác phẩm lựa chọn phải là tác phẩm tiêu biểu nhất cho sự nghiệp văn học của tác giả. Đoạn
trích được lựa chọn cũng phải đảm bảo yêu cầu này. Như thế, ấn tượng về tác giả mới tồn tại trong
học sinh.
Đề tài cũng nêu lên vị trí, vai trò của văn học Nga trong chương trình Ngữ văn, qua đó, khái
quát lên vị trí của văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài và văn học Việt Nam. Trong
quá trình khái quát, chúng tôi có thực hiện việc khảo sát mức độ phù hợp cũng như những điểm
chưa phù hợp của chương trình văn học Nga trong chương trình hiện hành để tiến đến việc đề xuất
một chương trình mới hợp lí và phù hợp mục tiêu và yêu cầu của Luật Giáo dục, đáp ứng được
những kỳ vọng của xã hội.
Chúng tôi tiến hành đưa ra một số định hướng mới cho cấu trúc chương trình trên nguyên
tắc: phát huy những điểm lợi thế, thay thế những điểm chưa hợp lí để tiến tới một cấu trúc chương
trình văn học Nga hoàn thiện hơn.
Lựa chọn tác giả, tác phẩm của một nền văn học phong phú như văn học Nga không đơn
giản, nhất là trong điều kiện hạn hẹp của cấu trúc chương trình phổ thông. Tuy nhiên, việc lựa chọn
đúng đắn sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có cái nhìn tòan diện hơn đối với văn học Nga và văn
học nước ngoài trong mối tương quan với văn học dân tộc. Từ đó, tạo cho các em có điểm nhìn để
so sánh, đối chiếu sự giao thoa giữa các nền văn học với nhau và nhận thức rõ giá trị của các nền
văn học. Thông qua đó, học sinh mở mang thêm nguồn tri thức của nhân loại, đó cũng là một cách
để các em hòa mình vào xu thế hội nhập, hướng đến sự thu hẹp dần khoảng cách giữa Việt Nam và
thế giới cả về văn hóa, kinh tế lẫn chính trị - xã hội.
Tuy vậy, đề tài của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót trên con đường tìm kiếm tri
thức. Với mong muốn đề tài sẽ là một đóng góp giúp giáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong quá
trình tiếp cận văn học Nga, chúng tôi mong được đi sâu vào đề tài với những cấp độ cao hơn trong
thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Vũ Quốc Anh (1996), Văn học nước ngoài trong chương trình môn văn phổ thông, Tạp chí
Văn học nước ngoài (1), Hà Nội.
2. Đào Tuấn Ảnh (2004), Cách tân nghệ thuật của A. Sêkhôp, Tạp chí Nghiên cứu văn học (8),
Hà Nội.
3. Đào Tuấn Ảnh (1992), Sêkhôp và Nam Cao – một sáng tác hiện thực kiểu mới, Tạp chí văn
học (1), Hà Nội.
4. Đào Tuấn Ảnh (1999), Puskin và Gôgôn – hai kiểu sáng tác trong văn học Nga, Những vấn
đề lí luận và lịch sử văn học , Viện Văn học, Hà Nội.
5. Đào Tuấn Ảnh (2001), Văn học Nga, cửa sổ lớn của bạn đọc Việt Nam, Báo lao động (43,
25.2.2001), Hà Nội.
6. Lê Huy Bắc (2006), Dạy – học văn học nước ngoài Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Bình, Thuyết phức hệ và nghiên cứu văn học dịch, Nguồn:
http://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2006/03/547135/
8. Trần Thanh Bình (2009), Mấy ý kiến về nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước
ngoài, Tạp chí Giáo dục (211) (kì 2 tháng 4).
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 11 Trung học phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 12 Trung học phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 6, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 7, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 8, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 9, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 11, (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tiếng Việt 1, (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tiếng Việt 2, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tiếng Việt 3, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tiếng Việt 4, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tiếng Việt 5, (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Lê Nguyên Cẩn (2004), Dạy tác phẩm Sêkhôp trong nhà trường, Hội thảo khoa học về Anton
Sêkhôp tại Viện Văn học (1/7/2004), Hà Nội.
26. Phạm Vĩnh Cư (2004), Sêkhôp – nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch, Tạp chí Văn học nước
ngoài, (4), Hà Nội.
27. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
28. Đỗ Hồng Chung (chủ biên) (1997), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Đại
học quốc gia, Hà Nội.
30. Lam Điền, Văn học thiếu hình tượng người Thầy, (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Van-hoc-thieu-
hinh-tuong-nguoi-thay/40127461/124/).
31. Nguyễn Văn Đường, (2004) Tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT học truyện ngắn
“Người trong bao”của A. Sêkhôp, Thông tin khoa học Sư phạm (số đặc biệt kỉ niệm 100 năm
ngày mất của A. Sêkhôp), Trường ĐHSP, Hà Nội.
32. Nguyễn Bích Hà (2007), Vấn đề dạy văn trong nhà trường THPT hiện nay, Văn học và Tuổi
trẻ (số 12), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Lưu Hải Hà (2006), “Đại diện cuối cùng của “thế kỷ bạc” trong nền thi ca Nga”, Tạp chí Tài
hoa trẻ,, Hà Nội.
34. Nguyễn Hải Hà (chủ biên), Giáo trình văn học Nga (Dùng cho hệ đào tạo từ xa), (Lưu hành
nội bộ), Đại học Sư phạm Hà Nội.
35. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, Nxb GD, Hà Nội
36. Nguyễn Hải Hà (2002), “Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênin”, Văn học Nga sự thật và cái
đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Nguyễn Hải Hà (2002), “Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa văn học ở Cộng hòa Liên
bang Nga”, Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Nguyễn Hải Hà (2002), “Văn học Xô viết trong trường THPT”, Văn học Nga sự thật và cái
đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Nguyễn Hải Hà (2002), “Về giá trị của bài thơ “Thư gửi mẹ” của Êxênin”, Văn học Nga sự
thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Thu Hà (2007), Văn học dịch - nếu không chỉ là chuyển ngữ…Nguồn
http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/dich-thuat/2007/04/3B9AD7EC/
42. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
43. Chu Hảo, Văn hoá đọc của chúng ta đang ở đâu,
Nguồn: http://www.laodong.com.vn/home/Van-hoa-doc-cua-chung-ta-dang-o-
dau/20084/83051.laodong/
44. Nguồn: http://dantri.com.vn/c0/s0-223630/van-hoa-doc-trong-truong-pho-thong-noi-niem-
ai-to.htm
45. Lê Thị Thu Hiền (2007), “Người trong bao – một truyện ngắn đặc sắc của A. P. Sêkhôp”,
Tạp chí Dạy và học ngày nay số 3, Hà Nội.
46. Trần Hinh (2007), “Chương trình, phương pháp dạy và học môn văn ở bậc phổ thông như thế
nào?”, Văn nghệ trẻ số 31, TP Hồ Chí Minh.
47. Hà Thị Hòa (2007), Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
48. Hà Thị Hòa (2008), A. Puskin và Tôi yêu em, Tủ sách văn học nhà trường: Tác giả, tác
phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Nguyễn Huy Hoàng (1996), Những thử thách của việc giảng dạy, nghiên cứu văn học Nga
trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (số 3 & 4), Hà Nội.
50. Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên) (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ
thông những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
51. Nguyễn Thanh Hùng (2004), Văn hóa sách giáo khoa, Báo Văn nghệ (40, 2/10/2004), Hà
Nội.
52. Đoàn Tử Huyến (1996), Một số vấn đề của việc dịch và xuất bản văn học Nga – Xô viết,
“Dịch văn học và văn học dịch”, Văn học, Hà Nội.
53. Lê Đỗ Huy, Văn học Xô Viết trở lại như trong mơ, (Nguồn: www.tuanvietnam.net/2010-01-
07-van-hoc-xo-viet-tro-lai-nhu-trong-mo)
54. Ngô Tự Lập (2007), Tôi yêu em, bài thơ không hình ảnh, (Nguồn:
http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/dich-thuat/2007/04/3B9AD789/ ).
55. Phong Lê (2004), Sêkhôp và Nam Cao – nhìn từ hai nền văn học, Tạp chí Văn học nước
ngoài (40), Hà Nội.
56. Lời “Tựa” Sông Đông êm đềm (tập 1) (1983), Nxb Tác phẩm mới,Hội Nhà văn Việt Nam,
Hà Nội.
57. Phan Trọng Luận (chủ biên) (1998) Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
58. Phan Trọng Luận (2007), Để tìm hiểu kĩ hơn chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 11,
Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ tháng 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
59. Phan Trọng Luận, (2007), Nhọc nhằn muôn nỗi sách giáo khoa, Báo Văn nghệ số 32
(6/8/2007), Hà Nội.
60. Phan Trọng Luận, (2007), Văn học nhà trường nhận diện - tiếp cận - đổi mới, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
61. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
62. Trần Thị Quỳnh Nga (1999), A. Puskin trong đời sống văn hóa văn học Việt Nam, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật (5), Hà Nội.
63. Trần Thị Quỳnh Nga (2000), Sêkhôp ở Việt Nam, Tạp chí văn học (10), Hà Nội.
64. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), Tiếp nhận văn xuôi Nga thế kỉ XIX ở Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
65. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), “Tiếp cận tác phẩm Người trong bao của Sêkhôp trong nhà
trường”, Tạp chí Nghiên cứu văn học tháng 5, Hà Nội.
66. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), Văn học Nga –Xô viết ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
67. Lã Nguyên, (2009), “Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử”, Tạp
chí Nghiên cứu văn học số 7, Hà Nội.
68. Nguồn: http://www.ngoisaoblog.vn/m.php?u=tranhanam.
69. Nguồn: http://www.cnews.ru/news/line/index.shtml?2005/11/01/190932
70. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
71. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, (Tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
72. Pauxtôpvxki, Cuộc đời Alêchxanđơ Grin, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
73. Pauxtôpvxki, (2001), Bông hồng vàng, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
74. Ngô Văn Phú, Có nên làm sách giáo khoa theo chủ đề?
Nguồn:http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=585&Itemid=
203
75. Trần Vĩnh Phúc, (2003), Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ Nga, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
76. Huỳnh Như Phương (2009), “Văn học và văn hóa truyền thống”, tạp chí nhà văn số 10, Hà
Nội.
77. Phạm Thị Phương (2002), A. X. Puskin - Mặt trời thi ca Nga, Nxb Trẻ, Hội Nghiên cứu và
giảng dạy văn học TP. HCM.
78. Phạm Thị Phương (2007), Chương trình sách giáo khoa Văn THPT hiện hành của Liên bang
Nga, “Bình luận văn học”, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. HCM.
79. Trần Thị Phương Phương (2006), Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX, Nxb Khoa học Xã
hội, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. HCM.
80. Ravi Vyas, Ba truyện ngắn Nga kinh điển,
Nguồn:http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=65&Itemid=2
09
81. Trần Đình Sử (2004), Sêkhôp trong nhà trường trung học Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Kỉ
yếu A. Sêkhôp và nhà trường Việt Nam của Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP, Hà Nội.
82. Nguồn: http://www.tamlyhoc.net
83. Phương Thanh (2002), “Sự chênh lệch về kiến thức: biên soạn phần văn học nước ngoài
trong sách văn học”, Báo Văn nghệ trẻ số 24, TP Hồ Chí Minh.
84. Lê Bá Thành (2007), Bản sắc văn hóa Việt Nam qua giao lưu văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
85. Đỗ Ngọc Thống (2003), “Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành năng lực văn học
cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục số 66 (9/ 2003), Hà Nội.
86. Đỗ Ngọc Thống (2005), “Sách giáo khoa Ngữ văn cần giúp học sinh tự tiếp nhận tác phẩm
văn học”, Tạp chí Giáo dục số 110 (3/2005), Hà Nội.
87. Đỗ Ngọc Thống (2006), “Chương trình và sách Ngữ văn THPT có gì mới?”, Tạp chí Văn
học và Tuổi trẻ số 6 (6/2006), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
88. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ
thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
89. Đỗ Ngọc Thống (2007 ), Vai trò của nhà trường trong việc kiến tạo nên một nền lí luận –
phê bình văn học tương lai (Nguồn: www.aai.uni-
hamburg.de/euroviet/Do%20Ngoc%20Thong.pdf)
90. Phùng Văn Tửu (1993), “Về chỗ đứng của môn văn học nước ngoài trong nhà trường”, Tạp
chí Văn học số 6, Hà Nội.
91. Phùng Văn Tửu (2003), Cảm thụ và giảng dạy VHNN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
92. Lê Ngọc Trà, Biết rung cảm trước cái đẹp sẽ rất khó làm điều xấu,
Nguồn:http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=296029&ChannelID=13
93. Nguyễn Thị Vượng (2007), Thi pháp nhân vật trong Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhôp,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
TIẾNG NGA
94. Анна Ахматова о себе, Nguồn: http://www.litera.ru
95. Биография (вариант 1)
Nguồn: http://paustovskiy.niv.ru/paustovskiy/bio/biografiya.htm
96. "Коротко о себе" - Автобиография Паустовского, 1966 год, Nguồn:
http://paustovskiy.niv.ru/paustovskiy/bio/avtobiografiya-1966.htm
97. В. Фраермал - "годы роста",
Nguồn: http://paustovskiy.niv.ru/paustovskiy/bio/sovremenniki.htm
98. Евгений ХАРИТОНОВ, Приключения писателя-фантаста в “Стране счастливых” Nguồn:
http://www.rusf.ru/ko/parad/000621_2.htm
99. Nguồn: www.antonchekhov.ru
100. Nguồn: www.mikhailsholohov.ru/
101. Nguồn: http://esenin.ru
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Kính gửi các Thầy cô giáo, các em học sinh.


Để phục vụ cho việc khảo sát về chương trình văn học Nga hiện hành trong trường phổ
thông, xin các Thầy cô, các em học sinh vui lòng điền vào phiếu trả lời dưới đây. Chân thành cảm
ơn quý thầy cô và các em học sinh!
(Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn, một câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời)
1. Trong các tác giả văn học Nga được học ở chương trình phổ thông, anh (chị) yêu thích tác giả
nào?
A. C. Aimatôp
B. M. Gorki
C. A. Puskin
D. A. Sêkhôp
E. M. Sôlôkhôp
2. Trong số các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào để lại nhiều ấn tượng nhất đối với anh (chị)?
A. Người thầy đầu tiên
B. Thời thơ ấu
C. Tôi yêu em
D. Người trong bao
E. Số phận con người

3. Ngoài những tác phẩm được học trong chương trình phổ thông, anh (chị) còn yêu thích những tác
phẩm văn học Nga nào? (Xin liệt kê rõ)
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………
4. Những tác giả văn học Nga nào không có trong chương trình phổ thông mà anh (chị) đã đọc và
yêu thích? (Xin liệt kê rõ)
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
5. Những tác giả nào sau đây anh (chị) đã được biết đến (đã được đọc tác phẩm, đọc bài giới thiệu
…)?
A. Ian Lari
B. A. Grin
C. M. Lermôntôp
D. A. Akhamatôva
E. C. Pauxtôpxki
6. Anh (chị) nhận xét như thế nào về mức độ phù hợp của các tác phẩm văn học Nga đã học trong
chương trình phổ thông với trình độ nhận thức của học sinh?
A. Phù hợp.
B. Tương đối phù hợp.
C. Chưa phù hợp.
PHỤ LỤC 2

A. VĂN BẢN: CUỘC PHIÊU LƯU KÌ LẠ CỦA KARIK VÀ VALIA (Trích)


IAN LARY

... Ngẩng cao đầu, Ivan Germogenovich bước về phía rừng cây. Bọn trẻ đi theo sau ông, thì
thầm trao đổi điều gì đó rất sôi nổi. Giáo sư nghe thấy chúng nói:
- Anh nói đi!
- Sao lại anh? Em tự nói đi!
Ivan Germogenovich dừng bước hỏi:
- Có chuyện gì thế các cháu?
Valia hỏi:
- Thế bây giờ chúng ta sẽ ngủ nghê, ăn uống ra sao ạ?
Ivan Germogenovich nhún vai:
- Chuyện vặt vãnh! Chúng ta sẽ ngủ như tổ tiên xa xưa của chúng ta: ở trên cây, trong lều cỏ,
trong các hang động. Thực ra như thế còn thú vị hơn nhiều so với ngủ trong phòng ngột ngạt. Các
cháu hãy coi như mình ra ngoại thành, về nông thôn. Được chưa nào?
- Thế còn chúng ta ăn gì ạ?
- Ồ, thức ăn ở đây thì nhiều vô kể. Có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều hàng chục lần trong một
ngày.
Valia nói:
- Vậy mà hôm nay, khi các cháu định ăn một quả cây lại bị ai đó đánh rồi ném xuống sông.
- Đánh? –Giáo sư kinh ngạc hỏi:
- Đúng thế ạ!
Rồi Valia kể lại, chúng định hái quả trên cây nhưng không trèo được tới nơi và bị rơi ngã
xuống dòng sông chảy xiết như thế nào.
Ivan Germogenovich lo lắng hỏi:
- Thế các cháu đã ăn những quả ấy chưa?
- Chưa ạ, chúng cháu chưa kịp ăn.
Giáo sư thở phào nhẹ nhõm:
- Rất may là các cháu chưa ăn. Đó là một thứ quả độc gọi là ô dược.
- Nhưng chúng cháu chưa ăn nó mà.
- Không quan trọng. Các cháu đã hít phải hơi độc của nó nên bị ngất đi.
Karik quả quyết nói:
- Bác Ivan Germogenovich ạ, chúng cháu sẵn sàng ngủ trên cành cây hay ở đâu cũng được,
có điều...
- Có điều làm sao?
Karik nuốt nước miếng rồi nói:
- Có điều từ hôm qua tới giờ chúng cháu chưa ăn gì cả. Cho nên... Chúng cháu không đi nổi
được nữa... Giá có cái gì...
Giáo sư cuống quýt:
- Chao ôi, thế mà sao bác không đoán được ngay?... Tất nhiên rồi, các bạn ạ. Trước khi lên
đường chúng ta phải ăn cho no cái đã... Các cháu có thích sữa không?
- Sữa thật hả bác?
- Hừm... cũng không hoàn toàn thật. Nhưng dù sao cũng là sữa.
Karik chìa tay ra:
- Cho cháu nào!
Valia nói:
- Nhiều nhiều vào bác nhé!
Giáo sư nói:
- Chúng ta đi thôi.
Ivan Germogenovich đi thẳng, ngẩng đầu lên cao ngắm nghía những cây cỏ, đưa mắt tìm
kiếm cái gì đó. Cuối cùng ông dừng bước dưới bóng mát của một cây cỏ bao bạp.
Cây này có lá rất to, đến nỗi mỗi lá có thể đặt cả sân bóng đá lẫn khán đài. Giáo sư chỉ tay
lên cao:
- Đây này! Ở đây có cả một đàn bò đang chăn thả.
- Bò ở trên cây ư bác?
- Chính thế... đây thì cũng tựa như những bãi chăn trên núi Anpơ ... Nào, cháu nào trèo lên
trước đây?
- Thế... thế... thế... những con bò này có cắn không?
- Không cắn không húc gì hết. Chúng không có răng, cũng chẳng có sừng đâu các bạn ạ.
Karik và Valia nhật loạt nhảy lên cây. Ivan Germogenovich trèo theo sau.
Họ bám lấy những cành cây xanh mềm mại, giúp nhau leo lên và chẳng mấy chốc đã lên đến đỉnh
cái cây to.
Những cái lá to, nhẵn bóng rung rinh trong sáng lóa mắt dưới mặt trời. Chúng cũng giống
như những đồng cỏ xanh phẳng phiu. Các khách du lịch leo lên một trong những cái lá khổng lồ ấy,
bước những bàn chân trần trên mặt lá đầy đặn êm ái. Nhưng bước được vài bước bọn trẻ do dự dừng
lại.
- Có chuyện gì vậy? – Giáo sư hỏi và cũng dừng lại.
Valia giơ ngón tay run rẩy chỉ vào mặt lá:
- Cái gì kia thế bác?
Karik cũng lùi lại hỏi:
- Phải rồi! Cái gì vậy bác?
Cái lá hoàn toàn sống động.
Cái mặt nhẵn bóng của nó động đậy, co lại, giãn ra. Trên mặt có hàng ngàn cái miệng như
đang nhai nhai, lại như muốn níu gót chân trần của Karik và Valia.
Giáo sư ngạc nhiên hỏi:
- Sao nào? Cái gì làm bọn cháu sợ?
Valia nói:
- Bác ơi, chẳng lẽ đây là cái lá hay sao? Bác nhìn mà xem, nó làm như là muốn cắn chân vậy.
Cháu sợ những cái lá thế này lắm.
- Ngốc ơi là ngốc! Đáng xấu hổ thật! Đây là những lỗ thở thông thường của lá.
- Lỗ thở ư bác?
- Cố nhiên rồi, đó là cửa sổ để thông hơi cho cây cối. Đó cũng là phổi để thở.
- Thế... chúng có thể tóm chân bọn cháu lại không ạ?
- Dĩ nhiên là không rồi. Các cháu đừng sợ! Cứ mạnh dạn đi theo bác.
Giáo sư bước dọc theo những gân lá chắc nịch gắn đầy trên đồng cỏ xanh dẫn đi mọi phía.
Bọn trẻ theo sau giáo sư.
*
Valia trông thấy lũ bò trước nhất.
Cô reo lên:
- Ô, xem kìa! Bò mà thế kia ư? Chẳng giống chút nào, mà lại xanh nữa!
Men theo bờ cạnh của chiếc lá – đồng cỏ, có những con vật màu xanh chân dài mảnh khảnh đi lang
thang, chúng giống như những quả lê khổng lồ. Một vài con ngồi yên, để những cái râu lên mặt lá,
cắm cái vòi cong vào lá.
Giáo sư nói:
- Đó, các cháu hãy làm quen với những con bò cỏ đi. Các cháu đừng buồn vì nó không giống
bò thật. Bù lại, sữa của nó rất ngon, không kém hơn sữa bò thật.
Valia hỏi:
- Thế chúng là những con gì hả bác?
- Chẳng lẽ cháu chưa đoán được hay sao? Con bọ rệp đấy mà. Một loài côn trùng thông
thường nhất. Nếu có khi nào cháu đọc về kiến, cháu hẳn phải biết về bọ rệp.
- À, cháu nhớ ra rồi! – Karik nói – Những con kiến chăn nuôi bọ rệp.
- Đúng đó, Karik nói đúng đó. – Ivan Germogenovich đáp – Thường những con kiến mang
bọ rệp về tổ chăm sóc nuôi nấng chúng.
- Giống như ở một nông trang nữa!
- Phải rồi, gần như vậy... Những con kiến quí bọ rệp lắm. Chúng giống như người quí sữa bò
vậy. Những con kiến vắt sữa bọ rệp, uống sữa của chúng và... Các cháu hãy cẩn thận một chút.
Đừng giẫm chân lên sữa.
Giáo sư dừng lại trước một vũng chất lỏng đậm đặc. Ông nói:
- Bác nghĩ rằng chẳng cần phải vắt sữa bò. Cứ thế này sữa cũng chảy thành sông rồi. Nào,
xin mời các bạn.
Ông nằm sấp bụng xuống, kề môi vào vũng sữa bọ rệp xanh, uống vài ngụm làm sữa ướt cả
bộ râu.
- Rất ngon! Xin mời!
Bọn trẻ bắt chước Ivan Germogenovich nhào vào vũng sữa uống ngon lành.
- Thế nào? – Giáo sư hỏi – Ngon chứ? Có thích không?
- Ngon hơn cả sữa thật! – Karik nói, đưa tay chùi miệng có vẻ hài lòng.
Valia húp sữa xoàm xoạp, không ngẩng đầu lên, nói lùng búng điều gì nghe không rõ.
Cuối cùng tất cả mọi người đều uống no.
Bọn trẻ bò ra khỏi vũng sữa, nằm dài trên chiếc lá tựa như nằm trên bãi tắm.
Valia nằm, lấy tay vuốt bụng. Karik dang rộng cả chân tay ra. Cậu nói:
- Tuyệt thật!
- Nếu các cháu đã no rồi, thì chúng ta đi thôi. Không nên mất thì giờ vô ích.
Valia vội vã nói:
- Khoan đã bác ơi! Trước hết chúng ta phải nghỉ một chút.
- Chừng nửa giờ thôi bác ạ. - Karik ủng hộ cô em.
Những cái chân mỏi rã rời tựa như chân của người khác. Tay duỗi trên chiếc lá, nặng như
đeo đá. Không muốn cử động chút nào cả. Ivan Germogenovich đồng ý.
- Thôi được! Muốn nghỉ thì nghỉ.
Ông cũng nằm xuống cạnh bọn trẻ.
Sau những cuộc phiêu lưu ngày hôm nay, chính ông cũng muốn nằm nghỉ một lát. Ivan
Germogenovich ngáp dài, đặt tay xuống dưới đầu, nhắm đôi mắt đã díp lại.
.... (Văn Trọng dịch - NXB Kim Đồng)

B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI


1. Cảm nhận của em sau khi đi du lịch cùng ba vị khách vào thế giới thiên nhiên? Em thích nhất chi
tiết nào trong đoạn trích?
2. Trong chuyến du lịch đó, các bạn nhỏ đã khám phá ra những điều thú vị gì về thế giới thiên
nhiên? Ý nghĩa của sự khám phá đó là gì?
3. Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả? Tác dụng của nó?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Đây là chuyến du lịch hấp dẫn chỉ cho các em biết về thế giới thiên nhiên với nguồn thức
ăn bổ dưỡng mà con người nếu không hiểu biết sẽ bỏ qua nó.
+ Chuyến du lịch không chỉ cung cấp những kiến thức khoa học bổ ích mà còn đem lại sự
thích thú cho bạn đọc.
+ Đoạn trích mang đến cảm giác được khám phá, được phiêu lưu cùng ba vị khách du lịch
vào thế giới thiên nhiên kì diệu và tuyệt vời.
Câu 2:
+ Các bạn đã khám phá ra những kiến thức bổ ích về lá phổi của các lá cây và về những con
kiến chăn nuôi bò rệp để lấy sữa mà bằng mắt thường con người không thể thấy được. Đó là những
kiến thức bổ ích và thú vị.
+ Mục đích của vấn đề này là giới thiệu cho các bạn nhỏ biết những kiến thức khoa học về
thế giới côn trùng và thực vật sống xung quanh chúng ta nhưng không phải bằng những định nghĩa,
khái niệm khô khan mà là những câu chuyện tuyệt vời đi kèm với sự phiêu lưu khám phá.
Câu 3:
+ Nghệ thuật kể chuyện tài tình, hấp dẫn với ngôn ngữ trong sáng đưa người đọc vào chuyến
phiêu lưu và những khám phá bổ ích mà không có sự khiên cưỡng của những giáo điều.
+ Nghệ thuật miêu tả chi tiết, cụ thể đan xen những nhận xét sắc sảo về thế giới thiên nhiên.
+ Câu chuyện hấp dẫn hơn, mang màu sắc phiêu lưu hơn nhờ cách sử dụng nghệ thuật miêu
tả tinh tế và kể chuyện tài tình của nhà văn.
PHỤ LỤC 3

A. VĂN BẢN: NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN (Trích) - AIMATÔP

….
Tiết trời đã sắp sang đông.
Trước những trận mưa tuyết đầu mùa, mỗi khi đi học chúng tôi phải lội qua một con suối
lòng đá chảy róc rách dưới chân đồi. Nhưng về sau không thể nào lội qua được nữa, vì nước băng
lạnh buốt cóng cả chân. Khổ nhất là những em nhỏ, thậm chí chúng phải phát khóc lên. Những lúc
ấy, thầy Đuysen đã bế các em qua suối. Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết
các em sang.
Giờ đây nhớ lại cảnh xưa, thấy khó lòng mà tin được rằng tất cả những điều đó là có thực.
Nhưng lúc bấy giờ, không biết vì ngu dốt hay vì nông nổi, người ta đã cười thầy Đuysen, nhất là
bọn nhà giàu thường trú qua mùa đông ở trên núi và chỉ xuống làng khi cần xay thóc. Đã nhiều lần
gặp chúng tôi ở chỗ lội qua suối, bọn họ, đầu đội mũ lông cáo màu đỏ, mình mặc những chiếc áo
lông cừu quý, nghễu nghện trên những con ngựa hung dữ no căng, giương mặt nhìn thầy Đuysen rồi
bỏ đi. Một tên trong bọn cười nấc lên và huých tay tên đi bên cạnh nói:
- Đứa thì cõng, đứa thì bế, trông đã hay chưa!
Và tên kia ghìm con ngựa đang thở phì phì, nói thêm:
- Ôi, thật đáng tiếc, sao mình không biết trước, lấy vợ lẽ là phải chọn những người như thế!
Rồi chúng quất cho ngựa chạy làm nước và bùn bắn tung toé lên chúng tôi, cười phá lên rồi
đi khuất.
Sao lúc đó tôi muốn đuổi theo những con người ngu xuẩn ấy thế, muốn nắm lấy cương ngựa
và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ: “Các người không được nói thầy giáo của chúng
tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm”.
Nhưng liệu có ai chịu nghe lời một con bé thơ dại như tôi?
Và tôi chỉ còn biết nuốt những giọt lệ căm uất đang trào lên, nóng hổi. Còn thầy Đuysen thì
dường như không để ý những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết. Thường là thầy nghĩ
ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự.
Thầy Đuysen có cố gắng bao nhiêu cũng vẫn chưa kiếm đủ gỗ để bắc một chiếc cầu nhỏ qua
suối. Có lần ở trường về, sau khi đã đưa hết các em nhỏ sang, tôi cùng với thầy Đuysen dừng lại bên
bờ suối. Chúng tôi quyết định lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để
bước qua cho khỏi bị ướt chân.
Thật ra thì bà con trong làng chỉ cần tập hợp lại và cùng nhau bắc qua suối đôi ba cây gỗ là
trong nháy mắt đã có chiếc cầu cho các em đi học. Nhưng số là vì hồi ấy người ta vẫn còn u mê nên
coi nhẹ việc học hành và khá ra thì cũng chỉ cho thầy Đuysen là một con người hết sức gàn dở
không biết làm gì khác nên phải bày trò nhì nhằng với bọn trẻ con. Thích thì dạy, không thích thì
đuổi chúng về nhà. Bản thân họ bao giờ cũng đi ngựa nên chẳng cần đến cầu. Nhưng dù sao dân
làng chúng tôi tất nhiên rồi cũng phải suy nghĩ vì đâu người thanh niên ấy, vốn chẳng thua kém gì ai
và cũng không ngu ngốc hơn những người khác, lại phải chịu khó, chịu thiệt, phải nghe những lời
châm chọc, nhạo báng để dạy cho con cái họ học, mà lại dạy với một ý chí kiên trì hiếm có, với một
quyết tâm phi thường như thế?
Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy trên mặt đất và nước buốt đến chết
cóng đi được. Tôi không tưởng được thầy Đuysen làm thế nào chịu nổi – vì thầy tôi đi chân không,
làm không ngơi tay. Tôi chật vật đặt chân xuống suối, tưởng chừng như dòng suối rải đầy than hồng
nóng bỏng. Bỗng dưng đến giữa suối tôi bị chuột rút ở chân, người co rúm lại. Tôi không thể kêu
lên một tiếng, cũng không thể đứng thẳng lên được nữa và từ từ ngã xuống nước. Đuysen lẳng tảng
đá đi, nhảy ngay lại bên tôi, đỡ tôi lên tay, rồi bế tôi chạy lên bờ và lót chiếc áo choàng đặt tôi ngồi
vào đấy. Thầy hết xoa hai chân đã tím bầm, cứng đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng
của tôi trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi ấm cho tôi.
Thầy Đuysen khẽ nói:
- Antưnai, em ngồi đây cho ấm, đừng xuống nữa. Một mình thầy làm cũng đủ…
Cuối cùng khi những chỗ đặt chân xếp đã xong. Đuysen vừa xỏ chân vào ủng, vừa nhìn nét
mặt ỉu xìu, tái mét của tôi và mỉm cười hỏi:
- Thế nào, cô em giúp việc, đã đỡ rét chưa? Khoác cái áo choàng lên, thế… thế! – Thầy yên
lặng một lát rồi hỏi:
- Antưnai, lần ấy có phải em trút lại kigiăc ở trường không?
- Vâng ạ, – tôi đáp.
Thầy hơi nhếch mép mỉm cười, như thể tự nhủ: “Mình đoán đúng mà!”
Tôi còn nhớ lúc ấy máu dồn lên má tôi nóng ran: như vậy nghĩa là thầy đã biết và chưa quên
một điều tưởng như nhỏ mọn ấy. Tôi sung sướng quá, lịm cả người đi và Đuysen cũng hiểu niềm
hân hoan của tôi.
- Dòng suối trong trẻo của thầy, - thầy âu yếm nhìn tôi nói, - em thông minh lắm… Ôi, ước
gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào.
Đuysen bước nhanh lên bờ.
Và giờ đây tôi mường tượng thấy thầy đang đứng trước mặt tôi, như lúc bấy giờ thầy đã
đứng giữa dòng suối đá đang réo lên ầm ầm, hai tay để sau gáy và đôi mắt long lanh đăm đăm nhìn
theo những đám mây trắng xa tít đang bị gió thổi cuốn qua các ngọn núi.
Thầy nghĩ gì khi ấy? Có thể thầy đang mơ tưởng cho tôi ra một thành phố lớn học thật
chăng? Còn tôi, lúc bấy giờ cuộn tròn trong chiếc áo choàng của thầy Đuysen, tôi thầm nghĩ: “Ước
gì thầy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy
những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuysen là anh ruột tôi!”
Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì
những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi. Tuy chúng tôi còn bé,
nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy. Còn có cái gì khác bắt chúng
tôi ngày nào cũng đi xa, leo đồi lội suối, bạt hơi vì gió rét, chân ngập trong những cồn tuyết như vậy
được nữa? Chúng tôi tự nguyện đến trường, không ai phải xua chúng tôi đến cả. Không ai có thể
buộc chúng tôi phải chịu cóng trong căn nhà kho lạnh lẽo: tuy ngồi trong nhà, mà mỗi khi thở ra là
hơi giá bám trắng xoá cả mặt mũi, tay chân, quần áo. Chúng tôi chỉ dám thay phiên nhau đứng sưởi
cạnh lò, còn tất cả đành phải ngồi tại chỗ nghe thầy Đuysen giảng bài.
….
(Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân Tiến dịch)

B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI


1. Cảm nhận của em về đoạn trích này? Em thích điều gì nhất trong đoạn trích này? Vì sao?
2. Nhận xét của em về nhân vật thầy Đuysen? Em thử hình dung Thầy là người như thế nào?
3. Suy nghĩ của em về Antunai?
4. Nhận xét của em về nhịp điệu câu văn trong đoạn trích? Tác dụng của cách viết này?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Đây là đoạn trích mang lại cảm xúc chân thành về nghĩa tình của người thầy đối với học
sinh.
+ Cảm nhận sâu sắc niềm cảm thương của cô bé AntunaI với những khó khăn mà người thầy
phải vượt qua trước những tiếng cười ngạo nghễ của người đời cùng những tình cảm trong sáng mà
cô bé dành cho thầy của mình.
Câu 2:
+ Đó là người Thầy có tấm lòng thương yêu chân thành đối với học sinh của mình.
+ Thầy là người đem lại ước mơ được sống khác với cuộc sống vốn có của người dân làng
Kururêu, thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo, đem lại ánh sáng của cuộc sống xã hội chủ nghĩa cho
các em.
+ Là người có trách nhiệm với chính những điều mình đang làm với mong muốn đem lại
niềm vui, hạnh phúc cho thế hệ trẻ em nơi vùng núi nghèo nàn này.
+ Là người hiểu rõ khát khao được kiếm tìm tri thức của các em học sinh trong vốn kiến thức
bé nhỏ mà thầy có được.
+ Đó còn là người vượt qua mọi khó khăn gian khổ, kể cả những lời thị phi của dân làng để
thắp sáng niềm tin vào tri thức cho các em.
Câu 3:
+ Đó là cô bé thông minh, có trái tim nhân hậu.
+ Hiểu rõ tấm lòng chân thành của người thầy giáo đối với việc học của trẻ em nơi vùng núi
làng Kukurêu này.
+ Có cá tính, biết phân định sai trái.
Câu 4:
+ Nhịp điệu chậm rãi, giọng kể thủ thỉ, tâm tình hợp với sự hồi tưởng cảm xúc của nhân vật.
+ Sử dụng nhịp điệu chậm để nhấn mạnh tình thương, trách nhiệm của người thầy đối với
học trò được đong đếm qua sự trôi chảy chậm rãi của thời gian, của lòng kiên trì và cả sự hi sinh.
PHỤ LỤC 4

A. VĂN BẢN: LẴNG QUẢ THÔNG (Trích) - PAUXTÔPXKI

Năm mười tám tuổi Đanhi học hết trung học.


Nhân dịp này cha nàng cho nàng về Krittania chơi ít lâu với bà Manđa, em gái ông. “Cho con
bé (cha nàng vẫn coi nàng là con bé, mặc dầu Đanhi đã là một cô gái có thân hình cân đối với đôi
bím tóc vàng nặng trĩu) biết cái thế giới này nó ra sao, người ta sống thế nào, và cho nó giải trí một
chút”.
Ai biết được tương lai sẽ dành cho Đanhi những gì? Có thể, một người chồng chân thật và
yêu nàng nhưng lại đáng ngán và keo kiệt chăng? Hay một việc làm ở quầy tạp hóa trong làng?
Hoặc phục dịch tại một trong vô vàn hãng tàu biển ở Becghen?
Bà Manđa làm thợ may trong một nhà hát. Chồng bà, ông Ninxơ cũng làm thợ cắt tóc trong
nhà hát ấy.
Họ ở trong một phòng nhỏ ngay dưới mái nhà hát. Từ đấy trông thấy biển sặc sỡ những lá cờ
hiệu hàng hải và tượng đài Ipxen.
Những con tàu suốt ngày cứ chõ vào các cửa sổ bỏ ngõ mà la hét. Ông Ninxơ, đã nghiên cứu
những tiếng kêu la của chúng kỹ đến nỗi, theo ông nói, ông biết chắc chiếc tàu nào đang kéo còi:
“Nôđecnây” từ Côpenhaghen, “Người ca sĩ xứ Ecốt” từ Glazgô hay “Gian Đa” từ Boócđô đến.
Trong phòng bà Manđa có rất nhiều vật dụng của nhà hát: gấm, lụa, tuyn, băng, đồ ren, mũ
dạ thời xưa gắn lông đà điểu đen, khăn san của người digan, tóc giả bạc trắng, ủng cổ loe gắn cựa
bằng đồng, các loại gươm, quạt và những đôi giày dát bạc đã sờn ở những nếp gấp. Tất cả những
thứ đó phải được vá víu và sửa chữa, lau chùi và là phẳng.
Trên tường treo những tranh nhỏ cắt ra từ sách báo: kỵ sỹ thời vua Lui XIV, mỹ nhân bận
váy bông, hiệp sĩ, phụ nữ Nga trong bộ xaraphan, thủy thủ và bọn vikinh2 trên đầu mang những
vòng lá sồi.
Muốn lên phòng phải leo một cái thang dựng đứng. Ở đấy thường phảng phất mùi sơn và mùi
vécni bốc lên từ lớp vàng mạ.
Đanhi hay đi xem hát. Đó là một việc thú vị. Nhưng sau những buổi xem kịch ấy, Đanhi
thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi lại cứ nằm trên giường mà khóc.
Bà Manđa lấy thế làm lo lắng và thường an ủi Đanhi. Bà nói rằng không nên mù quáng tin
những gì diễn ra trên sân khấu. Nhưng ông Ninxơ thì vì thế lại gọi bà là “mụ nái xề” và nói rằng,
ngược lại, nên tin mọi điều ở nhà hát. Nếu không thì người ta chẳng cần đến nhà hát nào nữa. Thế là
Đanhi tin.
Tuy vậy bà Manđa vẫn cứ nhất định đòi đi nghe hòa nhạc để đổi món.
Ông Ninxơ không phản đối ý kiến ấy. “Âm nhạc, - ông nói, - đó là gương mặt của thiên tài”.
Ông Ninxơ thích dùng những danh từ cao siêu và mơ hồ. Ông bảo Đanhi giống như hợp âm
đầu tiên của một tự khúc. Còn bà Manđa thì, theo lời ông, lại có một quyền lực siêu phàm đối với
mọi người. Quyền lực đó là ở chỗ bà may trang phục sân khấu. Mà ai chẳng biết rằng con người cứ
mỗi lần mặc bộ đồ mới là biến đổi hẳn. Thành thử vẫn một anh diễn viên hôm qua là tên giết người
bỉ ổi, hôm nay đã trở thành chàng nhân tình say đắm, ngày mai là anh hề của nhà vua, còn ngày kia
lại thành vị anh hùng dân tộc.
Trong những trường hợp đó bà Manđa thường kêu lên:
- Đanhi ! Cháu hãy bịt tai lại, đừng nghe những lời ba hoa gớm ghiếc ấy làm gì! Ông ấy chả
biết ông ấy nói gì đâu, lão triết gia kiết xác ấy.
Đanhi nghe hòa nhạc cùng cô Manđa và chú Ninxơ. Nàng muốn mặc chiếc áo dài trắng độc
nhất của mình, nhưng chú Ninxơ bảo rằng người con gái đẹp phải biết ăn mặc sao cho nổi bật lên
giữa môi trường chung quanh. Nói chung, bài diễn văn dài dòng của ông về chuyện đó có thể tóm
tắt lại là trong những đêm trắng nhất thiết phải mặc đồ đen và ngược lại, lúc tối trời nên diện bộ áo
trắng.
Không thể nào cãi lại ông Ninxơ, nên Đanhi mặc chiếc áo dài nhung lụa đen, tuyết rất mịn.
Bà Manđa đã mượn trong kho phục trang cho nàng chiếc áo đó.
Khi Đanhi đã mặc xong, bà Manđa phải chịu là ông Ninxơ có lý: không gì có thể tôn nước da
mai mái nghiêm nghị trên gương mặt và đôi bím tóc dài lấp lánh vàng mười của nàng bằng thứ
nhung huyền bí ấy.
- Này Manđa, mình trông mà xem, - chú Ninxơ nói khẽ, - con Đanhi đẹp như thể nó đi gặp
người yêu trong buổi đầu tiên ấy.
- Đúng vậy - Bà Manđa trả lời - Thế mà lần hẹn hò đầu tiên ông đến gặp tôi, tôi lại chả được
thấy ông là một chàng điển trai si tình. Ông chỉ là một chàng ba hoa.
Và bà Manđa đặt một cái hôn lên mái tóc của chồng.
Buổi hòa nhạc bắt đầu sau khi khẩu đại bác ở ngoài cảng nổ phát súng chiều thường lệ. Phát
súng báo hiệu mặt trời lặn.
Mặc dầu là buổi tối, cả nhạc trưởng lẫn nhạc công đều không bật những ngọn điện nhỏ trên
giá nhạc. Tối hôm đó trời rất sáng nên những cây đèn lồng lấp lánh trong tán cây đoạn hẳn cũng chỉ
để tạo cho buổi hòa nhạc vẻ hào nhoáng mà thôi.
Lần đầu tiên Đanhi được nghe nhạc giao hưởng. Bản nhạc gây cho cô một ấn tượng lạ lùng.
Những đoạn luyến láy và rền vang của dàn nhạc gợi lên trong trí cô muôn vàn cảnh lạ giống như
giấc mơ.
Bỗng Đanhi giật mình, ngước mắt lên. Nàng có cảm giác như người đàn ông gầy gò mặc áo
đuôi tôm đang giới thiệu chương trình biểu diễn gọi đến tên nàng.
- Chú gọi cháu đấy ư, chú ? - Đanhi nhìn ông Ninxơ hỏi rồi lập tức cau mặt lại.
Người chú nhìn nàng không ra là kinh hãi mà cũng không ra là thán phục. Và bà Manđa áp
chiếc khăn vào miệng cũng nhìn Đanhi hệt như vậy.
- Có chuyện gì xảy ra vậy ? - Đanhi hỏi.
Bà Manđa nắm lấy tay nàng và nói khẽ:
- Nghe kìa !
Và Đanhi nghe thấy người mặc áo đuôi tôm nói:
- Các vị thính giả mấy hàng ghế cuối nhờ tôi nhắc lại. Vậy là dàn nhạc chúng tôi sẽ trình bày
hiến quý vị một bản nhạc nổi tiếng của Eđua Grigơ đề tặng Đanhi Pêđecxen, con gái ông gác rừng
Hagrup Pêđecxen, nhân dịp cô tròn mười tám tuổi.
Đanhi hít một hơi dài đến nỗi nàng thấy tức ngực. Nàng muốn lấy hơi thở đó để giữ dòng
nước mắt sắp trào ra, nhưng vô hiệu, Đanhi cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay.
Thoạt đầu nàng không nghe thấy gì hết. Một cơn giông đang cuồn cuộn trong lòng nàng.
Cuối cùng nàng nghe thấy tiếng tù và mục đồng rúc lên trong buổi sớm tinh sương và dàn nhạc đàn
dây khẽ giật mình, đạp lại bằng hàng trăm tiếng hát.
Điệu nhạc tăng dần, cất bổng lên rồi gào thét lướt trên ngọn cây, như một luồng gió rứt lá,
thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt những tia nước mát rượi. Đanhi cảm thấy có một luồng không
khí do âm nhạc dấy lên phả đến và nàng gắng bình tĩnh lại.
Phải, đó là cánh rừng của nàng, quê hương nàng ! Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng
biển quê nàng.
Những con tàu bằng thủy tinh làm nước sủi bọt. Gió reo cả trên những dây buồm. Từ lúc nào
không biết, tiếng reo đó đã chuyển thành tiếng những quả chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn
chim ríu rít nhào lộn trên không, tiếng trẻ con hú nhau, tiếng hát về người con gái: lúc bình minh
người yêu ném một vốc cát vào cửa sổ phòng nàng. Đanhi đã nghe bài hát đó trên đồi núi ở quê nhà.
Vậy ra đó chính là bác ấy. Ông già tóc bạc đã giúp cô mang lẵng quả thông về nhà. Đó là
Eđua Grigơ, người có phép thần và là nhạc sĩ vĩ đại ! Thế mà nàng đã trách bác ấy không biết cách
làm mau chóng.
Thì ra đó chính là món quà mà ông đã hứa cho nàng mười năm sau.
Đanhi khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn. Đến lúc ấy âm nhạc đã tràn ngập khoảng
không giữa mặt đất và mây trời giăng mắc trên thành phố. Sóng nhạc du dương làm cho mây gợn
lên lăn tăn và những vì sao lung linh lấp lánh.
Bản nhạc không phải là hát nữa. Nó kêu gọi. Kêu gọi đi theo nó đến một xứ sở, nơi không
đau khổ nào có thể làm nhạt tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kẻ khác, nơi mặt trời
sáng chói như vòng triều thiên trên đầu nàng tiên trong cổ tích.
Trong dòng âm thanh cuồn cuộn ấy bỗng nổi lên giọng nói quen thuộc “Cháu là hạnh phúc,
cháu là ánh bình minh”.
Bản nhạc ngừng bặt. Những tràng vỗ tay lúc đầu còn chầm chậm, sau mỗi lúc một mạnh
thêm, vang lên như sấm dậy.
Đanhi đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên. Mọi người cùng quay đầu lại nhìn nàng.
Có thể, có một số người trong đám thính giả đã thoáng nghĩ rằng nàng chính là Đanhi Pêđecxen mà
Grigơ đã dành tặng tác phẩm bất tử của ông.
“Bác ấy mất rồi ư ? - Đanhi nghĩ - Vì sao ?” Giá mà lại được gặp ông ! Giá mà ông có mặt ở
đây ? Hẳn nàng sẽ chạy ào lại với ông, tim đập rộn ràng, nàng sẽ bá lấy cổ ông, áp bên má áp đẫm
nước mắt vào má ông và chỉ nói một câu : “Cảm ơn bác”. - “Vì lẽ gì cơ chứ ?” Hẳn ông sẽ hỏi như
thế. “Cháu cũng chả biết nữa... - hẳn nàng sẽ trả lời, - Vì bác đã không quên cháu. Vì lòng hào hiệp
của bác. Vì bác đã cho cháu biết cái tuyệt mỹ mà con người phải sống bằng cái tuyệt mỹ ấy”.
Đanhi đi trên đường phố vắng tanh. Nàng không biết rằng bà Manđa đã phái ông Ninxơ đi
theo nàng mà không để nàng trông thấy. Ông đi lảo đảo như người say rượu, miệng lẩm bẩm gì đó
về sự thần kỳ xảy ra trong cuộc sống eo hẹp của họ.
Bóng đêm vẫn còn trải trên thành phố. Nhưng trong cửa sổ đã thấy lấp lánh ánh vàng yếu ớt
của bình minh phương Bắc.
Đanhi đi ra bờ biển. Biển vẫn còn ngủ say, không một tiếng sóng vỗ.
Đanhi nắm chặt hai tay lại và rên lên vì một cảm giác tuy còn mơ hồ đối với nàng, nhưng đã
chiếm lĩnh toàn cơ thể nàng - cảm giác về cái đẹp của cuộc đời.
- Đời ơi, hãy nghe đây ! - Đanhi nói khẽ - Ta yêu Người
Và nàng cười, mở to mắt nhìn những ngọn đèn trên tàu biển đang chậm rãi lắc lư nơi nước
xám trong vắt.
Ông Ninxơ đứng ở đằng xa nghe thấy tiếng cười đó và quay về nhà. Giờ ông đã yên tâm về
Đanhi. Giờ đây ông hiểu rằng cuộc đời cháu gái ông sẽ không qua đi vô ích.
(Kim Ân dịch)

B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI


1. Cảm nhận của em về đoạn trích này? Theo em, tại sao người nhạc sĩ lại quyết định viết tặng cô bé
Đanhi món quà vào năm 18 tuổi?
2. Vì sao cô lại nói: “Đời ơi…. Ta yêu người”? Ý nghĩa của lời nói này là gì?
3. Em có nhận xét gì về hình ảnh người chú khi đi theo Đanhi trên đường sau buổi hoà nhạc: “Ông
đi lảo đảo như người say rượu, miệng lẩm bẩm gì đó về sự thần kỳ xảy ra trong cuộc sống eo hẹp
của họ”?
4. Ý nghĩa nhan đề của truyện này là gì?
5. Em có nhận xét gì nghệ thuật của đoạn trích (giọng điệu, ngôn ngữ…v.v…)?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Đây là đoạn trích thể hiện sự cảm nhận cuộc sống với những điều mới mẻ, đẹp đẽ sẽ đến
với những ai biết nâng niu, trân trọng và giữ gìn nó.
+ Cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với Đanhi và người nghệ sĩ già mong cô bé nhận thấy điều đó qua
bản nhạc mà ông viết tặng. “Cháu là hạnh phúc, cháu là bình minh”, hãy đón nhận cuộc sống phía
trước với tất cả những điều tốt đẹp nhất đang chờ đợi – người nghệ sĩ già đã nói như vậy.
+ Đó là thời điểm Đanhi làm chủ tương lai của chính mình, tự mình nắm bắt cuộc sống, số
phận của riêng bản thân, làm cho nó càng ngày càng đẹp hơn.
+ Như cha cô đã nói: “Cho con bé ... biết cái thế giới này nó ra sao, người ta sống thế nào, và
cho nó giải trí một chút”.

Câu 2:
+ Xuất phát từ bản nhạc mà người nghệ sĩ già đã tặng cho cô nhân ngày sinh nhật lần thứ 18.
Bản nhạc giúp cô nhận ra ý nghĩa của cuộc sống. Đó là thế giới của bình yên, hạnh phúc và tràn
ngập niềm vui cùng tiếng cười.
+ Sau khi nghe xong bản nhạc và lời đề tặng của người nghệ sĩ già dành cho cô sau 10 năm,
Đanhi hiểu rằng:
- Cần phải có niềm tin và sự mến yêu vào cuộc sống, con người ta sẽ có tất cả.
- Nghệ thuật có thể thay đổi nhận thức của con người.
Câu 3:
+ Người chú cảm nhận được sự thay đổi kì diệu trong nhận thức về cuộc sống của người
cháu sau khi nghe bản nhạc của người nghệ sĩ già. Đó là sự thay đổi mà không dễ gì ông và những
người thân của cô có thể làm được.
+ Bản thân ông cũng đang có sự thay đổi khi chứng kiến sự thay đổi của cháu và khi nghe
bản nhạc đó. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những điều mà đáng lẽ ra ông đã có thể nhận được khi
bắt đầu cuộc sống của mình nhưng hôm nay ông mới thực sự cảm nhận được.
+ Cuộc sống của ông vốn dĩ eo hẹp, nhàm chán, nay như mở ra một trang mới với những
điều mới mẻ mà ông và người vợ của mình vừa khám phá được.
Câu 4:
+ Truyện ngắn có nhan đề là “ Lãng quả thông” đem lại cho người đọc sự bất ngờ và nhiều
điều suy nghĩ.
+ Lãng quả thông đã giúp cô bé gặp người nghệ sĩ già và được ông hứa tặng món quà sau
mười năm. Món quà bất ngờ đó cô đã đón nhận với sự trân trọng và biết ơn chân thành cũng như đã
đem lại cho cô những chuyển biến lớn trong suy nghĩ về cuộc sống.
+ Lãng quả thông là cầu nối giữa cô và người nghệ sĩ, giúp cô hiểu rằng cuộc sống luôn tươi
đẹp nếu ta biết đón nhận và trân trọng nó. Hạnh phúc sẽ đến với những ai biết chờ đợi và hi vọng.
+ Đoạn trích đặt ra vấn đề: trong cuộc đời con người không hiếm khi được nhận quà nhưng
món quà đánh dấu sự đổi thay lớn lao trong cuộc đời con người không phải lúc nào cũng có. Vì thế,
trân trọng, giữ gìn và thấu hiểu ý nghĩa của món quà tặng là cách đáp lễ chân thành nhất dành cho
người tặng quà. Bài học tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được trong cuộc sống
hiện nay.
Câu 5:
+ Câu chuyện được kể với lời văn thủ thỉ, tâm tình nhưng có sức gợi rất lớn. Có được điều đó
là nhờ cách kể chuyện rất tài tình của Pauxtôpxki khi ông cứ từng bước dẫn dắt người đọc đến với
những tình tiết nhẹ nhàng, cụ thể.
+ Nhịp điệu câu chuyện lúc nhẹ nhàng, lúc réo rắt nhưng không tạo sức ép cho người đọc.
Nó giống như những giai điệu êm ái của bản nhạc giăng mắc khắp không gian. Đó cũng chính là
phong cách của Pauxtôpxki.
PHỤ LỤC 5

A. VĂN BẢN: CÁNH BUỒM ĐỎ THẮM (Trích) - A. GRIN


...
Vậy là Grây đã sống trong thế giới của mình. Cậu chơi một mình - thường là trong sân phía
sau lâu đài, nơi xưa kia có một tầm quan trọng về mặt quân sự. Đó là một khu đất rộng, còn lại vết
tích những thành hào sâu, những tảng đá phủ kín rêu xanh, đầy những bụi cây rậm rạp và các loại
hoa dại màu sắc sặc sỡ. Grây chơi ở đó hàng giờ liền, chăm chú quan sát các hang chuột, “chiến
đấu” với các bụi cây, quất những con bướm và xây những thành luỹ bằng gạch vụn rồi lại phá huỷ
bằng gậy hay bằng đá ném.
Khi cậu mười hai tuổi, mọi ý thích của cậu, mọi nét tản mạn của tinh thần và mọi khía cạnh
của tình cảm bí ẩn đã kết lại thành một nguyện vọng mạnh mẽ duy nhất, không thể nào ngăn lại
được. Trước đó, dường như cậu chỉ mới tìm thấy từng phần riêng biệt của mảnh vườn của riêng
mình đó là ánh sáng, bóng cây, hoa lá, thân cây to đứng mơ màng và um tùm trong nhiều khu vườn
của mình với vẻ hài hoà tuyệt diệu.
Chuyện này đã xảy ra trong thư viện. Tấm cửa cao lắp kính mờ ở phía trên lúc nào cũng đóng
im ỉm, nhưng then cửa lại cài hờ hờ, chỉ cần đẩy tay vào là nó kênh lên và bật ra. Khi lòng say mê
nghiên cứu của Grây đã bắt cậu lọt vào thư viện thì cậu đã bị sửng sốt bởi một thứ ánh sáng đầy bụi
mà toàn bộ sức mạnh và đặc điểm của nó là những đường hoa văn nhiều màu sắc phía trên kính cửa
sổ. Ở đây im lặng ngột ngạt như nước ao tù. Hàng dãy tủ sách sẫm màu kê cách lối đi, sách vứt
thành đống. Kia một quyển an bom đang mở với những trang trong bị bong ra. Kia nữa các cuốn
giấy buộc dây vàng, từng đống sách màu tối, các tập bản thảo dày cộp, một chồng sách bản vẽ, biểu
đồ, hàng loạt sách mới xuất bản, bản đồ. Bìa thì nhiều loại khác nhau: thô kệch, mịn màng, màu
đen, xanh lam, xám, dày, mỏng, ngẵn nhụi, ram ráp. Các tủ xếp đầy sách, trông chúng cứ như những
bức tường khép kín cuộc đời trong chiều dày của mình. Cửa kính các tủ phản chiếu các tủ khác lấp
loáng những chấm sáng nhờ nhờ.
Một quả địa cầu to lớn đóng khung trong đường xích đạo và kinh tuyến bằng đồng giao nhau
đặt trên bàn tròn.
Quay ra cửa ra vào, Grây thông thấy một bức tranh lớn ở phía trên cửa. Nội dung bức tranh
càng làm cho không khí trong thư viện thêm tù túng ngột ngạt. Bức tranh vẽ một con tàu đang ngả
nghiêng trên đỉnh ngọn sóng. Bọt trắng tung cao bên mạn tầu. Con tàu như đang bay lên, lao về phía
người xem. Mũi tàu dăng cao che lấp cả phía dưới cột buồm. Ngọn sóng bị thân tàu xé đôi tung ra
hai bên như đôi cánh buồm căng phồng thấp thoáng hiện ra phía sau mũi tàu như cố chứa hết sức
mạnh điên cuồng của cơn dông tố để đẩy con tàu vượt qua con sóng lớn đi nhanh về phía xa. Những
đám mây bị xé nhỏ sà xuống mặt biển. Ánh sáng mờ mờ đang đấu tranh một cách tuyệt vọng với
bóng đêm đang ập tới. Nhưng đáng chú ý nhất trong bức tranh ấy là hình ảnh một người đứng ở mũi
tàu quay lưng lại người xem. Hình dáng người ấy như đã nói lên tất cả tình trạng, thậm chí tính chất
của thời điểm đó. Người đó đứng chân giạng ra, tay vung cao. Với tư thế đó, không thể biết anh ta
đang làm gì, nhưng nó buộc chúng ta phải hình dung rằng người ấy đang căng thẳng chú ý vào một
cái gì đó ở phía trên boong tàu, nơi chúng ta không nhìn thấy rõ. Vạt áo của anh ta bay trước gió,
chiếc kiếm đeo bên sườn hất lên cao: trông cách ăn mặc cũng có thể đoán anh ta là thuyền trưởng.
Thân hình anh ta nhún nhảy theo sóng; đầu không mũ, anh ta được thể hiện vào đúng cái giờ phút
hiểm nghèo. Anh ta hét lên nhưng để làm gì? Liệu anh ta có trông thấy ai đang ngã không? Liệu anh
ta có ra lệnh quay sang hướng khác, hay tiếng anh ta gọi thuỷ thủ trưởng bị tiếng gió át đi? Nhiều ý
nghĩ khác nhau cứ lởn vởn ám ảnh tâm trí Grây khi cậu ngắm bức tranh này. Chợt cậu cảm thấy bên
trái cậu có người nào lạ mặt tàng hình vừa bước tới đứng ngay cạnh. Chỉ cần quay đầu lại là cảm
giác kỳ lạ đó sẽ biến mất. Grây biết rõ điều đó. Nhưng cậu không ngừng tưởng tượng mà chăm chú
lắng nghe. Một giọng nói không thành tiếng thốt lên vài câu rời rạc khó hiểu như tiếng Malaixia. Có
tiếng ầm ầm tựa như cái gì đó sụt lở kéo dài. Tiếng vọng và tiếng gió âm u lan khắp thư viện. Tất cả
những âm thanh ấy, Grây đã nghe từ trong người mình. Cậu chợt nhìn quanh; cảnh im ắng trong căn
phòng xua tan ngay những tiếng động trong tưởng tượng vừa rồi, cậu không còn can dự vào cơn
dông tố trên biển nữa.
Grây nhiều lần đến thư viện ngắm bức tranh đó. Bức tranh ấy đối với cậu đã trở thành lời nói
cần thiết trong cuộc đối thoại giữa tâm hồn và cuộc sống, thiếu lời nói đó thì cậu không thể nào tự
hiểu được mình nữa. Trong tâm trí cậu bé, biển bao la dần dần được hình thành. Cậu luôn luôn
tưởng tượng ra nó, lục lọi trong thư viện để tìm đọc ngấu nghiến những cuốn sách mà sau cánh cửa
vàng của chúng mở ra vầng hào quang xanh sẫm của đại dương. Ở đó có những con tàu đang
chuyển động, tung bọt sau bánh lái. Có những con tàu bị mất buồm và cột buồm, bị sóng nuốt
chửng và dìm xuống đáy sâu; ở đó thấp thoáng những đàn cá mắt lấp lánh như lân tinh. Có những
con tàu bị sóng đánh vào đá ngầm, lắc lư trên sóng đã dịu đi. Một con tàu không người, bị đứt dây
chão đang kéo dài cảnh hấp hối cho đến lúc một cơn bão khác phá nó ra thành từng mảnh. Loại tàu
thứ ba lấy hàng an toàn ở một bến cảng rồi bốc dỡ ở một cảng khác; đám thuỷ thủ ngồi bên bàn
rượu vui vẻ ca ngợi chuyến đi biển và say sưa uống rượu. Lại còn có những con tàu cướp biển, treo
cờ đen với súng ống và âm nhạc. Có tàu nghiên cứu khoa học, quan sát các núi lửa, nghiên cứu
động vật và cỏ cây. Có những con tàu với ý đồ đen tối và những cuộc nổi loạn; có con tàu phát kiến
và phiêu lưu.
Trong thế giới ấy, vai trò người thuyền trưởng, lẽ tự nhiên, nổi bật lên. Thuyền trưởng là linh
hồn, là lý trí, là số phận của cả con tàu. Tính cách của người này ảnh hưởng đến công việc và sự
nghỉ ngơi của thuỷ thủ. Đích thân thuyền trưởng chọn thuỷ thủ cho con tàu của mình, và đội ngũ ấy
nói chung phải đáp ứng được những ý thích của riêng anh ta. Anh ta biết rõ thói quen và hoàn cảnh
gia đình của từng người. Trước con mắt mọi người dưới quyền, anh ta có vốn kiến thức sâu rộng,
nhờ đó mà có thể điều khiển con tàu, chẳng hạn đi thẳng từ Lixbon đến Thượng hải trên mặt biển
mênh mông. Anh ta chống lại bão táp bằng hàng loạt cố gắng phức tạp, xua tan nỗi sợ hãi bằng cách
phát ra những mệnh lệnh ngắn gọn. Tàu dừng lại hay tiếp tục cuộc hành trình là tùy thuộc vào ý
muốn của anh ta, anh ta điều khiển việc ra khơi và chất hàng, tu sửa và nghỉ ngơi, thật khó mà hình
dung được hết quyền lực to lớn và sáng suốt của anh ta trong công việc hoạt động không ngừng.
Quyền lực ấy hạn chế hay đầy đủ đều tương đương với quyền lực của oóc-phê.
Trí tưởng tượng sán lạn của Grây đã hình dung như vậy về vị trí và hoạt động thật sự của
người thuyền trưởng. Không một nghề nghiệp nào trên đời này lại có thể hoà hợp tất cả những gì
hấp dẫn nhất trong cuộc sống vào một thể thống nhất như nghề làm thuyền trưởng, mà vẫn không
loại bỏ những gì riêng tư trong hạnh phúc của từng người. Sự nguy hiểm, táo bạo, quyền lực của
thiên nhiên, ánh sáng của miền đất nước xa xôi, sự bí ẩn đầy kỳ diệu, mối tình thoảng qua, gặp gỡ
và chia ly, sự nồng nàn hấp dẫn của các cuộc gặp gỡ, các nhân vật, các sự kiện, sự phong phú vô
hạn của cuộc sống khi mà cao tít trên bầu trời là chòm sao Thập tự nam, chòm sao Gấu, và tất cả các
lục địa đều nằm trong tầm mắt tinh tường mặc dù buồng tàu của anh đầy những thứ của Tổ quốc
vẫn chưa xa rời anh như sách vở, tranh ảnh, thư từ và những đoá hoa khô quấn trong mớ tóc xoăn
mềm mại để trong chiếc bùa bằng da mịn đeo trên bộ ngực rắn chắc.
Mùa thu, khi Áctua Grây vừa mười lăm tuổi, cậu đã bỏ trốn khỏi nhà để bước qua cánh cửa
vàng của biển. Ít lâu sau, từ bến cảng Đuben, con tàu Axem đã nhổ neo đi Macxây, chở theo một
cậu thiếu niên có đôi bàn tay nhỏ bé trắng trẻo, có dáng vẻ bề ngoài của một thiếu nữ giả trai. Cậu
thiếu niên đó là Grây. Cậu có chiếc túi du lịch rất đẹp, đôi ủng da bóng láng mỏng như da găng tay,
quần áo may bằng thứ vải sang trọng, đắt tiền.
Trong khoảng một năm, khi tàu Axem đi Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha thì Grây đã tiêu một phần
tiền của mình cho quá khứ là đánh chén, phần còn lại cho hiện tại và tương lai - là thua bạc. Anh
muốn trở thành một thuỷ thủ “lão luyện”. Anh uống rượu hừng hực, tắm thì đứng từ trên cao
khoảng hai xagiên thản nhiên nhảy cắm đầu xuống nước. Dần dần anh mất hết, trừ cái chính là tâm
hồn thích bay bổng lạ kỳ, anh không còn yếu ớt mà trở nên cứng cáp, bắp thịt rắn chắc, nước da mai
mái đã sạm nắng, cử chỉ mềm mại được thay bằng động tác chính xác của đôi tay lao động. Còn đôi
mắt suy tư của anh ánh lên như đang nhìn vào lửa. Cả cách nói của anh từ chỗ nhỏ nhẹ, nhút nhát đã
biến thành rắn rỏi, dứt khoát như chim hải âu lao xuống làn nước bắt chú cá đang nghiêng mình lấp
lánh.
Thuyền trưởng con tàu Axem là một người tốt bụng, nhưng lại là một thuỷ thủ khe khắt. Ông
đã nhận chú bé Grây lên con tàu của mình với một thâm ý nào đó. Ông coi nguyện vọng thiết tha
làm thuỷ thủ của Grây chỉ là một ý thích ngông cuồng trong chốc lát, và nghĩ rằng chỉ một hai tháng
sau là Grây sẽ phải cúi mặt xuống mà nói với ông; “Thưa thuyền trưởng Gốp, cháu đã bị xây xát hết
cả khuỷu tay khi leo dây thuyền, cháu bị đau hết cả mạng sườn và lưng, ngón tay không duỗi được
nữa, đầu nhức, chân run lẩy bẩy. Những dây chão ướt nặng hàng hai pút này làm trĩu cả tay, những
mớ dây rợ, đoạn nối cột buồm... đã hành hạ cơ thể mềm mại của cháu. Cho cháu về với mẹ cháu”.
Nghe lời cầu xin tưởng tượng ấy, thuyền trưởng Gốp tưởng tượng luôn câu trả lời: “Thôi, cậu muốn
đi đâu thì đi, con chim nhỏ của tôi ạ. Nếu đôi cánh của cậu bị dính nhựa thì về nhà cậu có thể lấy
nước hoa Rôđa Mi-môđa mà rửa sạch được đấy”. Cái thứ nước hoa tưởng tượng ấy làm thuyền
trưởng thấy đắc ý hơn cả, ông buột miệng nói thành lời: “Phải rồi, cậu hãy về nhà mà kiếm nước
hoa Rôđa Mimôđa!”.
Nhưng rồi đoạn đối thoại tưởng tượng kia ngày càng ít có dịp lắp lại trong tâm trí thuyền
trưởng, bởi vì Grây đã đi tới đích mình mong muốn với bộ mặt tái nhợt, đôi môi mím chắt. Anh đã
làm mọi công việc nặng nhọc với sự cố gắng lớn lao. Anh cảm thấy ngày càng dễ chịu hơn, khi con
tàu khắc nghiệt ấy gần gũi hơn với anh, khi mọi việc lạ trở thành quen thuộc. Có khi dây xích mỏ
neo làm anh ngã xuống sàn tàu, dây chão mà anh không kéo nổi làm tuột da tay, cánh buồm ẩm ướt
có đính vòng sắt bị gió táp vào mặt anh. Tóm lại toàn bộ công việc thật sự là một thử thách, đòi hỏi
phải hết sức chú ý. Nhưng càng thở nặng nhọc, càng mỏi cứng lưng, anh càng luôn luôn giữ được
nụ cười coi khinh mọi gian khó. Anh âm thầm chịu đựng những lời giễu cợt, chê bai của các thuỷ
thủ dạn dày để rồi cuối cùng, họ phải thừa nhận anh là người của họ, làm được như họ. Và cũng từ
đó anh nhất thiết dùng nắm đấm để đáp lại mọi xúc phạm.
Có lần thuyền trưởng Gốp trông thấy anh cuốn buồm thành thạo, đã tự nhủ thầm: “Thế là
mày đã thắng cuộc đấy, Grây ạ”. Khi Grây tụt từ trên cột buồm cao xuống, thuyền trưởng gọi anh
vào buồng, mở rộng trước mặt anh một cuốn sách đã nhàu nát rồi nói:
- Cháu nghe đây! Bỏ hút thuốc đi! Đã đến lúc cho cháu làm thuyền trưởng được rồi!
Và anh bắt đầu đọc, đúng hơn là nói và gào to những từ cổ xưa về biển trong cuốn sách. Đó
là bài học đầu tiên của Grây. Trong vòng một năm, anh đã làm quen với nghề hàng hải, với thực
hành, với cấu trúc tàu, luật đi biển, bản đồ hoa tiêu và cách tính toán. Thuyền trưởng Gốp đã bắt tay
và xưng “chúng ta”với anh.
Ở Vancuve, Grây nhận được thư mẹ, một bức thư đầy nước mắt và sợ hãi. Anh viết thư trả
lời: “Con biết mẹ lo cho con. Nhưng nếu mẹ tận mắt nhìn thấy được như con nhìn, mẹ hãy nhìn
bằng đôi mắt của con. Nếu mẹ nghe được như con nghe, mẹ hãy áp tai vào con ốc biển, mẹ sẽ nghe
thấy âm thanh muôn đời của sóng. Nếu như mẹ yêu thương tất cả những gì con đã yêu, thì trong thư
của mẹ, ngoài tình thương và con người, con có thể thấy cả nụ cười”. Và Grây vẫn tiếp tục cuộc
hành trình trên biển cho đến khi con tàu Axem chở hàng về bến Đuben. Tranh thủ lúc tàu dỡ hàng,
chàng thanh niên Grây, lúc này đã hai mươi tuổi, quyết định trở về thăm lâu đài.
Toàn cảnh lâu đài vẫn như xưa, từng chi tiết nhỏ cũng như cả ấn tượng chung đều vẫn thể,
không khác gì năm năm trước đây, chỉ có những hàng cây du còn non trồng phía trước lâu đài là cao
lớn hơn, tán lá sum suê hơn.
Những người làm công trong nhà chạy ra đón anh mừng rỡ, cuống quít rồi lặng đi một cách
kính cẩn như mới hôm qua gặp gỡ cậu Grây này. Họ chỉ cho anh mẹ anh hiện đang ở đâu. Anh bước
lên căn phòng xây cao, nhẹ nhàng mở cửa, lặng yên đứng nhìn người phụ nữ tóc bạc vận đồ đen. Bà
đang đứng trước tấm ảnh Chúa lầm rầm cầu nguyện. Giọng nói nhỏ nhẹ của bà nghe vang xa như
tiếng đập của trái tim. “Cầu Chúa ban phước lành cho những người đi biển, những người lênh đênh
ngoài khơi, những người bị ốm yếu, đau khổ, tù đày”. Grây lắng nghe, sau đó anh thấy mẹ nói tiếp:
“Cầu cho đứa con trai tôi...” Đến lúc ấy anh mới nói: “Con đây... ” Nhưng rồi anh không thể nói
thêm gì nữa. Người mẹ quay lại. Trông bà gầy đi nhiều, gương mặt nghiêm trang của bà bỗng rạng
rỡ lên như tuổi trẻ bất chợt trở lại với bà. Bà bước nhanh về phía con trai, bà cười lên thành tiếng,
khẽ gọi con, nước mắt trào ra - tất cả chỉ có thế. Nhưng trong giây phút ấy, có lẽ bà đã sống mạnh
mẽ hơn, sung sướng hơn so với cả cuộc đời bà trước đây. “Mẹ nhận ra con ngay, con trai yêu quý,
bé bỏng của mẹ!”. Và quả thực là Grây lúc này không còn là chàng thanh niên cao lớn nữa. Anh
nghe mẹ kể lại cái chết của người cha, rồi sau đó anh tự kể về mình. Bà nghe con kể mà không phản
đối, trách móc một điều gì. Nhưng bà thầm nghĩ rằng cái điều mà Grây cho là cốt lõi của cuộc đời
mình thì bà chỉ coi là những thứ đồ chơi mà cậu con trai bà thích chơi mà thôi. Những thứ “đồ chơi”
đó là con tàu, biển khơi và các lục địa.
Grây ở lại lâu đài bảy ngày. Đến ngày thứ tám, sau khi mang theo một số tiền lớn, anh trở về
Đu-ben và nói với thuyền trưởng Gốp: “Cám ơn bác. Bác là người bạn rất tốt của cháu. Nhưng bây
giờ thì phải chia tay thôi bác ạ, - đến đây anh nắm chặt tay thuyền trưởng như để nhấn mạnh ý nghĩa
của lời mình nói. - Bây giờ cháu sẽ đi biển trên một chiếc tàu riêng của cháu, bác ạ”. Thuyền trưởng
nổi giận, ông nhổ nước bọt, giật tay ra rồi bỏ đi. Nhưng Grây đã chạy theo, ôm lấy ông. Thế rồi họ
đã cùng với toàn đội thuỷ thủ gồm hai mươi bốn người ngồi bên nhau trong khách sạn ăn uống đủ
mọi thứ có trong quầy hàng và trong nhà bếp, hò hét, hát hỏng.
Ít lâu sau, trên bến cảng Đuben, những vì sao đêm đã lấp lánh trên bóng đen của một con tàu
mới. Đó là con tàu Grây mới mua. Con tàu có tên là Bí mật, có ba cột buồm và chở được hai trăm
sáu mươi tấn. Trước khi số phận đưa đẩy anh đến thị trấn Lixơ, Grây đã vừa là chủ vừa là thuyền
trưởng của con tàu ấy được bốn năm. Nhưng anh mãi mãi ghi nhớ tiếng cười yêu thương của mẹ khi
gặp anh và năm nào anh cũng về thăm nhà đôi ba lần, đem lại cho người mẹ già tóc bạc niềm tin mơ
hồ rằng cậu con trai to lớn kia chắc là đã điều khiển được những thứ “đồ chơi” của mình.
(Phan Hồng Giang dịch )
B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Cảm nhận chung về đoạn trích trên?
2. Sức hấp dẫn nhất của đoạn trích này là gì? Vì sao?
3. Theo em, bức tranh treo trong phòng thư viện có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của Grây?
Em thử hình dung khuôn mặt của chú bé Grây lúc đứng nhìn bức tranh đó như thế nào?
4. Sự khác biệt giữa Grây 15 tuổi và Grây 21 tuổi được tác giả thể hiện như thế nào? Dấu hiệu nào
cho thấy Grây đã vươn đến cái đích của đời mình?
5. Nhận xét của em về nghệ thuật viết văn của Grin?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Đoạn trích là câu chuyện kể về giấc mơ thuyền trưởng của cậu bé Grây khi khám phá ra thế
giới bí mật của đại dương, của những vùng đất lạ cần rất nhiều đến sự dũng cảm của con người để
khám phá ra nó.
+ Đó là đoạn trích đem lại cảm giác của sự khát khao chinh phục, khám phá sự mới lạ của
tâm hồn ưu thích sự phiêu lưu mạo hiểm, được làm những điều mình mong ước.
+ Đoạn trích gợi cho người đọc sự thích thú, tò mò và cảm giác được chiếm lĩnh bản thân,
chiếm lĩnh giấc mơ khám phá của cậu bé Grây. Từ đó, người đọc như được sống trong sự khát khao
đó, trong những chuyến đi đầy gian khổ của cậu mong đạt đến đích của ước mơ.
+ Đoạn trích giúp người đọc hiểu rằng: con người chỉ cần có niềm tin, nghị lực cùng với sự
khát khao chiếm lĩnh cuộc sống, họ sẽ có tất cả.
Câu 2:
+ Đoạn trích đem lại cho người đọc niềm tin vào sự khát khao sẽ thành hiện thực.
+ Đoạn trích cũng đem lại những giây phút lắng lòng cho người đọc khi chứng kiến sự gặp
gỡ của hai mẹ con sau nhiều năm xa cách. Sự im lặng giữa hai người gợi cho người đọc sự thâm sâu
của biển cả. Không nhiều lời nhưng cả hai như hiểu tất cả. Người mẹ đã nhận ra sức mạnh tồn tại
trong mình bao nhiêu năm qua chính là ở người con và đứa con hiểu rằng, mẹ và giác mơ của cậu sẽ
luôn song hành trong cuộc đời.
Câu 3:
+ Bức tranh đó đem lại cho Grây những ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh người thuyền trưởng
điều khiển con thuyền giữa giông tố của biển khơi.
+ “Bức tranh ấy đối với cậu đã trở thành lời nói cần thiết trong cuộc đối thoại giữa tâm hồn
và cuộc sống, thiếu lời nói đó thì cậu không thể nào tự hiểu được mình nữa”.
+ Grây tìm hiểu cuộc sống của những người đi biển và hình ảnh những con tàu với những
bến bờ xa lạ đem lại cho anh niềm hứng thú, say mê hiếm có. Sự thích thú được chìm đắm trong nó
trở thành niềm yêu thích của cuộc đời anh và quan trọng hơn cả đó là anh đã nhận ra lẽ sống của
cuộc đời mình là gì? “Trong tâm trí cậu bé, biển bao la dần dần được hình thành”. Cậu đã đến với
giấc mơ thuyền trưởng như vậy đó.
+ Khuôn mặt của Grây khi đứng trước bức tranh tỏa ra niềm hạnh phúc vô bờ nhưng cũng
không giấu diếm sự căng thẳng. Hạnh phúc vì mình đã đối thoại được với tâm hồn mình và bức
tranh là cầu nối. Căng thẳng vì Grây hiểu rằng, tiếng nói cậu nghe không rõ đó sẽ dẫn cậu đến với
những khó khăn cùng những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm mà bản thân cậu không hình dung hết.
Tuy nhiên, với cậu được thể hiện niềm khát khao của chính mình mới là sự hạnh phúc và căng thẳng
nhất trong cuộc đời.
Câu 4:
+ Grây 15 tuổi mang trong mình sự bướng bỉnh của người mới bước chân vào cuộc sống. Đó
là cậu bé có lòng dũng cảm, khát khao làm được điều mà mình mong muốn bất chấp tất cả. Cậu
uống rượu, hút thuốc để tìm cách xóa tan dấu vết của một công tử bột, để mong được cuộc đời chấp
nhận. Cậu khám phá thế giới, cuộc sống bằng tất cả những đồng tiền có được để hiểu rằng cậu cũng
có khả năng sống và tồn tại như bất cứ người thủy thủ dày dạn nào.
+ Grây 21 tuổi chững chạc, điềm tĩnh nhưng quyết đoán hơn trước.
Câu 5:
+ Nhịp điệu kể lúc dịu êm, lúc ồn ào như trận cuồng phong bão tố trên biển gợi cho người
đọc cảm giác đang dấn thân cùng Grây trên con đường chinh phục giấc mơ của mình.
+ Đoạn miêu tả về cảm giác của Grây khi đứng trước bức tranh về biển trong thư viện đã phô
diễn tài năng của Grin. Người đọc như cùng chung cảm xúc với cậu khi lắng nghe được tiếng nói
của người thuyền trưởng trước cơn giông bão của biển cả cùng sự thúc giục ra đi của ông để đến với
những miền đất xa lạ. Khát vọng chinh phục hiện rõ trong từng câu chữ.
PHỤ LỤC 6

A. VĂN BẢN: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG - PUSKIN

Зимняя дорога CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG


Сквозь волнистые туманы Xuyên những làn sương gợn sóng
Пробирается луна, Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua
На печальные поляны Buồn dải ánh vàng lai láng
Льет печально свет она. Trên cánh đồng buồn giăng xa

По дороге зимней, скучной Trên con đường mùa đông vắng vẻ


Тройка борзая бежит, Cỗ xe tam mã băng đi
Колокольчик однозвучный Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Утомительно гремит. Đều đều khắc khoải lòng quê

Что-то слышится родное Bài ca của người xà ích


В долгих песнях ямщика: Có gì phảng phất thân yêu:
То разгулье удалое, Như niềm vui mừng khôn xiết
То сердечная тоска... Như nỗi buồn nặng đìu hiu

Ни огня, ни черной хаты... Không một mái lều, ánh lửa...


Глушь и снег... Навстречу мне Tuyết trắng và rừng bao la...
Только версты полосаты Chỉ những cột dài cây số
Попадаются одне. Bên đường sừng sững chào ta

Скучно, грустно... Завтра, Нина, Ôi, buồn đau, ôi cô lẻ...


Завтра, к милой возвратясь, Trở về với em ngày mai
Я забудусь у камина, Nhina, bên lò lửa đỏ
Загляжусь не наглядясь. Ngắm em, ngắm mãi không thôi

Звучно стрелка часовая Kim đồng hồ kêu tích tắc


Мерный круг свой совершит, Xoay đủ những vòng nhịp nhàng
И, докучных удаляя, Và xua lũ người tẻ ngắt
Полночь нас не разлучит. Để ta bên nhau trong đêm

Грустно, Нина: путь мой скучен, Sầu lắm. Nhina, đường xa vắng
Дремля смолкнул мой ямщик, Ngủ quên, bác xà ích lặng im
Колокольчик однозвучен, Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Отуманен лунный лик. Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
(Thúy Toàn dịch)
B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ này?
2. Em nhận xét như thế nào về nhịp điệu không gian và thời gian trong bài thơ? Tác dụng của nó
trong việc diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình?
3. Thiên nhiên có vai trò như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình? Vẻ đẹp độc
đáo của thiên nhiên được diễn tả như thế nào trong bài thơ?
4. Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là gì? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cảm xúc đó?
5. Bài thơ mang âm hưởng của bài dân ca Nga với nhịp điệu buồn sâu lắng. Theo em, đó có phải là
lí do để bài thơ tồn tại với thời gian?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Đó là bài thơ buồn mênh mang như chính bài ca của người xà ích trong đêm màu đông
lạnh lẽo.
+ Cảm giác cô đơn như trải dài theo từng câu chữ gợi cảm giác về một con đường bất tận
không có điểm dừng. Con người như hòa trong nỗi buồn ấy.
+ Tuy vậy, bài thơ vẫn gợi lên vẻ đẹp rất riêng của phong cảnh thiên nhiên Nga.
Câu 2:
+ Không gian bao trùm bài thơ là con đường mùa đông trải dài, hun hút, mở ra chiều sâu của
bức tranh phong cảnh mùa đông. Cảnh vật dần hiện ra theo bước chân chuyển động của không gian:
mái lều, ánh lửa, rừng, cây cột số, tuyết... tạo cảm giác lạnh lẽo của thiên nhiên hoang sơ.
+ Làm nền cho bức tranh thiên đó là âm thanh và màu sắc hòa quyện vào nhau tạo cho không
gian mùa đông thêm sinh động và cổ kính.
Câu 3:
+ Thiên nhiên như thấm sâu vào lòng người, đưa con người đến với nỗi buồn một cách gần
hơn.
+ Thiên nhiên cũng tạo nên những âm thanh rung động lòng người, khiến con người cảm
nhận một niềm khao khát được đến với bến bờ của hạnh phúc, đến với ngọn lửa hồng trong đêm
khuya lạnh lẽo.
Câu 4:
+ Vị trí trung tâm của bài thơ là hình ảnh một con đường mùa đông lạnh lẽo trải dài, hun hút
dưới ánh trăng bàng bạc, mở ra chiều sâu của bức tranh phong cảnh.
+ Con đường mùa đông không chỉ là bức tranh phong cảnh thuần túy mà còn là con đường
tâm trạng. Cả bảy khổ thơ là bảy cung bậc tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình. “Nỗi buồn mơ
hồ, mong manh (khổ một); đều đều, buồn tẻ (khổ hai); nặng nề, hiu hắt (khổ ba); hoang vắng (khổ
bốn); chồng chất (khổ năm); chán ngắt (khổ sáu) và đến khổ thứ bảy thì hóa “nỗi sầu” khôn nguôi
(“Sầu lắm! Nhina đường xa vắng!”).
+Con đường mùa đông là con đường lưu đày, là con đường li biệt. Người lữ hành - trong tâm
tưởng - vẫn mang theo hình ảnh người con gái Nga yêu thương, vẫn hy vọng ngày mai trở về, sum
họp trong mái ấm hạnh phúc. Cảm hứng đoàn tụ yêu thương và cảm hứng tự do tạo nên sắc điệu
thẩm mĩ trong áng thơ chứa chan thi vị này.
Câu 5:
+Có thể nói, trong Con đường mùa đông, từ “buồn” xuất hiện với tần số cao. Có trăng buồn,
cánh đồng buồn; có con đường mùa đông buồn tẻ và vắng lặng; có tâm hồn chán ngán, buồn… buồn
quá, buồn cô đơn; có tiếng lục lạc đơn điệu buồn. Sự xuất hiện của những cột cây số, rừng sâu và
tuyết… càng làm cho nỗi buồn thêm phần cô đơn và lạnh lẽo. Đó là nỗi buồn xuất phát từ ngoại
cảnh và nỗi buồn đến từ nước Nga nghèo đói đang chìm đắm trong màn đêm của chế độ nông nô
thời Sa hoàng.
+ Sự xuất hiện của bài dân ca Nga qua tiếng hát của xà ích và hình ảnh Nhina - cô gái Nga -
cùng với ngọn lửa lò sưởi là những điểm tựa nâng đỡ tâm hồn người lữ khách trong đêm trăng mờ
sương trên con đường mùa đông tuyết trắng. Đó chính là sự hiện diện của một cuộc sống thân
thương, bình dị và vững chắc. Chất trữ tình nồng nàn, chất thi vị đậm đà của bài thơ được thể hiện
một cách tài hoa qua cảnh sắc và âm thanh ấy.
PHỤ LỤC 7

A. VĂN BẢN: Đọc thêm: CÁNH BUỒM - LEPMÔNTÔP

ПАРУС CÁNH BUỒM


Thấp thoáng trắng cánh buồm đơn chiếc
Белеет парус одинокой
Trong mờ xanh sương sớm biển khơi!...
В тумане моря голубом!..
Buồm bỏ lại gì nơi cố hương thân thiết?
Что ищет он в стране далекой?
Kiếm tìm chi ở chốn xa xôi?...
Что кинул он в краю родном?..
Sóng cuồn cuộn trào dâng, gió rít,
Играют волны - ветер свищет,
Cột buồm cót két, ngả nghiêng...
И мачта гнется и скрыпит...
Ôi, hạnh phúc - nó không bỏ trốn,
Увы, - он счастия не ищет
Cũng không tha thiết kiếm tìm!
И не от счастия бежит!
Dưới buồm luồng biếc trong như ngọc,
Под ним струя светлей лазури,
Trên buồm tia nắng rực tựa vàng...
Над ним луч солнца золотой...
Nhưng nó sục sôi đòi bão tố,
А он, мятежный, просит бури,
Dường như trong bão có bình an.
Как будто в бурях есть покой!
1832

(Tạ Phương dịch)

B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI


1. Cảm nhận của em về hình tượng cánh buồm xuất hiện trong bài thơ? Tiêu đề bài thơ có ý nghĩa
như thế nào trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm?
2. Nhận xét về không gian nghệ thuật của bài thơ? Theo em, không gian nghệ thuật có tác dụng như
thế nào trong việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật trữ tình?
3. Sự xuất hiện của hai câu hỏi trong khổ thơ đầu gợi cho em những suy nghĩ như thế nào về hình
tượng cánh buồm?
4. Trong bài thơ xuất hiện rất nhiều lần hình ảnh của những sắc màu: trắng, xanh, vàng. Theo em, ý
nghĩa của những lần xuất hiện ấy là gì? Em thử thay đổi những sắc màu ấy bằng những từ đồng
nghĩa, ý nghĩa của bài thơ sẽ thay đổi như thế nào?
5. Khổ thơ thứ hai được miêu tả bằng những hình ảnh rất dữ dội. Theo em, mục đích của sự xuất
hiện này là gì? Em nghĩ như thế nào về sự đối lập giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối trong khổ
thơ thứ hai này?
6. Khổ thơ thứ ba cũng là một sự đối lập. Tác dụng của sự đối lập ấy trong việc tạo dựng ý nghĩa và
tư tưởng của bài thơ này là gì?
7. Mác nói "Hạnh phúc là đấu tranh", còn Lepmôntôp: Bình yên chỉ tìm thấy trong bão tố! Em có
suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Cánh buồm hiện dần ra trong không gian mờ ảo của sương sớm, từ xa đến gần với sự vật
lộn cùng giông bão biển khơi để tìm đến sự bình yên gợi cho người đọc cảm giác về tình yêu, hạnh
phúc trong cuộc đời mỗi người cũng phải đánh đổi bằng những cay đắng, gian khổ.
+ Tiêu đề bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho nội dung tác phẩm.
Câu 2:
+ Không gian được miêu tả từ xa đến gần, lúc đầu chỉ là hình ảnh mờ ảo của cánh buồm hiện
ra trong không gian mờ xa của buổi sáng đầy sương và cuối cùng là không gian gần với sự vật lộn
của cánh buồm trong bão giông.
+ Nghệ thuật miêu tả này gợi cho người đọc cảm giác đang từng bước chiếm lĩnh thế giới
tâm hồn nhân vật trữ tình. Đằng sau sự chuyển tiếp không gian đó là vinh quang của cuộc đời mà
không phải ai cũng đủ cam đảm để đến được với nó. Hạnh phúc không chọn những lối đi bằng
phẳng và con người cần phải vượt qua nó để vươn đến tầm cao của niềm hạnh phúc. Đó là triết lí
mà Lermôntôp gửi trong hình tượng không gian nghệ thuật của bài thơ.
Câu 3:
+ Một cánh buồm đơn lẻ nơi cuối chân trời hiện dần ra trong không gian mờ ảo của buổi
sáng đầy sương gợi cảm giác cô đơn, lặng lẽ, gợi cho người đọc cảm giác về cuộc ra đi không hẹn
ngày trở về. Cuộc ra đi đó như đã định trước để rồi cánh buồm lao vào bão giông, bất chấp hiểm
nguy, gian khổ mong tìm thấy đích của chính mình.
+ Hai câu hỏi tu từ như một sự ngỡ ngàng, không tin vào sự thật của nhân vật trữ tình, đồng
thời gợi cảm giác van nài không nên ra đi của cánh buồm. Tuy nhiên, đằng sau hai câu hỏi tu từ đó,
người đọc như nhận ra sự dứt khoát quay đầu, không ngoái nhìn lại của cánh buồm để tìm chí
hướng cho bản thân.
Câu 4:
+ Những sắc màu xuất hiện trong bài thơ với những mục đích khác nhau:
- Màu trắng của cánh buồm mờ dần trong nền xanh mờ của buổi sáng làm nổi bật hình ảnh
của cánh buồm cô đơn, lẻ loi trong không gian, sắc trắng của những cơn sóng cuồn cuồn trong bão
giông đại diện cho những gian khổ của cuộc đời mà cánh buồn sẽ gặp phải trên con đường tìm kiếm
của mình.
- Màu xanh của sự bình yên.
- Màu vàng của ánh nắng vàng rực rỡ xua tan đi màn sương mờ ảo của buổi sáng.
Câu 5:
+ Sự xuất hiện của những hình ảnh dữ dội trong khổ thơ thứ hai như khẳng định rằng: trên
con đường kiếm tìm của cánh buồm rất nhiều hiểm nguy: có bão tố, có cuồng phong của biển khơi.
Những điều đó là vật cản trên con đường đi của cánh buồm đơn lẻ. Nó có thể quất ngã cánh buồm
bất cứ lúc nào và trong mọi không gian. Đó là cách tăng thêm kịch tính cho sự kiếm tìm này.
+ Nếu hai câu 3- 4 đem lại cảm giác về sự hung dữ của biển khơi thì hai câu 5- 6 lại gợi sự
bất cần.
- Nhịp điệu của hai câu đầu gợi nên sự giận dữ, dữ dội, một sự oằn mình trước thực tại.
Người đọc có cảm giác như đang chứng kiến sự vật lộn của cánh buồm với bão giông.
- Hai câu cuối, nhịp thơ không gắt, dữ dội mà như chùng xuống, gợi sự bất cần, buông thả.
Tuy vậy, hai câu thơ nhưng báo hiệu cho người đọc biết rằng: đó chỉ là cách nói, là cách đánh lừa
thực tại để che dấu đi cảm giác cô đơn, cảm giác phải đối diện với sự thực. Thực chất, cánh buồm
đang rất cần một chốn bình an, một bến bờ hạnh phúc. Và điều đó chỉ có thể có được khi cánh buồm
đối diện với bão tố của cuộc đời. Đó là cách thử thách chính bản thân mình và cũng là cách rèn
luyện bản thân để đến với hạnh phúc thực của mình.
+ Khổ thơ thứ hai này như đối lập hoàn toàn với khổ một. Sự đối lập cả về hình thức lẫn nội
dung của khổ thơ thứ hai như báo trước sự không bình yên trong tâm hồn của nhân vật trữ tình và
trong cả hành trình đi kiếm tìm của cánh buồm.
Câu 6:
+ Khổ thơ thứ ba với hình ảnh đối lập của hai hình tượng:
Dưới buồm >< Trên buồm
Luồng biếc >< Tia nắng
Trong như ngọc >< Rực tựa vàng
- Sự đối lập không chỉ diễn ra ở câu mà còn trong từng từ của câu. Sự đối chỉnh giữa các từ
trong hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ ba gợi cho người đọc ấn tượng về một sự cân đối giữa bão tố
cuộc đời với người đang đi trong nó - cánh buồm.
- Đối lập với sự yên bình trên, cánh buồm lại đi tìm bão tố với sự “sục sôi”. Với cánh buồm,
hạnh phúc không phải là sự kiếm tìm, sự rời xa mà hạnh phúc là sự bình yên trong chính sự bão
giông. Đó là triết lí mà Lermôntôp muốn gửi đến người đọc thông qua hình tượng cánh buồm.
Như vậy, hai câu cuối của khổ 2 trả lời cho 2 câu hỏi ở hai câu cuối khổ đầu. Còn 2 câu cuối
bài là lời giải đáp cuối cùng, là một sự khẳng định: Nó không tìm và không trốn khỏi hạnh phúc, cái
mà nó cần là sự bình yên, mà điều đó thì chỉ có trong giông bão.
Khổ thơ thứ ba như nốt lặng của biển cả sau trận cuồng phong. Nó đối lập hoàn toàn với khổ
hai, đem lại cảm giác yên bình trong tâm hồn người. Đó cũng là cảm giác dừng chân của con người
trong cuộc hành trình dài mải miết kiếm tìm.
Câu 7:
+ Cả hai người đều đưa ra quan điểm giống nhau về hạnh phúc. Nếu Mac cho rằng: muốn có
hạnh phúc phải đấu tranh, thì Lermôntôp cũng khẳng định: hạnh phúc sẽ tìm thấy trong bão tố cuộc
đời. Đó là niềm hạnh phúc có được từ sự đấu tranh với chính bản thân mình và cuộc đời. Có như
vậy, hạnh phúc mới có giá trị và đáng được trân trọng.
+ Điểm không đồng nhất.
- Theo Mac, khi đấu tranh con người sẽ tìm thấy hạnh phúc.
- Lermôntôp chỉ ra rằng: hạnh phúc không nên né tránh nhưng cũng không phải nó tự đến với
chính mình. Hạnh phúc đến khi con người biết dừng lại và lắng nghe

PHỤ LỤC 8

A. VĂN BẢN: CON KỲ NHÔNG - SÊKHÔP

Cảnh sát viên Ôtsumelốp mình vận bành tô mới, tay cầm một cái gói, đang đi qua bãi chợ.
Bước theo sau y là một người lính cẩm, tóc hung hung đỏ, tay xách một giỏ đầy phúc bồn tử mới
tịch thu được.
Chung quanh yên ắng... Bãi chợ vắng tanh không một bóng người... Cánh cửa những hiệu tạp
hoá, những quán rượu mở toang như những miệng thú đói buồn tẻ nhìn ra đường, đến cả ăn mày
quanh đấy cũng không có một ai. - Mày dám cắn hả, đồ khốn! - bất ngờ Ôtsumelốp nghe thấy. - Các
cậu ơi, đừng để nó sống nhé! Bây giờ người ta không cho phép để chó cắn người đâu! Bắt lấy! A...
a.
Có tiếng chó kêu rống lên ăng ẳng. Ôtsumelốp nhìn sang một bên và thấy: từ kho củi của tay
lái buôn Pitsugin có một con chó chạy khập khiễng bằng ba chân, vừa chạy vừa quay đầu lại nhìn.
Đuổi theo sau nó là một người mặc áo sơ mi hoa mới hồ và một chiếc gilê mở cúc. Người ấy chạy
theo con chó, cổ vươn ra phía trước, anh ta ngã xoài xuống đất và túm lấy đôi cẳng sau của con vật.
Lại nghe thấy tiếng chó ăng ẳng và tiếng kêu: "Đừng để nó sổng!" Từ phía sau các cửa hiệu ló ra
những bộ mặt ngái ngủ, và chỉ một lúc sau bên kho củi đã thấy tụ tập cả một đám đông tựa hồ như
là chui từ dưới đất lên.
- Thưa ngài, hình như có chuyện mất trật tự ạ! - người lính cẩm nói.
Ôtsumelốp nghiêng nửa vòng, quay sang bên trái và bước tới chỗ đám đông. Ông ta nhìn
thấy anh chàng mặc áo gilê mở cúc ban nãy đang đứng ngay sát bên cổng nhà kho, cánh tay phải giơ
lên chìa cho mọi người xem ngón tay rớm máu. Bộ mặt ngà ngà say của anh ta như muốn nói: "Thế
đấy, đồ chó má, tao vặt cổ mày đi đấy?!', và cả ngón tay kia cũng ra vẻ đắc thắng. Ôtsumelốp nhận
ra anh ta là anh thợ kim hoàn Khơriukin. Chính giữa đám đông là thủ phạm gây ra chuyện huyên
náo vừa rồi - một con chó săn nhỏ mõm dài, trên lưng có một khoảng lông màu vàng, đang ngồi trên
mặt đất, toàn thân run rẩy, hai chân trước xoạc ra hai bên. Đôi mắt ươn ướt của nó lộ vẻ rầu rĩ và
kinh hãi.
- Có chuyện gì vậy hả? - Ôtsumelốp hỏi, gạt mọi người, đi thẳng vào giữa đám đông. - Sao
thế hả? Sao lại giơ ngón tay lên thế kia?... Ai vừa kêu ầm lên vậy hả ?
- Thưa ngài, tôi đang đi, chẳng động chạm gì đến ai... - Khơriukin bắt đầu nói, đưa lòng bàn
tay lên che miệng húng hắng ho. - Tôi đang đến mua củi của ông Mitơri Mitơrits đây, - thì bất thình
lình con vật đểu cáng này tự nhiên chồm lên cắn vào ngón tay... Xin ngài miễn thứ cho, tôi là một
người làm ăn... Tôi phải làm một việc rất tỉ mẩn. Tôi đòi người ta phải bồi thường cho tôi, vì cái
ngón tay này có dễ phải đến một tuần tôi mới cử động được... Thưa ngài, pháp luật không thấy ghi
rằng gặp những con chó như thế này thì đành phải chịu lép ạ... Ví thử con chó nào cũng nhè người
mà cắn thì đừng sống trên đời này nữa còn hơn...
- Hừm?... Được rồi... - Ôtsumelốp nghiêm giọng nói, ho mấy tiếng và cau đôi mày. - Được
rồi... Con chó này của ai? Ta không để yên chuyện này đâu. Ta sẽ cho các người biết cứ thả rông
chó như thế là thế nào! Đã đến lúc phải lưu tâm đến các vị không muốn chấp hành các điều lệ quy
tắc! Phải phạt cái thằng vô lại rồi nó mới biết rằng thả rông chó và các súc vật khác đối với ta nghĩa
là thế nào? Ta sẽ cho nó biết tay ta? Này, Enđưrin, - Ôtsumelốp quay lại nói với người lính cẩm, -
hãy điều tra xem, con chó này của ai, rồi lập ngay biên bản! Con chó này phải đập chết thôi. Đập
chết ngay! Chắc là nó bị dại rồi... Này, nghe ta hỏi, con chó này là của ai?
- Hình như của tướng Giưgalốp! - có ai trong đám đông nói.
- Của tướng Giưgalốp à? Hừm!... Enđưrin, cởi hộ ta cái bành tô với... Chà, thật là khủng
khiếp, nóng chi là nóng? Hình như trời sắp mưa rồi hay sao ấy... Này, có một điều ta không hiểu: tại
sao nó lại có thể cắn nhà ngươi được? - Ôtsumelốp nói với Khơriukin. - Nó mà lại chồm đến được
ngón tay của ngươi à? Nó thì bé, còn nhà ngươi thì cao to thế kia cơ mà? Chắc là ngón tay nhà
ngươi lại xước phải cái đinh nào rồi sau đấy ngươi mới chợt nghĩ ra là phải bịa chuyện mà kiếm
chác. Ta còn lạ gì... đồ các ngươi!
- Thưa ngài, anh ta lấy thuốc lá gí vào mõm con chó để làm trò cười, còn nó thì chẳng ngu
dại gì, nó tớp ngay lấy ngón tay anh ta… Thưa ngài, anh ta đần lắm ạ!
- Chỉ nói láo, đồ chột mắt! Mày không nhìn thấy sao mày lại còn bịa chuyện? Ngài đây là
người mẫn tiệp, thế nào ngài cũng phân biệt được đứa nào nói láo còn ai nói thật như nói thật cho
Chúa trời nghe... Nếu tôi mà nói sai thì cứ xin để quan tòa phán xử. Dạ, bây giờ pháp luật đã có
nói... tất cả đều bình đẳng... Chính tôi cũng có người anh em làm sen đầm đấy ạ ngài có muốn biết
không ạ.
- Đừng lý sự nữa!
- Không, con chó này không phải của ngài thiếu tướng đâu... - người lính cẩm nhận xét đầy
thâm ý. - Ngài thiếu tướng chẳng có loại chó này đâu. Chó của ngài phải chắc là chó săn nòi thôi...
- Ngươi biết chắc điều ấy à?
- Thưa ngài, chắc thế ạ...
- Chính ta cũng đã biết thế. Chó của ngài thiếu tướng là loại chó quý, chó nòi chứ đâu như
con này - có trời mà biết là loại chó gì! Lông xù, trông mã chả ra làm sao... Nhìn vào chỉ tổ bẩn mắt
thôi... Ngài thiếu tướng mà lại nuôi loại chó này hả?! Trí khôn của các người để đâu cả rồi? Nếu cái
thứ chó này ở Pêtecbua hay Matxcơva, thì các người có biết sẽ ra thế nào không? Ở đấy người ta sẽ
chả phải giở luật giở liếc gì hết và chỉ một loáng sau thôi là hết ngáp. Này Khơriukin, người bị nạn
thế rồi thì đừng có mà làm ngơ nghe chưa? Phải cho chủ nó biết tay! Thôi...
- Mà cũng có thể là chó của ngài thiếu tướng... - người lính cẩm nói ý nghĩ ra miệng. - ở
mõm nó có đề chữ gì đâu... Mới đây tôi có trông thấy trong sân ngài thiếu tướng một con chó giống
như con này.
- Đúng rồi, của ngài thiếu tướng đấy! - Có giọng ai nói trong đám đông. - Hừm!... Này
Enđưrin, mặc hộ ta cái áo bành tô một tý… Trời chuyển gió rồi đấy… Ren rét là… Ngươi dắt con
chó đến chỗ ngài thiếu tướng và hỏi ở đấy xem. Bẩm rằng ta đã tìm được và xin gửi lại ngài...
Ngươi cũng nói rằng về sau đừng thả nó ra ngoài phố nữa... Có thể là nó thuộc loài chó quý đấy,
biết đâu chả có một đứa nào đấy ngu như lợn lại gí thuốc lá vào mũi nó, thì làm xấu cả con chó đi.
Chó là một giống vật ưa nhẹ tay... Còn thằng ba hoa kia, bỏ tay xuống đi! Hay hớm gì mà cứ trưng
ngón tay ngu xuẩn kia lên mãi thế! Chính nhà ngươi có lỗi chứ còn ai! - Kìa, anh bếp của ngài thiếu
tướng đang đi đến kia kìa, ta hỏi thử anh ta xem... ê, Pơrôkhor! Lại đây, lại đây, anh bạn thân mến!
Anh thử nhìn con chó xem coi... Có phải của trên nhà ngài không?
- Làm gì có chuyện đó. Cả đời tôi chưa thấy ông chủ tôi nuôi chó nào như thế!
- Thôi, chẳng việc gì phải hỏi lâu la nữa, - Ôtsumelốp nói. - Nó đúng là chó chạy rông rồi?
Không phải bàn cãi gì nữa... Ta đã nói là chó chạy rông... Đem mà đập chết đi, thế thôi.
- Con chó này không phải của ông chủ tôi, - Pơrôkhor nói tiếp. - Nó là của em ông chủ tôi
vừa mới đến đây hôm nọ. Ông chủ tôi không thích giống chó săn, ông em ngài mới thích...
- Em ngài thiếu tướng vừa mới đến thật ư? Ông Vlađimir Ivannứts phải không? - Ôtsumelốp
hỏi, y cười hớn hở, nở nang cả mặt mày. - Đúng thế hả? Thế mà tôi cũng chẳng hay biết gì cả! ông
ấy về đây chơi à?
- Vâng, về chơi...
- Đúng thế hả! Chắc ngài lại nhớ người anh em mình rồi... Thế mà tôi chả biết tý gì? Thế, thế
con chó này của ông ấy đấy à? Tôi thật là mừng... Này, anh đưa nó về đi… Con chó trông cũng khá
đấy… Nó khôn ranh gớm… Nó vừa ngoạm tay thằng cha kia một cái đấy? Hà, hà hà… mà này chú
cún, việc gì chú phải run lên thế nữa? Chạc, chạc, chắc chú mình đang nổi cơn thịnh nộ đây… Chà,
kiếm đâu ra con cún kháu khỉnh quá ta… Pơrôkhor gọi con chó và cùng đi với nó ra khỏi kho củi.
Cả đám người cười rộ lên nhạo Khơriukin.
- Liệu hồn đấy, ngươi còn biết tay ta! - Ôtsumelốp nói đe y, khép vạt áo bành tô lại, rồi tiếp
tục đi qua bãi chợ.
(Phan Hồng Giang dịch)

B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn? Nếu được phép thay đổi em sẽ đổi tên truyện là
gì? Vì sao?
2. Em hình dung nhân vật viên cảnh sát Ôtsumelốp là con người như thế nào? (Ngoại hình và tính
cách)
3. Nhận xét của em về đoạn văn miêu tả không gian bãi chợ? Không gian đó có liên hệ như thế nào
đối với âm thanh mà viên cảnh sát nghe thấy?
4. Suy nghĩ của em về câu nói của Sêkhôp với em gái của mình "giữa mọi người, cần phải ý thức
được nhân phẩm của mình (...) em hãy biết rằng con người nhỏ bé trung thực không phải là người
hèn mọn"? Truyện ngắn này có quan hệ như thế nào với câu nói trên?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Con kỳ nhông mang ý nghĩa:
- Nghĩa đen: con kỳ nhông có thể thay đổi sắc màu của da để thích nghi với môi trường sống.
- Nghĩa bóng: sự biến đổi không ngừng của lời nói con người hay nhân cách con người có sự
thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.
+ Cuộc sống đôi khi cần đến sự thay đổi nhưng sự thay đổi đến chóng mặt của viên cảnh sát
khiến chúng ta nghĩ đến con người của anh ta: ưa thay đổi, hoặc bất chấp tất cả để đạt được mục
đích sống của mình.
+ Tiếng cười bật ra từ sự thay đổi đến chóng mặt trong lời nói của viên cảnh sát trưởng khiến
mọi người liên tưởng đến hình ảnh của con kỳ nhông.
Câu 2:
+ Ngoại hình: mặc một chiếc áo bành tô mới...
+ Tính cách: người có trách nhiệm trong công việc, rất công minh nhưng cũng cũng là người
hay thay đổi để đạt được mục đích của mình...
Câu 3:
+ Không gian được miêu tả ở trạng thái tĩnh, không một tiếng động tạo cảm giác ngột ngạt,
khó thở. Bản thân con người cũng thấy tù túng trong không gian yên lặng đó.
+ Chỉ hai câu văn miêu tả quang cảnh bãi chợ song nó gợi cho người đọc sự nhàm chán, tẻ
nhạt của cuộc sống đang diễn ra quanh đây và không gian ngột ngạt ấy như tô đậm thêm cho sự
nhàm chán của con người và vạn vật nơi đây.
+ Trong nền không gian tù túng đó, âm thanh ăng ẳng của tiếng chó kêu cùng tiếng người
chửi rủa như phá vỡ bầu không khí ngột ngạt đó. Tuy vậy, nó báo động một cuộc chiến sẽ xảy ra và
hình như làm tăng thêm sự bức bối, sự ngột ngạt trong tâm hồn con người.
Câu 4:
+ Sêkhôp luôn nhận thức rất rõ nhân phẩm của mình và ông coi trọng điều đó. Chính vì thế,
ông khuyên em cần phải ý thức được nhân phẩm của mình để ứng xử cho tốt giữa cuộc đời. Với
ông, không phải lúc nào mình cũng phải cúi đầu, nếu cúi đầu trước một nhân phẩm cao cả điều đó
có thể chấp nhận được nhưng cúi đầu trước một kẻ không ra gì, đó là cái cúi đầu của kẻ hèn mọn.
Nếu sống mà luôn phải như vậy, con người chúng ta sẽ trở nên hèn kém trước tất cả mọi người.
+ Viên cảnh sát trong truyện Con kỳ nhông là kẻ đã đánh mất bản thân mình, đánh mất nhân
phẩm của mình để đánh đổi địa vị đang có. Cái người dân quan tâm và trọng vọng anh đó là nhân
phẩm thì anh đã không còn, vì thế, dù địa vị có cao đi nữa, anh vẫn chỉ là con kỳ nhông giữa cuộc
đời.
ĐÊM
НОЧЬ Dòng sông thiu thiu ngủ,
Тихо дремлет река. Rừng thông tối ngưng reo,
Темный бор не шумит. Họa mi không hót nữa,
Соловей не поет, Muông thú cũng ngừng kêu.
И дергач не кричит.
Đêm. Bốn bề tĩnh lặng
Ночь. Вокруг тишина. Còn suối róc rách thôi,
Ручеек лишь журчит. Và vầng trăng vằng vặc
Своим блеском луна Rắc bạc khắp nơi nơi.
Все вокруг серебрит.
Bạc lấp lánh dòng sông,
Серебрится река. Bạc long lanh bờ suối,
Серебрится ручей. Bạc láng trên cỏ cây
Серебрится трава Thảo nguyên thành đắm đuối.
Орошенных степей.
PHỤ LỤC 9 Đêm. Bốn bề tĩnh lặng.
Ночь. Вокруг тишина. Vạn vật ngủ say rồi.
В природе все спит. Riêng vầng trăng vằng vặc
A. VĂN
BẢN: Đọc thêm:
ĐÊM - ÊXÊNIN
Своим блеском луна Vẫn rắc bạc nơi nơi.
Все вокруг серебрит.
1911-1912
1911-1912

(Tạ Phương dịch)


B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Cảm xúc đầu tiên của em khi đọc xong bài thơ này ?
2. Không gian và thời gian nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, nội dung
của tác phẩm ?
3. Theo em, nét đẹp của bài thơ thể hiện ở chi tiết nào ? Vì sao ? Sự long lanh của thiên nhiên, của
vạn vật, của đất trời về đêm được nhà thơ thể hiện rất tài tình. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện
điều đó.
4. Ánh trăng có vai trò như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
So sánh hình ảnh ánh trăng trong bài với những bài thơ khác để thấy rõ sự độc đáo của Êxênin trong
nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
5. So sánh cảm xúc của hai khổ thơ 2 và 4? Em thử hình dung phần kết của hai khổ thơ này là gì ?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Đây là bài thơ giàu cảm xúc, với ngôn từ đẹp và hình ảnh thơ lạ, có sức cuốn hút.
+ Thiên nhiên trong thơ hiện ra tràn ngập sắc màu bàng bạc của ánh trăng, của sự lung linh
huyền ảo trong đêm. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên như làm nền cho cảm xúc thăng hoa để rồi, tất cả
đọng lại trong ánh trăng đêm đó. Tuy vậy, cảm giác buồn vẫn tồn tại khiến cho sự vật, tâm hồn con
người và cả thiên nhiên như níu kéo đan xen lẫn nhau, tạo cảm giác nỗi buồn không dứt mà hòa cả
vào ánh trăng đêm.
Câu 2:
+ Không gian mở ra từ xa cho đến gần, lên trên và xuống thấp để cuối cùng dừng lại ở ánh
trăng đêm vằng vặc soi giữa trời. Không gian rộng lớn đó đem lại cảm giác về một nỗi buồn trải dài
theo sự dịch chuyển của ánh trăng, của tầm nhìn nhân vật trữ tình. Nó gợi sự cô đơn, lẻ loi giữa vẻ
đẹp của thiên nhiên về đêm.
+ Thời gian nghệ thuật cũng góp phần tạo nên sự tĩnh lặng và sự cô đơn đó. Bước chân của
thời gian chầm chậm trôi theo sự chuyển dịch của không gian. Nhịp thời có lúc như ngừng lại trong
dấu chấm ngắt giữa dòng có lúc như trôi nhanh, lúc lại dạt dào cảm xúc trong từng khoảng không
gian.
+ Cả không gian và thời gian kéo nhân vật trữ tình vào thế giới đầy cảm xúc của thiên nhiên
về đêm. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên là nguyên nhân gây nên nỗi buồn, sự cô đơn trong tâm hồn
nhân vật trữ tình. Con người và thiên nhiên như hòa quyện với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo mà
buồn man mác trong đêm trăng.
Câu 3:
+ Chi tiết ánh trăng. Đó là hình ảnh chủ đạo soi sáng bài thơ, đem lại vẻ đẹp huyền ảo trong
đêm khuya tĩnh lặng, soi sáng thiên nhiên giữa bốn bề tĩnh lặng, giữa không gian mờ ảo của thảo
nguyên và càng làm cho không gian trở nên rộng lớn hơn rất nhiều.
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên về đêm thể hiện ở ánh trăng, ở sự lấp lánh của dòng sông, sự long
lanh của bờ suối và sự đắm chìm trong sắc trắng của thảo nguyên.
Câu 4:
+ Không gian bàng bạc ánh trăng, thời gian như bước chầm chầm dõi theo sự xuất hiện của
ánh trăng và lòng người cũng trải dài theo bước chân của ánh trăng. Tất cả mọi hoạt động của thiên
nhiên đều gắn kết với ánh trăng.
+ Nét độc đáo trong cách miêu tả của Êxênin là để ánh trăng tự mình nói lên điều muốn nói,
tự trải dài trong nền không gian mênh mông của đất trời.
Câu 5:
+ Cả hai khổ thơ đầu bắt đầu bằng câu Đêm. Bốn bề tĩnh lặng nhưng đằng sau đó là sự khác
biệt về cảnh vật và cảm xúc.
- Khổ thơ thứ 2 mở ra bằng khoảng không gian tĩnh lặng của thiên nhiên và bắt đầu với hình
ảnh của con suối chảy róc rách tạo cho người đọc cảm giác có sự hiện diện của vạn vật, của thiên
nhiên. Đó là âm thanh của sự sống, của sự tồn tại. Ánh trăng có nhiệm vụ tô điểm thêm cho không
gian màu sắc huyền ảo và làm đẹp thêm bức tranh đêm bằng sắc trắng vằng vặc giữa trời.
- Khổ thơ thứ 4 bắt đầu bằng sự ngăn cách giữa hai miền không gian đêm và sự tĩnh lặng của
đêm. Một không gian luôn hiện hữu và một không gian vô hình tồn tại trong sự cảm nhận của nhân
vật trữ tình. Không gian trong khổ thơ 4 không có sự tồn tại của thiên nhiên, của vạn vật. Tất cả như
đang chìm trong sự tĩnh lặng của thiên nhiên. Vì thế, con người trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên và
thấy mình trở nên bất lực.
PHỤ LỤC 10

A. VĂN BẢN: SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM (Trích đoạn)– SÔLÔKHÔP

CHƯƠNG 16: PHẦN I - CUỘC CHIẾN CỦA NHỮNG TÂM HỒN


Sau khi được Tomilin cho biết về chuyện Acxinhia. Stepan mang trong lòng cả một niềm
buồn nhớ và căm giận. Mãi hôm ấy anh ta mới hiểu rằng tuy hai người ăn ở với nhau chẳng ra gì,
tuy có cái chuyện nhục nhã xưa kia, nhưng anh ta vẫn yêu vợ, một thứ tình yêu đầy đau khổ và căm
hờn.
Đêm đêm trùm chiếc áo ca-pôt nằm trong xe, Stepan cứ đấm hai tay vào đầu bình bịch, cố
nghĩ xem mình sẽ về nhà như thế nào, sẽ giáp mặt với vợ như thế nào. Stepan cảm thấy như trong
ngực mình không có một trái tim, mà chỉ có một con nhện độc luôn luôn ngọ nguậy… Trong khi
nằm nghĩ, Stepan đã chuẩn bị sẵn sàng hàng ngàn chi tiết của việc trừng phạt. Những lúc ấy, anh ta
có cảm giác như một hòn sạn to lắm đang vướng trong kẽ răng của mình.
Lần đánh nhau với Petro đã giúp Stepan khạc ra được phần nào nỗi căm hờn trong lòng. Anh
ta về nhà, người khô héo phờ phạc, vì thế Acxinhia cũng đỡ khổ đôi phần.
Từ hôm ấy, trong nhà Axtakhôp cứ như có một người chết cùng sống chung. Acxinhia không
dám nói to, ra vào chỉ đi rón rén, nhưng trong cặp mắt mờ đi như rắc tro vì khiếp sợ, vẫn hơi có thể
nhận ra hòn than nhỏ còn âm ỉ sau đám cháy mà Grigôri đã nhen lên.
Hòn than hồng ấy, Stepan cảm thấy hơn là nhìn thấy trong khi để ý theo dõi vợ. Vì thế anh ta
càng đau khổ. Đêm đêm, khi đàn ruồi đã ngủ yên trên cái lò nhỏ trên bếp, khi Acxinhia trải xong
chỗ nằm, môi run lập bập, Stepan lại bịt miệng nàng bằng bàn tay sần sùi đen xạm, đánh nàng.
Stepan tra hỏi cặn kẽ một cách vô liêm sỉ xem Acxinhia đã đi lại với Grigôri như thế nào. Acxinhia
lăn lộn thở không ra hơi trên cái giường rất cứng, sặc sụa mùi da cừu. Sau mỗi lần hành hạ ê chề cái
thân hình mềm nhũn như bột mì bị nhào nhuyễn của Acxinhia, Stepan lại lần tay lên mặt nàng, cố
sờ xem có giọt nước mắt nào không. Nhưng hai má Acxinhia chỉ nóng bừng như lửa đốt, khô như
không. Những ngón tay của Stepan cảm thấy hai hàm răng Acxinhia nghiến vào rồi lại mở ra.
- Mày có nói không?
- Không!
- Ông thì giết!
- Cứ giết đi! Giết đi, anh hãy vì Chúa mà giết tôi đi… Cực quá lắm rồi… không còn ra sống
nữa…
Stepan nghiến răng véo làn da non đổ mồ hôi lạnh trên ngực vợ.
Acxinhia run bắn người lên, rền rĩ.
- Đau à? - Stepan cảm thấy nhẹ nhõm cả ngườỉ.
- Đau.
- Còn tao thì mày tưởng tao không đau đấy phải không?
Khuya lắm, Stepan mới chợp được mắt. Nhưng trong giấc ngủ, những ngón tay đen xạm,
khớp xương phồng to cứ co lại, sờ sờ soạng soạng. Acxinhia chống khuỷu tay, nhìn chăm chăm rất
lâu vào mặt chồng, khuôn mặt đẹp, bị giấc ngủ làm biến đổi hẳn. Nàng nhìn một lát rồi lại vật đầu
xuống gối và thì thầm những gì không biết.
Grigôri thì nàng gần như không còn thấy mặt đâu nữa. Nhưng có lần hai người ngẫu nhiên
gặp nhau bên bờ sông Đông. Hôm ấy Grigôri đuổi mấy con bò ra sông uống nước. Chàng đang lên
dốc, đầu cúi gầm, tay ve vẩy cái roi đo đỏ. Acxinhia đi từ phía trước lại.
Nàng vừa nhìn thấy Grigôri, thì cảm thấy cái đòn gánh trong tay lạnh buốt, máu dồn lên làm
hai bên thái dương nóng như lửa đốt.
Sau đó, mỗi khi nhớ lại cuộc gặp gỡ ấy, Acxinhia lại mất không biết bao nhiêu cố gắng để tự
làm cho mình tin rằng chuyện ấy không phải là trong mộng. Grigôri chỉ nhìn thấy Acxinhia khi hai
người đã đi gần sát nhau. Tiếng thùng kẽo kẹt như đòi hỏi làm Grigôri ngửng đầu. Chàng rung rung
lông mày, mỉm một nụ cười đờ đẫn. Acxinhia vẫn đi, mắt nhìn qua đầu Grigôri ra sông Đông xanh
biếc đang thở hổn hển dưới những làn sóng, và xa hơn nữa là doi cát chỗ cao chỗ thấp.
Nàng đỏ bừng mặt, nước mắt tràn ra.
- Acxiutka!
Acxinhia bước thêm vài bước rồi đứng lại, đầu gục xuống như dưới một đòn đánh. Grigôri
bực bội giơ roi quất con bò nâu đen đi tụt lại. Chàng nói nhưng không quay đầu lại:
- Bao giờ thì Stepan đi cắt lúa mạch đen?
- Đi ngay bây giờ… Đang thắng xe.
- Em đưa nó đi rồi ra đám hướng dương nhà anh, chỗ bãi cỏ hoang ven sông ấy. Anh sẽ ra
ngay.
Acxinhia kẽo kẹt đôi thùng, bước xuống sông. Ven bờ, bọt nước sủi lên ngoằn ngoèo như
những dải đăng ten diêm dúa màu vàng dưới gấu những đợt sóng xanh lá cây. Những con hải âu
kiếm cá cất tiếng kêu hối hả, lao mình vùn vụt trên mặt nước. Đàn cá nhép làm nước bắn tung trên
mặt sông như trận mưa bạc.
Bên kia sông, sau doi cát trắng, ngọn mấy cây tiêu huyền cổ thụ vươn lên bạc bạc, đường
hoàng và trang nghiêm. Trong khi múc nước, Acxinhia để rơi một chiếc thùng. Nàng lấy tay trái kéo
gấu váy lội xuống nước đến đầu gối. Nước cù buồn buồn hai bắp chân hằn vết nịt. Từ ngày Stepan
về nhà, đây là lần đầu tiên Acxinhia có được một nụ cười lặng lẽ và ngập ngừng.
Nàng ngoái nhìn Grigôri. Grigôri vẫn từ từ lên dốc, cái roi trong tay, vung vẩy như để đuổi
mòng bò.
Qua hàng lệ trào ra làm mờ hai khóe mắt, Acxinhia đắm đuối nhìn vuốt ve cặp chân rất khỏe
của Grigôri đang vững vàng dẫm trên mặt đất. Hai cái nẹp đỏ lóe hằn rõ trên hai ống quần rộng
thùng thình lồng vào bít tất len trắng. Trên lưng Grigôri gần chỗ xương bả vai, miếng rách mới trên
cái áo sơ-mi lem luốc bị gió thổi lật ra, cho thấy một mảng da hình tam giác vàng bánh mật.
Acxinhia hôn bằng mắt mảng da nhỏ xíu ấy trên cái thân hình yêu dấu đã từng là của mình. Nước
mắt nàng chảy ròng ròng xuống nụ cười nở trên cặp môi nhợt nhạt.
Acxinhia đặt cái thùng xuống cát, và trong khi mắc cái móc đầu đòn gánh vào quai thùng,
nàng nhìn thấy trên cát còn hằn dấu chiếc ủng nhọn mũi của Grigôri. Nàng nhìn quanh như một con
ăn cắp, thấy chẳng có ai ngoài mấy đứa trẻ đang tắm ở chỗ bến đò xa, bèn ngồi xổm xuống ấp bàn
tay lên vết ủng, rồi lại đặt cái đòn gánh lên vai mỉm cười một mình, lật đật về nhà.
Nắng chói chang trên cái thôn được phủ kín dưới làn sương mỏng như vải voan. Ở chỗ nào
đó bên dưới những đám mây nhỏ, trắng và loăn xoăn như một đàn cừu, thấy sáng lên màu xanh
mướt, mát rượi của một bãi chăn nuôi. Trong khi đó một bầu không khí oi bức ngột ngạt mất hết
sinh khí đè lên thôn xóm, lên những mái tôn nóng bỏng, những dãy phố lầm bụi không một bóng
người, những đám cỏ bị hạn hán đốt cháy vàng.
Acxinhia lảo đảo bước tới thềm nhà, làm nước trong thùng sánh ra, chảy xuống mặt đất nứt
nẻ. Stepan đội một chiếc mũ rơm rộng vành đang thắng ngựa vào máy gặt. Anh ta đưa mắt nhìn
Acxinhia, nhưng tay vẫn sửa cái đai bụng cho con ngựa cái mắc vòng cổ rồi mà vẫn ngủ gà ngủ gật.
- Đổ nước vào bình toong đi.
Acxinhia đổ nước trong thùng vào một chiếc bình toong, những cái đai thùng bằng sắt tán ri
vê làm nàng bỏng cả tay.
- Phải cho băng vào mới được. Nước nóng lên bây giờ đấy, - Acxinhia nhìn cái lưng đẫm mồ
hôi của chồng và nói.
- Sang nhà Mêlêkhôp mà xin…
Nhưng Stepan chợt nhớ ra bèn quát lên:
- Thôi không đi nữa?
Cái cửa xép ở hàng rào còn mở toang, Acxinhia bước ra định đóng lại thì Stepan cúi xuống
vớ lấy cái roi:
- Đi đâu hử?
- Ra đóng cửa xép.
- Quay trở lại, con khốn nạn… Tao bảo là không đi đâu cả!
Nàng vội vã bước vào trong thềm, định mắc cái đòn gánh lên tường, nhưng hai bàn tay run
lẩy bẩy đâu có nghe theo ý nàng. Chiếc đòn gánh lăn xuống theo mấy bậc thềm.
Stepan quẳng cái áo mưa vải bạt lên chỗ ngồi phía trước rồi bước lên xe, sửa lại dây cương.
- Mở cổng ra!
Acxinhia mở toang hai cánh cổng rồi đánh bạo hỏi:
- Bao giờ thì anh về?
- Gần tối sẽ về. Lần nầy gặt chung với Anikây. Nhớ mang cả thức ăn cho hắn. Qua lò rèn rồi
ra đồng ngay.
Những cái bánh xe nho nhỏ của chiếc máy gặt rít lên, lún sâu xuống lớp bụi xám mịn như
lông. Xe ra khỏi cổng, Acxinhia vào trong nhà, áp chặt hai tay lên ngực, đứng lại một lát rồi choàng
khăn lên đầu và chạy ra sông Đông.
Một ý nghĩ chợt nảy ra trong óc nàng: "Nhỡ Stepan quay về thì sao? Nếu vậy thì sẽ như thế
nào?" Acxinhia đứng sững lại, cứ như vừa nhìn thấy một cái hố sâu thẳm ngay trước chân mình.
Nhưng nàng chỉ ngoái nhìn một cái, rồi lại gần như chạy tế theo bờ sông ra bãi cỏ hoang.
Qua những dãy hàng rào, rồi qua những mảnh vườn rau. Lấp loáng màu vàng lóe của những
đoá hướng dương đang nhìn thẳng vào mắt mặt trời. Màu xanh mướt của những khoảng khoai tây
lốm đốm những đoá hoa trắng bệch. Bọn đàn bà nhà Samin muộn quá, đến giờ mới cào cỏ mảnh
khoai tây nầy: vài cái lưng khom khom làm căng những làn áo hồng, những lười cuốc đưa lên đưa
xuống thoăn thoắt, cắm vào những luống khoai xám. Acxinhia không cần lấy lại hơi, cứ thế chạy
thẳng tới vườn rau nhà Mêlêkhôp. Nàng đưa mắt nhìn quanh một lượt, rồi rút cái cành cây nhỏ cài
trên cột, mở cửa và đi theo con đường mòn tới thẳng đám hướng dương mọc san sát như một dãy
hàng rào xanh rờn. Nàng khom lưng luồn tới chỗ rậm nhất, phấn hoa vàng óng lem luốc cả mặt.
Acxinhia kéo váy ngồi xuống một khoảng mọc đầy thổ ti.
Nàng lắng nghe: bầu không khí lặng tờ làm cho trong tai như có tiếng rung. Trên đầu nàng,
không biết ở chỗ nào có con ong đực vo ve một mình. Những cây hướng dương rỗng ruột, đầy lông
cứng, lặng lẽ hút nước dưới đất.
Nàng ngồi chừng nửa tiếng, trong lòng băn khoăn day dứt, không biết Grigôri có đến hay
không. Đến lúc nàng đã đứng dậy, sửa lại tóc dưới khăn bịt đầu, định bỏ về thì vừa lúc ấy có tiếng
cửa rít dài rồi tiếng những bước chân.
- Acxiutca!
- Lại đây anh…
- À đã đến rồi…
Grigôri rẽ lá loạt soạt, bước tới ngồi xuống bên cạnh Acxinhia.
Hai người nín lặng một lát.
- Sao má em lại thế nầy?
Acxinhia đưa tay áo lên chùi những vết phấn hoa vàng thơm phức.
- Có lẽ tại hoa hướng dương đấy.
- Còn chỗ nầy nữa, bên cạnh mắt còn đây này.
Nàng lại chùi nốt. Hai cặp mắt gặp nhau. Và để trả lời câu hỏi mà Grigôri chưa nói ra,
Acxinhia khóc oà lên.
- Em kiệt sức rồi… Cuộc đời em thế là hết rồi, anh Gritka ạ.
- Thế nó như thế nào?
Acxinhia tức giận giật tung cổ áo. Một cặp vú bật ra thây lẩy, hồng hồng, rắn chắc như vú
con gái, với những vết xanh tím hằn ngang hằn dọc.
- Anh không biết nó thế nào à? Ngày nào nó chả đánh? Thật là một đồ hút máu! Mà cả anh
nữa cũng tồi thật… Làm bừa xong rồi là chuồn thẳng như con chó dái… Tất cả bọn đàn ông các
anh…
Acxinhia run rẩy đưa mấy ngón tay cài lại những chiếc khuy bấm, rồi sợ hãi liếc nhìn xem
Grigôri có giận hay không, nhưng Grigôri quay sang chỗ khác.
- Cô định tìm kẻ có tội phải không? - Grigori nhai nhai một sợi cỏ, kéo dài giọng hỏi…
Giọng nói bình thản của Grigôri như gáo nước sôi dội lên Acxinhia.
- Thế anh không phải là kẻ có tội hay sao? - Nàng nổi khùng hét lên.
- Con chó cái không vắt đuôi lên thì con chó đực cũng chẳng nhảy.
Acxinhia đưa hai tay ôm mặt. Câu nói cố tình cay độc, nặng như một đòn trời giáng đã làm
cho nàng hết cả hờn giận.
Grigôri ngồi bên cau mày liếc nhìn Acxinhia. Một giọt nước mắt rỉ ra qua kẽ ngón tay trỏ và
ngón tay giữa của nàng. Một giẻ ánh nắng lấm tấm những bụi chiếu chếch trong đám hướng dương
um tùm, xuyên qua giọt nước mắt trong vắt, rồi hút khô dần cái vết ươn ướt còn lại trên da
Acxinhia.
Grigôri không chịu được nước mắt, cứ ngọ nguậy mãi không sao ngồi yên được. Chàng rũ
thật mạnh ống quần cho một con kiến màu nâu rơi xuống, rồi lại liếc nhanh mắt nhìn Acxinhia.
Nàng vẫn ngồi nguyên như cũ, nhưng bây giờ trên mu bàn tay không phải chỉ có một giọt nước mắt,
mà ba giọt đang nối nhau chảy xuống.
- Khóc cái gì nào? - Giận anh à? - Acxinhia! Thôi đi… Đừng khóc nữa, anh có điều nầy cần
nói với em đây.
Acxinhia bỏ hai tay xuống, để lộ một khuôn mặt đầm đìa nước mắt.
- Em đến hỏi anh xem nên làm thế nào bây giờ? Thế mà tại sao anh lại đối xử như thế? Em
đang đau khổ thế nầy… Thế mà anh…
"Đúng là mình đánh vùi thêm kẻ đã ngã…" - Grigôri đỏ mặt.
- Acxiutca… anh nói bậy bạ một câu đấy… Thôi, đừng giận anh nữa.
- Em đến đây không phải để van xin, ràng buộc gì anh đâu… Anh đừng lo!
Trong lúc nầy thì đúng là Acxinhia cũng tin rằng mình đến đây không phải để van nài ràng
buộc gì Grigôri cả, nhưng lúc chạy ven theo sông Đông ra bãi cỏ hoang, thì tuy chính mình cũng
chẳng hiểu vì sao, nàng chỉ đinh ninh một điều: "Mình sẽ can Grigôri! Để Grigôri đừng lấy vợ. Nếu
không mình sẽ gắn bó đời mình với ai bây giờ?". Lúc ấy kể ra Acxinhia cũng có nghĩ tới Stepan,
nhưng nàng kiên quyết lắc đầu xua đuổi ý nghĩ nảy ra không đúng lúc ấy.
- Thế nghĩa là mối tình giữa hai chúng mình đến đây là chấm dứt hay sao? - Grigôri hỏi rồi
chống khuỷu tay nằm sấp xuống và nhổ những cái cánh của đoá thổ ty hồng hồng nhai trong lúc nói
chuyện.
- Chấm dứt thế nào hả anh? - Acxinhia hoảng lên - Sao lại thế được - Nàng vừa hỏi lại, vừa
cố tìm gặp cặp mắt Grigôri.
Grigôri chuyển hai lòng trắng phồng phồng xanh xanh, đưa mắt nhìn ra chỗ khác.
Mùi đất kiệt sức vì gió bụi và nắng gắt xông lên nồng nặc. Đám lá hướng dương xanh mướt
xào xạc, lật lên lật xuống dưới làn gió. Mặt trời bị che khuất sau đám mây loăn xoăn, mọi vật u ám
trong một phút. Một cái bóng lù mù như khói quay lộn, là xuống trùm lên đồng cỏ, lên thôn xóm,
lên cái đầu của Acxinhia đang gục xuống ủ rũ, lên cái đài hồng hồng của đoá hoa thổ ty.
Grigôri thở dài, hơi thở của chàng kèm theo một tiếng khò khè. Rồi chàng nằm ngửa ra, hai
bả vai áp chặt xuống mặt đất nóng bỏng.
- Thôi thế nầy nầy, Acxinhia. - Grigori bắt đầu nói tách bạch từng tiếng. - Thật khổ tâm quá,
trong ngực anh như có cái gì bị hút ra ấy. Anh đã nghĩ kỹ, thấy là…
Chợt có tiếng xe cọt kẹt, rít vang trên mảnh vườn.
- Sang phải, con hói này! Sang phải! Sang phải!
Acxinhia cảm thấy tiếng quát bò to quá, nàng vội nằm xoài úp mặt xuống đất. Grigori hơi
ngửng đầu lên khẽ bảo:
- Bỏ khăn ra. Trắng quá. Khéo họ trông thấy mất.
Acxinhia giật chiếc khăn xương. Làn gió nóng hổi lọt qua giữa những cây hướng dương khẽ
đập những món tóc mịn màng, vàng óng, loăn xoăn trên gáy Acxinhia. Chiếc xe đã đi qua, tiếng cọt
kẹt lắng dần.
- Đây, anh định thế nầy nầy. - Grigôri bắt đầu nói và mỗi lúc một thêm sôi nổi, - những việc
đã xảy ra rồi thì không nói lại làm gì nữa, cố truy xem ai có lỗi thì có được gì đâu? Cần phải nghĩ
cách sau này sống ra sao mới được…
Acxinhia có ý đề phòng. Nàng vò nát cánh hoa vừa phủi kiến, lắng nghe, chờ đợi.
- Nàng nhìn vào mặt Grigôri, bắt gặp trong hai con mắt của chàng một ánh khô khan, lo lắng.
- Anh định rằng anh và em sẽ kết liễu…
Acxinhia lảo đảo. Những ngón tay nàng co quắp nắm chặt một nhánh thổ ty đầy gân. Nàng
phập phồng cánh mũi, chờ Grigôri nói nốt câu. Như một ngọn lửa, nỗi kinh hoàng và lòng nôn nao
sốt ruột làm mặt nàng nóng bỏng, khô cả miệng. Nàng cứ tưởng Grigôri sắp nói: "… kết liễu đời
Stepan", nhưng Grigôri chỉ bực bội liếm cặp môi khô cứng, rất khó động đậy, và nói:
- Chúng ta sẽ kết liễu câu chuyện nầy thôi. Em thấy thế nào?
Acxinhia vùng đứng lên, lật đật đi ra cửa, ngực đập cả vào những đoá hướng dương vàng hoe
đang đung đưa.
- Acxinhia? - Grigôri nghẹn ngào kêu lên.
Trả lời Grigôri chỉ có tiếng cửa rít dài.
(Nguyễn Thụy Ứng dịch)

B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI


1. Cảm xúc đầu tiên của em sau khi đọc đoạn trích này ? Nếu được đặt tiêu đề cho đoạn trích em sẽ
đặt như thế nào ? Vì sao ?
2. Em có suy nghĩ gì về cách Stepan hành hạ Acxinhia? Nếu là em, em sẽ xử sự như thế nào?
3. Yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật được tác giả khai thác như thế nào trong đoạn miêu tả
cảnh Acxinhia chờ đợi và gặp gỡ Grigôri như thế nào? Theo em, điểm độc đáo nhất trong nghệ
thuật viết truyện của Sôlôkhôp là gì?
4. Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc nói chuyện của hai người ở vườn hoa hướng dương?
5. Em nghĩ Grigôri là người như thế nào? Trong câu chuyện này ai là người đáng thương hơn cả?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Đây là đoạn trích thể hiện rất rõ tài năng của tác giả khi mượn thiên nhiên để nói lên tâm
trạng của nhân vật.
+ Đây cũng là đoạn trích thể hiện tài phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật của Sôlôkhôp.
+ Tác giả đặt tên cho đoạn trích là : cuộc chiến của những tâm hồn đã phần nào nói rõ nội
dung của đoạn trích.
+ Đoạn trích có thể thay đổi bằng những tên khác như : hoa hướng dương, vũ điệu của cái
bóng hay một câu chuyện tình yêu.
Câu 2:
+ Đó là cách những ông chồng hành hạ vợ mình bằng thể xác và tinh thần. Cái đáng sợ nhất
trong con người Stepan là sự hành xác tâm hồn Acxinhia.
+ Sự tồn tại của Stepan trong nhà đem đến cho Acxinhia một nỗi khiếp sợ cùng nỗi đau âm ỉ
cháy.
- Acxinhia không dám nói to, ra vào chỉ đi rón rén, bằng cách tra hỏi cặn kẽ một cách vô liêm
sỉ xem Acxinhia đã đi lại với Grigôri như thế nào, hay sau mỗi lần hành hạ ê chề cái thân hình mềm
nhũn như bột mì bị nhào nhuyễn của Acxinhia, Stepan lại lần tay lên mặt nàng, cố sờ xem có giọt
nước mắt nào không. Sự khiếp sợ đó không phải là sự khiếp sợ của một người đang ăn năn, sợ hãi vì
những việc đã gây ra với chồng mà đó là sự khiếp sợ cho tâm hồn đang đau khổ và đầy căm giận
của Stepan.
- Nỗi đau âm ỉ của Acxinhia bắt nguồn từ ngọn lửa của tình yêu, của sự hi sinh, chấp nhận vì
tình yêu. Ngọn lửa đó được nhóm lên từ hòn than nhỏ còn âm ỉ sau đám cháy mà Grigôri đã nhen
lên, từ hai hàm răng Acxinhia nghiến vào rồi lại mở ra mà Stepan cảm thấy khi rờ lên mặt vợ mình.
Câu 3:
+ Không gian chờ đợi được miêu tả từ xa đến gần ‘Qua những dãy hàng rào, rồi qua những
mảnh vườn rau’ và dừng lại ở vườn hoa hướng dương.
+ Thời gian, không gian miêu tả theo bước chân nhanh chậm của Acxinhia, theo từng hành
động cụ thể của cô.
+ Ở vườn hoa hướng dương, bước chân thời gian như chầm chậm trôi. Cảm giác thời gian
như đọng lại trong mỗi câu nói độc địa của Grigôri khiến trái tim Acxinhia đau buốt. Cô khóc vì
Grigôri ít mà khóc cho nỗi đau của bản thân mình thì nhiều.
+ Điểm độc đáo trong cách viết truyện của Sôlôkhôp là mượn thiên nhiên để miêu tả tâm
trạng con người. Mỗi lần diễn tả một hoạt động nào của Acxinhia và Grigôri, Sôlôkhôp đều thêm
vào một vào câu văn tả cảnh thiên nhiên. Đó là cách ông giới thuyết cho người đọc tài phán đoán
tương lai vận mệnh nhân vật của ông.
Câu 4:
+ Đây là cuộc chiến của hai tâm hồn con người đã từng yêu nhau, dành trọn tình yêu cho
nhau. Sự trở về của Stepan – người chồng của Acxinhia là bước cản đầu tiên mà họ gặp phải trong
những ngày hạnh phúc đó. Tuy vậy, lúc này giữa họ đang theo đuổi những suy nghĩ khác nhau và
không hề gặp nhau.
+ Cuộc nói chuyện tưởng chừng như bắt đầu bằng sự cảm thông và thương xót của Grigôri
đối với Acxinhia lại xoay theo hướng khác. Những giọt nước mắt tuôn rơi của Acxinhia không giúp
cô vơi đi nỗi đau mà cô đang phải chịu đựng. Và nỗi đau đó chỉ có thể dày lên khi Grigôri quyết
định kết liễu cuộc tình này. Đó cũng là lúc cô cảm nhận thấy Một cái bóng lù mù như khói quay lộn,
là xuống trùm lên đồng cỏ, lên thôn xóm, lên cái đầu của Acxinhia đang gục xuống ủ rũ, lên cái đài
hồng hồng của đoá hoa thổ ty. Cái bóng như nói với cô tất cả về kết quả của cuộc nói chuyện này.
Câu 5:
+ Đó là người có cá tính, có tình yêu sâu sắc với Acxinhia.
+ Acxinhia đáng thương vì cô đã đặt niềm tin không đúng chỗ.
+ Grigori cũng đáng thương khi quyết định rời bỏ Acxinhia để làm theo lời của cha mẹ.
PHỤ LỤC 11

A. VĂN BẢN: Đọc thêm: CHIA TAY- AKHMATOVA

РАЗЛУКА CHIA TAY

Вечерний и наклонный Con đường chiều đổ nghiêng

Передо мною путь. Trước mặt em hiển hiện.

Вчера еще, влюбленный, Hôm qua người yêu mến

Молил: "Не позабудь". Còn khẩn cầu: “Đừng quên!”

А нынче только ветры Mà giờ chỉ còn gió,

Да крики пастухов, Tiếng reo trẻ chăn bò,

Взволнованные кедры Hàng thông ngơ ngẩn đứng

У чистых родников. Bên suối trong như mơ.

1914 1914
(Tạ Phương dịch)

B. CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ được thể hiện như thế nào? Tác dụng của nó
trong việc diễn tả thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình?
2. Em thử hình dung khuôn mặt của ‘người yêu mến’ khi chia tay nhân vật trữ tình? Em nghĩ, đó là
người như thế nào?
3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện như thế nào trong khổ thơ thứ 2? So sánh với khổ thơ
đầu?
4. Bài thơ giống như một câu chuyện. Điều đó được thể hiện ra sao trong bài thơ? Theo em, kết cấu
tự sự này có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung và tư tưởng của bài thơ?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI


Câu 1:
+ Thời gian bắt đầu bằng buổi chiều tàn với những hồi tưởng về sự việc đã xảy ra ngày hôm
qua. Nó giống như một thước phim quay chậm trong kí ức của nhân vật trữ tình nhưng hiện tại chỉ
là khoảng trống vô hình.
+ Thời gian trong hiện tại trôi chầm chậm theo bước chân chuyển động của không gian.
- Hôm qua không gian hẹp tồn tại trong cuộc chia tay.
- Hôm nay, không gian mênh mông trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Khoảng không gian
ấy gợi chút buồn hiu hắt khi nhân vật trữ tình phát hiện ra đó chỉ là sự vô vọng, bởi xung quanh cô
chỉ có “tiếng reo trẻ chăn bò và hàng thông ngơ ngẩn đứng” .
Câu 2:
+ Khi chia tay, giữa hai người còn vương vấn, lưu luyến không muốn rời xa. Giữa họ, thời
gian đang ngừng trôi, không gian như chìm lắng.
+ Người yêu mến đang thực sự bối rối với sự chia tay sẽ diễn ra nên trong lời khẩn cầu có
chút gì đó như là cơn gió thoảng qua, như là sự giật mình tỉnh lại trong một giây lạc nhịp suy nghĩ.
+ Không thể nói đó là người không đáng tin. Đằng sau lời khẩn cầu hôm qua đó, người yêu
mến vẫn lưu giữ một tình cảm chân thành với kí ức của mình.
Câu 3 :
+ Nhân vật trữ tình đang nhớ, một nỗi nhớ sâu sắc khiến nhân vật trữ tình nhìn sự vật thiên
nhiên với ánh mắt buồn bã.
+ Nỗi nhớ khiến nhân vật trữ tình như không làm chủ bản thân mình. Cảm giác mất mát, đau
đớn, giằng xé đang chiếm lấy tâm hồn nhân vật bao trùm lấy không gian mênh mông của quá khứ
và hiện tại.
Câu 4:
+ Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện với kết cấu tự sự xuyên suốt.
- Câu chuyện ấy bắt đầu bằng việc miêu tả không gian buổi chiều buồn ngơ ngẩn của thiên
nhiên và con người.
- Câu chuyện tiếp diễn với những suy nghĩ, những phán xét của nhân vật trữ tình về câu
chuyện tình yêu của mình.
PHỤ LỤC 12: CHÂN DUNG CÁC TÁC GIẢ LỰA CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
VĂN HỌC NGA

A. Puskin M. Lermôntôp

A. Sêkhôp A. Grin
A. Akhamatôva C. Pauxtôpxki

X. Êxenin Ian Lari


M. Sôlôkhôp C. Aimatôp

You might also like