Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

VẤN ĐỀ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐỐI VỚI

SỨC KHỎE TRẺ EM (1 – 12 tuổi)

Nhóm 4

YTCC 2022

Năm học 2022-2024


MỤC LỤC
1. Vấn đề sử dụng điện thoại di động ở trẻ em từ 1 – 12 tuổi............................2

2. Định nghĩa của vấn đề nghiện điện thoại di động..........................................3

3. Dấu hiệu nghiện điện thoại di động ở trẻ em..................................................4

4. Các tác hại của nghiện điện thoại di động đối với trẻ em..............................4

5. Phân tích hành vi nghiện điện thoại di động theo mô hình Triandis...........6

5.1. Yếu tố bên ngoài...........................................................................................6

5.2. Yếu tố bên trong............................................................................................6

6. Yếu tố xã hội và yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi trẻ nghiện điện
thoại di động.............................................................................................................8

6.1. Yếu tố xã hội.................................................................................................8

6.2. Yếu tố văn hóa..............................................................................................8

7. Biện pháp giải quyết..........................................................................................8

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................9


1. Vấn đề sử dụng điện thoại di động ở trẻ em từ 1 – 12 tuổi

Nguồn: https://tuoitre.vn/nhip-song-so/78-tre-do-thi-duoi-6-tuoi-su-dung-thiet-bi-
so-669297.htm

- Đây là số liệu từ một khảo sát xã hội “Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh ở
trẻ em Việt Nam và nhận thức của phụ huynh” của Trung tâm Nghiên cứu văn
hóa giáo dục và đời sống xã hội, trực thuộc Hội Dân tộc học - nhân học
TP.HCM.
- Khảo sát được tiến hành trong tháng 10-2014 tại bốn thành phố lớn: Hà Nội, Đà
Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ với 1.051 người là cha mẹ của 1.802 trẻ em từ 3-12
tuổi.
- Theo kết quả của dự án, có 19% trẻ dưới 3 tuổi tiếp cận thiết bị số, có đến 59%
trẻ từ 3-5 tuổi sử dụng thiết bị thông minh, trẻ 6-9 tuổi chiếm 20% và trẻ từ 10-
12 tuổi chiếm 2%.
- Về thời gian sử dụng điện thoại: Học viện Nhi khoa Mỹ từng đề xuất: "Trẻ dưới
18 tháng tuổi không nên tiếp xúc với màn hình điện tử. Trẻ 3-6 tuổi, thời gian
tiếp xúc thiết bị điện tử không quá một tiếng mỗi ngày".
 Trẻ nhỏ dành nhiều thời gian hơn trên các thiết bị màn hình cảm ứng có nhiều
khả năng gặp các vấn đề về cảm xúc, các triệu chứng lo âu/trầm cảm, phàn nàn
về cơ thể, các triệu chứng xa lánh xã hội, các vấn đề về chú ý và hành vi hung
hăng, nhưng không chậm trễ về ngôn ngữ.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32120178/

2. Định nghĩa của vấn đề nghiện điện thoại di động


Nghiện điện thoại là một trạng thái lo sợ vì không có điện thoại, lo lắng khi điện
thoại hết pin, vào vùng không có sóng hoặc quên điện thoại. Bản thân điện thoại
hoặc máy tính bảng không phải là vật dụng gây nghiện mà thực chất đó là vật dụng
kết nối chúng ta với việc sử dụng quá mức internet, nghiện game, internet và các
ứng dụng trên điện thoại di động.

https://suckhoedoisong.vn/nghien-dien-thoai-o-trehau-qua-va-cach-ung-pho-
169187426.htm

3. Dấu hiệu nghiện điện thoại di động ở trẻ em

- Không hoàn thành bài tập hay nhiệm vụ ở trường, những công việc ở nhà, kể cả
việc ăn uống cũng đơn giản, qua quýt để tập trung vào việc lướt facebook hoặc
chat hay chơi game.
- Tách rời khỏi gia đình, bạn bè: đóng kín cửa, ở trong phòng một mình, không
tiếp xúc với bạn bè người thân, khi tiếp xúc thì không tập trung vào chuyện
người ta nói gì vì bị thu hút bởi điện thoại.
- Trẻ cảm thấy căng thẳng lo lắng, hoảng sợ khi bỏ quên điện thoại ở nhà hoặc
điện thoại hết pin, hoặc ngoài vùng phủ sóng.
- Trẻ thường có dấu hiệu cai khi không được sử dụng điện thoại: bồn chồn, bứt
rứt, dễ bực bội, kích thích, khó khăn trong tập trung vào học tập, mất ngủ, tìm
mọi cách để tiếp cận điện thoại của mình.

https://suckhoedoisong.vn/nghien-dien-thoai-o-trehau-qua-va-cach-ung-pho-
169187426.htm
4. Các tác hại của nghiện điện thoại di động đối với trẻ em
 Giảm tập trung trong học tập và công việc
 Gây khó ngủ và rối loạn giấc ngủ.
 Tăng nguy cơ béo phì do ít hoạt động vận động
 Trẻ không có kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ ngoài thực tế
 Trẻ bị ảnh hưởng bởi những nội dung trực tuyến độc hại
 Tăng nguy cơ cận thị, ảnh hưởng đến xương cổ
 Ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ
 Gây ra vấn đề về sức khỏe vận động và cơ bắp
 Khiến trẻ mất kết nối với thế giới hiện thực
 Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ mắc hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên
cạnh, hoặc rối loạn tâm thần do nghiện game.

https://tamlytrilieunhc.com/tre-nghien-dien-thoai-28588.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8037713/figure/ijerph-18-03440-
f001/

Nghiên cứu bao gồm 3115 người tham gia, hầu hết là cha mẹ của trẻ dưới 5 tuổi
( n = 1901; 61%). Hầu hết số người được hỏi (74%) cho rằng việc sử dụng MD có
thể gây hại cho sức khỏe trẻ em.

5. Phân tích hành vi nghiện điện thoại di động theo mô hình


Triandis
5.1. Yếu tố bên ngoài
 Nguồn lực từ môi trường tự nhiên:
- Môi trường tự nhiên không được tạo ra hoặc duy trì, trẻ em thiếu cơ hội tham
gia vào hoạt động ngoài trời. Điều này có thể dẫn đến sự tăng cường sự phụ
thuộc vào các hoạt động bên trong như sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử
khác để giải trí.
 Môi trường xã hội :
- Môi trường gia đình: phụ huynh dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại trước
mặt trẻ em, gây ảnh hưởng và thúc đẩy hành vi tương tự ở trẻ.
- Bằng lứa và bạn bè: trẻ em thường bị ảnh hưởng bởi hành vi sử dụng điện thoại
của bạn bè và đồng trang lứa. Nếu bạn bè sử dụng điện thoại nhiều, trẻ em cũng
có xu hướng làm theo.
- Môi trường học đường: sự phổ biến của việc sử dụng điện thoại trong các cộng
đồng học đường có thể làm tăng sự áp lực đối với trẻ em muốn sở hữu và sử
dụng điện thoại.
- Môi trường truyền thông và quảng cáo: quảng cáo và nội dung truyền thông có
thể tạo ra sự kích thích và khao khát sử dụng điện thoại ở trẻ em thông qua việc
quảng cáo các ứng dụng, trò chơi, hoặc tính năng mới.
→ Từ yếu tố môi trường xã hội là yếu tố bên ngoài sẽ tác động đến yếu tố bên
trong là yếu tố xã hội chủ quan.
5.2. Yếu tố bên trong
 Yếu tố xã hội chủ quan:
- Sự ảnh hưởng từ bạn bè: nếu bạn bè hoặc đồng nghiệp sử dụng điện thoại nhiều,
trẻ em có thể bị ảnh hưởng và muốn làm theo.
- Mối quan hệ gia đình: sự thiếu hiểu biết hoặc sự phê phán từ phụ huynh về việc
sử dụng điện thoại cũng có thể tạo ra ý định sử dụng điện thoại nhiều hơn.
- Sự thích thú và giải trí: trẻ em có thể cảm thấy điện thoại là công cụ giải trí
thuận tiện và hấp dẫn.
- Cảm giác giao tiếp và kết nối: sử dụng điện thoại có thể giúp trẻ em cảm thấy
kết nối với bạn bè và thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn.
 Cảm xúc tình cảm:
- Thú vị và hứng thú: cảm xúc tích cực như sự hứng thú và thú vị có thể kích thích
trẻ em sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin mới, giải trí và kết nối với bạn
bè qua các ứng dụng và trò chơi trực tuyến.
- Cảm giác thoải mái và an toàn: sử dụng điện thoại có thể mang lại cảm giác
thoải mái và an toàn cho trẻ em, đặc biệt là khi họ gặp khó khăn trong việc xử lý
cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng hoặc cô đơn.
- Tìm kiếm sự kích thích: cảm xúc buồn chán và không hứng thú trong cuộc sống
hàng ngày có thể khiến trẻ em tìm kiếm sự kích thích từ việc sử dụng điện thoại
thông qua các trò chơi, video và mạng xã hội.
- Tránh cảm xúc tiêu cực: Trẻ em có thể sử dụng điện thoại làm cách để tránh
hoặc giảm bớt cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng hoặc buồn bã, thay vì
tìm cách xử lý và giải quyết vấn đề.
→ Từ hai yếu tố xã hội chủ quan và yếu tố cảm xúc tình cảm sẽ dẫn đến việc trẻ
có ý định sử dụng điện thoại nhiều hơn trong cuộc sống.
 Trạng thái thể chất và năng lực tâm lý:
- Trạng thái thể chất: một trạng thái thể chất không tốt, như thiếu ngủ hoặc thức
khuya, có thể làm tăng cảm giác căng thẳng, làm cho trẻ em dễ dàng trở nên phụ
thuộc vào việc sử dụng điện thoại để trốn tránh hoặc giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
- Năng lực tâm lý: các trạng thái tâm lý như cô đơn, trầm cảm hoặc áp lực học tập
có thể khiến trẻ cảm thấy cần phải kết nối với điện thoại để tìm kiếm sự phản hồi
xã hội hoặc sự phát triển của bản thân.
 Bản năng và thói quen:
- Bản năng: trong trường hợp của trẻ em, bản năng có thể dẫn đến sự cần thiết
trong việc kết nối xã hội và tìm kiếm sự giải trí, một phần cần thiết để phát triển.
- Thói quen: khi một hành vi được lặp lại nhiều lần, nó có thể trở thành một thói
quen tự động. Khi thói quen này được hình thành, trẻ em có thể sử dụng điện
thoại mà không cần phải suy nghĩ nhiều về hành vi của mình. Ví dụ như trẻ sẽ
vừa ăn vừa coi điện thoại, sử dụng khi ba mẹ bận việc,...
- Môi trường xã hội và văn hóa có thể tạo ra các áp lực và kỳ vọng đối với hành vi
sử dụng điện thoại của trẻ em. Ví dụ, nếu bạn bè hoặc người thân thường xuyên
sử dụng điện thoại, trẻ em có thể cảm thấy áp lực để làm tương tự.

6. Yếu tố xã hội và yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi trẻ
nghiện điện thoại di động
6.1. Yếu tố xã hội
- Áp lực từ bạn bè đồng trang lứa: trẻ em thường cảm thấy áp lực từ bạn bè khi họ
sử dụng điện thoại để kết nối, chơi trò chơi hoặc tham gia vào các hoạt động
trực tuyến.
- Tiêu chuẩn xã hội: nếu việc sử dụng điện thoại được coi là phổ biến và chấp
nhận trong cộng đồng của trẻ em, họ có thể cảm thấy áp đặt phải làm theo để
phù hợp.
- Thói quen gia đình: môi trường sử dụng điện thoại của gia đình có thể ảnh
hưởng lớn đến hành vi của trẻ em. Nếu cha mẹ dành nhiều thời gian sử dụng
điện thoại, trẻ em có thể coi đó là một mô hình và sau đó làm theo.
6.2. Yếu tố văn hóa
- Môi trường xã hội: trong một môi trường nơi việc sử dụng điện thoại được coi là
phổ biến và chấp nhận, trẻ em có thể dễ dàng bị cuốn vào việc sử dụng điện
thoại một cách quá mức.
- Công nghệ và truyền thông: phương tiện truyền thông và giải trí có thể tạo ra
một hình ảnh lý tưởng về việc sử dụng điện thoại, khuyến khích trẻ em tham gia
vào các hành vi sử dụng điện thoại tích cực hoặc gây nghiện.

7. Biện pháp giải quyết


- Tăng cường hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Cha mẹ cần làm gương cho trẻ.
- Trò chuyện và chia sẻ với trẻ về tác hại của sử dụng thiết bị di động quá mức.
- Đưa ra phần thưởng khi trẻ giảm dần việc sử dụng điện thoại.

- Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại:

Xác định thời gian Cha mẹ cần quy định thời gian cụ thể trẻ được dùng
hợp lý điện thoại. Số giờ này cần phù hợp với độ tuổi và nhu
cầu của trẻ.
Thiết lập lịch trình Tạo ra một lịch trình cụ thể cho việc sử dụng điện
thoại. Ví dụ, bạn có thể quy định rằng trẻ được sử
dụng điện thoại sau khi học xong, hoặc vào cuối tuần.
Sử dụng ứng dụng Có nhiều ứng dụng và công cụ kiểm soát gia đình có
kiểm soát thời gian thể giúp bạn đặt giới hạn thời gian sử dụng điện thoại.
Tạo quy tắc rõ ràng Thông báo cho trẻ về các quy tắc và hạn chế về thời
gian sử dụng điện thoại một cách rõ ràng. Giải thích lý
do và hướng dẫn trẻ tuân theo.
Điều chỉnh theo thời Cha mẹ có thể điều chỉnh thời gian dùng điện thoại
gian nếu cần thiết. Điều này có thể dựa trên sự tiến bộ của
trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- VINMEC, Nên cho trẻ dùng thiết bị điện tử trong bao lâu thì an toàn

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/nen-cho-tre-
dung-thiet-bi-dien-tu-trong-bao-lau-thi-toan/
- Tâm lý trị liệu NHC, Trẻ nghiện điện thoại: Nguyên nhân, Tác hại và Cách
cai nghiện. https://tamlytrilieunhc.com/tre-nghien-dien-thoai-28588.html

https://tuoitre.vn/nhip-song-so/78-tre-do-thi-duoi-6-tuoi-su-dung-thiet-bi-so-
669297.htm
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32120178/

You might also like