Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 91

3.

Tích hợp các nguồn tham


khảo
- Không gì phân biệt một nhà nghiên cứu có kinh nghiệm với
người mới bắt đầu hơn là khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn
tài liệu. Nhưng ngay cả một người mới bắt đầu nghiên cứu cũng
có thể thể hiện sự tin cậy học thuật bằng cách tuân theo một số
nguyên tắc tôn trọng các nguồn tài liệu.
3.1. Trích nguyên văn, diễn đạt lại, và
tóm lược một cách hợp lý
- Người viết phải xây dựng bài viết bằng những từ ngữ phản ánh
suy nghĩ của chính mình. Nhưng người viết sẽ phải củng cố suy
nghĩ đó bằng những trích dẫn, những đoạn diễn đạt lại, và
những đoạn tóm lược. Mỗi ngành học lại sử dụng chúng theo
những cách khác nhau: trong những ngành nhân văn, trích dẫn
thường được sử dụng nhiều hơn trong các ngành khoa học xã
hội hay tự nhiên, những ngành mà thông thường người viết chỉ
diễn đạt lại và tóm lược. Nhưng người viết phải tự quyết định
từng trường hợp dựa vào cách sử dụng thông tin của mình. Sau
đây là một vài nguyên tắc:
3.1. Trích nguyên văn, diễn đạt lại, và
tóm lược một cách hợp lý
+ Tóm lược (summarize) khi những các chi tiết không liên
quan lắm hay nguồn tham khảo không đủ quan trọng để
chiếm nhiều chỗ trong bài viết.

+ Diễn đạt lại (paraphrase) khi người viết có thể nêu lên
nội dung của nguồn tham khảo một cách rõ ràng và ngắn
gọn hơn hoặc khi luận điểm của người viết dựa trên một
số chi tiết trong một nguồn tham khảo nhưng không phải
từng từ từng chữ cụ thể.
3.1. Trích nguyên văn, diễn đạt lại, và
tóm lược một cách hợp lý
+ Trích nguyên văn (quote) với các mục đích sau:
(+) Các từ ngữ trong nguồn tham khảo là bằng chứng
để củng cố các lý do.
(+) Các từ ngữ từ một nguồn thẩm quyền củng cố cho
nhận định.
(+) Các từ ngữ rất độc đáo hoặc diễn đạt các khái niệm
chính một cách quá hấp dẫn, đến mức là trích dẫn có thể
tạo thêm cả một phần bàn luận.
(+) Một đoạn nêu lên một quan điểm mà người viết
không đồng tình, và để công bằng, người viết muốn trích
lại nguyên văn và chính xác đoạn đó.
3.1. Trích nguyên văn, diễn đạt lại, và
tóm lược một cách hợp lý
- Đối với tất cả các dạng tóm lược, diễn đạt lại, trích nguyên văn
đều phải thêm các nguồn vào phần tài liệu tham khảo theo đúng
cách (sẽ học sau). Đừng bao giờ copy những đoạn viết trên
mạng và chỉ thêm vào một vài câu của mình.
3.2. Thêm các trích dẫn trực tiếp vào
văn bản
- Có chỉ dấu cho các trích dẫn trực tiếp theo một trong hai cách
sau:
+ Với các trích dẫn có độ dài bốn dòng hoặc ít hơn, trích l
iền vào văn bản và đặt trước và sau đoạn trích dấu ngoặc
kép (“”).
+ Các trích dẫn dài năm dòng trở lên, hãy đặt chúng
thành một khối riêng.
3.2. Thêm các trích dẫn trực tiếp vào
văn bản
- Ba cách để thêm trích dẫn vào văn bản:
+ Thêm vào trích dẫn một vài từ ngữ xác định (Tác giả
cho rằng, Theo Tác giả, Như Tác giả đã trình bày…).
VD:
Diamond cho rằng, “Lịch sử của vùng Trung Cận Đông và
Trung Quốc… cho chúng ta những bài học quý giá cho thế
giới hiện đại: các hoàn cảnh sẽ thay đổi, và sự ưu trội
trong quá khứ không đảm bảo cho sự ưu trội tương lai”
(417).
3.2. Thêm các trích dẫn trực tiếp vào
văn bản
- Ba cách để thêm trích dẫn vào văn bản:
+ Mở đầu trích dẫn bằng một câu văn diễn giải hoặc định
tính đoạn trích:
VD:
Diamond đề xuất rằng chúng ta có thể học hỏi từ quá
khứ: “Lịch sử của vùng Trung Cận Đông và Trung Quốc…
cho chúng ta những bài học quý giá cho thế giới hiện
đại…” (417)
3.2. Thêm các trích dẫn trực tiếp vào
văn bản
- Ba cách để thêm trích dẫn vào văn bản:
+ Đan cài trích dẫn vào câu văn của mình:
VD:
Diamond đề xuất rằng “những bài học cho thế giới hiện
đại” quan trọng nhất trong lịch sử của vùng Trung Cận
Đông và Trung Quốc là “các hoàn cảnh sẽ thay đổi, và sự
ưu trội trong quá khứ không đảm bảo cho sự ưu trội
tương lai” (417)
3.2. Thêm các trích dẫn trực tiếp vào
văn bản
- Chúng ta có thể điều chỉnh các trích dẫn miễn sao không làm
thay đổi ý nghĩa của nó. Những đoạn tỉnh lược cần phải được chỉ
rõ bằng dấu ba chấm (…) và những điều chỉnh được chỉ rõ bằng
dấu ngoặc vuông [].
3.2. Thêm các trích dẫn trực tiếp vào
văn bản
+ Đoạn sau đây là trích nguyên văn:
Posner chú tâm vào tôn giáo không phải vì tính tâm linh
của nó và vì các chức năng xã hội: “Một đặc điểm nổi bật của xã
hội Mỹ là tính đa nguyên tôn giáo, và chúng ta nên xem xét điều
này liên hệ như thế nào với tính hiệu quả của chính quyền qua
những quy ước xã hội với quan điểm rằng tầm quan trọng lịch
sử của tôn giáo như một nguồn gốc và sự thắt chặt những quy
ước này” (299).
3.2. Thêm các trích dẫn trực
tiếp vào văn bản
+ Đoạn sau đây điều chỉnh các trích dẫn để phù hợp với câu văn
của người viết:
Trong khi thảo luận về đa nguyên tôn giáo, Posner cho
rằng “Một đặc điểm nổi bật của xã hội Mỹ là tính đa nguyên tôn
giáo [của chúng ta]” và ghi nhận cách thức các quy ước xã hội
tác động tới “tính hiệu quả của chính quyền… với quan điểm
rằng tầm quan trọng lịch sử của tôn giáo như một nguồn gốc và
sự thắt chặt những quy ước này” (299)
3.3. Cho độc giả thấy các bằng
chứng có liên quan thế nào
- Bằng chứng không tự nó nói lên điều gì cả, đặc biệt là trích dẫn
dài hay các tập hợp số liệu phức tạp. Người viết phải trình bày
bằng chứng đó nói lên điều gì bằng cách giới thuyết về nó qua
một câu văn nói rõ điều người viết muốn người đọc thu nhận
được. Chẳng hạn đoạn sau đặt một nhận định về Hamlet trên
bằng chứng là một trích dẫn:
3.3. Cho độc giả thấy các bằng
chứng có liên quan thế nào
Khi Hamlet đến gần cha dượng của mình, lúc Claudius
đang cầu nguyện, anh ta thể hiện một toan tính lạnh lùng nhận
định:
Giờ nếu ta muốn làm việc đó [giết hắn], khi hắn đang cầu
nguyện
Và nếu giờ ta làm việc đó. Vậy hắn sẽ được lên thiên
đường
Và ta sẽ trả được thù… [Hamlet dừng lại để suy nghĩ]
[Nhưng kẻ] gian ác này đã giết chết cha ta, và vì vậy,
Ta, người con trai độc nhất của người, cũng làm vậy và
đưa tên gian ác này
Tới thiên đường
Như vậy sao, vậy thì quá tốt cho hắn, không phải là báo
thù bằng chứng
3.3. Cho độc giả thấy các bằng
chứng có liên quan thế nào
Ở đây không rõ rằng trích dẫn đã củng cố cho nhận định
thế nào, không có gì liên hệ trực tiếp đến toan tính của Hamlet
cả. Ngược lại, hãy so sánh với đoạn sau:
Khi Hamlet đến gần cha dượng của mình, lúc Claudius
đang cầu nguyện, anh ta thể hiện một toan tính lạnh lùng nhận
định. Chàng ngay lập tức muốn giết Claudius nhưng đã dừng lại
để suy nghĩ: nếu giết Claudis lúc hắn đang cầu nguyện, linh hồn
của hắn sẽ được lên thiên đường, nhưng chàng muốn Claudius
bị nguyền rủa dưới địa ngục, vậy nên chàng đã lạnh lùng quyết
định sẽ giết hắn sau lý do:
Giờ nếu ta muốn làm việc đó [giết hắn],… bằng chứng
3.3. Cho độc giả thấy các bằng
chứng có liên quan thế nào
=> Giờ thì ta đã thấy được sự liên hệ. Thiếu đi lý do để giải thích
bằng chứng, người đọc có thể sẽ không hiểu ý nghĩa của bằng
chứng. Bởi vậy, hãy giới thuyết về một bằng chứng phức tạp
bằng một câu văn giải thích nó.
3.4. Tầm quan trọng mang tính xã
hội của việc trích dẫn các nguồn
- Trích dẫn nguồn là một trong những quy ước quan trọng nhất
của bất kì cộng đồng học thuật nào.
3.4.1. Trích dẫn nguồn có lợi
cho người viết
- Việc trích dẫn nguồn giúp người viết không bị kết tội đạo văn,
đồng thời cũng làm tăng uy tín của người viết. Đầu tiên, người
đọc không tin các nguồn mà họ không tìm thấy được. Nếu người
đọc không tìm thấy các nguồn tham khảo vì người viết không ghi
chú lại đầy đủ, họ sẽ không tin các bằng chứng; và nếu họ không
tin các bằng chứng, họ sẽ không tin bài viết hoặc người viết. Thứ
hai, những người nghiên cứu có kinh nghiệm sẽ cho rằng nếu
người viết không thể làm những thứ nhỏ chuẩn xác, thì cũng
không tin được những thứ lớn. Việc ghi chú lại chính xác các chi
tiết về dẫn nguồn cho thấy người viết không cẩu thả. Cuối cùng,
các giảng viên thường đưa ra các bài tập viết để giúp sinh viên
có thể tích hợp nghiên cứu của những người khác với tư duy của
bản thân mình. Dẫn nguồn đúng cách cho thấy sinh viên đã nắm
được một phần quan trọng của quá trình đó.
3.4.2. Trích dẫn nguồn giúp ích
cho người đọc
- Người đọc sử dụng các trích dẫn nguồn trước, trong, và sau khi
đọc bài viết. Trước khi đọc, những người đọc có kinh nghiệm sẽ
duyệt qua bài viết bằng cách đọc lướt danh sách các nguồn
tham khảo để xem người viết đã đọc những ai và không đọc
những ai. Trong khi đọc, người đọc sẽ dùng các trích dẫn nguồn
để xác định tính tin cậy, tính cập nhật, và tính đầy đủ của bằng
chứng. Các bài viết với các trích dẫn nguồn quá cũ hay mới được
tìm thấy trên Internet có thể khiến người đọc nghi ngờ. Nhưng
các bài viết thể hiện khả năng tiếp cận các nguồn trích một cách
sâu rộng sẽ làm người đọc tin tưởng hơn. Cuối cùng, cũng như
việc người viết dựa vào các nguồn trích để lần theo các danh
mục tham khảo, người đọc cũng dựa trên danh mục tham khảo
của người viết để bắt đầu tìm các nguồn.
3.4.3. Trích dẫn nguồn tôn vinh
nguồn tham khảo
- Cuối cùng, việc trích dẫn nguồn tôn vinh nguồn tham khảo. Rất
ít học giả có thể trở nên giàu có nhờ nghiên cứu một chủ đề nào
đó. Phần thưởng của họ không phải tiền bạc mà là danh tiếng
họ có được nhờ công trình của mình và niềm vui khi các đồng
nghiệp đủ trân trọng thành quả đó để trích dẫn nó, ngay cả khi
không đồng tình. Những người mà bạn tham khảo có thể không
bao giờ biết bạn đã trích dẫn họ, nhưng điều đó không quan
trọng. Khi trích dẫn nguồn, bạn tôn vinh những người được trích
dẫn bằng việc thừa nhận một món nợ tri thức.

=> Tóm lại, khi trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác, người viết
duy trì và làm giàu có thêm cho một cộng đồng nghiên cứu mà ở
đó các công trình viết có được giá trị học thuật và xã hội.
3.5. Các cách trích dẫn nguồn thông
dụng
- Tình trạng bất nhất trong quy cách trích dẫn nguồn tham khảo
ở Việt Nam. Nhiều khi trong một tạp chí, một xuất bản phẩm
cũng không thống nhất trong quy cách trích dẫn. Một thực tế
cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong nghiên cứu và xuất bản
khoa học.. Bài học này giới thiệu cho sinh viên một cách trích
dẫn nguồn thông dụng. Trong thực tế, tùy theo yêu cầu của môn
học hay của từng tạp chí, nhà xuất bản, có thể sẽ có những cách
trích dẫn được quy định khác.
3.5. Các cách trích dẫn nguồn thông
dụng
- Trích dẫn một tài liệu tham khảo là sách:
Tên tác giả (năm in), Tên sách (lần tái bản nếu có), Tên
NXB, Nơi in

VD:
Lê Quân (2016), Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam (tái
bản lần thứ hai), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
3.5. Các cách trích dẫn nguồn thông
dụng
- Trích dẫn một tài liệu tham khảo là sách dịch:
Tên tác giả (Tên người dịch) (năm in), Tên sách, Tên NXB,
Nơi in
VD:
Malcolm Gladwell (Diệu Ngọc Huyền Trang dịch) (2016),
Chú chó nhìn thấy gì?, NXB Thế giới, Hà Nội
3.5. Các cách trích dẫn nguồn thông
dụng
- Trích dẫn một tài liệu tham khảo là bài báo khoa học:
Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Tập
tạp chí, Số tạp chí, Trang đầu-Trang cuối (phần xuất hiện
bài báo)

VD:
Nguyễn Thu Giang (2015), “Truyền hình bình dân ở Việt
Nam: Giữa dân chủ và thị trường hóa”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 3,
tr.23-36
3.5. Các cách trích dẫn nguồn thông
dụng
- Lập danh mục tài liệu tham khảo ở phần “Tài liệu tham khảo”
cuối bài viết. Đánh số các tài liệu tham khảo theo thứ tự xuất
hiện.
+ Nếu trích nguyên văn thì theo mẫu sau: [số tài liệu, số
trang]
+ Nếu diễn đạt lại hay tóm lược thì theo mẫu sau: [số tài
liệu]
3.6. Tránh việc vô ý đạo văn
- Trong khi soạn thảo một văn bản, người viết có nguy cơ mắc
phải một sai lầm tệ hại nhất: người viết làm cho người đọc nghĩ
rằng người viết đang biến công trình của người khác thành của
mình. Nếu làm như vậy, người viết có nguy cơ bị kết án đạo văn,
một bản án sẽ hủy hoại danh tiếng một người viết chuyên
nghiệp, hoặc khiến cho sinh viên bị điểm kém hoặc bị dừng học.
Đa số các sinh viên biết họ đang gian lận khi lấy các văn bản trên
mạng hoặc lấy một phần viết của người khác biến thành của
mình. Với những trường hợp này, lời khuyên đơn giản là: đừng
bao giờ làm như vậy.
3.6. Tránh việc vô ý đạo văn
- Nhưng nhiều người viết còn non nớt (ít kinh nghiệm) không
nhận ra họ đang có nguy cơ đạo văn vì họ bất cẩn hoặc không
được dậy dỗ tử tế. Người viết có nguy cơ đạo văn khi:
+ Người viết trích dẫn, diễn đạt lại, tóm lược từ một
nguồn mà không trích dẫn nó
+ Người viết sử dụng các ý tưởng và phương pháp từ một
nguồn nhưng không trích dẫn nó
+ Người viết sử dụng lại y nguyên các từ ngữ trong một
nguồn và đã trích dẫn nó, nhưng lại không để những từ ngữ đó
vào trong dấu trích dẫn (ngoặc kép) hoặc trong một khối trích
dẫn
+ Người viết diễn đạt lại một nguồn và trích dẫn nó,
nhưng dùng những từ ngữ quá giống với nguồn, lặp lại theo
nguồn từng từ từng chữ
3.6.1. Trích dẫn nguồn đoạn trích nguyên
văn, diễn đạt lại, hay tóm lược
- Người viết cần phải trích dẫn nguồn bất cứ khi nào sử dụng từ
ngữ trong đó, kể cả khi diễn đạt hay tóm lược lại nó. Nếu các
đoạn trích nguyên văn, diễn đạt lại, hay tóm lược xuất phát từ
những trang khác nhau trong các nguồn, cần trích dẫn riêng
từng cái một. Nếu một đoạn diễn đạt lại hoặc tóm lược trải dài
nhiều đoạn văn, chỉ trích dẫn nó một lần ở cuối.
3.6.1. Trích dẫn nguồn đoạn trích nguyên
văn, diễn đạt lại, hay tóm lược
- Một vấn đề phổ biến là không phải sinh viên không biết trích
dẫn một nguồn, mà là sinh viên không phân biệt rõ được đâu là
những từ ngữ của mình và đâu là những từ ngữ đi mượn. Luôn
luôn thêm vào trích dẫn nguồn ngay khi dùng một đoạn trích
nguyên văn vì có thể sẽ quên mất. Cẩn trọng với những đoạn
diễn đạt lại hay tóm lược vì có thể quên chúng xuất phát từ
nguồn nào.
3.6.2. Có chỉ dấu cho mọi đoạn trích nguyên
văn, ngay cả khi đã trích dẫn nguồn
- Ngay cả khi đã trích dẫn nguồn, người đọc vẫn muốn biết
những từ ngữ nào không phải của người viết, ngay cả khi đó chỉ
là một dòng ngắn. Mọi chuyện sẽ phức tạp hơn nếu người viết
sao chép ít hơn một dòng. Hãy đọc đoạn sau:
“Vì công nghệ sản sinh ra nhiều công nghệ hơn, tầm
quan trọng của việc phổ biến một phát minh còn quan trọng
hơn tầm quan trọng của phát minh ban đầu. Lịch sử công nghệ
cho thấy nhiều ví dụ của cái gọi là quá trình xúc tiến tự động: đó
là, quá trình làm tăng tốc ngày càng mau chóng, bởi vì quá trình
tự nó xúc tiến bản thân nó” (Diamond 1998, 301)
3.6.2. Có chỉ dấu cho mọi đoạn trích nguyên
văn, ngay cả khi đã trích dẫn nguồn
- Nếu viết về các ý tưởng của Jared Diamond, người viết sẽ phải
dùng một vài từ ngữ của ông, chẳng hạn “tầm quan trọng của
một phát minh”. Nhưng người viết sẽ không cho cụm từ đó vào
trong dấu ngoặc kép vì nó không phải là một ý tưởng hay cách
diễn đạt độc đáo.
Ngược lại, hai cụm từ của ông , thực sự rất ấn tượng và
cần dấu ngoặc kép: công nghệ sản sinh ra nhiều công nghệ hơn
và quá trình tự xúc tiến. Chẳng hạn:
Sức mạnh của công nghệ vượt ra ngoài các phát minh
đơn lẻ vì “công nghệ sản sinh ra nhiều công nghệ hơn”. Đó là,
như Diamond đã chỉ ra, một “quá trình tự xúc tiến” (301).
Sau khi đã trích dẫn rồi, người viết có thể sử dụng lại các
từ ngữ này mà không cần dùng dấu ngoặc kép hay trích dẫn
nguồn nữa.
3.6.2. Có chỉ dấu cho mọi đoạn trích nguyên
văn, ngay cả khi đã trích dẫn nguồn
- Ở đây có một điểm mập mờ: những từ ngữ có thể gây ấn
tượng với người này những không phải với người khác. Nếu
dùng dấu ngoặc kép cho quá nhiều từ ngữ bình thường, người
đọc sẽ cảm thấy người viết “ngây thơ”, nhưng nếu không dùng
trong những lúc cần, người đọc lại có thể nghi ngại người viết
đạo văn. Vì vậy, thà bị xem như ngây thơ còn hơn là bị xem như
thiếu trung thực, đặc biệt khi mới bắt đầu nghiên cứu, hãy dùng
những dấu ngoặc kép thoải mái. Cũng cần lưu ý đến những
thông lệ của từng ngành học.
3.6.3. Đừng diễn đạt lại quá sát
- Diễn đạt lại phù hợp trong trường hợp người viết sử dụng từ
ngữ của mình để diễn tả các ý tưởng một cách rõ ràng và mạch
lạc hơn nguồn tham khảo.
Chẳng hạn, đây là một đoạn trong cuốn Những kẻ xuất
chúng: Câu chuyện về thành công của Malcolm Gladwell:
“Thành tựu là tài năng cộng thêm sự chuẩn bị. Vấn đề với
quan điểm này là khi các nhà tâm lý học càng khảo sát kĩ sự
nghiệp của những người tài năng, thì tài năng thiên bẩm có vẻ
như càng đóng vai trò nhỏ còn sự chuẩn bị lại có vẻ càng đóng
vai trò lớn” (38).
3.6.3. Đừng diễn đạt lại quá sát
- Đoạn diễn đạt lại quá sát sau đây có thể bị xem như đạo văn:
Thành công có vẻ như phụ thuộc vào sự tổng hợp của tài
năng và sự chuẩn bị. Tuy nhiên, khi các nhà tâm lý học khảo sát
kĩ những người tài năng và sự nghiệp của họ, họ phát hiện ra
rằng tài năng thiên bẩm đóng vai trò nhỏ hơn nhiều so với sự
chuẩn bị (Gladwell 38).
3.6.3. Đừng diễn đạt lại quá sát
- Đoạn diễn đạt lại sau thì không phải đạo văn:
Như Gladwell đã nhận ra, tổng hợp những nghiên cứu về
những trường hợp thành công đặc biệt, chúng ta thường đánh
giá quá cao vai trò của tài năng và thường đánh giá thấp vai trò
của sự chuẩn bị (38).
Đoạn diễn đạt lại này không quá gần với nguyên gốc. Và
người viết cũng không cho những từ như tài năng hay sự chuẩn
bị vào ngoặc kép vì những từ này đủ thông dụng để dùng như
của chính mình.
3.6.3. Đừng diễn đạt lại quá sát
- Để tránh bị xem như đạo văn, đọc một đoạn văn, thử không
nhìn mà nghĩ về nó; sau đó không nhìn lại và diễn đạt lại đoạn
đó bằng từ ngữ của mình. Kiểm tra xem khi đọc các câu văn có
thể tìm được những từ đồng nghĩa diễn tả các ý tưởng trùng lặp
theo một trật tự giống với nguồn hay không. Nếu có, hãy thử
diễn đạt lại.
3.6.4. Hãy trích dẫn một nguồn tham khảo
đối với các ý tưởng không phải của mình
- Đa số các ý tưởng của chúng ta đều dựa trên các nguồn ở đâu
đó trong quá khứ. Nhưng người đọc sẽ không cần người viết
phải trích dẫn một ý tưởng về trái đất hình tròn. Người đọc cần
người viết trích dẫn nguồn khi (1) ý tưởng đó gắn liền với một
người cụ thể và (2) ý tưởng đó đủ mới để không phải một phần
tri thức phổ thông của một lĩnh vực. Chẳng hạn, các nhà tâm lý
học cho rằng chúng ta suy nghĩ và xúc cảm ở những phần khác
nhau trong não bộ. Nhưng người đọc sẽ không yêu cầu người
viết trích dẫn lại ý tưởng đó, vì nó quá quen thuộc đến mức
không ai cho rằng người viết đang ngấm ngầm xem ý tưởng là
của mình. Ngược lại, một số nhà tâm lý học cho rằng các cảm
xúc rất quan trọng đối với việc đưa ra các quyết định lý tính. Ý
tưởng này rất mới và gắn liền với một số nhà nghiên cứu cụ thể,
vì vậy người viết cần phải trích dẫn nó.
3.6.5. Đừng kêu mình không biết, hiểu
nhầm, hay có ý định trong sáng

- Một số sinh viên tin thật lòng rằng họ không cần trích dẫn các
tài liệu tải về từ mạng vì chúng miễn phí và công khai. Họ hoàn
toàn nhầm. Một số sinh viên khác biện minh khi cho rằng họ
không cố tình làm sai. Nhưng chúng ta sẽ chỉ đọc câu chữ, chứ
không đọc ý định trong đầu. Hãy nghĩ như thế này: nếu người
mà bạn mượn (các ý tưởng, câu chữ) đọc bài viết của bạn,
người đó có nhận ra các từ ngữ hay ý tưởng của họ không, bao
gồm cả những đoạn diễn đạt lại, những đoạn tóm lược, và cả
những ý tưởng chung và phương pháp? Nó có, bạn phải trích
dẫn nguồn và cho tất cả các từ ngữ nguyên văn của họ vào trong
dấu ngoặc kép hoặc trong một khối trích dẫn riêng. Không có
ngoại lệ, không có lý do.
(*) Tại sao phải quá lo lắng vì những
lầm lỗi về tính trung thực?
- Nhiều sinh viên thắc mắc tại sao các giảng viên không khoan
nhượng vì những lỗi thiếu trung thực. Có gì nguy hại?

- Thứ nhất, những lỗi này làm tổn hại tới uy tín của bạn. Việc
không xác nhận một nguồn tham khảo sẽ khiến người đọc nghi
ngờ tính trung thực của bạn, một bản án đồng nghĩa với việc
chấm dứt sự nghiệp đối với một học viên cao cấp. Nhưng nó
quan trọng ngay đối với những người mới bắt đầu. Giảng viên sẽ
dạy bạn cách viết cho không chỉ họ mà cả những người khác,
những người sẽ đánh giá bạn chỉ qua những gì bạn viết. Giảng
viên cần phải thấy được rằng bạn không những sử dụng các
nguồn tham khảo một cách chú tâm, mà phải xác nhận đã sử
dụng chúng một cách cẩn thận và đầy đủ.
(*) Tại sao phải quá lo lắng vì những
lầm lỗi về tính trung thực?
- Các sinh viên khác nghĩ rằng đạo văn là một bản án không có
nạn nhân. Hoàn toàn không phải. Những học giả đi trước bị đạo
văn hoặc không được trích dẫn cẩn trọng và đầy đủ là những
người bị hại. Ngoài ra, sự liêm chính và uy tín của cả cộng đồng
khoa học cũng bị tổn hại.
4. Trình bày các bằng chứng
bằng đồ hình
- Đa số người đọc sẽ dễ dàng tiếp nhận các bằng chứng định
lượng dưới dạng bảng biểu (tables), biểu đồ (charts), và đồ thị
(graphs) hơn là dạng ngôn từ. Nhưng mỗi kiểu dữ liệu và thông
điệp lại phù hợp với một dạng đồ hình nhất định. Phần học này
giúp người viết lựa chọn được dạng đồ hình hiệu quả nhất để
thể hiện những bằng chứng củng cố cho luận điểm và giúp
người đọc tiếp nhận được dữ liệu.
4.1. Lựa chọn trình bày bằng chứng
bằng đồ hình hay bằng ngôn từ
- Khi dữ liệu ít và đơn giản, người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận
như nhau với một câu văn hay một bảng biểu:
4.1. Lựa chọn trình bày bằng chứng
bằng đồ hình hay bằng ngôn từ
Năm 2013, nam giới có thu nhập trung bình là 50.033$ một năm
còn phụ nữ là 39.157$, chênh lệch nhau 10.876$.
4.1. Lựa chọn trình bày bằng chứng
bằng đồ hình hay bằng ngôn từ
- Nhưng nếu người viết đưa ra nhiều số liệu hơn, người đọc sẽ
thấy khó khăn trong việc tiếp nhận chúng.
Từ năm 1970 đến năm 2010, cấu trúc của gia đình thay
đổi theo hai hướng. Trong năm 1970, 85% các hộ gia đình có đủ
hai bố mẹ, nhưng năm 1980, con số đó giảm xuống 77%, xuống
73% vào năm 1990, xuống 68% vào năm 2000, và xuống 64%
vào năm 2010. Số lượng các gia đình đơn thân gia tăng, đặc biệt
là các gia đình với mẹ đơn thân. Năm 1980, con số này tăng lên
18%, năm 1990 lên 22%, và lên 23% vào năm 2000. Số lượng các
gia đình có bố đơn thân ít thay đổi (1% vào năm 1970, 2% vào
năm 1980, 3% vào năm 1990, và 4% vào năm 2000). Các gia đình
không có cả bố và mẹ giữ nguyên ở mức 3-4%.
4.2. Lựa chọn đồ hình hiệu quả nhất
để trình bày
- Khi thể hiện dữ liệu phức tạp bằng đồ hình, các lựa chọn thông
dụng nhất là sử dụng bảng biểu (tables), biểu đồ cột (bar
charts), và đồ thị đường (line graphs), mỗi dạng có một hiệu quả
riêng.
4.2. Lựa chọn đồ hình hiệu quả nhất
để trình bày
4.2. Lựa chọn đồ hình hiệu quả nhất
để trình bày
- Một bảng biểu thường có vẻ chính xác và khách quan. Nó nhấn
mạnh những con số cụ thể và để cho người đọc tự suy luận về
những mối quan hệ và xu hướng (trừ khi người viết giới thuyết
bằng các câu từ cụ thể).

- Các biểu đồ (cột) và đồ thị (đường) trình bày một hình ảnh thể
hiện các giá trị không chính xác như những con số cụ thể ở bảng
biểu nhưng lại có nhiều tác động tới người đọc hơn. Biểu đồ và
đồ thị cũng khác nhau.
4.2. Lựa chọn đồ hình hiệu quả nhất
để trình bày
- Biểu đồ cột nhấn mạnh tới những khác biệt của các số liệu.
4.2. Lựa chọn đồ hình hiệu quả nhất
để trình bày
- Đồ thị đường thể hiện sự thay đổi liên tục theo thời gian:
4.2. Lựa chọn đồ hình hiệu quả nhất
để trình bày
- Lựa chọn dạng thức đồ hình phù hợp nhất để đạt được hiệu
quả mà người viết muốn, không phải cái nghĩ đến đầu tiên.

- Người viết càng nhiều kinh nghiệm thì càng có nhiều lựa chọn.
Nếu mới bắt đầu nghiên cứu định lượng, nên giới hạn các lựa
chọn trong những bảng biểu, biểu đồ, đồ thị đơn giản. Nếu đã
quen thuộc với các nghiên cứu nâng cao, có thể sử dụng các
dạng thức biểu hiện bằng đồ hình quen thuộc trong ngành của
mình. Để thể hiện những mối quan hệ phức tạp và tập dữ liệu
lớn, người viết có thể sử dụng các đồ hình sáng tạo hơn.

- Ở đây, chúng ta sẽ học những kiến thức cơ bản về bảng biểu,


biểu đồ, và đồ thị.
4.3. Thiết kế bảng biểu, biểu đồ,
đồ thị
- Các chương trình máy tính hiện nay có thể tạo lập các đồ hình
biểu hiện rất tốt khiến cho người viết nhiều người viết để cho
máy tính thiết kế luôn cho mình. Đây là một sai lầm. Người viết
không quan tâm đồ hình đẹp đẽ thế nào mà quan trọng là nó có
thể hiện quan điểm của người viết rõ ràng hay không. Có một số
nguyên tắc để thiết kế một đồ hình biểu hiện hiệu quả. Và để
làm theo các nguyên tắc này, người viết có thể sẽ phải thay đổi
những mặc định trong phần mềm tạo đồ hình.
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
- Một đồ hình thể hiện một số liệu phức tạp thường tự nó không
nói lên điều gì. Người viết phải thiết định cho nó để giúp người
đọc biết trong đó có gì và hiểu được nó liên quan thế nào tới
luận điểm. Các bước để thiết định cho một đồ hình:
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
(1) Đặt tên cho mỗi đồ hình để mô tả dữ liệu trong đó. Các tiêu
đề cần ngắn gọn nhưng đầy đủ để có thể phân biệt đồ hình này
với đồ hình khác.
+ Tránh đặt tiêu đề là một chủ đề chung chung
Không phải: Người đứng đầu mỗi hộ gia đình
Mà là: Những thay đổi trong các hộ gia đình một hoặc hai
bố mẹ đứng đầu, 1970-2010
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
(1) Đặt tên cho mỗi đồ hình để mô tả dữ liệu trong đó. Các tiêu
đề cần ngắn gọn nhưng đầy đủ để có thể phân biệt đồ hình này
với đồ hình khác.
+ Đừng cho vào các thông tin bối cảnh hoặc xác định
những gì dữ liệu hàm ẩn
Không phải: Hiệu quả yếu ớt của việc tư vấn cho trẻ em
bị trầm cảm trước khi ngành tư vấn được chuyên nghiệp
hóa, 1995-2004
Mà là: Hiểu của việc tư vấn cho trẻ em bị trầm cảm,
1995-2004
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
(1) Đặt tên cho mỗi đồ hình để mô tả dữ liệu trong đó. Các tiêu
đề cần ngắn gọn nhưng đầy đủ để có thể phân biệt đồ hình này
với đồ hình khác.
+ Chắc chắn rằng việc đặt tên phân biệt được các đồ hình
diễn tả cùng một dạng dữ liệu
Không phải: Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp
Mà là: Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp đối với
nam giới ở Cairo, Illinois
Hoặc là: Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp đối
với nam giới ở St. Louis, Missouri
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
(1) Đặt tên cho mỗi đồ hình để mô tả dữ liệu trong đó. Các tiêu
đề cần ngắn gọn nhưng đầy đủ để có thể phân biệt đồ hình này
với đồ hình khác.
+ Chắc chắn rằng việc đặt tên phân biệt được các đồ hình
diễn tả cùng một dạng dữ liệu
Không phải: Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp
Mà là: Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp đối với
nam giới ở Cairo, Illinois
Hoặc là: Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp đối
với nam giới ở St. Louis, Missouri
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
(2) Thêm vào các đồ hình các thông tin giúp cho người đọc thấy
được cách thức dữ liệu củng cố luận điểm. Chẳng hạn, nếu số
liệu trong một bảng biểu cho thấy một xu hướng và mức độ của
xu hướng đó, hãy nói rõ sự thay đổi đó ở cột cuối của bảng biểu.
Nếu một đường trong một đồ thị thay đổi do tác động của một
yếu tố không được thể hiện trong đồ thị đó, hãy thêm một đoạn
chữ vào đồ hình để giải thích nó.
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
VD:
Mặc dù điểm đọc hiểu và toán giảm gần 100 điểm sau khi phân
chia khu vực học, xu hướng này đảo ngược khi các chương trình
học bổ sung về toán và đọc hiểu được triển khai.
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
(3) Giới thuyết về đồ hình bằng một câu văn giải thích cách diễn
giải nó. Sau đó nhấn mạnh điểm trong đồ hình mà người viết
muốn người đọc tập trung vào, cụ thể là bất kì số liệu hay mối
quan hệ nào được đề cập đến trong câu văn giới thuyết trên.
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
Chẳng hạn, chúng ta phải xem bảng biểu 15.3 để hiểu nó củng
cố cho nhận định sau như thế nào: Đa số các dự đoán về sự gia
tăng tiêu thụ xăng đều sai.
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
- Chúng ta cần một câu văn để làm rõ số liệu củng cố hay giải
thích cho nhận định, một tiêu đề nhiều thông tin hơn, và một đồ
hình nhấn mạnh vào những gì cần được chú ý trong bảng biểu:

Tiêu thụ xăng đã không tăng như dự đoán. Mặc dù người Mỹ đã


di chuyển nhiều hơn 23% (tính theo miles) trong năm 2000 so
với năm 1970, nhưng họ sử dụng ít hơn 32% số nguyên liệu.
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
Tiêu thụ xăng đã không tăng như dự đoán. Mặc dù người Mỹ đã
di chuyển nhiều hơn 23% (tính theo miles) trong năm 2000 so
với năm 1970, nhưng họ sử dụng ít hơn 32% số nguyên liệu.
4.3.1. Thiết định cho mỗi đồ hình để giúp
người đọc hiểu được
Câu văn được thêm vào đã giúp chúng ta hiểu được cách diễn
giải các số liệu chính yếu ở Bảng biểu 15.4, và đoạn nhấn mạnh
(bôi đen) cho chúng ta biết tìm chúng ở đâu.
4.3.2. Các đồ hình cần phải đơn giản
tương ứng với nội dung
- Đừng cho quá nhiều thông tin vào một đồ hình. Người đọc chỉ
muốn thấy các dữ liệu liên quan tới luận điểm, không muốn bị
sao nhãng. Đối với mọi đồ hình:
(1) Chỉ cho vào đồ hình các dữ liệu có liên quan. Nếu chỉ
để ghi nhận lại dữ liệu, đặt tên cho đồ hình và đưa nó
vào phần phụ lục (appendix)
(2) Hãy làm cho hiệu ứng của đồ hình thật đơn giản
+ Kẻ bảng chỉ khi gộp hai đồ hình lại làm một
+ Đừng tô màu hoặc bôi đen phần nền
4.3.2. Các đồ hình cần phải đơn giản
tương ứng với nội dung
- Đối với mọi đồ hình:
(3) Sử dụng các tiêu đề rõ ràng
+ Đặt tên cho các dòng và cột trong bảng biểu, và
các trục trong biểu đồ và đồ thị
+ Dùng các dấu hiệu để thể hiện các khoảng cách
(đơn vị) ở trục tung của đồ hình
+ Khi có một con số cụ thể quan trọng, hãy thêm nó vào
các cột hoặc đoạn với biểu đồ, hoặc các chấm trên các
đường với đồ thị
4.4. Hướng dẫn chi tiết cho bảng biểu,
biểu đồ cột, và đồ thị đường
4.4.1. Với bảng biểu
- Bảng biểu với quá nhiều dữ liệu có thể quá dày đặc, hãy sắp
xếp sao cho người đọc dễ dàng tiếp nhận.
+ Sắp xếp các dòng và cột theo một nguyên tắc giúp
người đọc nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết.
Đừng tự động lựa chọn thứ tự theo bảng chữ cái.
+ Làm tròn các số liệu một cách phù hợp. Nếu sự khác
biệt đến dưới hàng nghìn không quan trọng thì con số
sau đây: 2.123.499 là quá chính xác, không cần thiết.
+ Các tổng số cần đặt ở đáy của cột hoặc cuối của dòng,
không phải ở trên cùng hay bên trái.
4.4.1. Với bảng biểu
- So sánh hai Bảng biểu 15.5. và 15.6.
4.4.1. Với bảng biểu
- So sánh hai Bảng biểu 15.5. và 15.6.
4.4.1. Với bảng biểu
Bảng biểu 15.5. trông có vẻ rối rắm và không được sắp xếp
thuận tiện. Trái lại, bảng biểu 15.6. rõ ràng hơn bởi vì nó có một
tiêu đề đủ thông tin, ít hình ảnh rối, và các thành phần được sắp
xếp để việc tiếp nhận dễ dàng hơn.
4.4.2. Với biểu đồ cột
- Các biểu đồ cột có thể gây ấn tượng thị giác giống như các con
số cụ thể. Nhưng các cột nếu không có trật tự sẽ chẳng nói lên
điều gì. Nếu có thể, hãy nhóm hoặc sắp xếp các cột để tạo ra
một hình ảnh tương ứng với thông điệp muốn truyền tải. Chẳng
hạn, hãy xem Hình 15.4., với văn cảnh là câu văn giải thích ở
trước nó. Các thành phần được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ
cái, một thứ tự không giúp ích gì cho người đọc cho việc nhận ra
luận điểm.
4.4.2. Với biểu đồ cột
Phần lớn các sa mạc của thế giới được phân bố tập trung ở Bắc
Phi và Trung Đông.
4.4.2. Với biểu đồ cột
- Ngược lại, Hình 15.5. củng cố cho nhận định bằng một hình
ảnh tương ứng.
Phần lớn các sa mạc của thế giới được phân bố tập trung ở Bắc
Phi và Trung Đông.
4.4.2. Với biểu đồ cột
- Ở các biểu đồ cột chuẩn, mỗi cột biểu thị 100% của một tổng
thể. Nhưng đôi lúc người đọc cần thấy được con số cụ thể cho
từng bộ phận của tông thể. Người viết có thể làm theo một
trong hai cách sau:
+ Chia mỗi cột thành các phần nhỏ, tạo ra một cột “xếp
chồng”
+ Cho mỗi bộ phận của tổng thể thành một cột riêng, và
gộp các cột cùng một tổng thể thành một nhóm
+ Sắp xếp các phần nhỏ theo thứ tự logic. Nếu có thể hãy
cho phần lớn nhất ở dưới cùng với màu đậm nhất.
+ Đặt tên các phần nhỏ với các con số cụ thể để tiện so
sánh; kết nối các phần có liên quan bằng các đoạn mờ.
4.4.2. Với biểu đồ cột
- Hãy so sánh Hình 15.6. và Hình 15.7.
4.4.2. Với biểu đồ cột
- Hãy so sánh Hình 15.6. và Hình 15.7.
4.4.2. Với biểu đồ cột
- Hãy so sánh Hình 15.6. và Hình 15.7.
4.4.2. Với biểu đồ cột
- Đa số các dự liệu phù hợp với biểu đồ cột đề có thể biểu hiện
qua biểu đồ tròn (pie chart). Các biểu đồ tròn thường phổ biến
trong các tạp chí, báo phổ thông, và các báo cáo thường niên.
Biểu đồ tròn khó đọc hơn so với biểu đồ cột. Người đọc nếu
muốn so sánh các thành phần thì dùng biểu đồ tròn rất khó để
nhận biết. Nhưng biểu đồ tròn vẫn đắc dụng nếu muốn tạo ra ấn
tượng về sự so sánh giữa các thành phần, hoặc thể hiện rằng
một thành phần lớn hơn hẳn so với những phần còn lại, hoặc khi
dữ liệu được chia thành quá nhiều phần nhỏ. Nên tránh dùng
biểu đồ tròn khi biểu hiện một dữ liệu định tính, hãy dùng các
biểu đồ cột.
4.4.3. Đồ thị đường
- Vì một đồ thị đường nhấn mạnh các xu hướng (trends), người đọc
phải được nhìn thấy một hình ảnh rõ ràng để có thể diễn giải đúng.
Hãy làm như sau:
+ Chọn một thông số được thể hiện bằng một đường theo
một hướng, lên hoặc xuống, để củng cố cho luận điểm. Nếu muốn
tạo hiệu ứng tích cực, hãy thể hiện bằng các đường có xu hướng đi
lên. Nếu muốn tạo hiệu ứng tiêu cực, hãy thể hiện bằng các đường
có xu hướng đi xuống.
+ Nên hạn chế dùng nhiều hơn 6 đường trong một đồ thị,
trừ khi không còn cách nào khác.
+ Nếu có ít hơn 10 điểm dữ liệu, hãy biểu thị chúng bằng các
dấu chấm đậm. Nếu chỉ có một số ít điểm liên quan (đến luận
điểm), hãy thêm vào con số chính xác.
+ Đừng chỉ dựa vào các sắc thái khác nhau để phân biệt các
đường.
4.4.3. Đồ thị đường
- Hãy so sánh Hình 15.8. và 15.9.
4.4.3. Đồ thị đường
- Hãy so sánh Hình 15.8. và 15.9.
4.4.3. Đồ thị đường
- Hình 15.8. khó đọc hơn vì các sắc thái không phân biệt rõ các
đường trên nền, và người đọc phải đảo mắt quá nhiều để kết nối
các đường với tên gọi. Hình 15.9. thể hiện các mối liên hệ đó rõ nét
hơn.

- Những cách khác nhau để thể hiện cùng một dữ liệu có thể làm rối
người viết. Để không bị rối, hãy thử các cách khác nhau để thể hiện
cùng một dữ liệu đó. Nhờ người khác đọc thử xem họ thấy đồ hình
nào ấn tượng và rõ ràng hơn. Nhớ giới thuyết các đồ hình bằng một
câu văn nêu rõ nhận định mà đồ hình củng cố
4.5. Trình bày dữ liệu một cách
trung thực
- Đồ hình không chỉ cần rõ ràng và chính xác, mà còn cần trung
thực. Đừng bóp méo hình ảnh của dữ liệu để vừa vặn với luận
điểm của mình.

- Chẳng hạn, hai biểu đồ dưới đây thể hiện cùng một dữ liệu
giống nhau, nhưng lại hàm ý hai thông điệp khác nhau:
4.5. Trình bày dữ liệu một cách
trung thực
4.5. Trình bày dữ liệu một cách
trung thực
- Tỉ lệ 0-100 trong hình bên trái tạo ra một đường trồi sụt gần
như phẳng, khiến cho việc giảm ô nhiễm có vẻ không đáng kể.
Trục thẳng đứng của hình bên phải không bắt đầu từ 0 mà từ 80.
Khi tỉ lệ được thu nhỏ lại, đường trồi sụt được thể hiện rõ ràng
hơn và làm nổi bật hơn những khác biệt nhỏ.
4.5. Trình bày dữ liệu một cách
trung thực
- Các đồ hình còn có thể bị bóp méo qua việc thể hiện một mối
liên hệ giả.

- Một người có thể cho rằng số thất nghiệp giảm xuống khi số
thành viên của liên hiệp giảm (như ở Hình 15.11.) là một bằng
chứng. Quả thực, trong đồ hình này, số thành viên của liên hiệp
có vẻ như tương ứng sát sao với nhau khiến cho người đọc có
thể suy ra một mối quan hệ nhân quả:
4.5. Trình bày dữ liệu một
cách trung thực
4.5. Trình bày dữ liệu một cách
trung thực
- Nhưng tỉ lệ trục bên trái (số lượng thành viên liên hiệp) khác
với tỉ lệ trục bên phải (số thất nghiệp) khiến cho hai xu hướng có
vẻ có liên hệ nhân quả với nhau. Chúng có thể có liên hệ thật,
nhưng hình ảnh bị bóp méo này không chứng minh điều đó.

- Các đồ hình cũng có thể bị bóp méo khiến cho người đọc đánh
giá nhầm các giá trị. Hai đồ thị trong hình 15.12. thể hiện cùng
một dữ liệu nhưng có vẻ như truyền tải hai thông điệp khác
nhau:
4.5. Trình bày dữ liệu một
cách trung thực
4.5. Trình bày dữ liệu một
cách trung thực
- Cả hai đồ thị trong hình 15.12. đều cùng một dạng đồ thị diện
(area chart). Mặc dù khác nhau về mặt hình ảnh, cả hai cùng thể
hiện một bộ dữ liệu. Các đồ thị diện này thể hiện các thay đổi về
giá trị không phải ở góc nghiêng của các đường, mà bằng các
diện tích giữa chúng. Trong cả hai đồ thị, các dải Nam, Đông, và
Tây gần tương đương nhau, thể hiện không có nhiều thay đổi về
giá trị. Còn dải Bắc được mở rộng đáng kể thể hiện một sự gia
tăng lớn. Trong đồ thị bên trái, người đọc có thể dễ dàng đánh
giá nhầm về ba dải phía trên, vì chúng được đặt bên trên dải
tăng lên của Bắc, làm cho những dải này có vẻ cũng tăng lên.
Trong đồ thị bên phải, ngược lại, ba dải này không tăng lên vì
chúng được đặt ở đưới. Ở đây, chỉ có dải Bắc tăng lên.
4.5. Trình bày dữ liệu một cách
trung thực
- Dưới đây là bốn hướng dẫn để tránh việc thể hiện nhầm một
đồ hình:
+ Đừng điều chỉnh tỉ lệ để tăng hoặc giảm sự khác biệt.
+ Đừng dùng những hình ảnh với các giá trị bị bóp méo.
+ Đừng tạo những hình ảnh phức tạp không cần thiết
hoặc đơn giản gây nhầm lẫn.
+ Nếu đồ hình củng cố một luận điểm, hãy nói rõ ra nó
củng cố như thế nào.

You might also like