Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NGHỀ XÂY DỰNG

Chào mừng cô và các bạn đã đến với video ngày hôm nay của chúng em. Nhóm
em sẽ giới thiệu về 1 nghề nghiệp lên quan đến thiết kế kĩ thuật, đó là nghề “xây
dựng”.

Trước hết, em muốn giới thiệu qua thành viên của nhóm gồm có: Lưu Ly làm
phần design, Hiền chuẩn bị nội dung, và em, Thục Anh thực hiện phần voice.

Để bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu khái niệm, phạm vi, cùng đặc điểm, tính chất của
nghề xây dựng. Đây là nghề chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công, sửa
chữa các công trình công nghiệp và dân dụng. Nghề này gồm những tính chất
cơ bản như:
-Thiết kế các công trình xây dựng như nhà, xưởng, cầu, cống,..phục vụ cho đời
sống và sản xuất
-Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về xây dựng để thiết kế ra các công trình
đảm bảo bền vững, đẹp.
-Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực xây dựng
-Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng, tỉ lệ giữa các kích thước không
gian
-Hiểu biết về môi trường phong thuỷ: thiết kế phải đảm bảo giữ gìn được môi
trường thiên nhiên, sử dụng các vật liệu không gây tác hại đến môi trường, chọn
hướng công trình phù hợp để tạo không gian thoáng mát, tiết kiệm năng lượng.

Sau khi nắm được những đặc điểm trên, với những bạn có ước mơ muốn hướng
tới ngành nghề này, các bạn nên học tốt những môn Toán, Lý, Tiếng Anh. Tuy
mỗi trường đại học có yêu cầu về đầu vào riêng, nhưng đa số các trường có
ngành xây dựng đều tuyển sinh khối A (Toán, Lý, Hoá), một số trường xét tuyển
thêm khối A1 (Toán, Lý, Anh) và C1 (Toán, Văn, Lý). Nhưng cũng không cần
quá áp lực về điểm thi vì hiện nay các bạn có thể dùng trực tiếp kết quả học tập
tại học bạ để xét tuyển một số trường như Đại học Duy Tân, Đại học kiến trúc
Tp HCM
Để đến gần hơn với ước mơ của mình thì việc chọn trường đại học phù hợp với
mình là 1 yếu tố vô cùng quan trọng, các bạn có thể tham khảo các trường đào
tạo ngành xây dựng, có chất lượng đào tạo tốt như:
-Đại học xây dựng Hà Nội
-Đại học kiến trúc Hà Nội
-Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM
-Đại học kiến trúc TP. HCM
-Đại học Bách Khoa
-Đại học Duy Tân
Trong đó các trường xét tuyển học bạ gồm Đại học kiến trúc Hà Nội, Đại học
kiến trúc Tp. HCM, Đại học Duy Tân,..

Còn nếu bạn vẫn muốn dùng điểm thi để xét tuyển thì mỗi nhóm ngành nhỏ
trong ngành xây dựng sẽ có mức điểm xét tuyển khác nhau. Mức trung bình
điểm chuẩn ngành xây dựng thường từ 16 đến 20 điểm tùy từng năm. Ngoài ra,
mức điểm xét tuyển cũng tùy thuộc vào trường bạn lựa chọn. Những trường ĐH
TOP đầu sẽ có điểm đầu vào khá cao, những trường tầm trung hoặc cao đẳng sẽ
có điểm đầu vào thấp hơn.

Sau khi ra trường, các bạn cũng không cần phải băn khoăn quá nhiều về lựa
chọn nghề nghiệp vì sẽ có vô vàn cánh cửa mở ra trước mắt bạn, chọn nghề gì
phụ thuộc chủ yếu vào việc bạn có phù hợp, đủ năng lực để làm công việc đó
không cũng như dựa trên rất nhiều yếu tố khách quan để quyết định mức độ phù
hợp công việc của bạn. Các bạn có thể tham khảo một số nghề sau:
 Kỹ sư hiện trường xây dựng tại công trường: Công việc chính của
bạn sẽ là thiết kế, giám sát, thi công và nghiệm thu dự án. Bạn sẽ
thường đảm nhận các dự án công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp
 Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng tại công xưởng:
Bạn sẽ trực tiếp quản lý chất lượng xây dựng, giám sát hoạt động thi
công tại các công xưởng
 Kỹ sư xây dựng làm việc tại văn phòng: Đây là nhóm việc làm mà
những người không muốn thường xuyên dịch chuyển lựa chọn. Bạn
sẽ tư vấn, lập dự toán các công trình. Môi trường làm việc thường là
tại các công ty và tập đoàn hoạt động trong ngành xây dựng.

Về tiền lương, mức lương kỹ sư xây dựng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm,
kỹ năng, vị trí việc làm cụ thể. Mức lương trung bình cho vị trí kỹ sư xây
dựng tại Việt Nam hiện nay là khoảng 15.500.000 VNĐ/tháng và khoảng
186.000.000 VNĐ/năm. Trong đó, dải lương phổ biến dao động từ 8.300.000
VNĐ/tháng đến 23.400.000 VNĐ/tháng.

Phần cuối cùng chúng em muốn đề cập chính là những tố chất bạn cần có để
làm trong nghề xây dựng, vì suy cho cùng, nghề chọn người chứ người không
thể chọn nghề, bạn phải có đủ năng lực để xứng đáng với số tiền lương bản thân
nhận được:

Đầu tiên là cần có kiến thức chuyên môn

Các công ty khi tuyển dụng kỹ sư xây dựng thường yêu cầu ứng viên sở hữu
bằng cử nhân chuyên ngành xây dựng. Trong đó, một số công ty sẽ chấp nhận
đào tạo ứng viên mới tốt nghiệp hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên
cũng có những công ty, tập đoàn lớn yêu cầu ứng viên phải sở hữu tối thiểu từ 1
- 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

Đồng thời, ứng viên cần nắm chắc kiến thức nền tảng và nâng cao về thiết kế,
quản lý, đánh giá chất lượng công trình; khả năng bóc tách, tính toán khối lượng
vật liệu cần thiết,... Đây đều là những kiến thức chuyên ngành cần có nếu bạn
muốn đảm nhận vị trí kỹ sư xây dựng.

Thứ hai là yêu cầu kĩ năng mềm

Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, để ứng tuyển làm kỹ
sư xây dựng bạn cũng cần trau dồi những kỹ năng mềm sau:
Thành thạo các phần mềm hỗ trợ
Kỹ sư xây dựng sẽ cần sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý, thiết kế, bóc
tách khối lượng trong quá trình làm việc. Do đó việc sử dụng thành thạo những
phần mềm này là một yêu cầu tuyển dụng thường thấy ở nhiều công ty. Trong
đó những phần mềm bạn cần quan tâm có thể kể đến như AutoCAD, Civil 3D,
v.vv..
Có kĩ năng quản lí và giám sát

Hoàn thành dự án đúng tiến độ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với kỹ sư xây
dựng. Chính vì vậy bạn sẽ cần tới kỹ năng quản lý công việc và giám sát tiến độ
dự án để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn xác
định đâu là công việc quan trọng, cần ưu tiên thực hiện để không ảnh hưởng tới
thời hạn hoàn thành dự án.

Chịu được áp lực công việc

Khối lượng công việc mà kỹ sư xây dựng phải đảm nhận khá nhiều. Họ thường
phải đảm nhận nhiều dự án cùng lúc với áp lực hoàn thành công việc đúng tiến
độ. Do đó nếu muốn trở thành kỹ sư xây dựng thì khả năng làm việc dưới áp lực
là yêu cầu bắt buộc mà bạn phải đáp ứng.
Cẩn thận, tỉ mỉ

Một trong những nhiệm vụ chính của kỹ sư xây dựng là tính toán, bóc tách khối
lượng nguyên vật liệu cần thiết cho dự án. Quá trình này nếu xảy ra sai sót sẽ
gây tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu trong thi công. Điều này có thể
gây chậm trễ tiến độ hoặc tốn kém chi phí không cần thiết. Tính cẩn thận, tỉ mỉ
sẽ giúp bạn có thể tính toán chính xác hơn và hạn chế tình trạng này.
Giao tiếp tốt

Kỹ sư xây dựng thường phải làm việc với rất nhiều bên. Từ khách hàng, đối tác
cung ứng cho tới ban quản lý và các phòng ban khác trong công ty. Sở hữu kỹ
năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn diễn giải, trình bày công việc hiệu quả và chính
xác tới những đối tượng này.
Thưa cô và các bạn, chúng ta đang sống trong những năm tháng tươi đẹp nhất
của thanh xuân, việc tận hưởng và trải nghiệm tuổi trẻ là điều dĩ nhiên trong quá
trình trưởng thành, nhưng đồng thời ta cũng cần xem xét về định hướng nghề
nghiệp trong tương lai để dễ dàng lập kế hoạch, theo đuổi ước mơ hoài bão từ
bây giờ. Mong rằng video này của chúng em sẽ có ích cho những bạn muốn
tham khảo lựa chọn tìm ra nghề nghiệp phù hợp với mình.

Phần trình bày của bọn em xin hết, trân trọng cảm ơn cô và các bạn đã lắng
nghe.

You might also like