Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Câu hỏi 1: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân

đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Do ai làm đội
trưởng và chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân là gì?
Trả lời:
Quân đội ta từ nhân dân mà ra, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, giáo dục, rèn luyện. Chặng đường anh hùng trong
70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã
tô thắm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, làm rạng rỡ thời đại Hồ
Chí Minh.
Trong Chính cương, Sách lược vắn tắt, Luận cương chính trị tháng 10-1930,
Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ
chức ra Quân đội công nông để giành và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là
Đội vệ đỏ (Xích đỏ) trong Cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng
(1930-1931). Từ cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bắt đầu, cách mạng
Việt Nam chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ trọng tâm vào giải phóng dân tộc,
tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong phong trào đánh
Pháp, đuổi Nhật, các cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ đã
diễn ra trên nhiều địa phương. Những tổ chức vũ trang không tập trung và tập trung
sinh ra từ lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng đã xuất hiện trong khắp cả
nước.
Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào đấu tranh của quần chúng,
sự trưởng thành nhanh chóng của các tổ chức vũ trang quần chúng đòi hỏi cách
mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức.
Giữa năm 1944, chính quyền Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh ở vùng Cao Bắc
Lạng, tận dụng lợi thế do Pháp Nhật chú ý gìm nhau ở Đông dương chủ yếu ở các
vùng đô thị quan trọng, nên chưa thể thực hiện trấn áp ở vùng núi biên giới. Tuy
vậy, dù đã có những đội du kích vũ trang, nhưng hoạt động tuyên truyền chính trị
của cán bộ Việt Minh vẫn chưa hoàn toàn kết hợp được với hoạt động vũ trang, khi
đó vẫn mang nặng tính địa phương, thiếu thống nhất, nên chưa phát huy tác dụng
gây dựng cơ sở lan rộng, nhất là với những vùng vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát,
dù là lỏng lẻo, của người Pháp.
Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Việt Minh Hồ Chí Minh nhận định nếu chỉ có
tuyên truyền chính trị sẽ khó thành công, vì vậy Người đã ra chỉ thị về việc thành
lập một lực lượng vũ trang chủ lực, nòng cốt lấy từ các cán bộ chính trị, đội viên du
kích năng nổ. Người chỉ định đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc
thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Sau khi được đ/c Võ Nguyên Giáp và đ/c Lê
Quảng Ba thông báo kế hoạch thành lập tổ chức vũ trang lấy tên "Đội Việt Nam
Giải phóng quân" ông đã thêm hai từ "Tuyên truyền" để thành tên gọi hoàn chỉnh
"Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân".
Trên cơ sở đó, tháng 9 năm 1944, một số cán bộ chính trị và đội viên du kích
của Việt Minh, tập hợp thành 3 đội vũ trang tập trung của Tam Kim, Hoa
Thám, Chí Kiên, đã được triệu tập dự lớp huấn luyện 20 ngày tại rừng Khuổi Cọ
(cách đèo Cao Bắc khoảng 6 km) do các ông Võ Nguyên Giáp và Hoàng Sâm làm
giảng viên.. Giữa tháng 12 năm 1944, một chỉ thị viết tay, để trong vỏ bao thuốc lá
của lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi cho ông Võ Nguyên Giáp. Nội dung chỉ thị như sau:
1. Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn
quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc
chính là tập trung lực lượng,cho nên,theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc
trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết,
hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.
Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên
toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội
quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối
hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm
vụ dìu dắt các đội vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu
có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.
2. Đối với các đội vũ trang địa phương: Đưa cán bộ địa phương về huấn luyện,
tung các các bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc
thông suốt, phối hợp tác chiến.
3. Về chiến thuật: Vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay
đông, mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung.
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng
có những đội đàn em khác.
Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm
của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành
lập tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc
tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu gồm 34 chiến sĩ được chia thành 3 tiểu đội, trong
đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích
Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ tráchtình
báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính
trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng
ngắn 10 viên), 17 súng trường, 14 súng kíp
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là những di sản tư tưởng quân sự
phong phú của dân tộc, tiếp thu những giá trị tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Đặc
biệt, đó là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận quân sự Mác -
Lênin vào thực tiễn Việt Nam, nhằm tổ chức ra đội quân chủ lực, thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ cách mạng: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Bản
Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tuy ngắn gọn nhưng
có tính chất như một Cương lĩnh quân sự vắn tắt, thể hiện tầm nhìn chiến lược của
Bác sự cần thiết, cách tổ chức, nguyên tắc xây dựng, chức năng nhiệm vụ và mối
quan hệ giữa đội quân chủ lực với các đội vũ trang địa phương…
Ngay ở trang đầu tiên của Chỉ thị, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ lý do phải thành lập
đội quân chủ lực “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân,
cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Trong rất nhiều tác phẩm trước
đó, Người đã sớm đề cập tư tưởng về thành lập quân đội, song chưa đề cập cụ thể
phải thành lập ngay, chỉ đến khi phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng phát
triển mạnh mẽ, thời cơ khởi nghĩa vũ trang tới gần, Người mới chủ trương thành lập
“đội quân chủ lực”. Điều đó vừa đúng với lý luận Mác - Lênin về tình thế và thời
cơ cách mạng, vừa xuất phát từ yêu cầu trực tiếp của phong trào đấu tranh cách
mạng quần chúng. Sự ra đời bản Chỉ thị thành lập quân đội của Hồ Chí Minh còn
xuất phát từ nhận thức đúng đắn của Người về vai trò của đội quân chủ lực làm
“nòng cốt” cho toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền. Như vậy, Chỉ thị thành lập
đội quân chủ lực của Hồ Chí Minh ra đời khi chúng ta đã có những điều kiện chín
muồi: Có Đảng lãnh đạo; Mặt trận Việt Minh được thành lập và có uy tín rộng rãi
trong nhân dân; các khu căn cứ địa cách mạng được củng cố, mở rộng; phong trào
cách mạng của quần chúng lên cao; lực lượng vũ trang của quần chúng lần lượt ra
đời và phát triển mạnh mẽ… Những điều kiện trên đây đã tạo cơ sở vững chắc cho
sự ra đời đội quân chủ lực, đáp ứng yêu cầu trực tiếp của khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền.
Nếu như, phương thức lập ra quân đội chủ lực trong truyền thống quân sự của
dân tộc ta thường được tiến hành thông qua việc tuyển chọn những nam giới trong
độ tuổi, có sức khỏe tốt từ các làng, xã để gia nhập quân triều đình. Phương thức lập
ra quân đội vô sản theo quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin là tuyển chọn những
công dân có sức khỏe, có tinh thần cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là
công nhân và nông dân để thành lập ra đội quân chủ lực - đội quân công nông (sự ra
đời của Hồng quân Xô Viết là một ví dụ), thì Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chủ trương
“chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên
kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ
lực”.
Như vậy, cách tuyển chọn để lập ra đội chủ lực của Hồ Chí Minh là tuyển những
người cách mạng đang hoạt động trong các đội vũ trang địa phương, nhưng phải là
những người ưu tú nhất, cùng với vũ khí hiện có. Việc tuyển chọn như thế sẽ tạo
thuận lợi cho đội chủ lực khi mới ra đời vừa bảo đảm chất lượng về con người (có
tính tổ chức, tính kỷ luật, đã qua rèn luyện thực tiễn trong phong trào cách mạng
của quần chúng…), vừa bảo đảm yếu tố bí mật, kịp thời, cho phép đội chủ lực có
sức mạnh hoạt động được ngay. Thực tế cho thấy, ngay khi ra đời, đội quân chủ lực
đã có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (đánh thắng các trận đồn Phay Khắt,
Nà Ngần); đây là dấu mốc đầu tiên của truyền thống quân đội là: Dám đánh, biết
đánh và đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Trong bản Chỉ thị, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong khi tập trung lực lượng để lập
một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương,
cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện”. Đây chính là tư tưởng
của Người về sự cần thiết phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân là sự kế
thừa, đúc kết kinh nghiệm của dân tộc ta về xây dựng các thứ quân: “Quân triều
đình”, “Quân các lộ” và “Dân binh”. Đặc biệt, Người đã kế thừa và phát triển tư
tưởng của Ph.Ăng-ghen và V.I.Lê-nin về xây dựng các “đội dân cảnh”, xây dựng
“quân đội thường trực” vào thực tiễn xây dựng quân đội ở Việt Nam.
Theo tư tưởng chỉ đạo đó của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang ba thứ quân gồm:
Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích dần được hình thành và ra đời
đáp ứng sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, bộ đội chủ lực và
bộ đội địa phương hợp thành Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Tư tưởng này
của Người tiếp tục phát triển và từng bước hoàn chỉnh cùng với quá trình phát triển
của cách mạng Việt Nam.
Bàn về nguyên tắc xây dựng đội quân chủ lực, Hồ Chí Minh viết: “Tên Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó
là một đội tuyên truyền”.Điều này thể hiện rõ một vấn đề có tính nguyên tắc trong
tư tưởng của Người về xây dựng đội quân chủ lực, đó là: "Chính trị làm gốc", là nền
tảng cho các hoạt động quân sự.
Chính trị trong tư tưởng của Người là phương hướng giai cấp, thể hiện ở
đường lối chính trị của Đảng. Điều này cũng có nghĩa là việc xây dựng quân chủ
lực phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng; phải luôn lấy mục tiêu, đường
lối chính trị của Đảng làm căn cứ đề xây dựng; phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng; phải phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
“Chính trị trọng hơn quân sự” không có nghĩa là Người tuyệt đối hóa nhân tố
chính trị, coi nhẹ hoặc hạ thấp nhiệm vụ xây dựng các nhân tố khác của quân đội,
mà cốt lõi là làm quân đội thấm nhuần hệ tư tưởng vô sản, mang bản chất giai cấp
công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc. Xét về lâu dài, phải xây dựng, phát triển
đội chủ lực thành lực lượng hùng hậu, luôn luôn tuyệt đối trung thành với Đảng và
cách mạng, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của cách mạng, phạm vi hoạt
động khắp đất nước, “đi suốt từ Nam chí Bắc”.
Trong bản Chỉ thị, Hồ Chí Minh còn chỉ ra nguyên tắc xây dựng quân chủ lực
đó là nguyên tắc tập trung. Chỉ thị chỉ rõ: “Tập trung lực lượng để lập một đội quân
đầu tiên”. Trong các tác phẩm trước đó, Người chưa nêu lên vấn đề này, chỉ đến tác
phẩm này, Người mới đề cập rõ nguyên tắc tập trung lực lượng để thành lập quân
chủ lực, điều này có ý nghĩa quan trọng, tạo nền móng lý luận cho sự phát triển
quân chủ lực thành các Binh đoàn, Đại đoàn quân sau này. Một vấn đề nữa trong
nguyên tắc mà Người đề cập là việc xây dựng quân chủ lực là phải theo phương
hướng: “Từ nhân dân mà ra”; “Người trước súng sau”.
Trong bản Chỉ thị, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về chức năng,
nhiệm vụ và mối quan hệ giữa quân chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương.
Chức năng của quân chủ lực được Hồ Chí Minh đề cập trong Chỉ thị là “đội tuyên
truyền” và “đội quân chiến đấu”. Tư tưởng đó sau này được Hồ Chí Minh hoàn
thiện trong các tác phẩm kế tiếp thành đội quân chiến đấu; đội quân công tác; đội
quân lao động - sản xuất. Xét vào điều kiện cụ thể khi mới ra đời đội quân chủ
lực lúc đầu lấy tuyên truyền là chính, điều này được đồng chí Võ Nguyên Giáp
tuyên bố trong buổi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: “Nhiệm
vụ mà đoàn thể ủy thác cho chúng ta là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị
trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến. Nhiệm vụ ấy có tính chất là
một nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng
dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này”. Nhưng xét
về lâu dài, quân đội phải thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu phát triển của cách
mạng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội quân đàn anh, dìu dắt, giúp đỡ (huấn
luyện, vũ khí trang bị…) cho đội vũ trang địa phương không ngừng lớn mạnh,
trưởng thành.
Đối với đội vũ trang địa phương: Đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện,
tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc
thông suốt, phối hợp tác chiến.
Quan hệ giữa đội chủ lực và đội vũ trang địa phương: Gắn bó, hỗ trợ giúp đỡ
nhau trong xây dựng và tác chiến, để cùng nhau phát triển. Trong đó, đội quân chủ
lực phải phát triển dần lên quy mô lớn, phải luôn tỏ rõ vai trò là “đội quân đàn anh”.
Ngoài ra, đội vũ trang địa phương cũng là lực lượng là lực lượng trực tiếp bổ sung
lực lượng cho quân chủ lực.
Tóm lại, những tư tưởng quân sự cơ bản trong Chỉ thị thành lập Đội Việt
Nam Tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chí Minh, có giá trị to lớn đối với
Đảng, cách mạng, quân đội ta cả trong lịch sử và hiện thực.
Sự ra đời bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân
của Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận để từ đó Đảng ta vận dụng vào quá trình xây
dựng, phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của khởi
nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Việc tổ chức
ra đội quân chủ lực - quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản vào ngày 22-12-1944
theo chỉ thị của Người đã làm cho quân đội ta ngày càng trưởng thành, lớn mạnh,
lập nên nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Tuy dung lượng ngắn, song nội dung bản Chỉ thị lại
rất rõ ràng, chứa đựng toàn bộ những vấn đề có tính nguyên tắc về xây dựng quân
đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Tư tưởng của Người đã góp phần bổ sung, phát
triển lý luận quân sự Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Đến nay, tuy hoàn cảnh đã có nhiều thay đổi, song những tư tưởng cơ bản
trong bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân của Hồ Chí
Minh vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, vẫn là kim chỉ nam cho Đảng ta
trong lãnh đạo xây dựng và phát triển quân đội thời kỳ mới. Từ tư tưởng cơ bản về
việc thành lập đội quân chủ lực trong bản Chỉ thị ấy, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo xây
dựng, phát triển quân đội theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại”, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để xây dựng quân
đội vững mạnh toàn diện. Cũng chính từ tư tưởng quân sự cơ bản đó trong bản Chỉ
thị của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào xây dựng, phát triển bộ đội
địa phương và dân quân du kích, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng
vũ trang 3 thứ quân đáp ứng yêu cầu của công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu hỏi 2: Hãy nêu tên và thời gian diễn ra những chiến dịch tiêu biểu của quân và
dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược:
Trả lời:
Trong bão táp cách mạng những năm 1930-1931, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa
Xô viết Nghệ - Tĩnh của công nông, tự vệ Đỏ đã ra đời. Đó là mầm mống đầu tiên
của lực lượng vũ trang cách mạng, của quân đội cách mạng ở Việt Nam.
Từ cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bắt đầu, cách mạng Việt
Nam chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ trọng tâm vào giải phóng dân tộc, tích
cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong phong trào đánh Pháp,
đuổi Nhật, các cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ đã diễn ra
trên nhiều địa phương. Những tổ chức vũ trang không tập trung và tập trung sinh ra
từ lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng đã xuất hiện trong khắp cả nước.
Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào đấu tranh của quần chúng,
sự trưởng thành nhanh chóng của các tổ chức vũ trang quần chúng đòi hỏi cách
mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức.
Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 22-12-1944 đội “Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân” được thành lập, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Thực hiện lời dạy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc “Trong một tháng phải có
hoạt động, trận đầu nhất định phải thắng ”. Trong hai ngày 25 và 26-12-1944, Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tiến công đồn Phai Khắt, Nà Ngần đều
giành thắng lợi, mở ra truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
kẻ thù xâm lược của Quân đội ta.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới vừa ra đời đã phải
đứng trước một tình thế phức tạp và chồng chất khó khăn, cùng một lúc chúng ta
phải đối phó với “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Ở miền Bắc, gần 20 vạn
quân Tưởng vào giải giáp phát xít Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra; ở miền Nam, thực dân
Pháp được quân Anh giúp sức đã trắng trợn gây hấn ở Nam Bộ. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân ta nhất tề đứng dậy theo lời kêu gọi
Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với tinh thần “Cảm tử cho
Tổ quốc quyết sinh” cuộc chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã đã
làm tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch tạo điều kiện cho
cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài. Ngày 7-10-1947, Pháp huy động hơn
12.000 quân có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tấn công lớn lên Việt Bắc, hòng
tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Quân ta đã phản
công tiêu diệt địch, làm nên thắng lợi Chiến dịch Việt Bắc. Đây là thắng lợi quy mô
lớn đầu tiên của quân ta, phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực
dân Pháp.
Tháng 6-1950, ta mở Chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải
phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng
và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng từ 1949-1952, Quân
đội ta đã thành lập được nhiều đại đoàn chủ lực như: Đại đoàn 304, 308, 316, 325
và Đại đoàn công pháo 351.
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953-1954, với 5 đòn tiến công chiến lược, ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch,
giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng
cơ động của Na-va, buộc chúng phải căng ra đối phó ở khắp nơi; ta đã hoàn toàn
nắm quyền chủ động, kế hoạch Na-va bắt đầu bị phá sản. Trước thời cơ thuận lợi,
ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55
ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân
ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ; Chiến dịch Điện Biên phủ
toàn thắng.
Chiến thắng Điện Biên phủ cùng với thắng lợi trên các chiến trường khác đã
góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Na-va, đồng thời có ý nghĩa quyết định
kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nó trực tiếp dẫn đến
thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc Pháp phải công nhận độc
lập dân tộc, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; mở ra cho cách
mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn thực hiện cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc, tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở
miền Nam.
Sau năm 1954, miền Bắc hừng hực khí thế cách mạng bước vào thời kỳ xây
dựng xã hội chủ nghĩa, cải cách ruộng đất, phát triển sản xuất, khôi phục kinh tế, đã
tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, là chỗ dựa, hậu phương
lớn của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Ở miền Nam, Mỹ ra sức xây
dựng quân Ngụy, chỉ huy chính quyền Diệm đàn áp đẫm máu những người yêu
nước ở miền Nam, hô hào “Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải”; mở các chiến dịch lớn
đánh vào nhân dân, trả thù những người kháng chiến, thẳng tay thi hành cái gọi là
“quốc sách tố cộng, diệt cộng”, “Luật 10/59”…
Để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ
đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: dùng quân đội ngụy là công cụ tiến
hành chiến tranh, với tiền của, vũ khí và sự chỉ huy của Mỹ, càn quét, dồn dân, theo
chiến thuật “tát nước bắt cá”. Với kinh nghiệm đấu tranh, nhân dân miền Nam đã
sáng tạo ra hình thức tiến công “Hai chân (quân sự, chính trị), ba mũi (quân sự,
chính trị, binh vận), ba vùng (vùng núi, đồng bằng, thành thị)” đã làm thất bại hoàn
toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Sau những thất bại liên tiếp của ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam, nhằm
cứu vãn cho những gì đã mất, Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc bộ”. Ngày 5-8-1964,
Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân đánh ồ ạt
các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường
(Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh); các đơn vị hải quân, phòng không, dân quân
tự vệ đã hiệp đồng chặt chẽ, mưu trí, dũng cảm, chiến đấu ngoan cường, bắn rơi
nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Ngày 5-8 trở thành ngày truyền thống đánh
thắng trận đầu của Bộ đội Hải quân Việt Nam.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ chuyển sang thực hiện
chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động chủ yếu
để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta; quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng, bình định,
kìm kẹp nhân dân hòng đánh bại cách mạng miền Nam. Từ giữa 1965-1967, chúng
đưa vào miền Nam hơn 500.000 quân Mỹ và quân đội một số nước chư hầu, đồng
thời sử dụng không quân và hải quân mở chiến dịch “Sấm rền”, đánh phá ác liệt
nhằm “đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”, ngăn chi viện từ miền Bắc và quốc tế
vào miền Nam.
Quân dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, đánh trả không quân, hải quân
địch, giành nhiều thắng lợi. Trong 4 năm (1964-1968), quân và dân miền Bắc đã
bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn cháy 143
tàu chiến. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 (3-1965), lần thứ 12 (12-
1965) khóa III, Trung ương Đảng hạ quyết tâm động viên lực lượng cả nước kiên
quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc. Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử, Người
khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân
Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi
nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”, miền Bắc đã phát động nhiều phong trào thi đua ái quốc, tạo nên ý chí mới,
sức mạnh mới để toàn dân đánh giặc. Trên chiến trường miền Nam, lực lượng vũ
trang đã tổ chức các đợt tiến công, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của
Mỹ-Ngụy; mở đầu là chiến thắng Núi Thành, Quảng Nam (26-5-1965), tiếp đó là
các chiến công vang dội đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-
1966) đã đẩy Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị
phá sản.
Thực hiện chủ trương của Đảng, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Mậu Thân 1968, nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế
quốc Mỹ; cuộc Tổng tiên công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của ta như “Một đòn
sét đánh” đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm choáng vàng cả nước Mỹ và chấn
động dư luận thế giới. Thắng lợi của cuộc Tổng tiên công và nổi dậy Tết Mậu Thân
1968 đã làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ lung lay nghiêm trọng, buộc Mỹ
phải đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; ta có điều kiện mở ra mặt trận tiến công mới
về ngoại giao “vừa đánh, vừa đàm”.
Thất bại trên chiến trường miền Nam, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh”; “Dùng người Việt giết người Việt”, mở rộng chiến tranh ra toàn
Đông Dương. Quân và dân ta đã phối hợp với Lào, Campuchia, đánh địch trên khắp
chiến trường, đập tan quá trình tiến công, phản kích bằng các cuộc hành quân lớn
của địch.
Đầu năm 1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, làm
thay đổi so sánh lực lượng và thay đổi cục diện chiến tranh, dồn Mỹ và chính quyền
Thiệu vào thế yếu trầm trọng hơn. Với tinh thần dũng cảm, bằng cách đánh mưu trí,
linh hoạt, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai
bằng B52 của Mỹ, bắn rơi hơn 600 máy bay, trong đó có chiếc thứ 4.000 bị bắn rơi
trên miền Bắc, bắn chìm và bắn cháy gần 100 tàu chiến.
Thắng lợi to lớn của quân và dân trên hai miền Nam-Bắc, buộc Mỹ phải ký
kết “Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (27-01-
1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, chấm
dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam; quân
và dân ta đã thực hiện trọn vẹn lời chúc mừng năm mới của Bác Hồ “đánh cho Mỹ
cút” và tiến tới “đánh cho ngụy nhào”.
Hiệp định Pari được ký kết, nhưng với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ không
chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta; chúng
tiếp tục tăng cường viện trợ quân sự, điều khiển chính quyền Thiệu ra sức củng cố
ngụy quân, ngụy quyền, mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm
vùng giải phóng.
Nắm được âm mưu của địch, tại Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974 và đầu
năm 1975, Đảng ta đã đánh giá so sánh lực lượng và đề ra quyết tâm giải phóng
miền Nam. Để giành thắng lợi quyết định, chúng ta đã phải tập trung xây dựng các
đơn vị chủ lực Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232, đánh dấu bước phát triển mới của
Quân đội ta cả về quy mô tổ chức, trang bị, vũ khí, kỹ thuật, có đủ khả năng mở các
chiến dịch với quy mô lớn trên các hướng chiến lược, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
giải phóng miền Nam.
Với thế và lực mới, ta tiến công giải phóng Phước Long (6-01-1975). Ngày 4-
3-1975, ta mở Chiến dịch Tây nguyên, ngày 10-3-1975, giải phóng thị xã Buôn Ma
Thuột; Tiếp đó từ ngày 14-3 đến 3-4-1975 quân ta tiến công tiêu diệt nhiều vị trí
quan trọng giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.
Ngày 19-3-1975, ta giải phóng Quảng Trị, 25-3 giải phóng Huế, 29-3 giải phóng Đà
Nẵng, 01-4 giải phòng Bình Định, Phú yên; ngày 3-4 giải phóng Khánh Hòa nối
liền giải phóng từ Tây Nguyên, Trị Thiên và các tỉnh Trung bộ.
Trên cơ sở những thắng lợi có ý nghĩa quyết định, ngày 14-4-1975 Bộ Chính
trị ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn-Gia Định và hoàn
toàn miền Nam. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc
thắng”, các đơn vị chủ lực của quân đội ta đã thực hiện cuộc hành quân thần tốc,
tiến về giải phóng Sài Gòn. Bằng sức mạnh tiến công mạnh mẽ của 5 cánh quân chủ
lực, 17h00 ngày 26-4, các lực lượng của ta trên tất cả 5 hướng chiến dịch đều nổ
súng tiến công.
Ngày 29-4 ta tiến hành tổng tiến công trên toàn mặt trận, quân địch hoang
mang cao độ, tan rã, rút chạy đầu hàng từng bộ phận, tướng tá ngụy tranh nhau di
tản, chỉ huy rối loạn; quần chúng nhân dân ở từng hướng được sự hỗ trợ của lực
lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền, truy quét tàn quân địch.
Ngày 30-4, các binh đoàn đột kích thọc sâu kết hợp với lực lượng bên trong
nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu của địch ở nội thành; Binh đoàn
hỗn hợp Quân đoàn 2 chiếm “Dinh độc lập” lúc 10h45 phút, bắt toàn bộ ngụy quyền
Trung ương, buộc chúng tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h30 phút ngày 30-
4-1975, cờ giải phóng đã tung bay trước tòa nhà chính Dinh độc lập; chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử toàn thắng. Lời chúc mừng năm mới của Bác Hồ “đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào” đã trở thành hiện thực.
Sau 30 năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề, nhiệm vụ của Quân đội
được Trung ương Đảng nêu rõ: “ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta,… bảo vệ độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, vùng biên giới và hải đảo của nước Việt
Nam thống nhất”. Đồng thời “tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.
Trong giai đoạn mới của đất nước, Quân đội ta đã thể hiện rõ bản lĩnh chính
trị trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc
phòng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng:
bước đầu giữ quân số thích hợp; thi hành nghĩa vụ quân sự kết hợp với nghĩa vụ lao
động; triển khai quân đội làm hai nhiệm vụ chiến lược sẵn sàng chiến đấu và xây
dựng kinh tế; tăng cường bố trí phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu; nâng cao chất lượng
cán bộ, chiến sĩ; xây dựng nền nếp chỉ huy chặt chẽ để nâng cao trình độ sẵn sàng
chiến đấu; từng bước tự lực sản xuất một số loại vũ khí cần thiết, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó: bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ chủ nghĩa xã hội; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế; duy trì trật
tự kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị đất nước; ngăn ngừa, đẩy lùi
và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Trên mặt trận xây dựng kinh tế, cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, tích cực lao động sản xuất, tham gia xây dựng tuyến đường sắt thống nhất
Bắc-Nam; khai hoang xây dựng các vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, xây
dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, khai thác và chế biến hải sản, xây
dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng…, góp phần xây dựng kinh tế, tăng thêm
của cải cho xã hội.

Câu hỏi 3: Bản chất, truyền thống Cách Mạng vẻ vang của Quân đội ta được Bác
Hồ khái quát như thế nào? Câu nói đó được Bác Hồ nói ở đâu, thời gian nào? Yếu
tố quyết định bản chất cách mạng của Quân đội ta là gì?
Trả lời:
Truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam hay Đội Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ngay từ những ngày đầu thành lập đã được thể
hiện trong 10 lời thề danh dự của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân:
1. Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu
diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam
trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.
2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy, khi nhận được mệnh lệnh gì sẽ
tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác.
3. Bao giờ cũng kiên quyết chiến đấu, dù gian lao khổ sở cũng không phàn nàn, vào
sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận quyết chí xung phong, dù đầu rơi máu
chảy cũng không lùi bước.
4. Lúc nào cũng khẩn trương hoạt bát, hết sức học tập để tự rèn luyện thành một
quân nhân cách mạng, xứng đáng là một người chiến sỹ tiên phong giết giặc cứu
nước.
5. Tuyệt đối giữ bí mật cho bộ đội về nội dung tổ chức, về các cấp chỉ huy, tuyệt đối
giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc.
6. Khi ra trận nếu bị quân địch bắt được, thì dù cực hình tàn khốc thế nào cũng
cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp giải phóng của toàn dân, không
bao giờ cung khai phản bội.
7. Hết sức ái hộ bạn chiến đấu cũng như bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường
cũng như lúc ra trận.
8. Hết sức giữ gìn vũ khí, không bao giờ để vũ khí hư hỏng, hay rơi vào tay quân
thù.
9. Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: "không lấy của dân" – "không dọa
nạt dân"- "không quấy nhiễu dân" và ba điều nên: "kính trọng dân" – "giúp đỡ dân"
– "bảo vệ dân", để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí
giết giặc cứu nước.
10. Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình, giữ tư cách cá nhân mô phạm,
không làm điều gì hại đến thanh danh Giải phóng quân và Quốc thể của Việt Nam.
Là người trực tiếp tổ chức thành lập, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng quân đội trung thành tuyệt đối với
Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Ngày 22-12-1964, nhân dịp kỷ niệm quân đội ta
tròn 20 tuổi, tại Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và khen ngợi "Quân đội ta
trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đầy đủ, sinh động bản chất cách
mạng, chức năng nhiệm vụ, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trung thành tuyệt đối với Đảng, hiếu nghĩa với nhân dân là bổn phận của một quân
đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, do Đảng tổ chức xây
dựng và lãnh đạo. Người khẳng định: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ,
được sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân, quân đội ta hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng
và Chính phủ trao cho, đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối trung thành với
Đảng, với nhân dân, chiến đấu anh dũng, công tác và lao động tích cực, tiết kiệm,
cần cù, khiêm tốn giản dị, đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ với nhân dân, luôn
luôn sẵn sàng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ".
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ có lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với
nhân dân, mà dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta còn làm tròn chức năng đội
quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, Người nói: "Quân đội ta là
quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng. Mới ra đời với gậy tầm vông, súng
kíp đã cùng toàn dân đánh Pháp, đánh Nhật, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành
công". Hay trong những ngày ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ,
Bác lại khen ngợi: "Quân đội ta anh dũng trong kháng chiến, mà cũng anh dũng
trong hòa bình; đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, đập tan mọi hành động khiêu
khích, phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai; đã giáng trả lại đế quốc Mỹ những đòn
đích đáng như ngày 5 tháng 8 năm 1964".
Bác còn chỉ rõ là quân đội cách mạng phải biết vượt qua khó khăn thử thách, nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Người nói: "Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng có truyền thống anh
dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần cù, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng
không sợ, nhất định làm cho kỳ được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt,
phải luôn được giữ vững và phát triển"...
Thực tiễn đã chứng minh trải qua 68 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành,
dưới sự lãnh đạo Đảng và Bác, sự nuôi dưỡng của nhân dân, lời khen của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trở thành lời thề danh dự đối với quân đội trong đấu tranh cách
mạng, cũng như trong xây dựng hòa bình hiện nay. Điều đó được thể hiện trong bất
luận hoàn cảnh nào, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng luôn luôn một lòng trung
thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn giương cao ngọn cờ bách
chiến, bách thắng, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp,
của dân tộc. Mục tiêu cách mạng của Đảng, chính là mục tiêu chiến đấu của quân
đội; bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chính là bản chất chính trị của quân đội.
Quân đội ta đã cùng với toàn dân hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, vươn lên chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện tốt chức
năng đội quân chiến đấu, bảo vệ thành quả cách mạng, viết tiếp những trang sử hào
hùng của dân tộc, xây đắp nên truyền thống vẻ vang của quân đội anh hùng sinh ra
từ một dân tộc anh hùng.
Sự quan tâm của Bác đối với lực lượng vũ trang nhân dân thể hiện bằng
những việc làm cụ thể, bình dị nhưng chứa chan tình cảm của Bác kính yêu. Và
cũng vinh dự và tự hào thay, lực lượng chính quy, tinh nhuệ này đã được gọi với cái
tên hết sức thân mật - Bộ đội Cụ Hồ.
Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta:
- Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện, mang bản chất cách mạng của giai cấp
công nhân, có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và tinh thần quốc tế cao cả.
- Mọi hoạt động của quân đội ta đều phục vụ mục tiêu lý tưởng của Đảng vì
độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Do vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt đối
với Quân đội Nhân dân Việt Nam là yếu tố quyết định bản chất cách mạng của
Quân đội ta.
Câu hỏi 4: Ngày hội Quốc phòng toàn dân được Đảng ta quyết định vào ngày,
tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Trả lời:
Ngày 17 tháng 10 năm 1989 theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban bí
thư TW Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày thành lập Quân đội nhân dân là ngày
22 tháng 12, đồng thời là Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989).
Ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân:
Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về xây
dựng nền quốc phòng toàn dân. Nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội của nhân dân ta; tang cường giáo dục trong toàn dân, nhất là thế hệ trẻ đối
với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền
quốc gia.
Nền quốc phòng nước ta là nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự
chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại, là nền quốc phòng của dân, do dân và vì
dân. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nội dung cơ bản của chiến lược cơ bản
của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây
dựng tiềm lực chính trị tinh thần, phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư
tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 5: Hãy trình bày cảm tưởng, kỷ niệm của bản thân, của gia đình, quê
hương mình về “Bộ đội cụ Hồ”, về mối quan hệ đoàn kết quân dân, về chủ quyền
biển đảo quốc gia và trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN hiện nay?
Trả lời:
Lịch sử nhân loại hiếm thấy một đất nước, dân tộc nào mà người lính được
toàn dân tin yêu, mến phục- biểu tượng của nhân cách cao đẹp như “Bộ đội Cụ Hồ”
ở Việt Nam!
Cách đây gần bảy mươi năm, ngày 22-12-1944, trước yêu cầu của cách mạng
Việt Nam, thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam được thành lập. Ra đời và lớn lên trong phong trào cách mạng, dưới sự lãnh
đạo, giáo dục của Đảng và Bác Hồ, sự đùm bọc nuôi dưỡng của nhân dân, quân đội
ta không ngừng phát triển lớn mạnh, cùng dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác, làm nên những mốc son chói lọi ở thế kỷ XX. Lật lại những trang sử
oanh liệt và hào hùng của dân tộc, hình tượng người lính với nhiều tên gọi khác
nhau: anh vệ quốc quân, anh bộ đội, anh giải phóng quân… nhưng tựu trung đều là
người lính từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân quên mình, vì
nhân dân sẵn sàng hy sinh… Tất cả hội tụ, kết tinh thành danh hiệu cao quý “Bộ đội
cụ Hồ”. Danh hiệu ấy vừa hết sức giản dị, vừa gần gũi thân thương, trở thành biểu
tượng cao đẹp trong lòng nhân dân Việt Nam về một mẫu người, một nhân cách văn
hóa Việt Nam.
Ra đời chưa được bao lâu, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã
cùng dân tộc Việt Nam làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời
lở đất”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam châu Á. Chính quyền về tay nhân dân. Nhân dân Việt Nam làm
chủ vận mệnh dân tộc mình chưa được bao lâu, được sự hà hơi tiếp sức của quân
Anh, thực dân Pháp nhanh chóng quay lại xâm lược nước ta lần 2 vào ngày 23-9-
1945. Trước vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, theo tiếng gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu - mệnh lệnh của non sông đất nước, lớp lớp thanh niên
Việt Nam nối tiếp ra trận với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Hình ảnh ấy hiện lên thật đẹp, thật hào hùng hiên ngang bất khuất - trở thành hình
mẫu cùng cả dân tộc hành quân ra mặt trận!
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lớp lớp thanh niên ra
trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Cuộc đời người lính được người lính - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê
Mã Lương khẳng định “chỉ đẹp trên trận tuyến đánh quân thù”. Trên mặt trận chiến
đấu gian khổ, hy sinh giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, trong sâu thẳm
tâm hồn người lính vẫn tràn đầy vẻ lãng mạn và hào hoa, vẫn ngời sáng tinh thần
lạc quan, vẫn cháy bỏng khát vọng hạnh phúc và những giấc mơ đẹp. Hình ảnh ấy
hiện lên đậm nét về “cái chí, cái tình” trong khói lửa chiến tranh. Cái chí trong ánh
mắt người quyết tử“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”, cái tình bâng khuâng trong
giấc mơ lãng mạn: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Hình ảnh Hà Nội và “dáng
kiều thơm” là hình ảnh đẹp về người yêu và quê hương xứ sở đã trở thành nguồn
động viên, sức mạnh cỗ vũ lớn đối với các chiến sĩ trên trận tuyến đánh quân thù,
giúp người lính vượt lên hoàn cảnh để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm
lược. Cuộc sống của người lính trên chiến trường đâu phải chỉ toàn là khói bom và
thuốc súng mà còn có những phút giây, những kỷ niệm thật êm đềm, thơ
mộng“Những đêm dài hành quân nung nấu. Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”.
Đó chính là chất keo gắn kết giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, hòa quyện
tạo thành sức mạnh, giúp cảm tử quân Ngô Mây chấp nhận hi sinh thân mình ôm
quả bom tiêu diệt bọn địch. Trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông đầy ác liệt, anh
hùng La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. Đặc biệt, trên
chiến trường Điện Biên Phủ, làm sao quên được hình ảnh anh Bế Văn Đàn chôn
thân làm giá súng để đồng đội tiến lên tiêu diệt quân thù. Anh hùng Phan Đình Giót
lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo... Những
bàn chân xẻ núi, lăn bom với một tinh thần và niềm tin nhất định mở đường cho xe
ta lên chiến trường tiếp viện. Hình ảnh các anh đã đi vào lịch sử, đi vào thơ ca, đi
vào những trang sử của dân tộc với tư thế của những người anh hùng tuyệt đẹp và
trở thành những tượng đài nghệ thuật kì vĩ về người lính cầm súng giữ nước. Máu
xương của các anh đã cùng dân tộc trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi
ngủ hầm mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng, chí không mòn đã
làm nên chiến thắng: “Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử
vàng”. Một Điện Biên “Lừng lẫy năm Châu chấn động địa cầu”, buộc Pháp phải ký
vào Hiệp định Giơ-ne-vơ, tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ Việt Nam.
Hiệp định Giơ-ne-vơ ký chưa ráo mực, đế quốc Mỹ trắng trợn nhảy vào miền
Nam Việt Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm hòng chia cắt lâu dài
đất nước ta. Dân tộc ta một lần nữa phải đương đầu với tên đế quốc Mỹ to lớn nhất,
hùng mạnh nhất thời đại. Vì sự tồn vong của dân tộc, tiếp tục nhiệm vụ của người
lính chống Pháp năm xưa, anh Giải phóng quân trong thời đại chống Mỹ, cứu nước
gửi lại quê hương, miền Bắc xã hội chủ nghĩa những gì tốt đẹp nhất, lên đường “Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Họ lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc, tiếng gọi của Bác Hồ kính yêu: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Từ
những tháng năm khói lửa của cuộc chiến tranh, hình ảnh người lính anh dũng đứng
đầu trận tuyến đánh quân thù - hình ảnh Anh bộ đội Cụ Hồ viết tiếp thiên hùng cả
bất tử của đất nước thời “Hoa - Lửa” chống Mỹ, cứu nước. Họ chiến đấu hy sinh
không chỉ vì nhiệm vụ thiêng liêng cao cả hàng đầu của dân tộc - giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước mà còn vì tinh thần quốc tế vô sản cao cả.
Những năm tháng ác liệt ấy, niềm lạc quan chiến thắng của người cầm súng
trên chiến trường một lần nữa được tỏa sáng và cùng cả dân tộc làm nên những kỳ
tích lớn lao của dân tộc ta ở thế kỷ XX. Trước sự sống và cái chết, niềm lạc quan
yêu đời đã giúp người lính sống thanh thản, tự tin và ấm áp tình người trên những
chặng đường hành quân gian khổ, trong những điểm chốt nóng bỏng và ở những
trận chiến quyết liệt, người lính vẫn nói về quê hương, tình yêu và tương lai xán lạn
của đất nước. Họ ngắm một đoá hoa ngàn, chiêm ngưỡng một ánh trăng huyền ảo
giữa đại ngàn Trường Sơn, họ suy nghĩ về một ngọn lửa đã thắp lên từ bao giờ đang
soi sáng đường chúng ta đi. Những mối tình được khởi sắc từ giữa hai đầu chiến
dịch, hoà quyện với tiếng sáo, tiếng hát, tạo nên chất men say, lạc quan và niềm tin
tất thắng của dân tộc ở tương lai. Tinh thần lạc quan là một trong những hành trang
qúy giá để người lính đủ sức vượt qua những khó khăn, quyết tâm “Đánh cho Mỹ
cút, đánh cho Ngụy nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh các
anh trên các chiến trường, trong hầm sâu địa đạo,“tiếng hát át tiếng bom” là niềm
lạc quan và ý chí chiến đấu, trong tư thế hiên ngang, bất khuất. Các anh được sinh
ra và lớn lên từ vành nôi của Cách mạng Tháng Tám, được nuôi lớn và tiếp sức
ngọn lửa anh hùng của cha anh trong kháng chiến chống Pháp chín năm, được lớn
lên trong thời đại “Ra ngõ gặp anh hùng”, là lớp người được ví như chàng “Thạch
Sanh của thế kỷ hai mươi” - quyết tâm đem tất cả bầu nhiệt huyết của lòng yêu
nước và chí căm thù trút lên đầu súng, quyết tâm làm cho kẻ thù và cả thế giới thấy
được sức mạnh "rũ bùn đứng dậy sáng loà" của một dân tộc anh hùng thời đại Hồ
Chí Minh.
Thật đẹp biết bao khi người lính được khắc họa: “Rất đẹp hình anh dưới bóng
chiều/ Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo/ Núi không đè nổi vai vươn tới/ Lá ngụy
trang reo với gió đèo”. Hình ảnh anh giải phóng quân ngã xuống trên đường băng
Tân Sơn Nhất, đứng lên và hy sinh trong tư thế đứng bắn giữa mùa xuân Tổng tiến
công và nổi dậy năm 1968 - Lê Anh Xuân đã dựng lên được một tượng đài bất tử về
người lính mang tầm vóc thời đại:Sống anh hùng mà chết cũng vinh quang. Sức
mạnh của nghìn năm lịch sử đã dồn lại trong anh và mãi mãi để lại một “dáng đứng
Việt Nam tạc vào thế kỉ”. Sự hy sinh của các anh đã để lại niềm tiếc thương vô hạn
cùng sự trân trọng, yêu thương, ngưỡng mộ của đồng đội, của nhân dân, của Tổ
quốc và cả những con người yêu chuộng hòa bình trên thế giới về hình ảnh cao đẹp
của anh Giải phóng quân Việt Nam anh hùng. Ý chí, lòng dũng cảm, sức mạnh quật
cường của các anh đã cùng cả dân tộc Việt Nam chung sức đồng lòng, ra quân trong
mùa xuân lịch sử với khí thế đi nhanh đến đánh nhanh thắng “thần tốc, thần tốc hơn
nữa, táo bạo, táo tạo hơn nữa, xốc tới Sài Gòn, giải phóng miền Nam”, thống nhất
đất nước. Ngày 30-4-1975, với sự kiên cường dũng cảm, những người lính trên
chiếc xe tăng mang số hiệu 309 húc tung cánh cổng Dinh Độc lập và hình ảnh anh
Giải phóng quân với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên nóc Dinh Độc lập là hồi
còi báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân kiểu mới mà đế quốc Mỹ đã
dày công thiết lập ở miền Nam Việt Nam. Non sông từ đây thu về một mối, Nam
Bắc sum họp một nhà, cả nước đi lên xây dựng CNXH.
Giờ đây, nhìn lại một thời “Máu và Hoa” của dân tộc, chúng ta có thể tự hào
về sự đóng góp lớn lao của anh bộ đội Cụ Hồ “Lớp cha trước, lớp con sau. Đã thành
đồng chí chung câu quân hành” - hình ảnh, nhân vật trung tâm của một thời khói lửa
và công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Các anh đã cùng dân tộc Việt Nam đi qua những năm gian khổ, đã vượt qua một
chặng đường đầy mưa bom, bão đạn, sống những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc
và dáng hình anh mãi mãi trường tồn cùng đất nước, hiện hữu trong mỗi trái tim
người Việt Nam và thế giới. Anh là hôm nay, Anh là mãi mãi. Anh là chân lý, là
con người Việt Nam nhuần nhị, ngọt ngào; sức mạnh của anh đã làm cho đất nước
Việt Nam “nở hoa độc lập, kết quả tự do”đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phục
cho thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau.
Tổ quốc Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất và đi lên xây dựng CNXH trong
điều kiện mới, người lính hôm nay vẫn tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ở mỗi cương vị, trên mọi nẻo đường của Tổ quốc,
người lính nói riêng và cả dân tộc ta nói chung luôn nêu cao cảnh giác, “không một
phút lơi lỏng” nhận dạng bản chất hành động tinh vi, xảo trá của các thế lực thù
địch âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta với
luận điệu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, dùng chiêu bài phi chính trị trong
quân đội, dùng những viên kẹo “bọc đường” để đầu độc thanh niên nói chung và
thanh niên quân đội nói riêng, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với quân đội và dân tộc Việt Nam. Trước tình đó, Đảng ta
luôn cảnh giác, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó xác định quân đội và công an nhân dân là lực
lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế và hội nhập sâu vào thế
giới. Trên mọi nẻo đường của Tổ quốc, hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” là niềm tự
hào của dân tộc, là hình tượng cao đẹp, là nguồn cội sức mạnh Việt Nam - mẫu hình
để giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị nhân văn, tinh thần đoàn kết cộng đồng
dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” sẽ trường tồn
cùng với sự phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam.
Những yêu cầu mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đòi hỏi
thế hệ trẻ phải nhận thức được rằng Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ
chiến lược của Cách Mạng nước ta, chúng ta phải tin tưởng tuyệt đối vào đường lối,
chủ trương lãnh đạo của Đảng, phát huy tinh thần trách nhiệm không ngừng học tập
nâng cao nhận thức về mọi mặt. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động nhân dân hiểu,
tin tưởng và chấp hành tốt những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, luôn
nêu cao tinh thần cảnh giác đấu tranh chống lại và làm thất bại mọi âm mưu “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Là một quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, khoác trên mình màu
xanh áo lính bản thân càng thấy tự hào về truyền thống vẻ vang đã được bao thế hệ
cha anh xây dựng, chúng ta là những thế hệ đi sau, mang trọng trách là những người
viết tiếp truyền thống làm rạng danh non sông đất nước điều đó càng thôi thúc ý chí
phấn đấu vươn lên luôn làm tròn chức trách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, góp phần
xây dựng đơn vị vững mạnh, Quân đội ngày càng hùng mạnh sẵn sàng hoàn thành
mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Xứng danh là anh “Bộ đội cụ
Hồ”.
Trên cương vị là người cán bộ chính trị, để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc đặc biệt trong tình hình hiện nay thì cẩn phải thực hiện tốt một số nội dung
sau:
Một là, chủ động nghiên cứu và nắm chắc tình hình, nhất là các vấn đề liên
quan đến quốc phòng-an ninh; trên cơ sở đó, tham mưu cho cấp ủy chi bộ, có những
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo duy trì đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ SSCĐ
- QLVT; kịp thời xử lý thắng lợi các tình huống phức tạp, không để bị động, bất
ngờ lỡ thời cơ; bảo đảm giữ vững vùng trời được giao; bảo đảm sự ổn định chính
trị-xã hội trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các đoàn thể và cấp ủy, chính
quyền địa phương thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng
vững chắc.
Ba là, tham mưu cho cấp ủy và người chỉ huy có các biện pháp lãnh đạo kịp
thời để nâng cao cảnh giác, thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ và
quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển và mục tiêu được giao
Bốn là, tích cực giáo dục quan triệt đến quân nhân trong đơn vị trong chủ
động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá bằng chiến lược
'diễn biến hòa bình' của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
Ðặc biệt, Quân đội nhân dân đã là đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực chính trị-tư
tưởng, tích cực, chủ động, phản bác các quan điểm sai trái trong đơn vị làm vô hiệu
hóa âm mưu “tự diễn biến”, “phi chính trị hóa” quân đội, hòng gây mất ổn định nội
bộ, chia rẽ nội bộ và nhân dân. Đẩy mạnh công tác dân vận với nhiều hình thức hiệu
quả: tích cực tuyên truyền trong nhân dân đường lối, chủ trương của Ðảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sở chính trị; giúp dân xóa đói,
giảm nghèo, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, phòng, chống và khắc phục hậu
quả thiên tai, góp phần xây dựng 'thế trận lòng dân' vững chắc.

You might also like