Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

QUAN HỆ GIỮA TIỀN LƯƠNG VỚI THẤT NGHIỆP

Lí thuyết
- Khái niệm thất nghiệp: Thất nghiệp là trạng thái người lao động muốn có việc làm nhưng
không tìm được việc làm.
- Quan hệ cung - cầu lao động có mối liên hệ với giá cả sức lao động chính là tiền lương.
+) Khi tiền lương thấp, nhiều người lao động không muốn bán sức lao động ngược lại
người sử dụng lao động lại muốn mua nhiều sức lao động hơn làm cho cầu lao động tăng.
+) Khi tiền lương cao thì nhiều người lao động muốn bán sức lao động nhưng người
sử dụng lao động chỉ mua được một lượng sức lao động nhất định, nên có một số người
lao động không kiếm được việc làm, những người không kiếm được việc làm được gọi là
lao động thất nghiệp.
- Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do mức lương tối thiểu được quy định cao
hơn mức lương do quy luật cung cầu trên thị trường quyết định.
- Mức lương tối thiểu cao hơn là do các quy định về tiền lương tối thiểu của Chính phủ,
hoặc do công đoàn và thương lượng tập thể đưa ra mức lương tối thiểu cao hơn so với thị
trường
- Trong nền kinh tế thị trường thì thất nghiệp là một yếu tố yếu. Cách tốt nhất là một mặt,
Chính phủ tăng chi tiêu vào xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, mặt khác có chính sách
khuyến khích tăng đầu tư trong nước nhất là khu vực tư nhân, phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài, tận dụng vốn
bên ngoài phát triển sản xuất, để tăng nha cầu về lao động.
Nghiên cứu về vấn đề này, William Phillips (1914 -1975), nhà kinh tế học người New
Zealand, đã chỉ ra rằng có sự đánh đổi của thất nghiệp lên tiền lương và ngược lại có sự đánh
đổi của tiền lương đến thất nghiệp.
Về đánh đổi của tiền lương lên thất nghiệp được giải thích như sau, khi nền kinh tế phát triển
mạnh, doanh nghiệp phát triển, họ sẵn sàng trả lương hậu hĩnh cho việc thuế lao động, điều
này làm tỷ lệ thất nghiệp nhanh chóng giảm xuống, ngược lại khi doanh nghiệp kinh doanh
không tốt, lương của người lao động không tăng hoặc tăng rất chậm, nhu cầu thuê lao động
giảm thì tỷ lệ thất nghiệp trở lên tăng cao. Các giả thiết trên của Phillips chỉ đúng trong nền
kinh tế ngắn hạn.

Thời gian áp dụng Mức lương tối thiểu vùng Cơ sở pháp lý

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV

1/1/2019 đến Nghị định


4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000
31/12/2019 157/2018/NĐ-CP

1/1/2020 đến Nghị định


4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000
31/12/2020 90/2019/NĐ-CP
1/1/2021 đến Nghị định
4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000
31/12/2021 90/2019/NĐ-CP

1/1/2022 đến Nghị định


4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000
30/6/2022 90/2019/NĐ-CP

Từ 1/7/2022 đến Nghị định


4.680.000 4.160.000 3.640.000 3.250.000
30/6/2023 38/2022/NĐ-CP

 Tóm tắt nội dung đến năm 2023 về lạm phát


Lạm phát đã gây ra không ít khó khăn cho người lao động
Tăng trưởng tiền lương ở các nền kinh tế lớn đã dần bình ổn hoặc đang giảm từ mức cao. Đối
với các ngân hàng trung ương, đây là một tin tốt: Không có dấu hiệu nào cho thấy vòng xoáy
tiền lương đẩy giá cả tăng trở lại. Điều này có thể giúp hạ nhiệt lạm phát mà tỉ lệ thất nghiệp
lại không gia tăng đáng kể.
Tuy nhiên, đối với người lao động, đây là dấu hiệu kém tích cực. Theo dự báo của Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO), mức lương của người lao động năm ngoái tăng nhanh hơn so với
hai năm trước, nhưng lại không theo kịp được giá cả ở các nền kinh tế lớn. Theo báo cáo, sức
mua của người lao động - mức lương trung bình đã điều chỉnh theo lạm phát vào năm 2022
đã thấp hơn so với năm 2019 – thời điểm trước đại dịch. Vì vậy, bất chấp nhu cầu mạnh mẽ
đối với người lao động và tỉ lệ thất nghiệp thấp, tỉ trọng lao động trong sản lượng kinh tế đã
giảm ở nhiều nền kinh tế lớn.

Báo cáo về Tiền lương Toàn cầu 2022-2023 chỉ ra rằng tác động của lạm phát và dịch Covid-
19 đối với tiền lương và sức mua, ước tính rằng tiền lương hằng tháng trên toàn cầu theo giá trị
thực đã giảm xuống mức âm 0,9% trong nửa đầu năm 2022 - lần đầu tiên trong thế kỷ này bị
giảm xuống mức âm. Cuộc khủng hoảng đang làm giảm sức mua của tầng lớp trung lưu và đặc
biệt ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt xuất phát từ việc người lao động và gia đình họ bị mất
lương đáng kể trong cuộc khủng hoảng Covid-19, cuộc khủng hoảng ở nhiều quốc gia có tác
động lớn nhất đến các nhóm thu nhập thấp. Lạm phát gia tăng có tác động lớn hơn đến chi phí
sinh hoạt đối với những người phải dành phần lớn thu nhập khả dụng của mình cho các hàng hóa
và dịch vụ thiết yếu, những mặt hàng này thường bị tăng giá nhiều hơn so với các mặt hàng
không thiết yếu.
Báo cáo cho biết lạm phát cũng ảnh hưởng đến sức mua của mức lương tối thiểu. Các ước tính
cho thấy rằng bất chấp những điều chỉnh danh nghĩa đang diễn ra, lạm phát giá tăng nhanh đang
nhanh chóng làm xói mòn giá trị thực của tiền lương tối thiểu ở nhiều quốc gia có sẵn dữ liệu.

Tổng Giám đốc ILO, ông Gilbert F. Houngbo, cho biết: "Nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu mà
chúng ta đang phải đối mặt đã dẫn đến sự sụt giảm tiền lương thực tế. Nó đã đặt hàng chục triệu
người lao động vào tình thế khó khăn khi họ phải đối mặt với những bất ổn ngày càng tăng. Bất
bình đẳng thu nhập và nghèo đói sẽ tăng lên nếu sức mua của những người được trả lương thấp
nhất không được duy trì. Ngoài ra, quá trình phục hồi rất cần thiết sau đại dịch có thể gặp rủi ro.
Điều này có thể thúc đẩy thêm tình trạng bất ổn xã hội trên khắp thế giới và làm suy yếu mục
tiêu đạt được sự thịnh vượng và hòa bình cho tất cả mọi người".

Phân tích cho thấy nhu cầu cấp thiết là áp dụng các biện pháp chính sách được thiết kế tốt để
giúp duy trì sức mua và mức sống của những người làm công ăn lương và gia đình họ. Việc điều
chỉnh phù hợp mức lương tối thiểu có thể là một công cụ hiệu quả, với điều kiện là 90% các quốc
gia thành viên của ILO đã áp dụng hệ thống lương tối thiểu. Đối thoại xã hội ba bên mạnh mẽ và
thương lượng tập thể cũng có thể giúp đạt được sự điều chỉnh tiền lương phù hợp trong thời kỳ
khủng hoảng.

You might also like