Chương 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Hãy trình bày mục đích, ý nghĩa của việc phân loại chi phí

2. Cho ví dụ minh họa về việc sử dụng thông tin chi phí cho việc lập kế hoạch, kiểm
soát, và ra quyết định của Công ty bia Sài gòn.

3. Vai trò của chi phíảnh hưởng như thế nào đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của
đơn vị

4. Phân biệt giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.

5. Chi phí cố định đơn vị thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động (ví dụ: sản lượng
sản phẩm) tăng? Cho một ví dụ minh hoạ.

6. Chi phí biến đổi đơn vị thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động tăng?

7. Nhà quản trị cần kiểm soát chi phí như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế?

8. Phân biệt giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Liệt kê 2 loại chi phí trực tiếp
và 5 loại chi phí gián tiếp phát sinh trong phân xưởng may của Công ty Việt Tiến.

9. Cơ sở để xác định một chi phí là trực tiếp hay gián tiếp? Có chi phí nào có thể vừa
là chi phí trực tiếp vừa là chi phí gián tiếp trong các trường hợp khác nhau hay
không?
10. Hãy liệt kê 3 loại chi phí có khả năng kiểm soát được và 3 loại chi phí không có
khả năng kiểm soát được liên quan đến Hãng hàng không Việt Nam.

11. Phân biệt giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Hãy liệt kê các chi phí sản phẩm
và chi phí thời kỳ trong một doanh nghiệp sản xuất.

12. Chi phí chìm ảnh hưởng như thế nào đến quyết định kinh doanh của nhà quản lý

13. Trình bày sự khác biệt chỉ tiêu “giá vốn hàng bán” trong doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp thương mại.

14. Hãy phân biệt chi phí thực tế phát sinh với chi phí cơ hội.
15. Hãy định nghĩa và cho ví dụ minh họa về chi phí chìm.

16. Sự khác biệt về kết cấu mẫu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo
báo báo truyền thống và báo cáo theo KTQT?

17. Nhà quản trị cần tập trung và quan tâm đến “chi phí kiểm soát được” hay “chi phí
không kiểm soát được”? Vì sao?

18. Trong các chi phí được liệt kê ở câu 15, chi phí nào là chi phí không kiểm soát được
bởi người quản lý nhà hàng và chi phí nào là chi phí kiểm soát được?

19. Trình bày tổng quát các tiêu thức phân loại chi phí. Ý nghĩa của từng tiêu thức phân
loại chi phí. Trong mỗi tiêu thức phân loại, bao gồm những loại chi phí gì?

20. Lấy ví dụ về các loại chi phí sau trong doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương
mại, ngân hàng thương mại:

- Chi phí chênh lệch

- Chi phí cơ hội

- Chi phí chìm

- Chi phí khả biến

- Chi phí hỗn hợp

2. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI

1. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định.

2. Việc phân loại chi phí chỉ là sự ước tính không cóý nghĩa trong quản lý kinh tế.

3. Dưới góc độ kế toán quản trị, chi phí là giá thành của sản phẩm, trị giá vốn hàng hóa
và dịch vụ sử dụng trong quá trình tạo ra doanh thu.

4. Một khoản mục chi phí có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau.
5. Tất cả các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp đều là chi phí hỗn hợp.

6. Nhà quản trị có thể kiểm soát chi phí được phân loại dưới góc độ kế toán tài chính
nhưng quá trình quản trị đòi hỏi sự ứng xử linh hoạt nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.

7. Các doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuậncủa doanh nghiệp.

8. Một hệ thống kế toán chi phí thường xác định chi phí theo hai giai đoạn cơ bản là
tập hợp chi phí và phân phối chi phí.

9. Nhà quản trị không thể kiểm soát được chi phí trong kỳ bởi chi phí luôn thay đổi
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

10. Việc kiểm soát chi phí không thuộc thẩm quyền của nhà quản trị mà thuộc bộ phận
kế toán tài chính

11. Kế toán tài chính có trách nhiệm liên quan đến sự biến động chi phí trong kỳ.

12. Chi phí cơ hội được định nghĩa là lợi ích tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương
án này thay vì chọn phương án khác.

13. Chi phí chìm là những khoản chi phí luôn phát sinh trong doanh nghiệp.

14. Chi phí khả biến là loại chi phí mà tổng số chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt
động của doanh nghiệp thay đổi.

15. Doanh nghiệp luôn bị mất chi phí cơ hội trong quá trình hoạt động kinh doanh

16. Doanh nghiệp không tuyển được một chuyên gia giỏi tức là doanh nghiệp mất đi
chi phí cơ hội.

17. Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến.

18. Chi phí hỗn hợp là tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ cùa doanh nghiệp.

19. Chi phí gián tiếp là chi phí chi chung liên quan đến nhiều đối tượng.

20. Chi phí bất biến là loại chi phí không bao giờ thay đổi trong quá trình hoạtđộng của
doanh nghiệp.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Các doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí vì:

a. Luôn phát sinh trong doanh nghiệp

b. Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuậncủa doanh nghiệp

c. Ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhà quản lý

d. Phải quyết toán cuối năm với cơ quan nhà nước

2. Một hệ thống kế toán chi phí thường xác định chi phí theo hai giai đoạn cơ bản là:

a. Tập hợp chi phí và phân phối chi phí.

b. Ghi nhận chi phí và phân phối chi phí.

c. Ghi nhận chi phí và phân phối chi phí.

d. Tập hợp chi phí và ghi nhận chi phí.

3. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, doanh nghiệp thành hai loại là:

a. Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí ngoài sản xuất, kinh doanh.

b. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

c. Chi phí ngoài sản xuất và chi phí trong sản xuất.

d. Chi phí cốđịnh và chi phí biến đổi.

4. Chi phí ngoài sản xuất, kinh doanh là loại chi phí phát sinh:
a. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh
b. Trong và ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh
c. Cảquá trình sản xuất, kinh doanh
d. Ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh
5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài
chính là:
a. Chi phí thời điểm và chi phí thời kỳ.
b. Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
c. Chi phí thời kỳ.
d. Chi phí thời điễm.
6. Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan đến

a. Một sốđối tượng chịu chi phí liên quan

b. Nhiều đối tượng chịu chi phí

c. Một đối tượng chịu chi phí cụ thể

d. Tất cả các đối tượng chịu chi phí

7. Thông tin về chi phí thích hợp với việc ra quyết định là thông tin:

a. Liên quan đến hoạt động trong tương lai.

b. Có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.

c. Liên quan đến hoạt động trong tương lai, không cần có sự khác biệt.

d. a và b

8. Chi phí cơ hội là lợi ích tiềm tàng bị mất đi khi:


a. Chọn các phương án kinh doanh
b. Chọn nhiều phương án khác nhau
c. Chọn một phương án này thay vì chọn phương án khác.
d. Chọn một phương án.
9. Chi phí chìm là những khoản chi phí:

a. Không thay đổi cho dù khoản chi phí đó đã, đang và sẽ được sử dụng như thế nào,
hoặc không được sử dụng.

b. Không thay đổi cho dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động.

c. Thay đổi thay đổi phần tài sản cho dùkhông được sử dụng.

d. Có thể thay đổi hoặc không liên quan đến phần tài sản.

10. Chi phí bất biến là loại chi phí mà:


a. Tổng chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi.

b. Tổng chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi.

c. Tổng chi phí không bao giờảnh hưởng đến mức độ hoạt động của doanh nghiệp

d. Tổng chi phí thay đổi nhưng tùy thuộc mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

11. Xét theo mối quan hệ giữa chi phí khả biến và mức độ hoạt động, chi phí khả biến có
thể phân thành các loại:

a. Chi phí khả biến tuyến tính vàchi phí khả biến cấp bậc .

b. Chi phí khả biến tuyến tính và chi phí khả biến phi tuyến.

c. Chi phí khả biến cấp bậc và chi phí khả biến phi tuyến.

d. Chi phí khả biến tuyến tính, chi phí khả biến cấp bậc và chi phí khả biến phi
tuyến.

12. Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến:

a.Nhiều đối tượng chịu chi phí

b.Chỉ một đối tượng chịu chi phí

c.Tất cả đối tượng chịu chi phí

d.Một số đối tượng chịu chi phí

13. Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm:

a.Chi phí bất biến và chi phí khả biến

b.Chi phítrực tiếp và chi phígián tiếp

c.Chi phíchìm và chi phícơ hội

d.Tất cả các khoản chi phíliên quan

14. Để phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố bất biến, khả biến, có thể sử dụng

a. Phương pháp cực đại, cực tiểu và Phương pháp bình phương bé nhất.

b. Phương pháp cực đại, cực tiểu và Phương pháp đồ thị phân tán.
c. Phương pháp đồ thị phân tán và Phương pháp bình phương bé nhất.

d. Phương pháp cực đại, cực tiểu; Phương pháp đồ thị phân tán và Phương pháp
bình phương bé nhất.

15. Báo cáo thu nhập được lập theo nguyên tắc của kế toán tài chính để cung cấp cho:

a. Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

b. Đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

c. Đối tượng bên trong doanh nghiệp.

d. Tất cả các đối tượng.

16. Nhà quản trị có thể kiểm soátđược những loại chi phí:

a. Chi phí kiểm soát được

b. Chi phí không kiểm soát được

c. Tùy đặc điểm và qui mô doanh nghiệp

d. Tất cả các loại chi phí

17. Số dư đảm phí được xác định bằng

a. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí

b. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí bất biến

c. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí khả biến

d. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí về giá vốn hàng bán

18. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính trong việc xử lý thông tin:

a. Kế toán quản trị phải cung cấp thông tin cho kế toán tài chính

b. Kế toán tài chính phải cung cấp thông tin cho kế toán quản trị

c. Kế toán tài chính và kế toán quản trị độc lập hoàn toàn về thông tin

d. Tùy qui định của mỗi doanh nghiệp

19. Báo cáo số dưđảm phí để cung cấp cho:


a. Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

b. Đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

c. Đối tượng bên trong doanh nghiệp.

d. Tất cả các đối tượng.

20. Lợi nhuận gộp trong báo cáo thu nhập

a. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí

b. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí bất biến

c. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí khả biến

d. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí về giá vốn hàng bán

4. BÀI TẬP THỰC HÀNH

BÀI TẬP 2.1

Chi phí phát sinh của một dsoanh nghiệp như sau.

- Chi phí hao mòn TSCĐ

- Hoa hồng bán hàng

- Tiền lương nhân viên bán hàng

- Nhiên liệu dùng cho sản xuất

- Điện dùng cho sản xuất

- Điện thoại dùng trong văn phòng

- Bảo hiểm cháy nổ cho phân xưởng sản xuất

- Công cụ xuất dùng cho sản xuất

- Quảng cáo sản phẩm

- Phòng cháy chữa cháy

- Văn phòng phẩm

- Tiền trả lãi vay


Yêu cầu

Hãy chỉ ra mỗi loại chi phí này thuộc cách phân loại chi phí nào?
BÀI TẬP 2.2

Công ty A có công suất SX tối đa của công ty là 1.000 sản phẩm/năm. Số liệu chi phí
hàng năm hiện nay ở mức công suất này như sau: (ĐVT: triệu đồng).

- Chi phí vật liệu chính trực tiếp 250

- Chi phí vật liệu phụ trực tiếp 120

- Chi phí bảo hiểm nhân viên văn phòng 15

- Lương công nhân trực tiếp sản xuất 150

- Lương nhân viên PXSX 170

- Lương nhân viên quản lý công ty 200

- Lương nhân viên bán hàng 120

- Hoa hồng môi giới bán hàng 45

- Hao mòn TSCĐ của PX 105

- Hao mòn TSCĐ quản lý công ty 22

- Chi phí tiếp thị, quảng cáo 100

- Chi phí văn phòng phẩm 4

- Chi phí sửa chữa tại PX 12

- Chi phí dụng cụ PX 25

- Chi phí dịch vụ mua ngoài cho SX 60

- Chi phí thuê nhà xưởng 1.240

- Chi phí vệ sinh an toàn thực phẩm 25

Yêu cầu:

Phân loại các khoản chi phí trên theo:

- Theo ứng xử của chi phí (biến phí, định phí và chi phí
hỗn hợp)
- Theo chức năng của chi phí gồm trong sản xuất (trực tiếp và gián tiếp) và ngoài
sản xuất (bán hàng và quản lý doanh nghiệp)

BÀI TẬP 2.3


Công ty có 1 lô đất và lên kế hoạch xây dựng nhà xưởng để sản xuất đồ gỗ (bàn, ghế, tủ..),
phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

1. Xây dựng nhà xưởng kế hoạch 35 tỷ ước tính sử dụng 20 năm

2. Mua vật liệu (gỗ) để sản xuất sản phẩm 20.000 sản phẩm là 500 triệu

3. Nếu mua máy móc thiết bị (máy bào, máy cưa) của Nhật là 25.000$ nhưng nếu mua
của Hàn Quốc là 18.000$ (tỷ giá 1 USD = 21.900 VNĐ).

4. Thuế sử dụng đất 15 triệu/ năm

5. Chi phí bảo vệ anh ninh khu đất là 350 triệu/ năm

6. Chi phí lương phải trả hàng tháng trong đó lương nhân công sản xuất là 45 triệu và
quản lý sản xuất là 50 triệu

7. Quản lý điều hành doanh nghiệp nếu thuê chuyên gia nước ngoài thì lương phải trả
2.000$/ tháng và nếu thuê CEO Việt Nam là 35 triệu/ tháng (tỷ giá 1 USD = 21.900 VNĐ).

8. Khấu hao thiết bị 80 triệu/ năm

9. Nếu không hoạt động sản xuất, lô đất cho thuê với giá 300 triệu/năm

10. Chi phí bảo dưỡng thiết bị hàng năm là 45 triệu

Yêu cầu

Xác định khoản mục liên quan đến chi phí chìm, chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch.

BÀI TẬP 2.4

Thông tin số liệu tại doanh nghiệp

Nội dung SP A SP B SP C SP D

Tồn kho thành phẩm đầu kỳ 10.000 ? 5.000 5.000


Trị giá Sản phẩm nhập kho 95.000 428.000 ? 540.000
trong kỳ

Tồn kho thành phẩm cuối kỳ 8.000 98.000 21.000 ?

Giá vốn hàng bán trong kỳ ? 405.000 304.000 304.000

Hãy điền vào ô trống (?) trong bảng những con số thích hợp

BÀI TẬP 2.5

Một công ty sản xuất một loại sản phẩm X có các số liệu dự toán chi phí được lập cho
ba mức hoạt động là 3.000, 4.000, 5.000 và 6.000 sản phẩm.

Số lượng sản phẩm 3.000 4.000 5.000 6.000


Tổng chi phí (TC) ? 72.000 ?
- Chi phí cố định (FC) ? 42.000 ?
- Chi phí biến đổi (VC) ? 30.000 ?
Chi phí đơn vị (AC) ? ? ?
- Chi phí cố định đơn vị (AFC) ? ? ?
- Chi phí biến đổi đơn vị (AVC) ? ? ?

Yêu cầu

Hãy điền các con số thích hợp vào những ô trống (?) trong bảng sau:
BÀI TẬP 2.6

Công ty Chomeco trong năm 200N thực hiện doanh thu bán hàng là: 75 tỷ đồng, đã
thực hiện mua 24,5 tỷ đồng nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí khác trong năm phát sinh
được phân bổ cho các bộ phận như sau: (ĐVT: triệu đồng)

Khoản mục chi phí Bộ phận sản xuất Bộ phận quản lý


1. Hao mòn TSCĐ 180 70
2. Chi phí tiền lương 3.000 900
- Tiền lương trực tiếp 2.500 -
- Tiền lương gián tiếp 500 -
3. Chi phí bảo hiểm 570 171
4. Chi phí sửa chữa 320 120
5. Chi phí vật tư 78 95
6. Các chi phí bằng tiền 120 30
khác
Yêu cầu
1. Lập báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành năm 200N.

2. Lập báo cáo giá vốn hàng bán trong năm 200N.

3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh năm 200N.

Biết số dư của các tài khoản năm 200N như sau: (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Đầu năm 200N Cuối năm 200N

1. Tồn kho NVL 500 380

2. SP dở dang 300 100

3. Tồn kho thành phẩm 400 200

BÀI TẬP 2.7


Hãy điền vào những chỗ có dấu (?) trong bảng sau: (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu SP - K SP – M SP - Y SP – Z
Tồn kho thành 1.000.000 600.000 ? 400.000
phẩm đầu kỳ
Tổng giá thành 10.000.000 ? 40.000.000 8.000.000
SP SX trong kỳ
Giá vốn hàng ? 2.000.000 38.000.000 7.500.000
bán
Tồn kho thành 700.000 30.000.000 9.000.000 ?
phẩm cuối kỳ

BÀI TẬP 2.8

Có tài liệu về chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty A như sau:

Chi phí Cách tính Phân Công


loại thức
Giá vốn hàng bán 35.000đ/sp

Chi phí quảng cáo 210.000.000/quý

Hoa hồng bán hàng 6% doanh thu

Chi phí vận chuyển ?

Lương quản lý 145.000.000đ/quý


Chi phí bảo hiểm 9.000.000đ/quý

Chi phí khấu hao 76.000.000đ/quý

Chi phí vận chuyển được nhận định là chi phí hỗn hợp, trong đó phần biến phí có quan
hệ với số lượng sản phẩm tiêu thụ. Số liệu về tình hình chi phí vận chuyển và số lượng sản
phẩm tiêu thụ qua 2 năm 200N, 200N+1 theo từng quý như sau:

Số lượng sản
Chi phí vận
Năm Quý phẩm tiêu thụ
chuyển (đ)
(cái)
1 12.000 119.000.000

200N 2 15.000 155.000.000

3 22.000 190.000.000

4 25.000 214.000.000

1 11.000 123.000.000

200N+1 2 14.000 185.000.000

3 20.000 245.000.000

4 18.000 187.000.000

Yêu cầu
1. Dựa vào số liệu 2 năm N và N+1, sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để ước
tính biến phí đơn vị và định phí vận chuyển từng quý.

2. Giả sử số liệu quý 4 năm N+1 là 140.000.000đ và số lượng sản phẩm tiêu thụ là
11.000 (cái) thì kết quả tính toánở câu 1 có thay đổi không?
3. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để xác định công thức tính chi phí
vận chuyển theo số lượng sản phẩm tiêu thụ.

4. Hoàn thành những thông tin còn thiếu ở Bảng 1.

5. Nếu doanh nghiệp dự tính số sản phẩm tiêu thụ trong quý 1 năm 200N+2 là 24.000
sp thì chi phí vận chuyển ước tính là bao nhiêu?

Với số lượng tiêu thụ như câu 5 và giá bán là 115.000đ/sp. Lập báo cáo KQKD dự kiến
theo phương pháp số dư đảm phí cho quý 1 năm N+2.

BÀI TẬP 2.9

Có tài liệu về một DN sản xuất hàng gia dụng như sau: (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Mức sản lượng sản xuất (cái)

100.000 120.000 150.000 200.000

1. Biến phí sản xuất 345 428 527 710

2. Biến phí bán hàng 23 28 35 42


và QLDN

3. Định phí sản xuất 1.200 1.200 1.200 1.200

4. Định phí bán hàng 500 500 500 500


và QLDN

5. Giá bán đơn vị sản 0,20 0,19 0,17 0,14


phẩm

Yêu cầu

1. Xác định chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm.

2. Xác định lợi nhuận của từng mức sản lượng, cho nhận xét.

Giả định sản lượng sản xuất ra đều được tiêu thụ hết.
BÀI TẬP 2.10

Tại công ty sản xuất nước giải khát, có tài liệu về chi phí tổng hợp như sau:

Số lượng SP sản Chi phí quản lý hỗn hợp


Tháng
xuất (chai) (1.000VND)

1 200.000 41.000

2 210.000 42.500

3 250.000 44.000

4 300.000 45.000

5 320.000 47.000

6 420.000 49.000

7 450.000 45.000

8 390.000 44.000

9 350.000 42.000

10 300.000 41.000

11 300.000 42.000

12 280.000 40.500

Yêu cầu

1. Phân tích chi phí và lập phương trình chi phí theo các phương pháp:

- Bình phương số bé nhất.

- Đồ thị phân tán.

- Cực đại – Cực tiểu.

2. Hãy dự báo chi phí quản lý cho một tháng với sản lượng sản xuất là 360.000 chai.

BÀI TẬP 2.11


Số liệu kế toán tại một đơn vị
Số lượng sản phẩm sản xuất là 25.000 sản phẩm và trong kỳ đã bán 80% số lượng
sản phẩm với giá bán 40.000 đồng/ sản phẩm.

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 25.000 sản phẩm x 8.000 đồng/ sản phẩm)

- Chi phí nhân công trực tiếp: 25.000 sản phẩm x 7.000 đồng/ sản phẩm)

- Chi phí sản xuất chung: 175.000.000, trong đó biến phí (25.000 sản phẩm x 2.500
đồng/ sản phẩm)

- Chi phí bán hàng: 75.000.000, trong đó biến phí 30%

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 110.000.000, trong đó biến phí là 40%

Yêu cầu

Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo

a. Phương pháp toàn bộ (theo chức năng chi phí)

b. Phương pháp trực tiếp (theo cách ứng xử của chi phí)
BÀI TẬP 2.12

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp toàn bộ của một đơn
vị vào ngày 31/12/2014
Doanh thu bán hàng 480.000.000
Giá vốn hàng bán 140.000.000
Lợi nhận gộp 340.000.000
Chi phí bán hàng 65.000.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp 115.000.000
Lợi nhận thuần 170.000.000
Biết rằng: định phí của chi phí sản xuất chung trong khoản mục giá vốn hàng bán là
45.000.000 và tỷ lệ biến phí của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 30%
Yêu cầu

Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (theo cách ứng
xử của chi phí)

BÀI TẬP 2.13


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp số dư đảm phí của
một đơn vị vào ngày 31/ 12/2012
Doanh thu bán hàng 300.000.000 (10.000 sản phẩm x 30.000
đồng/ sản phẩm)
Biến phí trong đó 160.000.000
- Giá vốn hàng bán 35.000.000
- Chi phí bán hàng 65.000.000
- Chi phí quản lý doanh nghiệp 60.000.000
Số dư đảm phí 140.000.000

Định phí trong đó 100.000.000


- Giá vốn hàng bán 30.000.000

- Chi phí bán hàng 25.000.000

- Chi phí quản lý doanh nghiệp 45.000.000

Lãi thuần 40.000.000

Yêu cầu

Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp toàn bộ

5. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Ông A thuê một cửa hàng để kinh doanh với chi phí đặt cọc là 50.000.000 VND. Tiền
thuê cửa hàng mỗi năm là 50.000.000 VND. Nếu như hợp đồng thuê cửa hàng bị hủy, tiền
đặt cọc sẽ không được hoàn lại. Ông A dự định sẽ mở một cửa hàng thời trang và ước tính
hoạt động của cửa hàng trong vòng 12 tháng tới sẽ như sau:

Chỉ tiêu Số tiền (VNĐ)

Doanh thu 1.000.000.000

Giá vốn hàng bán 500.000.000

Chi phí lương 120.000.000


Chi phí thuê và đặt cọc cửa
hàng 100.000.000
Chi phí dịch vụ mua ngoài
(điện, nước, …) 130.000.000
Chi phí hoạt động khác 20.000.000

Tổng cộng chi phí 870.000.000


Lợi nhuận trước thuế 130.000.000

Trong bảng tính ở trên, không có nhắc đến chi phí của ông A nhưng ước tính rằng
ông A phải dành một nữa thời gian của mình cho việc kinh doanh cửa hàng thời trang này.
Ông A đang phân vân không biết có nên thực hiện kế hoạch kinh doanh này hay không,
bởi vì ông có thể cho người bạn của mình thuê lại cửa hàng với giá 5.500.000 VND mỗi
tháng nếu như ông không sử dụng cửa hàng này.
Anh (chị) hãy đưa ra lời khuyên cho ông A về việc nên chọn phương án nào, minh
họa phần giải thích bằng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tình huống 2:
Ông B chuẩn bị lên phương án kinh doanh, Ông B đã lên kế hoạch cụ thể như sau:
Nội dung (VND)

Giá mua xe 55.000.000


Giá bán sau 2 năm (hoặc sau khi đi được
60.000 km) 15.000.000

Chi phí bảo trì - Dịch vụ bảo trì 6 tháng 600.000


Chi phí thay thế thiết bị sau khi đi mỗi
1000 km 200.000

Chi phí bằng lái mỗi năm 800.000


Chi phí bảo hiểm mỗi năm 1.500.000
Chi phí thay thế bánh xe sau mỗi 25.000
km 1.500.000
Giá xăng/ lít (biết rằng mỗi lít xăng xe chạy
được 25km) 19.000

Theo anh (chị) Ông B cần bổ sung thêm thông tin chi phí nào nữa để có thể tính
toán đầy đủ các khoản phí mà ông A phải bỏ ra? Trong những chi phí trên hãy tư vấn và
phân loại giúp Ông B biết được chi phí nào là biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp? Trong
các chi phí trên chi phí nào là vấn đề cần quan tâm đối với Ông B và giải thích cụ thể?

Tình huống 3:

Nhiều hãng hàng không giá rẻ như Vietjet Air hay JetstarAirways luôn có chương
trình khuyến mãi những chuyến bay siêu rẻ thậm chí miễn phí. Trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế, cả 2 công ty này vẫn duy trì chương trình như vậy. Và cả 2 đều đạt lợi nhuận tốt:
năm 2009, Vietjet đạt 130 tỉ đồng trong khi Jetstar đạt 250 tỉ đồng. Các hãng hàng không
truyền thống như Vietnam Airline lại không đạt kết quả như mong đợi, họ lỗ gần 290 tỉ
đồng. Tại sao các hãng hàng không giá rẻ lại ăn nên làm ra trong khi họ thỉnh thoảng vẫn
tặng không ghế cho khách hàng? Lý do chính là ở cơ cấu phí tổn của những hãng này.
Có thể bạn nghĩ rằng luôn có 1 chi phí để cung cấp 1 ghế trên máy bay, vậy tại sao
lại tặng miễn phí cho khánh được? Để trả lời, ta phải hiểu bản chất chi phí của các hãng
hàng không giá rẻ. Hầu hết các chi phí là chi phí cố định. Thứ nhất, giá 1 chiếc Boeing
787-8 cố định ở mức 75 triệu đô. Thứ 2, lương phi công và phi hành đoàn cũng luôn cố
định. Thứ ba, chi phí bảo trì cũng có thể cho là 1 chi phí cố định. Vậy còn chi phí cho xăng
dầu? Về cơ bản, chi phí xăng dầu cũng cố định vì máy bay chỉ tốn xăng khi nó rời khỏi
mặt đất. Do đó, nếu có thêm 1 hành khách trên máy bay, thì các chi phí phải trả thêm đối
với hãng hàng không gần như bằng 0 cho nên vẫn có thể tặng vé miễn phí.
Các hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airline cũng có cơ cấu phí tổn
tương tự các hãng giá rẻ (gồm xăng, máy bay, bảo trì và lương nhân viên…), các chi phí
này về căn bản là cố định. Điểm khác nhau là chi phí của các hãng truyền thống có thể cao
hơn hãng giá rẻ. Ví dụ: các hãng giá rẻ thường chỉ dùng 1 loại máy bay để giảm chi phí
bảo trì và để đạt giá mua rẻ hơn (vì mua nhiều chiếc cùng 1 loại). Ngoài ra các hãng truyền
thống có thể có 1 số chi phí khả biến như là đồ ăn cho khách hàng. Như vậy, vì chi phí cao
hơn, sẽ khó giảm giá vé hoặc tặng vé cho khách hàng hơn. Dĩ nhiên, các hãng hàng không
giá rẻ không tặng khách hàng toàn bộ ghế trên máy bay. Cái họ làm tốt là có hệ thống quản
lý chặt chẽ để tối đa doanh thu có được từ các chuyến bay. Mặc dù trong khi 1 số khách đi
miễn phí thì vẫn có những hành khách phải trả tiền vé. Nhưng các hãng hàng không giá rẻ
luôn bảo đảm thu được ít nhất phần chi phí cố định trong mỗi chuyến bay. Vietjet và Jetstar
đã làm được điều này.
Anh (chị) có đồng ý rằng chi phí bất biến cho 1 khách hàng có thể bằng 0? Điều này
có đúng cho các hãng hàng không truyền thống hay không?
Anh (chị) hãy cho biết các hãng bay truyền thống có thể làm gì để giảm chi phí cố định
của mình?

You might also like