Các Hình Tượng Của Rabelais Và Hiện Thực Đương Thời

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

CÁC HÌNH TƯỢNG CỦA RABELAIS VÀ HIỆN THỰC

ĐƯƠNG THỜI
CÁC HÌNH TƯỢNG CỦA RABELAIS VÀ
HIỆN THỰC ĐƯƠNG THỜI[1]
Mikhail Bakhtin

Trong các chương trước chúng ta đã xem xét các hình tượng của Rabelais
chủ yếu trong mối liên hệ của chúng với văn hoá dân gian. Trong sáng tác của
Rabelais chúng tôi quan tâm đến tuyến đấu tranh chính yếu, tuyến đấu tranh bao
trùm giữa hai nền văn hoá, nghĩa là cuộc đấu tranh giữa văn hoá dân gian với
văn hoá trung cổ chính thống. Nhưng chúng tôi cũng không ít lần nhận xét rằng
tuyến đấu tranh cơ bản đó đã kết hợp một cách hữu cơ với sự phản chiếu nóng
hổi những sự kiện thời sự lớn và nhỏ của những năm, những tháng, thậm chí
những ngày, khi từng phần của bộ tiểu thuyết được viết ra. Có thể nói toàn bộ bộ
tiểu thuyết từ đầu chí cuối được sinh ra từ chính giữa lòng cuộc sống thời đại
mình, cuộc sống mà bản thân Rabelais là người tham gia tích cực, hoặc là nhân
chứng đầy quan tâm của nó. Trong các hình tượng của bộ tiểu thuyết kết hợp
chiều rộng bao la và chiều sâu thăm thẳm của tính phổ quát dân gian với tính cụ
thể khác thường, tính cá nhân, chi tiết, tính đời thường, sốt dẻo và tính thời sự.
Các hình tượng ấy xa cách vô cùng với tính biểu tượng trừu tượng và chủ nghĩa
công thức. Có thể nói tiểu thuyết của Rabelais đã kết hợp được chiều rộng mênh
mang vũ trụ của thần thoại với tính chất nóng hổi khẩn bách của "bài xã luận"
thời sự, với tính cụ thể, chính xác tỉ mỉ của tiểu thuyết hiện thực. Đằng sau nhiều
hình tượng tưởng chừng rất huyền hoặc là những con người thật, sự việc thật, là
kinh nghiệm sống phong phú của tác giả và các quan sát tinh tế của ông.
Ngành Rabelais học Pháp đã làm được những phần việc to lớn và công
phu để làm lộ ra mối liên hệ chặt chẽ, toàn diện ấy giữa các hình tượng của
Rabelais với hiện thực đương thời. Kết quả là nó đã tập hợp thành công được
nhiều tư liệu thực tiễn quí giá ở nhiều mặt. Nhưng khối tư liệu ấy được ngành
Rabelais học đương thời soi sáng và khái quát từ những quan điểm phương pháp
luận hẹp hòi. Chiếm ưu thế là chủ nghĩa tiểu sử kém cỏi, trong đó các sự kiện
chính trị và xã hội của thời đại đã mất đi ý nghĩa trực tiếp và tính chính trị sâu
sắc của mình, bị lấn át, suy yếu và đơn giản là biến thành các sự kiện tiểu sử của
nhà văn, xếp ngang hàng với các sự kiện nhỏ nhặt trong cuộc sống cá nhân và
đời thường. Đằng sau vô số các chi tiết tiểu sử được thu thập tỉ mỉ như vậy đã
khuất lấp đi ý nghĩa lớn lao của bản thân thời đại, cũng như bộ tiểu thuyết của
Rabelais, mất đi cái quan điểm nhân dân đích thực mà Rabelais đứng từ góc độ
ấy trong cuộc đấu tranh của thời đại.
Quả thật, một số nhà nghiên cứu Rabelais - và trước hết là người đứng
đầu ngành Rabelais học đương đại Abel Lefranc quá cố - đã dành không ít sự
chú ý đến các sự kiện chính trị của thời đại và phản chiếu của chúng trong tiểu
thuyết của Rabelais. Nhưng đồng thời, bản thân các sự kiện cũng như sự phản
chiếu trong tiểu thuyết lại được lý giải trên phương diện chính thống. Abel
Lefranc thậm chí công khai coi Rabelais là "nhà chính luận của đức vua".
Rabelais quả thực là một nhà chính luận, nhưng ông hoàn toàn không phải
là nhà chính luận của nhà vua, mặc dù ông cũng hiểu được sự tiến bộ tương đối
của quyền lực nhà vua và một số hành động chính trị riêng lẻ của triều đình.
Chúng tôi đã nói rằng Rabelais là một mẫu mực tuyệt vời cho thể văn chính luận
trên nền tảng quảng trường-dân gian, nghĩa là loại văn chính luận trong đó
không có một chút chính thống nào. Như một nhà chính luận, Rabelais không
đồng tình đến cùng với bất kì phe nhóm nào trong số các giai cấp thống trị (kể
cả giai cấp tư sản), với bất kì quan điểm nào, biện pháp nào, bất kì một sự kiện
nào của thời đại. Nhưng đồng thời Rabelais cũng có khả năng hiểu rất rõ và
đánh giá tính tiến bộ tương đối của các hiện tượng riêng lẻ của thời đại, trong đó
có các biện pháp riêng lẻ của quyền lực nhà vua, và ông hoan nghênh chúng
trong tiểu thuyết của mình. Tuy nhiên những đánh giá và chào đón đó không bao
giờ là vô điều kiện, là chính thức, bởi vì những hình thức mang tính hình tượng
quảng trường-dân gian, với sự trợ giúp của tiếng cười nhị chức năng, đã cho
phép ông phát hiện được toàn bộ tính hữu hạn của sự tiến bộ đó. Từ giác độ của
nhân dân, biểu hiện trong tiểu thuyết của Rabelais, luôn mở ra những viễn cảnh
rộng lớn hơn, vượt khỏi phạm vi của sự tiến bộ hữu hạn ấy, theo kịp các chuyển
động của thời đại.
Nhiệm vụ chính yếu của Rabelais là phá sập bức tranh chính thống về thời
đại và các sự kiện của nó, nhìn chúng bằng cách nhìn mới, soi sáng bi kịch hoặc
hài kịch của thời đại từ góc độ của dàn đồng ca nhân dân đang vui cười trên
quảng trường. Rabelais huy động tất cả các phương tiện của tính hình tượng dân
gian tỉnh táo để tẩy sạch các quan niệm về thời hiện tại và các sự kiện của nó
khỏi bất kì sự dối trá chính thống và tính nghiêm trang hữu hạn nào, được độc
đoán đề ra bởi quyền lợi của các giai cấp thống trị. Rabelais không tin tưởng vào
tiếng nói của thời đại mình về "những gì nó nói về mình và những gì nó tưởng
tượng về mình", - ông muốn tìm ra ý nghĩa đích thực của nó đối với nhân dân,
một nhân dân đang sinh thành và bất tử.
Trong khi phá sập những quan niệm chính thống về thời đại và các sự
kiện của nó, Rabelais tất nhiên không cố gắng đưa ra một phân tích khoa học về
nó. Bởi ông nói không phải bằng ngôn ngữ của các khái niệm, mà bằng ngôn
ngữ của các hình tượng trào tiếu-dân gian. Nhưng, khi phá tan tính nghiêm trang
giả dối, bầu nhiệt huyết lịch sử giả tạo đó, Rabelais đã chuẩn bị nền tảng cho
một tính nghiêm trang mới, cho một cảm hứng lịch sử mới.
Bây giờ chúng tôi xin khảo sát một loạt ví dụ xem hiện thực đương thời
với tác giả được phản ánh trong tiểu thuyết như thế nào, từ môi trường sống gần
gụi nhất xung quanh ông đến các sự kiện lớn của thời đại.
Trong "Pantagruel" (về mặt lịch đại là quyển một) ở chương nói về sự ra
đời của nhân vật chính mô tả một đợt nóng và cơn hạn hán khủng khiếp kèm
theo cơn khát chung do nó gây nên. Đợt hạn hán ấy, theo lời Rabelais, kéo dài
"ba mươi sáu tháng, ba tuần, bốn ngày và hơn ba mươi giờ (có lẽ, thậm chí dài
hơn một chút)". Từ hồi kí của những người cùng thời, chúng ta biết là vào năm
đó (1532), khi "Pantagruel" được viết, quả thực có một trận hạn hán chưa từng
thấy kéo dài sáu tháng. Rabelais chỉ phóng đại qui mô và sự chính xác về độ dài
của nó. Như chúng tôi đã nói, đợt hạn hán và cơn khát bao trùm đã làm sống lại
hình tượng con quỉ Pantagruel của thánh kịch, kẻ gây ra cơn khát, và khiến hình
tượng ấy trở nên gần gụi.
Cũng trong cuốn sách này có tình tiết Panurge mua các bản xá tội và bằng
việc đó giải quyết các vấn đề tiền bạc của mình. Hoá ra vào năm ấy, khi bộ tiểu
thuyết được viết ra, ở nước Pháp đã diễn ra ngày lễ kỷ niệm bất thường của giáo
hoàng. Và các nhà thờ nơi Panurge đi thăm thú, quả thực đúng lúc đó được
quyền bán các bản xá tội. Cho nên cả ở đây sự chính xác tuyệt đối của các chi
tiết cũng được tuân thủ.
Cũng trong cuốn sách ấy có tình tiết như sau: "Một lát trôi qua,
Pantagruel, sau khi đọc trong các truyền thuyết tuyệt vời về tổ tiên mình, thấy
Zhofrua de Liuzinian, có biệt danh là Zhofrua Răng To, ông của người anh
thuộc chi thứ ba của người chị lớn của bà cô của anh con rể của ông chú của con
dâu của bà cô của chàng được an táng ở Maieze, đã xin phép để được đi thăm
mộ người thân đã khuất, như một người đứng đắn cần phải làm. Chàng đem theo
một người trong số bạn bè mình, và khi đi ngang qua Ligiuzhe chàng thăm
viếng ở đó tu viện trưởng vô cùng khả kính Ardijon, sau đó chàng đi thăm
Liuzinian, Sanse, Sel, Kolonzh, Fontene-le-Kont, nơi họ được gặp Tirako uyên
bác, cuối cùng họ đến được Maieze và thăm mộ người có tên gọi là Zhofrua
Răng To…" (quyển II, chương V).
Khi Pantagruel nhìn thấy pho tượng Zhofrua bằng đá dựng trên mộ ông
ta, chàng vô cùng ngạc nhiên trước vẻ giận dữ khác thường mà người họa sĩ
ban cho toàn bộ bức tượng Zhofrua.
Trong tình tiết này có hai yếu tố hoang tưởng: hình tượng chàng khổng lồ
Pantagruel đi du ngoạn và cái định nghĩa nhại hài hước về quan hệ họ hàng của
chàng với Zhofrua de Liuzinian. Tất cả mọi điều trong tình tiết này - tên các
nhân vật, địa danh, sự kiện, vẻ giận dữ của bức tượng Zhofrua và nhiều chi tiết
khác - đều tương ứng chính xác tuyệt đối với thực tế và dưới hình thức mật thiết
nhất gắn bó với cuộc sống và cảm tưởng của bản thân Rabelais.
Vào khoảng thời gian ấy (1524-1527) Rabelais là thư ký của Zhofrua
d'Etissak, giáo chủ và tu viện trưởng vùng Maieze. Ông đã nhiều lần thực
hiện các cuộc du hành từ Maieze đến Puata và ngược lại (hành trình của
Pantagruel), ngang qua tất cả các địa danh ông kể tên trong tình tiết trên với độ
chính xác tuyệt đối. D'Etissak thường xuyên đi lại khắp giáo phận của mình (ông
cũng như phần lớn các quí ngài thời đó vô cùng say mê công việc xây dựng),
còn Rabelais thì đi tháp tùng ông ta. Vì thế ông biết rất rõ mọi đường ngang ngõ
tắt của tỉnh Puata đến tận những nơi hẻo lánh nhất. Trong tiểu thuyết của mình
ông kể ra hơn năm mươi tên gọi các địa danh và nơi chốn của Puata, trong đó có
những ngôi làng nhỏ bé và xa xôi nhất. Tất cả các địa danh được nêu tên trong
tình tiết của chúng ta đều quen thuộc đến thân thiết với ông. Những năm tháng
tu hành đầu tiên của Rabelais đã trôi qua ở tu viện của các tu sĩ dòng thánh
Franciscain nằm ở Fontene-le-Kont. Còn trong thành phố ông thường đến chơi
với nhóm luật gia theo tinh thần chủ nghĩa nhân đạo, tập hợp tại nhà nhà bác học
Tirako, Rabelais duy trì tình bạn với ông đến tận những năm cuối đời. Bên cạnh
Legiuzhe có một tu viện, Rabelais thường đến làm khách ở chỗ Ardijon, vị tu
viện trưởng uyên bác (ở đây, chắc là do ảnh hưởng của Jean Bus, lần đầu tiên
ông bắt đầu làm thơ bằng tiếng Pháp). Như vậy, cả Ardijon lẫn Tirako đều là tên
những người cùng thời với Rabelais còn sống và mọi người đều biết.
Tất nhiên, vị tổ phụ của Pantagruel - Zhofrua de Liuzinian, có biệt danh là
Zhofrua Răng To cũng không phải là một nhân vật hư cấu. Đó là một nhân vật
lịch sử. Ông sống vào đầu thế kỷ XIII. Ông là người đã đốt tu viện Maieze (vì
thế Rabelais đã biến ông thành người bán đá lửa dưới âm phủ, - một phương
thức xử lý dưới mồ kiểu carnaval), nhưng sau đó vì ân hận ông đã xây dựng lại
tu viện và đóng quyên góp hậu hĩnh. Vì thế trong nhà thờ Maieze, người ta dựng
cho ông một đài kỷ niệm lộng lẫy (ông được chôn cất ở nơi khác) và một bức
tượng bằng đá.
Ngay cả hình ảnh Zhofrua vô cùng giận dữ trên bức tượng này, như
Rabelais nói đến, cũng tương ứng hoàn toàn chính xác với thực tế. Quả thật là
toàn bộ bức tượng đã mất, nhưng chiếc đầu của nó được tìm thấy lại vào năm
1834 dưới những đống đổ nát của nhà thờ Maieze và hiện được lưu giữ tại viện
bảo tàng thành phố Nior. Jean Plattar đã mô tả cái đầu đó như sau: "Đôi lông
mày cau có, cái nhìn khắc nghiệt và bất động, hàng ria rối bù, mồm há rộng,
những chiếc răng nhe ra - mọi thứ trên bức tượng này là biểu hiện ngây thơ của
một cơn giận dữ" (tuyển tập đã dẫn, tr. 58).
Chúng tôi xin nhấn mạnh trong cái đầu bằng đá này của Zhofrua cái mồm
há rộng và những chiếc răng nhe ra, nghĩa là những nét nghịch dị chủ đạo của
bản thân hình tượng Pantagruel trong quyển một. Liệu có phải do Rabelais vẫn
thường nhìn thấy cái đầu đó trong nhà thờ của tu viện và dấu ấn của nó in đậm
trong ký ức ông, nên đã biến Zhofrua thành tổ tiên của Pantagruel.
Toàn bộ tình tiết không lớn và ít quan trọng này lại vô cùng điển hình về
mặt cấu trúc và thành phần. Hình tượng nghịch dị-hoang tưởng (và thậm chí
mang tính vũ trụ) của Pantagruel được hòa trộn ở đây với thực tế hoàn toàn có
thật và thân thiết đến quen thuộc với tác giả; chàng chu du qua những miền đất
thân quen và gần gũi với tác giả, gặp gỡ những bạn bè thân thiết của ông, nhìn
thấy chính những đồ vật tác giả nhìn thấy. Trong tình tiết có nhiều tên riêng, tên
địa danh, và tên nhân vật, - tất cả chúng hoàn toàn có thật, thậm chí địa chỉ các
nhân vật còn được chỉ ra (Tirako và Ardijon).
Hiện thực bao bọc xung quanh Pantagruel, như vậy, mang tính chất hiện
thực, cá nhân và, có thể nói, tính chất kể danh - đó là thế giới của các đồ vật
quen thuộc và con người quen thuộc đơn nhất: yếu tố khái quát trừu tượng, yếu
tố danh từ chung và điển hình hoá bị đưa về mức tối thiểu. Chúng tôi nhấn mạnh
tính chất trắc đạc-địa điểm của các hình tượng trong tình tiết đó. Chúng ta đã
quan sát thấy tính chất ấy ở khắp nơi trong bộ tiểu thuyết. Rabelais luôn cố gắng
đan xen vào tấm thảm câu chuyện của mình một đặc điểm có thật nào đó của
tỉnh hay thành phố, một chuyện ngộ nghĩnh của vùng đất hay một truyền thuyết
địa phương. Ví dụ, chúng tôi đã nói đến cái bát khổng lồ người ta dùng nấu cháo
cho Pantagruel, vào thời Rabelais quả thực nó từng được trưng bày ở Burzha
như là "cái bát của người to lớn". Pantagruel hồi bé bị cùm bằng xích vào nôi.
Hơn thế, Rabelais còn khẳng định rằng một trong các mắt xích ấy nằm ở La-
Roseli, một mắt khác ở Lion, mắt thứ ba - ở Anzhera. Những mắt xích ấy hiện
nay vẫn ở những chỗ đó thật và tất cả những ai đến thăm thành phố đều biết
chúng rất rõ. Ở Puata, Pantagruel thời trẻ đã cậy một hòn đá từ sườn núi đá lớn
và biến nó thành cái bàn cho sinh viên địa phương. Hòn đá ấy còn tồn tại đến
ngày nay ở Puata, có điều nó đã bị chẻ ra làm đôi. Các sắc thái địa phương, rải
rắc khắp bộ tiểu thuyết của Rabelais, nhấn mạnh sắc nét thêm tính chất kể danh-
cá thể, quen thuộc và nhìn thấy được (nếu như có thể diễn đạt như vậy) về toàn
bộ thế giới của Rabelais. Thậm chí các vật dụng sinh hoạt hàng ngày (ví dụ, cái
bát đựng cháo) ở đây cũng mang tính chất cá nhân-đơn nhất, như thể các đồ vật
thuộc về các nhân vật lịch sử và được lưu giữ tại các viện bảo tàng. Chúng tôi sẽ
còn quay lại cách cá nhân hoá đặc biệt của Rabelais.
Chúng ta chuyển sang quyển thứ hai về mặt lịch đại của bộ tiểu thuyết –
quyển "Gargantua". Tất cả các sự kiện của cuốn sách này (ngoại trừ tình tiết
về Paris) diễn ra ở các vùng ngoại ô Siton, nghĩa là quê hương của chính
Rabelais. Tất cả các địa điểm và nơi chốn diễn ra các diễn biến ở đây đều được
gọi ra với độ chính xác tuyệt đối và có thể tìm thấy trên bản đồ hoặc sơ đồ địa
chính của thời ấy. Nằm ở trung tâm của toàn bộ diễn biến (theo phép trắc đạc) là
"dinh thự" nhà vua của Grangousier (cha của Gargantua). Ngày nay các nhà
Rabelais học đã xác minh được với độ chính xác cao và không thể nghi ngờ dinh
thự của Grangousier chính là khu nhà nghỉ ngoại ô hoàn toàn có thật của cha tác
giả ở Devinier - luật sư Angtoan Rabelais. Chính tác giả đã ra đời tại khu nhà
ngoại ô này. Khu nhà nghỉ khiêm tốn của gia đình Rabelais ở Devinier vẫn được
bảo tồn đến tận ngày nay. Còn lưu giữ được cả chiếc lò sưởi cổ kính nơi
Grangousier tốt bụng vừa ngồi sưởi vừa nướng hạt dẻ, chờ cho chúng nổ bung
lên và khời lửa bằng chiếc que cời một đầu đã cháy sém, kể cho gia đình nghe
những chuyện cổ tích về những thời xa xưa tốt đẹp, - vào đúng thời điểm lịch
sử, khi người ta báo tin cho ông về cuộc xâm lăng bất ngờ của Picrochole.
Khi việc đồng nhất dinh thự của Grangousier với khu nhà nghỉ Devinier
được khẳng định chắc chắn, tất cả các địa danh và chỉ dẫn trắc đạc mà Rabelais
đưa ra khi mô tả những sự kiện của bộ tiểu thuyết lập tức hồi sinh không có
ngoại lệ (mà những tên tuổi và tên gọi đó vô cùng nhiều). Tất cả hoá ra đều rất
thật và chính xác đến từng chi tiết nhỏ (có điều chúng được phóng đại về kích
thước). Cách không xa Devinier, bên bờ trái con sông nhỏ Negron cho đến nay
vẫn còn một đồng cỏ - la prairie de la Saulsaye, - trên đó diễn ra "cuộc đàm đạo
trong cơn say" và tại đó Gargantua ra đời ngày mồng bốn tháng hai vào thời
gian hội giả trang của ngày lễ giết gia súc. Abel Lefranc đã rất đúng khi cho
rằng đó chính là địa điểm thật và ngày sinh thật của bản thân Rabelais.
Toàn bộ phép trắc đạc cuộc chiến tranh Picrochole cũng tỏ ra hoàn toàn
có thực và chính xác. Cả Sein lẫn Lerne và con đường nối liền chúng, nơi diễn
ra cuộc ẩu đả giữa những người trồng nho và những người thợ bánh mỳ, cả
thung lũng Negron, nơi diễn ra các hoạt động quân sự xung quanh Devinier trên
một không gian nhỏ hẹp, giới hạn từ các phía khác nhau bởi Lerne, Laros
Klermo, Vogudre và Vogiuon, - tất cả chúng đều được gọi tên và chỉ ra hoàn
toàn chính xác trong tiểu thuyết, khai mở một bức tranh sáng sủa và rõ nét về tất
cả các trận đánh. Vườn nho của tu viện mà thầy dòng Jean bảo vệ cũng còn tồn
tại đến ngày nay, thậm chí một phần bức tường thành cổ từ thời Rabelais vẫn
còn được giữ nguyên vẹn.
Và cốt lõi của bản thân cuộc chiến tranh Picrochole cũng là một sự kiện
hoàn toàn có thật. Khi mô tả nó, Rabelais sử dụng mối xung đột thực tế diễn ra ở
những địa điểm thân thuộc với ông, trong đó một bên tham gia là gia đình
Rabelais và những người bạn của họ và một bên là quí ngài Lerne Gose Sent-
Mart. Ông ta cai quản nghề đánh cá ở Luare, cản trở tàu thuyền đi lại. Từ đó nảy
sinh mâu thuẫn giữa ông ta với các cộng đồng xung quanh mà quyền lợi của họ
gắn liền với ngành vận tải đường thuỷ. Ông ta đã khởi kiện. Vụ kiện kéo dài rất
lâu, lúc dịu đi, lúc lại bùng lên. Nó trở nên đặc biệt căng thẳng vào đúng mùa
thu năm 1532, khi Francois Rabelais đến thăm cha mình ở Devinier vào thời
gian thu hoạch nho. Cha của nhà văn - luật sư Angtoan Rabelais - một thời gian
từng thân thiết với người hàng xóm Gose Sent-Mart của mình và thậm chí điều
hành công việc cho ông ta, nhưng trong vụ xung đột này với các cụm dân cư
xung quanh ông đứng về phía họ. Người bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng trong
vụ kiện này là luật sư Galle - một người họ hàng và bạn thân của cha Rabelais.
Như vậy, Francois Rabelais trong thời gian đến chơi Devinier mùa hè năm 1532
đã rơi vào trung tâm của các sự kiện của cuộc xung đột ấy, và có thể bản thân
cũng phần nào tham gia vào nó.
Những mô tả về cuộc chiến tranh của vua Picrochole chứa đầy các ám chỉ
đến cuộc xung đột thực tế này. Thậm chí một số tên tuổi còn đúng với hiện thực.
Ví dụ, một nghị viên của Grangouser, đứng lên bảo vệ sự nghiệp của ông, tên là
Galle: chúng ta đã thấy Galle ngoài đời quả thật tiến hành vụ kiện của các nhóm
cư dân chống lại Gose Sent-Mart. Người cầm cờ cho những người thợ làm bánh
mỳ bị đánh nhừ tử, người mà phần nào vì anh ta mà cuộc chiến bùng lên, tên là
Marke. Đó chính là tên người con rể của Sent-Mart. Trong chương XLVII
Rabelais liệt kê tên của ba mươi hai thái ấp phong kiến tạo nên "liên minh
cổ" xin giúp đỡ Grangouser (một trong những bản liệt kê-kể danh dài dặc đặc
trưng cho Rabelais). Ở đây không hề có một cái tên bịa đặt nào. Tất cả đều là tên
các thành phố lớn và nhỏ, thị trấn và làng mạc, nằm hai bên bờ sông Luara và
Vienne hoặc gần cận với chúng và đều liên quan trực tiếp tới việc vận chuyển
tàu bè buôn bán ở Luara. Tất cả họ thực sự đã tạo thành một liên minh trong vụ
kiện chống lại Sent-Mart. Hoàn toàn có thể là tình tiết vụ ẩu đả giữa những
người trồng nho vùng Sein với những người làm bánh mì vùng Lerne là có thật
trong thực tế. Abel Lefranc đã cho thấy giữa hai nhóm dân cư đó đến tận ngày
nay vẫn còn tồn tại một mối kình địch cổ xưa - một ký ức mờ mịt về mối thù
địch xa xôi nào đó.
Như vậy, các tình tiết trung tâm của quyển hai - "Gargantua" - được diễn
ra thật sự trong thực tế, trong thế giới quen thuộc thân thiết và nhìn thấy được
của ngôi nhà ruột thịt và các vùng phụ cận gần gũi với nó. Phép trắc đạc những
địa điểm thân thuộc được đưa tới từng chi tiết nhỏ nhất với sự chính xác lạ
thường. Toàn bộ thế giới ấy - từ đồ vật đến con người - đều hoàn toàn mang tính
chất cá nhân-ghi danh và hoàn toàn cụ thể. Các sự kiện hoang đường, ví dụ việc
nuốt những người hành hương trong món rau trộn hay dìm ngập họ trong nước
tiểu đều diễn ra ngoài sân hay trong vườn khu nhà Devinier, chúng được biểu thị
với tất cả sự chính xác về mặt vị trí (được giữ nguyên gần như không đổi đến tận
ngày nay).
Toàn bộ các tình tiết còn lại của quyển này, cũng như hai quyển tiếp theo
của bộ tiểu thuyết cũng mang tính chất đó. Đằng sau phần lớn trong chúng
ngành Rabelais học đã phát hiện ra những địa điểm thực tế, những nhân vật có
thật, sự kiện có thật. Ví dụ, một loạt nhân vật của quyển ba được đồng nhất với
những người đồng thời với Rabelais: Ger-Trippa là Agrippa Nettesheimski, nhà
thần học Hippofadei là Lefevr d'Etapl, nhà thơ Kotanmordan - Jean Lemer, đốc
tờ Rondibilis - là bác sĩ Rondele, v.v… Ngôi làng nhỏ Panzui (trong tình tiết với
vị nữ chủ giáo vùng Panzui) đã và đang tồn tại trên thực tế, ở đó quả thật vào
thời xa xưa cũng có một bà chủ giáo rất nổi tiếng. Đến tận ngày nay người ta
vẫn còn chỉ ra cái hang đá trên sườn núi, nơi theo truyền thuyết bà phù thuỷ đó
từng sống.
Cũng có thể nói như vậy về "Quyển bốn", mặc dù ở đây các nhà nghiên
cứu Rabelais còn chưa tập hợp được nhiều tư liệu phong phú và chính xác như
đối với hai quyển đầu tiên. Chúng tôi xin chỉ hạn chế ở một ví dụ - câu chuyện
lồng ghép về trò xảo thuật của Villon. Diễn biến của "tấn bi hài kịch" này xảy ra
ở Sen-Maksan (nghĩa là ở tỉnh Puata đã quá quen thuộc gần gũi với Rabelais). Ở
đây, tại những vùng ngoại ô của thành phố đến bây giờ vẫn còn giữ được cây
thánh giá đứng ven đường từ thời Rabelais, như tác giả đã nói đến khi mô tả là
óc của Poseiam "văng đầy vào cây thánh giá bên đường". Có thể, ngoài những
cội nguồn sách vở, câu chuyện ấy được khơi nguồn từ một câu chuyện địa
phương nào đó, bởi một trong các xứ đạo gần Sen-Maksan đến tận bây giờ vẫn
được gọi là "xứ đạo của vị tu sĩ tử nạn".
Chúng tôi xin dừng ở những ví dụ vừa nêu trên. Chúng đã đủ để soi sáng
cho chúng ta một phương diện quan trọng trong các hình tượng của Rabelais -
mối liên hệ của chúng với hiện thực đương thời gần gũi trực tiếp với tác giả. Đối
tượng mô tả gần gũi nhất, bình diện hàng đầu của tất cả các hình tượng - đó
là thế giới của những địa điểm ấm cúng quen thuộc, những con người sống
động thân quen, những đồ vật nhìn thấy được và sờ thấy được.
Trong thế giới gần gũi nhất ấy (bình diện được mô tả hàng đầu) tất cả đều
là cá thể-duy nhất, đều mang tính lịch sử. Vai trò của cái toàn thể và cái mang
tính danh từ chung là tối thiểu: mỗi một đối tượng ở đây dường như muốn được
gọi bằng tên riêng của mình. Điển hình là thậm chí trong các so sánh và đối
chiếu, Rabelais luôn luôn cố gắng sử dụng những đối tượng và hiện tượng hoàn
toàn cá nhân, có tính lịch sử đơn nhất. Ví dụ, sau khi thiêu cháy các hiệp sĩ,
trong bữa tiệc Pantagruel nói về việc thật là tuyệt vời nếu đeo chuông vào những
cái hàm đang nhai, thì chàng không giới hạn hình tượng ở những quả chuông
nhà thờ nói chung, mà còn gọi nó một cách hoàn toàn xác định - những quả
chuông từ những tháp chuông vùng Puata, Tur và Kombre. Một ví dụ khác:
chương LXIV của "Quyển bốn" có một so sánh như thế này: "Thầy dòng Jean
với sự trợ giúp của các gia nhân, những người thợ làm bánh, bọn hầu bàn, bọn
rót rượu, bọn bưng rượu, bọn đầu bếp và những người khác mang thêm lên
boong tàu bốn cái bánh to khủng khiếp kẹp giăm bông: nhìn vào chúng, tôi chợt
nhớ tới bốn pháo đài lớn của thành phố Turin". Những ví dụ tương tự như thế
có thể dẫn ra rất nhiều. Hình tượng của Rabelais ở khắp mọi nơi bị hút về những
đối tượng đơn nhất về mặt lịch sử, được chứng kiến một cách cá nhân (biến thể
của nó là niềm đam mê đặc biệt được chia sẻ với các thời đại khác đối với
những điều ngộ nghĩnh, những chuyện hiếm có, những điều kỳ lạ).
Đặc biệt là phần lớn các đối tượng trong những ví dụ chúng tôi vừa phân
tích ngày nay còn có thể gặp lại: ví dụ, có thể thấy "dinh thự nhà vua" của
Grangouser và bếp lửa gia đình của ông - biểu tượng của chính sách yêu hoà
bình, có thể thấy vườn nho tu viện của thầy dòng Jean, cái đầu bằng đá của
Zhofrua Răng To, chiếc bàn đá dành cho những bữa tiệc sinh viên ở Puata, cây
thánh giá bên đường ở Sen-Maksan, nơi óc Poseiam bắn văng vào.
Nhưng hiện thực đương thời với Rabelais phản ánh trong tiểu thuyết của
ông hoàn toàn không chỉ là những địa điểm ấm cúng, những đồ vật thấy được và
những con người quen thuộc trong cái thế giới gần gũi (chính xác hơn cái tiểu
thế giới) ấy. Đó mới chỉ là bình diện gần nhất đối với ông (với cá nhân ông,
cuộc sống của ông, con mắt của ông) trong các hình tượng của bộ tiểu thuyết.
Đằng sau chúng lộ ra bình diện thứ hai - rộng lớn hơn và có ý nghĩa lịch sử hơn,
nhập vào cái hiện thực đương thời ấy, nhưng đo bằng những qui mô khác.
Chúng ta hãy quay lại hình tượng cuộc chiến tranh với Picrochole. Cốt lõi
của chúng, như chúng ta đã biết, là cuộc xung đột địa phương trong tỉnh và thậm
chí gần như là cuộc xung đột phạm vi gia đình giữa các nhóm dân cư ở Luare
với người hàng xóm của Angtoan Rabelais - Sent-Mart. Sân khấu của chúng
là không gian nhỏ hẹp các vùng phụ cận gần gũi nhất với Devinier. Đó là bình
diện thứ nhất gần nhất của các hình tượng về cuộc chiến tranh Picrochole,
được chính Rabelais trải nghiệm, chúng quen thuộc với con mắt ông, được
chính tay ông thực hiện, gắn với các bạn bè thân thiết của ông.
Song những người đương thời và hậu thế gần cận với Rabelais nhận ra
trong hình tượng Picrochole hoàn toàn không phải Gose de Sent-Mart, mà
là hoàng đế Charles V, và phần nào là những lãnh chúa xâm lược khác của thời
đại đó - Liudovik Sforts hay Ferdinand Aragonski. Và họ hoàn toàn đúng. Toàn
bộ bộ tiểu thuyết của Rabelais dưới hình thức mật thiết nhất gắn với các sự kiện
chính trị và những vấn đề của thời đại ông. Còn ba quyển đầu của bộ tiểu thuyết
(đặc biệt là "Gargantua" và "Quyển ba") - gắn với cuộc đấu tranh của nước
Pháp với Charles V. Có thể nói, cuộc chiến tranh Picrochole là lời hưởng ứng
công khai cho cuộc đấu tranh đó. Ví dụ, trong một cảnh rất đạt về hội đồng
quân sự của Picrochole toát lên sắc thái châm biếm công khai chính sách xâm
lược của Charles V. Cảnh hội đồng quân sự đó chính là lời đáp của Rabelais
trước những cảnh tương tự trong tác phẩm "Điều không tưởng" của Tomas
Mor, nơi những cao vọng về một nền quân chủ mang tầm thế giới và chính sách
xâm lược được gán cho Francois Đệ Nhất. Rabelais chuyển địa chỉ những lời
buộc tội ấy sang cho Charles V. Nguồn gốc bài phát biểu của Galle, trong đó
ông buộc tội xâm lược cho Picrochole và bảo vệ chính sách hoà bình của
Grandgouser, là những phát biểu tương tự về nguyên nhân cuộc chiến tranh giữa
nước Pháp với Charles V, do Ghiliom diu Belle (người bảo trợ tương lai và bạn
thân của Rabelais) dùng để kêu gọi các công tước người Đức.
Vấn đề định nghĩa kẻ xâm lược vào thời Rabelais đang rất căng thẳng,
hơn thế dưới hình thức hoàn toàn cụ thể gắn với các cuộc chiến tranh giữa
Charles V và Francois Đệ Nhất. Viết về vấn đề này có hàng loạt tác phẩm giấu
tên của thời đại đó, bắt nguồn từ những nhân vật thân cận xung quanh anh em
nhà Diu Belle mà bản thân Rabelais cũng thuộc trong số họ.
Hình tượng cuộc chiến tranh Picrochole là lời hưởng ứng sống động
trước đề tài chính trị nóng hổi về sự xâm lược. Rabelais đưa ra cách giải quyết
của mình về vấn đề đó, và qua nhân vật Picrochole và các cố vấn của ông ta, ông
đã sáng tạo nên hình tượng bất tử về một chính trị gia xâm lược bằng quân sự.
Không nghi ngờ là ông cũng ban cho hắn một vài đặc điểm của Charles V. Mối
liên hệ ấy với mảng đề tài chính trị của thời đại đã tạo nên bình diện thứ
hai - bình diện chính trị-thời sự của các hình tượng trong cuộc chiến tranh với
Picrochole.
Nhưng trong các thế kỷ XV và XVI vấn đề chiến tranh và hòa bình, có thể
nói, được đặt ra vừa rộng, vừa nguyên tắc hơn so với vấn đề một cá nhân xâm
lược trong một cuộc xung đột quân sự xác định. Ở đây nói về quyền có tính
nguyên tắc của các lãnh chúa và các dân tộc tiến hành chiến tranh và về sự khác
nhau giữa cuộc chiến tranh chính nghĩa và cuộc chiến tranh phi nghĩa. Vấn
đề tổ chức một thế giới chung cũng được bàn đến. Chỉ cần nêu tên Tomas Mor
và Erazma là đủ.
Hình tượng cuộc chiến tranh Picrochole gắn bó mật thiết chính là với
mảng đề tài chính trị mang tính nguyên tắc và rộng lớn ấy của thời đại. Bình
diện thứ hai của các hình tượng được mở rộng và làm sâu thêm nhờ nó.
Tất nhiên, ngay cả bình diện thứ hai của các hình tượng cũng mang
tính cụ thể và lịch sử-cá nhân. Ở đây không có sự khái quát trừu tượng và
sự điển hình hoá, nhưng đó là tính cá nhân ở cấp độ qui mô lịch sử và ý nghĩa
rộng hơn. Từ tính cá nhân nhỏ bé chúng ta chuyển sang tính cá nhân rộng lớn,
bao quát (chứ không phải cá nhân trừu tượng). Cấu trúc của cái nhỏ hơn được
lặp lại trong cái lớn hơn.
Đằng sau bình diện thứ hai lại lộ ra bình diện thứ ba - bình diện cuối cùng
của các hình tượng về cuộc chiến tranh Picrochole - đó là cơ thể nghịch dị của
người khổng lồ, những hình tượng cỗ tiệc, thân thể bị xé nhỏ thành các bộ phận,
những dòng nước tiểu, máu biến thành rượu và chiến trận biến thành bữa tiệc,
màn phế truất kiểu carnaval vua Picrochole v.v…, nghĩa là bình diện hội hè-dân
gian hội giả trang của cuộc chiến tranh Picrochole mà chúng tôi đã phân tích ở
phần trước.
Bình diện thứ ba ấy - bình diện hội hè-dân gian - cũng mang tính cá nhân
và cụ thể, nhưng đó là tính cá nhân sâu rộng nhất, tính cá nhân phổ quát bao
trùm nhất. Đồng thời trong các hình tượng hội hè-dân gian của bình diện đó mở
ra ý nghĩa sâu xa nhất của tiến trình lịch sử, vượt xa ra khỏi những giới hạn
không chỉ của thời hiện tại ở nghĩa hẹp, mà còn là toàn bộ thời đại của
Rabelais. Trong chúng bộc lộ quan điểm của nhân dân về chiến tranh và hoà
bình, về kẻ xâm lược, về quyền lực và tương lai. Dưới ánh sáng của quan điểm
nhân dân đó, vốn được hình thành và trầm tích hàng ngàn năm, mở ra tính tương
đối vui vẻ của bản thân các sự kiện, cũng như tất cả các đề tài chính trị của thời
đại. Trong tính tương đối vui vẻ ấy, tất nhiên, không xoá nhoà những khác
biệt giữa cái chính nghĩa và phi nghĩa, cái đúng và cái sai, tiến bộ và bảo
thủ trên lát cắt của thời đại và trong hiện tại gần gũi, - nhưng những khác biệt
ấy đã mất đi tính tuyệt đối, tính một chiều và tính nghiêm trang hữu hạn của
mình.
Tính phổ quát hội hè-dân gian thấm suốt vào tất cả các hình tượng của
Rabelais, ông thấu hiểu và gắn liền từng chi tiết, từng tình tiết với cái tổng thể
cuối cùng. Tất cả những đồ vật cá nhân-đơn nhất thấy được và quen thuộc ấy,
mỗi chi tiết mang tính trắc đạc tràn đầy ở bình diện đầu tiên của các hình tượng
ấy được tham gia vào cái tổng thể cá nhân lớn của thế giới, cái tổng thể song
thân đang hình thành, phát lộ trong dòng chảy những lời khen và chê. Trong bối
cảnh ấy không thể nói về bất kỳ một hiện thực nhỏ nhặt tự nhiên chủ nghĩa hay
một khuynh hướng trừu tượng nào.
Chúng tôi đang nói về các hình tượng của cuộc chiến tranh Picrochole.
Nhưng bình diện thứ hai rộng hơn của hiện thực cũng có trong tất cả các hình
tượng khác của bộ tiểu thuyết của Rabelais. Tất cả chúng gắn với các sự kiện
và vấn đề chính trị nóng bỏng nhất của thời đại mình.
Rabelais am hiểu tinh tường tất cả các vấn đề chính trị cao siêu của thời
đại mình. Từ năm 1532 ông bắt đầu có mối liên hệ mật thiết với anh em nhà Diu
Belle. Cả hai anh em họ đều đứng ở trung tâm của đời sống chính trị thời đại đó.
Dưới thời Francois Đệ Nhất, hồng y giáo chủ Jean Diu Belle điều khiển dường
như toàn bộ đầu não của việc tuyên truyền văn học và ngoại giao mà vào thời đó
bắt đầu được trao cho ý nghĩa cực kỳ to lớn. Cả loạt các bài công kích xuất hiện
ở Đức, Hà Lan, Italia và tất nhiên ở ngay nước Pháp do anh em nhà Diu Belle
viết hoặc khơi nguồn. Ở khắp các nước họ có cơ quan đại diện văn học và ngoại
giao của mình.
Trong khi quan hệ mật thiết với anh em nhà Diu Belle, Rabelais có thể
nắm bắt được tình hình chính trị cấp cao của thời đại và, có thể nói, biết được từ
những gốc gác đầu tiên của nó. Ông là người trực tiếp chứng kiến nền chính trị
cao cấp đó hình thành như thế nào. Chắc chắn, ông được tin cậy tiết lộ nhiều ý
đồ và kế hoạch bí mật của quyền lực nhà vua, do bàn tay anh em nhà Diu Belle
thực hiện. Ông tháp tùng Jean Diu Belle trong thời gian ba chuyến đi của ông ta
đến Italia với những sứ mệnh ngoại giao cực kỳ quan trọng đối với giáo hoàng.
Ông là thành viên của Giliom Diu Belle trong thời gian Pháp chiếm đóng
Piemont. Ông có mặt trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Francois Đệ Nhất và
Charles V ở Eg-Mort, nằm trong đoàn tuỳ giá của nhà vua. Như vậy, Rabelais là
nhân chứng trực tiếp của những biến cố chính trị quan trọng nhất của thời đại
mình. Chúng diễn ra ngay trước mắt ông và lộ diện gần gũi trước mặt ông.
Bắt đầu từ "Gargantua" (nghĩa là từ quyển hai về mặt lịch đại), các vấn đề
chính trị-thời sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ tiểu thuyết. Bên cạnh
những đề tài chính trị trực tiếp, ba quyển cuối của bộ tiểu thuyết ngập tràn
những ám chỉ lộ liễu ít hay nhiều về các sự kiện chính trị khác nhau và các nhà
hoạt động khác nhau của thời đại ấy.
Xin khảo sát những đề tài chính trị-thời sự chủ yếu của quyển ba và quyển
bốn.
Chúng tôi từng nói rằng hình tượng trung tâm trong lời nói đầu của
"Quyển ba" - công cuộc phòng thủ thành Corinphơ - là phản chiếu của những
biện pháp phòng thủ thời kỳ đó của nước Pháp, và của Paris nói riêng, gắn với
sự xấu đi trong quan hệ đối với hoàng đế. Những biện pháp đó do Jean Diu
Belle tiến hành và Rabelais chắc chắn là nhân chứng trực tiếp của chúng. Những
chương đầu của "Quyển ba" nói về chính sách khôn khéo và nhân đạo của
Pantagruel trong các vùng đất chinh phục được của vua Anarche, gần như là ca
ngợi công khai chính sách của Giliom Diu Belle trong vùng Piemont bị Pháp
chiếm đóng. Trong thời gian chiếm đóng đó, Rabelais phục vụ cho Giliom Diu
Belle với tư cách thư ký và người tâm phúc gần gũi, và như vậy là nhân chứng
trực tiếp, được người lãnh đạo chia sẻ tất cả các biện pháp của mình.
Giliom Diu Belle - quí ngài Lanzhe - là một trong những con người tuyệt
vời nhất của thời kỳ đó. Chắc chắn ông là người duy nhất trong số những người
cùng thời được Rabelais - một người vô cùng tỉnh táo và đòi hỏi cao - bày tỏ
lòng kính trọng sâu sắc. Hình ảnh quí ngài Lanzhe khiến ông kinh ngạc và để lại
dấu ấn rõ nét trong tiểu thuyết của ông.
Rabelais gắn bó khăng khít với Giliom Diu Belle vào giai đoạn cuối của
cuộc đời hoạt động chính trị của ông. Rabelais có mặt lúc ông lâm chung, tự tay
lau rửa, xức dầu thân thể và đưa ông đến chỗ mai táng. Ông cũng hồi tưởng lại
những giây phút cuối cùng của quí ngài Lanzhe trong "Quyển bốn" của bộ tiểu
thuyết.
Chính sách của Giliom Diu Belle ở Piemont chiếm được thiện cảm sâu
sắc của Rabelais. Diu Belle trước hết cố gắng lôi kéo về phía mình dân cư các
vùng bị chiếm đóng. Ông cố gắng vực dậy nền kinh tế của Piemont; quân đội bị
cấm áp bức dân chúng, và buộc phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt. Hơn thế, Diu
Belle còn chở đến Piemont một số lượng lớn lúa mỳ và phân phát cho dân
chúng, ông đã tiêu tốn toàn bộ gia sản riêng của mình cho việc này 1. Đó là điều
hoàn toàn khác lạ và chưa từng có trong những biện pháp chiếm đóng quân sự
vào thời gian ấy. Chương đầu tiên của "Quyển ba" mô tả chính sách đó của quí
ngài Lanzhe ở Piemont. Môtip chủ đạo của chương này là sự phồn sinh và sung
túc của toàn dân. Nó bắt đầu từ sự phồn sinh những con người không tưởng
(những thần dân của Pantagruel), sau đó đưa ra lời ca ngợi chính sách chiếm
đóng của Diu Belle (trong trường hợp này là của Pantagruel):
"Rồi các ngươi sẽ biết, hỡi những tay lãng tử, rằng để giữ được sự qui
thuận và duy trì được đất nước vừa chinh phục được, tuyệt nhiên không nên
cướp bóc nhân dân, đàn áp, bóp nghẹt, làm khánh kiệt, hà hiếp và cai quản họ
với sự trợ giúp của những cây gậy sắt (như những bộ óc có cách nghĩ bạo chúa
đã sai lầm cho là như thế, như vậy chỉ làm hại cho mình và lăng nhục mình); nói
tóm lại, không cần cấu xé và ngốn ngấu nhân dân, như vị hoàng đế nọ được
Homere gọi là kẻ vô đạo ăn thịt nhân dân … Cần phải nuôi nhân dân bằng sữa,
chăm bẵm, lo lắng hệt như cho một đứa trẻ mới chào đời. Như một cây con mới
trồng, cần được che chắn, giữ gìn, bảo vệ khỏi bất kỳ bão táp, tai họa và sự xâm
hại nào. Hệt như một con bệnh vừa mới bình phục từ cơn bệnh kéo dài và trầm
trọng đang dần dần hồi sức, cần phải nâng niu, giữ gìn và chăm lo…" (quyển III,
chương 1).
Chúng ta thấy là toàn bộ đoạn văn ca ngợi các biện pháp chính trị cấp
thiết đó thấm nhuần sâu sắc quan niệm hội hè-dân gian về cơ thể toàn dân đang
sinh sôi, trưởng thành, lớn lên và tái sinh. Sinh trưởng và đổi mới là những
môtip chủ đạo của hình tượng nhân dân. Nhân dân - đó là đứa trẻ mới sinh,
phải bú mớm bằng sữa, là cái cây nhỏ mới trồng đang lớn, là cơ thể vừa hồi
sinh, bình phục. Vị chúa tể của nhân dân - đó là người mẹ đang nuôi con, là
người làm vườn, là bác sĩ chữa bệnh. Và vị chúa tể ngu ngốc-kẻ cai trị nhân dân
cũng được trao cho một định nghĩa thể xác-nghịch dị: đó là "kẻ ăn thịt nhân
dân", "kẻ cắn xé và ngốn ngấu nhân dân".
Các hình tượng thuần túy Rabelais, đồng thời là những hình tượng hội
hè-hội giả trang về nhân dân và vị chúa tể của nhân dân ấy đã mở rộng và làm
sâu thêm khác thường vấn đề chính trị-thời sự căng thẳng nóng hổi về cuộc
chiếm đóng Piemont. Chúng đưa yếu tố đó vào cái tổng thể lớn của thế giới
đang sinh thành và đổi mới.
Quí ngài Lanzhe, như chúng tôi đã nói, để lại dấu ấn sâu sắc trong toàn bộ
quyển ba và quyển bốn của bộ tiểu thuyết. Những hồi ức về hình ảnh của ông và
những giây phút cuối cùng của cuộc đời ông đóng vai trò quan trọng trong các
chương của “Quyển bốn” viết về cái chết của nhân vật, nó tương đối nổi bật
khác hẳn so với toàn bộ bộ tiểu thuyết bởi giọng điệu gần như hoàn toàn nghiêm
trang của mình. Cốt lõi vay mượn của Plutarque ở đây được kết hợp với các
hình tượng của chủ nghĩa anh hùng Kelt trong chùm truyện về những cuộc phiêu
lưu đến xứ sở cái chết ở miền Tây-Bắc (trong “Cuộc chu du của thánh
Brendane” nói riêng). Tất cả các chương viết về cái chết đó – là một kiểu lễ cầu
hồn cho quí ngài Lanzhe.
Nhưng hơn thế, quí ngài Lanzhe còn quyết định hình tượng nhân vật
chính của quyển ba và quyển bốn, tức là hình tượng Pantagruel. Bởi vì
Pantagruel ở hai quyển cuối đã không còn giống với chú quỉ nhỏ trong thánh
kịch, kẻ gây nên cơn khát, nhân vật của các vở hề kịch vui nhộn. Ở mức độ đáng
kể chàng trở thành hình tượng lý tưởng về một nhà thông thái và vị chúa tể.
Chàng được mô tả trong “Quyển ba” như sau: “Tôi đã nói với quí vị và xin nhắc
lại một lần nữa: đó là con người xuất sắc nhất trong tất cả những con người to
lớn và nhỏ bé, những người từng lúc nào đó được trang bị bằng thanh kiếm.
Trong tất cả mọi việc chàng chỉ nhìn thấy mỗi điều tốt, bất kỳ hành động nào
chàng cũng lý giải theo hướng hay. Không một điều gì khiến chàng phiền muộn,
không một ai làm chàng nóng giận. Chính vì thế chàng là vỏ chứa trí tuệ của
Chúa, nó không bao giờ rối loạn và xáo động. Bởi vì tất cả các kho báu mà vòm
trời trải rộng trên chúng và lòng đất ẩn giấu chúng, dù có đo ở bất kỳ chiều kích
nào: chiều cao, chiều sâu, chiều rộng hay thậm chí là chiều dài, cũng không
đáng để trái tim của chúng ta xao động vì chúng, hay làm bối rối tình cảm và trí
tuệ của chúng ta” (quyển III, chương II).
Trong hình tượng Pantagruel các nét thần thoại và carnaval bị yếu đi.
Chàng trở nên con người và anh hùng hơn, nhưng đồng thời chàng cũng mang
tính tụng ca-hoa mỹ và phần nào trừu tượng hơn. Sự thay đổi ấy trong hình
tượng Pantagruel diễn ra có lẽ do ảnh hưởng từ ấn tượng mạnh trước nhân cách
của quí ngài Lanzhe. Rabelais cố gắng lưu danh thiên cổ hình tượng ông trong
“Pantagruel” của mình1.
Tuy nhiên, không nên quá phóng đại sự đồng nhất Pantagruel với quí ngài
Lanzhe: đó chỉ là một trong các yếu tố của hình tượng, cốt lõi của nó vẫn là văn
hoá dân gian, và vì thế, rộng hơn và sâu hơn lời ngợi ca hoa mỹ quí ngài
Lanzhe.
“Quyển bốn” tràn ngập những ám chỉ về những sự kiện chính trị đương
thời và các vấn đề thời sự. Chúng ta thấy là bản thân lộ trình cuộc chu du của
Pantagruel cũng kết hợp trong mình con đường cổ xưa trong chùm truyền thuyết
Kelt đến xứ sở không tưởng của cái chết và sự phục sinh với những tìm kiếm
thuộc địa có thực của thời kỳ đó – với con đường của Jak Cartie.
Vào thời gian viết “Quyển bốn”, cuộc đấu tranh của nước Pháp chống lại
những tham vọng của giáo hoàng trở nên cực kỳ căng thẳng. Điều đó phản ánh
trong các chương về những sắc lệnh. Khi các chương đó được viết ra, chúng gần
như mang tính chính thống và phù hợp với chính sách Gôloa của chính quyền
nhà vua, song khi cuốn sách ra mắt, mối xung đột với giáo hoàng gần như đã
được dàn xếp hoàn toàn, vì vậy, lời phát biểu mang tính chính luận của Rabelais
phần nào hơi bị muộn.
Những ám chỉ về các sự kiện chính trị nóng hổi cũng hàm chứa trong các
tình tiết quan trọng của “Quyển bốn” như tình tiết cuộc chiến tranh giò (cuộc
đấu tranh của những nhà Calvin chủ nghĩa ở Giơnevơ) và tình tiết cơn bão (đại
giáo đường Tridentski).
Chúng tôi xin dừng lại ở những sự kiện vừa dẫn ra. Chúng đã đủ để chứng
minh hiện thực chính trị đương thời, các sự kiện, nhiệm vụ và vấn đề của nó
được phản ánh trong tiểu thuyết của Rabelais. Cuốn sách của Rabelais là một
bản “bình luận tổng quan”, cho nên nó mang tính thời sự và nóng hổi. Nhưng
đồng thời các vấn đề trong hình tượng của Rabelais lại rộng và sâu hơn rất nhiều
so với bất kỳ bản bình luận nào, nó vượt xa ra ngoài phạm vi của thời hiện tại
đương thời và toàn bộ thời đại.
Trong cuộc đấu tranh giữa các thế lực của thời đại mình, Rabelais bảo vệ
những quan điểm tiến bộ và tiên phong nhất. Chính quyền nhà vua đối với ông
là hiện thân của khởi đầu mới mà tương lai lịch sử trước mắt thuộc về nó, - khởi
đầu của quốc gia dân tộc. Vì thế ông có thái độ thù địch ngang nhau trước
những tham vọng của giáo hoàng, cũng như những tham vọng của đế chế đối
với quyền lực tối cao siêu dân tộc. Trong những tham vọng của giáo hoàng và
hoàng đế ông nhìn thấy quá khứ đang giãy chết của thế kỷ Gôtích, còn trong
quốc gia dân tộc ông nhìn thấy khởi đầu mới mẻ và tươi trẻ của đời sống lịch sử
toàn dân và quốc gia. Đó là quan điểm công khai và đồng thời hoàn toàn chân
thành của ông.
Quan điểm của ông về khoa học và văn hoá cũng công khai, cởi mở và
chân thành như thế: ông là người bảo vệ kiên định tính tri rhức của chủ nghĩa
nhân đạo với các phương pháp và cách đánh giá mới của nó. Trong lĩnh vực y
học ông đòi hỏi quay trở lại những cội nguồn đích thực của y học cổ đại - đến
Hyppocrate và Galen, và là kẻ thù của nền y học Arập đã bóp méo truyền thống
cổ đại. Trong lĩnh vực luật pháp ông cũng đòi hỏi quay về với các cội nguồn cổ
đại của luật pháp La Mã chưa bị vẩn đục bởi những luận giải u tối của các nhà
bình giải thiếu hiểu biết thời trung cổ. Trong các lĩnh vực quân sự, kỹ thuật, các
vấn đề giáo dục, kiến trúc, thể thao, trang phục, sinh hoạt và lối sống ông là
người bảo vệ nhiệt thành tất cả những gì mới mẻ và tiên tiến, vào thời ông chúng
như một dòng thác mạnh mẽ và không thể kìm hãm tràn vào từ Italia. Trong tất
cả các lĩnh vực để lại dấu ấn trong tiểu thuyết của ông (mà bộ tiểu thuyết của
ông là một cuốn bách khoa toàn thư), ông là con người tiên phong của thời đại
mình. Ông có khả năng cảm nhận khác thường về cái mới, nhưng không phải cái
mới đơn thuần, không phải những cách tân và mốt mới, - mà là cái mới căn cốt,
cái mới thực sự được sinh ra từ sự diệt vong của cái cũ và tương lai thực
sự thuộc về nó. Khả năng cảm nhận, lựa chọn và trình bày cái mới quan trọng
ấy, cái mới sản sinh ở Rabelais là vô cùng lớn.
Những quan điểm tiên phong đó trong các lĩnh vực chính trị, văn hoá,
khoa học và đời sống được thể hiện công khai và đơn nghĩa trong nhiều đoạn
văn riêng lẻ của bộ tiểu thuyết, trong tình tiết về việc giáo dục Gargantua, tu
viện Thelem, bức thư của Gargantua gửi Pantagruel, những lập luận của
Pantagruel về các nhà chú giải luật pháp La Mã thời trung cổ, cuộc đàm thoại
của Grandgouser với những người hành hương, lời ngợi ca chính sách chiếm
đóng của Pantagruel, v.v… Tất cả các tình tiết đó ở mức độ nhiều hay ít đều
mang tính tu từ học, và trong chúng chiếm ưu thế là ngôn ngữ sách vở và văn
phong chính thống của thời đại. Ở đây chúng ta nghe thấy loại ngôn từ công
khai và gần như nghiêm trang đến cùng. Đó là thứ ngôn từ mới, tiến bộ, tiếng
nói tối hậu của thời đại. Và đồng thời đó cũng là tiếng nói hoàn toàn chân
thành của Rabelais.
Nhưng nếu trong tiểu thuyết không có những tình tiết khác, không có
giọng nói khác, ngôn ngữ và văn phong khác, - thì Rabelais sẽ chỉ là một trong
những nhà nhân đạo chủ nghĩa tiên phong, nhưng bình thường của thời đại, dù
là đứng vào hàng đầu. Ông sẽ chỉ là thứ gì đó giống như Biude. Nhưng ông sẽ
không là Rabelais thiên tài, có một không hai.
Tiếng nói tối hậu của thời đại, được khẳng định chân thành và nghiêm
túc, dù sao cùng vẫn chưa là tiếng nói tối hậu của bản thân Rabelais. Dù nó có
tiến bộ đến đâu, Rabelais vẫn biết sự tiến bộ đó có mức độ; và dù ông là người
phát ngôn một cách nghiêm túc tiếng nói tối hậu của thời đại, - ông vẫn biết mức
độ của sự nghiêm túc đó. Tiếng nói thực sự tối hậu của bản thân Rabelais - đó
là tiếng nói vui vẻ, tự do và tuyệt đối tỉnh táo của dân gian, thứ tiếng nói không
thể mua chuộc bằng thước đo hữu hạn của sự tiến bộ và chân lý chỉ mang tầm
thời đại đó. Trước tiếng nói dân gian vui vẻ mở ra những viễn cảnh xa rộng hơn
nhiều của tương lai, dù những nét phác tích cực của cái tương lai đó còn có vẻ
không tưởng và chưa rõ ràng. Bất kỳ tính xác định và tính hoàn tất nào ngang
tầm với thời đại, đều ở mức độ nào đó nực cười, bởi vì dù sao chúng vẫn hữu
hạn. Nhưng tiếng cười thì vui vẻ, bởi bất kỳ tính xác định hữu hạn nào (và vì thế
là hoàn kết), khi diệt vong và phân rã, sẽ làm nảy sinh những khả năng mới.
Vì thế cần tìm kiếm tiếng nói tối hậu của bản thân Rabelais không phải
trong các tình tiết công khai và mang tính tu từ học của bộ tiểu thuyết như chúng
tôi vừa nêu, nơi ngôn ngữ hầu như đơn nghĩa và đơn ý, gần như nghiêm trang
đến tận cùng, - mà là trong tố chất hội hè-dân gian của hình tượng mà các tình
tiết đó đắm mình vào (cho nên tại sao chúng không trở nên đơn điệu và nghiêm
trang hữu hạn đến cùng). Dù Rabelais có nghiêm túc đến đâu trong các tình tiết
ấy và trong các phát biểu công khai và đơn nghĩa của mình, ông vẫn luôn để lại
một khe hở vui vẻ tới tương lai xa xôi hơn, nó biến tính tiến bộ tương đối và
chân lý tương đối trở thành nực cười, chỉ phù hợp với thời đại ấy và tương lai
gần nhìn thấy được. Vì thế Rabelais không bao giờ bộc lộ hết mình trong các
phát biểu công khai của ông. Đấy, tất nhiên, không phải là một kiểu châm biếm
lãng mạn, đó là bề dày và sự đòi hỏi dân gian được trao truyền cho ông với toàn
bộ hệ thống các hình thức và hình tượng hội hè-dân gian của nó.

* * *

Như vậy, hiện thực đương thời được phản ánh sâu rộng và đầy đủ trong
tiểu thuyết của Rabelais, được soi sáng bởi các hình tượng hội hè-dân gian.
Dưới ánh sáng của chúng thậm chí những viễn cảnh tươi đẹp nhất của hiện thực
ấy vẫn tỏ ra hữu hạn và xa xôi đối với lý tưởng và khát vọng của nhân dân, bộc
lộ trong các hình tượng hội hè-dân gian. Song do vậy, hiện thực đương thời
hoàn toàn không mất đi tính cụ thể, tính trực quan sinh động của mình. Ngược
lại, dưới ánh sáng vô cùng tỉnh táo của các hình tượng hội hè-dân gian, tất cả
các sự vật và hiện tượng của hiện thực lại có độ lồi đặc biệt, bề dày, tính vật
chất và tính cá nhân. Chúng được giải phóng khỏi tất cả các mối liên hệ ý nghĩa
hẹp hòi và giáo điều. Chúng được bộc lộ trong một không khí tự do tuyệt đối.
Điều đó cũng quyết định sự phong phú lạ thường và thiên hình vạn trạng của các
sự vật và hiện tượng được đưa vào tác phẩm của Rabelais.
Tác phẩm của ông, cũng như tất cả các tác phẩm lớn của thời đại, mang
tính bách khoa thư sâu sắc. Không một lĩnh vực nào của kiến thức và đời sống
thực tiễn không được giới thiệu trong tiểu thuyết của ông, hơn thế, được giới
thiệu với tất cả những chi tiết đặc thù của chúng. Ngành Rabelais học đương đại
– và đặc biệt công lao to lớn của Senean trong công việc này - đã cho thấy sự am
tường khác thường và đáng kinh ngạc của Rabelais trong tất cả mọi lĩnh vực ông
đề cập đến. Kết quả của một loạt công trình chuyên biệt được kiểm chứng trong
thời đại ngày nay đã chứng tỏ trí tuệ tinh tường sâu rộng và hoàn hảo của tác
giả không chỉ trong lĩnh vực y học và các lĩnh vực khác nhau của tự nhiên học,
mà còn cả trong luật học, kiến trúc, nghệ thuật quân sự, nghề biển, nấu ăn, trong
săn bắt chim ưng, các môn thể thao và chơi bài, sưu tập tiền cổ v.v… Sự am
hiểu, vốn từ phong phú về các lĩnh vực kiến thức và thực tiễn cuộc sống vô cùng
đa dạng trong tiểu thuyết của Rabelais làm người ta kinh ngạc không chỉ bởi sự
phong phú và đầy đủ của nó, mà còn bởi khả năng nắm bắt tuyệt vời những sắc
thái biểu đạt kỹ thuật tinh tế nhất mà chỉ những chuyên gia mới biết nổi. Dù
Rabelais có sử dụng một thuật ngữ đặc thù hay một diễn đạt chuyên môn nào thì
ông cũng dùng nó với sự trung thành và chính xác của một bậc thầy lành nghề
chứ không phải của một tay thợ nghiệp dư. Giữa thế kỷ trước đã có những ý
kiến nghiêm túc nghi ngờ tính chính xác và sự am tường của Rabelais khi sử
dụng vốn từ phong phú về biển và đại dương của ông. Những nghi ngờ đó do
Zhale, một chuyên gia về biển nói ra. Nhưng Senean đã chứng minh được sự
không công bằng và không có cơ sở của tất cả những nghi ngờ ấy: ngay trong
các công việc về biển sự thông hiểu của Rabelais vẫn có cơ sở vững vàng.
Đầu óc uyên bác bách khoa toàn thư đó của Rabelais và sự phong phú phi
thường trong thế giới của ông còn có một đặc điểm tuyệt vời nữa mà những nhà
Rabelais học chưa đánh giá hết: trong chúng chiếm ưu thế là tất cả những gì mới
mẻ, tươi rói, đầu tiên. Cuốn bách khoa thư của ông là cuốn bách khoa của thế
giới mới. Nó cụ thể và biểu hiện bằng đồ vật, nhiều trong số các đồ vật ấy lần
đầu tiên rơi vào tầm nhìn sống động của những người cùng thời với Rabelais,
lần đầu tiên có được tên gọi hay được làm mới tên cũ thành ý nghĩa mới. Thế
giới các đồ vật và thế giới của ngôn từ thời kỳ đó được mở rộng và làm phong
phú gấp bội, được đổi mới căn bản và hoán đổi trật tự nhóm một cách độc đáo
và dữ dội.
Chúng ta đều biết vào thời đại đó một khối lượng lớn và đa dạng các đồ
vật mới lần đầu tiên rơi vào tầm mắt của nhân loại. Ở Pháp cái mới đó đến có
hơi chậm trễ, nhưng bù lại thì gần như ngay lập tức ào ạt như một dòng thác
mạnh mẽ. Dòng chảy đó ập tới từ Italia vào đầu những cuộc chiến tranh Italia,
sau đó ngày càng tăng lên và mở rộng. Rabelais sống đúng vào lúc dòng chảy đó
đang lan rộng nhất và không thể kìm hãm nổi. Bởi vì mối tiếp xúc chặt chẽ với
nước Ý được bắt đầu từ mối tiếp xúc giữa hai quân đội, sau đó mới là sự tiếp
xúc giữa hai dân tộc, cho nên thoạt đầu ào ạt thâm nhập là những đồ vật mới
trong công việc nhà binh và kỹ thuật quân sự, sau đó đến hàng hải, sau nữa đến
kiến trúc, và chỉ sau đó các lĩnh vực còn lại của đời sống mới bắt đầu đổi mới –
công nghiệp, thương mại, lối sống và nghệ thuật. Cùng với những đồ vật mới
xuất hiện các từ mới: ngôn ngữ tràn ngập các từ Italia, Hy Lạp, Latinh, các tân
ngữ. Cần nhấn mạnh rằng tất cả đó không đơn thuần chỉ là những đồ vật mới
riêng lẻ: những đồ vật ấy có sức mạnh làm mới xung quanh mình những đồ vật
cũ còn lại, cải biến chúng. Chúng bắt những đồ vật cũ phải phù hợp với mình,
như cần phải thế, ví dụ những phát minh và sáng chế mới của kỹ thuật.
Rabelais thể hiện niềm đam mê và sự nhạy cảm khác thường đối với tính
mới căn bản của đồ vật và tên gọi. Ông không chỉ không lạc hậu với thời đại, -
ông còn thường xuyên vượt lên trước nó. Danh mục liệt kê quân sự của ông
(bên cạnh một vài cổ ngữ) đã phản ánh kỹ thuật quân sự tân tiến nhất, mà đặc
biệt phong phú là trong lĩnh vực quân giới. Nhiều từ mới lần đầu tiên xuất hiện
trên những trang viết của ông.
Trong số những từ mới có danh mục thuật ngữ kiến trúc của Rabelais.
Lĩnh vực ấy trong tiểu thuyết của ông chiếm vị trí tương đối quan trọng. Vốn từ
kiến trúc của ông chứa đầy các thuật ngữ mới và được làm mới, trong số chúng
nhiều thuật ngữ ông là một trong những người đầu tiên sử dụng. Ví dụ, từ
“symetrie” mới và được làm mới (theo nghĩa của mình trong kiến trúc mới) gần
như lần đầu tiên xuất hiện trên trang viết của ông. Các hiện tượng và các từ như
“peristyle”, “portique”, “architrave”, “frize” ở ông cũng mang tính chất tươi rói
tuyệt đối của những sự vật lần đầu tiên được nhìn thấy, lần đầu tiên được gọi
tên. Tất cả những từ và đồ vật ông gọi tên đó không chỉ đơn thuần mới, như
những hiện tượng riêng lẻ tách biệt: chúng có sức mạnh làm mới và cải biến mọi
quan niệm kiến trúc của thời đại.
Trong danh mục thuật ngữ của tất cả các lĩnh vực còn lại của kiến thức và
thực tiễn chúng ta cũng gặp vai trò to lớn ấy của các từ ngữ và đồ vật mới.
Những danh mục đó cũng phong phú những từ cũ, trong chúng nhiều khi cũng
có cả các cổ ngữ. Rabelais tìm kiếm sự đa dạng và phong phú ở khắp nơi và
trong mọi sự, nhưng ở ông cái mới luôn được nhấn mạnh và luôn có sức mạnh
cải tổ và lây lan.
Chúng tôi xin chuyển sang một hiện tượng rất quan trọng trong đời sống
văn phong của ngôn ngữ tiểu thuyết của Rabelais.
Số lượng khổng lồ các yếu tố ngôn ngữ của Rabelais được khai thác từ
các cội nguồn truyền miệng: đó là các từ tân trinh, chúng lần đầu tiên từ giữa
lòng sâu của cuộc sống dân gian, từ môi trường khẩu ngữ bước vào hệ thống bút
ngữ và ấn phẩm. Thậm chí trong từ vựng của hầu như tất cả các lĩnh vực khoa
học có một phần đáng kể lấy từ khẩu ngữ và lần đầu tiên được tiếp xúc với môi
trường sách vở, với cách tư duy hệ thống của sách vở, với ngữ điệu thành văn
của sách vở, với kết cấu cú pháp sách vở-thành văn. Khoa học trong thời đại
Rabelais với sự khó khăn lớn lao nhất mới chỉ bắt đầu giành được cho mình
quyền cất tiếng nói và viết bằng ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ thông tục, và ngay
cái quyền ấy lúc đó cũng còn xa mới giành được hoàn toàn. Không một giáo hội
nào, trường đại học nào, trường trung học nào công nhận thứ ngôn ngữ đó. Bên
cạnh Calvin, Rabelais là người sáng lập ra ngôn ngữ văn xuôi cho văn học Pháp.
Bản thân ông trong mọi lĩnh vực kiến thức và thực tiễn (nơi nhiều hơn, nơi ít
hơn) buộc phải dựa vào tố chất truyền miệng của ngôn ngữ, khai thác từ nó sự
giàu có của ngôn từ. Từ cội nguồn ấy, ngôn ngữ đến với ông hoàn toàn
trong ngữ cảnh tươi mới, còn chưa là thứ văn cảnh sách vở-thành văn được trau
chuốt.
Chúng ta hãy lấy, ví dụ, bản liệt kê tên gọi các loài cá của ông. Nó rất
đáng nể: chỉ trong một chương năm của “Quyển bốn” (cỗ tiệc cúng tế của các
nghệ nhân nấu ăn) ông đã đưa ra hơn sáu mươi tên loài cá khác nhau. Ở đây có
cả cá sông, cá Địa Trung Hải và cá đại dương. Từ đâu mà ông có vốn từ phong
phú đến thế về các loài cá? Tất nhiên không phải từ các cội nguồn sách vở. Các
công trình ngư học thế kỷ XVI của những người sáng lập ra ngành ngư học Pháp
– Ghiom Rodele và Pier Belon đến tận năm 1553-1554 mới được xuất bản,
nghĩa là sau khi Rabelais đã mất. Cội nguồn cho sự am tường của Rabelais chỉ
có thể là ngôn ngữ nói. Tên gọi các loại cá đại dương ông biết được ở Bretani và
Normandi, đâu đó trong các hải cảng ở Sen-Malo, Diepp và Gavr, ông trực tiếp
tiếp xúc với những người đánh cá Bretani và Normandi, từ ngôn ngữ sống động
của họ ông thu được những tên gọi địa phương, tỉnh vùng các loài cá cho bản
liệt kê của mình. Tên gọi các loài cá Địa Trung Hải ông biết từ miệng những
người đánh cá cảng Marsel. Đó còn là những tên gọi hoàn toàn mới mẻ, hoàn
toàn tươi rói như bản thân con cá quẫy trong giỏ những người đánh cá mà
Rabelais chắc chắn đã chăm chú nhìn khi hỏi tên chúng. Những tên gọi đó còn
chưa bao giờ vang lên trong ngôn ngữ viết và sách vở, còn chưa được gọt rũa
bởi văn cảnh giao tiếp sách vở-trừu tượng và được hệ thống hoá. Chúng còn
chưa va chạm với tên gọi của các loài cá xa lạ khác, chúng mới chỉ đồng hành
với những loài cá nhà mình, ví dụ, với những loài cá vùng Bretani, với những
câu chửi và lời rủa chắc nịch của vùng biển Bretani, với những ngọn gió và tiếng
sóng Bretani. Nói một cách khe khắt, đó hoàn toàn còn chưa phải là tên gọi các
loài cá, đó mới chỉ là những tên tục, tên lóng các loài cá, gần như là những danh
từ riêng của các loại cá địa phương. Về thực chất, chúng chỉ nhận được cấp
độ tính chất chung thỏa đáng và đặc điểm tên gọi trong văn cảnh sách vở lần
đầu tiên dưới ngòi bút của Rodele hay Belon, bởi trong các bản liệt kê-kể
danh của Rabelais chúng vẫn còn là những bán danh từ riêng.
Tất nhiên, vấn đề không phải ở chỗ Rabelais biết được những tên gọi ấy
từ xuất xứ truyền khẩu. Vấn đề là những tên gọi loài cá được Rabelais liệt kê
ấy còn chưa bao giờ có trong văn cảnh sách vở. Điều đó quyết định tính chất
của chúng trong nhận thức ngôn ngữ của Rabelais và những người cùng thời
với ông. Đó còn chưa phải là các tên gọi, mà chính xác hơn, như chúng tôi đã
nói, những tên riêng và những tên lóng bằng ngôn ngữ thông tục. Yếu tố hệ
thống-trừu tượng trong chúng còn phát triển yếu. Chúng không chỉ chưa trở
thành các thuật ngữ của ngư loại học, mà còn chưa trở thành những danh từ
chung mang tính chung nhất của ngôn ngữ văn học.
Vốn từ vựng ở các lĩnh vực kiến thức khác của Rabelais cũng mang tính
chất đó – ở mức độ nhiều hay ít. Bản liệt kê y học của ông cũng như vậy. Quả
thực, ông có sử dụng rộng rãi trong đó các tân ngữ, các từ tiếng Hy Lạp và
Latinh, nhưng ông cũng khai thác rất nhiều từ từ các cội nguồn khẩu ngữ của
ngôn ngữ thông tục. Thường là bên cạnh một tân ngữ bác học ông đặt một từ
thông tục tương đương của nó (ví dụ, epiglotte và gargamelle). Đặc biệt thú vị
là tên gọi suồng sã các loại bệnh tật. Trong chúng vẫn còn rất mạnh yếu tố danh
từ riêng và đồng thời là yếu tố tên tục chê mắng. Nhiều căn bệnh gắn liền công
khai với tên gọi các vị thánh mà vì sao đó được coi là những người đã chữa khỏi
hoặc đôi khi là người gây ra những căn bệnh ấy (ví dụ, le mal saint Antoine, le
mal saint Vit). Nhưng ngay các tên gọi bệnh tật nói chung trong ngôn ngữ thông
tục cũng rất dễ bị cá nhân hoá, nghĩa là được tiếp nhận như danh từ riêng của
các sinh vật sống. Trong văn học của thời đại ấy chúng ta tìm thấy những mô tả
bệnh tật dưới dạng nhân vật, đặc biệt là bệnh giang mai (“La Dame Verolle”), và
bệnh gút (“La Goutte”). Tên các loại bệnh đóng vai trò to lớn trong những lời
thề thốt và nguyền rủa và thường trở thành những tên tục chửi thề: khi nói đến
một người nào đó, người ta hay dẫn đến bệnh thổ tả, bệnh dịch hạch, bệnh
truyền nhiễm, có lúc người ta gọi bản thân anh ta là đồ thổ tả, đồ truyền nhiễm,
đồ dịch hạch. Cũng tính chất đó có thể dễ dàng tìm thấy trong tên gọi thông tục
các bộ phận sinh dục. Như vậy, cả trong bản liệt kê y học của Rabelais cũng còn
rất nhiều cái tên chưa đủ tính tổng quát và chưa được gọt rũa bởi ngôn ngữ sách
vở mang tính khái quát cao, để trở thành những tên gọi trung tính của ngôn ngữ
văn học và thuật ngữ khoa học.
Như vậy, những từ tân trinh của ngôn ngữ nói thông tục, lần đầu tiên được
đi vào hệ thống ngôn ngữ văn học, trong một số quan hệ nào đó gần gũi với
những tên riêng: chúng được cá nhân hoá theo kiểu đặc biệt, và trong chúng vẫn
còn khá mạnh yếu tố khen-chê, xích gần chúng với tên lóng và tên tục. Chúng
còn chưa đủ độ khái quát và trung tính để trở thành những danh từ riêng thông
thường của ngôn ngữ văn học. Hơn thế nữa những đặc tính đó của chúng
mang tính chất lây lan: trong một tổ chức ngữ cảnh nhất định chúng mở rộng
ảnh hưởng của mình sang những từ khác, tác động đến tính chất của toàn bộ
ngôn từ.
Ở đây chúng tôi đang đề cập đến một đặc điểm rất quan trọng của văn
phong ngôn ngữ Rabelais: giữa các danh từ chung và các danh từ riêng ở ông
trong một số quan hệ nhất định không có sự khác biệt rõ ràng như chúng ta quen
thấy trong ngôn ngữ và văn phong của văn học mới. Những khác biệt hình thức,
tất nhiên, vẫn còn giữ được đầy đủ sức mạnh, nhưng từ phương diện bên trong
căn cốt hơn, ranh giới giữa chúng vô cùng yếu ớt.
Sự yếu ớt ấy trong ranh giới giữa các danh từ chung và danh từ riêng
mang tính chất tương hỗ. Cả loại này và loại kia đều vươn tới một điểm chung -
đến tục danh khen-chửi.
Trong công trình này chúng tôi không thể đi sâu vào một đề tài chuyên
biệt ấy. Chúng tôi chỉ đề cập đến những tuyến cơ bản và thông tục của nó.
Phần lớn các danh từ riêng của Rabelais đều mang tính tục danh. Điều
đó quan hệ không chỉ đến những cái tên do bản thân Rabelais nghĩ ra, mà cả
những cái tên ông thu nhận được theo truyền thống. Đó trước hết là tên của các
nhân vật chính: Gargantua, Grandgousier, Gargamelle, Pantagruel – tất cả bốn
cái tên đó Rabelais đều tiếp nhận từ truyền thống. Hai trong số đó –
Grandgousier (“Cổ họng lớn”) và Gargamelle (“Cổ họng”) - đều có từ nguyên
hoàn toàn xác định, được cả truyền thống lẫn Rabelais (và, tất nhiên, cả các độc
giả của ông) nhận thức một cách rõ ràng.
Nếu tên riêng có một ý nghĩa từ nguyên học xác định và có ý thức, và hơn
thế là ý nghĩa mô tả tính cách cho nhân vật được gọi bằng tên đó, thì đấy đã
không còn đơn thuần là tên riêng, mà là biệt danh. Những cái tên-biệt danh như
vậy không bao giờ là trung tính, bởi ý nghĩa của nó luôn chứa đựng trong
mình yếu tố đánh giá (tích cực hoặc tiêu cực), điều đó về thực chất, -
là blason (khen-chửi). Tất cả những biệt danh đích thực đều mang tính hai
mặt, nghĩa là mang sắc thái khen-chê.
Grandgousier và Gargamelle rõ ràng chính là những cái tên-biệt danh như
vậy. Sự việc có đôi chút phức tạp hơn đối với Gargantua. Từ nguyên của cái tên
này không có tính xác định1 và chắc là không được Rabelais và những người
đương thời với ông hiểu được rõ ràng. Trong nhiều trường hợp Rabelais dùng
tới cách từ nguyên hoá nhân tạo tên người, đôi khi cố tình kéo dài không giống
như thật. Ông cũng hành động như vậy trong trường hợp này. Gargantua ra đời
với tiếng gào khủng khiếp “Uống! Uống! Uống!”. “Sao mà cái … của mày khỏe
thế!” (“Que grand tu as…”), - Grandgousier nói, ngụ ý đến cái cổ họng. Dựa vào
câu nói đầu tiên đó của người cha, đứa trẻ liền được đặt tên là Gargantua. Từ
nguyên hài hước đó, về thực chất, làm sống lại ý nghĩa đích thực của cái tên “cổ
họng”.
Ông cũng tạo ra từ nguyên một cách nhân tạo như thế (nhưng theo nguyên
tắc khác) cho cái tên Pantagruel (“Lúc nào cũng khát”), từ nguyên của từ đó
hoàn toàn không thể hiểu được.
Tất cả bốn cái tên-biệt danh đó đều nhị chức năng. Ba tên đầu biểu thị “cổ
họng”, không phải như một thuật ngữ trung tính mang tính giải phẫu học, mà
như một biểu tượng khen-chê cho sự phàm ăn, nuốt sống, nghiến ngấu, chè
chén. Đó vẫn là cái mồm há to, lòng ruột-nấm mồ, sự hấp thụ-sản sinh. Từ
nguyên của từ Pantagruel, với tư cách kẻ lúc nào cũng khát, cũng mang ý nghĩa
như thế, nó mở ra ý nghĩa nhị chức năng của hình tượng truyền thống. Tất nhiên,
sự thiếu vắng cội rễ trong ngôn ngữ dân tộc đã làm yếu đi tính nhị chức năng
của nó1.
Như vậy, những cái tên Rabelais tiếp nhận từ truyền thống, hoặc ngay từ
đầu là những tên tục khen-mắng, hoặc trở thành như thế bằng cách tạo từ
nguyên nhân tạo.
Những cái tên do Rabelais tự sáng tác cũng mang tính chất tên tục nhị
chức năng như thế. Về phương diện này rất đặc sắc là bản liệt kê sáu mươi tư
tên những người đầu bếp trong “Quyển bốn” của bộ tiểu thuyết. Tất cả chúng
đều là những biệt danh đặc trưng đúng là cho những người đầu bếp. Cốt lõi của
chúng chủ yếu là tên gọi các món ăn, loài cá, các món salat, rau quả, bát đĩa, các
vật dụng nhà bếp khác nhau. Ví dụ, các loại súp cho ra một loạt tên: Bouillones,
Potageanart, Souppimars v.v…; các loại thịt cũng đem đến một loạt tên
Soufflembayau, Cochonnet v.v…: rất nhiều cái tên được tạo ra từ mỡ (lard). Bản
liệt kê đó là một nhà bếp ồn ào và một bữa đại tiệc dưới dạng những tên riêng.
Một phần khác của bản liệt kê là những biệt danh theo kiểu chê mắng: cốt lõi
của chúng là tên gọi các khiếm khuyết của cơ thể, những tật nguyền, những chỗ
dơ bẩn khác nhau v.v… Chuỗi các tên riêng đó về bản chất văn phong và hình
tượng hoàn toàn tương tự với chuỗi những câu chửi, ví dụ, những người thợ
nướng bánh mỳ tặng cho những người chăn nuôi gia súc.
Cũng mang tính chất biệt danh mắng mỏ là tên các vị cố vấn và các chiến
binh của vua Picrochole. Ví dụ, Merdaille, Racquedenare (hà tiện), Trepelu (dơ
dáy), Tripet (cốc vại).
Cấu tạo tên riêng theo kiểu mắng mỏ là phương thức phổ biến nhất trong
sáng tác của Rabelais cũng như trong hài dân gian nói chung.
Những tên gọi tán tụng kiểu Hy Lạp cũng mang tính chất đặc biệt. Ví dụ,
các chiến binh của Grandgousier, khác với các chiến binh của Picrochole, mang
những cái tên ngợi ca kiểu Hy Lạp: Sebaste (đáng kính), Tolmere (dũng cảm),
Ithibol (chính trực). Thuộc về nhóm ca tụng còn có tên các nhân vật khác của
Rabelais như Ponocrate, Epistemon, Esten và thậm chí Panurge (Panurge –
người có khả năng làm tất cả, “thạo việc bằng cả hai tay”).
Tất cả những cái tên Hy Lạp đó về mặt hình thức tương tự như các biệt
danh, nhưng chúng là những từ hoa mỹ và đã mất đi tính nhị chức năng đích
thực. Những cái tên ấy giống như những chuỗi lời khen và chê tu từ học riêng rẽ
mà chúng tôi đã phân tích ở những đoạn văn chính thống trong tiểu thuyết của
Rabelais.
Tính nhị chức năng đích thực chỉ có ở những tên-biệt danh khen-chê nào
mà gốc rễ của chúng bắt nguồn từ nền tảng ngôn ngữ dân gian và tính hình
tượng dân gian gắn liền với nó.
Xin được dừng lại ở những ví dụ vừa phân tích. Tất cả những tên riêng
trong sáng tác của Rabelais bằng cách này hay cách khác đều được hiểu như
những tên lóng hay tên tục khen-chửi. Chỉ ngoại lệ là tên những nhân vật lịch sử
có thật và những người bạn có thật của tác giả (ví dụ, Tirako) hay những cái tên
về mặt cấu tạo âm thanh gần cận với chúng (ví dụ, Rondibilis thay cho
Rondele).
Nhưng ngay cả những danh từ riêng khác, ngoài tên người, cũng bộc
lộ xu hướng vươn tới ý nghĩa khen-chê nhị chức năng. Chúng ta thấy một loạt
tên gọi địa lý có ý nghĩa trắc đạc-cơ thể, ví dụ, Trou de Gibraltar, Bondes de
Hercule v.v… Trong một số trường hợp Rabelais nhờ đến cách cấu tạo từ
nguyên nhân tạo hài hước, ví dụ, khi giải thích nguồn gốc của tên gọi “Paris” và
“Bauce”. Ở đây, tất nhiên, có thêm những sắc thái đặc biệt khác, nhưng tuyến cơ
bản nhận biết các tên riêng theo kiểu thô tục và biến chúng thành những biệt
danh khen-chê vẫn là như vậy.
Cuối cùng trong tiểu thuyết có một loạt chương dành riêng cho việc xử
lý đề tài tên và tên gọi trên bình diện lý luận. Ví dụ, trong “Quyển ba” bàn về
vấn đề xuất xứ các tên gọi của cây cỏ, trong “Quyển bốn” triển khai trò chơi hội
giả trang với các tên tuổi trên đảo Ennezin. Cũng trong quyển này có phần lập
luận dài về những tên riêng gắn với các thuyền trưởng Riflandouille và
Tailleboudin.
Như vậy, những danh từ riêng trong tiểu thuyết của Rabelais đều vươn tới
khu vực những tên lóng và tên tục khen-chê. Song ngay cả các danh từ chung,
như chúng ta thấy, cũng vươn tới khu vực đó. Yếu tố khái quát trong văn cảnh
của Rabelais bị suy yếu. Tên động vật, chim chóc, cá mú, thảo mộc, các bộ phận
và cơ quan của cơ thể, các món ăn đồ uống, các đồ dùng nhà bếp và đồ gia dụng
hàng ngày, vũ khí, các phần trang phục, v.v… - trong tiểu thuyết của Rabelais
vang lên gần như là những tên tục-biệt danh của các nhân vật trong một vở kịch
trào phúng độc đáo với các đồ vật và cơ thể.
Khi phân tích tình tiết những kiểu chùi đít, chúng ta đã quan sát thấy vai
trò độc đáo ấy của các đồ vật, như các nhân vật trong một vở kịch trào lộng (vở
kịch của cơ thể kết hợp với vở kịch của đồ vật). Cần nhấn mạnh rằng nhiều
trong số tên gọi thông tục các loại cỏ, thảo mộc và một số đồ vật, xuất hiện với
tư cách đồ chùi đít, vẫn còn tươi mới và trinh tân trong văn cảnh sách vở-văn
học. Yếu tố danh từ chung trong chúng vẫn còn rất yếu. Đó còn chưa phải là tên
gọi, mà chỉ mới là tên-tục danh. Vai trò bất ngờ của chúng trong chuỗi những
kiểu chùi đít nhấn mạnh thêm sự cá nhân hoá chúng. Bởi trong chuỗi từ độc đáo
này chúng gia nhập vào một sự phân nhóm hoàn toàn mới. Chúng thậm chí được
thu nhận từ những mối liên hệ mang tính khái quát và hệ thống hoàn toàn yếu ớt
mà ở đấy trước đó chúng hiện diện trong ngôn ngữ. Tính chất tên riêng-cá nhân
của chúng được tăng lên. Ngoài ra, trong chuỗi những kiểu chùi đít sinh động
mang tính mắng chửi này tính vật chất và hình thức cá nhân của chúng được lộ
ra nổi bật. Tên gọi ở đây hầu như biến thành tên lóng đặc trưng cho các nhân vật
của một cảnh hề vui nhộn.
Tính mới của đồ vật và tên gọi của nó, hay là việc làm mới đồ vật cũ bằng
cách sử dụng theo kiểu mới hoặc sự đồng hành mới bất ngờ đã làm cá nhân
hoá đặc biệt đồ vật và làm tăng lên trong tên gọi của nó yếu tố riêng, xích gần
nó đến tên tục.
Độ hàm súc chung của ngữ cảnh các tên riêng (tên người và tên địa lý)
trong sáng tác của Rabelais có ý nghĩa đặc biệt đối với việc cá nhân hoá tên gọi.
Chúng tôi đã nói là để so sánh và đối chiếu, ông trưng ra những đồ vật độc nhất
vô nhị về mặt lịch sử (ví dụ, ông so sánh bánh kẹp với những pháo đài của thành
phố Turin). Mỗi đồ vật được ông cố gắng ban cho một tính xác định lịch sử và
trắc đạc.
Cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt là sự phá vỡ giễu nhại các mối liên hệ ngữ
nghĩa và ý thức hệ đã lỗi thời giữa các đồ vật và hiện tượng, đôi khi thậm chí là
những mối liên hệ lôgic sơ đẳng nhất (coq-à-l’âne phi lôgic). Các đồ vật và tên
gọi của chúng được giải phóng khỏi những ràng buộc của thế giới quan lỗi thời,
vùng thoát ra tự do, tìm thấy tính cá nhân thoải mái đặc biệt, tên gọi của chúng
xích gần với những cái tên-biệt danh vui vẻ. Những từ trinh nguyên của ngôn
ngữ nói dân gian còn chưa bị khép vào kỷ luật của ngữ cảnh văn học-sách vở
cùng với sự lựa chọn và phân hoá từ vựng nghiêm ngặt của nó, với tính chính
xác và những giới hạn ý nghĩa và giọng điệu của nó, với sự phân chia thứ bậc
đẳng cấp ngôn từ của nó, vẫn mang trong mình tính cá nhân và tự do đặc biệt
của carnaval, và vì thế dễ biến thành tên các nhân vật của một vở kịch hội giả
trang của đồ vật và cơ thể.
Như vậy, một trong những đặc điểm quan trọng nhất của văn
phong Rabelais thể hiện ở chỗ một mặt tất cả các tên riêng, mặt khác tất cả các
tên gọi danh từ chung của đồ vật và hiện tượng, đều cố gắng vươn tới những tên
lóng và biệt danh khen-chửi, như vươn tới cực điểm của mình. Vì thế các đồ vật
và hiện tượng trong thế giới của Rabelais đều có tính cá nhân độc đáo:
principium individuationis - vừa khen vừa chê. Trong dòng chảy những lời
khen-chê được cá nhân hoá, ranh giới giữa con người và đồ vật bị suy yếu đi:
tất cả chúng trở thành những người tham gia vào một vở kịch hội giả trang về
sự diệt vong của thế giới cũ đồng thời với sự sinh ra của thế giới mới.

* * *

Chúng ta hãy chú ý đến một đặc điểm tương đối điển hình nữa của văn
phong Rabelais - việc sử dụng các con số hội giả trang.
Văn học cổ đại và trung đại đã biết tới việc sử dụng các con số một cách
biểu tượng, siêu hình và thần bí. Có những con số thiêng như ba, bảy, chín,
v.v… Trong “Tuyển tập Hyppocrate” có bài luận “Về con số bảy”. Con số ấy ở
đây được kiến giải như con số khủng hoảng đối với toàn thế giới và đặc biệt đối
với sự sống của cơ thể con người. Nhưng con số, tự thân nó, nghĩa là bất kỳ con
số nào, cũng đều thiêng liêng. Thời cổ đại thấm đẫm quan niệm của Pifagore về
con số, như nền tảng của toàn bộ sinh tồn, của bất kỳ kết cấu và trật tự nào, kể
cả bản thân các vị thần. Tất cả chúng ta đều biết tính biểu tượng và sự thần bí
của các con số thời trung cổ. Các con số thiêng cũng trở thành cốt lõi bố cục của
các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có các tác phẩm văn học. Chúng ta hãy nhớ
lại Dante, trong tác phẩm của ông các con số thiêng quyết định không chỉ cấu
trúc toàn bộ vũ trụ, mà cả bố cục bản trường ca của ông.
Có thể định nghĩa, với phần nào đơn giản hoá, cơ sở mỹ học của thời cổ
đại và trung đại về các con số như sau: con số phải xác định, trọn vẹn, tròn trĩnh,
cân xứng. Chỉ có các con số như thế mới có thể trở thành nền tảng của sự hài
hoà và hoàn thiện của cái tổng thể.
Rabelais gỡ bỏ y phục thiêng liêng và biểu tượng của các con số, hạ bệ
chúng. Ông trần tục hoá các con số. Nhưng đó không phải sự trần tục hoá hư vô
chủ nghĩa, mà là sự trần tục hoá kiểu hội giả trang, tái sinh và đổi mới các con
số.
Trong tiểu thuyết của Rabelais có rất nhiều con số, hầu như không một
tình tiết nào có thể thiếu chúng. Và tất cả chúng đều mang tính hội giả trang và
nghịch dị. Điều đó đạt được bằng nhiều phương thức khác nhau. Đôi khi
Rabelais thể hiện sự hạ bệ giễu nhại công khai các con số thiêng: ví dụ, chín cái
que nướng thịt chim dựa theo con số chín nữ thần thi ca, ba cây cột khải hoàn
với các chiến lợi phẩm kiểu hội giả trang (trong tình tiết tiêu diệt sáu trăm sáu
mươi hiệp sĩ, thêm vào đó bản thân con số các hiệp sĩ cũng là số nhại về thuyết
tận thế). Nhưng những con số như vậy không nhiều. Phần lớn các con số đều
gây ngạc nhiên và đạt hiệu quả gây cười bởi tính phóng đại nghịch dị của chúng
(số lượng rượu bị uống, đồ ăn bị ăn v.v…). Nói chung ở Rabelais tất cả các biểu
đạt số lượng, thể hiện qua những con số, đều được phóng đại và thổi phồng thái
quá, chúng vượt ra ngoài giới hạn, phá vỡ bất kỳ tính hiện thực nào. Chúng cố
tình không có mức độ. Tiếp theo, hiệu quả gây hài được gợi nên bởi tham vọng
vươn tới tính chính xác (hơn thế là tính chính xác thái quá) trong những tình
huống mà sự đo đếm chính xác nói chung là không thể được: ví dụ, nêu lên
rằng Gargantua dìm chết trong nước tiểu của mình “hai trăm sáu mươi nghìn
bốn trăm mười tám người”. Nhưng điều quan trọng nhất lại nằm ở bản thân cấu
trúc nghịch dị các con số của Rabelais. Chúng tôi sẽ giải thích tất cả những điều
đó qua các ví dụ cụ thể.
Đây là một đoạn không dài lắm trong câu chuyện của Panurge kể về
những cuộc phiêu lưu của chàng ở Thổ Nhĩ Kỳ:
"Đúng lúc đó, để chạy trốn ngọn lửa, từ trong thành chạy ra sáu trăm - ơ
không phải , sáu trăm gì ở đây! – hơn một nghìn ba trăm mười một con chó…”
(quyển II, chương XIV).
Ở đây là cả một sự phóng đại nghịch dị, và còn với sự nhảy cóc ghê gớm
(từ sáu trăm ngay lập tức lên thành một nghìn ba trăm), có cả đối tượng bị hạ bệ
của con số đếm (những con chó), cả sự thái quá và hoàn toàn không cần thiết
của tính chính xác, cả sự không thể của bản thân việc đong đếm, và cuối cùng
cái từ “hơn” hoàn toàn hạ bệ tính chính xác. Nhưng nổi bật hơn cả là bản thân
cấu trúc các con số. Nếu chúng ta thêm vào một đơn vị – một nghìn ba
trăm mười hai – thì con số chắc chắn ngay lập tức trở nên yên ổn, tròn trĩnh, trọn
vẹn, và hiệu quả gây hài sẽ bị hạ thấp hẳn. Còn nếu chúng ta đưa nó đến
thành một nghìn năm trăm mười hai, thì nó hoàn toàn bình ổn, hoàn thiện một
cách tĩnh tại, mất đi tất cả tính không cân đối và tính mở ngỏ của nó, không còn
là con số nghịch dị kiểu Rabelais nữa.
Đó là cấu trúc chung các con số lớn của Rabelais: tất cả chúng đều cố tình
đi chệch khỏi con số cân bằng và yên ổn, nghiêm chỉnh và hoàn tất. Chúng ta
hãy quay lại con số chúng tôi vừa dẫn ở trên về những người bị dìm chết trong
nước tiểu – hai trăm sáu mươi nghìn bốn trăm mười tám người – và thay đổi cấu
trúc mỹ học của nó – hai trăm năm mươi nghìn năm trăm hai mươi, - hiệu quả
sẽ thay đổi hẳn. Và một ví dụ nữa: số người bị giết trong vườn nho tu viện
– mười ba nghìn sáu trăm hai mươi hai người, bạn hãy thay đổi cấu trúc của nó
một chút – mười hai nghìn năm trăm hai mươi, và bạn sẽ giết chết linh hồn
nghịch dị của nó. Có thể dễ dàng tin vào tất cả những điều đó bằng cách phân
tích bất kỳ con số lớn nào trong tác phẩm của Rabelais. Ông duy trì nghiêm ngặt
nguyên tắc kết cấu của mình. Tất cả các con số của ông đều bất yên, đều nhị
chức năng và không hoàn thiện, như các chú quỉ trong các vở yêu kịch trung cổ.
Trong kết cấu các con số, giống như trong một giọt nước, phản ánh cấu trúc của
cả đại dương thế giới của Rabelais. Dựa trên con số đó không thể xây dựng một
vũ trụ hài hoà và hoàn bị được. Trong sáng tác của Rabelais thống trị một mỹ
học về các con số hoàn toàn khác hẳn so với thời cổ đại và thời trung đại cao
siêu.
Có cảm tưởng rằng chẳng có gì xa lạ với tiếng cười hơn là các con số.
Nhưng Rabelais có khả năng biến cả chúng cũng thành buồn cười và có quyền
năng ngang với mọi vật khác tiếp xúc với thế giới hội giả trang của toàn bộ bộ
tiểu thuyết.

* * *

Để kết luận chúng tôi xin đề cập đến một yếu tố quan trọng khác: mối
quan hệ đặc biệt của thời đại Rabelais với ngôn ngữ và cảm quan ngôn ngữ.
Thời Phục Hưng là giai đoạn duy nhất trong lịch sử văn học và ngôn ngữ
châu Âu diễn ra quá trình kết thúc tính hoà trộn ngôn ngữ và sự thay thế ngôn
ngữ. Rất nhiều điều xảy ra trong giai đoạn khác thường và duy nhất ấy của đời
sống ngôn ngữ-văn học mà không thể có trong tất cả các thời đại tiếp theo.
Về văn xuôi nghệ thuật và đặc biệt là tiểu thuyết thời đại mới có thể nói
chúng nảy sinh trên vùng giáp ranh của hai ngôn ngữ. Đời sống ngôn ngữ-văn
học tập trung trên ranh giới này. Diễn ra sự định vị tương hỗ căng thẳng, sự tác
động qua lại, soi chiếu lẫn nhau giữa hai loại ngôn ngữ. Hai ngôn ngữ nhìn
thẳng vào nhau công khai và căng thẳng: mỗi ngôn ngữ nhận thức lại mình, các
khả năng và hạn chế của mình dưới ánh sáng của ngôn ngữ kia. Ranh giới giữa
hai ngôn ngữ được cảm nhận trong quan hệ với mỗi đồ vật, mỗi khái niệm, mỗi
quan điểm. Bởi vì hai ngôn ngữ là hai thế giới quan.
Chúng tôi đã nói ở phần khác của công trình (chương I) rằng ranh giới
phân chia hai nền văn hoá - văn hoá dân gian và văn hoá chính thống – một phần
nào đó diễn ra công khai theo tuyến phân chia của hai ngôn ngữ - ngôn ngữ dân
tộc và tiếng Latinh. Ngôn ngữ dân tộc, bao trùm tất cả các lĩnh vực của ý thức
hệ và lấn át ra khỏi đó ngôn ngữ Latinh, mang trong mình những quan điểm
mới, các hình thức tư duy mới (tính nhị chức năng), những đáng giá mới: bởi
ngôn ngữ đó là ngôn ngữ của cuộc sống, của lao động vật chất và sinh hoạt,
ngôn ngữ của các thể loại “cấp thấp” - đa phần là các thể loại trào tiếu – (truyện
tiếu lâm, hề kịch, “những tiếng rao Paris", v.v…) và cuối cùng là ngôn ngữ của
tiếng nói tự do nơi quảng trường (dĩ nhiên, ngôn ngữ dân gian không phải là
thống nhất, trong nó cũng có các khu vực của ngôn ngữ chính thống). Trong khi
đó tiếng Latinh là ngôn ngữ của thời trung cổ chính thống. Văn hoá dân gian
được phản ánh trong đó yếu ớt và phần nào bị bóp méo (chủ yếu trong nhánh
của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị bằng tiếng Latinh).
Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở hai ngôn ngữ - ngôn ngữ dân tộc và
ngôn ngữ Latinh thời trung cổ. Ranh giới cơ bản này còn giao cắt với những
ranh giới giữa các ngôn ngữ khác. Sự định vị tương hỗ giữa các ngôn ngữ là rất
phức tạp và đa chiều.
Nhà nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ Pháp Ferdinand Briuno, khi trả lời câu
hỏi tại sao nhiệm vụ chuyển sang ngôn ngữ dân tộc chỉ có thể được giải quyết
chính là vào thời kỳ Phục Hưng với các khuynh hướng cổ điển của nó, - đã chỉ
ra hoàn toàn xác đáng rằng bản thân cố gắng của thời Phục Hưng khôi phục
ngôn ngữ Latinh với sự trong sáng cổ điển thời cổ đại của nó nhất định sẽ biến
tiếng Latinh thành một tử ngữ. Không thể thực hiện việc duy trì sự trong sáng cổ
điển của ngôn ngữ thời cổ đại, đồng thời lại sử dụng nó trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày và trong thế giới đồ vật của thế kỷ XVI, lấy nó để biểu hiện tất cả các
khái niệm và sự vật của thời hiện tại sống động. Phục hồi sự trong sáng cổ
điển của ngôn ngữ sẽ không tránh khỏi hạn chế việc sử dụng nó, mà về thực chất
là giới hạn khu vực văn phong. Cả ở đây – trên phương diện ngôn ngữ - cũng
biểu lộ tính hai mặt của hình ảnh “phục sinh”: mặt sau của sự phục sinh sẽ là sự
diệt vong. Việc phục sinh ngôn ngữ Latinh của Ciceron đã biến tiếng Latinh
thành một thứ ngôn ngữ chết. Thời hiện tại – thời đại mới trong tính mới của nó
- đã bứt tung khỏi ách kìm kẹp của tiếng Latinh kiểu Ciceron và đối lập với nó.
Thời hiện tại đã giết chết tiếng Latinh cổ điển với những cao vọng của nó được
trở thành một thứ ngôn ngữ mới.
Như vậy, chúng ta thấy sự định vị qua lại giữa các thứ tiếng dân tộc và
tiếng Latinh thời trung đại còn phức tạp hơn bởi sự định vị qua lại và soi sáng
lẫn nhau giữa tiếng Latinh thời trung đại với tiếng Latinh cổ điển đích
thực. Đường ranh giới này lại giao nhau với một đường ranh giới khác. Tiếng
Latinh của Ciceron đã rọi sáng tính chất đích thực của tiếng Latinh thời trung
cổ, bộ mặt đích thực của nó. Bộ mặt đích thực ấy, về thực chất, lần đầu tiên
người ta mới được nhìn thấy. Cho đến trước đó họ đã nắm vững ngôn ngữ của
mình (tiếng Latinh trung cổ), nhưng chưa thể nhìn thấy bộ mặt què quặt và hữu
hạn của nó.
Tiếng Latinh của Ciceron có thể đặt trước tiếng Latinh thời trung cổ “tấm
gương hài”: trong đó phản chiếu “Những bức thư của lũ người ngu tối”.
Sự soi rọi lẫn nhau ấy giữa tiếng Latinh cổ điển và tiếng Latinh trung cổ
diễn ra trong bối cảnh của thế giới mới đương thời, còn chưa được xếp đặt
ngang nhau vào hệ thống ngôn ngữ này hay hệ thống ngôn ngữ kia. Thời hiện tại
với thế giới mới của nó đã chiếu sáng khuôn mặt tiếng Latinh thời Ciceron: dù
tỏ ra là tuyệt đẹp, nhưng đó là một khuôn mặt chết1.
Thế giới mới và các thế lực xã hội mới đại diện cho nó thể hiện mình đầy
đủ hơn cả trong các thứ tiếng dân dã dân tộc. Vì thế quá trình định vị qua lại
giữa tiếng Latinh trung cổ và tiếng Latinh cổ điển được thực hiện dưới ánh sáng
của ngôn ngữ dân dã-dân tộc. Ba thứ ngôn ngữ đó tương tác lẫn nhau và giao cắt
nhau trong một quá trình thống nhất và không tách rời.
Rabelais có lẽ sẽ so sánh sự định vị qua lại giữa ba ngôn ngữ đó với
“farce jouée à trois personnage” (vở hề kịch có ba nhân vật tham gia), còn
những hiện tượng như “Những bức thư của lũ người ngu tối” và thơ ca của các
nhà thơ Macaronic thì ông sẽ so sánh với sự chửi nhau trên quảng trường của ba
thứ tiếng. Cái chết vui vẻ của ngôn ngữ với sự khó thở già nua của nó, với
những cơn ho, những lời nói hớ đã được Rabelais mô tả trong ngôn từ của tiên
sinh Ianotus Bragmardo.
Trong quá trình soi rọi lẫn nhau đó giữa các ngôn ngữ, thời hiện tại sống
động, nghĩa là tất cả những gì mới mẻ và chưa từng có trước đó – các đồ vật
mới, khái niệm mới, quan điểm mới, - đã đạt tới tầm nhận thức sâu sắc khác
thường; ranh giới giữa các thời kỳ, đường biên giữa các thời đại, giữa các thế
giới quan, các lối sống được cảm nhận thật rõ ràng. Cảm giác về thời gian và
bước đi của nó trong phạm vi một hệ thống ngôn ngữ đang đổi mới dần dần và
chậm chạp chưa bao giờ có thể sắc nhọn và rõ rệt đến thế. Trong khu vực hệ
thống ngôn ngữ Latinh trung cổ vốn cào bằng tất cả, dấu vết của thời gian hầu
như hoàn toàn bị xoá sạch, nhận thức ở đây tồn tại như trong một thế giới vĩnh
cửu và bất biến. Trong hệ thống đó việc nhìn ra mọi phía xung quanh về thời
gian (cũng như về không gian, nghĩa là cảm nhận được tính độc đáo của các dân
tộc và tỉnh vùng của mình) thật vô cùng khó. Nhưng trên vùng tiếp giáp của ba
loại ngôn ngữ ấy nhận thức về thời gian lại có những hình thức vô cùng sắc sảo
và độc đáo. Nhận thức nhìn ra mình trên chỗ giáp ranh của các thời đại và các
thế giới quan, lần đầu tiên nó có thể thâu tóm những qui mô lớn để đo bước đi
của thời gian, nó có thể cảm nhận sâu sắc cái ngày hôm nay của mình, sự không
giống nhau với ngày hôm qua, những giới hạn và những viễn cảnh của nó. Sự
định vị tương hỗ và soi rọi lẫn nhau đó của ba loại ngôn ngữ bỗng phát hiện
ra bao nhiêu cái cũ đã chết đi và bao nhiêu cái mới được sinh ra. Thời hiện tại ý
thức được mình, nhìn ra khuôn mặt mình. Nó có thể phản chiếu khuôn mặt đó
ngay trong “tấm gương của vở hài kịch”.
Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở sự định vị tương hỗ giữa ba ngôn ngữ.
Quá trình phân chia ranh giới lẫn nhau diễn ra cả ở khu vực bên trong các ngôn
ngữ dân tộc dân dã. Bởi vẫn chưa có được một ngôn ngữ dân tộc thống nhất. Nó
mới đang chậm chạp hình thành. Trong quá trình chuyển hoá toàn bộ hệ tư
tưởng sang các ngôn ngữ dân tộc và tạo ra hệ thống ngôn ngữ văn học thống
nhất mới đã diễn ra sự định hướng tương tác căng thẳng giữa các thổ ngữ bên
trong một ngôn ngữ dân tộc, còn rất xa xôi với sự trung tâm hoá. Đã kết thúc sự
đồng tồn tại ngây thơ và hoà bình giữa các thổ ngữ đó. Chúng bắt đầu soi chiếu
lẫn nhau, sự độc đáo của diện mạo chúng bắt đầu được phát lộ ra. Xuất hiện các
mối quan tâm khoa học đối với các thổ ngữ và việc nghiên cứu chúng, cũng xuất
hiện mối quan tâm nghệ thuật đối với việc sử dụng các từ địa phương (vai trò
của chúng trong tiểu thuyết của Rabelais rất lớn)1.
Rất điển hình cho thái độ đặc biệt của thế kỷ XVI đối với các đặc điểm
thổ ngữ là cuốn sách “Những khảo cứu vui nhộn về thổ ngữ vùng Toulous” của
Odde de Triors (Odde de Triors, Joyeuses Recherches de la langue
Toulousaine). “Những khảo cứu vui nhộn” đó ra mắt vào năm 1578 và phản
chiếu ảnh hưởng đáng kể của Rabelais2. Nhưng cách tiếp cận của tác giả với
ngôn ngữ và các thổ ngữ mang tính đặc trưng cho toàn thời đại. Tác giả xem xét
các đặc điểm của thổ ngữ vùng Toulous khi so sánh với ngôn ngữ chung vùng
Provăngxơ chủ yếu trên góc độ ý nghĩa nước đôi lập lờ và những hiểu nhầm vui
vẻ diễn ra do không hiểu hết các đặc điểm ấy. Các đặc điểm và sắc thái thổ ngữ
cũng được dùng cho trò chơi độc đáo với ngôn từ theo tinh thần của Rabelais.
Sự soi chiếu lẫn nhau giữa các ngôn ngữ ở đây được mở ra công khai như
một vở hề kịch vui nhộn.
Bản thân ý tưởng “ngữ pháp vui nhộn” hoàn toàn không phải là mới.
Chúng tôi đã nói là suốt chiều dài thời trung cổ kéo dài truyền thống các vở kịch
nhộn ngữ pháp. Bắt đầu truyền thống này là thể loại ngữ pháp nhại thế kỷ VII
“Ngữ pháp của Vergili” mà chúng tôi đã nhắc tới. Song toàn bộ truyền thống
trung cổ ấy mang tính chất phần nào hình thức, chỉ liên quan đến tiếng Latinh và
hoàn toàn mất đi sự tiếp cận với ngôn ngữ như một tổng thể, với diện mạo độc
đáo của ngôn ngữ, với hình tượng của ngôn ngữ, với cái hài trong ngôn ngữ. Mà
chính sự tiếp cận đó lại đặc trưng cho các vở hề kịch và cải biên ngôn ngữ và
ngữ pháp thế kỷ XVI. Các thổ ngữ dường như trở thành những hình ảnh trọn
vẹn, những kiểu lời nói và tư duy hoàn chỉnh, dường như trở thành những mặt
nạ ngôn từ. Chúng ta đều biết vai trò của các thổ ngữ Ý trong hài kịch del arte:
đằng sau mỗi chiếc mặt nạ ở đây định hình một thổ ngữ nhất định của tiếng Ý.
Tuy nhiên, cần nhận xét rằng các hình tượng ngôn ngữ (các thổ ngữ) và tính hài
của chúng trong vở hài kịch này còn mang tính tương đối thô sơ.
Rabelais đã đưa ra một hình tượng rất đạt về ngôn ngữ của các nhà cổ xuý
tiếng Latinh trong tình tiết chàng sinh viên vùng Limuzin ở cuốn “Pantagruel”.
Chúng tôi xin nhấn mạnh vấn đề đang nói chính là hình tượng ngôn ngữ, được
thấy như một tổng thể trong các yếu tố căn bản của nó. Và hình tượng đó có
tính chửi mắng, hạ bệ. Không phải vô cớ mà mảng đề tài ngôn từ của chàng
sinh viên chứa đầy những chuyện tục tĩu. Pantagruel nổi xung lên vì ngôn ngữ
của anh chàng đã tóm lấy cổ họng y và anh chàng bất hạnh vì quá hoảng sợ bắt
đầu cất tiếng nói bằng thứ thổ ngữ mẹ đẻ thuần khiết vùng Limuzin1.
Nếu sự định hướng qua lại và soi chiếu lẫn nhau giữa các ngôn ngữ lớn
làm sâu sắc thêm và cụ thể hoá hơn cảm giác thời gian và các đổi thay thời đại,
thì sự soi chiếu qua lại giữa các thổ ngữ trong phạm vi một ngôn ngữ dân tộc lại
làm sâu sắc và cụ thể hoá hơn cảm giác không gian lịch sử, nâng cao cảm giác
và sự nhận biết tính độc đáo của địa phương, tỉnh, vùng. Đó là một yếu tố rất
quan trọng trong cảm giác phân biệt mới về không gian lịch sử của đất nước
mình và toàn bộ thế giới, nó đặc trưng cho thời đại và tìm được biểu hiện mạnh
mẽ và rực rỡ trong tiểu thuyết của Rabelais.
Tuy nhiên, vấn đề cũng không chỉ giới hạn ở sự định vị qua lại giữa các
thổ ngữ. Ngôn ngữ dân tộc, khi trở thành ngôn ngữ của hệ tư tưởng và văn học,
tất yếu sẽ phải đi đến quá trình tiếp xúc quan trọng với các ngôn ngữ dân tộc
khác, những ngôn ngữ thực hiện quá trình đó sớm hơn và nắm bắt được sớm hơn
thế giới đồ vật và khái niệm mới. Đối với tiếng Pháp, ngôn ngữ đó là tiếng Ý.
Cùng với kỹ thuật và văn hoá Ý, vô số từ ngữ Ý đã xâm nhập vào tiếng Pháp.
Chúng tràn ngập trong tiếng Pháp và nhanh chóng gợi nên phản ứng chống lại.
Bắt đầu một cuộc đấu tranh giữa những người theo chủ nghĩa thuần tuý với
những nhà ủng hộ sự Ý hoá. Đã xuất hiện những bài nhại ngôn ngữ của những
người ủng hộ tiếng Ý, đưa ra hình ảnh một ngôn ngữ trọ trẹ bởi những từ gốc Ý.
Anri Echien, ví dụ, đã viết một bài nhại như thế.
Sự Ý hoá tiếng Pháp và cuộc đấu tranh với nó là những tư liệu mới và
quan trọng về lịch sử soi chiếu qua lại của các ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi nói về
hai ngôn ngữ dân tộc mới mà sự định hướng tương hỗ của chúng đã đem đến
yếu tố mới vào cảm nhận ngôn ngữ như một tổng thể bản sắc với tính hữu hạn
và các viễn cảnh của nó, cũng như cảm giác về thời đại, và cảm giác về không
gian lịch sử cụ thể.
Cần đặc biệt nhắc đến ý nghĩa to lớn của các bản dịch trong quá trình soi
rọi lẫn nhau này giữa các ngôn ngữ. Chúng ta đều biết các bản dịch chiếm vị trí
độc tôn như thế nào trong đời sống ngôn ngữ-văn học thế kỷ XVI. Bản dịch
Homere của Salen là một sự kiện. Bản dịch Plutarque nổi tiếng do Amio thực
hiện (năm 1559) còn là sự kiện lớn hơn. Vô số bản dịch các tác giả Ý cũng có ý
nghĩa quan trọng. Người ta buộc phải dịch sang một thứ tiếng chưa hoàn thiện
và chưa định hình. Trong quá trình dịch thuật, bản thân ngôn ngữ được bồi đắp
và có khả năng nắm bắt thế giới của hệ tư tưởng cao siêu và các sự vật, khái
niệm còn mới đối với nó, khai mở thoạt đầu trong các hình thức của một ngôn
ngữ xa lạ1.
Chúng ta đã thấy nhận thức ngôn ngữ văn học của thời đại được hình
thành trong sự giao thoa phức tạp ở vùng tiếp giáp của các ngôn ngữ, các thổ
ngữ, phương ngữ, biệt ngữ. Sự đồng tồn tại ngây thơ và mờ mịt của các ngôn
ngữ và thổ ngữ đã kết thúc, và nhận thức ngôn ngữ văn học xuất hiện không
phải trong hệ thống được đơn giản hoá của một ngôn ngữ thống nhất và không
thể phủ nhận, mà là trên vùng giáp ranh của nhiều ngôn ngữ ở tâm điểm của
những định hướng qua lại căng thẳng và cuộc đấu tranh giữa chúng. Ngôn ngữ
- đó là những thế giới quan, hơn nữa không phải những thế giới quan trừu tượng,
mà là cụ thể, mang tính xã hội, được xuyên suốt bởi hệ thống các đánh giá,
không tách rời với thực tiễn cuộc sống và cuộc đấu tranh giai cấp. Vì thế mỗi đồ
vật, mỗi khái niệm, mỗi quan điểm, mỗi đánh giá, mỗi ngữ điệu đều rơi vào
điểm giao nhau của các đường ranh giới giữa các ngôn ngữ-thế giới quan, đều bị
lôi cuốn vào cuộc đấu tranh ý thức hệ căng thẳng. Trong những điều kiện khác
thường ấy không thể có bất kỳ một sự giáo điều ngôn ngữ, sự giáo điều ngôn
từ hay sự ngây thơ ngôn từ dù là thế nào đi chăng nữa. Ngôn ngữ thế kỷ XVI và
ngôn ngữ của Rabelais nói riêng đến tận bây giờ đôi khi vẫn bị người ta cho là
ngây thơ. Song trên thực tế, lịch sử các nền văn học châu Âu chưa biết đến một
ngôn ngữ nào ít ngây thơ hơn nó. Sự thoải mái và tự do vô cùng của nó khác rất
xa với sự ngây thơ. Nhận thức ngôn ngữ-văn học của thời đại ấy không chỉ biết
cảm nhận ngôn ngữ của mình từ bên trong, mà còn nhìn thấy nó từ bên
ngoài, dưới ánh sáng của các ngôn ngữ khác, cảm thấy các đường biên của nó,
nhìn thấy nó như một hình tượng đặc thù và hữu hạn trong toàn bộ tính tương
đối và tính nhân văn của nó.
Sự đa ngữ tích cực như thế và khả năng nhìn vào ngôn ngữ của mình từ
bên ngoài, nghĩa là bằng con mắt của các ngôn ngữ khác, đã khiến nhận thức đối
với ngôn ngữ trở nên tự do khác thường. Ngôn ngữ trở nên vô cùng uyển chuyển
thậm chí trong cấu trúc hình thức-ngữ pháp của nó. Về phương diện tư tưởng
nghệ thuật, trước hết quan trọng là tính tự do phi thường của các hình tượng và
sự kết hợp của chúng, được tự do khỏi tất cả các chuẩn mực ngôn từ, khỏi tất cả
các phân chia thứ bậc ngôn ngữ đã được xác lập. Sự phân chia thành cái cao cả
và cái thấp kém, cái cấm đoán và cái tự do, cái thiêng và cái phàm trong ngôn
ngữ đã bị mất đi sức mạnh của mình.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa giáo điều khép kín, được gia cố qua nhiều thế
kỷ trong bản thân ngôn ngữ đối với tư duy con người và đặc biệt đối với hình
tượng nghệ thuật là vô cùng lớn. Ở nơi nào nhận thức sáng tạo chỉ sống trong
một ngôn ngữ duy nhất, hoặc ở nơi nào nhận thức đó liên quan đến nhiều ngôn
ngữ mà các ngôn ngữ bị phân định nghiêm ngặt, không đấu tranh với nhau giành
sự thống trị - thì ở đó không thể khắc phục được tính giáo điều sâu xa, nằm
trong bản thân cách tư duy của ngôn ngữ đó. Chỉ có thể đứng ngoài ngôn ngữ
của mình khi nào và ở nơi nào diễn ra sự thay đổi lịch sử quan trọng của các
ngôn ngữ, khi những ngôn ngữ đó có thể nói chuyện với nhau, thử tương thích
với nhau và với thế giới, khi trong chúng bắt đầu cảm nhận được sâu sắc ranh
giới của các thời đại, các nền văn hoá và các nhóm xã hội. Thời đại của
Rabelais chính là thời đại như vậy. Và chỉ vào thời đại đó mới có thể có tính cấp
tiến phi thường về tư tưởng-nghệ thuật trong các hình tượng của ông.
Diterikh trong cuốn sách rất thành công của mình “Pulcinella”, khi nói về
sự độc đáo của nghệ thuật trào tiếu cổ xưa vùng Hạ Italia (kịch câm, hề kịch, các
trò chơi hài hước, truyện đùa, câu đố, ứng tác hài, v.v…), đã khẳng định rằng tất
cả các hình thức ấy đều là những đặc trưng của kiểu văn hoá hỗn hợp: bởi vì ở
vùng Hạ Italia các nền văn hoá và các ngôn ngữ Hy Lạp, Osk và Latinh đã trực
tiếp va đập và hoà quyện vào nhau. Trong lồng ngực tất cả những thanh niên Ý
trẻ tuổi, cũng như trong lồng ngực nhà thơ đầu tiên của La Mã Enni đồng tồn tại
ba tâm hồn. Những bản atellana với văn hoá khôi hài của chúng sống trong lòng
nền văn hoá Hy Lạp-Osk, rồi sau đó sống giữa lòng nền văn hoá hỗn hợp La
Mã1. Cuối cùng ngay cả hình tượng Pulcinella cũng xuất hiện từ lòng sâu dân
gian tại chính những địa điểm nơi các dân tộc và ngôn ngữ thường xuyên pha
trộn2.
Những khẳng định của Dieterich là như vậy. Có thể tóm tắt chúng như
sau: ngôn từ trào tiếu đặc thù và vô cùng tự do của vùng Sicile và Hạ Italia,
ngôn từ tương tự của các atellana và cuối cùng là ngôn từ đùa cợt của Pulcinella
đều sinh ra trên vùng giáp ranh của các ngôn ngữ và các nền văn hoá, chúng
không chỉ va đập trực tiếp, mà còn ở ý nghĩa nhất định hoà nhập vào nhau.
Chúng tôi cho rằng đối với tính phổ quát trào tiếu và tính cấp tiến của những
hình thức ấy, sự xuất hiện và phát triển của chúng chính là trên vùng tiếp giáp
của các ngôn ngữ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Mối quan hệ mà Dieterich đã
chỉ ra của các hình thức đó đối với tính đa ngôn ngữ đối với chúng tôi vô cùng
quan thiết. Trong lĩnh vực sáng tạo hình tượng văn học-nghệ thuật nhờ các nỗ
lực của tư duy trừu tượng vẫn nằm trong hệ thống một ngôn ngữ duy nhất và
thống nhất sẽ không thể khắc phục được tính giáo điều sâu xa và ẩn khuất ấy,
trầm tích trong tất cả các hình thức của hệ thống đó. Cuộc sống hoàn toàn mới,
văn xuôi đích thực, thái độ tự phê bình, sự tỉnh táo tuyệt đối và không sợ hãi (và
vì thế mà vui vẻ) của hình tượng chỉ có thể được bắt đầu trên vùng giáp ranh của
các ngôn ngữ. Trong hệ thống một ngôn ngữ duy nhất khép kín và thờ ơ đối với
các ngôn ngữ khác, hình tượng quá bị cùm kẹp so với "sự cả gan và táo bạo thực
sự thần thánh" mà Dieterich tìm thấy trong kịch câm và hề kịch vùng Hạ Italia,
trong các atellana (ở chừng mực chúng ta có thể bàn luận về chúng), cũng như
trong chất hài dân gian của Pulcinella1. Tôi xin nhắc lại: một ngôn ngữ khác - đó
là một thế giới quan khác và nền văn hoá khác, nhưng dưới hình thức cụ thể
và không thể truyền đạt đến cùng của chúng. Chỉ có trên vùng giáp ranh giữa
các ngôn ngữ mới có thể có sự tự do phi thường và sự tàn nhẫn vui vẻ trong hình
tượng của Rabelais.
Như vậy, trong sáng tác của Rabelais tự do của tiếng cười, soi sáng bởi
truyền thống của các hình thức hội hè-dân gian, đã được đưa lên một cấp độ cao
hơn của nhận thức tư tưởng nhờ khắc phục được tính giáo điều ngôn ngữ. Việc
khắc phục chủ nghĩa giáo điều ẩn kín và ngoan cố nhất đó chỉ có thể có trong
điều kiện những quá trình định vị tương hỗ và soi rọi lẫn nhau giữa các ngôn
ngữ diễn ra sâu sắc trong thời đại Rabelais. Trong đời sống ngôn ngữ của thời
đại đó đã trình diễn chính là vở kịch cái chết và sự ra đời đồng thời, sự già cỗi
và tái sinh đồng thời cả trong các hình thức và ý nghĩa riêng lẻ, lẫn trong các
ngôn ngữ mang tính thế giới quan tổng thể.

* * *

Chúng ta đã xem xét tất cả các phương diện quan trọng nhất - theo quan
điểm của chúng tôi - trong sáng tác của Rabelais, và chúng tôi cố gắng chỉ ra
rằng sự độc đáo khác thường của sáng tác đó được quyết định bởi nền văn hoá
trào tiếu dân gian của quá khứ, mà những đường nét kỳ vĩ của nó đã được bộc lộ
trong các hình tượng của Rabelais.
Nhược điểm chính của ngành Rabelais học đương đại Pháp là ở chỗ vì
không quan tâm đến nền văn hoá dân gian, nó cố gắng nhồi nhét sáng tác của
Rabelais vào khuôn khổ của văn hoá chính thống, hiểu nó trong dòng chảy
thống nhất của nền văn học "lớn", nghĩa là văn học chính thống Pháp. Vì thế các
nhà nghiên cứu Rabelais cũng không thể nắm bắt được những điều căn cốt nhất
trong sáng tác của ông. Còn chúng tôi trong công trình của mình cố gắng hiểu
Rabelais chính là trong dòng chảy của văn hoá dân gian, nền văn hoá trong mọi
giai đoạn phát triển của mình luôn đối lập với văn hoá chính thống của các giai
cấp thống trị và xác lập một giác độ đặc biệt của mình đối với thế giới, sáng tạo
ra các hình thức đặc biệt để phản ánh nó bằng hình tượng.
Ngành nghiên cứu văn học và mỹ học thường xuất phát từ những biểu
hiện sinh hoạt và hạn hẹp của tiếng cười trong văn học ba thế kỷ gần đây, và họ
cố gắng nhét cả tiếng cười Phục Hưng vào những quan niệm hạn hẹp của mình
về tiếng cười và cái hài. Trong khi đó các quan niệm ấy còn xa mới đủ thậm chí
chỉ để hiểu Moliere. Rabelais là người thừa kế và hoàn tất tiếng cười dân gian
hàng nghìn năm. Sáng tác của ông là chiếc chìa khoá không thể thay thế để hiểu
văn hoá trào tiếu trong những biểu hiện mạnh mẽ, sâu xa và nguyên gốc nhất.

* * *

Công trình của chúng tôi mới chỉ là bước đầu tiên trong công việc rộng
lớn nghiên cứu nền văn hoá trào tiếu dân gian của quá khứ. Có thể, bước đầu
tiên đó còn chưa đủ vững chãi và chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng chúng tôi tin
tưởng sâu sắc vào tầm quan trọng của bản thân nhiệm vụ chúng tôi đã đặt ra.
Không thể hiểu đúng đời sống văn hoá và văn học, cuộc đấu tranh của những
thời đại đã qua trong lịch sử nhân loại nếu xem thường nền văn hoá trào tiếu dân
gian đặc biệt, nền văn hoá luôn tồn tại và không bao giờ hoà lẫn với nền văn hoá
chính thống của các giai cấp thống trị. Khi soi chiếu vào các thời đại quá khứ,
chúng ta thường hay buộc phải "tin vào tiếng nói của mỗi thời đại", nghĩa là tin
vào - ở mức độ nhiều hay ít - những nhà tư tưởng chính thống của nó, bởi chúng
ta không nghe thấy tiếng nói của bản thân nhân dân, không biết tìm kiếm và giải
mã những biểu hiện thuần khiết và không pha trộn của nó (đơn cử, đến tận bây
giờ chúng ta vẫn còn hình dung rất một chiều về thời trung cổ và nền văn hoá
của nó).
Tất cả các màn của vở kịch lịch sử thế giới diễn ra trước dàn cười đồng
thanh của nhân dân1. Không nghe thấy dàn cười đồng thanh đó, không thể
hiểu hết vở kịch trong tổng thể của nó. Chúng ta hãy thử hình dung “Boris
Godunov” của Puskin mà không có những cảnh nhân dân, - sự hình dung ấy về
vở kịch của Puskin sẽ không chỉ không đầy đủ, mà còn bị bóp méo. Bởi vì mỗi
nhân vật tham gia vở kịch đều chỉ biểu hiện một quan điểm hạn hẹp, mà ý nghĩa
đích thực của thời đại và các sự kiện của nó trong vở bi kịch chỉ được khai mở
toàn bộ cùng với các cảnh nhân dân. Tiếng nói cuối cùng của Puskin là thuộc về
nhân dân.
Hình ảnh ấy của chúng tôi không chỉ là một so sánh ẩn dụ đơn thuần. Mỗi
thời đại trong lịch sử thế giới đều có sự phản chiếu của mình trong văn hoá dân
gian. Trong mọi thời đại của quá khứ luôn tồn tại cái quảng trường nhân gian
với nhân dân đang vui cười trên đó, chính cái quảng trường mà một kẻ tiếm
danh đã cảm thấy trong cơn các mộng:

Ở phía dưới trên quảng trường nhân dân đang sôi sục
Và cười cợt chỉ vào ta;
Ta trở nên xấu hổ và sợ hãi…

Chúng tôi xin nhắc lại, mỗi màn của vở kịch lịch sử thế giới đều được
đệm bằng tiếng cười đồng thanh của nhân dân. Nhưng không phải ở bất kỳ thời
đại nào tiếng cười đồng thanh dân gian cũng có một người lĩnh xướng cự phách
như Rabelais. Và mặc dù ông chỉ là người lĩnh xướng cự phách của dàn cười
dân gian thời kỳ Phục Hưng, nhưng ông đã phát lộ hết sức rõ ràng và đầy đủ thứ
ngôn ngữ độc đáo và khó nắm bắt của nhân dân vui cười, đến mức sáng tác của
ông hắt ánh sáng rực rỡ xuống nền văn hoá trào tiếu dân gian của cả các thời đại
khác.

[1].Chương 7 sách Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục Hưng, của
Mikhail Bakhtin do Từ thị Loan dịch .
1. Sau khi ông mất, những người thừa kế của ông hầu như không còn gì cả. Thậm chí lương hưu mà
ông di chúc cho Rabelais chắc cũng không nhận được vì không có gì để trả.
1. Lote đã đồng nhất một cách nhất quán Giliom Diu Belle với Pantagruel (trang 387 và tiếp theo).
1. “Garganta” theo tiếng Tây Ban Nha là cổ họng; tiếng vùng Prôvăngxơ cũng có từ “gargantuon”,
nghĩa là kẻ phàm ăn; có lẽ từ nguyên của Gargantua cũng giống như của những nhân vật khác, - là cổ
họng, yết hầu.
1. Mặc dù cũng có thể có những cội nguồn nào đó trong ngôn ngữ dân tộc và cách hiểu mơ hồ nào đó
tương ứng với chúng về ý nghĩa từ nguyên trong từ này. Senean giả thiết như thế (xem tuyển tập đã
dẫn, tập II, tr. 458).
1. Thời hiện tại cũng đặt “tấm gương hài” trước mặt tiếng Latinh kiểu cách mất tự nhiên của những
người theo trường phái Ciceron. Tiếng Latinh của các nhà thơ Macaronic chính là phản ứng trước chủ
nghĩa thuần tuý Ciceron của những nhà nhân văn chủ nghĩa. Đó tuyệt nhiên không phải là văn nhại
tiếng Latinh bếp núc: tiếng Latinh của các nhà thơ Macaronic là tiếng Latinh hoàn toàn chính xác về
mặt cú pháp, nhưng nó tràn ngập những từ tiếng mẹ đẻ với đuôi từ Latinh. Hoà trộn vào các hình thức
cấu trúc Latinh là một thế giới đồ vật và khái niệm đương đại hoàn toàn xa lạ với thời cổ đại và chủ
nghĩa cổ điển.
1. Ví dụ, Rabelais rất thích thổ ngữ vùng Gascon, như một thứ thổ ngữ năng động và giàu có nhất
những thành ngữ mắng chửi, những lời nguyền rủa và thề nguyền. Ông chia sẻ tình yêu ấy với toàn bộ
thời đại mình. Đặc tính ca tụng của thổ ngữ Gascon cũng đã được Monten phân tích (“Essays”, quyển
II, chương XVII).
2. Cuốn sách này đã được F. Noulet tái bản ở Toulous vào năm 1892.
1. Thời trung cổ mới chỉ biết cái hài thô sơ của ngôn ngữ xa lạ. Ví dụ, trong các thánh kịch tương đối
thông thường là ngôn từ của những thứ tiếng không còn tồn tại, chúng phải gợi lên tiếng cười bởi sự
xa lạ và khó hiểu của chúng. Sử dụng cái hài của ngôn ngữ xa lạ nổi bật nhất trong vở hề kịch nổi
tiếng “Metr Patelen”. Ở đây nhân vật nói bằng các thổ ngữ vùng Bretani, Flamandi, Limuzin, Loreni,
Picardi và Normandi, còn phần kết luận – bằng tiếng Latinh của các nhà Macaronic và bằng
“Grimoire”, là một thứ tiếng không còn tồn tại. Hiện tượng tương tự cũng có trong tác phẩm của
Rabelais ở tình tiết với Panurge, khi chàng trả lời Pantagruel bằng bảy thứ tiếng, trong đó có hai thứ
tiếng đã không còn tồn tại.
1. Echien Dole đã viết công trình “Phương pháp dịch tốt từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác” (1540)
nói về các nguyên tắc dịch của thế kỷ XVI. Ioakhim Diu Belle trong tác phẩm “Bảo vệ và
tôn vinh tiếng Pháp” (1540) cũng dành một phần đáng kể nói về các nguyên tắc dịch. Về các bản dịch
của thời kỳ này xin xem công trình của P. Villey, Les sources d’idées au XVI -e siècle, 1912. Cuốn
sách của R. Sturel, Amyot, traducteur de Plutarque, Paris, 1909 cũng đưa ra những phân tích quí báu
về các phương pháp dịch của thời đại (ở đây có phần phân tích văn bản đầu tiên bản dịch của Amio,
hơn thế đã phát hiện ra những khuynh hướng chung của các dịch giả thế kỷ XVI).
1. A. Dieterich, Pulcinella, 1897, tr. 82.
2. Sách đã dẫn, tr. 250.
1 . "Chỉ có sự trơ trẽn và xấc láo thực sự thần thánh của Pulcinella, - Dieterich nói, - mới có khả năng
soi sáng cho chúng ta tính chất, giọng điệu và không khí của hề kịch cổ đại và các atellala" (sách đã
dẫn, tr. 266).
1. Nhân dân, tất nhiên, cũng là chính là người tham gia vào vở kịch lịch sử thế giới, nhưng khác với
những người tham gia kia bởi khả năng và quyền được cười bằng tiếng cười nhị chức năng (bên cạnh
những khác biệt khác).

You might also like