Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TINH BỘT – XENLULOZO

I. Kiến thức trọng tâm.


A. Tinh bột:
1. Tính chất vật lí:
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo ra
dung dịch keo ( nước nóng từ 65 o C trở lên – hồ tinh bột)
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, của quả như lúa, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc,...
- Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm
20 – 30 % khối lượng tinh bột
2. Tính chất hóa học:
* Phản ứng thủy phân ( phản ứng của polisaccarit ):
( -C6H10O5-)n + nH2O  nC6H12O6
* Phản ứng màu với dung dịch iot ( đặc trưng ) – dùng để nhận biết tinh bột
Hồ tinh bột + dung dịch I2  hợp chất màu xanh tím
- Đun nóng thì thất mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện.
3. Điều chế:
Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2 (điều kiện: clorofin, ánh sáng)
4. Ứng dụng:
- Dùng làm lương thực thực phẩm cho người và động vật.
- Là nguyên liệu sản xuất rượu etylic, glucose.
B. Xenlulozo:
1. Tính chất vật lí:
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước ( kể cả
lạnh và nóng) và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối
- Xenlulozơ có nhiều trong trong cây bông (95 – 98%), đay, gai, tre, nứa (50 – 80%), gỗ (40 –
50%)
2. Tính chất hóa học:
* Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)
- Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ

* Phản ứng của ancol đa chức


- Với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa):

- Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4]
(OH)2 (nước Svayde) tạo chất lỏng nhớt dùng để tạo tơ đồng - amoniac.
3. Ứng dụng:
- Xenlulozơ xantogenat dùng để điều chế tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói và
chế tạo phim ảnh.
- Xenlulozo thường được dùng trực tiếp hoặc chế tạo thành giấy.
C.Bài Tập:
1. Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ
khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi
giai đoạn là 85%. Khối lượng m phải dùng là bao nhiêu ?
2. Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá
trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong,
thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi
trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là bao nhiêu ?
3. Lên men m tấn tinh bột chứa 25% tạp chất để điều chế được 1m3 ancol etylic 92o. Biết hiệu
suất cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của
m là bao nhiêu ?
4. Cho 75 gam tinh bột lên men thành ancol etylic. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ
hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2, thu được 108,35 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung
dịch X thu thêm được 19,7 gam kết tủa. Hiệu suất của cả quá trình lên men ancol etylic từ tinh
bột là bao nhiêu ?
5. Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột); khi lên men sẽ thu được bao lít cồn 96o ? (Biết hiệu suất
quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml)
6. Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100
lít rượu 60o. Giá trị của m là: (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml hiệu suất chung
của cả quá trình là 90%)
7. Từ 40 kg gạo nếp chứa 81% tinh bột, khi lên men thu được bao nhiêu lít ancol 96o (biết hiệu
suất quá trình lên men đạt 81% và ancol etylic có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml) ?
8. Từ 100 kg gạo chứa 81% tinh bột có thể điều chế được bao nhiêu lít rượu etylic nguyên chất
(d = 0,8 g/ml) và từ rượu nguyên chất đó sản xuất được bao nhiêu lít rượu 46o (Biết hiệu suất
điều chế là 75%) ?
9. Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột (chứa 6,85% tạp chất trơ) sẽ sản xuất được 7,21
m3 rượu etylic 40o (cho khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,789 g/cm3). Hiệu suất
của quá trình sản xuất là bao nhiêu ?
10. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46o
là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8
g/ml)
A. 5,4 kg. B. 5,0 kg.
C. 6,0 kg. D. 4,5 kg.
11. Người ta lên men m kg gạo có chứa 75% tinh bột (còn lại là tạp chất trơ) thu được 5 lít ancol
etylic 35o. Giá trị của m là (biết hiệu suất của các quá trình lần lượt là 85% và 75% và khối nol
là 0,8 g/ml)
A. 5,20 kg. B. 4,15 kg.
C. 5,16 kg. D. 6,15 kg.
12. Cho sơ đồ sau: Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → axit axetic.
Khối lượng gạo nếp chứa 80% tinh bột cần để thu được 200 gam dung dịch axit axetic có nồng
độ 6% là (biết hiệu suất quá trình trên là 40%)
13. Cho sơ đồ: tinh bột -+H2O/H+→ Glucozo -men→ Ancol etylic
Lên men 162 gam tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 80% và 90%. Thể tích dung
dịch ancol etylic 40o thu được là (Biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml)
Bài 14: Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung
dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của
m là:
Bài 15: Một loại mùn cưa chứa 60% xenlulozơ được dùng làm nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
Nếu dùng 1 tấn mùn cưa trên có thể sản xuất được bao nhiêu lít cồn 70o ? (biết hiệu suất của quá
trình là 70%, khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
Bài 16: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ Xenlulozơ theo sơ đồ sau:
Xenlulozơ -35%→ Glucozơ -80%→ C2H5OH -60%→ Buta – 1,3 – đien -TH(100%)→ Cao su Buna
Bài 17: Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ điều chế được bao nhiêu kg etanol. Biết hiệu
suất của mỗi quá trình thủy phân xenlulozơ và lên men glucozơ đều đạt 80%.

You might also like