Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

THÍ NGHIỆM
KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC & THỰC PHẨM
HOÁ LÝ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 5 ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG NGHỊCH ĐẢO ĐƯỜNG

Ngày thí nghiệm: 02/04/2024 ĐIỂM

Lớp: 22128CL1C (sáng thứ 3) Nhóm: 1

Tên: Nguyễn Ngọc Duy An MSSV: 22128001

Tên: Nguyễn Phạm Hoài Bảo MSSV: 22128004 CHỮ KÝ GVHD

Tên: Nguyễn Văn Hậu MSSV: 22128019

Tên: Bùi Thái Hiệp MSSV: 22128022


I. CHUẨN BỊ BÀI THÍ NGHIỆM
1. Mục tiêu thí nghiệm:
- Hiểu phản ứng thủy phân đường saccarose trong nước là phản ứng bậc 1.
- Nắm được mối liên hệ giữa nồng độ đường và góc quay phân cực.
- Biết phản ứng thủy phân đường saccarose gọi là phản ứng nghịch đảo đường.
- Thành thạo cách sử dụng phân cực kế.
2. Lý thuyết
Xét phản ứng thủy phân đường saccarose thành glucose và fructose:
𝐶12 𝐻22 𝑂11 + 𝐻2 𝑂 → 𝐶6 𝐻12 𝑂6 + 𝐶6 𝐻12 𝑂6
Saccarose Glucose Frutose
Phản ứng trong môi trường nước nên xem nồng độ H2O không đổi dẫn đến phản ứng
có bậc 1. Để phản ứng xảy ra nhanh người ta thường dùng H+ làm xúc tác cho quá trình.
Phương trình động học có dạng:
−𝒅𝑪
= 𝒌 × 𝑪𝑺𝒂𝒄
𝒅𝒕
Đường saccharose và các sản phẩm thủy phân đều chứa nguyên tử cacbon bất đối
xứng nên chúng đều là các chất quang hoạt, làm quay mặt phẳng phân cực khi chiếu
tia sáng vào nó. Góc quay mặt phẳng phân cực là 𝜶 tỉ lệ với nồng độ dung dịch, bề
dày lớp dung dịch, bản chất chất quang hoạt, nhiệt độ và bước sóng ánh sáng:
𝜶 = [𝜶] × 𝒍 × 𝑪
Trong đó: [𝜶] là góc quay riêng của dung dịch (góc quay ứng với 𝐶 = 1 𝑔/𝑚𝐿 và
𝑇 ° = 20℃ và 𝜆 = 5890 𝑛𝑚 (đèn Natri) và Curvet có 𝑙 = 10 𝑐𝑚
𝒍 là bề dày của lớp dung dịch (𝑐𝑚)

𝑪 là nồng độ dung dịch (𝑔/𝑚𝐿)

Chất quang hoạt Saccarose Glucose Frustose

[𝜶] 𝟔𝟔, 𝟓𝟓° 𝟓𝟐, 𝟓𝟔° −𝟗𝟏, 𝟗𝟎°

Dựa vào ta thấy saccharose, glocose làm quay mặt phẳng phân cực sang phải, còn
fructose làm quay mặt phẳng phân cực sang trái với giá trị lớn hơn nhiều. Do đó góc quay
của hỗn hợp sẽ giảm dần về 0 rồi trở thành âm (phản ứng nghịch đảo đường).
Gọi 𝜶𝒐 , 𝜶𝒕 , 𝜶∞ là góc quay hỗn hợp ở thời điểm ban đầu 𝒕 = 𝟎, thời điểm t, và thời
điểm kết thúc quá trình 𝒕 = ∞. Vì từ thời điểm đầu đến cuối, góc quay biến thiên một
lượng 𝜶𝒕 − 𝜶∞ nên giá trị này tỉ lệ với nồng độ đầu của đường saccharose (𝑪𝒐 ), còn
nồng độ đường ở thời điểm t (𝑪 = 𝑪𝒐 – 𝒙) thì tỉ lệ với góc quay kể từ thời điểm đó đến
khi kết thúc sự nghịch đảo đường, nghĩa là tỉ lệ với 𝜶𝒕 − 𝜶∞ .
𝟏 𝜶 −𝜶
Ta có: 𝒌 = 𝒕 × 𝐥𝐧 𝜶𝒐−𝜶 ∞
𝒕 ∞

Góc quay 𝜶 được xác định bằng phân cực kế:

1 – Nguồn sáng; 2 – kính lọc; 3, 4, 6 – lăng kính Nicol phân cực; 5 – curvet chứa mẫu;
7 – kính quan sát
Trong phân cực kế, lăng kính 3, 4 cố định còn lăng kính 6 có thể quay chung quanh
trục quang. Khi quay lăng kính 6 thì độ chiếu sáng vào mặt kính quan sát sẽ thay đổi từ 0
đến cực đại.

Có một vị trí, ở đó độ chiếu sáng của lăng kính rất đều nhau, đó là vị trí 0 của máy.

Sau khi đạt được điểm không của máy, nếu đặt cuvet chứa mẫu có chứa chất quang
hoạt vào máy thì vị trí 0 sẽ thay đổi. Ta phải quay lăng kính 6 một góc α nào đó để lại đạt
điểm không của máy. Góc α này chính là góc quay mặt phẳng phân cực cần đo.
3. Quy trình thí nghiệm

+ 15 mL dd đường
Cân 10 g + 15 mL nước cất
Pha 50 mL dung dịch
Saccarose rắn Xác định 𝛼𝑜
đường Saccarose

+ 30 mL dd đường
+ 30 mL HCl 2M

Xác định 𝛼𝑡

Sau 90p lấy dd còn


lại trong curvet đem
đun cách thủy ở 70℃

Xác định 𝛼∞
II. Kết quả thí nghiệm
1. Kết quả thô
Bảng 1. Góc quay phân cực 𝜶 theo thời gian t

t
0 5 10 15 20 30 40 50 75 90 ∞
(phút)

𝜶𝒕 97,5 96,6 96,0 95,5 94,7 94,0 93,3 93,1 92,8 91,7 89,2

2. Kết quả tính


𝟏 𝜶𝒐 −𝜶∞
Ta có: 𝒌 = × 𝐥𝐧
𝒕 𝜶𝒕 −𝜶∞

Trong đó: 𝜶𝒐 = 𝟗𝟕, 𝟓 là góc quay hỗn hợp ở thời điểm ban đầu (𝑡 = 0)
𝜶𝒕 là góc quay hỗn hợp ở thời điểm t

𝜶∞ = 𝟖𝟗, 𝟐 là góc quay hỗn hợp ở thời điểm kết thúc quá trình (𝑡 = ∞)

Bảng 2. Hằng số tốc độ k tại thời điểm t

t (phút) 𝜶𝒕 𝑘 (𝑝ℎú𝑡 −1 )
5 96,6 0,02295510
10 96,0 0,01993329
15 95,5 0,01838039
20 94,7 0,02057537
30 94,0 0,01825465
40 93,3 0,01763171
50 93,1 0,01510558
75 92,8 0,01113762
90 91,7 0,01333294
❖ Tính 𝑘𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ . Trình bày giá trị dưới dạng 𝑘𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ ± 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố

Hằng số tốc độ phản ứng trung bình:


∑𝑁
𝑖=1 𝑘𝑖
𝑘𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ = = 0,0174785 (N là số lần đo)
𝑁

Độ lệch chuẩn:

∑𝑁
𝑖=1(𝑘𝑖 − 𝑘𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ )
2
𝑠=√ = 0,003709
𝑁−1
Sai số: (với p = 95%, bậc phản ứng f = 9 – 1 = 8 → t (hệ số Student) = 2,31)
𝑡×𝑠 2,31 × 0,003709
𝜀= = = 0,002856
√𝑁 √9
➔ Vậy: 𝒌𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉 = 𝟎, 𝟎𝟏𝟕𝟒𝟕𝟖𝟓 ± 𝟎, 𝟎𝟎𝟐𝟖𝟓𝟔
❖ Tính 𝒌 bằng phương pháp bình phương cực tiểu:
𝜶 −𝜶
Ta có: 𝐥𝐧 𝜶𝒐−𝜶 ∞ = 𝒇(𝒕) = 𝒌𝒕 là khoảng tuyến tính
𝒕 ∞
𝜶 −𝜶
Bảng 3. Sự phụ thuộc 𝒇(𝒕) = 𝐥𝐧 𝜶𝒐−𝜶 ∞ theo thời gian t
𝒕 ∞

t (phút) 𝜶𝒐 − 𝜶∞
𝐥𝐧
𝜶𝒕 − 𝜶 ∞
5 0,11477551
10 0,19933290
15 0,27570588
20 0,41150742
30 0,54763960
40 0,70526854
50 0,75527896
75 0,83532167
90 1,19996478
1.4

1.2 y = 0.011449x + 0.134388


R² = 0.940886

0.8
𝒇(𝒕)=

0.6

0.4

0.2

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
t (phút)

𝜶𝒐−𝜶∞
Hình 1. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc 𝒇(𝒕) = 𝐥𝐧 theo thời gian t (phút)
𝜶𝒕 −𝜶∞

trong phản ứng thủy phân đường


Từ đồ thị → 𝒌 = 𝟎, 𝟎𝟏𝟏𝟒𝟒𝟗 (𝒑𝒉ú𝒕−𝟏 )

3. Nhận xét

Số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm cho thấy thời gian càng dài, góc quay
phân cực càng giảm về 𝛼∞ → sản phẩm phản ứng sinh ra tỉ lệ với góc quay phân cực.
Hằng số tốc độ k được tính theo phương pháp cực tiểu có sự chệch lệch đáng kể so
với 𝑘𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ → sai sót trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Kết quả của thí nghiệm có kết quả tương đối chính xác với: 𝑅² = 0,940886 →
Đường hồi quy xây dựng tương đối tốt.
III. Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Thế nào là nguyên tử cacbon bất đối xứng và chất quang hoạt? Giải thích
hiện tượng quay mặt phẳng phân cực của chất quang hoạt.
- Carbon bất đối xứng (ký hiệu C*) là một nguyên tử carbon liên kết với bốn
nguyên tử hoặc nhóm thế khác nhau.
- Chất quang học là chất có khả năng làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực
một góc α nào đó. Điều kiện cho tính hoạt quang chính là cấu trúc hình học của
phân tử phải có tính chất bất đối xứng.
- Hiện tượng quay mặt phẳng phân cực của chất quang hoạt: tia phân cực thẳng đi
vào chất quang hoạt tách ra thành hai tia phân cực tròn có chiều ngược nhau,
nhưng khi ra khỏi chất đó thì lại cho chất phân cực thẳng. Trong các chất quang
hoạt, vận tốc lan truyền của các tia phân cực tròn theo chiều khác nhau sẽ khác
nhau, do đó mặt phẳng phân cực của tia đi ra quay một góc đối với mặt phẳng
phân cực của tia đi vào.
Câu 2: Nêu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng thủy phân đường
trong thí nghiệm trên theo lý thuyết.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
o Nồng độ
o Thời gian
o Áp suất
o Nhiệt độ
Câu 3: So sánh hai giá trị k bằng hai cách trên và nêu các yếu tố có thể gây ra
sai số khi đó.
- Hai giá trị k ở hai cách trên có sự chênh lệch nhưng không quá lớn: Giá trị

𝒌𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉 = 𝟎, 𝟎𝟏𝟕𝟒𝟕𝟖𝟓 (𝒑𝒉ú𝒕−𝟏 ) và giá trị 𝒌 bằng phương pháp bình phương cực

tiểu là 0.012284 (𝑝ℎú𝑡 −1 )


- Các yếu tố có thể gây ra sai số khi đo:
o Bọt khí trong quá trình cho mẫu vào cuvet.
o Mẫu chuẩn bị có sai sót trong quá trình cân, pha,...
o Xác định không đúng điểm 0 của máy không chính xác.
o Đọc kết quả không chính xác
o Canh thời gian bị lệch.
Câu 4: Tại sao phải đung nóng hỗn hợp phản ứng tới 70 °C, ở nhiệt độ khác được
không? Giải thích.
- Phải đun hỗn hợp ở 70℃ và trên 30 phút để tăng tốc độ phản ứng, nhanh đạt thời
điểm kết thúc hơn. Sau khi đun phải làm nguội về nhiệt độ thường vì thí nghiệm
đang xét ở điều kiện đẳng nhiệt.
- Không thể đun ở nhiệt độ khác:
o Vì nhiệt độ cao làm cho nước bay hơi, thay đổi nồng độ đường ảnh hưởng
đến góc quay. Ngoài ra nhiệt độ cao còn làm đường bị biến tính và gây
nóng cục bộ.
o Ở nhiệt độ thấp sẽ không thể làm tăng tốc độ phản ứng → phản ứng không
hoàn toàn và xảy ra chậm.

You might also like