BÀI TẬP CHƯƠNG 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Tất cả mọi tư bản đều vận động theo công thức H – T – H’(s)
Sai. Ngoài ra còn vận động theo công thức T-H-T’
2. Tất cả tiền đều là tư bản(s)
Sai. Tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó.
3. Sự vận động của tư bản là một sự vận động không có giới hạn(đ)
Đúng.
4. Lao động là một loại hàng hóa đặc biệt(s)
Sai. Sức lao động mới là loại hàng hóa đặc biệt.
5. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì khi sử dụng nó có thể tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị sức lao động (tiền công)(đ)
Đúng. Vì nó là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
6. Tiền công là giá cả của lao động(s)
Sai. Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động.
7. Giá trị của sức lao động được tính thông qua giá trị của các tư liệu sinh hoạt mà người lao
động tiêu dùng để phục hồi sức lao động (cả vật chất lẫn tinh thần)(đ)
Đúng.
8. Sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt vì giá trị sử dụng của nó có đặc điểm đặc biệt là
nguồn gốc sinh ra giá trị.(đ)
Đúng.
9. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản sẽ tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất và tiền lương(s. tư
liệu sản xuất)
Sai. Tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất.
10.Căn cứ phân chia tư bản thành bất biến và khả biến là căn cứ vào vai trò của các bộ phận
tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư(đ)
Đúng.
11.Tư bản khả biến là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư nên tư bản bất biến không có vai trò
gì trong việc tạo ra giá trị thặng dư.(s)
Sai. Tư bản bất biến có vai trò gián tiếp trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
12.Căn cứ phân chia tư bản thành bất biến và khả biến là căn cứ vào giá trị của các loại tư
bản.(s)
Sai. Việc phân chia căn cứ vào từng vai trò trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
13.Tư bản bất biến và tư bản khả biến có vai trò như nhau trong việc tạo ra giá trị thặng
dư(s)
Sai. TBKB trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, còn TBBB thì gián tiếp.
14.Tuần hoàn của tư bản thể hiện mặt lượng và chất của sự vận động của tư bản(s)
Sai. Tuần hoàn của tư bản chỉ thể hiện mặt chất của sự vận động tư bản.
15.Chu chuyển tư bản thể hiện cả mặt lượng và chất của quá trình vận động của tư bản(s)
Sai. Chu chuyển của tư bản chỉ thể hiện mặt lượng của sự vận động tư bản.
16.Trong quá trình tuần hoàn, tư bản lần lượt xuất hiện dưới các dạng: TBSX, TBHH,
TBTT(s)
Sai. Thứ tự phải là TBTT, TBSX, TBHH.
17.Thứ tự các giai đoạn tuần hoàn của tư bản là: mua các yếu tố sản xuất, thực hiện giá trị
thặng dư và sản xuất ra giá trị thặng dư(s)
Sai. Thứ tự phải là mua các yếu tố sản xuất, sản xuất giá trị thặng dư, thực hiện giá trị
thặng dư.
18.Mọi tư bản đều có thể phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.(s. chỉ tư bản
sản xuất mới có thể phân chia thành TBCĐ và TBLĐ)
Sai. Chỉ TBSX mới có thể phân chia thành TBCĐ và TBLĐ.
19.Tư bản cố định bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tiền lương (s)
Sai. Chỉ bao gồm một phần tư liệu sản xuất mà thôi.
20.Tư bản cố định và tư bản lưu động đều bị hao mòn trong quá trình sử dụng(s)
Sai. Chỉ TBCĐ bị hao mòn trong quá trình sử dụng.
21.Tư bản cố định và tư bản lưu động đều có sự chu chuyển giống nhau.(s)
Sai. TBCĐ thì chu chuyển từng phần còn TBLĐ thì chu chuyển toàn phần.
22.Tư bản cố định chỉ bị hao mòn vật chất trong quá trình sử dụng(s)
Sai. Còn bị hao mòn vô hình (giá trị).
23.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối giống nhau ở chỗ đều làm cho thời gian lao động
thặng dư tăng lên(đ)
Đúng.
24.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối đều được tạo ra nhờ tăng năng suất lao động xã
hội(s)
Sai. Chỉ giá trị thặng dư tương đối.
25.Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối(đ)
Đúng.
26.Bằng cách tăng cường độ lao động, nhà đầu tư có thể thu được giá trị thặng dư tuyệt đối.
(đ)
Đúng. Vì tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động.
27.Tư bản chu chuyển càng nhanh thì lượng giá trị thặng dư thu được càng ít(s)
Sai. Lượng giá trị thặng dư thu được càng nhiều.

You might also like