Bài tập chương 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CƠ TÍNH VẬT LIỆU KIM LOẠI

Bảng 1. Mođun đàn hồi, mô đun trượt và hệ số Poison của một số hợp kim ở nhiệt độ
thường

Sử dụng số liệu cho trong bảng 1 để làm bài tập


Bài 1. Mẫu Al dạng thanh có tiết diện ngang 10 x 12,7 mm 2 khi được kéo với lực 35500 N sẽ bị
biến dạng đàn hồi. Tính độ biến dạng đó.
Bài 2. Cho mẫu Ti dạng trụ có môdun đàn hồi 107 Gpa, đường kính mẫu ban đầu 3,8mm. Dưới
tác dụng của lực kéo 2000 N sẽ chỉ bị biến dạng đàn hồi. Hãy xác định độ dài lớn nhất của mẫu
này nếu độ dãn dài tuyệt đối lớn nhất cho phép là 0,42mm.
Bài 3. Cho mẫu thép dạng thanh dài 100 mm và có tiết diện ngang 20 x 20 mm2. Khi bị kéo với
lực 8,9x104N mẫu bị dãn dài một đọan 0,1 mm. Giả sử mẫu chỉ bị biến dạng đàn hồi, hãy xác
định môđun đàn hồi của thép đó.
Bài 4. Cho hợp kim Cu có giới hạn chảy 345 Mpa, mođun đàn hồi E = 103 Gpa
a) Xác định tải lớn nhất có thể tác dụng lên mẫu hợp kim Cu dạng thanh có tiết diện ngang
130 mm2 để không bị biến dạng dẻo;
b) Nếu chiều dài ban đầu của mẫu là 76 mm thi có thể kéo dài mẫu đến bao nhiêu để không bị
biến dạng dẻo.
Bài 5. Dựa vào đồ thị ứng suất kéo-biến dạng của mẫu đồng thau thể hiện ở hình dưới, hãy xác
định
sau đây:
(a) Mô đun đàn hồi
(b) Giới hạn chảy ở độ biến dạng là 0,002
(c) Tải trọng tối đa có thể chịu được của một mẫu hình trụ có đường kính ban đầu là 12,8 mm .
(d) Sự thay đổi chiều dài của mẫu thử ban đầu có chiều dài 250 mm chịu tác động của ứng suất
kéo 345 MPa (50.000 psi).
Bài 6. Để đo độ cứng của một vật liệu người ta dùng phương pháp Brinell với bi có đường kính D
= 10mm. Với tải trọng 1000kG, vết đâm có đường kính 2,5 mm. Hãy xác định độ cứng HB của
vật liệu; Vết đâm có đường kính bao nhiêu nếu vật liệu có độ cứng 300HB khi dùng tải 500kg?
Bài 7. Xét một đơn tinh thể kim loại cho ứng suất tác dụng hợp với mặt trượt và phương trượt lần
lượt là các góc 60° và 35°. Nếu ứng suất tiếp tuyến tới hạn bằng 6,2 MPa, thì ứng suất tác dụng 12
MPa có gây trượt không? Nếu không, ứng suất tác dụng cần thiết bằng bao nhiêu?
Bài 8. Xét một đơn tinh thể Ni với ứng suất kéo đặt vào theo hướng [001]. Nếu trượt xảy ra trên
mặt (111), phương [101] và trượt bắt đầu với ứng suất kéo đặt vào bằng 13,9MPa. Hãy tính toán
ứng suất tiếp tới hạn?
Bài 9. Cho một đơn tinh thể Zn thử kéo, mặt trượt hợp với trục tải kéo một góc 65°. Phương trượt
có thể hợp với trục tải kéo tạo thành các góc 30°, 48°, và 78°.
a) Phương nào trượt dễ xảy ra nhất?
b) Nếu biến dạng dẻo bắt đầu với ứng suất kéo là 2,5 MPa, hãy xác định ứng suất tiếp gây ra
trượt trong tinh thể Zn.
Bài 10.
a) Độ dài đường chéo của vết lõm là bao nhiêu khi tải trọng 0,60 kG tạo ra Vickers HV 400.
(b) Tính độ cứng Vickers khi tải trọng sử dụng là 700 G, chiều dài đường chéo vết lõm là
0,050 mm.
Bài 11. Ứng suất tiếp tới hạn của Cu bằng 0.48Mpa. Hãy xác định ứng suất lớn nhất có thể đối
với tinh thể này bị kéo căng không biến dạng.

You might also like