tài chính tiền tệ 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------------

BÀI BÁO CÁO

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GIẢM GIÁ ĐỒNG YÊN NHẤT (JPY)
NĂM 2022 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

Nhóm: 6

Sinh viên thực hiện:


Trương Thị Thu Hà
Dương Thị Thu Thảo
Hồ Thị Hoàng Oanh
Nguyễn Thị Thùy Dung

Huế, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC

I. Lịch sử hình thành đồng Yên Nhật


II. Khái niệm đồng Yên Nhật
III. Phân loại đồng Yên Nhật
IV. Đặc trưng của đồng Yên Nhật
1. Tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch đứng thử 3 thế giới
2. Được coi là tài sản trú ẩn an toàn
3. Đại diện cho đồng tiền có lãi suất thấp
V. Tình hình đồng Yên Nhật năm 2022
VI. Nguyên nhân giảm giá đồng Yên Nhật năm 2022
1. Ngược chiều trong chính sách tiền tệ Nhật – Mỹ
2. Xung đột Nga – Ukranine
VII. Tác động
1. Tác động đối với thế giới
2. Tác động đối với Việt Nam
3. Tác động đối với người sản xuất
4. Tác động đối với người tiêu dùng
I. Lịch sử hình thành đồng Yên Nhật:
- Vào thế kỷ 19, đồng đô la bạc Tây Ban Nha phổ biến khắp Đông Nam Á,
bờ biển Trung Quốc và Nhật Bản
- Cho đến thế kỷ 19, những đồng đô la bạc này là đô la Tây Ban Nha thực
sự được đúc ở thế giới mới, chủ yếu là tại Thành phố Mexico.
- Vào nửa cuối thế kỷ 19, một số đồng tiền địa phương trong khu vực đã
được tạo ra giống với đồng peso của Mexico.
- Đầu tiên trong số những đồng xu bạc địa phương này là đồng đô la bạc
Hồng Kông được đúc ở Hồng Kông trong khoảng thời gian từ năm 1866
đến 1869.
- Người Trung Quốc chậm chạp chấp nhận đồng tiền lạ và ưa thích đồng
đô la Mexico quen thuộc, và vì vậy chính phủ Hồng Kông đã ngừng đúc
những đồng tiền này và bán máy móc đúc tiền cho Nhật Bản.
- Người Nhật sau đó đã quyết định nhập khẩu ý tưởng dùng đồng tiền đô la
bạc dưới tên 'yen', nghĩa là ''một vật thể tròn''. Đồng Yên được chính
phủ Meiji chính thức thông qua trong một đạo luật được ký ngày 27
tháng 6 năm 1871.[
- Đồng tiền mới dần dần được giới thiệu bắt đầu từ tháng 7 năm đó.

II. Khái niệm đồng Yên Nhật(JPY):


- JPY chính là tên viết tắc, hoặc có thể hiểu là ký hiệu của đồng Yên Nhật
– đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản. Tên quốc tế của đồng JPY là
“Japanese Yen” – được Việt hóa thành đồng Yên Nhật. Biểu tượng của
đồng tiền này: ¥
- Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là Yên, Yên trong tiếng Nhật có nghĩa là
hình tròn và vòng tròn
- Đồng Yên Nhật ban đầu được chính phủ thời Minh Trị giới thiệu như
một biện pháp để hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Cho đến hiện tại,
đồng JPY đã trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều thứ 3 trên thị
trường ngoại hối toàn cầu, chỉ sau đồng USD và đồng EURO

III. Phân loại đồng Yên Nhật:


- Tiền xu của Yên Nhật được đưa vào sử dụng năm 1870. Có các đồng
bằng bạc 5 cent, 10 cent , 20 cent và 50 cent và 1 Yên, và đồng bằng
vàng 2 Yên , 5 Yên , 10 Yên và 20 Yên. Đồng vàng 1 Yên được đưa vào
sử dụng năm 1871, theo sau là đồng bằng đồng 1 rin, ½, 1 và 2 sen năm
1873.
- Các tiền giấy Series E được phát hành vào năm 2004 với các tờ có giá trị
¥1000, ¥5000 và ¥10,000.
- Vào ngày 9 tháng 4 năm 2019, Bộ trưởng Tài chính Tarō Asō đã công bố
các thiết kế mới cho các ghi chú ¥ 1000, ¥ 5000 và ¥ 10.000, để sử dụng
bắt đầu vào năm 2024.
IV. Đặc trưng của đồng Yên Nhật:
1. Tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch đứng thử 3 thế giới
- Đồng yên nhật là một trong những đồng tiền có tính thanh khoản cao trên thị
trường ngoại hối, với khối lượng giao dịch đứng thứ 3 thế giới sau đô la mỹ
và euro, ước tính chiếm khoảng 4,9% dữ trữ tiền tệ toàn cầu
 Đồng yên nhật được giao dịch rộng rãi và dễ dàng chuyển đổi sang các
đồng tiền khác và ngược lại. trong quá khứ, khi nền kinh tế toàn cầu mà
trung tâm và Mỹ rơi vào tình trạng bất ổn, các nhà đầu tư trên thế giới có
xu hướng đổ xô mua đồng yên nhật với mục đích sơ tán tài sản tạm thời
2. Được coi là tài sản trú ẩn an toàn
- Từ lâu đồng yên nhật được coi là một trong những tài sản trú ẩn an toàn trên
thị trường tài chính toàn cầu. hiện nay, kinh tế nhật bản không còn phát triển
thịnh vượng như giai đoạn từ những năm 1960 đến 1990, tuy nhiên nó vẫn ở
mức ổn định khoảng 2% hàng năm. Cùng với chính sách khá cẩn trọng của
ngân hàng nhật bản, đồng yên nhật được đánh giá cao về tính ổn định và độ
tín nhiệm
- Khi thị trường xảy ra biến động hay bất ổn, nhiều nhà đầu tư thường chuyển
sang đầu tư vào đồng yên nhật nhiw một cách giảm thiểu rủi ro cho khoản
đầu tue của mình. Đồng thời yên nhật còn được xem là một tài sản trú ẩn
trong trường hợp các sự kiện xấu xảy ra trên thị trường
3. Đại diện cho đồng tiền có lãi suất thấp
- Đồng yên nhật được coi là đại diện cho đồng tiền lãi suất thấp bởi vì chính
sách tiền tệ của ngân hàng nhật bản đã lâu nay luôn ướng tới mục tiêu giảm
lãi suất để thức đẩy tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn tình trạng giảm phát
- Sau đại dịch covid – 19 nhiều quốc gia trên thế giới đặc biết và tại mỹ, fed
đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 22 năm và với tốc độ khủng khiếp (4 lần
0.75% liên tiếp) để kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, BOJ vẫn tiếp tục duy
trì chính sách nới nổng tiền tệ với quy mô lơn, cụ thể lãi suất dài hạn (JGB
10Y) được đặt giới hạn trên ở quanh múc 0% và lãi suất ngắn hạn ở mức -
0,1%

V. Tình hình đồng Yên Nhật năm 2022:


- Đồng yên Nhật đã mất giá mạnh từ tháng 3/2022 tới nay và đã mất giá tới
gần 20% kể từ đầu năm tới nay và hiện ở mức mất giá mạnh nhất trong
vòng 24 năm qua do Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) tiếp tục duy trì chính
sách tiền tệ siêu lỏng, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng
mạnh lãi suất từ đầu năm đến nay
VI. Nguyên nhân giảm giá đồng Yên Nhật năm 2022:
1. Ngược chiều trong chính sách tiền tệ Nhật – Mỹ

- Khoảng cách lớn nhất trong chính sách tiền tệ Nhật – Mỹ. trong cục dự
trữ Liên bang hoa kì tăng lãi suất để chóng lạm phát, ngân hàng trung
ương nhật bản vẫn giữ chính sách nới lỏng tiền tệ để giúp phục hồi nền
kinh tế hậu COVID – 19. BOJ đã can thiệp vào trái phiếu chính phủ để
giữ lãi suất không tăng.
- Sự chênh lệch lãi suất ngày một lớn gây ra tình trạng đầu cơ tiền tệ. Các
nhà đầu tư có xu hướng chuyển đổi từ đồng yên sang đồng USD để có lãi
suất cao hơn. Đầu cơ tiền tệ sẽ khiến đồng yên ngày một suy yếu.
- Tuy nhiên, theo một số nhà kinh tế nhận định, đồng Yên giảm giá do sự
nghịch chiều trong chính sách tiền tệ giữa Nhật và Mỹ là điều hoàn toàn
hợp lý. Nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang thực hiện chính sách nới
lỏng tiền tệ để phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhiều nước cũng đang chịu
sức ép giảm giá đồng nội tệ khi FED tăng lãi suất. Như vậy, đồng Yên
không phải là đồng tiền duy nhất ở Châu Á mất giá từ đầu năm nay

2. Xung đột Nga – Ukranine

- Nhật Bản là một trong rất ít các nền kinh tế lớn phụ thuộc nhiều vào các
nguồn năng lượng nhập khẩu. Hơn 90% dầu thô – nguồn năng lượng
chính tại Nhật Bản – được nhập khẩu từ Trung Đông.
- Cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến giá năng lượng tăng đáng kể, từ 90
USD/thùng trước khi bắt đầu cuộc chiến lên 140 USD/thùng. Việc giá
năng lượng, nhiên liệu tăng sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá cả
của hàng tiêu dùng.
- Một trong những nguyên nhân chính khiến đồng yen giảm mạnh là do sự
khác biệt về chính sách giữa BoJ và các ngân hàng trung ương lớn ở châu
Âu và Mỹ.
- Kể từ đầu năm nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung
ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều đẩy
nhanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Trong khi đó, BoJ vẫn bám sát chính sách tiền tệ siêu lỏng. Ngoài ra, còn
có những lý do về cơ cấu như sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu của quốc
gia này.
Mặc dù đồng yên giảm giá có lợi cho Nhật Bản trong hoạt động xuất
khẩu, song một số chuyên gia cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, tác
dụng của việc mở rộng xuất khẩu để cắt giảm thâm hụt cán cân vãng lai
đã giảm đi đáng kể.
- Sự kết hợp của giá dầu cao và đồng yên giảm giá đã dẫn đến nhu cầu
USD tăng vọt và một lượng lớn vốn chảy khỏi Nhật Bản.

VII. Tác động của việc giảm giá năm 2022:

1. Tác động đối với thế giới: Xuất khẩu của Nhật Bản tăng mạnh: Giá trị xuất khẩu
của Nhật Bản sẽ tăng lên do sự giảm giá của đồng Yên Nhật. Điều này làm cho
hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường quốc tế.
Tăng cường năng lực cạnh tranh: Các ngành công nghiệp xuất khẩu của Nhật
Bản, như công nghiệp sản xuất và công nghiệp điện tử, có thể trở nên cạnh tranh
hơn trên thị trường quốc tế do giá cả cạnh tranh hơn. Tăng cung cấp hàng hóa và
dịch vụ nhập khẩu: Nhật Bản có thể cung cấp một lượng lớn hàng hóa và dịch
vụ nhập khẩu: Nhật Bản có thể cung cấp một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ từ
nước ngoài với giá cả hấp dẫn hơn. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Nhật Bản: Các công ty Nhật Bản có thể trở nên cạnh tranh hơn
trên thị trường quốc tế và tận dụng cơ hội mở rộng do giá cả cạnh tranh hơn
2. Tác động đối với Việt Nam: tăng cơ hội xuất khẩu sang Nhật Bản: Việt Nam có
thể tận dụng việc giảm giá đồng Yên Nhật để tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ đến thị trường Nhật Bản. Tăng cạnh tranh đối với các ngành công
nghiệp Nhật Bản: Việt Nam có thể cần đối mặt với sự cạnh tranh tăng lên từ các
ngành công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản. Giảm giá nhập khẩu từ Nhật Bản:
Việt Nam có thể tận dụng việc giảm giá đồng Yên Nhật để nhập khẩu các hàng
hóa và dịch vụ từ Nhật Bản với giá cả hợp lý hơn. Tăng lạm phát: Nếu Việt
Nam nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Nhật Bản, có thể dẫn đến tăng lạm phát do
giá nhập khẩu tăng lên
3. Đối với nhà sản xuất: Yên giảm khiến cho các giá các sản phẩm xuất khẩu của
Nhật Bản giảm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Nhật trên thị trường quốc tế.
Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu được cho là sẽ có lợi và kiếm được nhiều
tiền hơn khi thanh toán bằng USD.

- Tuy nhiên, Nhật Bản ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu và hoạt động sản xuất ở nước ngoài. Đồng yên giảm cũng
khiến giá nguyên liệu nhập khẩu vào Nhật tăng, ảnh hưởng đến chi phí
sản xuất và giá của hàng hoá xuất khẩu.
- Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu vốn đã chịu ảnh hưởng từ dịch
COVID-19 nay phải đối mặt với tình trạng chi phí sản xuất tăng cao, dẫn
đến lợi nhuận không nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lương của nhân
viên cũng sẽ không tăng.

4. Đối với người tiêu dùng: Khi đồng Yên giảm, các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật
Bản cũng trở nên đắt hơn. Ví dụ điển hình là việc tăng hoá đơn tiền điện lên
25% của Công ty Điện lực Tokyo, hay Tokyo Gas tăng tiền ga 24% trong thời kì
bất ổn này.

- Ngoài ra, giá trị tiền lương của người dân Nhật nếu quy đổi ra đô la Mỹ
thì giảm. Lương không tăng và giá cả hàng hoá đắt đỏ khiến sức mua của
người tiêu dùng giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà
sản xuất hàng hoá.

You might also like