Trường Đại Học Y Dược

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 67

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGÔ ANH HUY

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG, ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI


ĐỐI VỚI HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE TRONG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐHQGHN NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Người thực hiện: NGÔ ANH HUY

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG, ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI


ĐỐI VỚI HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE TRONG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐHQGHN NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn:
1. ThS. Mạc Đăng Tuấn
2. TS. Nguyễn Thành Trung

Hà Nội - 2022
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu
sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Y Dược Cộng đồng và Y dự
phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ
trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa
luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu,
hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y đa khoa.
Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:
ThS. Mạc Đăng Tuấn, thầy đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo
ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
TS. Nguyễn Thành Trung, người thầy kính yêu đã tận tâm dìu dắt, giúp
đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2022

Ngô Anh Huy


LỜI CAM ĐOAN

Em là Ngô Anh Huy, sinh viên khoá QH.2016.Y, ngành y đa khoa,


Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS. Mạc Đăng Tuấn và TS. Nguyễn Thành Trung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2022


Tác giả

Ngô Anh Huy


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ..............................................................................3
1.1.Khái niệm mạng xã hội .............................................................................. 3
1.1.1.Định nghĩa mạng xã hội ...................................................................3
1.1.2.Chức năng của mạng xã hội .............................................................3
1.1.3 Mạng xã hội được sử dụng phổ biến hiện nay ..................................4
1.2.Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong cuộc sống, học tập,
công việc ..................................................................................................... 5
1.2.1.Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong cuộc sống .....5
1.2.2.Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong học tập .........6
1.3.Tác động của mạng xã hội đến sinh viên ................................................... 8
1.3.1.Lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên ...................8
1.3.2.Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên ..................9
1.4.Tổng quan về các nghiên cứu sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam ............ 11
1.4.1.Nghiên cứu về thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên ....11
1.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, sức khỏe trong quá trình sử dụng
mạng xã hội đối với sinh viên .....................................................................12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........14
2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 14
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu .....................................................................14
2.1.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................14
2.2.Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ........................................... 14
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu .........................................................................14
2.2.2.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .............................14
2.2.3.Công cụ thu thập số liệu .................................................................15
2.2.4.Các biến số nghiên cứu ...................................................................16
2.2.5.Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................18
2.3.Xử lý số liệu ............................................................................................. 19
2.4.Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 19
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................20
3.1.Khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên trường Đại học
Y Dược – ĐHQGHN năm 2021 .........................................................................20
3.1.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ......................................20
3.1.2.Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên ..............................22
3.2.Thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi và sức
khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021 ........ 28
3.2.1.Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi .............................. 28
3.2.2.Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sức khỏe ............................ 36
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN .............................................................................40
4.1.Thực trạng sử dụng mạng xã hội nói chung trong sinh viên trường Đại học
Y Dược – ĐHQGHN ...................................................................................... 40
4.1.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................. 40
4.1.2.Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Y
Dược – ĐHQGHN ............................................................................... 40
4.2. Thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi và sức
khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021 ........ 43
4.2.1.Ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi ................ 43
4.2.2.Ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với sức khỏe .............. 45
KẾT LUẬN .......................................................................................................47
1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Trường Đại học Y Dược –
ĐHQGHN năm 2021 ...................................................................................... 47
2. Thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi và sức
khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021 ........ 47
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................50
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHQGHN : Đại học Quốc Gia Hà Nội


MXH : Mạng xã hội
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát 15
Bảng 2.2. Một số biến số nghiên cứu 15
Bảng 3.1. Thống kê các trang mạng xã hội được sử dụng 22
Bảng 3.2. Thống kê độ tuổi bắt đầu sử dụng mạng xã hội 22
Bảng 3.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội 23
Bảng 3.4. Thời điểm sử dụng mạng xã hội 25
Bảng 3.5. Thời lượng sử dụng mạng xã hội 26
Bảng 3.6. Thời lượng sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo giới tính 26
Bảng 3.7. Thời lượng sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo ngành học 27
Bảng 3.8. Đặc điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên 27
Bảng 3.9. Tỳ lệ sinh viên tham gia các hoạt động thể chất, chơi thể thao 28
Bảng 3.10. Tỷ lệ sinh viên duy trì bữa sáng 29
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với thói quen
tham gia các hoạt động thể chất, chơi thể thao 29
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với thói quen
duy trì bữa sáng 30
Bảng 3.13. Thực trạng giấc ngủ sinh viên 31
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với thời gian
đi vào giấc ngủ 32
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với sử dụng
các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ 33
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với sự tập trung
trong học tập, công việc 34
Bảng 3.17. Các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ 35
Bảng 3.18. Tỷ lệ sinh viên gặp các vấn đề vể sức khỏe 36
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với thị lực 37
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với vấn đề
vể đau cột sống thắt lưng 38
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với tâm lý 39
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thống kê ngành học của sinh viên 20


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giới tính 21
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sinh viên theo năm học 21
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ về hiểu biết về độ tuổi giới hạn tạo tài khoản
mạng xã hội cá nhân của sinh viên 24
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sinh viên đã từng bị khóa tài khoản mạng xã hội 25
Biểu đồ 3.6. Thời gian đi ngủ của sinh viên 36
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số khi mà mỗi giây mỗi phút trôi
qua có không biết bao nhiêu là hoạt động trên internet đang diễn ra. Cùng với
sự tiến bộ của công nghệ, sự ra đời của mạng xã hội trực tuyến đánh dấu một
sự thay đổi lớn trong cách chúng ta giao tiếp với nhau, cách truyền tải thông
tin hay thậm chí là cả cách trao đổi, mua bán,.... Sự ra đời ồ ạt của các mạng
xã hội (MXH) thời gian gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam với những
tính năng, nguồn thông tin phong phú, đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng
nhiều thành viên tham gia.
Tại Việt Nam, MXH phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, có đến 86%
người dùng internet từng ghé thăm các trang MXH. Những trang MXH
thường được sử dụng tại Việt Nam là Facebook, Youtube, Zalo, Instagram,
Twitter,…. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên trên các
trang mạng xã hội là cao nhất trên thế giới[1]. Tỷ lệ sử dụng MXH rất cao
trong đối tượng sinh viên (96,9% sinh viên đang sử dụng MXH và chỉ có
3,1% số sinh viên được hỏi trả lời là không sử dụng MXH[1]). Điều này cho
thấy MXH ở một khía cạnh nào đó có khả năng ảnh hưởng đến thói quen, tư
duy, lối sống, văn hóa… của những người sử dụng mạng xã hội nói chung và
sinh viên nói riêng.
Cùng với sự phát triển đó, MXH có thể hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong
việc học tập, đặc biệt là sinh viên đại học. Thậm chí, mạng xã hội còn tạo ra
môi trường tốt cho sinh viên mở rộng kiến thức nhờ vào những tiến bộ của
công nghệ (94,7% sinh viên cho rằng mình có thêm kiến thức xã hội và học
tập từ MXH[2]). Sinh viên không chỉ có thể học tập mà còn có thể rèn luyện
trí thông minh, giải trí, giao lưu kết bạn cũng như trao đổi những chủ đề trong
cuộc sống hàng ngày trên mạng xã hội. Hiện nay, trên thế giới đã có một số
nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng MXH trong học tập của sinh viên
đại học[3],[4]. Còn ở Việt Nam, các nghiên cứu về khả năng ứng dụng MXH
vào hoạt động giảng dạy và học tập chưa có nhiều[5].
Tuy nhiều lợi ích, ứng dụng thực tiễn trong đời sống cũng như trong học
tập và công việc, nhưng việc sử dụng MXH vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến cá

1
nhân cũng như đến tập thể. Có thể kể đến là việc sử dụng MXH với thời
lượng lớn cũng như trong những thời điểm không thích hợp dễ gây ảnh hưởng
trực tiếp đến hành vi, thói quen trong các hoạt động sống hàng ngày và tác
động đến các vấn đề sức khỏe như thị lực, thể lực cũng như tâm lý. Vậy liệu
thực trạng sử dụng cũng như ảnh hưởng của MXH đối với sinh viên khối
ngành Y Dược nói chung và sinh viên Trường Đại học Y Dược – DDHQGHN
nói riêng hiện nay như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên nghiên cứu “Thực
trạng sử dụng, ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi và sức khỏe
trong sinh viên Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN năm 2021” là rất cần
thiết đặc biệt trong bối cảnh chưa có bất kỳ một nghiên cứu về chủ đề sử dụng
MXH ở trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN từ trước đến nay. Mục tiêu của
nghiên cứu là:
1. Mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Trường Đại
học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021.
2. Mô tả thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi
và sức khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN
năm 2021.

2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm mạng xã hội


1.1.1. Định nghĩa mạng xã hội
“ Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng
rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông
tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn
(forum), trò chuyện trực tiếp (chat) và các hình thức tương tự khác” [1].
MXH cũng giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau.
Nhưng nó khác một trang web thông thường ở chỗ, MXH có khả năng truyền
tải thông tin và tích hợp các ứng dụng tương tác. Một trang web bình thường
sẽ giống như truyền hình cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp
dẫn càng tốt. Còn MXH được tạo ra để mọi người có thể trao đổi, trò chuyện
với nhau bằng cách gửi tin nhắn, hình ảnh, video,… [1].
1.1.2. Chức năng của mạng xã hội
Ngày nay, MXH có rất nhiều tính năng khác nhau và thuận tiện cho người
sử dụng như: chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, livestream, chơi
trò chơi trực tuyến,... Nhưng nhìn chung, MXH có 7 chức năng chính [6] như
sau:
- Chức năng “danh tính” cho biết thông tin bao gồm: tên, tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, địa điểm… của người sử dụng.
- Chức năng “giao tiếp” là chức năng chủ yếu của MXH. Giao tiếp là
hoạt động không thể thiếu trong các trang MXH.
- Chức năng “chia sẻ” trên MXH là người sử dụng có thể trao đổi, truyền
đi hay nhận được một nội dung bất kỳ từ những người dùng khác, ví dụ như:
một văn bản, video, hình ảnh, âm thanh,….
- Chức năng “hiển thị sự có mặt” cho người dùng biết được trong số bạn
bè trên MXH của họ có những ai đang truy cập MXH hay nói theo cách khác
là đang online cùng họ. Điều này xảy ra thông qua các dòng trạng thái như
‘hiện’ hoặc ‘ẩn’.

3
- Chức năng “liên kết” là không thể thiếu đối với bất kì một trang MXH
nào. Điều này có nghĩa là hai hay nhiều người có thể liên kết với nhau thông
qua việc thiết lập các mối quan hệ như: bạn bè, người thân, đồng nghiệp,…
trên một trang mạng xã hội bất kỳ.
- Chức năng “thể hiện mức độ truy cập và chất lượng” của thông tin. Trên
các trang MXH khác nhau sẽ có cách thể hiện khác nhau. Ví dụ, trên
YouTube, mức độ truy cập và chất lượng của một video có thể được đánh giá
dựa vào ‘số lượt xem’, hoặc ‘thứ tự xếp hạng’ của video đó. Video càng được
nhiều lượt xem hay xếp hạng càng cao thì càng tốt. Trong khi đó, trên
Facebook mức độ truy cập và chất lượng của thông tin lại được đánh giá dựa
vào ‘số lượt thích’, ‘số lượt chia sẻ’. Thông tin càng được nhiều người thích
và nhiều lượt chia sẻ thì càng hay, càng nổi tiếng.
- Chức năng “nhóm”: Nhóm được tạo ra bởi những người sử dụng MXH
có cùng sở thích hoặc có chung một đặc điểm nào đó.
1.1.3. Mạng xã hội được sử dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các trang mạng xã hội khác nhau, một
trong số đó được ưa chuộng nhiều và sử dụng nhiều hơn như Facebook,
Youtube, Twitter,…. Có 4 loại MXH được sử dụng nhiều nhất trên thế giới,
đứng đầu là Facebook, thứ hai là Twitter, tiếp theo là Googleplus và cuối
cùng là Baidu [1]. Hiện nay, số lượng người sử dụng các mạng xã hội này
tăng lên đáng kể theo từng năm. Mức độ ưa thích sử dụng các loại mạng xã
hội rất khác nhau theo châu lục [7].
MXH ưa chuộng của sinh viên thế giới là Facebook[8], điều này cũng khá
hợp lý khi mà mạng xã hội Facebook hiện đang là mạng xã hội mạnh nhất
trên thế giới[9]. Kết luận trên cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Lenhart và cộng sự (2010) là 71% thanh niên có một tài khoản Facebook.
Tại Việt Nam, cũng như trên thế giới mọi người sử dụng mạng xã hội
Facebook nhiều hơn các mạng xã hội khác, tiếp đến là Zalo, Twitter,
Youtube…. Một khảo sát của Vietnamsurvey 2/2013 về mức độ ưa chuộng
của một số trang MXH tại Việt Nam đã chỉ ra rằng Facebook là MXH được
sử dụng nhiều nhất (93%), Zalo(55%), tiếp đến Twitter (45%), Youtube
(27%) [9].

4
Trong sinh viên Việt Nam, Facebook cũng được sử dụng rất nhiều. Xu thế
sử dụng MXH trong sinh viên Việt Nam hiện nay đều lựa chọn các trang
MXH nước ngoài là nhiều, còn những trang MXH thuần Việt thì ít được sử
dụng hơn [10].
1.2. Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong cuộc sống, học
tập, công việc
1.2.1. Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong cuộc sống
Trong thời kỳ công nghệ như ngày nay, MXH đã được ứng dụng rộng rãi
trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: MXH trong marketing, MXH trong
tuyển dụng,… Trong lĩnh vực tuyển dụng, một số nhà tuyển dụng thường sử
dụng thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội của các ứng cử viên để cho
điểm về cá nhân đó. Theo cuộc điều tra của một website về tuyển dụng hàng
đầu thế giới CareerBuilder.com, các nhà tuyển dụng có xu hướng tra cứu
thông tin cá nhân của ứng viên trên các mạng xã hội như Facebook, Linkedin
[11]. Trong lĩnh vực marketing, ứng dụng của MXH được sử dụng để nắm bắt
xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, thông qua số liệu thống kê
về số người truy cập internet và mạng xã hội. Từ đó giúp hình thành kế hoạch
phát triển sản phẩm và hướng kinh doanh cho sản phẩm đó [12].
Đặc biệt trong lúc thế giới rơi vào nhạy cảm về mọi mặt từ chính trị, kinh
tế, y tế như hiện nay, các trang MXH càng có thêm nhiều nguồn lực thúc đẩy
phát triển, mở rộng hơn độ phủ sóng, cũng như độ ảnh hưởng đến đời sống xã
hội. Các trang MXH dần trở nên áp đảo những trang thông tin chính thống
trước đây như: truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí,… Không chỉ có sự tiện
dụng trong quá trình thu thập thông tin mà MXH còn mang lại những tiện ích
khác như chia sẻ được thông tin với bạn bè, cùng nhau xem tin tức, bàn luận
về nội dung, hay thậm chí là tự mình tạo ra các kênh cung cấp thông tin, sáng
tạo nội dung trực tuyến. Và điều đó không chỉ mang lại tin tức, cập nhật đời
sống mà còn là công việc, mang lại nguồn thu người sáng tạo nội dung. Chính
bởi vậy các nhà đài chính thống, các trang báo điện tử ngày nay cũng dần
chuyển đổi, tạo ra các trang tin tức trực tuyến trên các MXH khác nhau, góp
phần tăng độ phủ sóng, độ nhận diện.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực Khoa học sức khỏe – Y Khoa, MXH cũng là
1 trong những kênh thông tin mạnh mẽ, rộng rãi nhất hiện nay. Các tin tức y

5
học được cập nhật nhanh chóng, thuận tiện qua các cá nhân, các trang, các hội
nhóm. Tuy nhiên mặt trái của việc thuận tiện, nhanh chóng chính là dấu hỏi
cho tính xác thực của thông tin, sự lan tỏa cũng như tốc độ dẫn truyền thông
tin của MXH rất dễ khiến cho các thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến cộng
đồng đặc biệt là thông tin về sức khỏe.
Mạng xã hội luôn phát triển không ngừng, chính vì thế mà ngày càng có
nhiều ứng dụng của mạng xã hội được khai thác và sử dụng trong cuộc sống
hằng ngày cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Cũng vì thế mà kéo theo sự
phát triển không ngừng về mặt nội dung, hình thức của các bài đăng mà người
sử dụng tiếp cận hàng ngày, hàng giờ trên MXH. Đó có thể là các thông tin
cập nhật liên tục về bệnh dịch, về tình hình chính trị, chiến tranh trong thời kỳ
căng thẳng như hiện nay. Nhưng cũng có thể đi kèm đó luôn có các thông tin
sai lệch, thậm chí là thông tin xấu, nội dung không phù hợp về nhiều mặt của
cuộc sống cũng tiếp cận được người dùng. Bởi vì thế, vấn đề an toàn, bảo mật
cá nhân cũng như tạo ra môi trường lành mạnh trên các trang MXH là vấn đề
vô cùng quan trọng hiện nay.
1.2.2. Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong học tập
Không chỉ có ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống mà MXH cũng có rất
nhiều ứng dụng trong học tập. Đa phần sinh viên đã nhận thấy lợi ích to lớn
mà mạng xã hội mang lại như: cung cấp và nâng cao kiến thức, kỹ năng trong
học tập; rèn luyện trí thông minh thông qua các trò chơi,… [2]. Ngoài ra
mạng xã hội còn tạo môi trường tốt để trao đổi học tập giữa giáo viên với sinh
viên, giữa sinh viên với sinh viên [13],[14]. Bên cạnh đó, MXH còn có thể
ứng dụng trong quản lý sinh viên tại các trường đại học hiện nay, thông qua
diễn đàn trao đổi trực tuyến của trường. Điều này đã giúp tăng cường trao đổi
thông tin giữa thầy giáo viên và sinh viên [15].
Môi trường đa phương tiện trên MXH, kết hợp những văn bản, hình ảnh
video, camera …, cùng với các hình thức dạy học như: dạy học đồng loạt, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân, cá nhân làm việc tự lực với máy tính có kết nối
internet, dạy học qua cầu truyền hình đem lại hiệu quả cao trong học tập và
giảng dạy [16]. Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Thương
mại về sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập tại trường. Có 283/968
sinh viên trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng Facebook để thảo luận với bạn

6
bè về bài học, bài tập, công việc hay mục đích học tập khác [5]. Ngoài ra,
MXH đóng góp khá lớn trong việc chia sẻ, tương tác và phối hợp giữa các
thành viên trong nhóm với nhau khi họ làm việc cùng nhau [4]. Như vậy, có
thể nói ứng dụng MXH trong học tập là vô cùng hữu ích và có tiềm năng phát
triển lớn sau này.
Đối với nghề y là một nghề đặc biệt không chỉ chú trọng về kiến thức
sách vở mà kỹ năng cũng như kinh nghiêm thực hành là không thể thiếu, nên
việc ứng dụng MXH trong học tập và giảng dạy là rất bổ ích. Trên thế giới,
với việc đưa ứng dụng MXH vào trong giảng dạy tại các trường Đại học y
khoa đã mang lại hiệu quả cao trong học tập của sinh viên, đặc biệt là về kỹ
năng lâm sàng.
Có thể kể đến như, việc trường Đại học Rhode Island đã đưa MXH
Facebook vào một khóa học dược lão khoa tại trường với mục đích khuyến
khích sinh viên thảo luận trong lớp và để kết nối sinh viên với người cao tuổi
tình nguyện tham gia vào khóa học. Kết quả đạt được là sinh viên cải thiện
nhận thức của mình về người lớn tuổi [4]. Ngoài ra, mạng xã hội Twitter cũng
đã được sử dụng để tăng cường kỹ năng lâm sàng và ra quyết định của sinh
viên điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe [17]. Tương tự như thế, MXH
Youtube được áp dụng khá hiệu quả trong các lớp học lâm sàng, bằng việc
sinh viên sẽ được xem các video minh họa những trường hợp bệnh trên lâm
sàng, sau đó sinh viên thảo luận để đưa ra câu hỏi cũng như câu trả lời phù
hợp [17]. Sự kết hợp của mạng xã hội vào giáo dục lâm sàng đã mang lại hiệu
quả cao trong học tập của sinh viên y khoa.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng của mạng xã hội trong giảng dạy y khoa cũng
có thể được tiến hành qua việc xây dựng các mô hình, còn có thể gọi là “Mô
hình mạng xã hội trong y khoa”. Những mô hình này đã đem lại kết quả khả
quan và được ghi nhận rất tích cực trên thế giới. Ví dụ mô hình "mEducator"
hay còn gọi là "Thực hành tốt nhất”, đặt ra mục tiêu là giáo dục và chia sẻ nội
dung liên quan đến y tế. Thông qua các trường hợp lâm sàng có sẵn, tương tác
với bệnh nhân giả, từ đó trao đổi, thảo luận giữa giảng viên thính giảng và
học viên tham gia diễn đàn để phân tích vấn đề, xác định kiến thức và tranh
luận về các giải pháp được đề ra, từ đó đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất [4].

7
Còn rất nhiều mô hình nghiên cứu khác về ứng dụng của mạng xã hội
trong học tập và giảng dạy đã được tiến hành và cho ra kết quả khả quan [17].
Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đều được tiến hành trên thế giới, còn tại Viêt
Nam thì gần như chưa có nghiên cứu nào về mô hình mạng xã hội như thế.
Chính vì vậy, MXH nên được khai thác và đưa vào ứng dụng nhiều trong học
tập và giảng dạy tại Việt Nam.
1.3. Tác động của mạng xã hội đến sinh viên
1.3.1. Lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên
Với mạng xã hội, sinh viên có thể dễ dàng làm quen với nhiều người,
kết nối bạn bè. Đa số các nền tảng MXH hiện nay đều cung cấp tính năng trò
chuyện trực tuyến miễn phí và không giới hạn thì đây là 1 công cụ giúp các
bạn giao tiếp với nhau thuận tiện nhất, tiết kiệm, ưu việt hơn so với các
phương pháp liên lạc truyền thống trước đây. Ngoài ra, sinh viên còn nhận
được thêm thông tin về đời sống qua các bài đăng của bạn bè trên mạng xã
hội, đây cũng là 1 cách giúp giữ liên lạc, tìm hiểu, giúp đỡ lẫn nhau ngay cả
khi không có thời gian gặp gỡ trực tiếp ngoài đời

Tiếp theo có thể kể đến đó là MXH cập nhật tin tức vô cùng nhanh
chóng, miễn phí. Với thuật toán gợi ý bài đăng, nội dung của các trang mạng
xã hội hiện nay, chúng ta sẽ luôn tiếp cận được các bài đăng có nội dung phù
hợp với nhu cầu, thậm chí là sở thích cá nhân của mỗi người. Bên cạnh đó các
nội dung nóng hổi, cấp thiết có lượt tương tác cao sẽ được chia sẻ tới nhiều
người dùng hơn. Qua đó, sinh viên có thể nắm bắt thông tin xã hội vô cùng
nhanh chóng, theo kịp xu hướng.

Không những là nơi kết nối bạn bè và cập nhật thông tin, MXH còn là
kênh giải trí hữu ích sau mỗi giờ làm việc căng thẳng đầy mệt mỏi. Cụ thể,
Facebook, Instagram hay Tiktok xuất hiện hàng trăm những video hài hước
của các nước trên thế giới, hàng ngàn những bức ảnh vui nhộn đầy sáng tạo
của các bạn trẻ và hàng nghìn những đoạn phim cắt ra từ những tác phẩm điện
ảnh kinh điển… có tác dụng giải trí cao. Ngoài ra các ứng dụng này cũng là
kho trò chơi khổng lồ đầy hấp dẫn được cập nhật thường xuyên, sinh viên có
thể tha hồ lựa chọn và chơi thỏa thích mà không hề thấy chán.

8
Ngoài ra các trang MXH được xem là “mảnh đất màu mỡ và lý tưởng”
để những người thích kinh doanh có thể rao bán những mặt hàng của mình.
Thực tế, có rất nhiều người kinh doanh online và thành công, có cuộc sống dư
dả nhờ công việc kinh doanh đó. Bên cạnh đó, người mua hàng cũng sẽ rất
thuận tiện khi chỉ cần ngồi nhà, chọn một mặt hàng trên MXH và đợi người ta
chuyển hàng đến chứ không cần phải mất công đi lựa chọn ở những cửa hàng
xa xôi.

Cuối cùng có thể kể đến MXH cũng là nơi bồi dưỡng tâm hồn, đời sống
tình cảm của con người. Đây là nơi tập trung những thước phim cảm động
đầy giá trị nhân sinh, những câu chuyện cảm động về tình người và cả những
hình ảnh khơi gợi lên những cảm xúc tốt đẹp nhất về tình yêu, tình thương với
căm ghét, lòng căm phẫn với cái xấu xa bạo ngược… tất cả có tác dụng to lớn
trong việc hình thành nhân cách và tu dưỡng đạo đức của sinh viên.

1.3.2. Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên
Đầu tiên phải kể đến đó là giảm tương tác giữa con người với nhau,
nghiện mạng xã hội đang là thực trạng phổ biến, khiến nhiều người dùng dành
ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình. Bên cạnh đó, nó cũng
khiến bạn buồn phiền khi bạn coi trọng “bạn bè ảo” hơn cuộc sống thực. Dần
dần, làm giảm tương tác giữa người với người trong đời sống thực tế. Thử
tưởng tượng xem bạn bè và người thân của bạn sẽ cảm thấy thế nào khi gặp
mặt họ mà bạn cứ dán mắt vào Facebook qua chiếc Smartphone? Nghiện
mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở
quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng “thế giới ảo” hơn
những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai
còn muốn gặp mặt bạn nữa.

Thứ hai tăng mong muốn gây chú ý, có thể thấy, việc đăng những dòng
trạng thái mơ hồ nhằm câu like và view không còn là chuyện lạ, song nó thực
sự khiến người khác phát bực nếu quá thường xuyên. Bên cạnh đó, mạng xã
hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để có
các lượt thả tim, yêu thích và lượt bình luận, chia sẻ sẽ cướp đi đáng kể quỹ
thời gian của sinh viên.

9
Thứ ba, việc quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm sinh viên quên
đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì tìm kiếm công việc trong tương lai
bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để
trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Một số kết quả nghiên
cứu cho thấy, những người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy
tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Chính vì thế, nếu sinh viên
có biểu hiện thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt
MXH trong một thời gian. Ngoài ra, sử dụng MXH trong thời gian dài sẽ tốn
khá nhiều thời gian của bạn, đồng thời ảnh hưởng đến công việc cũng như
một số sinh hoạt khác của bạn. Có những người khi ăn cũng dùng MXH, ngủ
cũng dùng MXH, thậm chí sử dụng MXH ngay cả trong giờ học và làm việc.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian mà nó còn ảnh hướng tới sức
khỏe, năng suất, chất lượng của việc học tập cũng như làm việc.

Thứ tư, mạng xã hội cũng có thể làm tê liệt và giết chết quá trình sáng
tạo. Quá trình lướt những trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ
tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Trong thời gian dài, có thể gây ảnh
hưởng đến sự sáng tạo của người dùng. Sử dụng ý tưởng của người khác, cập
nhật thông tin sai lệch không chính thống.

Thứ năm, thời gian gần đây, “anh hùng bàn phím” không còn là một
cụm từ xa lạ. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói
những điều mà ngoài đời không dám phát biểu. Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân khiến nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời
con người cũng dần trở nên bất lịch sự hơn hẳn. Đôi khi chỉ cần những phát
ngôn không đúng hay sai lệch cũng gây nên những vụ ẩu đả rất đáng tiếc.
Nhiều người sử dụng MXH như là nơi để than thở các vấn đề trong cuộc sống
gia đình, và đây cũng là một cách gián tiếp nói xấu người khác. Thậm chí có
nhiều bạn trẻ lấy mạng xã hội là nơi trút bầu tâm sự, nơi thể hiện mình với
phương thức “muốn nói bao nhiêu thì nói, nói thỏa thích, chỉ cần sướng
mình”... Nhiều bạn chỉ vì không hài lòng với bố mẹ hoặc với bậc trên của
mình mà lên mạng đăng bài đăng, phát ngôn trong lúc nóng giận thường
mang lại hậu quả khôn lường cho giới trẻ.

10
Thứ sáu, ảnh hưởng của quá trình sử dụng các thiết bị công nghệ trong
thời gian dài đối với thị lực, cột sống hay não bộ là vấn đề nhức nhối hiện
nay. Với việc phổ cập Internet kéo theo phổ cập các trang MXH như hiện nay,
các thế hệ tương lai được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ ở độ tuổi quá
sớm, từ đó gây ảnh hưởng đến thị lực do tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra
trong thời gian dài. Ngoài ra trong quá trình sử dụng các thiết bị công nghệ
lâu dài cũng kéo theo tình trạng sai tư thế ngồi, thậm chí nằm, sử dụng khi đi
ngủ trong môi trường thiếu sáng,… Từ đó kéo theo các biểu hiện xấu ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

Bên cạnh đó, MXH còn gây một số hạn chế như thiếu riêng tư, mất
ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thúc đẩy thế giới về sự di động…
Lợi dụng các trang mạng để quảng bá, mua bán, giao dịch các văn hóa phẩm
đồi trụy. Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác dẫn đến những hậu quả vô
cùng nghiêm trọng cho cả bản thân người đăng và nạn nhân bị bôi nhọ. Dụ dỗ
lôi kéo trẻ em, trẻ vị thành niên với những chiêu trò lừa đảo tinh ranh.

1.4. Tổng quan về các nghiên cứu sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam
1.4.1. Nghiên cứu về thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Mạng xã hội hiện nay được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là trong sinh
viên. Tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18 – 29 tuổi là lớn nhất
[18].
Phần lớn số sinh viên sử dụng MXH là sinh viên học tại các thành phố
lớn. Tỷ lệ sử dụng MXH của sinh viên Hà Nội là cao nhất, tiếp theo là thành
phố Hồ Chí Minh, sau đó là Hải Phòng và các tỉnh khác [1]. Thời gian và địa
điểm truy cập MXH trong sinh viên có sự khác biệt so với người sử dụng
internet và MXH nói chung. Một khảo sát thực hiện trên các website cho biết
lưu lượng trên internet cao nhất vào giờ làm việc, đây cũng tương tự như thời
điểm người dùng truy cập MXH trong ngày. Tuy nhiên, trong sinh viên thời
điểm truy cập mạng xã hội chủ yếu lại là vào buổi đêm và sinh viên thích truy
cập MXH nhất là tại nhà [10], đây cũng là địa điểm mà sinh viên cảm thấy
thoải mái nhất khi truy cập internet nói chung và mạng xã hội nói riêng.
Những người sử dụng internet hàng ngày phần lớn cũng sử dụng MXH
thường xuyên: ngày nào cũng sử dụng (84%) [19]. Trong sinh viên cũng

11
tương tự như vậy, sinh viên sử dụng mạng xã hội khá thường xuyên, gần như
mọi lúc mọi nơi chỉ cần có công cụ truy cập mạng xã hội và kết nối mạng.
Điều nay khá hợp lý với việc sinh viên dành đến hơn 50% tổng thời gian truy
cập internet trong ngày để lên mạng xã hội [1],[2]. Sinh viên Việt Nam có xu
hướng dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội hơn so với sinh viên trên thế
giới (3h/ngày > 2h/ngày) [5],[8]. Bên cạnh đó, thời gian truy cập mạng xã hội
trung bình trên các công cụ của sinh viên là khác nhau. Sinh viên chủ yếu sử
dụng điện thoại di động và tablet nhiều hơn các công cụ khác [20].
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, sức khỏe trong quá trình sử dụng
mạng xã hội đối với sinh viên
Bất kỳ hành vi nào của con người đều chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác nhau như: cá nhân, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, môi trường
sống…, đối với hành vi sử dụng MXH cũng không ngoại lệ. Hành vi sử dụng
MXH chịu ảnh hưởng từ lúc tiếp cận đến lúc đã sử dụng và duy trì hành vi sử
dụng đó. Ví dụ, có đến 80% sinh viên sử dụng MXH là do tự mình tìm hiểu
và sử dụng, tiếp đến 73% sinh viên trả lời rằng họ sử dụng MXH là do bạn bè
giới thiệu. Ngoài ra, hành vi sử dụng MXH còn chịu ảnh hưởng của mục đích
sử dụng như giải trí, tìm kiếm tài liệu, học nhóm hay giáo viên yêu cầu [2].
Trong sinh viên, mục đích sử dụng MXH để giao tiếp vẫn cao hơn so với
mục đích học tập. Tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quý Thanh về
“Internet và định hướng giá trị của sinh viên về tình dục trước hôn nhân” đã
chỉ ra rằng sinh viên Việt Nam sử dụng internet cho mục đích chat là 66,3%;
còn việc tìm kiếm thông tin học tập, đọc báo, truyện tranh trên mạng 65,6%
[21]. Giới không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng MXH. Ở Việt Nam nữ
giới sử dụng MXH ít hơn nam giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hargittai
(2007), thì nữ giới sử dụng MXH gấp 1,6 lần nam giới. Một nghiên cứu khác
của Clark, Logan, Luckin, Mee, và Oliver – 2009 thì lại cho rằng sử dụng
MXH giữa nam và nữ không có gì khác nhau [8],[21].
Hành vi sử dụng MXH chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi suy nghĩ của bản
thân. Việc nhận định sử dụng mạng xã hội là tốt hay xấu ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng MXH. Hiện nay đa phần mọi người đều cho rằng sử dụng mạng xã
hội là tích cực, chỉ một bộ phận nhỏ cho rằng nó tiêu cực và không nên sử
dụng [2],[20]. Điều này khá hợp với tâm lý con người, lợi ích của việc sử

12
dụng sẽ khuyến khích hành vi sử dụng nhiều hơn và ngược lại. Theo kết quả
nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế Đà Nẵng cho thấy, hành vi sử dụng
internet trong học tập chịu ảnh hưởng của 4 thành phần đó là: sự hữu ích, dễ
sử dụng, chuẩn chủ quan (sự ảnh hưởng của môi trường đến hành vi của cá
nhân, người khác cảm nhận như thế nào khi bạn làm việc đó, gia đình, bạn bè)
và khả năng sử dụng. Trong đó, yếu tố dễ sử dụng và chuẩn chủ quan là 2 vấn
đề quan trọng nhất và có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi có hay
không sử dụng MXH trong sinh viên trường Đại học kinh tế Đà Nẵng [22].
Qua đây ta thấy hành vi sử dụng MXH chịu ảnh hưởng của không chỉ của một
yếu tố mà là nhiều yếu tố khác nhau cộng lại, và mức độ ảnh hưởng cũng
khác nhau đối với mỗi người.
Bên cạnh đó, các thói quen, hành vi trong cuộc sống thường ngày cũng bị
ảnh hưởng bởi thói quen sử dụng MXH hiện nay. Các bạn trẻ thường sử dụng
Smartphone hay các thiết bị công nghệ ngay cả những lúc ăn, lúc nghỉ ngơi
hoặc thậm chí ở nơi công cộng. Do đó không chỉ tăng thời gian tiếp xúc gây
ảnh hưởng đến thị lực bởi ánh sáng xanh hay sự căng thẳng cho tâm lý người
sử dụng mà còn gây ảnh hưởng đến các công việc, hoạt động sống hàng ngày.
Qua đó gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là gây
nên các bệnh phổ biến hiện nay như: viêm loét dạ dày, thể trạng yếu do hạn
chế vận động, trầm cảm, hưng cảm,…
Internet nói chung và MXH nói riêng đều có những mặt lợi và mặt hại của
nó. Và phần đông sinh viên đều cho rằng internet hay MXH là cần thiết
(>50%) [23]. Sinh viên cho rằng, mạng xã hội cung cấp nhiều kiến thức về xã
hội và học tập, giao lưu bạn bè, tìm kiếm việc làm, giảm stress, rèn luyện trí
thông minh [1],[2]. Đặc biệt riêng Facebook có tác động rất tốt đến kết quả
học tập, đến tự trọng và thỏa mãn cuộc sống sinh viên 23]. Xét về mặt tiêu
cực, sinh viên cũng cho rằng MXH ảnh hưởng tiêu cực là không nhỏ. Các ý
kiến đó cho rằng sử dụng MXH tốn thời gian, làm học tập của giảm sút, làm
thiếu kỹ năng sống trong thực tế [1], những sinh viên mà có thời gian truy cập
mạng xã hội nhiều thì học lực kém hơn các sinh viên có thời gian truy cập
mạng xã hội ít hơn [24]. Ngoài ra, sinh viên còn cho rằng MXH là thiếu tính
bảo mật về thông tin và thông tin trên MXH là không thực tế [1],[10].

13
CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
➢ Tiêu chuẩn lựa chọn:
Các sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 6 thuộc tất cả chuyên ngành (y
đa khoa, dược học, răng hàm mặt, kĩ thuật hình ảnh, xét nghiệm y học, điều
dưỡng) đang học tập tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các sinh viên đồng ý tham gia điền vào biểu mẫu trực tuyến sau khi
được giới thiệu và giải thích về nghiên cứu.
➢ Tiêu chuẩn loại trừ:
Sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Sinh viên đã thôi học tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia
Hà Nội.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
➢ Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại Trường Đại học Y Dược – Đại
học Quốc gia Hà Nội.
➢ Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022.
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu:
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ sinh viên đang theo học tại Trường
Đại học Y Dược – ĐHQGHN từ năm nhất đến năm 6 trong 6 chuyên ngành:

14
Y Đa Khoa, Dược Học, Răng Hàm Mặt, Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học, Kỹ
Thuật Xét Nghiệm Y Học và Điều Dưỡng.

Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên

Cỡ mẫu thực tế thu thập được: 401 mẫu

Bảng 2.1. Thống kê tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát


Số lượng sinh viên Tham gia thực hiện
Toàn trường
khảo sát

n % n %
Ngành học
Y Đa Khoa 178 44,39 580 34,42

Dược học 86 21,45 482 28,60

Răng hàm mặt 77 19,20 261 15,49

Kỹ thuật hình ảnh y học 23 7,98 125 7,42

Kỹ thuật xét nghiệm y học 9 2,24 137 8,15

Điều dưỡng 19 4,75 100 5,92

Tổng 401 100 1685 100


Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện và chọn toàn bộ sinh
viên đủ điều kiện và đồng ý tham gia nghiên cứu, bộ câu hỏi được gửi về tất
cả các lớp sinh viên thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập số liệu qua phiếu khảo
sát tự điền trực tuyến thông qua mẫu phiếu điện tử được thiết kế bằng Google
form. Khảo sát trực tuyến được thực hiên từ tháng 11/2021 đến hết tháng
03/2022.

15
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.2. Một số biến số nghiên cứu
Phương pháp
STT Biến số Định nghĩa
thu thập

Thông tin nhân khẩu học


Giới tính nam hoặc nữ Mẫu phiếu điện
1 Giới tính
theo thông tin CMND tử
Năm thứ nhất đến năm
Mẫu phiếu điện
2 Năm học thứ sáu theo văn bản nhà
tử
trường
Chuyên ngành y đa khoa,
dược học, răng hàm mặt,
kỹ thuật xét nghiệm, kỹ Mẫu phiếu điện
3 Chuyên ngành
thuật hình ảnh, điều tử
dưỡng theo giấy báo
nhập học
1. Mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên trường Đại
học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021
Các MXH đang sử Tỷ lệ sử dụng các MXH Mẫu phiếu điện
4
dụng phổ biến hiện nay tử
Thời gian bắt đầu sử Quãng thời gian bắt đầu Mẫu phiếu điện
5
dụng sử dụng MXH tử
Thời gian tạo lập tài
Độ tin cậy của tài Mẫu phiếu điện
6 khoản, đã từng bị khóa
khoản cá nhân tử
tài khoản chưa
Phục vụ cho công việc,
Mục đích sử dụng Mẫu phiếu điện
7 học tập hay cho quá trình
MXH tử
giải trí

16
Thời lượng, thời Bao gồm tổng thời gian
Mẫu phiếu điện
8 điểm sử dụng MXH và thời điểm hay truy cập
tử
trong ngày MXH
2. Mô tả thực trạng ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi và sức
khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021
Các bệnh, tật có liên
Các vấn đề về sức Mẫu phiếu điện
9 quan do quá trình sử
khỏe đang mắc phải tử
dụng MXH
Ảnh hưởng của MXH
Các vấn đề về giấc đến chất lượng, thói Mẫu phiếu điện
10
ngủ đang mắc phải quen, thời lượng giấc tử
ngủ
Thói quen sinh hoạt Một số hoạt động thể Mẫu phiếu điện
11
cá nhân chất, bữa ăn sáng,... tử
Các vấn đề gặp phải về
Khó khăn trong quá Mẫu phiếu điện
12 phương thức sử dụng,
trình sử dụng MXH tử
các nội dung tiếp cận,...

17
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu

Thực trạng sử dụng, ảnh hưởng của


mạng xã hội đối với hành vi và sức
khỏe trong sinh viên Trường Đại học
Y Dược - ĐHQGHN năm 2021

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021.
Mục tiêu 2: Mô tả thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội
đối với hành vi và sức khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược
– ĐHQGHN năm 2021.

Đối tượng nghiên cứu là các Chọn mẫu thuận tiện, bộ câu hỏi
sv từ năm thứ 1 đến năm thứ online được gửi về tất cả các lớp
6 thuộc tất cả chuyên ngành sinh viên thỏa mãn tiêu chuẩn
(bác sĩ đa khoa, dược học, lựa chọn đối tượng nghiên cứu,
răng hàm mặt, kĩ thuật hình cỡ mẫu thu được là 401 đối
ảnh, xét nghiệm y học, điều tượng
dưỡng) đang học tập tại
Trường Đại học Y Dược, ĐH
Quốc gia Hà Nội.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập số liệu online thông
qua Google form (từ tháng 11/2021 đến hết tháng 03/2022).

Số liệu được thu thập, làm sạch, phân tích bằng phần mềm STATA
16.0

Báo cáo kết quả nghiên cứu

18
2.3. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được quản lý, làm sạch và phân tích bằng phần mềm STATA
16.0.
Để phân tích thực trạng sử dụng, tác động của MXH đến đời sống, sức
khỏe, hành vi và sự khác biệt giữa các nhóm test Khi bình phương và test
Fisher’s được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ giữa các nhóm.
Hạn chế sai số trong quá trình thu thập và xử lý bằng cách giới hạn mail
trả lời phiếu tự điển
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và
công tác Học sinh sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà
Nội cho phép thực hiện nghiên cứu.
Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ
được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên
cứu.
Đối tượng được thông báo là tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên
cứu hay không. Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật.
Số liệu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác.
2.5. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu còn hạn chế về mặt khối lượng mẫu thu thập được do ảnh
hưởng của dịch bệnh khiến quá trình thu thập mẫu phải tiến hành online
hoàn toàn cũng như chưa khai thác sâu được vào các nội dung sinh viên
tiếp cận được trong quá trình sử dụng MXH.

19
CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên trường
Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021.
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Thống kê ngành học của sinh viên

Ngành học
Y đa khoa 178 44,39%

Dược học 86 21,45%

Răng hàm mặt 77 19,20%

Kĩ thuật Hình ảnh Y học 32 7,98%

Kĩ thuật Xét nghiệm Y học 9 2,24%

Điều dưỡng 19 4,74%

Tổng 401 100%

Nhận xét:
Sinh viên các chuyên ngành y đa khoa, dược học, răng hàm mặt, kỹ
thuật hình ảnh, kỹ thuật xét nghiệm y học, điều dưỡng lần lượt là: 44,39%,
21,45%, 19,20%, 7,98%, 2,24%, 4,74%.

20
Nam; 127;
31,67%

Nữ; 274;
68,33%

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giới tính


Nhận xét:
Trong số 401 sinh viên, có 274 sinh viên nữ chiếm tỷ lệ 68,33%; 127
sinh viên nam chiếm tỷ lệ 31,67%.

Năm nhất; 34;


Năm sáu; 57; 8,48%
14,21%
Năm năm; 45; Năm hai; 43;
13,47% 10,72%

Năm bốn; 25;


6,23%

Năm ba; 197;


49,13%

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sinh viên theo năm học

21
Nhận xét:

Đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất là sinh viên năm thứ ba
(49,13%) các năm học khác có số sinh viên lần lượt năm thứ nhất, năm hai,
năm bốn, năm năm, năm sáu là 8,48%, 10,72%, 6,23%, 13,47%, 14,21%.
3.1.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Bảng 3.1. Thống kê các trang mạng xã hội được sử dụng (n=401)
Mạng xã hội Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Facebook 390 97,26
Instagram 313 78,05
Youtube 339 84,54
Tiktok 169 42,14
Zalo 226 56,34
Khác 321 80,05
Nhận xét:

Facebook là nền tảng chiếm số lượng lớn nhất với 390 sinh viên
(97,26%) có tài khoản truy cập, tiếp theo là Youtube với 339 sinh viên
(84,54%), Instagram với 313 sinh viên (78,05%), Zalo với 226 sinh viên
(56,34%), Tiktok với 169 sinh viên (42,14%).
Bảng 3.2. Thống kê độ tuổi bắt đầu sử dụng mạng xã hội
Câu hỏi Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Độ tuổi bắt đầu sử dụng mạng xã hội

Từ khi học Tiểu học (6 – 10 tuổi) 17 4,24

Từ khi học THCS (11 – 15 tuổi) 224 55,86

Từ khi học THPT (16 – 18 tuổi) 152 37,91

Từ khi lên Đại học (trên 18 tuổi) 8 2,00

Tổng 401 100

22
Tài khoản mạng xã hội hiện tại đã lập được bao lâu

Dưới 1 năm 7 1,75

Từ 1 đến dưới 2 năm 16 3,99

Từ 2 đến dưới 5 năm 164 40,90

Trên 5 năm 214 53,37

Tổng 401 100

Nhận xét:

Có 17 sinh viên (4,24%) bắt đầu sử dụng MXH trong độ tuổi từ 6 – 10,
224 sinh viên (55,86%) bắt đầu sử dụng MXH trong độ tuổi từ 11 – 15, 152
sinh viên (37,91%) bắt đầu sử dụng MXH trong độ tuổi từ 16 – 18 và 8 sinh
viên (2,0%) bắt đầu sử dụng MXH khi đã đủ 18 tuổi. Có 7 sinh viên (1,75%)
đang sử dụng các tài khoản MXH lập dưới 1 năm, 16 sinh viên (3,99%) đang
sử dụng các tài khoản MXH được lập từ 1 đến dưới 2 năm, 164 sinh viên
(40,9%) đang sử dụng các tài khoản MXH được lập từ 2 đến dưới 5 năm và
214 sinh viên (53,37%) đang sử dụng các tài khoản MXH được lập trên 5
năm.
Bảng 3.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội (n=401)
Mục đích sử dụng mạng xã hội Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Hoạt động trên MXH là công việc 96 23,94

Liên lạc trao đổi 312 77,80

Giải trí 262 65,34

Cập nhật tin tức mới về đời sống 234 58,35

Cập nhật tin tức về ngành nghề, công việc 255 63,59

23
Học thêm các kỹ năng: tiếng anh, nấu ăn,… 180 44,89

Bán hàng 62 15,46

Theo dõi, cập nhật tin tức của người nổi tiếng,
178 44,39
thần tượng

Nhận xét:

Mục đích sử dụng MXH chủ yếu của sinh viên là liên lạc, trao đổi qua
tin nhắn, cuộc gọi trực tuyến (77,80%) tiếp theo đó là nhu cầu giải trí: xem
videos, nghe nhạc,…(65,34%), cập nhật tin tức về ngành nghề, công việc
(63,59%), tin tức về đời sống, tin tức về mọi người xung quanh (58,35%), học
thêm các kỹ năng khác (44,89%) hay theo dõi người nổi tiếng, thần tượng
(44,39%).

Sai; 143;
35,66%

Đúng; 258;
64,34%

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hiểu biết về độ tuổi giới hạn được tạo tài khoản mạng
xã hội cá nhân của sinh viên
Nhận xét:

Có 258 sinh viên (64,34%) nắm được độ tuổi tối thiểu được tạo tài
khoản facebook cá nhân là 13 tuổi; 143 sinh viên (35,66%) trả lời sai.

24
Chưa từng; 126;
31,42%

Đã từng ; 275;
68,58%

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sinh viên đã từng bị khóa tài khoản mạng xã hội

Nhận xét:
Có 275 sinh viên (68,58%) đã từng bị khóa tài khoản MXH trong thời
gian sử dụng; 126 sinh viên (31,42%) chưa bị khóa tài khoản.
Bảng 3.4. Thời điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên (n=401)
Thời điểm sử dụng mạng xã hội trong ngày Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Từ 7h đến dưới 11h 25 6,23

Từ 11 đến dưới 14h 56 13,96

Từ 14 đến dưới 18h 47 11,72

Từ 18 đến dưới 22h 212 52,87

Sau 22h 207 51,62

Nhận xét:
Có 25 sinh viên(6,23%) sử dụng MXH tại thời điểm từ 7 đến dưới 11h
sáng, 56 sinh viên (13,96%) sử dụng MXH tại thời điểm từ 11h đến dưới 14h
chiều, 47 sinh viên (11,72%) sử dụng MXH tại thời điểm từ 14h đến dưới
18h, 212 sinh viên (52,87%) dùng MXH từ 18h đến dưới 22h và 207 sinh
viên (51,62%) dùng MXH sau 22h.

25
Bảng 3.5. Thời lượng sử dụng mạng xã hội của sinh viên (n=401)
Thời lượng sử dụng mạng xã hội trong ngày Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Từ 1 giờ trở xuống 8 2,00

Trên 1 đến 2 giờ 117 29,18

Trên 2 đến 3 giờ 89 22,19

Trên 3 đến 4 giờ 109 27,18

Trên 4 giờ 78 19,45

Tổng 401 100

Nhận xét:
Có 276 sinh viên (68,83%) sử dụng MXH trên 2h mỗi ngày trong đó
bao gồm: 89 sinh viên (22,19%) sử dụng từ 2 – 3h mỗi ngày, 109 sinh viên
(27,18%) sử dụng từ 3 – 4h mỗi ngày và 78 sinh viên (19,45%) dành hơn 4h
mỗi ngày để sử dụng MXH. Chỉ có 8 sinh viên (2,0%) sử dụng MXH dưới
1h/ngày và 117 sinh viên (29,18%) sử dụng MXH từ 1 đến dưới 2h/ngày.
Bảng 3.6. Thời lượng sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo giới tính
Thời lượng sử dụng < 2 giờ ≥ 2 giờ
p
Giới tính n % n %

Nam 37 29,13 90 70,87

Nữ 88 32,12 186 67,88 0,695

Chung 125 31,18 276 68,82

Nhận xét:
Sinh viên nam sử dụng MXH từ 2 tiếng một ngày trở lên chiếm tỷ lệ
với 90 sinh viên (70,87%) cao hơn so với sinh viên nữ với 186 sinh viên
(67,88%)

26
Bảng 3.7. Thời lượng sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo ngành học
Thời lượng sử dụng < 2 giờ ≥ 2 giờ

Ngành học n % n %

Y đa khoa 64 35,95 114 64,05

Dược học 17 19,77 69 80,23

Răng hàm mặt 27 35,06 50 64,94

Kĩ thuật Hình ảnh Y học 9 28,12 23 71,88

Kĩ thuật Xét nghiệm Y học 0 0 9 100

Điều dưỡng 8 42,10 11 57,90

Chung 125 31,18 276 68,82

Nhận xét:
Sinh viên ngành Kĩ thuật Xét nghiệm Y học sử dụng MXH từ 2 tiếng
một ngày trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 9 sinh viên (100%). Đứng thứ hai là
Dược học với 69 sinh viên (80,23%), Kỹ thuật hình ảnh Y học với 23 sinh
viên (71,88%), Răng hàm mặt với 50 sinh viên (64,94%), Y đa khoa với 114
sinh viên (64,05%). Tỷ lệ này thấp nhất ở sinh viên ngành Điều dưỡng với 11
sinh viên (57,90%).
Bảng 3.8. Đặc điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Thời lượng sử dụng MXH trong
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) p
ngày
Có 102 25,44
Thường xuyên cập nhật tin
Không 299 74,56 0,917
tức lên trang cá nhân
Tổng 401 100

Kết bạn, tương tác với tất cả Có 189 47,13


mọi người quen biết Không 212 52,87 0,838
Tổng 401 100

27
Có 217 54,12
Dùng biểu cảm cho nội dung
Không 184 45,88 0,965
đã tiếp cận
Tổng 401 100
Có 123 30,67
Bình luận nội dung đã tiếp
Không 278 69,33 0,805
cận
Tổng 401 100
Có 206 51,37
Sử dụng tính năng báo cáo
Không 195 48,63 0,292
khi gặp nội dung sai lệch
Tổng 401 100
Nhận xét:
Bảng kết quả cho thấy 299 sinh viên (74,56%) không thường xuyên
đăng bài trên trang cá nhân cũng như có tới 278 sinh viên (69,33%) không có
thói quen để lại bình luận ở các bài đăng đã đọc. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng
biểu cảm cho các bài đăng là 217 sinh viên (54,12%) cũng như tỷ lệ sử dụng
tính năng báo cáo đối với bài đăng có nội dung không phù hợp là 206 sinh
viên (51,37%).
3.2. Thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi và
sức khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021
3.2.1. Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi
Bảng 3.9. Tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động thể chất, chơi thể thao
Tham gia hoạt động thể chất,
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
chơi thể thao >2h/tuần

Có 178 44,39

Không 223 55,61

Tổng 401 100

28
Nhận xét:
Có 178 sinh viên (44,39%) tham gia khảo sát có duy trì tham gia các
hoạt động vận động thể chất hay chơi các môn thể thao trong khi đó có đến
223 sinh viên (55,61%) không duy trì được các hoạt động này.
Bảng 3.10. Tỷ lệ sinh viên duy trì bữa ăn sáng

Duy trì bữa sáng hàng ngày Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Có 174 43,39

Không 227 56,61

Tổng 401 100

Nhận xét:
Có 174 sinh viên (43,39%) tham gia khảo sát có duy trì được cung lượng bữa
sáng hàng ngày trong khi đó có đến 227 sinh viên (56,61%) không duy trì
được bữa sáng hàng ngày
Bảng 3.11. Mối liên quan sử dụng mạng xã hội đối với thói quen tham gia
hoạt động thể chất, thể dục, thể thao
Tham gia hoạt động thể chất Có Không
chơi thể thao
p
n % n %
Đặc điểm
< 2h 62 49,60 63 50,40
Thời lượng sử dụng MXH 0,005
≥ 2h 116 42,03 160 57,97

≤ 22h 87 44,84 107 55,16


Thời điểm sử dụng MXH 0,001
> 22h 91 43,96 116 56,04

≤ 13 105 43,57 136 56,43


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,115
> 13 73 45,62 87 54,38

29
Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày và không duy trì
thường xuyên hoạt động thể dục là 160 sinh viên (57,97%) cao hơn so với
nhóm sử dụng MXH dưới 2h một ngày 63 sinh viên (50,40%). Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p = 0,005 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h và không duy trì thường xuyên
hoạt động thể dục là 116 sinh viên (56,04%) cao hơn so với nhóm sử dụng
MXH trước 22h 107 sinh viên (55,16%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,001 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi và không duy trì
thường xuyên hoạt động thể dục là 136 sinh viên (56,43%) cao hơn so với
nhóm bắt đầu sử dụng MXH khi trên 13 tuổi 87 sinh viên (54,38%). Sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,115 (p>0,05).
Bảng 3.12. Mối liên quan sử dụng mạng xã hội đối với duy trì bữa sáng
Duy trì bữa sáng Có Không
p
Đặc điểm n % n %

< 2h 64 51,20 61 48,80


Thời lượng sử dụng MXH 0,001
≥ 2h 110 39,86 166 60,14

≤ 22h 124 63,92 70 36,08


Thời điểm sử dụng MXH 0,005
> 22h 50 24,15 157 75,85

≤ 13 114 47,30 127 52,70


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,039
> 13 60 37,5 100 62,50

Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày và không duy trì
bữa ăn sáng hàng ngày là 166 sinh viên (60,14%) cao hơn so với nhóm sử

30
dụng MXH dưới 2h một ngày 61 sinh viên (48,80%). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,001 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h và không duy trì bữa sáng là 157
sinh viên (75,85%) cao hơn so với nhóm sử dụng MXH trước 22h 70 sinh
viên (36,08%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,005 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi và không duy trì
bữa ăn sáng hàng ngày là 127 sinh viên (52,70%) thấp hơn so với nhóm bắt
đầu sử dụng MXH khi trên 13 tuổi 100 sinh viên (62,50%). Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p = 0,039 (p<0,05).
Bảng 3.13. Thực trạng giấc ngủ của sinh viên
Đặc điểm giấc ngủ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Có 333 83,04
Thời gian đi vào giấc ngủ dưới
Không 68 16,96
30p
Tổng 401 100

Có 26 6,48
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ
Không 375 93,52
giấc ngủ
Tổng 401 100

Có 212 52,87
Giữ tập trung trong quá trình
Không 189 47,13
học tập, làm việc ban ngày
Tổng 401 100
Nhận xét:
Có 333 sinh viên (83,04%) có thời gian đi vào giấc ngủ dưới 30p vào
buổi tối, tỷ lệ sử dụng các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ chiếm 26 sinh viên
(6,48%) tuy nhiên tỷ lệ giữ được sự tỉnh táo, tập trung trong công việc và học
tập chỉ đạt 52,87% tương đương với 212/401 sinh viên.

31
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với thời gian đi
vào giấc ngủ
Thời gian đi vào giấc ngủ Có Không
dưới 30p
p
n % n %
Đặc điểm
< 2h 92 73,60 33 26,40
Thời lượng sử dụng MXH 0,001
≥ 2h 241 87,32 35 12,68

≤ 22h 153 78,86 41 21,14


Thời điểm sử dụng MXH 0,064
> 22h 180 86,96 27 13,04

≤ 13 190 78,84 51 21,16


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,001
> 13 143 89,37 17 10,63
Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày và mất trên 30p
để đi vào giấc ngủ là 35 sinh viên (12,68%) thấp hơn so với nhóm sử dụng
MXH dưới 2h một ngày 33 sinh viên (26,40%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p = 0,001 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h và mất trên 30p để đi vào giấc
ngủ là 27 sinh viên (13,04%) thấp hơn so với nhóm sử dụng MXH trước 22h
41 sinh viên (21,04%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p =
0,064 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi và mất trên 30p
để đi vào giấc ngủ là 51 sinh viên (21,16%) cao hơn so với nhóm bắt đầu sử
dụng MXH khi trên 13 tuổi 17 sinh viên (10,63%). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,001 (p<0,05).

32
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với sử dụng các
biện pháp hỗ trợ giấc ngủ
Sử dụng các biện pháp Có Không
hỗ trợ giấc ngủ
p
n % n %
Đặc điểm
< 2h 10 8,00 115 92,00
Thời lượng sử dụng MXH 0,006
≥ 2h 16 5,80 260 94,20

≤ 22h 23 11,85 171 88,15


Thời điểm sử dụng MXH 0,07
> 22h 3 1,45 204 98,55

≤ 13 11 4,56 230 95,44


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,194
> 13 15 9,37 145 90,63
Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày phải sử dụng các
biện pháp hỗ trợ giấc ngủ là 16 sinh viên (5,80%) cao hơn so với nhóm sử
dụng MXH dưới 2h một ngày 10 sinh viên (8,00%). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,006 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h phải sử dụng các biện pháp giấc
ngủ là 3 sinh viên (1,45%) thấp hơn so với nhóm sử dụng MXH trước 22h 23
sinh viên (11,85%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,07
(p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi phải sử dụng các
biện pháp hỗ trợ giấc ngủ là 11 sinh viên (4,56%) thấp hơn so với nhóm bắt
đầu sử dụng MXH khi trên 13 tuổi 15 sinh viên (9,37%). Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,194 (p>0,05).

33
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với sự tập trung
trong học tập, làm việc
Tập trung trong quá trình Có Không
học tập, làm việc
p
n % n %
Đặc điểm
< 2h 70 56,00 55 44,00
Thời lượng sử dụng MXH 0,001
≥ 2h 152 55,07 134 44,93

≤ 22h 93 47,94 101 52,06


Thời điểm sử dụng MXH 0,058
> 22h 119 57,49 88 42,51

≤ 13 130 53,94 111 46,06


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,167
> 13 82 51,25 78 48,75
Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày giữ được sự tập
trung trong quá trình học tập, làm việc là 152 sinh viên (55,07%) thấp hơn so
với nhóm sử dụng MXH dưới 2h một ngày 70 sinh viên (56,00%). Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h không giữ được sự tập trung trong
học tập, công việc là 88 sinh viên (42,51%) thấp hơn so với nhóm sử dụng
MXH trước 22h 101 sinh viên (52,06%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,058 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi giữ được sự tập
trung trong quá trình học tập, làm việc là 130 sinh viên (53,94%) cao hơn so
với nhóm bắt đầu sử dụng MXH khi trên 13 tuổi 82 sinh viên (51,25%). Sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,167 (p>0,05).

34
Bảng 3.17. Các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ
Các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Tỉnh dậy quá sớm/ lúc nửa đêm 73 18,20

Khó thở 45 11,22

Cảm thấy rất lạnh 32 7,98

Cảm thấy rất nóng 24 5,98

Gặp ác mộng 18 4,49

Thấy đau 8 1,99

Không có vấn đề 289 49,64

Tổng 401 100

Nhận xét:
Các vấn đề về giấc ngủ hay gặp nhất là tỉnh dậy quá sớm, lúc nửa đêm
với 73 sinh viên (18,20%), tiếp theo là khó thở với 45 sinh viên (11,22%),
cảm thấy lạnh với 32 sinh viên (7,98%), cảm thấy nóng với 24 sinh viên
(5,98%). Có 289 sinh viên (49,64%) không gặp vấn đề với giấc ngủ.

35
37,66%

62,34%

Ngủ sau 23h Ngủ trước 23h

Biểu đồ 3.6. Thời gian đi ngủ trong ngày của sinh viên
Nhận xét:
Có đến 250 sinh viên (62,34%) tham gia khảo sát bắt đầu giấc ngủ sau
23h trong đó có 207 sinh viên (51,62%) có sử dụng MXH sau 22h.
3.2.2. Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sức khỏe
Bảng 3.18. Tỷ lệ sinh viên gặp các vấn đề về sức khỏe
Đặc điểm sức khỏe Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Có 306 76,31
Mắc tật khúc xạ Không 95 23,69
Tổng 401 100
Có 64 15,96
Đau cột sống, đau lưng Không 337 84,04
Tổng 401 100
Có 60 14,96
Gặp vấn đề về tâm lý Không 341 85,04
Tổng 401 100

36
Nhận xét:
Có 306 sinh viên (76,31%) tham gia khảo sát gặp vấn đề về thị lực, tỷ
lệ đó ở các vấn đề đau cột sống thắt lưng và tâm lý lần lượt là 64 sinh viên
(15,96%) và 60 sinh viên (14,96%).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với thị lực
Mắc tật khúc xạ Có Không
p
Đặc điểm n % n %

< 2h 95 76,00 30 24,00


Thời lượng sử dụng MXH 0,894
≥ 2h 211 76,45 65 23,55

≤ 22h 136 70,10 58 29,90


Thời điểm sử dụng MXH 0,005
> 22h 170 82,12 37 17,88

≤ 13 181 75,10 60 24,90


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,385
> 13 125 78,12 35 21,88

Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày và mắc tật khúc
xạ là 211 sinh viên (76,45%) cao hơn so với nhóm sử dụng MXH dưới 2h một
ngày 95 sinh viên (76,00%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với
p = 0,894 (p>0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h và mắc tật khúc xạ là 170 sinh
viên (82,12%) cao hơn so với nhóm sử dụng MXH trước 22h 136 sinh viên
(70,10%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,005 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi và mắc tật khúc
xạ là 181 sinh viên (75,10%) thấp hơn so với nhóm bắt đầu sử dụng MXH khi
trên 13 tuổi 125 sinh viên (78,12%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê với p = 0,385 (p<0,05).

37
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với vấn đề về đau
cột sống
Đau cột sống, đau lưng
Có Không
p
n % n %
Đặc điểm

< 2h 23 18,40 102 81,60


Thời lượng sử dụng MXH 0,009
≥ 2h 41 14,85 235 85,15

≤ 22h 31 15,98 163 84,02


Thời điểm sử dụng MXH 0,550
> 22h 33 15,94 174 84,06

≤ 13 28 11,62 213 88,38


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,001
> 13 36 22,50 124 77,50

Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày đau cột sống, đau
lưng là 41 sinh viên (14,85%) thấp hơn so với nhóm sử dụng MXH dưới 2h
một ngày 23 sinh viên (18,40%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =
0,009 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h đau cột sống, đau lưng là 33 sinh
viên (15,94%) thấp hơn so với nhóm sử dụng MXH trước 22h 31 sinh viên
(15,98%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,550
(p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi đau cột sống, đau
lưng là 28 sinh viên (11,62%) thấp hơn so với nhóm bắt đầu sử dụng MXH
khi trên 13 tuổi 36 sinh viên (22,50%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0,001 (p>0,05).

38
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội đối với tâm lý
Gặp vấn đề về tâm lý Có Không
p
n % n %
Đặc điểm
< 2h 15 12,00 110 88,00
Thời lượng sử dụng MXH 0,012
≥ 2h 45 18,67 231 81,33

≤ 22h 30 15,46 164 84,54


Thời điểm sử dụng MXH 0,001
> 22h 30 14,49 177 85,51

≤ 13 26 10,79 215 89,21


Tuổi bắt đầu sử dụng MXH 0,026
> 13 34 21,25 126 78,75
Nhận xét:
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h trong một ngày gặp vấn đề về tâm
lý là 45 sinh viên (18,67%) cao hơn so với nhóm sử dụng MXH dưới 2h một
ngày 15 sinh viên (12,00%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =
0,012 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH sau 22h gặp vấn đề về tâm lý là 30 sinh
viên (14,49%) thấp hơn so với nhóm sử dụng MXH trước 22h 30 sinh viên
(15,46%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 (p<0,05).
Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi gặp vấn đề về
tâm lý là 26 sinh viên (10,79%) thấp hơn so với nhóm bắt đầu sử dụng MXH
khi trên 13 tuổi 24 sinh viên (78,75%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0,026 (p>0,05).

39
CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội nói chung trong sinh viên trường
Đại học Y Dược – ĐHQGHN
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Trong số 401/1685 sinh viên tham gia gửi phiếu khảo sát, tỷ lệ và số
lượng sinh viên thuộc các chuyên ngành y đa khoa, dược học, răng hàm mặt,
kỹ thuật hình ảnh, kỹ thuật xét nghiệm y học, điều dưỡng lần lượt là: 178 sinh
viên (44,39%), 86 sinh viên (21,45%), 77 sinh viên (19,20%), 32 sinh viên
(7,98%), 9 sinh viên (2,24%) và 19 sinh viên (4,74%).
Có 274 sinh viên nữ (68,33%) và 127 sinh viên nam (31,67%) tham gia
điền phiếu khảo sát.
Đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất là sinh viên năm thứ ba với 197
sinh viên (49,13%) các năm học khác có số sinh viên lần lượt năm thứ nhất,
năm hai, năm bốn, năm năm, năm sáu là 8,48%, 10,72%, 6,23%, 13,47%,
14,21%.
4.1.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Y
Dược – ĐHQGHN
Kết quả nghiên cứu này cho thấy tất cả sinh viên (100%) tham gia trả
lời đều cho biết họ có dùng mạng xã hội. Mạng xã hội hay dùng nhất và
chiếm tỷ lệ cao nhất là Facebook (97,16%), tiếp theo là Youtube (84,54%),
xếp thứ ba là Instagram (78,05%), thứ tư là Zalo (56,34%), sau đó là Tiktok
(42,14%). Ngoài ra, sinh viên còn sử dụng một số mạng xã hội khác như:
Twitter, Skype, Mocha,... nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Kết quả này có sự khác
biệt so với kết quả nghiên cứu của Lê Trần Lan Hương (2013) [1] là:
Facebook vẫn chiếm tỷ lệ sử dụng cao nhất nhưng xếp thứ 2 lại là Zingme và
xếp thứ 3 là Youtube. Sự khác biệt này có thể do đặc thù của sinh viên trường
Đại học Y Dược – ĐHQGHN ứng dụng việc học qua các bài giảng trực tuyến
trong thực hành lâm sàng, vì thế sinh viên ưa chuộng sử dụng Youtube nhiều
hơn, để xem các video, bài giảng về lâm sàng phục vụ cho học tập. Tuy nhiên,

40
mạng xã hội Facebook vấn chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 nghiên cứu, điều này
cho thấy Facebook là một mạng xã hội được yêu thích nhiều không chỉ sinh
viên trên thế giới [8] mà còn trong sinh viên Việt Nam và được duy trì trong
nhiều năm.

Có 4,24% sinh viên bắt đầu sử dụng MXH trong độ tuổi từ 6 – 10


55,86% bắt đầu sử dụng MXH trong độ tuổi từ 11 – 15; 37,91% bắt đầu sử
dụng MXH trong độ tuổi từ 16 – 18 và 2,0% bắt đầu sử dụng MXH khi đã đủ
18 tuổi. Có 1,75% sinh viên đang sử dụng các tài khoản MXH lập dưới 1
năm; 3,99% đang sử dụng các tài khoản MXH được lập từ 1 đến dưới 2 năm;
40,9% đang sử dụng các tài khoản MXH được lập từ 2 đến dưới 5 năm và
53,37% đang sử dụng các tài khoản MXH được lập trên 5 năm. Độ tuổi sử
dụng MXH giảm do nguyên nhân chủ yếu vì các bạn trẻ trong thời đại công
nghệ hóa – hiện đại hóa được tiếp xúc với các thiết bị điện tử hay Internet quá
sớm. Dẫn đến tính tò mò, ham muốn khám phá, tìm tòi khiến các bạn sử dụng
các MXH cũng như các phương tiện thông tin khác sớm so với độ tuổi cho
phép. Đa phần các tài khoản được các bạn lập dưới dạng ẩn danh tính, hoặc
sử dụng danh tính giả của bố mẹ, người thân trong gia đình. Từ đó rất dễ gây
ra ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cũng như tiền bạc, tinh thần trong trường hợp
các bạn trẻ bị kẻ xấu lợi dụng, đánh cắp thông tin cá nhân từ các tài khoản
mạo danh đó. Chưa kể do sử dụng sớm khiến các bạn tiếp xúc với các thông
tin, phương tiện không phù hợp với độ tuổi, gây ra sự bất ổn định về phát
triển tâm sinh lý về sau.
Mục đích sử dụng MXH chủ yếu của sinh viên là liên lạc, trao đổi qua
tin nhắn, cuộc gọi trực tuyến (77,80%) tiếp theo đó là nhu cầu giải trí: xem
videos, nghe nhạc,…(65,34%); cập nhật tin tức về ngành nghề, công việc
(63,59%); tin tức về đời sống, tin tức về mọi người xung quanh (58,35%); học
thêm các kỹ năng khác (44,89%) hay theo dõi người nổi tiếng, thần tượng
(44,39%). Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Trần Minh Đức về
“Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” cho thấy sinh viên Việt
Nam có nhu cầu sử dụng mạng xã hội để giải trí là cao [25]. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi và của Trần Minh Đức cũng tương đồng với kết quả báo
cáo tại hội nghị lần thứ 105 của Hiệp hội Tâm lí Hoa Kì vào tháng 8 - 1997

41
cũng cho thấy rằng người sử dụng internet với mục đích chơi game giải trí
chiếm tỷ lệ cao nhất [26]. Điều này khá hợp lý khi mạng xã hội ngày càng
phát triển các tính năng về giải trí, việc sinh viên sử dụng mạng xã hội sẽ gắn
với việc giải trí hàng ngày. Ngoài ra, sinh viên sử dụng mạng xã hội để thể
hiện bản thân là điều thường xuyên xảy ra, tuy nhiên lại có sự khác biệt giữa
sinh viên nam và nữ. Sinh viên nữ thường xuyên sử dụng mạng xã hội để thể
hiện bản thân mình hơn nam sinh viên. Điều này có thể lý giải do, nữ thường
ít bộc lộ cảm xúc của mình qua cuộc sống hàng ngày vì vậy việc sử dụng
mạng xã hội để bộc lộ bản thân là một cách để thể hiện cảm xúc của mình.
Có 68,58% sinh viên đã từng ít nhất 1 lần bị khóa tài khoản cá nhân
trong quá trình sử dụng do bị tố cáo, đăng tải, chia sẻ nội dung sai lệch hoặc
vi phạm các chính sách sử dụng của các trang MXH hoặc do sơ suất xong quá
trình sử dụng để các đối tượng xấu tác động vào tài khoản. Cho thấy đa phần
các bạn chưa chuẩn bị tốt các bước bảo mật để tránh trường hợp thất thoát
thông tin cá nhân, dữ liệu quan trọng vào tay kẻ xấu, từ đó gây thiệt hại về cả
tài sản cũng như tình thần cho người dùng là chính đối tượng sinh viên.
Có 6,23% sinh viên sử dụng MXH tại thời điểm từ 7 đến dưới 11h
sáng; 13,96% sử dụng MXH tại thời điểm từ 11h đến dưới 14h chiều; 11,72%
sử dụng MXH tại thời điểm từ 14h đến dưới 18h; 52,87% dùng MXH từ 18h
đến dưới 22h và 51,62% dùng MXH sau 22h.Thời điểm sử dụng MXH của
sinh viên thường ngoài giờ hành chính với. Không có sự khác biệt về điểm sử
dụng MXH giữa nam sinh viên và nữ sinh viên (p = 0,695 > 0,05) cũng như
giữa các ngành học khác nhau. Với tần suất sử dụng ngoài giờ hành chính hay
đặc biệt sau 22h cao, các bạn sinh viên đa phần sử dụng MXH vào thời gian
rảnh rỗi trong ngày. Tuy nhiên do thời lượng sử dụng cao >2h/ngày nhiều
cũng như sử dụng vào các thời điểm nghỉ ngơi hoặc học tập, làm việc tại nhà
do đó, chắc chắn quá trình sử dụng MXH sẽ gây ra ảnh hưởng đến các hoạt
động sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Lâu dần có thể hình thành các thói quen
xấu, gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động sống như bữa ăn, giấc ngủ kéo
theo ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Có 74,56% sinh viên không thường xuyên đăng bài trên trang cá nhân
cũng như có tới 69,33% không có thói quen để lại bình luận ở các bài đăng đã

42
đọc. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng biểu cảm cho các bài đăng là 54,12% cũng
như tỷ lệ sử dụng tính năng báo cáo đối với bài đăng có nội dung không phù
hợp là 51,37%. Cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng và khai thác được tiềm năng
cũng như sử dụng MXH hiệu quả, an toàn đang còn thấp. Đa phần các bạn
chưa lường hết được tầm ảnh hưởng cũng như tác động từ các thông tin MXH
đã và đang cung cấp cho người dùng có mức độ ảnh hưởng vô cùng to lớn đối
với cuộc sông. Các nội dung tiếp cận đến đối tượng sinh viên được các bạn trẻ
tiếp thu nhanh, truyền tải cũng nhanh, và đối tượng tiếp theo tiếp xúc đến các
thông tin ấy sẽ là bạn bè, gia đình, người thân trong nhà của các bạn. Do đó,
là 1 người dùng MXH xã hội học tập, làm việc trong khối ngành sức khỏe,
chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với các hành
động báo cáo nội dung sai lệch, tài khoản mạo danh.
4.2. Thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi và
sức khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021
4.2.1. Ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi
Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát không thường xuyên tham gia các
hoạt động vận động thể chất hay chơi các môn thể thao lên đến 55,61% trong
đó có 57,97% sinh viên sử dụng MXH trên 2h/ngày cao hơn so với nhóm sử
dụng MXH dưới 2h/ngày; 56,04% sinh viên sử dụng MXH sau 22h cao hơn
so với nhóm sử dụng MXH trước 22h với 55,16%. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,001 (p<0,05). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0,005 (p<0,05). Do lịch học có cường độ cao là đặc thù của khối
ngành Y Dược nên tỷ lệ sinh viên dành thời gian cho việc luyện tập thể dục
thể thao là điều khó thực hiện hơn so với các đối tượng khác, kết hợp với việc
sử dụng MXH nói riêng và các thiết bị công nghệ nói chung khiến cho quỹ
thời gian của sinh viên ngày càng hạn hẹp, khó duy trì được các hoạt động
luyện tập, các sở thích khác.
Có 56,61% sinh viên tham gia khảo sát không duy trì được cung lượng
bữa sáng hàng ngày bao gồm 60,14% sinh viên sử dụng MXH trên 2h/ngày
cao hơn so với nhóm sử dụng MXH dưới 2h/ngày 48,80% sinh viên; 75,85%
sinh viên sử dụng MXH sau 22h cao hơn so với nhóm sử dụng MXH trước
22h với 36,08%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là 0,001

43
và 0,005 (p<0,05). Tỷ lệ sinh viên không duy trì được bữa sáng có sử dụng
MXH với thời lượng trên 2h/ngày, thời điểm sau 22h cao hơn tỷ lệ chung sinh
viên không thường ăn sáng 36% theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ về
hành vi sử dụng bữa sáng của sinh viên Y Dược Trường Đại học An Giang
[27]. Đa phần các bạn chỉ đảm bảo được bữa sáng với mục đích no, chứ
không quan tâm đến chất lượng bữa ăn, chưa kể 1 phần không nhỏ các bạn đã
hình thành thói quen bỏ bữa sáng do lịch học, sinh hoạt dày đặc, thức quá
khuya khiến các bạn không thể dậy sớm để dùng bữa sáng được.
Nhóm sinh viên sử dụng MXH với thời lượng trên 2h/ngày (vượt quá
khuyến cáo của các kênh thông tin cũng như các nghiên cứu trước đây ở
ngưỡng 2h/ngày) đa phần có xu hướng ngủ muộn hơn. Có đến 62,34% sinh
viên tham gia khảo sát bắt đầu giấc ngủ sau 23h trong đó 51,62% có sử dụng
MXH sau 22h. Do đó kéo theo hệ quả sinh viên sẽ ngủ dậy muộn vào buổi
sáng tiếp theo, gây trì trệ các hoạt động trong ngày mới cũng như khiến cho
chất lượng giấc ngủ của các bạn bị giảm sút, hay gặp các vấn đề liên quan đến
giấc ngủ hơn.
Có 83,04% sinh viên tham gia khảo sát có thời gian đi vào giấc ngủ
dưới 30p vào buổi tối, tỷ lệ sử dụng các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ chiếm
6,48% tuy nhiên tỷ lệ giữ được sự tỉnh táo, tập trung trong công việc và học
tập chỉ đạt 52,87%. Tỷ lệ này tương đồng với tỷ lệ sinh viên có chất lượng
giấc ngủ không tốt theo như nghiên cứu của Trần Hoàng Mỹ Liên về ảnh
hưởng của MXH đến chất lượng giấc ngủ sinh viên Trường Y Tế Công Cộng
với 51,20% sinh viên tham gia khảo sát có chất lượng giấc ngủ không tốt,
không giữ được sự tỉnh táo trong quá trình học tập theo PSQI [28].
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h/ngày và mất trên 30p để đi vào
giấc ngủ là 12,68% thấp hơn so với nhóm sử dụng MXH dưới 2h/ngày
26,40%. Nhóm sinh viên sử dụng MXH trên 2h/ngày phải sử dụng các biện
pháp hỗ trợ giấc ngủ là 5,80%. Tỷ lệ sinh viên sử dụng MXH trên 2h/ngày
giữ được sự tập trung trong quá trình học tập, làm việc là 55,07% thấp hơn so
với nhóm sử dụng MXH dưới 2h/ngày 56,00%. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p lần lượt là 0,001 và 0,006 (p<0,05).

44
Ở nhóm sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi tỷ lệ mất trên
30p để đi vào giấc ngủ là 21,16% cao hơn so với nhóm bắt đầu sử dụng MXH
khi trên 13 tuổi 10,63%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001
(p<0,05). Do thể trạng mệt mỏi, uể oải kéo dài dẫn đến các hoạt động thể
chất, tập thể dục thể thao cũng vì thế không được các bạn sinh viên lựa chọn.
Thay vì đấy, lại tiếp tục sử dụng MXH. Không chỉ ảnh hưởng đến các hành
vi, thói quen sinh hoạt, việc sử dụng MXH quá nhiều hay sai thời điểm ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến cả hiệu quả
trong công việc cũng như trong học tập.
4.2.2. Ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với sức khỏe
Có 76,31% sinh viên tham gia khảo sát gặp vấn đề về thị lực, cao hơn so
với tỷ lệ cận thị trung bình ở sinh viên là 39,8% theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Xuyên: Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Y Dược
Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh năm
2020 [29]. Các vấn đề thị lực gặp ở sinh viên khối ngành Y Dược 1 phần do
quá trình học tập đặc thù với khối lượng kiến thức lớn, cường độ học tập cao
hơn mặt bằng chung các ngành học khác khiến cho các bạn có xu hướng mắc
các bệnh, tật khúc xạ cao hơn. Tuy nhiên không có mối liên quan được ghi
nhận giữa thực trạng sử dụng mạng xã hội đối với tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở sinh
viên.
Tỷ lệ đó ở các vấn đề đau cột sống thắt lưng và tâm lý lần lượt là 15,96%
và 14,96%. Các vấn đề về thị lực xuất hiện ở 82,12% sinh viên sử dụng MXH
sau 22h; 14,85% sinh viên sử dụng MXH trên 2h/ngày đau cột sống, đau
lưng. Nhóm sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi đau cột sống,
đau lưng là 11,62% Tỷ lệ sinh viên bắt đầu sử dụng MXH khi dưới 13 tuổi
gặp vấn đề về tâm lý là 10,79%. Tỷ lệ mắc các vấn đề về cột sống thắt lưng
hay các dấu hiệu tâm lý này thấp hơn so với nghiên cứu về Thực trạng sử
dụng điện thoại di động và mối liên quan đen rối ioạn giấc ngủ, tâm lý và kết
quả học tập ở sinh viên trường Đại học Y - Dược Huế năm 2015 của Nguyễn
Phúc Thành Nhân lên đến 25,9% sinh viên có các biểu hiện tâm lý bất thường
và 17,8% đau cột sống thắt lưng [30].

45
Một trong những tác hại sức khỏe của việc sử dụng, tiếp xúc với thiết
bị điện tử trong thời gian dài là các tật khúc xạ, bệnh về mắt. Do trong quá
trình sử dụng, nguồn ánh sáng thường không đủ, cá biệt có trường hợp người
dùng MXH thích sử dụng trong bóng tối, dẫn đến ảnh hưởng của ánh sáng
xanh càng tăng cao. Tuy tỷ lệ mắc bệnh, tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn
thị không không có sự khác biệt ở các nhóm sinh viên có thời lượng sử dụng
MXH trong ngày khác nhau nhưng ảnh hưởng của MXH nói riêng và các hoạt
động sử dụng các thiết bị công nghệ nói chung đến thị lực người dùng là vấn
đề cần tìm giải pháp cấp tốc.
Các biểu hiện ở cột sống hay vấn để tâm sinh lý bị ảnh hưởng bởi thời
lượng sử dụng MXH trong ngày rõ rệt. Ở các nhóm sinh viên tham gia khảo
sát có thời lượng sử dụng cao trong ngày (>2h) tỷ lệ mắc các vấn đề về đau
mỏi cột sống thắt lưng, biểu hiện bất ổn tâm lý tăng cao hơn so với nhóm sử
dụng ít, không thường xuyên truy cập MXH.
Ngoài ra còn có thể do các nội dung sai lệch về các chế độ ăn, chế độ
giảm cân cũng tác động gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của sinh viên.
Có 277 sinh viên (69,08%) không duy trì ổn định được bữa ăn sáng ăn sáng
theo như kết quả khảo sát, từ đấy kéo theo các vấn đề về sức khỏe như mệt
mỏi, thiếu năng lượng hay nặng hơn có thể xảy ra như tụt đường huyết, viêm
loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… Sinh viên không tham gia các hoạt động vận
động, thể dục thể thao có thể do thói quen, thời lượng sử dụng MXH cao
trong ngày, gây trì trệ các hoạt động sống khác.
Bên cạnh đó, sinh viên có thời lượng sử dụng MXH trong ngày cao từ 3
– 4h/ngày hoặc trên 4h/ngày gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ nhiều hơn
các nhóm có thời lượng sử dụng thấp hơn. Đặc biệt là nhóm người dùng truy
cập MXH sau 22h. Có đến 250 sinh viên (62,34%) tham gia khảo sát bắt đầu
giấc ngủ sau 23h trong đó có 207 sinh viên (51,62%) có sử dụng MXH sau
22h. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không sâu hay các vấn đề
về giấc ngủ khác, dẫn đến các biểu hiện bệnh về tâm sinh lý hay các bệnh
thực thể liên quan đến thể trạng người dùng.

46
KẾT LUẬN

1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Trường Đại học Y
Dược – ĐHQGHN năm 2021
- Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều sử dụng mạng xã hội.
- Facebook là nền tảng chiếm số lượng lớn tiếp theo là Youtube.
- Độ tuổi bắt đầu sử dụng mạng xã hội chủ yếu từ khi học THCS( 11 – 15
tuổi).
- Độ tuổi trung bình của các tài khoản hiện đang được duy trì sử dụng chủ yếu
trên 5 năm.
- Mục đích sử dụng MXH chủ yếu của sinh viên là liên lạc, trao đổi qua tin
nhắn, cuộc gọi trực tuyến tiếp theo đó là nhu cầu giải trí, cập nhật tin tức về
ngành nghề, công việc.

- Thời điểm sử dụng MXH của sinh viên thường ngoài giờ hành chính với
khung giờ từ 18 – 22h và sau 22h.

- Thời lượng sử dụng sử dụng MXH của sinh viên đa số trên 2h/ngày trong đó
có sinh viên sử dụng trên 4h/ngày.

2. Thực trạng ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi và sức
khỏe trong sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021
2.1. Ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với hành vi

- Các yếu tố liên quan tới việc duy trì bữa sáng; việc duy trì tập luyện thể dục
thể thao; chất lượng giấc ngủ của sinh viên của sinh viên như là: Thời lượng
sử dụng MXH trong ngày; độ tuổi bắt đầu sử dụng MXH; thời điểm sử dụng
MXH trong ngày.

- Các yếu tố không liên quan tới giấc ngủ của sinh viên: Thời điểm sử dụng.

47
2.2. Ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với sức khỏe

- Các yếu tố liên quan đến vấn đề đau cột sống, đau lưng, vấn đề tâm lý của
sinh viên như là: Thời lượng sử dụng MXH trong ngày; độ tuổi bắt đầu sử
dụng MXH; thời điểm sử dụng MXH trong ngày.

- Các yếu tố sử dụng mạng xã hội không liên quan tới Tỷ lệ mắc bệnh, tật
khúc xạ của sinh viên như là: Thời điểm sử dụng; độ tuổi sử dụng.

48
KIẾN NGHỊ

- Sinh viên cần chủ động theo dõi, quản lý thời gian sử dụng smartphone
cũng như các thiết bị công nghệ khác qua đó quản lý cả thời lượng sử dụng
MXH cũng như thời điểm truy cập trong ngày. Cần nhận thức rõ ràng lợi ích
cũng như tác hại của MXH để từ đó lựa chọn cho mình thời lượng, thời điểm
sử dụng hợp lý cho bản thân mình.
- Bên cạnh đó cần cải thiện, nâng cao các thói quen, hành vi trong cuộc
sống có ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, học tập của bản thân như: luyện
tập thể thao, thói quen ăn sáng,...

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trần Lan Hương (2013). Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
đại học khu vực Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ báo chí học, Học viện Báo
chí và tuyên truyền.

2. Nguyễn Lan Nguyên (2020). Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội
Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay. Retrieved from:

https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/dao-tao/2020_12/nguyen-lan-
nguyen.pdf

3. Megan Sponcil, & Priscilla Gitimu. (n.d.)(2010). Use of social media by


college students: Relationship to communication and self-concept. Journal of
Technology Research.

4. Chris P aton, Panagiotis Bamidis, Gunther Eysenbach, & Margaret M. H


ansen EdD (2011). Experience in the U se of Social Media in Medical and
Health Education. University of San Francisco.

5. Nguyễn Thị Tuyết Mai, & Nhâm Phong Tuân (2014). Nghiên cứu ứng
dụng mạng xã hội facebook trong việc hỗ trợ đổi mới giảng dạy tại trường
đại học. TCKTĐN.

6. Jan H. Kietzmann, Kristopher Hermkens, Ian P. McCarthy, & Bruno S.


Silvestre (2011). Social media? Get serious! Understanding the functional
building blocks of social media. Business Horizons (2011)54, 241—251.
Retrieved from www.elsevier.com/locate/bushor

7. Trần Hồng Hải (2010). Mạng xã hội địa điểm trên facebook, Khóa luận tốt
nghiệp Đại học hệ chính quy, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học
Công nghệ .

8. Ahmed Yousif Abdelraheem (2013). University students’ use ò social


networks sites and their relation with some variables. Antalya, Turkey.
Retrieved from ahmedyar@squ.edu.om
9. Nguyên Duy Lạc, Nguyễn duy, Phạm Bửu Linh, Phạm bửu, & Lê Minh
Khang (2014). Mạng xã hội. Đại học công nghệ TPHCM.

10. Trần Hữu Luyến, Trần hữu, Trần Thị Minh Đức, & Bùi Thị Hồng Thái
(2015). Mạng xã hội với sinh viên. Viện hàn lâm KHXHVN, viện nghiên cứu
con người.

11. Vy Tiến Đạt, Trần Minh Mạnh, & Nguyễn Anh Hùng (2009). Nghiên cứu
mạng xã hội ứng dụng xây dựng một mạng xã hội tại Việt Nam, Đồ án tốt
nghiệp, Trường Đại học Công nghệ TPHCM.

12. Sự phát triển của mạng xã hội và di dộng và xu hướng marketing tại Việt
Nam năm 2014 (2014).

13. Nguyễn Duy Mộng Hà (2010). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng internet trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại trường ĐH
KHXH&NV TPHCM. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 13, số X2 - 2010.

14. Hoàng Anh (2014). Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên trường đại
học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Viện sư phạm kỹ thuật - ĐH sư phạm kỹ
thuật TPHCM.

15. Nguyễn Công Sơn (2013). Sự phát triển và ứng dụng của internet trong
học tập và cuộc sống.

16. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. (n.d.)(2016).

17. C. Lee Ventola (2014, July). Social Media and Health Care Professionals:
Benefits, Risks, and Best Practices. Vol. 39 No. 7.

18. Kim Oanh (2014). Những thống kê đáng chú ý về mạng xã hội năm 2014.
Viên khoa học thống kê - Tổng cục thống kê.

19. Một số vấn đề về văn hóa mạng xã hội hiện nay. (n.d.). Trung tâm phân
tích và dự báo.(2018)

20. Huỳnh Văn Sơn (2014). Thực trạng sử dụng facebook của thanh thiếu
niên 15-18 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM,
số 63 - 2014.
21. Đặng Thị Nga (2013). Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường
cao đẳng sư phạm Thái Bình, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành tâm lý học, Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn.

22. Trần Thị Hồng Loan (2014). Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng của việc sử
dụng internet đến học tập của sinh viên trường ĐH kinh tế Đà Nẵng, Luận
văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

23. Trần Minh Trí, & Trần Minh Hoàng (2014). Thực trạng sử dụng internet
và tác động của internet đến sinh viên trường đại học nông lâm TPHCM. Đại
học nông lâm TPHCM.

24. Vũ Thị Tuyết Lan, & Phạm Minh Tú (2015). Tác động ảnh hưởng của
internet đối với sinh viên đại học. Kinh tế môi trường.

25. Trần Minh Đức, B. T. H. T (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (8) - 2014.

26. Đào Lê Hòa An (2013). Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con
người-một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại. Tạp chí Khoa học ĐHSP
TPHCM, số 49 - 2013.
27. Nguyễn Đình Thọ: Nghiên cứu hành vi sử dụng bữa sáng của sinh viên Y
Dược Trường Đại học An Giang.(2017)
28. Trần Hoàng Mỹ Liên(2014) : Thực trạng sử dụng mạng xã hội và một số
yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên Trường Đại học Y tế
công cộng năm 2014.

29. Nguyễn Thị Xuyên(2020):Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở
sinh viên Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2020.

30. Nguyễn Phúc Thành Nhân(2015): Thực trạng sử dụng điện thoại di động
và mối liên quan đen rối ioạn giấc ngủ, tâm lý và kết quả học tập ở sinh viên
trường Đại học Y - Dược Huế năm 2015.
PHỤ LỤC

BỘ CÂU HỎI THU THẬP SỐ LIỆU

A. PHẦN HÀNH CHÍNH


1. Giới tính: 1. Nam – 2. Nữ
2. Năm học
1. Năm nhất 4. Năm tư
2. Năm hai 5. Năm năm
3. Năm ba 6. Năm sáu
3. Chuyên ngành
1. Y đa khoa 4. Kỹ thuật hình ảnh Y học
2. Dược học 5. Kỹ thuật xét nghiệm Y học
3. Răng hàm mặt 6. Điều dưỡng

B. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MXH

Bạn đang và đã sử dụng những mạng xã hội nào??? (Câu hỏi


nhiều lựa chọn)

1. Facebook
2. Instagram
3. Youtube
4. Twitter
5. Tiktok
6. Douyin
7. Zalo
8. Gapo
9. Khác:…

Bạn bắt đầu sử dụng mạng xã hội từ bao giờ???

1. Từ Tiểu học (6 – 10 tuổi)


2. Từ THCS (11 – 15 tuổi)
3. Từ THPT (16 – 18 tuổi)
4. Từ khi lên Đại học (>18 tuổi)

Nền tảng mạng xã hội bạn đang sử dụng chủ yếu???

1. Facebook
2. Instagram
3. Youtube
4. Tiktok
5. Twitter
6. Khác:…

Bạn đã lập tài khoản facebook được bao lâu????

1. Dưới 1 năm
2. Từ 1 – 2 năm
3. Từ 2 – 5 năm
4. Trên 5 năm

Bạn đã từng bị khóa hay mất tài khoản chưa???

1. Đã từng
2. Chưa từng

Bạn có biết Facebook yêu cầu người dùng phải đạt độ tuổi từ
13 trở lên???

1. Có
2. Không

Bạn thường sử dụng Facebook với những mục đích gì???


(Câu hỏi nhiều lựa chọn)

1. Dùng cho công việc


2. Liên lạc trao đổi
3. Giải trí: xem phim, nghe nhạc, chơi game
4. Bán hàng
5. Cập nhật tin tức về đời sống
6. Cập nhật tin tức về ngành nghề, công việc
7. Theo dõi người nổi tiếng, thần tượng
8. Học tập các kỹ năng khác: Tiếng anh, nấu ăn,…
9. Khác:…

Thời lượng sử dụng Facebook trong 1 ngày của bạn???

1. Dưới 1 tiếng
2. Từ 1 – 2 tiếng
3. Từ 2 – 3 tiếng
4. Từ 3 – 4 tiếng
5. Trên 4 tiếng

Quãng thời gian trong ngày bạn hay sử dụng Facebook???


(Câu hỏi nhiều lựa chọn)

1. Từ 7 – 11h
2. Từ 11 – 14h
3. Từ 14 – 18h
4. Từ 18 – 22h
5. Trên 22h

Bạn có thường xuyên đăng bài, cập nhật tin tức lên trang cá
nhân???

• Có
• Không

Bạn có muốn kết bạn, tương tác với tất cả những người bạn
quen biết trên mạng xã hội???

• Có
• Không

Bạn có thường xuyên nhắn tin, trao đổi qua mạng xã hội???

• Có
• Không
Bạn có thường xuyên sử dụng rection cho các bài viết, nội
dung đã tiếp cận???

• Có
• Không

Bạn có thường xuyên để lại bình luận ở các bài viết, nội dung
đã tiếp cận???

• Có
• Không

Bạn có dễ dàng chấp nhận 1 lời mời kết bạn từ 1 người xa


lạ???

• Có
• Không

Nếu gặp nội dung sai lệch trên mạng xã hội bạn có thực hiện
tính năng tố cáo???

• Có
• Không

C. ẢNH HƯỞNG CỦA MXH ĐẾN HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE

Các vấn đề về sức khỏe mà bạn đang gặp phải???

Bạn có gặp vấn đề về bệnh, tật khúc xạ(cận thị, viễn


thị,...)???

• Có
• Không

Bạn có gặp các vấn đề về cột sống???

• Có
• Không
Bạn có đang gặp các vấn đề về tâm sinh lý???

• Có
• Không

Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động vận động thể
chất, tập luyện thể thao hay không???

• Có
• Không

Bạn có duy trì được thời gian và cung lượng bữa ăn sáng
hàng ngày không???

• Có
• Không

Buổi tối bạn thường bắt đầu giấc ngủ vào lúc nào???

Bạn thường thức dậy buổi sáng vào lúc nào???

Trong tháng qua, anh (chị) thường lên giường đi ngủ lúc mấy
giờ?

Trong tháng qua, mỗi đêm bạn thường mất bao nhiêu phút
mới chợp mắt được???

• Trong vòng 30p


• Trên 30p

Các vấn đề gặp phải khiến bạn khó ngủ(hoặc mất ngủ) (Câu
hỏi nhiều lựa chọn)

1. Tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm vào buổi sáng
2. Khó thở
3. Cảm thấy rất lạnh
4. Cảm thấy rất nóng
5. Gặp ác mộng
6. Thấy đau
7. Không có vấn đề gì cả
Bạn có đang phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ giấc
ngủ(thuốc ngủ, thuốc an thần,...)???

• Có
• Không

Trong thời gian làm việc và học tập vào ban ngày, bạn luôn
giữ được đầu óc tỉnh táo???

• Có
• Không
Những khó khăn, bất cập, vấn đề bạn nhận thấy hoặc gặp
phải khi sử dụng mạng xã hội???

You might also like