Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

Tên tiểu luận:


TẮC NGHẼN GIAO THÔNG: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ
CỦA CHÍNH PHỦ

Môn ho ̣c: Kinh tế Công


Giảng viên phu ̣ trách: ThS. Mai Đình Quý
Lớp Thứ 4, Ca 2
Nhóm ho ̣c viên thực hiện: Nhóm 6

1. ……….. (Nhóm trưởng)


2. …….
3. …….
4. …….
5. …….
6. …….
7. …….
8. …….
9. …….
10…….
11…….

Tp.HCM, …/…/2024
MỤC LỤC

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................... 3

1.1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN..................................................... 3

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................... 3

PHẦN 2: NỘI DUNG ....................................................................... 4

2.1. THỰC TRẠNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM .................................... 4


2.1.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Ở
VIỆT NAM .......................................................................................... 4
2.2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TẮC NGHẼN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM ..... 6
2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN GIAO THÔNG TẠI
VIỆT NAM .......................................................................................... 7
2.3. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ........................................................... 8
2.3.1. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC LÀM GIẢM THIỂU TÌNH
TRẠNG TẮC NGHẼN GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM .................................. 8
2.3.2. CÁC BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG TẮC
NGHẼN GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM .................................................... 9

PHẦN 3. KẾT LUẬN ..................................................................... 13

3.1. KẾT LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC LÀM GIẢM
THIẾU TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM ............ 13
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÀ NHÓM RÚT RA ĐỂ GÓP PHẦN LÀM GIẢM
THIỂU TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM......... 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 15


PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.Giới thiệu đề tài tiểu luận


Tắc nghẽn giao thông không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn là một thách thức
lớn đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong bối cảnh đô thị hóa
và phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Việt
Nam đã trở thành một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả
từ phía chính phủ.
Vì lí do đó nên nhóm 6 đã thực hiện bài tiểu luận với chủ đề “Tắc nghẽn giao
thông: thực trạng và vai trò của Chính Phủ” nhằm mục đích phân tích chi tiết về
thực trạng giao thông tại Việt Nam, tập trung vào vai trò quan trọng của Chính
Phủ trong việc giải quyết vấn đề này. Bài tiểu luận bao gồmba nội dung chính,
phần đầu tiên sẽ tập trung vào việc phân tích thực trạng giao thông tại Việt Nam,
đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình giao thông hiện nay và các yếu tố gây ra
tắc nghẽn. Phần tiếp theo sẽ đặc biệt chú trọng vào vai trò của Chính Phủ, bao
gồm những nỗ lực và biện pháp mà chính phủ đang triển khai để giảm thiểu tình
trạng tắc nghẽn giao thông. Cuối cùng, phần kết luận sẽ tổng hợp các điểm chính,
đưa ra nhận định và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của
việc quản lý và cải thiện giao thông tại Việt Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu của bài tiểu luận là tìm hiểu sâu hơn về thực trạng tắc nghẽn giao thông
tại Việt Nam, phân tích vai trò quan trọng của Chính Phủ trong việc giải quyết
vấn đề này, và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện hiệu quả giao thông
và tăng cường sự phát triển bền vững của đất nước.
PHẦN 2: NỘI DUNG

2.1. Thực trạng giao thông ở Việt Nam

2.1.1. Thực trạng tình hình sử dụng phương tiện giao thông ở Việt Nam
Theo xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với
những vấn đề về giao thông đô thị như sự gia tăng của phương tiện cá nhân, áp
lực về cơ sở hạ tầng và nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao. Hình ảnh các
phương tiện nêm kín mặt đường vào các giờ cao điểm không còn là chuyện mới
tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.... Đi cùng
với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi từ các phương tiện giao
thông.

Ô tô và xe máy: Việt Nam là một quốc gia điển hình ở khu vực và trên thế giới
về sử dụng xe mô tô, xe gắn máy khi chiếm tới 95% tổng số xe cơ giới. Đây là
loại phương tiện đi lại được nhiều người dân lựa chọn bởi dễ sử dụng, khả năng
cơ động và giá thành hợp lý.. Số lượng xe máy tăng nhanh trong những năm gần
đây, và đóng góp đáng kể vào tình trạng kẹt xe và ô nhiễm không khí. Việt Nam
cũng đang chứng kiến sự gia tăng về số lượng ô tô trên các đường phố, đặc biệt
là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Xe buýt: Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc phát triển hệ thống vận tải hành
khách công cộng đã đạt được những kết quả bước đầu. Đến thời điểm này đã có
60/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (trừ Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang) có vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt hoạt động với gần 10.000 phương tiện và
280 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thực hiện; trong đó tập trung chủ yếu tại các
thành phố lớn Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Hệ
thống vận tải hành khách công cộng phát triển mạnh tại 2 đầu tàu kinh tế là Hà
Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể, Hà Nội có 121 tuyến, vận chuyển trên 400 triệu
hành khách/năm; Tp. Hồ Chí Minh có 139 tuyến, vận chuyển 300 triệu hành
khách/năm.
Phương tiện giao thông điện: Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng các loại
PTGTĐ hiện nay nhiều nhất là xe máy điện 33%, xe đạp điện 27% và ô tô
điện 2%. Các PTGTĐ mới được sự dụng phổ biến trong 3 năm trở lại đây, chiếm
tỷ lệ 79%. Tuy mức độ sử dụng còn khiêm tốn, nhưng tín hiệu đáng mừng là mức
độ gia tăng sở hữu các loại PTGTĐ tại Việt Nam những năm trở lại đây đang
ngày càng phổ biến.

Tàu hỏa: Mạng đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143 km, trong đó 2.531
km chính tuyến, 612 km đường nhánh và đường ga bao gồm 3 loại khổ đường:
1.000 mm chiếm 85%, khổ đường 1.435 mm chiếm 6%, khổ đường lồng (1.435
mm và 1.000 mm) chiếm 9%. Mật độ đường sắt đạt 7,9 km/1000 km2 . Mạng
lưới đường sắt quốc gia phân bố theo 7 tuyến chính là: Bắc Nam (Hà Nội -
Thành phố Hồ Chí Minh), Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội -
Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long, và một số tuyến
nhánh

Vận tải biển; Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến, trong đó 25 tuyến vận tải
quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa, có 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải
nội địa, trong đó ngoài các tuyến nội Á, khu vựa phía Bắc đã khai thác 2 tuyến đi
Bắc Mỹ; phóa Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và Châu Âu
vượt trội hơn các nước khu vựa Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore).

Giao thông hàng không: tính đến tháng 6/2022, cả nước có 22 cảng hàng không
đang khai thác với tổng diện tích là 11.859 ha; trong đó có 9 cảng hàng không
quốc tế và 13 cảng hàng không quốc nội được phân chia theo 3 khu vực Bắc,
Trung, Nam: (1) Khu vực miền Bắc có 7 cảng hàng không là Nội Bài, Vân Đồn,
Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Điện Biên và Đồng Hới; (2) khu vực miền Trung có 7
cảng hàng không gồm Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku,
Chu Lai: (3) khu vực miền Nam có 8 cảng hàng không là Tân Sơn Nhất, Cần
Thơ, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Gía, Côn Đảo, Cà Mau.
Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện giao thông ở Việt Nam cũng đặt ra nhiều
thách thức, bao gồm ô nhiễm không khí, tắc đường và tai nạn giao thông. Chính
phủ và các cơ quan liên quan đang nỗ lực để cải thiện hệ thống giao thông, đầu tư
vào cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
hiệu quả hơn nhằm giảm tắc đường và ô nhiễm môi trường.

2.2.2. Thực trạng vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam
Đất nước chúng ta đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển nhanh chóng của các
dô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,… Điều
này đi đôi với sự gia tăng đang kể của dân số và số lượng phương tiện di chuyển
trong các thành phố lớn. Do đó tình trạng ùn tắc giao thông trở nên ngày càng
nghiêm trọng tại các đô thị lớn ở nước ta. Nếu không có biện pháp đúng đắn, tình
trạng này sẽ mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Hiện tại, tình trạng ùn tắc giao thông ở nước ta đang ở mức đáng lo ngại. Theo
Bộ GTVT, tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn là Hà Nội và
TP.HCM có xu hướng tăng trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, nhất là tại
cửa ngõ ra, vào thành phố. Qua theo dõi cả năm 2023 tại 24 điểm có nguy cơ ùn
tắc ở TP.HCM thì có 4 điểm chuyển biến tốt, 12 điểm có chuyển biến nhưng tình
hình giao thông vẫn phức tạp, 8 điểm không chuyển biến. Tổng cả năm tại 24
điểm này có 4.469 vụ ùn ứ giao thông. Còn tại Thủ Đô Hà Nội, theo thống kê
năm 2023, Hà Nội có tổng số 37 điểm ùn tắc, đến nay đã xử lý được 9/37 điểm.
Một số nghiên cứu cho thấy, thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao
động từ 1-1,2 tỷ USD/năm.

Ùn tắc giao thông gây tổn thất kinh tế lớn, chiếm 2-3% GDP. Nó cũng gây hậu
quả môi trường như ô nhiễm tiếng ồn, không khí và gây tai nạn. Năm 2018 đến
nay, chúng ta chứng kiến sự ô nhiễm của không khí ở các đô thị lớn, gây nên
nhiều vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, người dân còn phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu và
gặp phải những va chạm nhỏ trong giao thông. Ùn tắc giao thông đang gây ra
nhiều vấn đề, cần có giải pháp để giảm thiểu tình trạng này.
Đối mặt với vấn đề ùn tắc giao thông, chúng ta cần những giải pháp mạnh mẽ và
khẩn cấp. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp của Nhà nước là bước quan
trọng, đồng thời tăng cường tuyên truyền và giáo dục người dân về ý thức giao
thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng cần được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu gia
tăng của phương tiện. Cảnh sát giao thông được tăng cường và trang bị hiệu quả
để hỗ trợ quản lý và giảm ùn tắc.

2.2. Nguyên nhân của tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam

Nguyên nhân số một là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển
phương tiện giao thông (cả phương tiện có động cơ và thô sơ).

Hầu như đa số người điều khiển phương tiện có động cơ đều đã học các lớp về
Luật Giao thông đường bộ, được cấp giấy phép lái xe, nhưng học xong hình như
“quên” mất việc chấp hành. Tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay xảy ra hầu hết
các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở các nước đó khác với ta ở chỗ, khi có ùn tắc
giao thông nhưng người điều khiển phương tiện vẫn chấp hành nghiêm chỉnh
Luật Giao thông, không luồn lách, đi lên vỉa hè, rú còi inh ỏi, còn ở nước ta thì
ngược lại mạnh ai nấy đi, “hở chỗ nào đi chỗ nấy”, không theo qui định nào cả.

Nguyên nhân thứ hai là việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao
thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt. Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp
nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông
một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép hoạt động hai chiều, mà ô tô
buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô tô này lại đối diện nhau,
gần nơi đường phố giao nhau,... gây ùn tắc giao thông.

Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng gây nên ùn tắc giao thông là
việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ,
chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước
cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông,... Thậm chí, ô
tô, mô tô của Công an phường cũng đỗ, dừng ngay dưới lòng đường.

Nguyên nhân thứ tư là việc mở các đường ngang ở các phố có dải phân cách
mềm không hợp lý, chỗ quá dầy, chỗ thì quá thưa. Chính những vị trí này đã gây
trọng, đồng thời tăng cường tuyên truyền và giáo dục người dân về ý thức giao
thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng cần được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu gia
tăng của phương tiện. Cảnh sát giao thông được tăng cường và trang bị hiệu quả
để hỗ trợ quản lý và giảm ùn tắc.
Nguyên nhân thứ năm là mức phạt tiền vi phạm Luật Giao thông vẫn còn thấp,
chưa đủ sức răn đe đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông
trên đường phố. Đặc biệt là CSGT không quan tâm xử phạt đối với người điều
khiển phương tiện thô sơ, bán hàng rong vi phạm Luật Giao thông.

Nguyên nhân thứ sáu là chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Thực tế
cho thấy, có rất nhiều phương tiện có động cơ khi tham gia giao thông không có
đầy đủ đèn chiếu sáng, đèn hiệu xin đường, đèn hiệu khi lùi, đèn phanh, gương
chiếu hậu,... như qui định trong Luật Giao thông đường bộ.

Nguyên nhân cuối cùng là trên đường một chiều, một số người điều khiển
phương tiện đi ngược chiều, hoặc xuống xe dắt, kéo bộ ngược chiều... không
được CSGT hoặc người có trách nhiệm nhắc nhở, xử phạt. Đã là đường một
chiều thì phải cấm đi ngược chiều đối với bất cứ hành vi nào, kể cả người đi bộ.

2.3. Vai trò của Chính Phủ

2.3.1. Vai trò của Chính Phủ trong việc làm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn
giao thông tại Việt Nam
Lập pháp và ban hành luật lệ giao thông:
- Chính phủ ban hành luật lệ giao thông nhằm quy định hành vi của người tham
gia giao thông, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
- Chính phủ cũng có thể ban hành các quy định cụ thể cho từng loại hình giao
thông như đường bộ, đường thủy, hàng không,...

Xây dựng và bảo trì hạ tầng giao thông:


- Chính phủ đầu tư xây dựng và bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông bao gồm
đường sá, cầu cống, bến xe, bến tàu, sân bay,...
- Chính phủ cũng cần có kế hoạch bảo trì và nâng cấp hạ tầng giao thông
thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng.

Quản lý giao thông:


- Chính phủ quản lý giao thông thông qua các cơ quan chức năng như cảnh
sát giao thông, thanh tra giao thông,...
- Các cơ quan chức năng có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát giao thông, xử lý
vi phạm, điều tiết giao thông khi cần thiết.
- Chính phủ cũng có thể sử dụng các công nghệ tiên tiến như camera giám
sát, hệ thống thu phí tự động,... để quản lý giao thông hiệu quả hơn.

Tuyên truyền về vấn đề an toàn giao thông đến người dân:


- Chính phủ thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức về an toàn giao thông cho người dân.
- Chính phủ cũng cần phối hợp với các tổ chức xã hội, các trường học để
nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho người dân.

Phát triển giao thông công cộng:


- Chính phủ đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu
điện ngầm,...
- Giao thông công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho hệ
thống giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi
trường.
- Chính phủ cần có chính sách khuyến khích người dân sử dụng giao thông công
cộng bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lý.

2.3.2. Các biện pháp của Chính Phủ để làm giảm tình trạng tắc nghẽn giao
thông tại Việt Nam
Để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn trong tham gia giao thông hiện nay, Chính
phủ có các biện pháp như sau:
Phát triển hệ thống giao thông công cộng:
Đầu tư vào các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện, xe
lửa,...Nếu muốn hạn chế ô tô, xe máy thì các lựa chọn thay thế hấp dẫn là bắt
buộc phải đi kèm. Đi xe đạp và đi bộ có thể thích hợp cho khoảng cách ngắn,
nhưng các chuyến đi dài hơn đòi hỏi phải có hệ thống giao thông công cộng chất
lượng tốt, đảm bảo việc di chuyển trong thành phố có thể hoạt động hiệu quả.
Điều này đồng nghĩa với việc:
+ Giá vé cần đủ thấp để người nghèo có khả năng chi trả;
+ Phải có đủ phương tiện để dịch vụ thường xuyên chạy thông suốt cả ngày;

+ Các bến xe, ga tàu phải được phân bổ hợp lý để không quá xa khu nhà dân;

+ Tốc độ của xe buýt cần phải được nâng lên tương đối so với xe cá nhân bằng
cách giải phóng chúng khỏi tắc nghẽn;

+ Sử dụng vé tích hợp, có thể dùng với nhiều loại hình khác nhau như xe buýt,
tàu điện… Hỗ trợ giá xe buýt dành cho sinh viên, đầu tư xây dựng hệ thống
đường sắt đô thị tuyến Metro sắp đi vào sử dụng,… sẽ góp phần làm giảm số
lượng phương tiện cá nhân trên đường.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông:


Xây dựng, mở rộng và cải thiện các đường cao tốc, cầu, cầu vượt và giao lộ để
tăng hiệu suất lưu thông cho phương tiện tham gia giao thông.

Tối ưu hóa tần suất phục vụ của đèn giao thông:


Sử dụng công nghệ hiện đại như hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS)
để thực hiện tối ưu thời lượng đèn cho các khu vực bàn cờ bằng cách sử dụng
chu kỳ ngắn cho phép tăng tần suất phục vụ của đèn giao thông cho tất cả các
hướng trong các thời gian cao điểm, bổ sung các kịch bản dự phòng cho các nút
giao thông trọng điểm, các tuyến đường, khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng
đông xe, di chuyển chậm.

Quản lý giao thông thông minh:


Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông. Theo
Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thì các xe cơ giới đều phải trang bị camera hành
trình ghi lại tất cả hoạt động của xe và hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công
an và Thanh tra giao thông quản lý, bảo đảm tính chính xác, minh bạch và công
khai khi có vấn đề xảy ra. Lắp đặt rộng rãi camera giám sát tại các đoạn đường,
giao lộ cao điểm để giám sát và dễ dàng xử lý các trường hợp vi phạm giao thông.
Khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông thay thế: thức đẩy việc sử dụng
xe đạp, xe điện, các xe công cộng thân thiện với môi trường để bảo vệ môi trường
và giảm số lượng xe máy.

Áp dụng các biện pháp hạn chế:


Giới hạn lưu lượng giao thông, khung giờ tham gia giao thông đối với các đối
tượng cụ thể vào các khung giờ cố định, các khu vực trung tâm, tăng phí đậu xe,
cấm dừng đỗ xe ven đường, hoặc áp dụng các chính sách khác để giảm lượng
phương tiện trên đường. Tại các đô thị lớn vốn không có nhiều không gian để đỗ
xe ô tô, việc hạn chế bãi đỗ hoặc tăng chi phí đỗ xe là bắt buộc phải làm nhằm
giảm lưu lượng xe đỗ trong thời gian dài. Tuy nhiên, phải phân biệt việc đỗ xe
của cư dân địa phương sống trong khu vực thông qua hình thức giấy phép hoặc
bãi đỗ xe riêng.

Quản lý thời gian hoạt động:


Điều chỉnh giờ làm việc và giờ học của các tổ chức để tránh tình trạng tắc nghẽn
trong giờ cao điểm. Các trường học sẽ bắt đầu lúc 7 giờ và các công ty sẽ bắt đầu
lúc 8 giờ. Điều này tạo ra một sự xe kẻ cho các phương tiện và người tham gia
giao thông, tuy nhiên biện pháp này không mấy khả quan, trên thực tế tinhg trạng
tắc nghẽn không được cải thiện nhiều.

Thúc đẩy chính sách làm việc từ xa:


Khuyến khích làm việc từ xa để giảm nhu cầu đi lại của người lao động, đặc biệt
là trong giờ cao điểm.
Bằng cách thực hiện các biện pháp trên, Chính phủ có thể giảm thiểu tình trạng
tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
PHẦN 3. KẾT LUẬN

3.1. Kết luận về vai trò của Chính phủ trong việc làm giảm thiếu tình trạng
tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam
Vai trò của chính phủ trong việc giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông là
không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Chính phủ có trách nhiệm xây dựng và
quản lý hệ thống giao thông công cộng nhằm đảm bảo sự thuận tiện, an toàn và
hiệu quả cho người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa. Chính phủ cần đầu tư vào
cơ sở hạ tầng giao thông, giao thông và quy hoạch phù hợp để tăng khả năng
chuyên chở của đường bộ. Đồng thời, kiểm soát giao thông thông qua việc sử
dụng các chính sách, biện pháp quản lý và công nghệ thông tin sẽ giúp giảm tắc
nghẽn, nâng cao hiệu quả đi lại và giảm tổn thất giao thông.

Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và cung cấp dịch vụ có
chất lượng là những cách hiệu quả để giảm số lượng xe cá nhân trên đường và
giải toả áp lực giao thông. Ngoài ra, nâng cao nhận thức và giáo dục về luật lệ
giao thông, chia sẻ phương tiện và tuân thủ là những yếu tố quan trọng trong việc
giảm tắc nghẽn và tạo môi trường giao thông an toàn.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với các bên
liên quan, bao gồm cơ quan quản lý giao thông, các đơn vị địa phương, các công
ty vận tải và cộng đồng dân cư. Sự cộng tác và phối hợp giữa các bên sẽ tạo nên
một hệ thống giao thông hiệu quả và bền vững.
Tóm lại, việc giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông là một thách thức đối
với các thành phố và quốc gia trên toàn thế giới. Vai trò của Chính phủ là quan
trọng và không thể thiếu trong việc xây dựng và quản lý hệ thống giao thông, áp
dụng các biện pháp quản lý, đầu tư vào hạ tầng, khuyến khích sử dụng phương
tiện công cộng và tạo lòng nhận thức cho người dân. Chính phủ cần đảm bảo sự
hợp tác và phối hợp với các bên liên quan để đạt được mục tiêu giảm tắc nghẽn
giao thông và xây dựng một môi trường giao thông tiện lợi, an toàn và bền vững.
3.2. Một số giải pháp mà nhóm rút ra để góp phần làm giảm thiểu tình trạng
tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam

Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông qua việc xây dựng chuyên đề
tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông cho người tham gia giao thông.

Người tham gia giao thông cần có những hành vi ứng xử phù hợp, văn minh
trong hoạt động di chuyển trên đường của mình. Di chuyển có thể chủ động biết
nhường nhau khi lưu thông để các hướng đều được di chuyển theo nhịp độ ổn
định. Và hơn hết là chấp hành nghiêm chỉnh các hiệu lệnh giao thông trên đường.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của CSGT như tăng nhân sự, nghiêm túc xử phạt
những hành vi vi phạm luật giao thông, đặc biệt là những hành vi lấn chiếm làn
đường, luồn lách trên vỉa hè, đi ngược chiều, dừng, đậu sai quy định, lấn chiếm
hành lang an toàn đường bộ...

Phát triển hệ thống giao thông công cộng và hạn chế những phương tiện giao
thông đơn lẻ.

Cần có kế hoạch điều chỉnh cách vận hành hệ thống giao thông, phân luồng hợp
lý, tăng hoặc giảm hợp lý một số đường một chiều trên một số cung đường có thể
dẫn tới ùn tắc một số đường trong hiện tại và tương lai.

Liên quan tới việc làm tốt phương tiện vận tải công cộng cũng cần hoàn thiện hạ
tầng giao thông, thường xuyên bảo dưỡng đường sá, hệ thống tín hiệu đèn giao
thông, hệ thống cảnh báo tài xế ùn tắc cục bộ để góp phần vào việc tạo điều kiện
giao thông được thông suốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://mt.gov.vn/mmoitruong/tin-tuc/993/21307/thuc-trang-su-dung-xe-moto--
xe-gan-may-tai-viet-nam-va-su-can-thiet-phai-xay-dung-de-an-kiem-soat-khi-
thai-xe-moto--xe-gan-may-tham-gia-giao-thong-tai-cac-thanh-pho-lon.aspx

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ_thống_giao_thông_công_cộng_tại_Việt_Nam

https://thanhnien.vn/78-nguoi-tieu-dung-muon-su-dung-xe-dien-trong-tuong-lai-
gan-
185230315130823081.htm#:~:text=Kết%20quả%20khảo%20sát%20cho,và%20
ô%20tô%20điện%202%25

https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/50493/cac-kho-duong-sat-tren-the-gioi-va-o-viet-
nam.aspx

https://mytour.vn/vi/blog/bai-viet/thao-luan-ve-tinh-trang-un-tac-giao-thong-
ngay-nay.html

https://baomoi.com/ha-noi-thiet-hai-do-un-tac-giao-thong-len-den-1-2-ty-usd-
nam-c47605828.epi

https://tuoitre.vn/ca-nam-2023-tp-hcm-co-hon-4-400-vu-un-u-giao-thong-tai-24-
diem-nong-ket-xe-20240104182803626.htm

You might also like