Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Môn Học: TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Giáo Viên Học Viên


Trần Ngọc Duyệt Phạm Thị Bảo Thoa
Email: tnduyet@gmail.com Email:
nvsp0424010@ttdtxh.tdmu.edu.vn
0914.050.119 0969.443.029

ĐỀ:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa: Mục tiêu, nội dung, phương pháp
giảng dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học.
Câu 2: Giáo viên cần làm gì để xây dụng động cơ và thái độ học tập cho học sinh?

BÀI LÀM
Câu 1 : Mối quan hệ biện chứng giữa: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy
học, phương tiện và thiết bị dạy học.
- Giáo dục không chỉ truyền tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước
cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, phát
triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thường xuyên, học tập
suốt đời.
- Giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và
được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý
thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm
sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
- Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo
dục là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó, đổi mới phương pháp
giáo dục là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới giáo dục.

1|Phạ m T hị B ả o T hoa - N VSPT H- T HC S K38


Môn Học: TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

• Mục tiêu dạy học: những kiến thức, thông tin mà nhà trường và giáo viên
muốn hướng đến. Nhằm xác định rõ ràng và phù hợp với học sinh giúp tiếp
thu và lĩnh hội để đạt được kết quả như mong đợi sau khi hoàn thành quá
trình học. Nội dung giảng dạy phù hợp với giáo trình, là chi tiết thông tin
kiến thức mà người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học.
➢ Ví dụ: Từ một thanh niên (hoặc quân nhân) trúng tuyển vào trường sỹ
quan, sau 4 năm đào tạo trở thành một sỹ quan quân đội có trình độ cử
nhân quân sự và là 1 đảngviên Đảng cộng sản Việt Nam.

• Nội dung dạy học: một hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà việc
lĩnh hội chúng đảm bảo phù hợp với mục tiêu, sự phát triển toàn diện nhân
cách và kiến thức mà người học cần đạt được.

• Phương tiện dạy học: những công cụ và vật dụng mà giáo viên sử dụng để
truyền đạt kiến thức và hỗ trợ quá trình giảng dạy cho học sinh. Chúng có
vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập thú vị và hiệu
quả.
Ngoài ra, phương tiện dạy học giúp học sinh xây dựng tình huống, tạo hứng
thú cho học sinh.
Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng các thiết bị cho học sinh tiến hành các thí
nghiệm đơn giản, nhưng mới mẻ mà trong cuộc sống học sinh chưa gặp để
tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng những vật thật, tranh
ảnh, thí nghiệm để học sinh tìm hiểu, tò mò hơn.
- Còn đối với những bài học không thể tiến hành thí nghiệm được giáo viên
có thể sử dụng những mô hình, thao tác với mô hình để xây dựng vừa ôn lại
kiến thức cũ vừa giúp học sinh hiểu sâu hơn.
- Khi thảo luận, phương tiện dạy học giúp cho học sinh trình bày, bảo vệ
quan điểm của mình hoặc của một nhóm. Nhất là trong lúc tiếp thu kiến thức
mới, phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh ngộ qua những bài thực
hành, thí nghiệm, xem tranh ảnh, …
➢ Đối với học sinh:

- Phương tiện dạy học là những vật dụng để tạo điều kiện để học sinh lĩnh
hội, tiếp thu tri thức một cách đầy đủ và dễ dàng hơn.

- Phương thức dạy học được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh
thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục
đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.

2|Phạ m T hị B ả o T hoa - N VSPT H- T HC S K38


Môn Học: TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

- Phương tiện dạy học giúp người học có thêm động lực và hứng thú trong
quá trình học tập.
- Người học dễ dàng nắm nội dung bài học mà không mất nhiều thời gian.
- Ghi nhớ lâu hơn.
- Người học được bổ sung thêm kiến thức liên quan đến môi trường thực
tiễn.
➢ Đối với giáo viên:
- Dùng những thiết bị để hỗ trợ trong quá trình dạy học nhằm giúp người
học tiếp thu nội dung bài học một cách sâu sắc, dễ hiểu hơn. Đó là những đồ
dùng thiết bị, dụng cụ trực tiếp để giảng dạy và phục vụ trong việc học tập
cho nhà trường.
- Ví dụ: máy chiếu, tivi, vi tính, máy ảnh, loa, micro, máy móc thí nghiệm,
bản đồ,…

- Hỗ trợ cho người dạy đảm bảo quá trình giảng dạy được thuận tiện, sinh
động hơn.
- Giáo viên giảm được cường độ trong việc dạy học, từ đó việc giảng dạy
cũng được chất lượng hơn.

• Phương pháp giảng dạy học: cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo
dục như giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để
giáo dục người học. Vì vậy để có một phương pháp giảng dạy tốt tối ưu và
đạt được kết quả cao thì phương tiện và thiết bị dạy học đóng một vai trò rất
quan trọng.
- Thiết bị dạy học càng tối tân, người dạy học sử dụng tối đa các chức năng
của chúng thì dễ dàng đạt được mục tiêu đã đề ra. Người học cảm nhận và
tiếp thu tốt các kiến thức đã giảng dạy.

Câu 2 : Những điều giáo viên cần làm gì để xây dụng động cơ và thái độ học tập
cho học sinh:

- Học tập là hoạt động sống hướng người học tới tri thức, kỹ năng, hình thành, phát
triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Đó là mục đích của học tập. Tuy vậy, qua
học tập không phải ai cũng dễ dàng đạt được mục đích học tập đã đề ra. Một trong
những nguyên nhân không đạt được mục đích là do người học không xác lập được
động cơ học tập cho mình.
- Động cơ học tập của học sinh không có sẵn, không thể áp đặt,mà chúng được hình
thành trong quá trình học tập, rèn luyện. Giáo viên là người dẫn dắt, tạo môi trường
sảng khoái, hỗ trợ học sinh, từ đó hình thành mục đích, động cơ học tập cho mình.

3|Phạ m T hị B ả o T hoa - N VSPT H- T HC S K38


Môn Học: TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

- Động cơ học tập của học sinh cũng là một yếu tố động, khi được hình thành nó
cũng tiếp tục vận động và biến đổi. Thầy, cô giáo sẽ rất vui khi so sánh các câu trả
lời của học sinh của mình có được các dấu hiệu như : mục đích, mục tiêu ngày
càng rõ ràng, cụ thể hơn, động cơ, nhu cầu, thái độ học tập ngày càng đúng đắn,
lành mạnh và tiến bộ hơn.

- Để tăng cường động lực và hứng thú học tập, giáo viên cần phải tích cực hóa
trong hoạt động học tập. Nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động
sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để
nâng cao hiệu quả học tập. Tạo ra và duy trì không khí dạy học thoải mái trong
lớp, xây dựng động cơ hứng thú học tập cho học sinh, giải phóng sư lo sợ của học
sinh…Bằng thái độ ân cần, niềm nở và thái độ vui mừng khi học sinh hoàn thành
nhiệm vụ, những lời khen, những điểm thưởng …là niềm động cơ lớn để học sinh
nổ lực cố gắng.

- Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và
phát triển tính tò mò, ham hiểu biết của bé. Tháo gỡ những vướng mắc và chiếm
lĩnh dần những tri thức mới. Đó chính là sự kích thích trẻ trong học tập. Không
những thế, niềm tin – sự tôn trọng – sự động viên khích lệ và sự hiểu biết…của cha
mẹ đối với con cái trong học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là
những công cụ hữu ích giúp trẻ hình thành và phát triển trí thông minh. Nên giáo
viên phải biết thường xuyên liên lạc, phối hợp với gia đình để cùng nảy sinh và
duy trì nhu cầu – hứng thú học tập của học sinh.

- Mặt khác, tình bạn đối với trẻ là một điều rất thiêng liêng và có ảnh hưởng rất
lớn. Nên cần phải lưu ý để điều phối, dẫn dắt các mối quan hệ trong lớp, để học
sinh có thể có hứng thú học khi cùng bạn bè đi khám phá tri thức. Ví dụ như thành
lập nhóm học cùng tiến, phân công công việc theo nhóm ….

- Ngoài ra yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường cũng đóng vai trò ảnh hưởng đến
động lực học tập của học sinh. Vì vậy, giáo viên cũng cần xem xét và kiến nghị với
nhà trường để trang bị những cơ sở, phương tiện dạy học tốt nhất cho học sinh
trong điều kiện có thể.

- Việc học tập thiếu động cơ, mục đích rõ ràng của học sinh cũng là vấn đề khá phổ
biến, nhất là đối với cấp học trung học cơ sở. Ở cấp học này, nhiều học sinh còn
đang ở lứa tuổi vị thành niên, việc hình thành động cơ, thái độ học tập chưa được sự
quan tâm, chú ý của học sinh, chưa được sự hướng dẫn đầy đủ của gia đình, nhà
trường và giáo viên.

4|Phạ m T hị B ả o T hoa - N VSPT H- T HC S K38


Môn Học: TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

- Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nội dung giáo dục
sẽ chuyển đổi từ hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ đơn thuần nâng
lên thành giáo dục, hình thành cho học sinh phẩm chất, năng lực thì vấn đề xây dựng
động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh và nâng cao trách nhiệm của giáo
viên là vấn đề cấp thiết.
- Động cơ hoạt động là nguyên nhân trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú, tạo
ra sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt qua mọi khó khăn đạt mục đích đã định. Động
cơ hoạt động quyết định kết quả của hoạt động.
Trách nhiệm của giáo viên:
- Động cơ học tập của học sinh đa dạng và đa tầng, việc xây dựng, hình thành động
cơ học tập của học sinh vì vậy cũng đa dạng về hình thức và phong phú về biện pháp.
- Về trách nhiệm, giáo viên là người giúp học sinh hình thành động cơ học tập đúng
đắn, lành mạnh.Về phương pháp, giáo viên không được áp đặt hoặc đưa ra những
mô hình động cơ học tập có sẵn cho học sinh. Giáo viên đóng vai trò là người khơi
dậy mạnh mẽ ở học sinh nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh tri thức trong học
tập, hình thành động cơ học tập đúng đắn tạo nguồn để xây dựng thái độ học tập tự
giác, tích cực hướng đến mục đích học tập. Trong nhà trường phổ thông không có
môn dạy riêng về động cơ học tập, môn nhân cách học…Việc hình thành động cơ,
nhân cách cho học sinh là thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo
viên, qua môn học.
- Trong giảng dạy, giáo dục, sinh hoạt học sinh..., giáo viên tổ chức cho học sinh tự
phát hiện ra cái mới, cách giải quyết sáng tạo nhiệm vụ học tập, có những trải nghiệm
tốt đẹp qua học tập dần dần làm phát sinh nhu cầu của học sinh về tri thức khoa học,
nhu cầu giải quyết các vấn đề trong học tập, ứng dụng trong cuộc sống. Học tập dần
dần trở thành nhu cầu, niềm vui không thể thiếu của học sinh. Qua đó học tập biến
thành động cơ và bắt đầu định hướng cho các hoạt động học tập cụ thể, là động lực
thúc đẩy cho học sinh vượt qua các khó khăn, nghịch cảnh trong học tập.

5|Phạ m T hị B ả o T hoa - N VSPT H- T HC S K38

You might also like