Đề cương ôn tập cuối HK2 - Sinh 12 (23-24)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK2

Câu 1. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong
quần xã gọi là
A. cân bằng sinh học. B. cân bằng quần thể. C. khống chế sinh học. D. giới hạn sinh
thái.
Câu 2. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh.
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 3. Q uần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng
có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định
và chúng ít quan hệ với nhau.
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định
và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và
thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 4. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 5. Q uần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là
A. phân tầng thẳng đứng. B. phân tầng theo chiều ngang.
C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố đồng đều.
Câu 6. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác. B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế - cảm nhiễm. D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh.
Câu 7. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở các mối quan hệ:
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh.
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh.
Câu 8. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi cũng không có
hại là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 9. Độ đa dạng của quần xã là
A. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
B. mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã.
C. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
D. mức độ phong phú về số loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.
Câu 10. Loài đặc trưng trong quần xã là loài
A. chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
B. có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
C. đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
D. phân bố ở trung tâm quần xã.
Câu 11. Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
A. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. B. ít nhất có 1 loài bị hại.
C. tất cả các loài đều bị hại. D. không có loài nào có lợi.
Câu 12. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều
loài khác là mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Hợp tác. D. Hội sinh.
Câu 13. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài khác làm thức ăn là mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Hội sinh. D. Vật ăn thịt, con mồi.
Câu 14. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể trong quần xã luôn
được khống chế ở mức độ
A. cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. Tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. nhất định do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
D. nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 15. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về
A. giới động vật. B. giới thực vật. C. giới nấm. D. giới nhân sơ (vi khuẩn).
Câu 16. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, loài đặc trưng là
A. cá cóc. B. cây cọ. C. cây sim. D. bọ que.
Câu 17. Q uần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là
A. tôm nước lợ. B. cây tràm. C. cây mua. D. bọ lá.
Câu 18. Tính đa dạng về loài của quần xã là
A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.
B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 19. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh.
Câu 20. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 21. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ
A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 22. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài
A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 23. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:
A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 24. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm
ăn của loài. Đây là biểu hiện của
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh.
Câu 25. Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là
A. giun sán sống trong cơ thể lợn.
B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.
C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh.
D. thỏ và chó sói sống trong rừng.
Câu 26. Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là
A. quần xã sinh vật. B. nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. các quần thể sinh vật. D. nhóm sinh vật phân giải.
Câu 27. Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Nhóm tuổi.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Sự phân bố của các loài trong không gian.
D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 28. Quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau và cả 2 loài cùng có lợi, sống tách riêng
chúng vẫn tồn tại được gọi là mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Con mồi, vật ăn thịt.
Câu 29. Mối quan hệ sinh học tạo cho cả 2 loài đều cùng có lợi là
A. quan hệ hội sinh và hợp tác. B. quan hệ cộng sinh và hợp tác.
C. quan hệ hội sinh và cộng sinh. D. quan hệ hội sinh và kí sinh.
Câu 30. Hiện tượng loài cá ép sống bám vào cá mập và được cá mập đi xa, nhờ đó quá trình hô hấp của cá
ép trở nên thuận lợi hơn và khả năng kiếm mồi cũng tăng lên, còn cá mập không được lợi nhưng cũng
không ảnh hưởng gì. Đây là một ví dụ về mối quan hệ
A. hội sinh. B. cạnh tranh. C. hợp tác. D. cộng sinh.
Câu 31. Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ
A. cộng sinh. B. trung tính. C. hội sinh. D. hợp tác.
Câu 32. Quan hệ giữa các loài sau đây, quan hệ nào là quan hệ cạnh tranh?
(1). Hai loài ếch cùng sống trong 1 hồ nước, số lượng loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B
giảm đi rất mạnh.
(2). Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn.
(3). Nấm và vi khuẩn lam trong địa y.
(4). Lúa và cỏ dại trong cùng 1 ruộng lúa.
Tổ hợp câu đúng là: A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 33. Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường
sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp
lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A. động vật ăn thịt và con mồi. B. cạnh tranh khác loài. C. ức chế - cảm nhiễm. D. hội sinh.
Câu 34. Quan hệ giữa các loài sau đây, quan hệ nào là quan hệ vật kí sinh và vật chủ?
(1). Giun, sán sống trong ruột lợn. (2). Nấm và vi khuẩn lam trong địa y.
(3). Dây tơ hồng sống trên các tán cây rừng.
Tổ hợp các câu đúng là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (4). D. (2), (3).
Câu 35. Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là
A. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.
B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
C. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể
nhỏ hơn con mồi.
D. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá
thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó.
Câu 36. Hệ sinh thái là gì?
A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.
D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.
Câu 37. Sinh vật sản xuất là những sinh vật:
A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường.
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân.
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.
Câu 38. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.
D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn.
Câu 39. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
Câu 40. Bể cá cảnh được gọi là:
A. hệ sinh thái nhân tạo. B. hệ sinh thái “khép kín”.
C. hệ sinh thái vi mô. D. hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 41. Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A. hệ sinh thái nước đứng. B. hệ sinh thái nước ngọt.
C. hệ sinh thái nước chảy. D. hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 42. Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn
định của nó:
A. không được tác động vào các hệ sinh thái.
B. bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái.
C. bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái.
D. bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái.
Câu 43. Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường.
C. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau.
D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với
môi trường.
Câu 44. Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc.
B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái.
C. điều kiện môi trường vô sinh.
D. tính ổn định của hệ sinh thái.
Câu 45. Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm
sinh vật nào?
A. Sinh vật phân giải. B. Sinhvật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật sản xuất.
Câu 46. Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A. sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất.
C. động vật ăn thực vật. D. động vật ăn động vật.
Câu 47. Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:
A. hệ sinh thái trên cạn. B. hệ sinh thái nước ngọt.
C. hệ sinh thái tự nhiên. D. hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 48. Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A. hệ sinh thái nông nghiệp. B. hệ sinh thái ao hồ.
C. hệ sinh thái trên cạn. D. hệ sinh thái savan đồng cỏ.
Câu 49. Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên:
I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng
lượng cho chúng.
II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Số nhận định đúng là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 50. Phát biểu sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
C. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
Câu 51. Lưới thức ăn gồm nhiều
A. chuỗi thức ăn.
B. loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. chuỗi thức ăn có mắt xích chung.
D. loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 52. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ.
A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi. D. giữa thực vật với động vật.
Câu 53. Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong
hệ sinh thái là
A. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ đối kháng.
C. quan hệ vật ăn thịt – con mồi. D. quan hệ hợp tác.
Câu 54. Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột. B. Vi khuẩn. C. Trùng giày. D. Cây lúa.
Câu 55. Có những dạng tháp sinh thái nào?
A. Tháp số lượng và tháp sinh khối. B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng.
C. Tháp năng lượng và tháp số lượng. D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
Câu 56. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao.
B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.
C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn.
D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
Câu 57. Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức
ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:
A. thực vật → thỏ → người. B. thực vật → người.
C. thực vật → động vật phù du → cá → người. D. thực vật → cá → vịt → người.
Câu 58. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → cá → vịt → người, một loài động vật bất kì trong chuỗi có thể được
xem là
A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật sản xuất.
Câu 59. Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
A. Động vật ăn thực vật. B. Thực vật. C. Động vật ăn động vật. D. Sinh vật phân giải.
Câu 60. Câu nào sau đây là sai?
A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.
B. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn
nhất.
C. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hay suy thoái.
Câu 61. Giả sử có 5 sinh vật: Cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự
nào sau đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn?
A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn. B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn.
C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn. D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn.
Câu 62. Câu nào sau đây là đúng?
A. Mọi tháp sinh thái trong tự nhiên luôn luôn có dạng chuẩn.
B. Mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn.
C. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
Câu 63. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên
A. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc
dinh dưỡng.
Câu 64. Cho các chuỗi thức ăn sau: Lúa → Cào cào → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên,
sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3?
A. Cào cào. B. Ếch. C. Rắn. D. Đại bàng.
Câu 65. Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình bên, khi bậc dinh dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì
sinh vật nào sẽ tích tụ hàm lượng kim loại nặng lớn nhất?

A. Sinh vật số 1. B. Sinh vật số 4. C. Sinh vật số 6. D. Sinh vật số 7.


Câu 66. Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật;
châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng về lưới thức ăn này?
I. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
II. Có 4 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 6 mắt xích.
IV. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 67. Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào
được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?
A. Nhái. B. Đại bàng. C. Rắn. D. Sâu.
Câu 68. Chuỗi thức ăn: "Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng"có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 69. Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật là A, B, C, D, E, H, I, K, M. Cho biết loài A là
sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có tối đa 12 chuỗi thức ăn.


II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới này có 6 bậc dinh dưỡng.
III. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 3.
IV. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 70. Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.
I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 71. Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một
vườn xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn
vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu
và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và
chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay
gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật ăn thịt bậc 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng
nhau hoàn toàn.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 72. Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài
A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài D thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 73. Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh được mô tả như sau: Sóc ăn quả dẻ; diều hâu ăn
sóc và chim gõ kiến; xén tóc ăn nón thông; chim gõ kiến và thằn lằn ăn xén tóc; chim gõ kiến và thằn lằn là
thức ăn của trăn. Khi nói về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu loài chim gõ kiến bị tiêu diệt thì số lượng diều hâu có thể giảm.
II. Nếu loài diều hâu bị tiêu diệt thì số lượng sóc có thể tăng.
III. Chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 74. Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?

I. Lưới thức ăn này có 6 chuỗi thức ăn.


II. Nếu loài rắn bị giảm số lượng thì loài gà sẽ tăng số lượng.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
IV. Loài giun đất được xếp vào sinh vật sản xuất.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 75. Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột. B. Vi khuẩn. C. Trùng giày. D. Cây lúa.
Câu 76. Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá.
Chuỗi thức ăn này được mở đầu bằng
A. sinh vật dị dưỡng. B. sinh vật tự dưỡng.
C. sinh vật phân giải chất hữu cơ. D. sinh vật hóa tự dưỡng.
Câu 77. Cho các chuỗi thức ăn sau: Lúa → Cào cào → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên,
sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2?
A. Cào cào. B. Ếch. C. Rắn. D. Đại bàng.
Câu 78. Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây về lưới thức ăn này là đúng?
I. Có 11 chuỗi thức ăn. B C D
II. Chuỗi thức ăn dài nhất 6 mắt xích.
III. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn. H E
A
IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 4 mắt xích.
I K M
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 79. Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng? B C D
I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.
II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.
III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài. A H E
IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.
I K M
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 80. Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào
có sinh khối lớn nhất?
A. Nhái. B. Đại bàng. C. Cây ngô. D. Sâu.

Câu 81. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là
A. năng lượng Mặt trời. B. năng lượng gió. C. năng lượng nhiệt. D. năng lượng điện.
Câu 82. Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước khoảng bao nhiêu %?
A. 10%. B. 1%. C. 5%. D. 50%.
Câu 83. Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình
dinh dưỡng trong hệ sinh thái là
A. cây xanh. B. động vật ăn cỏ. C. vi sinh vật phân giải. D. vi sinh vật cố định đạm.
Câu 84. Cho các thông tin ở bảng dưới đây về chuỗi thức ăn và năng lượng tương ứng chứa trong mỗi bậc
dinh dưỡng mà một học sinh A đã tiến hành đo lường ở một khu vực sinh thái.
Chuỗi thức ăn Cỏ Cào cào Chim Sâu Rắn
6 4 3
Năng lượng(calo) 2,2 x 10 1,1 x 10 0,55 x 10 0,5 x 102
Một học sinh khác (học sinh B) sử dụng các số liệu thu thập được và tiên hành tính toán cũng như kêt
luận về quá trình nghiên cứu của học sinh A và đưa ra một số nhận xét sau:
I. Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng liền kề có giá trị cao nhất nằm ở sinh
vật tiêu thụ bậc 3.
II. Giá trị hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng thứ 2 so với bậc dinh dưỡng thứ nhất là 5x10-3.
III. Một phần lớn năng lượng được sinh vật sản xuất đồng hóa được sẽ được dùng vào việc xây dựng sinh
khối của bản thân nó, hô hấp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của chúng và chỉ một phần nhỏ được
chuyển sang bậc dinh dưỡng kế tiếp.
IV. Có những dấu hiệu cho thấy việc đo lượng năng lượng có trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức
ăn này là không chính xác.
Trong số các nhận định kể trên, có bao nhiêu nhận định là chính xác?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 85. Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
B. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
D. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
Câu 86. Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải. B. hoạt động quang hợp.
C. hoạt động hô hấp. D. quá trình sinh tổng hợp các chất.
Câu 87. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái
(1) Động vật ăn động vật. (2) Động vật ăn thực vật. (3) Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là:
A. (1) " (3) " (2). B. (1) " (2) " (3). C. (2) " (3) " (1). D. (3) " (2) " (1).
Câu 88. Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
bậc một trong hệ sinh thái.
B. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái.
C. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
D. tổng tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 89. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về dòng năng lượng
trong hệ sinh thái?
I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình
dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
II. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn.
III. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có
khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
IV. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh
vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
V. Năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, vận động, sinh nhiệt chiếm khoảng 70%, mất đi do các bộ phận bị
rơi rụng, chất thải, bài tiết…khoảng 10%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 90. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về sự thất thoát năng lượng rất
lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng?
I. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.
II. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể.
III. Một phần năng lượng mất qua chất thải động vật và các phần rơi rụng của thực vật.
IV. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu
trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
V. Một phần năng lượng được tái sinh trong hệ sinh thái.
VI. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát
dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 91. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong truyền năng lượng từ môi
trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tự dưỡng. D. Sinh vật phân hủy.
Câu 92. Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong một chuỗi thức ăn sẽ được sử dụng bao nhiêu lần
rồi mới mất đi dưới dạng nhiệt?
A. Chỉ một lần. B. Hai hoặc ba lần. C. Tối thiểu ba lần. D. Nhiều lần lặp lại.
Câu 93. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?
A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
Câu 94. Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với
bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%.
Câu 95. Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng thứ 3 so với bạc
dinh dưỡng thứ 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.10 6 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.10 4 calo) → sinh vật tiêu
thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo).
A. 0,57%. B. 0,0052%. C. 45,5%. D. 0,92%.
Câu 96. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình
dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như nấm, vi khuẩn.
B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải.., chỉ có khoảng
10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D. Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật
sản xuất rồi trở lại môi trường.
Câu 97. Trong một hệ sinh thái
A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình
B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó
C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình
D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
Câu 98. Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật
sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.10 4 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2
(1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,92%. B. 45,5%. C. 0,57%. D. 0,0052%.
Câu 99. Nhóm sinh vật có mức năng lượng thấp nhất trong hệ sinh thái là:
A. sinh vật ở cuối chuỗi thức ăn. B. sinh vật sản xuất.
C. sinh vật tiêu thụ. D. động vật ăn thực vật.
Câu 100. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng
sinh vật sản xuất như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 × 105 kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 × 105 kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 × 104 kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 × 102 kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. 7,857%. B. 9,03%. C. 7,5%. D. 10,18%.

ĐÁP ÁN
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
ĐA C B D B A A C B D A A B D C B
CÂU 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
ĐA A B A C D B A C B B A C C B A
CÂU 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45
ĐA C B B B A A C B A A A B B A D
CÂU 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
ĐA A D A A B C B C D D C B A B D
CÂU 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75
ĐA C D D B D B C A D B A D D A D
CÂU 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90
ĐA B A B D C A A A D B C D C C D
CÂU 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
ĐA C A B B D C D C A C

You might also like