Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BẾP LỬA- BẰNG VIỆT

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1. Tác giả
- sinh năm 1941
- quê: Thạch Thất, Hà Tây
- Thuộc các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh:
- sáng tác năm 1963
- khi tác giả là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài
* Mạch cảm xúc:đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm (bài thư mởi ra với hình ảnh bếp lửa , từ đó gợi về
những kỉ niêm tuổi thơ sống bên bà, hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo lắng và tình yêu thương của bà dành cho đứa
cháu. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà)
* Bố cục:
- khổ 1: hình ảnh bếp lửa khơi dòng cảm xúc
- khổ 2-3-4-5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sóng bên bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa
- khổ 6- Suy ngẫm về bà và về cuộc đời bà
* Nội dung: bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, sự
biết ơn, trân trọng của cháu đối với bà cũng là đối với quê hương, đất nước
* Nghệ thuật:
- Bài thơ là sự kết hợp giữa biểu cảm và miêu tả, giữa tự sự và bình luận.
- Bài thơ sáng tạo nên hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm , cảm xúc và suy nghĩ
của cháu về bà, về tình bà cháu
* Nhan đề
- cấu tạo: là một danh từ
- Ý nghĩa:
+ HÌnh ảnh thực: hình ảnh thực,gần gũi, thân thương của mỗi căn bếp gia đình người Việt
+ Bếp lửa biểu tượng cho tình yêu thương, sức sống, niềm tin ... của bà
+ Bếp lửa khơi nguồn của tình yêu gia đình, tình yêu với quê hương đất nước
+ Bếp lửa biểu tượng gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng
 góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cảm bà cháu
1/Đoạn 1. 3 câu thơ đầu
Ý chủ đề: Hình ảnh bếp lử khơi nguồn cảm xúc
-Ngay câu thơ đầu tiên của bài thơ “ Bếp lửa”, Bằng Việt đã đưa người đọc đến với hình ảnh bếp lửa “ Một bếp lửa
chờn vờn sương sớm”.
+ Điệp ngữ một bếp lửa: nhắc lại 2 lần
.vừa tạo nhịp điệu tha thiết cho đoạn thơ
. vừa nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa- hình ảnh thân thương, ấm áp của môi gia đình Việt Nam, như gợi nhắc, đánh
thức trong cháu những kí ức về bà , về tuổi thơ.
. bếp lửa trở thành dấu ấn sâu đậm trong kí ức của cháu, bếp lửa mang ý nghĩa thiêng liêng
+ từ láy “chờn vờn” vừa gợi hình vừa gợi cảm:
.miêu tả gợi tả đúng hình ảnh ngọn lửa khi ẩn, khi hiện, khi âm ỉ, khi bốc cao tỏa sáng, được nhìn qua làn sương mỏng,
giăng mắc buổi sớm, lung linh, huyền ảo
.gợi cái mờ nhòa của hình ảnh kí ức theo thời gian song vẫn là ấn tượng không phai mờ
. cháu luôn trân trọng, giữ gìn kỉ niệm, luôn nhớ về bếp lửa
+rồi đến từ “ấp iu” cũng thật hay:
.gợi bàn tay khéo léo, cẩn thận vừa gợi tấm lòng nâng niu, chi chút của bà khi nhóm lửa
. gợi tình yêu thương, sư chăm sóc che chở của bà dành cho cháu, cho gia đình
. cháu luôn nâng niu,gìn giữ kí ức về bếp lửa,về tuổi thơ bên bà
Với nhà thơ, bếp lửa cũng luôn được ấp iu, nâng nui, trân trọng trong kí ức
- Bếp lửa ấy khơi nguồn nhớ thương của cháu với bà để tác giảbộc lộ tình cảm với bà: “Cháu thương bà biết mấy nắng
mưa
+ Tình cảm ấy được thể hiện trực tiếp qua “thương”. Cháu hiểu, cảm thông được những vất vả của bà, tình cảm ấy cứ
lớn dần theo năm tháng, theo những vất vả mà bà phải trải qua
+Nỗi vất vả của bà được thể hiện đầy xúc động qua hình ảnh ẩn dụ: nắng mưa- biểu tượng cho những khó khăn, vất vả của
bà để lo cho gia đình
 Cháu thương, biết ơn bà, kính yêu bà
Đoạn 2. Hồi tưởng những kỉ niệm vê tuổi thơ bên bà: Năm ấy là năm….bình yên”
a/ kỉ niệm đầu tiên sống dậy trong hồi ức của tác giả là thời điểm lên 4 tuổi- thời điểm trước cách mang tháng 8
*những năm tháng ấy, ấn tượng trước hết của cháu là cái đói. Cái đói thuộc về bối cảnh chung của cả đất nước lúc bấy
giờ- 1945 đất nước chịu nạn đói khủng khiếp, có hai triệu người chết đói
- tác giả đã khéo léo tách từ mòn mỏi thành một thành ngữ : “đói mòn đói mỏi”
+để nhấn mạnh cái đói nghèo trở thành nỗi triền miên, dai dẳng
+ tạo giọng điệu câu thơ trùng xuống, n ao n ao
+ thể hiện niềm xót thương của cháu, của nhà thơ khi nhắc về kỉ niệm đau đớn này
- Cụm tính từ: “ khô rạc ngựa gầy.” Đưa đến một liên tưởng xót xa, cái đói khiến cho con người và vạn vật trở nên khô héo,
như không còn sức sống
*Cuộc sống đói nghèo, c ơ cực bao trùm khắp xóm làng, khắp mọi gia đình và trong kí ức thơ dại ,cháu chỉ nhớ nhất
mùi khói “Quen mùi khói”
+ đó là khói bếp đun mỗi sớm m ỗi chiều
+ gợi hình ảnh quê h ương thân thuộc giản dị
+ biểu tượng cho cuộc sống đói nghèo,cơ cực
* Mùi khói bếp trở thành một hình ảnh đậm sâu trong kí ức của cháu đến tận hôm nay” Nghĩ lại đế giờ sống mũi
con cay”
- “cay” phản ứng tự nhiên do khói bếp xộc vào mũi
- “cay” còn là những xúc động ,xót xa của cháu khi nói về tuổi thơ cơ cực.
 Bà không xuất hiện trực tiếp nhưng người đọc vẫn cảm nhận được hình ảnh bà tần tảo, vất vả sớm hôm
b/HÌnh ảnh bếp lửa – hình ảnh bà còn gắn với kỉ niệm 8 năm ròng- khổ 3
* Câu thơ m ở đầu giới thiệu Hoàn cảnh của hai bà cháu trong 8 năm ròng
- tính từ “ròng” gợi k hoảng thời g ian dài ,đó là những năm kháng chiến
- cha mẹ đi công tác, làm nhiệm vụ kháng chiến
-hai bà cháu tương tựa vào nhau. Trong thời gian ấy, sáng nào bà cũng nhóm bếp và cháu không chỉ “quen mùi khói” mà còn
biết san sẻ , quan tâm những vất vả cùng bà
 hoàn cảnh chung của nhiều gia đình trong những năm kháng chiến chống Pháp
* Nhớ về thời gian này, lòng cháu luôn nhớ tới âm thanh tiếng chim tu hú và hình ảnh người bà
- Nỗi nhớ đầu tiên, người cháu nhớ về âm thanh của tiếng chim tu hú
+ vang lên trong một không gian rộng lớn: “Kêu trên những cánh đồng xa”.
+âm thanh gắn với những câu chuyện của bà: “Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế’
+ Âm thanh ấy còn gợi lên một cuộc sống hiu quạnh của bà và cháu
+ Tiếng chim quen thuộc ấy gắn với ước mơ của cháu gây thơ, trong sáng “ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà”
tiếng tu hú được nhắc lại 4 lần cùng với câu hỏi tu từ tạo nên những cung bậc khác nhau của âm thanh tiếng chim tu hú:
lúc thì mơ hồ “ kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”, khi thì gần gũi, tha thiết “ tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”, lúc lại
thảng thốt, khắc khoải “ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà?” nhắc nhở người ta những hoài niệm nhớ mong
Điệp ngữ tu hú
. tạo giọng điệu tha thiết, khắc khoải
. nhấn mạnh âm thanh tiếng chim tu hú- một dấu ấn đậm sâu trong kí ức tác giả . âm thanh tiếng chim tu hú gợi nhắc
những kỉ niệm tuổi thơ sống b ên bà
 Tác giả thể hiện tình yêu thương đối với bà, sự trân trọng , nâng niu kí ức
- Âm thanh tu hú gợi nhắc trong cháu về hình ảnh người bà:
+ Bà tâm tình thủ thỉ “ Hay kể chuyện những ngày ở Huế”, ở bà là cả một kho tàng thế giới chuyện để cháu hiểu
biết thêm mỗi ngày
+ Bà “ bà bảo cháu nghe/ Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học”. Điệp ngữ “bà”, “cháu” được nhắc lại bốn lần cùng
phép liệt kê
. tạo giọng thơ tha thiết, sâu lắng
. nhấn mạnh tình bà cháu yêu thương quấn quýt
. nhấn mạnh hình ảnh bà:
. bà gần gũi, thân thương, tần tảo, chăm chút cháu
. bà dành cho cháu tình cảm của cả cha và mẹ
. bà là người thầy dậy dỗ, bảo ban cháu
. . Cháu lớn khôn trong tình yêu thương của bà
 Cháu biết ơn, thương yêu, kính trọng bà vô hạn.
 Bà luôn là chỗ dựa vững chắc cho cháu, thay thế và lấp đầy (cả khát khao học tập và hình thành nhân cách), bà là sự
kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ , công thầy.Vì vậy mà cháu biết ơn, thương quý bà vô hạn.
- Tình cảm của cháu với bà:Ngoan ngoãn, thấu hiểu, xót thương cho những nỗi vất vả của bà:
+/ Tình cảm đó được thể hiện trực tiếp qua câu thơ: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.
. Thương ở đây chính là sự thấu hiểu, những thương yêu của đưa cháu bé bỏng đối với những vất vả sớm hôm
của bà lo toan cho gia đình
.tính từ “khó nhọc” khiến giọng thơ trùng xuống, gợi những gian nan, vất vả của bà
+/ Tình cảm ấy còn thể hiện gián tiếp qua câu thơ : “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà - Kêu chi hoài trên những cánh
đồng xa?” - hờn trách con chim tu hú không đến san sẻ những gian khổ cùng bà của mình.
+Câu đặc biệt “Tu hú ơi!”kết hợp với câu hỏi tu từ: “Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” khiến cho giọng thơ
tha thiết; tình cảm trở nên mãnh liệt hơn.
=> Có thể nói khổ thơ thứ 3 là tiếng lòng xót thương, biết ơn vô hạn của người cháu ở phương xa
đối với bà kính yêu của mình.
Nghệ thuật: Về nghệ thuật, để thể hiện thái độ đó tác giả đã thành công với thể thơ bảy chữ kết hợp 8 chữ, giọng thơ
tha thiết, sâu lắng, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, mà giàu biểu cảm , sử dụng các biện pháp tu từ.............

c/Kỉ niệm năm giặc đốt làng- khổ 4


*HÌnh ảnh bà càng hiện lên rõ nét, cụ thể với những phẩm chất cao quý qua hồi ức của cháu về : năm làng bị giặc đốt cháy
tàn cháy lụi
+ Tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật tách từ
. để nhấn mạnh ngọn lửa hung tàn của giặc đã thiêu cháy ngôi làng không còn dấu vết nào
. từ đó, khắc sâu nỗi khổ của người dân dưới bom đạn chiến tranh
. tố cáo tội ác của thực dân Pháp
 câu thơ đã khắc họa một cách chân thực những đau thương mất mát của con n gười VIệt Nam dưới gót giày xâm lược
của thực dân Pháp. Thực dân pháp đã khiến bao mảnh đời trở nên khốn khổ, phá tan sự bình yên ngàn đời của bao làng quê
Việt.
* Tuy nghèo khổ , nhưng tình làng nghĩa xóm vẫn đong đầy. Họ cưu mang, giúp đỡ nhau trong lặng lẽ :“ Hàng xóm bốn
bên trở về lầm lụi/ Đỡ đần bà dựng...”.
-Từ láy “lầm lụi” cho ta hiểu thêm về dáng vẻ nhẫn nại, âm thầm , lặng lẽ, đáng thương , nỗi khổ cực, vất của người dân
trong cảnh ngộ đáng thương. cháu xót xa, yêu thương, thấu hiểu nỗi khổ của bà của người dân
- . “Túp lêu tranh” gói gọn tất cả cuộc sống nghèo khổ, cơ cực, hiu quanh củ a cuộc sống hai bà cháu. Và đó cũng là hoàn
cảnh chung của bao gia đình người Việt,r ộng hơn ra là bao ngôi làng người VIệt trong cuộc kháng chiến trống Pháp.
* vượt lên trên những tàn khốc của chiến tranh là hình ảnh người bà kiên cường, vững vàng, giàu được tình yêu thương
và đức hi sinh qua lời dặn: “Mày....”
+ lời dặn vi phạm phương châm về chất, thực chất làng cháy, túp lều tranh của hai bà cháu không còn, nhưng ở đây bà lại
dặn cháu nếu có viết thư hãy viết nhà vẫn được bình yên, không kể này nọ,
+ dấu ngoặc kép đánh dấu trực tiếp lời dặn của bà, lời dăn của bà vẫn khắc ghi trong tâm trí cháu
+ từ láy “đinh ninh” nghĩa là nhắc đi nhắc lại bởi bà muốn cháu nhớ lờn bà dặn để bố mẹ cháu yên tâm công tác
+ Phó từ “vẫn” chỉ sự tiếp diễn , khẳng định những gian lao của chiến tranh không làm cho bà ngã lòng
 Bà đã gồng mình lên chống chọi với bom đạn chiến tranh, che chở bảo vệ cho cháu và cho cả những người đang làm
nhiệm vụ chiến đấu. Ba kiên định, vững vàng , làm hậu phương vững chắc để người đi công tác xa được yên lòng. Qua lời
dặn ta hiểu được Bà là người mẹ VN yêu nước, giàu đức hi sinh. Lời dặn của bà vẫn văng vẳng bên tai, vẫn đinh ninh trong
lòng cháu, giúp cho cháu hiểu thêm về sức bền bỉ mãnh liệt của biết bao người phụ nữ Việt của dân tộc VN
Từ đó, cháu thể hiện sự thương cảm đối với quê hương đât nước, lòng kính yêu, biết ơn, khâm phúc bà
Nghệ thuật: Về nghệ thuật, để thể hiện thái độ đó tác giả đã thành công với thể thơ bảy chữ kết hợp 8 chữ, giọng thơ
tha thiết, sâu lắng, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, mà giàu biểu cảm , sử dụng các biện pháp tu từ.............
Đoạn 3-: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà ( Rồi sớm rồi chiều lại ... thiêng liêng- bếp lửa”
a/ Suy ngẫm về bà- khổ 5
* Hình ảnh bà luôn gắn với bếp lửa trong dòng hồi tưởng của cháu
+ bà luôn là người nhóm lửa, bà là người chăm lo cho gia đình bữa ăn hàng ngày
+ Đảo ngữ đưa phó từ “lại” lên trước cùng với các từ chỉ thời gian “sớm”, “chiều” đã nhấn mạnh việc nhóm bếp của bà
nên quen thuộc, thường xuyên, công việc nhóm bếp của bà trải dài theo năm tháng, như một vòng tuần hoàn. Ngày nào,
tháng nào, năm nào bà cũng công việc ấy
Bà chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm, chăm sóc cháuCháu yêu thương, biết ơn, kính cháu bà
*Đến đây hình ảnh thơ có sự chuyển hóa bất ngờ. Từ hình ảnh “ bếp lửa” chuyển sang hình ảnh “ngọn lửa”
+ Bếp lừa là hình ảnh THỰC mang ý nghĩa cụ thể, hình ảnh thực, bếp bà đun hàng ngày để nấu những bữa cơm
chăm sóc gia đình
+ “Ngon lửa” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa BIỂU TƯỢNG sâu sắc: biểu tượng cho tình yêu thương, sức sống ,
niềm tin của bà. Ngọn lửa của niềm tin, của tình yêu thương ấy sẽ nâng bước cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
* Điệp ngữ “Một ngọn lửa” được nhắc lại hai lần cùng đảo ngữ
+ Tạo giọng điệu tha thiết cho đoạn thơ
+ Nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh ngọn lửa- biểu tượng cho tình y êu, sức sống,niềm tin của bà. “Ngọn lửa”
không chỉ được nhóm bằng nhiên liêu bên ngoài còn được nhóm lên bởi ngọn lửa của tình yêu thương “luôn ủ sẵn” trong bà,
nhóm lên từ niềm tin bất diệt “dai dẳng” vào cuộc sống của bà. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên trong tâm hồn cháu
ý chí, nghị lực, và một tình yêu cuộc sống cháy bỏng, một niềm tin vào tương lai. Đó cũng chính là y chí, ngị lực, niềm tin
của một dân tộc trong thời kì lịch sử vô cùng khó khăn.
+GÓp hần thể hiện rõ vẻ đẹp của hình ảnh bà. Bà là người giàu tình yêu thương, giàu sức sống niềm tin. Bà người nhóm
lửa, giữ lửa, truyền lửa
+ cháu thể hiện lòng kinh yêu, biết ơn, tự hào về bà, về quê hương đất nước
 những động từ: nhen, ủ, chứa
+ gợi hình ảnh bà luôn nhóm lửa, giữ lửa để cho ngọn lửa luôn ấm nóng
+ thể hiện một cách sâu hình ảnh bà. Ở bà chan chứa tình yêu thương, niềm tin và sức sống bất diệt. Bà là người giữ lửa,
truyền lửa, truyền sức sống niềm tin cho thế hệ mai sau
 Cháu thương yêu, biết ơn , tự hào về bà
 Kết thúc đoạn thơ la dấu chấm lửng biểu thị sự tiếp diễn, ngọn lửa của lòng bà luôn cháy sáng mãi mãi. Đó là ngọn
lửa của tình yêu thương, sức sống, niềm tin
b/ suy ngẫm về cuộc đời bà: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.... thiêng liêng – bếp lửa”- khổ 6
 Cuộc đời bà là cuộc đời vất vả, nhọc nhằn
+ nắng mưa- nghĩa thực: gợi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hình ảnh ẩn dụ chỉ những khó khăn, vất vả của cuộc đời

+ Từ láy “lận đận” cùng phép đảo ngữ đã nhấn mạnh cuộc đời tần tảo, lận đận, trải qua nhiều mưa nắng tưởng như chưa
bao giờ dứt, cuộc đời bà tựa như bao cuộc đời của những người bà, người mẹ Việt Nam sớm nắng chiều mưa vất vả, lam
lũ.Cháu thấu hiếu, yêu thương, biết ơn bà biết mấy
+ cụm danh từ “mấy chục năm” gợi quãng thời gian kéo dài của công việc nhóm lửa. Chiều dài thời gian ấy cho ta thấy
được sự bển bỉ , bền bỉ của bà, sự gắn bó của bà với bếp lửa, sự chăm sóc đầy yêu thương của bà dành cho cháu và gia đình
 Từ đầu bài thơ , hình ảnh bà và bếp lửa luôn song hành,đến đoạn thơ này , đã hòa làm một.
+Một lần nữa từ “ấp iu” ở khổ 1 lại được nhắc lại, gợi đôi bàn tay bà chăm chút, khéo khéo, kiễn nhẫn, tấm lòng bà
chi chút nhóm lửa, thể hiện tình yêu thương, sự chăm sóc của bà dành cho gia đình
+ từ “nhóm” trong câu thơ “ nhóm bếp lửa lửa ấm iu nồng đượm” được hiểu theo nghĩa gốc, là động từ thể hiện hành động
làm cho lửa bén vào chất đốt và cháy lên trong bếp, một bếp lửa rất bình dị có ỏ mỗi gian bếp của làng quê Vn để sưởi ấm,
nấu chín
+ Từ nhóm trong các câu thơ “Nhóm tính yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui/Nhóm dậy cả
những tâm tình tuổi nhỏ” đượcchuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: “nhóm”: thắp sáng, khơi gợi. KHi nhóm bếp, bà
truyền trong cháu tình yêu tương, tình lãng nghĩa xóm, tình đoàn kết sẻ chia, tình làng nghĩa xóm, mở rộng ra là tình yêu
quê hương đất nước. Bà đã khơi dậy trong cháu niềm tin, ước mơ “ nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, những kí ức tuổi
thơ để cháu luôn nhớ về nó có nghĩa là luôn nhớ về nguồn cội,, nhớ về quê hương đất nước. Như vậy từ hình ảnh bếp lửa
bình dị mang ý nghĩ vật chất trở thành hình ảnh mang ý nghĩa tinh thành, thành biểu tượng của niềm tin, sức sống ; biểu
tượng cho bà, người phụ nữ VN giáu lòng yêu thương, giàu sức sống
+ Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại 4 lần
. Tạo nhịp điệu tha thiết, sau lắng cho đoạn thơ
.nhấn mạnh ý nghĩa hành động nhóm lửa của bà: bà khơi dậy, thắp lên trong cháu niềm vui tuổi nhỏ,tình yêu thương , tình
làng nghĩa, xóm, ước mơ hoài bão
. Bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, giàu sức sức sống niềm tinn
 Để rồi từ đó cháu cảm nhận bếp lửa vốn thân thuộc, bình dị kia một sự liêng liêng, kì lạ : “Ôi kì lạ và thiêng
liêng-bếp lửa”
- Câu thơ tách làm hai vế bởi dấu ngạch ngang,
+ làm giãn nhịp điệu câu thơ
+ Nhấn mạnh ý nghĩa hình ảnh bếp lửa
- Thán từ “ôi” được đảo lên đầu câu diễn tả niềm cảm xúc mãnh liệt, thể hiện sự ngạc nhiên, sự ngộ ra một điều kì diệu
ngay trong cuộc đời bình dị của cháu
- bếplửa kì lạ và thiêng liêng
+ Bếp lửa kì lạ vì nó được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm
lên từ ngọn lửa trong lòng bà .
+Bếp lửaa thiêng liêng vì:
. Bếp lửa luôn gắn với bà. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn,
gian khổ đời bà. Ngày ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho
con cháu và mọi người
. Không chỉ biểu tượng cho tình bà cháu mà còn gợi mở những tình cảm khác- tình cảm gia đình , tình yêu quê hương
đất nước
.Bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng mà còn là người truyền lửa ,truyền sức sống
niềm tin đến các thế hệ mai sau .Ngọn lửa của bà mãi tỏa sáng , bất diệt. Nhờ bà, cháu đã hiểu được dân tộc mình, nhân dân
mình
->Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “Ôi kì
lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!”
Tình cảm của cháu : biết ơn , trân trọng , tự hào về bà
Nghệ thuật: Về nghệ thuật, để thể hiện thái độ đó tác giả đã thành công với thể thơ bảy chữ kết hợp 8 chữ, giọng thơ
tha thiết, sâu lắng, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, mà giàu biểu cảm , sử dụng các biện pháp tu từ.............

3. Khổ cuối: Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa.


- Người cháu nhỏ bé năm xưa giờ đã trưởng thành và đi xa
+cụm từ “đi xa” gợi khoảng cách về thời gian, không gian xa xôi,
+ Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ. Cháu đã được sống với những niềm vui rộng mở
“ngọn khói trăm tàu”, “ngọn lửa trăm nhà”
- cháu luôn nhớ về bà
+cháu vẫn không thể quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà, của quê hương, không quên được những lận đận đời bà,
tấm lòng ấm áp của bà, những tận tụy hi sinh vì tình nghĩa của bà...
+ Quan hệ từ “nhưng” biểu thị mối quan hệ tương phản- tuy khoảng cách địa lí có xa xôi, tuy thời gian có đầy lùi kí ức
nhưng cháu vẫn không bao giờ quên bà, quên kí ức tuổi thơ, quên đi cội nguồn
 Đó là đạo lý thủy chung cao đẹp của con người Việt Nam được nuôi dưỡng trong mỗi tâm hồn con người từ thuở ấu thơ.
- Bài thơ được kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.
+ Câu hỏi tu từ ấy gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, một nỗi nhớ đau đáu khôn
nguôi, luôn nhớ về bà.
+ Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn.
 Bài thơ chứa đưng một triết lí sâu sắc: tất cả những gì thân thuộc, gần gủi của tuổi thơ đếu có sức tỏa sáng và nâng
đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời
 Tình yêu thương và lòng biết ơn bà của nhà thơ chính là một biểu tượng cụ thể cảu tình yêu, sự gắn bó với quê
hương đất nước
Nghệ thuật cho cả bài:
Từ đó cháu thể hiện niềm kính yêu với bà , sự gắn bó s âu săc với quê hương đất nước, những cội nguồn thiêng liêng
luôn là điểm tựa tinh thần cho cháu
Về n ghệ thuật, để thể hiện thái độ đó Nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị mà sâu lắng, giàu biểu cảm ; hình
ảnh vừa gấn gũi vừa giàu biểu tưởng, kết hợp giữa biểu cảm, tự sự và bình luận, biện pháp tu từ
Ý nâng c ao:
Qua+ Câu mở diễn dich+ từ đó, người cháu thể hiện lòng biết ơn đối với bà, tình yêu đối với quê hương đất nước

You might also like