Thái đẹp troai

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

MÁY VÀ THIẾT BỊ CHẾT BIẾN THỦY SẢN

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo và các bước vận hành xe nâng tay?

2
3

- Cấu tạo của xe nâng tay và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Chạc nâng: giúp người điều khiển lấy hàng hóa 1 cách dễ dàng, giúp nâng đỡ và di
chuyển hàng hóa
2. Cần điều khiển: có 3 chế độ hạ, nâng và di chuyển. Ngoài ra còn có phanh bóp xả giúp
việc hạ càng được dễ dàng hơn
3. Cặp bánh xe G-F: (2 bánh tải phía trước và 1cặp bánh lái phía sau), bánh lái thường có
kích cỡ lớn hơn phục vụ cho việc di chuyển, bánh tải ở 2 đầu càng xe thì nhỏ hơn
nhưng chịu được tải trọng lớn
4. Ben thủy lực: có nhiệm vụ nâng đỡ và di chuyển pallet
- Các bước vận hành xe nâng tay:
Bước 1: đảm bảo rằng xe nâng tay của bạn trong tình trạng hoạt động bình thường, an
toàn
Bước 2: đảm bảo rằng hàng hóa trên pallet đã được đóng gói và đặt đúng cách để tránh sự
lệch lạc hoặc sụt giảm
Bước 3: đặt xe nâng tay vào phía dưới pallet sao cho chạc nâng ở giữa pallet
Bước 4: nhấn vào tay cầm của xe nâng tay để nâng pallet lên khỏi mặt đất. Đảm bảo
pallet được nâng lên cao đủ để di chuyển mà không chạm đất
Bước 5: kéo hoặc đẩy xe nâng tay từ vị trí A đến vị trí B một cách cẩn thận và chậm rãi.
Tránh làm đột ngột hoặc quá nhanh để đảm bảo cho hàng hóa và người điều khiển xe. Để
di chuyển xe nâng tay tiến lên phía trước hoặc lùi ra sau sau thì đẩy tay cầm dọc theo
hướng bạn muốn đi (tiến lên thì đẩy cần điều khiển lên phía trước, lùi về sau thì kéo cần
điều khiển xuống phía sau). Để quay sang trái, kéo cần điều khiển qua bên trái, quay sang
phải thì kéo cần điều khiển qua bên phải. Đẩy cần điều khiển mạnh hơn sẽ làm xe di
chuyển nhanh hơn, kéo nhẹ thì sẽ làm nó di chuyển chậm hơn.
Bước 6: khi đến vị trí B, đặt xe nâng tay ở nơi bạn muốn xếp hàng hóa. Nhấn cần điều
khiển để hạ pallet xuống mặt đất 1 cách an toàn và chắc chắn. Lấy hàng từ pallet và xếp
nó theo cách bạn muốn
Bước 7: luôn tuân thủ quy tắc an toàn vận hành xe nâng tay, tránh quá tải và đảm bảo
được vị trí đặt hàng hóa không nguy hiểm
Bước 8: sau khi hoàn thành công việc, đảm bảo cần điều khiển của xe nâng tay được trả
về vị trí ban đầu

Câu 2: Câu 2 : Hãy trình bày cấu tạo của xe nâng điện?

Cấu tạo của xe nâng điện và nhiệm vụ của từng chi tiết:
Chạc nâng (1 cặp): nâng, hạ hàng hóa theo phương thẳng đứng, giữ cho hàng hóa cố
định
Bàn trượt: giúp chạc nâng di chuyển theo phương ngang, ổn định khi nâng hạ hàng hóa
Khung nâng: nâng đỡ chạc naag và bàn trượt, chịu trong lượng của chạc nâng và hàng
hóa
Ben nâng khung: giúp nâng hạ khung nâng, nâng hạ hàng hóa lên cao
Ben nghiêng khung: nghiêng khung nâng về phía trước, giúp xe nâng dễ dàng lấy hàng
hóa từ pallet
Bánh trước: giúp xe nâng di chuyển theo phương ngang, chịu trọng lượng của xe nâng,
chạc nâng và hàng hóa
Bánh sau: giúp xe di chuyển theo phương thẳng đứng, chỉ chịu trọng lượng của xe nâng
Đối trong: duy trì sự cân bằng của xe nâng khi vận chuyển hàng hóa
Khung cabin: che nắng, bảo vệ người điều khiển
Vô lăng: điều khiển xe sang trái- phải
Cần điều khiển; chạc nâng; khung nâng:
Khi gạt cần từ N ->a thì chạc nâng sẽ nâng lên
Khi gạt cần từ N -> b thì chạc nâng sẽ hạ xuống
Khi gạt cần từ N -> c thì khung nâng ngả về sau
Khi gạt cần từ N -> d thì khung nâng nghiêng về trước
Khi cần điều khiển (cần gạt) ở vị trí N thì chạc và khung nâng đang ở vị trí nào thì giữ
nguyên vị trí đó
Bàn đạp ga (trái) và phanh (phải): điều khiển tốc độ của xe
Ghế ngồi
Cần điều khiển xe tiến hoặc lùi:
Khi gạt cần (14) lên phía trước + đạp ga -> xe tiến
Khi gạt cần (14) về phía sau + đạp ga -> xe lùi

Câu 3: Trình bày các bước thao tác vận hành xe nâng điện để nâng khối hàng thủy
sản xếp trên palet để vận chuyển vào kho lạnh?
- Các bước tiến hành điều khiển xe nâng điện:
Bước 1: kiểm tra xe nâng điện trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho người và hàng
hóa
Bước 2: điều chỉnh tay lái và ghế ngồi để phù hợp với người điều khiển
Bước 3: đặt pallet chứa hàng cần di chuyển lên trên chạc nâng của xe nâng điện
Bước 4: điều khiển xe nâng điện từ vị trí hiện tại đến vị trí của kho lạnh bằng cách sử
dụng tay cầm và bàn đạp
o Sử dụng tay cầm để điều khiển xe nâng điện
o Giữ bàn đạp và điều khiển tay cầm theo hướng muốn di chuyển
o Kéo cần gạt về phía mình và giữ bàn đạp để xe nâng lùi lại
o Để chân rời khỏi bàn đạp, di chuyển tay cầm về vị trí ban đầu để dừng xe nâng điện
o Nhấn nút gần tay cầm để điều khiển xe lên hoặc xuống tùy theo nhu cầu của người
điều khiển
Bước 5: khi đến vị trí kho lạnh, để xe nâng điện vào vị trí cần thiết để xếp hàng lên kệ cao
Bước 6: sử dụng chạc nâng để nâng pallet chứa hàng lên kệ cao
Bước 7: xếp hàng lên kệ cao một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Bước 8: sau khi hoàn thành công việc, để xe nâng điện vào vị trí an toàn và tắt máy
Câu 4: Hãy mô tả cấu tạo và trình bày cơ cấu truyền động của máy rửa cá trống
quay?

- Cấu tạo của máy rửa cá trống quay: (dùng để rửa cá nguyên con hoặc cá đã được mổ
bụng, hoặc các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ)
1. Trống quay
2. Bệ máy
3. Vòng đai
4. 4 bánh xe
5. Trục
6. Trục đỡ
7. Ổ bi
8. Bánh đai
9. Bánh răng vít
10. 2 ống nước

- Cơ cấu truyền động:


Câu 5: Hãy mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lý hoạt động của máy rửa cá băng tải
nghiêng

- Cấu tạo của máy rửa cá băng tải nghiêng: (dùng để ngâm, rửa các loại nguyên liệu
thủy sản như tôm, nghêu, sò,..)
1. Bể chứa nước
2. 3 chân bể
3. Ko có
4. Khung đỡ
5. Băng tải lưới cào
6. Động cơ điện
7. Hộp giảm tốc
8. Dây xích
9. Hệ thống đường ống phun nước rửa
10. Túi lược đá lạnh
11. Van xả nước bẩn
12. Bánh răng
- Nguyên lý hoạt động:
Nguyên liệu sau khi tiếp nhận sẽ được đưa vào bể chứa nước (1) có thể đưa liên tục hoặc
gián đoạn. Tại đây nguyên liệu sẽ được ngâm vào tỏng bể để tăng hiệu quả ngâm, trong
bể có sục khí, cánh khuấy. Sau đó được băng tải cào (5) vận chuyển lên khỏi mặt nước,
được hệ thống phun nước (9) rqra trôi chất bẩn và vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. Sau
đó đi đến cuối băng tải, tới công đoạn tiếp theo. Nước bẩn xả xuống được tưới xuống bề
mặt băng tải, tập hợp vào bể (1) tới khe hở (10): túi lược đá lạnh ở thành bể đi ra ngoài.
Sau 1 thời gian rửa, nước trong bể sẽ đỏ, cặn bẩn sẽ lóng xuống đáy nằm nghiêng, mở van
(11): van xả nước bẩn để thải nước bẩn ra ngoài
Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo của máy sản xuất đá vảy? Và nêu nguyên lý
2
sản xuất ra đá vảy của máy? 3

4
5

7
8

Cấu tạo và nhiệm vụ từng chi tiết của máy sản xuất đá vảy:
1. Thành ngoài: bảo vệ lớp làm lạng bên trong, giúp giữ nhiệt độ trong cối đá
2. Ko có
3. Trục tròn xoay: tạo ra chuyển động quay cho, giúp nước trong cối đá được làm lạnh
đều
4. Môi chất lạnh: làm lạnh nước trong cối đá
5. Thành trong: tiếp xúc trực tiếp với nước và làm lạnh nước trong cối đá
6. Dao cạo: cắt đá vảy thành từng miếng nhỏ
7. Máng: chứa đá vảy sau khi được cắt, giúp đá vảy được rơi xuống kho chứa đá

- Nguyên lý sản xuất (nguyên lý hoạt động):


Khi máy hoạt động, trục (3) sẽ quay, khi đó dao cạo (6) và hệ thống phun nước cũng
quay theo, nước sẽ phun lên thành thùng (1) phía trong 1 lớp dày khoảng 2-3mm.
Thành thùng được cấu tạo bằng nhôm có khả năng trao đổi nhiệt cao. Bên giữa thành
thùng là hệ thống dàn lạnh làm cho nước ở bề mặt trong thùng kết tinh thành đá và
bám chặt thành thùng. Khi nước thành đá ở mức độ lạnh nhất sẽ được dao cạo (6) đến
cạo cho rơi xuống phía dưới.
Câu 7: Anh (chị) hãy mô tả cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy xay đá?

7
6

2
3

Cấu tạo của máy xay đá:


1. Cối đá
2. Trục cối xay
3. Puli lớn
4. Động cơ điện
5. Dây curoa
6. Máng tiếp liệu
7. Cây đá
8. Puli nhỏ gắn trên trục động cơ điện
9. Thùng chứa sản phẩm đá bào
- Các bước vận hành máy xay đá: mở nút ON động cơ sẽ chạy, cối sẽ quay. Khi đó công
nhân sẽ đưa đá vào cửa số (6)
Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo của máy phân cỡ tôm?

3
1

5 4

Cấu tạo của máy phân cỡ tôm và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Sàn phân cỡ: giúp đẩy tôm lên trên
2. Sàn phân phối: rải tôm xuống sàn phân cỡ sao cho tôm không dính với nhau
3. Băng tải cào: vận chuyển tôm từ thùng chứa nguyên liệu đến sàn phân cỡ
4. Thùng chứa nguyên liệu: chứa tôm trước khi đưa vào sàn phân cỡ
5. Băng tải hứng các cỡ tôm: vận chuyển tôm đã được phân cỡ đến các khay đựng
6. Máy hứng: thu thập tôm từ băng tải hứng
Câu 9: Hãy trình bày nguyên lý hoạt động của máy phân cỡ tôm? Nêu những nhược
điểm của máy và cách khắc phục?
- Nguyên lý hoạt đông của máy phân cỡ tôm: khi máy hoạt động, tôm sau khi được
rửa sạch rồi đưa đến công đoạn phân cỡ. Tại đây tôm sẽ được cho vào thùng chứa
nguyên liệu. Tôm sẽ được vào băng tải cào và đưa vào sàn phân phối, từ sàn phân
phối tôm được phân cỡ vào sàn phân cỡ, tôm sẽ trượt vào rãnh khe của các thanh
thép và lọt xuống khe. Tôm cỡ nhỏ lọt đầu tiên, tôm cỡ trượt khe lớn hơn
- Nhược điểm: tôm khi đưa xuống sàn bị móc với nhau dẫn đến phân cỡ sai số (phân
cỡ không chuẩn), tỉ lệ sai số khoảng 5%.
- Cách khắc phục:
 Kiểm tra kích thước tôm để đảm bảo tôm đồng đều về kích thước
 Kiểm tra máy phân cỡ để đảm bảo máy còn hoạt động tốt, không bị hư hỏng
 Chọn máy phân cỡ phù hợp để tôm được phân cỡ chính xác
Câu 11: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đánh vảy
cá tang quay?

- Cấu tạo của máy đánh vảy cá tang quay và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Khung máy: bao bọc bên ngoài, đảm bảo cho các bộ phận khác của máy được
cố định và hoạt động an toàn, làm giá đỡ cho tất cả các chi tiết khác
2. Dao (gồm có 2 dao khuyết, hình trụ tròn lõm thắt ở giữa): có nhiệm vụ đánh
vảy cá. Hai dao này gắn trục trên trục dao số 4 (gắn cố định), trục dao số 4 quay
là nhờ động cơ điện số 3
3. Động cơ điện: cung cấp năng lượng cho máy hoạt động
4. Trục dao: truyền động từ động cơ điện đến dao
- Nguyên lý hoạt động: sau khi cá được làm sạch sẽ đưa vào công đoạn đánh vẩy,
công nhân sẽ bật công tắc điện, dao sẽ quay với tốc độ lớn. Tay không thuận của
công nhân sẽ giữ chặt đầu cá và đặt cá lên phần lõm của bàn đánh vảy, tay thuận
đè nhẹ lên phía trên thân cá rồi từ từ đẩy cá vào dao sao cho phần đuôi hướng vào
trước. Khi đó bề mặt dao sẽ ma sát với phần vẩy cá, đánh bay vẩy cá. Sau khi hoàn
thành, công nhân sẽ tiếp tục lật lại mặt sau của cá và đánh tiếp cho hết vẩy.
Câu 12: Hãy mô tả cấu tạo và trình bày cơ cấu hoạt động của máy cắt khúc cá
rotor?
Cấu tạo của máy cắt khúc cá rotor và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Khung máy: nâng đỡ và bảo vệ các bộ phận khác của máy
2. Trục rotor: quay lưỡi dao để cắt cá
3. Nắp đậy dao: bảo vệ lưỡi dao không bị hư hỏng khi không sử dujgn máy
4. Máy hứng khúc cá: hứng những khúc cá sau khi được cắt
5. Cửa tiếp nhận nguyên liệu: giúp đưa cá vào máy
6. Rotor chứa cá đưa cá vào dao sắt: giúp đưa cá vào lưỡi dao để cắt
7. Cần gạt cá: gạt cá vào rotor chứa cá và đưa cá và dao sắt
8. Thanh bảo hiểm: ngăn chặn lưỡi dao khi không có cá
9. Động cơ điện: cung cấp năng lượng cho máy hoạt động
10. Dây curoa: truyền chuyển động từ động cơ điện đến rotor
11. Hộp giảm tốc: giúp giảm tốc độ quay của động cơ điện
12. Bộ phận giá đỡ an toàn lao động: cố định máy và đảm bảo an toàn cho người sử
dụng
13. Puli: truyền chuyên động từ động cơ điện đén dây curoa

- Cơ cấu truyền động: khi ấn công tắc hoạt động, máy sẽ quay từ puli nhỏ gắn trên
trục, sẽ truyền chuyển động qua dây bura đến puli lớn, làm quay trục dao, dao gắn
trên trục quay với tốc độ quay là 625 vòng/phút. Từ trục dao qua hộp giảm tốc sẽ
truyền chuyển động đến trục bộ phận đưa cá. Bộ phận đưa cá quay cùng chiều so
với dao.
Câu 13: Hãy trình bày nguyên lý vận hành máy cắt khúc cá rotor?
- Nguyên lý vận hành của máy cắt khúc cá rotor: cá sau khi được rửa sạch, đánh vẩy,
cắt vây, mổ bụng, cắt đầu, nó sẽ được rửa sạch rồi đem đến công đoạn cắt khúc.
Tại đây, cá sẽ được công nhân đưa lên máng tiếp liệu rồi đẩy cá vào bộ phận đưa
cá.
Lưu ý: khi đặt cá lên máng, phần đầu phải áp sát với thành máng (giúp tiết kiệm).
Khi cá lọt vào bộ phận đưa cá sẽ đưa lên trên, gặp 12 con dao đĩa. Khi đi qua khỏi
dao thì thân cá được phân thành nhiều khúc (tùy theo độ dày của cá). Máy cắt được
tối đa là 13 khúc, và 12 khúc đạt độ dày theo yêu cầu. Sau khi qua khỏi dao, khúc
cá rơi xuống máng hứng khúc cá, trượt theo máng hứng khúc cá và đi đến công
đoạn tiếp theo.
Câu 15: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo của máy cắt khúc cá băng tải?

- Cấu tạo của máy cắt khúc cá băng tải và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Khung máy: có nhiệm vụ nâng đỡ và bảo vệ các bộ phận khác của máy (inox,
thép,.. )
2. Băng tải đưa cá vào dao: đưa cá từ vị trí chứa cá đến vị trí dao cắt (nhựa,..)
3. Thớt chứa cá (làm bằng vật liệu gỗ): đưa cá lên băng tải
4. Dao đĩa (gắn cùng trên 1 trục dao): cắt cá thành những khúc nhỏ
5. Trục dao: truyền chuyển động từ động cơ điện đến lưỡi dao
6. Bộ phận điều chỉnh độ căng của băng tải số 2: điều chỉnh độ căng của băng tải
để đưa cá vào dao, giúp ncho cá được đưa vào dao 1 cách đều đặn và ổn định.
7. Động cơ điện. Trên trục động cơ điện có bánh răng 17: cung cấp năng lượng
cho máy hoạt động
8. Sợi dây xích truyền chuyển động từ bánh răng 17 đến 18 trên trục dao: truyền
chuyển động từ động cơ điện đến trục dao
9. Sợi dây xích truyền chuyển động từ bánh răng 19 gắn trên trục dao đến bánh
răng 20 gắn trên trục con lăn kéo của băng tải số 2: truyền chuyển động từ động
cơ điện đến trục dao: truyền chuyển động từ trục dao đến trục con lăn kéo của
băng tải số 2, giúp băng tải số 2 di chuyển và đưa cá ra khỏi máy
10. Con lăn bị động((được gắn cố định trên khung máy): tiếp nhận lực từ con lăn
kéo và truyền lực cho băng tải số 2, giúp băng tải số 2 di chuyển ổn định
11. Con lăn kéo của băng tải số 12: truyền chuyển động từ động cơ điện đến băng
tải số 2, giúp băng tải số 2 di chuyển
12. Băng tải: giúp đưa cá vào dao 1 cách hiệu quả và ổn định
13. Sợi dây xích truyền chuyển động từ bánh răng số 21 gắn trên trục dao qua bánh
răng số 22 gắn trên trục của con lăn kéo 11: truyền chuyển động từ trục dao đến
trục của con lăn kéo số 11, giúp con lăn kéo 11 di chuyển và đưa cá ra khỏi
máy
14. Thùng chứa đầu cá gắn ở 2 bên băng tải: chứa đầu cá sau khi được cắt
15. Thanh hướng thớt cá: giữ cho thớt chứa cá luôn nằm ở vị trí cố định
Câu 16: Hãy mô tả cấu tạo và trình bày cơ cấu truyền động của máy cắt khúc cá
băng tải?
- Cấu tạo của máy cắt khúc cá gàu tải: (chuyên cắt những loại cá có kích thước nhỏ,
hình dẹt)
1. Khung máy
2. Băng tải đưa cá vào dao
3. Thớt chứa cá (làm bằng vật liệu gỗ)
4. Dao đĩa (gắn cùng trên 1 trục dao)
5. Trục dao
6. Bộ phận điều chỉnh độ căng của băng tải số 2
7. Động cơ điện (trên trục động cơ điện có bánh răng 17)
8. Sợi dây xích ( truyền chuyển động từ bánh răng 17 đến 18 trên trục dao)
9. Sợi dây xích truyền chuyển động từ bánh răng 19 (gắn trên trục dao) đến bánh
răng 20 (gắn trên trục con lăn kéo) của băng tải số 2
10. Con lăn bị động((được gắn cố định trên khung máy)
11. Con lăn kéo của băng tải số 12
12. Băng tải
13. Sợi dây xích truyền chuyển động từ bánh răng số 21 (gắn trên trục dao) qua
bánh răng số 22 (gắn trên trục của con lăn kéo 11)
14. Thùng chứa đầu cá gắn ở 2 bên băng tải
15. Thanh hướng thớt cá
- Cơ cấu truyền động của: khi động cơ điện số (7) hoạt động từ bánh răng số (17)
gắn trên động cơ điện qua dây xích số (8) truyền chuyển động đến bánh răng (18)
gắn trên tục dao làm quay trục dao. Khi trục dao quay từ bánh răng số (19) trên
trục dao qua dây xích số (9) đến bánh răng số (20) gắn trên trục con lăn kéo của
băng tải số (2), làm chuyển động băng tải số (2)
Câu 17: Hãy mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lý vận hành máy cắt khúc cá băng
tải?
- Cấu tạo của máy cắt khúc cá băng tải và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Khung máy
2. Băng tải đưa cá vào dao
3. Thớt chứa cá (làm bằng vật liệu gỗ)
4. Dao đĩa (gắn cùng trên 1 trục dao)
5. Trục dao
6. Bộ phận điều chỉnh độ căng của băng tải số 2
7. Động cơ điện (trên trục động cơ điện có bánh răng 17)
8. Sợi dây xích ( truyền chuyển động từ bánh răng 17 đến 18 trên trục dao)
9. Sợi dây xích truyền chuyển động từ bánh răng 19 (gắn trên trục dao) đến bánh
răng 20 (gắn trên trục con lăn kéo) của băng tải số 2
10. Con lăn bị động (được gắn cố định trên khung máy)
11. Con lăn kéo của băng tải số 12
12. Băng tải
13. Sợi dây xích truyền chuyển động từ bánh răng số 21 (gắn trên trục dao) qua
bánh răng số 22 (gắn trên trục của con lăn kéo 11)
14. Thùng chứa đầu cá gắn ở 2 bên băng tải
15. Thanh hướng thớt cá

- Nguyên lý vận hành: cá sau khi được rửa sạch, đánh vẩy, cắt vây, mổ bụng, nó sẽ
được rửa sạch lần 2, sau đó được đưa đến công đoạn cắt khúc cá. Tại đây cá sẽ
được công nhân xếp lên thớt số (3) sao cho thành 2 hàng, đuôi hướng vào giữa, đầu
hướng ra ngoài và đầu nhô ra khỏi thớt số (3), sau đó đặt thớt chứa cá vào băng tải
số (12) sao cho thớt nằm giữa 2 thanh hướng số (15), băng tải số (2) sẽ đưa thớt
đến dao. Khi gần đến dao thì nó sẽ gặp băng tải số (12) ở phía trên đè xuống để giữ
cá được vững ở trên thớt trước khi vào dao. Nếu như không có băng tải số (12) thì
sẽ không giữ chặt cá được. Sau khi cá qua khỏi dao thì đầu cá sẽ rơi ra, rớt xuống
máng số (14), khúc cá sẽ rớt vào thùng hứng khúc cá, rồi đưa đến công đoạn tiếp
theo.
Câu 18: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo của máy cưa cá?

7 8

5
1
1
1 6
0
1
9

2
3
4

- Cấu tạo của máy cưa cá và nhiệm vụ của từng chi tiết: (chuyên dùng để cắt các loại
cá cứng đã qua cấp đông và bảo quản lạnh đông)
1. Thân máy: nâng đỡ và bảo vệ các bộ phận khác của máy
2. Động cơ điện: cung cấp năng lượng cho máy hoạt động
3. Puli: truyền chuyển động từ động cơ điện đến lưỡi cưa
4. Ko có
5. Puli lớn: truyền chuyển động từ động cơ điện đến lưỡi cưa
6. Lưỡi cưa gắn trên 2 puli: cắt cá
7. Bộ phận điều chỉnh lưỡi cưa: điều chỉnh độ cao của lưỡi cưa
8. Bộ phận điều khiển: điều khiển máy hoạt động
9. Thước điều chỉnh độ dày khúc cá cần cắt(có dạng hình trụ tròn dài; trên thước
có những vạch mức, kích thước mm: điều chỉnh độ dày của khúc cá cần cắt
10. Bàn đưa cá vào lưỡi cưa (được làm bằng tấm inox dày, 1 đầu cong lên, hình
hộp chữ nhật, phía dưới tấm inox là 4 bánh xe): đưa cá vào lưỡi cưa 1 cách dễ
dàng và chính xác
11. Tấm điều chỉnh độ dày khúc cá cần cắt: cố định thước điều chỉnh độ dày khúc

12. Rãnh tháo lưỡi cưa: giúp tháo lưỡi cưa ra khỏi máy 1 cách dễ dàng và an toàn
Câu 19: Hãy mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lý hoạt động của máy cưa cá?
- Cấu tạo của máy cưa cá:
1. Thân máy
2. Động cơ điện
3. Puli
4. Ko có
5. Puli lớn
6. Lưỡi cưa gắn trên 2 puli
7. Bộ phận điều chỉnh lưỡi cưa
8. Bộ phận điều khiển
9. Thước điều chỉnh độ dày khúc cá cần cắt
10. Bàn đưa cá vào lưỡi cưa
11. Tấm điều chỉnh độ dày khúc cá cần cắt
12. Rãnh tháo lưỡi cưa
- Nguyên lý hoạt động:

Câu 20: Hãy trình bày nguyên lý vận hành máy cưa cá?
Các bước vận hành máy (nguyên lý vận hành):
Bước 1: Vệ sinh máy
 Chuẩn bị nước vệ sinh, 1 thau nước rửa lớn có pha clorin với nồng độ 100-
200ppm (rửa bằng nước nóng), khăn lau sạch
 Vệ sinh bàn (lấy khăn nhúng clorin để chùi; lau qua mặt bàn)
 Vệ sinh bộ phận đưa cá (tháo ra, nhúng clorin)
 Vệ sinh tấm chắn cá (không tháo, nhúng clorin)
 Vệ sinh puli và ngăn chứa puli (mở ngăn chứa puli- ấn chốt cửa, vặn >90 0,
dùng khăn lau rửa puli và ngăn chứa puli)
 Vệ sinh lưỡi cưa
Bước 2: Chuẩn bị
 Đeo bao tay chống lạnh
Bước 3: Tiến hành cắt
 Mở công tắc điện ON trên hộp điều khiển
 Đặt cá lên bộ phận đưa cá sao cho phần đầu cá áp sát với tấm điều chỉnh và
thân cá được giữ chặt trên bộ phận đưa cá, sau đó đẩy bộ phận đưa cá để cá
chạm vào lưỡi cưa Khi đi qua lưỡi cưa thì cá sẽ cắt được 1 khúc
Bước 4: Vệ sinh máy
 Thu gom hết vụn cá, sau đó vệ sinh như bước 1
 Xịt cồn 900 trở lên, xịt xung quanh
Câu 21: Hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý vận hành máy lạn da cá?

3
4

Cấu tạo của máy lạn da cá và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Bàn đưa cá chưa lột da (nguyên liệu của công đoạn lột da): giúp đưa cá chưa lột
da vào máy
2. Bàn chứa cá đã lột da: đưa cá đã lột da ra khỏi máy
3. Rotor kéo da xuống: giúp kéo da cá xuống
4. Trục của rotor: quay lưỡi dao để cắt cá
5. Puli lớn: truyền chuyển động từ động cơ điện qua puli nhỏ
6. Dây đai (dây curoa): truyền chuyển động từ động cơ điện đến puli lớn
7. Động cơ điện: cung cấp năng lượng cho máy hoạt động
8. Lưỡi dao: lạn da cá
9. Puli nhỏ: truyền chuyển động từ puli lớn đến trục của rotor
- Nguyên lý vận hành: khi máy số (7) hoạt động sẽ truyền chuyển động qua dây đai
số (6) đến tang quay số (5) làm quay rotor kéo da cá. Cá sau khi fillet được chuyển
đến khu vực lạn da. Tại đây công nhân sẽ đưa từng miếng cá fillet còn da lên mặt
bàn số (1) sao cho phần da nằm dưới rồi đẩy miếng thịt cá còn da vào khe hở giữa
mặt bàn số (1) và (2). Khi đó da cá sẽ được rotor số (3) kéo xuống phía dưới, dao
số (8) sẽ rọc thịt tách ra khỏi da, thịt cá sẽ trượt lên mặt bàn số (2).

Câu 22: Hãy trình bày cấu tạo của máy tách khay?

- Cấu tạo của máy tách khay và nhiệm vụ của từng chi tiết:
1. Băng tải lưới: vận chuyển khối block từ khay chứa sau khi cấp đông đến khay
chứa sau khi tách khay
2. Động cơ điện: cung cấp năng lượng cho máy hoạt động, giúp băng tải lưới quay
3. Dây xích: truyền chuyển động từ động cơ điện đến băng tải lưới
4. Khay chứa khối block sau khi cấp đông: chứa khối block sau khi được cấp
đông
5. Khay chứa khối block sau khi tách khay: chứa khối block sau khi được tách
khay
6. Đường ống xả nước, trên đường ống có nhiều van xả nước: dẫn nước từ máy
bơm đến van cấp nước
7. Thùng chứa nước: là nơi chứa nước để cấp cho máy bơ,
8. Máy bơm nước từ thùng số (7) lên (9): bơm nước từ thùng chứa nước lên van
cấp nước
9. Van cấp nước (từ hệ thống máy bơm nước, từ nhà máy): bơm nước từ thùng
chứa nước lên van cấp nước
Câu 23: Hãy trình bày nguyên lý vận hành máy tách khay?
Nguyên lý vận hành của máy tách khay: khay chứa khối block sau khi được cấp đông
xong sẽ được đưa đến công đoạn tách khay. Tại đây công nhân sẽ đặt úp khay lên băng tải
lưới số (1). Băng tải số (1) sẽ vận chuyển khay chứa block đi qua đường ray ống số (6)
phun xuống đáy của khay, làm cho khay tăng nhiệt độ
Câu 24: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ và trình bày cấu tạo của máy đánh khuấy mực và
bạch tuộc?
- Vai trò, nhiệm vụ của máy đánh khuấy (mực và bạch tuộc): khuấy mực và bạch
tuộc, khuấy tăng trọng
- Cấu tạo và nhiệm vụ của từng chi tiết: 3 phần rời nhau
o Phần thứ nhất bao gồm: thùng chứa nguyên liệu và dung dịch đánh khuấy.
Thùng chứa nguyên liệu gồm 2 lớp: lớp thùng số 1 (lớp cách nhiệt), lớp
trong là lớp số 2 (trao đổi nhiệt). Giữa 2 lớp này là 1 khoảng trống để chứa
nước và đá lạnh (để làm lạnh). Phía dưới đáy thùng là van xả nguyên liệu và
nước sau khi đánh khuấy.
o Phần thứ hai gồm số (3) là động cơ điện được gắn trên khung đỡ số (4), phía
dưới (4) là 4 cái bánh xe, xoay 3600.
o Phần thứ ba là cánh khuấy và trục cánh khuấy (cánh khuấy trục nhỏ hơn
cánh khuấy). Trục cánh khuấy liên kết với chốt liên kết số (6).
Câu 25: Hãy trình bày nguyên lý vận hành máy đánh khuấy mực và bạch tuộc
3
4
6

1
1
- Nguyên lý vận hành của máy đánh khuấy (mực và bạch tuộc): mực và bạch tuộc
sau khi được sơ chế, nó sẽ được chuyển sang công đoạn đánh khuấy. Tại đây, công
nhân sẽ tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh thiết bị tách khuấy bằng dung dịch clorin có nồng độ 100-200ppm
Bước 2: Chuẩn bị: cho nước vào thùng số (2) khoảng 1/5 thùng, sau đó pha dung
dịch nước muối sao cho nồng độ đạt khoảng 50%. Cho nước và đá lạnh vào vị trí
giữa ngăn số (1) và ngăn số (2)  làm lạnh ngăn thùng số (2), đá lạnh vào ngăn số
(1) và ngăn số (2), để khoảng 5 phút sau đó cho nguyên liệu mực và bạch tuộc vào
ngăn số (2) sao cho chiếm khoảng 2/3 thùng. Sau đó tiếp tục đẩy khung đỡ số (4)
đến thùng sao cho trục động cơ số (3) nằm giữa tâm của thùng rồi gắn trục cánh
khuấy số (5) vào trục động cơ, cố định trục số (5) với trục động cơ bằng chốt số (6)
Bước 3: Khởi động máy: ấn nút ON trên vỏ bọc động cơ điện, khi đó động cơ điện
sẽ hoạt động. Sau khoảng 15-30p thì quá trình đánh khuấy kết thúc, bấm nút tắt để
tắt động cơ điện rồi rút chốt số (6), tháo trục cánh khuấy ra rồi đẩy khung số (4)
vào góc tường, sau đó mở van phía dưới thùng số (1) để xả nguyên liệu và dung
dịch đánh khuấy ra.
Bước 4: Vệ sinh máy bằng nước clorin có nồng độ 100-200ppm. Chủ yếu là vệ
sinh trục cánh khuấy, trục số (1) và (2), sau đó kết thúc quá trình khuấy

You might also like