Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Pham Van Trong Education Một số bài tập thực tế

MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC TẾ

Câu 1: Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn
kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hiđro, cacbon monooxit,
metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin
hoạt động như sau:
C3H8(k) + 5O2(k) + 6OH − (dd) → 3CO 32 − (dd) + 7H2O(l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng
lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan – oxi.
Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ
1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng
72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propan làm nhiên liệu ở điều
kiện chuẩn là
A. 69,4 giờ. B. 111,0 giờ. C. 55,5 giờ. D. 138,7 giờ.
Câu 2: Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được dùng
phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như bảng
sau:
Chất CH4 C3H8 C4H10
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) 890 2220 2850
Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas
để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ
A. giảm 18,9%. B. tăng 18,9%. C. tăng 23,3%. D. giảm 23,3%.
Câu 3: Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và
butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là
2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ’ đốt khí “ga” của
hộ gia đình Y là 15.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 80,25%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử
dụng hết bình ga trên?
A. 20 ngày. B. 34 ngày. C. 32 ngày. D. 40 ngày.
Câu 4: Khí thiên nhiên chứa chủ yếu các thành phần chính: methane ( CH 4 ), ethane
(C2H6) và một số thành phần khác. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:
CH 4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H 2O(l)  r H o298 = −890,36 kJ
7
C2 H 6 (g) + O 2 (g) → 2CO 2 (g) + 3H 2O(l)  r H o298 = −1559, 7kJ
2
Giả sử, một hộ gia đình cần 10000kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ dùng hết
bình gas 13 kg khí thiên nhiên với tỉ lệ thể tích của methane : ethane là 85 : 15 (thành
phần khác không đáng kể) với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 75%)
A. 43. B. 53. C. 33. D. 63.
Pham Van Trong Education Một số bài tập thực tế

Câu 5: Bình “ga” sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 10,92 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan
với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ
và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ' đốt khí “ga” của hộ gia
đình Y tương ứng với bao nhiêu số điện? (Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 50% và 1 số điện = 1 kWh = 3600
kJ)
A. 50 số. B. 60 số. C. 75 số. D. 80 số.
Câu 6: Nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/(g.°C) (Có nghĩa là muốn làm cho 1 gam nước tăng 1°C thì cân
cung cấp một nhiệt lượng là 4,2J). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan (CH4) thì lượng nhiệt toả ra là 890
kJ. Giả sử có những loại virus đang sống trong một cốc nước ở 30°C và những loại virus này có thể ngưng
hoạt động hoặc chết ở nhiệt độ 70°C. Vậy để đun 100 gam H 2O trong cốc đó từ 30°C lên 70°C thì ta cần
phải đốt cháy V lít khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn, biết rằng trong quá trình đốt và đun nóng thì nước
chỉ hấp thụ được 75% lượng nhiệt. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,317. B. 0,564. C. 0,168. D. 0,014.
Câu 7: Trong y học, glucozơ làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng
lượng. Dung dịch glucozơ (C6H12O6) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucozơ
tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500
ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucozơ mà bệnh nhân đó có
thể nhận được là
A. 389,30 kJ. B. 397,09 kJ. C. 416,02 kJ. D. 381,67 kJ.
Câu 8: Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn metanol (CH3OH). Đốt cháy 15 gam cồn X tỏa
ra nhiệt lượng 437,85 kJ. Biết khi đốt cháy 1 mol metanol tỏa ra nhiệt lượng là 716 kJ, đốt cháy 1 mol
etanol tỏa ra nhiệt lượng là 1370 kJ. Phần trăm tạp chất metanol trong X là
A. 8%. B. 6%. C. 10%. D. 4%.
Câu 9: Để tạo ra 1 tấn hạt ngô thì lượng dinh dưỡng cây ngô lấy từ đất là: 22,3 kg N; 3,72 kg P và 10,14 kg
K. Lượng phân hao hụt để tạo ra 1 tấn hạt ngô là 33,9 kg N; 6,2 kg P và 14,04 kg K. Loại phân mà người dân
sử dụng là phân NPK (20-20-15) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và phân đạm ure (NH2)2CO
(độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón hóa học cần dùng là
A. 102,8 kg. B. 90,3 kg. C. 206,5 kg. D. 200 kg.
Câu 10: NPK là loại phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Để tiết kiệm chi phi, người
dân có thể trộn các loại phân đơn (chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng) với nhau để được NPK. Để thu
được 100 kg phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng tương ứng là 16-16-8, người ta trộn lẫn x kg ure (độ
dinh dưỡng là 46%), y kg super photphat kép (độ dinh dưỡng là 40%), z kg phân kali đỏ (độ dinh dưỡng
là 60%) và một lượng chất nền (không chứa nguyên tố dinh dưỡng). Tổng giá trị (x + y + z) là
A. 92,17. B. 78,13. C. 88,12. D. 83,16.
Câu 11: Một loại phân bón tổng hợp trên bao bì ghi tỉ lệ NPK là 10-20-15. Các con số này chính là độ dinh
dưỡng của đạm, lân, kali tương ứng. Giả sử một nhà máy sản xuất loại phân bón này bằng cách trộn ba loại
hoá chất Ca(NO3)2, KH2PO4 và KNO3 với nhau. Trong phân bón đó KH2PO4 chiếm x% về khối lượng. Biết
tạp chất không chứa N, P, K. Giá trị của x là
A. 55,50. B. 38,46. C. 3,79. D. 38,31.
Pham Van Trong Education Một số bài tập thực tế

Câu 12: Một loại phân bón hỗn hợp trên bao bì ghi tỉ lệ 10 – 20 – 15. Các con số này chính là độ dinh dưỡng
của phân đạm, lân, kaili tương ứng. Để sản xuất loại phân bón này, nhà máy Z trộn ba loại hoá chất
Ca(NO3)2, KH2PO4, KNO3 với nhau. Trong phân bón đó tỉ lệ khối lượng của Ca(NO3)2 là a%; của KH2PO4 là
b%. Giả sử các tạp chất không chứa N, P, K. Giá trị của (a + b) gần nhất với
A. 93,8. B. 59,3. C. 42,1. D. 55,5.
Câu 13: Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty phân bón nông nghiệp Việt Âu có ghi độ dinh
dưỡng là 20 – 20 – 15. Để cung cấp 135,780 kg nitơ, 15,500 kg photpho và 33,545 kg kali cho 10000 m2 đất
trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và
phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Cho rằng mỗi m2 đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau.
Vậy, nếu người nông dân sử dụng 83,7 kg phân bón vừa trộn trên thì diện tích đất trồng được bón phân là
A. 2000 m2. B. 5000 m2. C. 2500 m2. D. 4000 m2.
Câu 14: Sau mùa thu hoạch, người nông dân cần phải bón phân cung cấp dinh dưỡng cho đất gồm 60,08
kg nitơ, 23,13 kg phot pho và 12,48 kg kali. Sau khi đã bón cho mảnh vườn 188 kg loại phân bón trên bao
bì có ghi NPK (16-16-8) thì để cung cấp dinh dưỡng cho đất người nông dân tiếp tục bón thêm cho đất
đồng thời x kg phân đạm chứa 98,5% (NH2)2CO (thành phần còn lại là các tạp chất không chứa nitơ) và y
kg supephotphat kép chứa 69,62% Ca(H2PO4)2 (thành phần còn lại là các tạp chất không chứa photpho).
Giá trị của (x + y) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 132. B. 105. C. 105. D. 119.
Câu 15: Vải Thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là loại quả mang giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Theo tính toán của
một nhà vườn, cứ thu được 100 kg quả vải thì cần cung cấp khoảng 1,84 kg nitơ, 0,62 kg photpho và 1,26 kg
kali, để bù lại cho cây phục hồi, sinh trưởng và phát triển. Trong một vụ thu hoạch, nhà vườn đã thu được 10
tấn quả vải và đã dùng hết x kg phân bón NPK (20 – 20 – 15) trộn với y kg phân KCl (độ dinh dưỡng 60%) và
z kg urê (độ dinh dưỡng 46%) để bù lại cho cây. Tổng giá trị (x + y + z) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1043,8. B. 968,2. C. 952,5. D. 876,9.
Câu 16: Hàn nhiệt là phương pháp hàn dựa trên cơ sở của phản ứng tỏa nhiệt giữa một oxit kim loại với
một kim loại khác có ái lực hóa học với oxi mạnh hơn. Thông dụng nhất là phản ứng giữa nhôm và oxit sắt
từ (Fe3O4).
Phản ứng xảy ra khi nung nóng một lượng nhỏ hỗn hợp đến nhiệt độ khoảng 1200 - 1300°C, sau đó phản
ứng tiếp tục được duy trì nhờ nhiệt độ của phản ứng và lan nhanh ra toàn khối hỗn hợp làm nhiệt độ tăng
lên đến 3000°C, nung nóng chảy sắt tạo thành thép lỏng và làm nóng chảy các tạp chất tạo thành xỉ lỏng.

1. Chi tiết hàn; 2. Khuôn; 3. Hệ thống rót; 4. Nồi chứa; 5. Xỉ; 6. Thép lỏng
Pham Van Trong Education Một số bài tập thực tế

Tiến hành mở lỗ rót ở đáy nồi phản ứng để rót thép lỏng vào khuôn. Thép lỏng có nhiệt độ cao nung chảy
mép hàn, sau đó đông đặc tạo thành mối hàn. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7,87 g/cm³ và lượng sắt
trong mối hàn bằng 86% lượng sắt được điều chế ra và các chất được lấy đúng theo hệ số tỉ lượng. Khối
lượng gần nhất của hỗn hợp tecmit cần lấy để có thể hàn được vết nứt gãy của đường ray có thể tích là 14
cm³ là
A. 158 gam. B. 222 gam. C. 232 gam. D. 142 gam.
Câu 17: Năm 1898, Hans Goldschmidt đã sử dụng phản ứng nhiệt nhôm (bằng cách đốt cháy hõ n hợp của
bọ t oxit kim loạ i mịn và bọ t nhôm bằng mọ t phản ứng khởi đọ ng mà không làm nóng hõ n hợp từ bên
ngoà i) để ứng dụng hà n đường sắt tạ i chõ . Để hà n vị trí mẻ vỡ của đường sắt, người ta đã trọ n 810 gam
bọ t Al với 2610 gam Fe3O4 rò i tié n hành phản ứng nhiệt nhôm. Bié t: chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành
Fe, hiệu suá t phản ứng là 80%. Khối lượng sắt tạ o thành là
A. 1890,0 gam. B. 1512,0 gam. C. 630,0 gam. D. 2362,5 gam.
Câu 18: Mọ t tá m kính hình chữ nhạ t chiều dài 2,4 m, chiều rọ ng 2,0 m được tráng lên mọ t mặt bởi lớp bạ c
có bề dà y là 0,1 μm. Để tráng bạ c lên 1000 tá m kính trên người ta phải dùng V lít dung dịch glucozơ 1 M.
Bié t: hiệu suá t tráng bạ c tính theo glucozơ là 80%, khối lượng riêng của bạ c là 10,49 g/cm3, 1 μm = 10-6
m. Giá trị gần nhá t của V là
A. 23,31 lít. B. 23,53 lít. C. 22,24 lít. D. 29,14 lít.
Câu 19: Từ một loại tinh bột (chứa 5% tạp chất trơ về khối lượng), người ta thủy phân rồi xử lý, thu được
glucozơ ở dạng ngậm nước gọi là glucozơ monohiđrat (gọi là X), có công thức hóa học là C6H12O6.H2O. Hiệu
suất quá trình đạt 85%. Pha 27,5 g X với nước cất pha tiêm và tá dược vừa đủ thì thu được 250 ml dung
dịch glucozơ 10% (dung dịch Y), dùng truyền tĩnh mạch, liều dùng đối với bệnh nhân (người lớn) tối đa
30 ml/kg thể trọng/ngày.
Áp dụng quy trình trên, từ m gam tinh bột, thu được a gam X. Pha chế hoàn toàn X thành dung dịch Y có
thể dùng cho tối thiểu b bệnh nhân người lớn có thể trọng 50 kg. Giá trị của m và b tính theo a lần lượt là
A. 1,01a và 6,1.10-3a. B. 0,96a và 6,7.10-3a.
C. 1,01a và 6,7.10-3a. D. 0,96a và 6,1.10-3a.
Câu 20: Khí SO2 do các nhà máy thải ra là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm không
khí. Tiêu chuẩn quốc tế quy định: nếu trong không khí nồng độ SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 thì coi như
không khí bị ô nhiễm SO2. Khi tiến hành phân tích 40 lít không khí ở một thành phố thấy có chứa 0,024mg
SO2. Hãy tính nồng độ khí SO2 và cho biết thành phố đó có bị ô nhiễm SO2 không?
A. 18,75.10-6 mol/m3, không bị ô nhiễm B. 18,75.10-5 mol/m3, bị ô nhiễm
C. 9,375.10-6 mol/m3, không bị ô nhiễm D. 9,375.10-5 mol/m3, bị ô nhiễm
Câu 21: Tại một phòng thí nghiệm, để kiểm tra hàm lượng hidrosunfua có trong mẫu khí lấy từ bãi rác,
người ta cho mẫu đó đi vào dung dịch chì nitrat dư tốc độ 2,5 lít/phút trong 400 phút. Lọc tách kết tủa thu
được 4,78 mg chất rắn màu đen. Dựa vào các dữ liệu nói trên, em hãy xác định hàm lượng hidrosunfua có
trong mẫu khí đó (theo đơn vị mg/m3). Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam ở khu dân cư, hàm lượng
hidrosunfua không được vượt quá 0,3 mg/m3. Tính hàm lượng H2S trong mẫu khí đó và kết luận không
khí tại khu vực bãi rác đó có bị ô nhiễm không?
A. 0,68 mg/m3, mẫu khí bị ô nhiễm B. 0,34 mg/m3, mẫu khí bị ô nhiễm
C. 0,068 mg/m3, mẫu khí không bị ô nhiễm D. 0,034 mg/m3, mẫu khí không bị ô nhiễm
Pham Van Trong Education Một số bài tập thực tế

Câu 22: Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng
lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo
thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 ml dung dịch.
Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho tác dụng với dung
dịch KMnO4 5,00.10-3 mol/l thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5 ml. Phần trăm khối lượng của
lưu huỳnh trong nhiên liệu trên là
A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%.
Câu 23: Nồng độ tối đa cho phép của PO43- theo tiêu chuẩn nước ăn uống của WHO là 0,35 mg/lít. Để đánh
giá sự nhiễm bẩn của nước máy sinh hoạt ở một thành phố, người ta lấy 4,0 lít nước đó cho tác dụng với
dung dịch BaCl2 dư thì tạo ra 3,606.10-3 gam kết tủa. Xác định nồng độ PO43- trong nước máy và xem xét
có vượt quá giới hạn cho phép hay không?
A. 0,285 mg/lít, nằm trong giới hạn cho phép. B. 0,6 mg/lít, vượt quá giới hạn cho phép.
C. 1,14 mg/lít, vượt quá giới hạn cho phép. D. 0,15 mg/lít, nằm trong giới hạn cho phép.
Câu 24: Ngâm một quả cầu rỗng bằng kim loại đồng có bán kính mặt ngoài 5 cm vào 500 ml dung dịch
AgNO3 0,1M. Sau một thời gian, đem quả cầu ra rửa sạch, phơi khô, cân lại, thấy khối lượng quả cầu tăng
thêm 2,53 gam (lượng đồng còn dư nhiều) so với khối lượng ban đầu. Cho rằng bán kính mặt ngoài của
quả cầu thay đổi không đáng kể, hiệu suất phản ứng 100%, lớp kim loại bạc sinh ra tráng đều trên mặt
ngoài của quả cầu, khối lượng riêng của kim loại bạc là 10,490 gam/cm3, π = 3,142. Bề dày (mm) của lớp
kim loại bạc bám trên quả cầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,016. B. 0,135. C. 0,011. D. 0,084.
Câu 25: Quang hợp ở thực vật là quá trình tổng hợp chất hữu
cơ glucozơ (C6H12O6) từ các chất vô cơ (CO2; H2O) nhờ năng
lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật.
Vậy liệu rằng thực vật có hô hấp như con người và
động vật hay không? Để trả lời câu hỏi này, cô giáo Thảo giao
cho bạn Trọng Kutie làm thí nghiệm và bài tập như sau:
-THÍ NGHIỆM: “ Đầu tiên cho các hạt nảy mầm vào bình được
nối với ống dẫn khí như hình vẽ. Tiến hành cho không khí đi từ
từ vào ống nghiệm 1 chứa KOH dư, rồi dẫn lượng khí thoát ra
qua ống nghiệm 2 chứa nước vôi trong, không thấy hiện
tượng gì. Dẫn luồng không khí đi tiếp vào bình chứa hạt nảy
mầm như hình vẽ. Sau một thời gian, các khí trong bình chứa
hạt nảy mầm được dẫn vào ống nghiệm 3 chứa dung dịch
nước vôi trong. Quan sát thấy ống nghiệm 3 này có hiện
tượng nước vôi trong vẩn đục”
Clorofin
-BÀI TẬP: Cây xanh tổng hợp glucozơ theo phương trình: 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
Nếu trong 1 phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được
sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ thì cần thời gian bao lâu để cho một cây non có 11 lá, diện tích mỗi
lá là 10cm2 sản sinh được 1,344 lít khí O2 ở đktc? Biết cứ mỗi mol glucozơ được hình thành từ phản ứng
quang hợp cây đã sử dụng 673 kcal từ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời.
Pham Van Trong Education Một số bài tập thực tế

Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm và bài tập trên:
(1) Mục đích của việc dẫn không khí qua ống nghiệm 1 (chứa KOH) để loại bỏ khí cacbonic
(2) Mục đích của việc dẫn khí đi tiếp qua ống nghiệm 2 (chứa nước vôi) trước khi dẫn qua bình chứa
hạt nảy mầm là để kiểm tra xem CO2 đã bị loại bỏ hoàn toàn hay chưa
(3) Ống nghiệm 3 (chứa dung dịch nước vôi trong) bị vẩn đục chứng tỏ thực vật có hô hấp (thu khí O2
và giải phóng CO2)
(4) Từ kết quả thí nghiệm ta có thể kết luận: Trồng cây xanh nhiều trong phòng ngủ là không có lợi
(5) Với bài tập, sau khi tính toán, Trọng Kutie kết luận thời gian cần thiết là xấp xỉ 20,4 giờ
Số phát biểu đúng?
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

You might also like