Nhóm 7 CNXHKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

------------------

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

CHỦ ĐỀ 7

VẤN ĐỀ SỐNG THỬ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỜI SỐNG GIA
ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Lớp: MLM308_231_9_L11

Giảng viên: Dương Thị Thanh Hậu

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

1
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Lời mở đầu
2. Khái niệm chung về gia đình và gia đình
Việt Nam hiện nay
Nguyễn Xuân Nghiêm 050609210876
3. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4. Kết luận
1. Biến đổi quy mô, kết cấu gia đình.
2. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay
Trần Võ Hoàng Nhi 050609210987
3. Vấn đề sống thử tại Việt Nam
4. Chỉnh sửa World

MỤC LỤC

2
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................5

I. Một số khái quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay:...........6

1.1. Khái niệm và đặc điểm...............................................................................................6

1.2. Vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội:.....................................................................6

1.3. Chức năng cơ bản của gia đình:.................................................................................6

II. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:...................7

2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội:................................................................................................7

2.2. Cơ sở chính trị - xã hội:.............................................................................................7

2.3. Cơ sở văn hóa:............................................................................................................7

2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ:...........................................................................................8

III. Biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:......8

3.1. Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình:.....................................................................8

3.2. Biến đổi các chức năng của gia đình:.........................................................................8

3.2.1. Biến đổi chức năng tái sản xuất ra con người:.....................................................8

3.2.2. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:..............................................9

3.2.3. Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa):..........................................................9

3.2.4. Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:.................9

3.2.5. Sự biến đổi quan hệ gia đình:............................................................................10

IV. Vấn đề sống thử:.....................................................................................................11

4.1. Khái niệm:................................................................................................................11

4.2. Nguyên nhân:...........................................................................................................11

4.2.1. Do bản thân người sống thử:.............................................................................11

4.2.2. Do gia đình:.......................................................................................................12

4.2.3. Do xã hội:..........................................................................................................12

3
V. Xu hướng của việc sống thử:...................................................................................13

5.1. Thực trạng sống thử của sinh viên:..........................................................................13

5.2. Vì sao sinh viên chọn sống thử ?:............................................................................13

5.3. Quan điểm của sinh viên về việc có nên sống thử hay không ? :............................14

VI. Một số quan điểm về sống thử:..............................................................................14

VII. Ảnh hưởng của việc sống thử:..............................................................................15

7.1. Tích cực:...................................................................................................................15

7.2. Tiêu cực....................................................................................................................16

KẾT LUẬN....................................................................................................................19

4
LỜI MỞ ĐẦU

Gia đình, như một sự kết hợp phức tạp giữa truyền thống và sự thay đổi, đang đối
mặt với những thách thức đáng kể trong bối cảnh hiện đại của Việt Nam. Hiện nay, vấn
đề sống thử và sự biến đổi của đời sống gia đình ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm
lớn. Xã hội Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, ảnh
hưởng sâu rộng đến cách chúng ta nhìn nhận và tổ chức cuộc sống.

Quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình đang dần bị thách thức. Thế hệ
trẻ ngày nay có xu hướng tự do trong tình yêu, chấp nhận sống thử trước hôn nhân nhiều
hơn. Tỷ lệ kết hôn dân sự hoặc chung sống không đăng ký hôn thú cũng đang tăng lên
đáng kể. Điều này phản ánh sự thay đổi trong nhận thức và lối sống của người trẻ Việt
Nam.

Ngoài ra, sự gia tăng của các mô hình gia đình không theo truyền thống cũng là
một biểu hiện của sự biến đổi trong đời sống gia đình. Điều này có thể là do ly hôn tái
hợp, gia đình đơn thân nuôi con, hoặc các gia đình đồng tính... Điều này thể hiện sự đa
dạng trong cấu trúc gia đình.

Nguyên nhân chính dẫn đến những biến đổi này chủ yếu là do tác động của quá
trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cuộc sống đô thị với áp lực công việc
và chi phí sinh hoạt cao đang ảnh hưởng không nhỏ đến cách tổ chức gia đình cũng như
các mối quan hệ trong gia đình. Xã hội đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với tổ chức
gia đình truyền thống. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những
vấn đề xoay quanh việc sống thử hiện nay dựa trên cơ sở lý luận đã được học.

5
I. Một số khái quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay:

1.1. Khái niệm và đặc điểm

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “…
hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người
khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia
đình”.

Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống. Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng,
quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với
cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì , chú bác với cháu, quan hệ cha mẹ nuôi
với con nuôi… Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội.

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

1.2. Vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội:

- Gia đình là tế bào của xã hội.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và kết
cấu của gia đình.

- Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội; là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.

- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên.

1.3. Chức năng cơ bản của gia đình:

- Chức năng tái sản xuất ra con người.

6
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.

- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình.

Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị,…

II. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội:

Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa .Cốt lõi của quan hệ sản xuất ấy là từng bước hình thành chế độ công hữu và từ đó
thay thế chế độ tư hữu, là cơ sở để tạo nên sự bình đẳng giới và bình đẳng giữa các thành
viên gia đình, từ đó đặt nền tảng cho một kiểu gia đình mới tốt đẹp.

2.2. Cơ sở chính trị - xã hội:

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực
hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Nhà nước cũng chính là
công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ đồng thời thực
hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa định
hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội.

2.3. Cơ sở văn hóa:

Cơ sở văn hóa cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội chính là nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa những giá trị văn hóa dân tộc
và nhân loại tốt đẹp, vừa sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Chống lại những quan điểm

7
không đúng, những hiện tượng không đúng về hôn nhân, những cổ hủ gia đình cũ. Những
giá trị, chuẩn mực văn hóa mới được hình thành tạo nên nền tảng điều chỉnh các mối quan
hệ gia đình.

2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ:

- Hôn nhân tự nguyện.

- Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lí.

III. Biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

3.1. Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình:

Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước
chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Quy mô
gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại
mới đặt ra. cấu trúc gia đình truyền thống (đa thế hệ) dần tan ra, từng bước được thay thế
bằng cấu trúc gia đình hạt nhân (hai thế hệ).

Theo số liệu của các cuộc điêu tra dân số qua các năm cho thấy, quy mô gia đình
Việt Nam đã giảm từ mức trung bình 5,22 người/hộ năm 1970 xuống còn 4,61 người/hộ
năm 1999 và đến hiện tại còn thấp hơn nữa.

Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây những phân chức năng như tạo ra sự
ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong việc
gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình.

3.2. Biến đổi các chức năng của gia đình:

3.2.1. Biến đổi chức năng tái sản xuất ra con người:

Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình

8
tiến hành một cách chủ động. Hơn nữa, việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính
sách xã hội của Nhà nước, tùy theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã
hội.

Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất
nông nghiệp, gia đình Việt Nam truyền thống: phải có con, càng đông con càng tốt và
nhất thiết phải có con trai nối dõi thì ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản:
thể hiện ở việc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất
thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng. Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn
nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không phải chỉ là
các yếu tố có con hay không có con, có con trai hay không có con trai như gia đình truyền
thống.

3.2.2. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:

Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang
tính bước ngoặt: Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa. Thứ hai, từ đơn
vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia
thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường toàn
cầu.

3.2.3. Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa):

Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử
trong gia đình, dòng họ, làng xã như trước kia, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa
học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển kinh
tế hiện nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm. Những hiện
tượng tiêu cực trong nhà trường và xã hội gia tăng làm cho sự kỳ vọng và niềm tin của
các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho
con em của họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Mâu thuẫn này là một thực tế chưa
có lời giải hữu hiệu ở Việt Nam hiện nay. Những tác động trên đây làm giảm sút đáng kể

9
vai trò của gia đình trong thực hiện chức năng xã hội hóa, giáo dục trẻ em ở nước ta thời
gian qua.

3.2.4. Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:

Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý – tình cảm đang tăng
lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn
vị tình cảm. Hiện nay, các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc
biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống
tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn.

Tác động của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa giàu
nghèo sâu sắc, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, khắc phục khoảng cách
giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Cùng với đó, vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi quan niệm truyển thống về giới tính
trong gia đình. Nó đòi hỏi phải hình thành những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài hòa lợi
ích giữa các thành viên trong gia đình cũng như lợi ích giữa gia đình và xã hội.

3.2.5. Sự biến đổi quan hệ gia đình:

Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng

Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách
thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại,
toàn cầu hóa... khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng -
gia đình lỏng lẻo, gia tăng tỷ lệ ly hôn, ngoại tình,...Đồng thời xuất hiện nhiều bi kịch như
thảm án gia đình, xâm hại tình dục… Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại cũng khiến
hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội. Trong gia đình Việt Nam hiện
nay, mô hình người chủ gia đình cũng đang thay đổi. Ngoài mô hình người đàn ông -
người chồng làm chủ gia đình ra thì còn có ít hai mô hình khác cùng tồn tại. Đó là mô
hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ
gia đình.

10
Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các
giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi. Trong gia đình hiện
đại, việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường thay vì được dạy bảo của ông
bà, cha mẹ từ khi còn nhỏ như gia đình truyền thống. Người cao tuổi trong các gia đình
hiện đại cũng ít được sống cùng con cháu như gia đình xưa. Những biến đổi trong quan hệ
gia đình cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các
thế hệ, do sự khác biệt về tuổi tác, khi cùng chung sống với nhau.

IV. Vấn đề sống thử:

4.1. Khái niệm:

Sống thử hay sống thử trước hôn nhân sử dụng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo
đó các cặp đôi về chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Hiện
tượng “sống thử” hay “hái cơm thổi cơm chung” đã trở thành “mốt” trong lối sống của
giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân xa quê mà cả ở nông thôn.

4.2. Nguyên nhân:

4.2.1. Do bản thân người sống thử:

Sống chung để tiết kiệm

Đây là lý do được hầu hết các cặp đôi từng chung sống đưa ra. Phần lớn sinh viên
sống xa gia đình nên buông thả, thiếu thốn tình cảm cộng với tâm lý phát triển, áp lực
kinh tế khi giá cả thị trường kinh tế tăng cao, giá bất động sản, giá điện,… Với số lượng
hàng hóa tiêu dùng ngày càng nhiều, sẽ có người chia sẻ gánh nặng kinh tế. Nếu biết tận
dụng những mặt tốt, mặt tích cực của lý do “sống chung cần kiệm” chính là cơ hội để mọi
sinh viên giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Sống thử vì cần nhiều thời gian bên nhau

11
Trong số rất nhiều lý do được các cặp đôi sống chung đưa ra, đây có lẽ là lý do
quan trọng và thiết thực nhất. Khi mới yêu hầu hết ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi ở bên
người mình yêu, cả ngày không được gần nhau nên dọn về ở chung cho gần nhau…. Do
phải xa gia đình, không chịu sự hướng dẫn trực tiếp của cha mẹ, gia đình, phải tự quyết
định hoàn toàn việc chi tiêu, cách sống, cách kiểm soát thời gian... nên nhiều sinh viên đã
không thể kiểm soát bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình thương và cần được chăm sóc.

Có nhiều bộ phận sinh viên muốn sống thử để khẳng định mình, khẳng định tình
cảm và coi đây là tiền đề tiến tới hôn nhân. Hầu hết các cặp đôi yêu nhau đều tin rằng
càng sống gần nhau sẽ càng hiểu và yêu nhau nhiều hơn. Cũng chính vì lý do này mà các
cặp đôi yêu nhau không ngại dọn về ở chung. Sau những lần vỡ mộng, họ mới nhận ra
tình yêu chỉ đẹp khi người ta giữ khoảng cách nhất định.

4.2.2. Do gia đình:

Gia đình là nền tảng, nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, chính trường học gia đình
tạo nên một con người. Vì vậy, khi sống trong một gia đình không hạnh phúc, con cái sẽ
tủi thân, thiếu thốn tình cảm là nguyên nhân khiến các bạn trẻ sẽ muốn về chung sống để
có người tâm sự, chia sẻ. Do cha mẹ không hạnh phúc nên những cảnh cãi cọ, xúc phạm,
xích mích hàng ngày trong gia đình là tác nhân khiến các bạn trẻ không muốn nghĩ đến
hôn nhân; thay vào đó, hãy xem hôn nhân như một sự ràng buộc, hoặc đơn giản là một cơ
hội để mọi người lợi dụng lẫn nhau.

Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không
động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì làm sao chúng
không hư hỏng? Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Do cha mẹ chỉ biết
kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống của con cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm
tiền cho con là đủ mà còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập
chững biết yêu”. Còn theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm
TPHCM thì cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở

12
giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc
các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ”.

4.2.3. Do xã hội:

Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục và
“sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho
rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền:
“Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương
Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa
“tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi “tình yêu tốc
độ”. Cách đây không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên sống ở khu nhà trọ, tôi
thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần ba các bạn “sống thử” trước
hôn nhân, hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết,
xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web đen là điều không thể tránh
khỏi.

V. Xu hướng của việc sống thử:

5.1. Thực trạng sống thử của sinh viên:

Theo thống kê của Khoa Xã hội học Trường Ðại học Mở TP.HCM, năm 2010 có
khoảng 1/3 thanh niên sống thử trước hôn nhân. Bên cạnh đó, theo khảo sát từ một trường
đại học ở Hà Nội, tỷ lệ 6,5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên ở nhà trọ, ký
túc xá là khá phổ biến. Tỷ lệ sống thử cao nhất ở nhóm sinh viên ít giao lưu với những
người xung quanh: 47,1% sinh viên sống thử cho rằng được sự đồng ý của gia đình,
45,1% sinh viên này đã sống thử trên 1 năm. Khi mang thai 43% chọn phá thai, chỉ 36%
sẽ kết hôn.

5.2. Vì sao sinh viên chọn sống thử ?:

13
Nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ việc sống thử và họ đưa ra những lý do như: sống
thử là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về tâm sinh lý. sự chia sẻ vật chất,
tiền bạc, khó khăn giữa hai bên. Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị
nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân. Số khác lại cho rằng sống thử chỉ là một
kiểu quan hệ hợp lực đôi bên cùng có lợi. Do phần lớn sinh viên đều sống xa gia đình,
thiếu thốn tình cảm và sự phát triển tâm lý chính là cách để sinh viên gắn kết với nhau,
sống với nhau theo kiểu cùng thổi cơm chung, cùng thổi, cùng chia sẻ tâm sự với nhau.
Trong ký túc xá, các sinh viên sống với nhau rất nhiều. Mỗi khi đến khu trọ sinh viên,
chúng ta dễ dàng liên tưởng đến câu chuyện của những cặp đôi sinh viên sống cùng nhau.
Ða số sinh viên cho rằng sống chung là khẳng định mình.

5.3. Quan điểm của sinh viên về việc có nên sống thử hay không ? :

Một cuộc khảo sát thống kê đặt câu hỏi "Bạn có nghĩ rằng nên sống chung?" Theo
kết quả, có 11.661 lượt ý kiến, trong đó 65,3% trả lời có, 36,3% trả lời không và 7,4%
không có ý kiến. Theo khảo sát của Viện Khoa học xã hội TP.HCM và Trung ương Ðoàn
TNCS Hồ Chí Minh tại 5 trường ÐH của TP.HCM và 3 trường ÐH của Hà Nội (thực hiện
năm 2007) thì chỉ có gần 30%. sinh viên quyết định phản đối quan hệ mtình dục trước
hôn nhân. Số khác thì chấp nhận, coi đó là chuyện bình thường hoặc đánh giá là dở nhưng
không phản đối.

VI. Một số quan điểm về sống thử:

Việc sống thử không hẳn là xấu. Xã hội bây giờ rất thoáng, rất cởi mở,chọn sống
thử hay không là quyền của mỗi người. Cái gì cũng có hai mặt của nó, cũng như những
hậu quả hoặc kết quả. Một khi đã lựa chọn đừng hối tiếc.

Tuổi trẻ không nên sống thử vì sống thử là lối sống phi văn hóa, phạm pháp, vô
đạo đức, dễ bị lợi dụng, lạm dụng, chiếm đoạt hay hãm hại, dẫn tới những hậu quả không
thể nào bù đắp được. Lối sống thử là con đường dẫn đến các hành vi sai trái, có thể bị truy
tố trước pháp luật.

14
Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu
cho rằng không nên dùng từ sống thử, mà phải là chung sống trước hôn nhân. Đối với
Việt Nam, hiện tượng này còn mới, nhưng ở phương Tây vào những năm 60-65 của thế
kỷ trước, trong cuộc cách mạng giải phóng tình dục thì việc sống chung trước hôn nhân là
rất bình thường. Họ gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay và sống với người khác.
“Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải
chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật”, ông Khiếu nói.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng hiện tượng sống thử mang trong mình
nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Tiêu
cực ở chỗ sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó
tàn phá tình yêu – món quà thượng đế ban tặng. Đó là chưa kể đến hậu quả về sức khỏe
khi bạn nữ có bầu, phải sinh con hoặc nạo hút thai… Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là
thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. “Tuy nhiên, tiện ích do sống thử
mang lại không thể bù đắp những tổn thất do nó gây ra”, bà Thái nhấn mạnh.

VII. Ảnh hưởng của việc sống thử:

7.1. Tích cực:

Giúp hai bên hiểu về nhau nhiều hơn

Giống như lựa chọn mỹ phẩm hay đồ ăn, ta sẽ muốn sử dụng mẫu thử để biết được
nó có phù hợp với bản thân hay không. Khi sống thử, 2 bên sẽ có thể biết rõ hơn về tính
cách, sở thích, cá tính riêng, cách ứng xử của đối phương - đó có thể cũng là những điều
mà đối phương chưa bộc lộ ra trong suốt khoảng thời gian yêu nhau. Đây là dịp để 2
người ở chung nhà hiểu được mình có thể gắn bó cùng nhau hay không.

Sống thử như một phép thử

Cả 2 có thể gắn bó hơn thông qua việc sống thử chỉ khi biết cách giải quyết các
mâu thuẫn và tập được cách chấp nhận những điều không tốt của đối phương. Khi sống
chung hay kể cả trong lúc quen nhau, sẽ chẳng trách khỏi những cuộc cãi vã hay bất đồng

15
quan điểm. Tuy nhiên, để mối quan hệ được hạnh phúc và lâu bền thì cả hai cần phải biết
cách nhường nhịn, tôn trọng và giải quyết các khúc mắc, mâu thuẫn. Lúc đó sống thử
chính là một phép thử hiệu quả để giúp cả hai hiểu được nhau hơn, cùng nhau thay đổi để
dung hòa và xem xét về việc có nên cùng nhau tạo dựng một mối quan hệ lâu dài.

Có thể chăm sóc lẫn nhau và hỗ trợ nhau trong công việc.

Đối với những người khi sống xa gia đình, vì vậy khi sống thử, cả 2 có thể ở gần
nhau và chăm sóc, chia sẻ buồn vui, công việc nhà cho nhau. Có rất nhiều cặp đôi vừa là
người yêu, vừa là đồng nghiệp, do đó, cả 2 còn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để
cùng phát triển.

Tiết kiệm về mặt tài chính.

Khi ở chung, đòi hỏi phải rõ ràng về mặt tài chính. Cụ thể là chia sẻ về chi phí thuê
nhà, điện nước và ăn uống. Từ đó giúp cả 2 tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, phải đảm
bảo rằng cả 2 đều có những phương pháp quản lý tiền hiệu quả nhất và phải thật sự kỷ
luật trong việc chi tiêu của bản thân vì có thể sẽ xảy ra những vấn đề về tiền bạc giữa cả
hai.

7.2. Tiêu cực

Mất đi cái nhìn tích cực của người bên ngoài

Dù bạn có là một cô con gái ngoan, học giỏi, hiếu thảo thì khi bạn quyết định sống
thử với người yêu ở độ tuổi còn trẻ, bạn bè và những người xung quanh, thậm chí là gia
đình cũng có cái nhìn tiêu cực về bạn. Họ sẽ đánh giá thấp về bạn, và nếu bạn rơi vào
những trường hợp trên, bạn sẽ mất cả tình yêu lẫn tình bạn.

Nghiêm trọng hơn, nếu có thai ngoài ý muốn, bạn sẽ phải đón nhận những sự chỉ
trích lẫn dèm pha của dư luận rất nặng nề vì bản thân là con gái nên sẽ bị đối xử khắt khe
hơn nam giới. Chính điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy áp lực và rất mệt mỏi, không chỉ
vậy còn gây ra những cái nhìn không tốt cho gia đình, buồn phiền cho cha mẹ, anh chị.

Không được bảo vệ khi có sự xuất hiện của tuesday

16
Tuesday hay là trà xanh nó chỉ người thứ ba xuất hiện trong 1 cuộc tình. Luật hôn
nhân và gia đình thì có quy định là vợ chồng phải có nghĩa vụ yêu thương chung thủy với
nhau, nếu mà vi phạm quy tắc chung thủy thì người ta có thể bị xử lý vi phạm hành chính
hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế nên là ít nhiều thì mấy cái tổ hợp
tuesday có thể bị pháp luật vào cuộc chấn chỉnh. Tuy nhiên, sống thử thì không có quan
hệ hôn nhân cho nên không được pháp luật ràng buộc tức là trên danh nghĩa bạn đang độc
thân và người yêu của bạn cũng thế. Mà người độc thân thì có thể tán tỉnh cả chục cô
cũng là chuyện thường đúng không? Ý là như này này "Anh yêu em chỉ mang tính nhất
thời thôi, hôm nay thì anh yêu em nhưng mà mai thì chưa chắc" nên là đừng vội tin vào
những cái câu nói đại loại như là "Anh yêu em nhiều lắm".

Tóm lại bạn không có quyền là trong chính thức phải được pháp luật hôn nhân bảo
vệ những người đang sống thử.

Hậu quả khôn lường của một cuộc tình tan vỡ "sống thử” nhưng chia tay là
thật

Bạn nữ chịu thiệt thòi đã đành, bạn nam cũng không phải không bị ảnh hưởng, mất
mát về thời gian, sức khỏe, tiền bạc, mất mát nhiều cơ hội trong cuộc sống… chia đều cho
cả hai bên. Nhiều bạn gái gặp bế tắc sau khi “sống thử” đã tự tử.

"Đổ máu" về việc phân chia tài sản

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nó có hẳn một điều luật về việc giải quyết
quan hệ tài sản nghĩa vụ hợp đồng của nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà lại
không có đăng ký kết hôn.

Cụ thể, tài sản của các cặp đôi có quan hệ tình cảm sống chung với nhau nhưng
không phải là vợ chồng thường giải quyết theo thỏa thuận của hai bên. Trong trường hợp
không có thỏa thuận thì được giải quyết theo quy định của bộ luật dân sự và các quy định
khác của pháp luật có liên quan. Nghe đến cái chữ tài sản được giải quyết theo thỏa thuận,
thì bạn phải hình dung được là có đến 7749 kiểu tranh chấp bởi vì tài sản nó rất khó được
phân chia, không có hôn thú cho nên là mọi nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong thời kỳ

17
này sẽ trở nên khá rắc rối, chưa kể là có những tài sản đăng ký sở hữu như là nhà cửa, xe
cộ,...thì chỉ mang tên một người thôi .Vì vậy nếu mà muốn phân chia những tài sản đấy
thì bạn phải có căn cứ chứng minh được công sức của mình tạo dựng nên nó, vì chứng
minh này thì có mà "bắc thang lên hỏi ông trời". Bởi vì sao, lúc yêu nhau chuyển khoản
tiền mua nhà mua xe thì họ chỉ ghi mỗi kiểu như là "Anh yêu em", "Em yêu anh",...lấy
căn cứ ở đâu mà biết mỗi người tạo lập bao nhiêu trong tài sản ấy đúng không ?

Thủ tục khai sinh cho con

Nó sẽ gặp rắc rối ở tình trạng sống thử được nâng cấp lên một tầm cao mới đó là
có với nhau một bụng con nhưng mà họ vẫn không muốn đăng ký kết hôn thế cho nên là
thủ tục đăng ký giấy khai sinh nó sẽ gặp nhiều khó khăn bởi vì sao? Một trong những điều
kiện cần để làm giấy khai sinh cho con chính là giấy đăng ký kết hôn bố mẹ nhưng mà
trường hợp sống thử thì làm gì mà có cái giấy này đúng không? Thế cho nên là theo quy
định của khoản 2 điều 15 nghị định 123 năm 2015 có các nội dung như sau: (slide). Tóm
lại, là khi cặp đôi chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thi trong trường hợp
người bố không muốn nhận đứa trẻ nó sẽ mặc nhiên là theo họ mẹ, còn nếu trường hợp
người bố muốn nhận con thì phải cung cấp chứng cứ chứng minh được quan hệ bố con ví
dụ như là: kết quả giám định ADN thì từ đó mới xác định quan hệ được.

Đừng mơ đến chuyện được cấp dưỡng nuôi con

Việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau khi chia tay rất là khó, bởi vì bạn sẽ gặp vài
thành phần sở khanh như kiểu: "Anh hết yêu em rồi! Anh đã bảo là bỏ nó cơ mà, em giữ
thì tự mình nuôi đi" hoặc thì không thì anh ta sẽ bảo: "Tôi không có tiền phụ cấp cho
con". Thế nên cái việc để cho một người không có quan hệ vợ chồng trên giấy tờ chia sẻ
khoản phụ cấp cho con, đó là một điều rất khó khăn. Phần này thuộc về phạm trù tình
người, đạo đức cho nên là pháp luật khó có thể can thiệp được để mà đòi lại quyền lợi cho
bạn. Bởi ngay từ đầu trên giấy khai sinh thì con của bạn chỉ có tên của mẹ thôi, thế nên là
người mẹ cũng chả có căn cứ pháp lý để mà yêu cầu bố đứa trẻ cấp dưỡng cả.

18
KẾT LUẬN

Sau khi phân tích và làm rõ những vấn đề liên quan đến sống thử và biến đổi của
đời sống gia đình ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng xu hướng sống thử và
sự đa dạng hóa các hình thức gia đình là những biểu hiện tất yếu của quá trình hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Đây là những thay đổi theo hướng tự do hóa và tôn
trọng quyền lựa chọn cá nhân, phản ánh sự trưởng thành và tiến bộ của xã hội.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải quản lý những thay đổi này một cách hài hòa,
tránh những tác động tiêu cực đến trật tự xã hội và đạo đức cộng đồng. Cần có những
chính sách và hướng dẫn phù hợp để bảo vệ quyền lợi của những đối tượng dễ bị tổn
thương. Áp lực của cuộc sống đô thị và hiện đại hóa đang tác động mạnh mẽ đến tổ chức
gia đình truyền thống. Điều quan trọng là phải có những giải pháp hỗ trợ phù hợp để gia
đình vững mạnh hơn trước những thách thức đó, đặc biệt là về chính sách an sinh xã hội.

Cuối cùng, vấn đề sống thử và biến đổi gia đình cần được nghiên cứu kỹ lưỡng
hơn để có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn. Đây vẫn là những vấn đề cần được quan
tâm theo dõi và điều chỉnh liên tục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.

19

You might also like