Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề 6+7: Hồ Xuân Hương-Tự tình 1+Tự tình 3

1. Hồ Xuân Hương quê ở Nghệ An, cuộc đời lận đận, nhiều éo le. Bà
thường viết về phụ nữ, trào phúng trữ tình, đậm chất văn học dân gian Thơ
của bà rất cá tính, luôn đề cao giá trị và khát vọng của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”
2. Tự tình 1+3: Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đa tài, đa tình với trái tim
khao khát tình yêu, tuy nhiên cuộc đời bà cũng gặp nhiều trắc trở trong tình
yên nên chuỗi bài thơ Tự tình được ra đời để bộc bạch những cảm xúc,
tâm tình của bà trước số phận hẩm hiu.
3.
-Tự tình 1:
Tiếng gà xao xác gáy trên vòm,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau hận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá,
Thân này đâu đã chịu già tom.
-Mở đầu bài thơ là thời điểm canh khuyra, thời gian về đêm con người,
thường sẽ rất cô đơn, nhìn ra được chính tình cảnh của mình đối diện với
chính mình Hồ Xuân Hương mới thấy mình thật đáng thương:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Không gian hiện lên là đêm khuya tĩnh lặng với tiếng gà gáy văng vẳng từ
trên bomthuyền vang khắp xóm. Đêm càng tĩnh, tiếng gà càng vang nghe
rất nhức nhối. Tác giả đã sửdụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiếng gà
tả màn đêm tĩnh mịch, u buồn. Canh khuya, khimọi người chìm trong giấc
ngủ say nồng thì nữ thi sĩ vẫn còn thức, vẫn còn đang nghĩ về cuộc
đời mình. Trong đêm vắng, nỗi oán hận dường như bủa vây con người,
tâm trí và cả không gianxung quanh. Nỗi oán hận khiến nàng không thể
ngủ được và thao thức suốt canh trường
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Nỗi cô đơn u uất càng ngày càng lớn hơn khi sang câu 3,4 tác giả sử dụng
hình ảnh Mõ –chuông; cốc – om. Đây là hai hình ảnh đối xứng với nhau
khiến cho nỗi cô đơn buồn tủi càng kéo dài hơn. Mõ không khuya mà cũng
có tiếng kêu, chuông không đánh mà cũng vẫn om. Cókhác gì cuộc đời
nàng, cô đơn lẻ loi với thân phận làm lẽ, tưởng được hạnh phúc ai ngờ lại
“kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”. Nỗi oán hận, đau đớn như kéo dài khắp
mọi chòm, khắp không gian, tê tái xót xa lại nghe văng vẳng tiếng chuông
sầu, tiếng mõ om dù không ai khuya, ai đánh nhưng trong lòng của nàng
lại luôn nghe thấy. Trong câu thơ, tác giả sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình, vì tình trong lòng mình mà sinh ra cảnh bên ngoài. Cảnh không có mà
lòng vẫn có. Lòng buồn khiến cho cảnh cũng u uất buồn theo. Câu hỏi tu từ
trong câu thơ “Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?” làm cho giọng
thơthảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than “cớ sao?”, một
tiếng thở dài ngao ngán:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Nếu tìm hiểu kĩ về Hồ Xuân Hương hẳn bạn sẽ biết Hồ Xuân Hương là phụ
nữ đẹp, thông minh, sắc sảo. Cuộc đời một người phụ nữ thông minh như
bà lẽ ra phải hạnh phúc, tìmđược duyên như ý. Nhưng không tình duyên
bà lận đận, cuộc đời làm lẽ, hồng nhan bạc mệnh. Trong một số bài thơ bà
viết, đã từng có những bài thơ miêu tả gián tiếp chân dung bà như:“Thân
em vừa trắng lại vừa tròn – Bánh trôi nước” hay “Hai hàng chân ngọc duỗi
song song– Đánh Đu”. Qua một số ý thơ bạn đọc hẳn hiểu được rằng bà
đã từng rất đẹp, là một người phụ nữ khiến cho nhiều người mê mẩn. Vậy
mà giờ đây, thân phận lẽ khiến cuộc đời bà chỉ còn nỗi u sầu, bà làm lẽ tới
2 lần thì còn gì sầu hơn?
Bài thơ tự tình chính là tự sự về nỗi buồn của bà về duyên phận hẩm hiu.
Trước đây vẫn nghe những tiếng rẫu rì, rì rầm? Đó là tiếng gì? Đó phải
chẳng là những lời nhận xét không hayvề cuộc đời bà, đó là miệng lưỡi thế
gian? Hay đó là tiếng lòng rầu rĩ của bà là tiếng chuông sầu, tiếng mõ om,
tiếng gà văng vẳng eo óc trong đêm khuya? Để rồi sau lại giận vì duyên
đểmõm mòm. Bà buồn, bà giận vì tình duyên lỡ làng, bà đã qua cái tuổi
xuân thì, tình duyên đã quá chính.
Hai câu thơ chính là tiếng thở dài ngao ngán, buồn tủi về cuộc đời của bà,
về con đườngtình duyên trắc trở. Bà khao khát hạnh phúc, nhưng dường
như hạnh phúc không đến với bà. Bàtự biết mình đã qua tuổi xuân thì phơi
phới, duyên đã quá lứa... Một tiếng thở dài, than thân trách phận.
Câu thơ cũng là tự mình thức tỉnh, tự mình thương lấy thân phận mình,
thương lấy nhữngngười đàn bà cùng luống tuổi, cùng cảnh ngộ, thì ra
mình cũng đã toan về già, vẫn còn cô đơn lẻ bóng “Giật mình mình lại
thương mình xót xa” (Truyện Kiều).
Những câu thơ trên là tự trách, là buồn tủi, là thương xót cho thân phận
hẩm hiu, tìnhduyên bẽ bàng. Nhưng hai câu kết dường như lại đảo ngược
lại với tâm trạng trên, nó là sựthách thức trước bi kịch cuộc đời:
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Tự tình 1 – Đúng với tính cách của Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ
bướng bỉnh, cátính, mạnh mẽ. Bà không chịu đầu hàng số phận, bà muốn
vượt lên trên nghịch cảnh vẫn đi tìmcho mình một nam nhân trong đám tài
tử văn nhân. Bà vẫn khao khát hạnh phúc và không chịukhuất phục trước
sự sắp xếp của số phận. Đặc biệt câu thơ: “Thân này đầu đã chịu già tom”
càng khẳng định sự bướng bỉnh trong thơ và tính cách của Hồ Xuân
Hương.
Nếu câu thơ Sau giận vì duyên để mõm mòm cho thấy được sự tỉnh thức
của bà về tuổixuân, về tình duyên đã quá lứa lỡ thì mà cô đơn, thì sang
câu Thân này đâu đã chịu già tom chothấy sự biến chuyển về suy nghĩ,
vượt lên nghịch cảnh, sự bướng bỉnh trong tính cách. Hay nói đúng hơn
đây là bản lĩnh cứng cỏi của Hồ Xuân Hương trước cuộc đời, một người
phụ nữ tuy tình duyên lận đận nhưng chưa bao giờ ngưng khát vọng,
ngưng tìm hạnh phúc.
Với nghệ thuật gieo vần om vô cùng tài tình hiểm hóc: “bom-chòm-om-
mòm-tom” cùngvới tâm trạng oán, cái hận, giận, cái ngang bướng đã tạo
nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, nhưnén của một tâm hồn ca tính, bướng
bỉnh nhưng cũng rất trữ tình. Bà chính là một hiện tượng cátính, độc đáo
trong thơ ca thời trung đại, dám nói lên nỗi lòng mình, dám khao khát tìm
hạnhphúc. Dù các nhà thơ như Nguyễn Du hay Đặng Trần Côn cũng có
tiếng nói bênh vực phụ nữnhưng nó chưa đủ mạnh đủ khát khao như Hồ
Xuân Hương. Tiếng nói của bà chính là tiếnglòng phụ nữ, bà là phụ nữ bà
hiểu khao khát nó mãnh liệt thế nào và toàn tâm toàn ý cho hạnhphúc của
người phụ nữ.

-Tự tình 3:
Em là cô gái hay nàng tiên
Mà khiến tim tôi phải muộn phiền
Mắt em có phải vì sao sáng
Dẫn lối tôi về chốn bình yên

Lối em về đã có bóng ai
Hay vẫn đơn côi nỗi u hoài
Tôi nguyện làm mây bay trong gió
Che lối em về chiều nắng phai
Phân tích
Đặc biệt tác phẩm Tự tình 3 làbài thơ nổi tiếng nói lên “tiếng lòng” người
phụ nữ. Thân phận người phụ nữ đầy chua xót, tủihổ, đau đớn:
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Nếu bài tự tình thứ nhất mở đầu bằng âm thanh tiếng gà gáy văng vẳng,
thì bài tự tình thứ 3 lại là một chiếc bách đầy tâm trạng. Chiếc bách chính
là hình ảnh của chiếc thuyền với tâm trạng buồn về phận nổi lênh đênh.
Chiếc thuyền chính là người con gái giữa dòng đời. Một chiếc thuyền nhỏ
lênh đênh giữa cuộc đời buồn thay cho cuộc đời của mình “giữa dòng
ngao ngán nỗi lênh đênh”. Nếu giữa dòng sông mênh mông ấy là hình ảnh
chiếc bách nhỏ lênh đênh không biết trôi về đâu, thì giữa dòng đời rộng
lớn, hình ảnh người con gái góa trẻ cũng không biết sẽ trôi về đâu.
Nỗi bi ai, đau khổ không chỉ ở trong 2 câu thơ đầu mà trong câu thơ sau,
cũng diễn tả nỗi truân chuyên của người phụ nữ góa trẻ
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hòa dào dạt. Vậy mà sóng gió vẫn cứ
ập tới, đe dọa liên tiếp vỗ vào mạn thuyền. Hai câu thơ này đều mang tâm
trạng buồn rầu, ngao ngán cho thânphận người phụ nữ. Cây muốn yên mà
gió chẳng lặng. Cuộc sống người phụ nữ xã hội xưa mấykhi được hạnh
phúc. Hạnh phúc tưởng chừng trong tầm tay nhưng cũng lại vỡ tan. Vậy là
đang “như chim liền cành” bống nhiên đứt gánh giữa đường.
Nếu bốn câu đề là tâm trạng buồn tủi của người phụ nữ góa trẻ thì hai câu
sau thể hiện sự buông xuôi của người phụ nữ:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến.
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Trong ý thơ, tác giả mặc cho ai lăm le cầm lái để đưa thuyền vào đậu bến.
Dù cho donglèo để cho cánh buồm vượt qua ghềnh thác mà trôi xuôi tác
giả cũng không quan tâm. Động từ “Mặc” ở đây thể hiện sự buông xuôi
thực sự. Cuộc đời người góa phụ trẻ giờ đây giống như chiếc thuyền trôi
lênh đênh ngoài biển khơi, ai muốn lái muốn chèo đều không còn là nỗi
bận tâm nữa rồi. Chỉ ai câu thơ nói lên sự bất lực của người phụ nữ trong
xã hội xưa. Dù có khao khát hạnh phúc thì cũng không thể thay đổi được
hoàn cảnh, vận mệnh. Không thể thay đổi được sự thật phũ phàng của xã
hội là biển khơi, đẩy đưa thuyền đi theo ghềnh thác cũng đành phải theo
mà không thể chống cự.
Tiếp theo tâm trạng này là hai câu cuối
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Rất nhiều động từ thể hiện sự chấp nhận, buông xuôi như “cam lòng” “ôm
nỗi”. Tác giả tự hỏi, còn ai nữa sẽ đến với mình đây? Mà nếu có ai đến thì
cũng cam lòng mà không thểchống cự được. Mặc dù người phụ nữ hiểu
rằng, bước sang một chiếc thuyền khác thì cuộc đờicũng vẫn “tấp tênh”,
cũng không có gì khởi sắc. Nhưng dẫu vậy cũng cam lòng vì tình thếkhông
thể khác được.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã nhỏ bé, bị áp bức, bị xã hội
hà khắc thì thânphận người góa phụ trẻ còn thê lương hơn. Người góa phụ
trẻ không có lựa chọn, ai muốn đẩythuyền trôi đâu thì đẩy. Chỉ biết cam
lòng, ôm nỗi đau vào lòng. Thấu hiểu nỗi đau đớn, oan ức, bất công của
người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã lấy thi ca để nói lên tiếng lòng. Bà chính
là đạidiện cho những người phụ nữ mạnh mẽ, đòi quyền sống, quyền mưu
cầu hạnh phúc và lên án sựbất công, hà khắc của xã hội.
Người phụ nữ xưa nhỏ bé, chịu bao áp bức vậy mà vẫn phải “tam tòng tứ
đức”, giỏi việcnhà, đảm đang, khéo léo. Trong khi đàn ông năm thê bảy
thiếp là chuyện thường tình. Đàn bà trẻ góa một lần coi như cuộc đời là
cánh bèo trôi dạt, không có lựa chọn, không có quyền lêntiếng, dù vào tay
ai cũng cam lòng.
Không chỉ Tự tình 3 mới nói lên nỗi bất công hà khắc của xã hội, bài thơ
Tự tình 1 và 2 của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng lòng người phụ nữ. Bản
thân Hồ Xuân Hương cũng lận đậnđường tình duyên, cuộc đời phong bã
bão táp. Tác giả cũng là người con gái đẹp, có mưu cầuhạnh phúc nhưng
bị xã hội phong kiến đàn áp nên hạnh phúc khó kiếm tìm. Nhiều lần đứt
đoạn, nhiều lần suy sụp, chới với, nhưng Hồ Xuân Hương luôn có cái nhìn
sâu sắc về cuộc đời, thấuhiểu và dám lên tiếng.
Kết thúc Tự tình 3 vẫn chỉ là tâm trạng buông xuôi, cam lòng của người
góa phụ trẻ. Nhưng kết thúc đó cũng là tiếng lòng khao khát muốn được
hạnh phúc, muốn vùng vẫy. Bài thơ lột tả chân thực xã hội phong kiến bất
công, hà khắc với người phụ nữ. Thân phận người góaphụ rẻ rúng, bèo
dạt lênh đênh. Qua đây, chúng ta càng thấu hiểu hơn và cảm thông hơn
chonhững người phụ nữ xã hội cũ. Và càng cảm phục ý chí, tài năng, tâm
hồn của “Bà chúa thơNôm – Hồ Xuân Hương

You might also like