Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

I.

Khái quát về phân bón vô cơ


1, Khái niệm
- Phân bón vô cơ (phân hóa học) hay còn gọi là phân bón khoáng, phân bón hóa
học là những chất vô cơ (hóa học) có chứa từ một hoặc nhiều các nguyên tố dinh
dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng được bón vào đất cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng.Phân hóa học hay phân vô cơ là phân bón được sản xuất theo quy
trình công nghiệp. Có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
2, Phân loại
-Có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K),
phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
-Phân bón vô cơ được chia thành 2 nhóm chính như sau:

+) Phân đơn: Chỉ cung cấp một nguyên tố dinh dưỡng như phân đạm (N), phân
lân (P), phân kali (K))
+) Phân hỗn hợp: Chứ từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trở lên gồm
phân vô cơ trộn và phân vô cơ phức hợp.

+) Ngoài ra, còn có phân trung lượng chứa Ca, Magie, S... và phân vi lượng
chứa kẽm, sắt, đồng... Từng loại phân thường dùng cụ thể như sau:

2.1. Phân đơn


- Phân đạm: Được sử dụng để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây. Những
phân đạm thường được sử dụng như sau.

+) Phân urê ((NH2)2CO) có 44–48% nitơ nguyên chất. Có loại tinh thể màu
trăng, hạt tròn và loại dạng viên nhỏ như trứng cá. Đây là loại phân có tỷ lệ nito
cao nhất. Nó mang lại hiệu quả cao ở nhiều loại đất khác nhau cũng như với nhiều
loại cây trồng.
+) Phân amoni nitrat (NH4NO3) có chứa 33–35% nitơ nguyên chất. Có dạng
tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám nhưng dễ chảy nước, vón cục và khó bảo
quản. Thích hợp cho nhiều cây trồng cạn như ngô, mía...

+) Phân SA, sunphat đạm (NH4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ nguyên chất, 24-
25% lưu huỳnh (S). Có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân dễ
tan trong nước và không bị vón cục, thường được sử dụng cho cây trồng như lạc,
đỗ đen... trên đất đồi, các loại đất bạc màu (thiếu S)...

+) Phân amoni chloride (NH4Cl) có chứa 24–25% nitơ nguyên chất. Có dạng
tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Nó có đặc điểm không bị vón cục, thường
tơi rời nên dễ sử dụng nhưng không thích hợp cho đất nhiễm mặn.

- Phân lân:
+) Phosphat nội địa, có từ từ 15 - 25% P: Là bột mịn, màu nâu thẫm hoặc đôi
khi màu nâu nhạt, ít hút ẩm nên bảo quản được lâu. Phân có tỷ lệ vôi cao, nên có
có khả năng khử chua. Phân được dùng để bón lót, không dùng để bón thúc.

+) Phân apatit chứa khoảng 17 - 38% P: Là loại bột mịn, màu nâu đất hay màu
xám nâu. Tính chất giống phân phosphat nội địa.

+) Supe lân có 16 – 20% P nguyên chất. Nó là loạ i bột mịn màu trắng, màu xám
thiếc hoặc vàng xám. Ưu điểm là supe lân có thể dùng cho các loại đất trung tính,
đất kiềm, đất chua.
- Phân kali: Cây trồng thường cần nhiều K hơn N, tuy nhiên trong đất chứa
nhiều K hơn N và P nên ít phải bón cho cây hơn các loại phân vô cơ khác.

+) Phân kali chloride chứa 50 – 60% hàm lượng kali nguyên chất, một ít muối
ăn NaCl. Nó là dạng bột màu hồng như muối ớt, có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu

âm dễ dính lại và khó sử dụng.


+) Phân kali sunphat chứa 45 – 50% K nguyên tố, 18% lưu huỳnh. Thích hợp và

cho hiệu quả cao với cây chè, cà phê, rau cải...
+) Phân kali – magie sunphat với hàm lượng K2O là 20 – 30%; MgO là 5 – 7%; S
là 16 – 22%. Loại phần này khô, hạt to, không vón cục, dễ bón.

2.2. Phân hỗn hợp


-Phân trộn phổ biến như NPK, NPK+TE,… sản xuất bằng cách trộn nhiều nguyên
liệu theo tỷ lệ thích hợp. Các chất này không phản ứng với nhau

.
-Phân phức hợp như DAP, KNO3, mono kali photphat (KPO4)… sản xuất bằng
cách trộn nhiều nguyên liệu theo tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên, các chất này phản ứng
với nhau ra hỗn hợp ổn định giúp cung cấp dưỡng chất cho cây.
3, Vai trò
-Vai trò của phân bón vô cơ là cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát
triển như là đạm, lân, kali…. Thậm chí là có cả phân hỗn hợp, phân phức hợp hay
la phân vi lượng nữa. Trong quá trình sử dụng phân bón vô cơ, nếu như không
biết cách thì có thể gây ra hiện tượng tồn dư lại chất độc ở trong đất và cây trồng.
II. Phân đạm
1, Cung cấp nguyên tố gì? Dưới dạng ion nào
-Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni
NH4+.
2, Ví dụ
-Phân amoni: là loại phân đạm được tổng hợp từ các muối của gốc nhóm
amoni như là NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4…. Phân đạm amoni được chia thành
nhiều loại khác nhau
-Phân urea: Phân đạm Urea (hay còn có có tên gọi thân thuộc khác là Phân
Urê) là loại phân đạm dạng hữu có có tỷ lệ N cao nhất. Đây là hợp chất hữu cơ của
nito, cacbon, oxy,hidro.
-Phân nitrat: là một loại phân bón vô cơ, thường ở dạng muối nitrat với kim
loại hoặc nitrat kết hợp với đạm amoni (NH4NO3). Khi sử dụng đạm nitrat, cây
trồng sẽ được cung cấp đạm ở dạng hấp thu nhanh (NO3–), đồng thời thúc đẩy sự
hấp thu khoáng chất (K+, Mg2+, Ca2+,...) giúp cây trồng phát triển một cách toàn

tiện nhất.
3, Biểu thức tính dộ dinh dưỡng của phân đạm
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối
lượng của nguyên tố nitơ .
- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng
K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. nN = 2. nCO(NH2)2 = 2.

-Công thức tính:


+) Phân đạm:

+) Phân lân:
+) Phân kali:

III. Sản xuất 1 số loại phân đạm


1, Trình bày quy trình sản xuất ammonium sulfate, ammonium nitrat, urea
+) Ammonium sulfate: Amoni sulfat được tạo ra bằng cách xử lý amonia,
thường là sản phẩm phụ từ lò than cốc, với acid sulfuric: 2 NH3 + H2SO 4 →
(NH4)2SO. Một hỗn hợp khí amonia và hơi nước được đưa vào lò phản ứng có
chứa dung dịch amoni sulfat bão hòa và khoảng 2 đến 4% acid sulfuric tự do ở 60
°C
+) Ammonium nitrat: phản ứng trung hòa của ammoniac với acid nitric tạo ra
một dung dịch nitrat amoni: HNO3(aq) + NH3(g) → NH4NO3(aq). Để sản xuất quy
mô công nghiệp, phản ứng này được thực hiện bằng cách sử dụng khí amonia
khan và acid nitric đậm đặc.
+) Urea: Nguyên vật liệu để sản xuất ure chủ yếu từ tự nhiên như không khí và
than đá.
Quy trình sản xuất URE từ không khí, trộn Nitơ từ không khí với hydro ở nhiệt độ
và áp suất cao bằng quy trình Haber sẽ tạo ra amoniac ( nguyên liệu thứ cấp để
sản xuất ra URE).
N2 + H2 ↔ NH3
Sau đó trộn Amoniac với carbon dioxide ở nhiệt độ cao để tạo ra ure dạng hạt:
NH3 + CO2 (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) ↔ (NH2)2CO (phân urê)
Quy trình sản xuất URE từ than đá: quá trình sản xuất URE từ than đá tổng hợp
amoniac từ than cục, không khí và hơi nước (hỗn hợp khí than ẩm). Hỗn hợp này
sau khi đi qua lò hóa tạo khí ở nhiệt độ 1100 độ C sau 1 số quá trình khử, biến đổi,
tinh luyện, làm lạnh ngưng tụ và phân ly sẽ thu được NH3 lỏng 99.8%.
Sau khi tạo được amoniac, NH3 sẽ được cho phản ứng với CO2 để tạo ra
NH2COONH4. Sau đó tách nước NH2COONH4 để tạo ure ở nhiệt độ 185oC, áp
suất 180atm.
NH3+ CO2 -> NH2COONH4
NH2COONH4 —-> (NH2)2CO + H2O
IV. Sử dụng vào bảo quản phân đạm
*Cách sử dụng: Đạm là loại phân bón dễ thất thoát (dễ bay hơi khiến lượng đạm
cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30-40% lượng cung cấp)
-Bảo quan phân đạm trong các túi nilông, để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm
ướt hoặc ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tránh để chung đạm và các loại phân
khác.
-Bón đúng và đủ nhu cầu theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây
trồng.
-Bón phân đạm theo đúng đặc tính của cây trồng:
+) Cây trồng cạn như ngô, mía, bông…cần bón Đạm Nitrat là thích hợp
+) Cây lúa nước: bón Đạm Clorua, hoặc SA
+) Cây họ đậu: bón đạm sớm
-Bón đạm theo đặc tính của đất:
+) Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua
+) Phân có tính chua nên bón cho đất kiềm
+) Đất lầy, nhiều bùn không cần bón đạm
-Không bón phân đạm 1 lúc, một chỗ mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón
vãi đều trên mặt đất
-Cần làm cỏ, xới đất, sục bùn khi bón phân đạm
-Đối với những cây có nhu cầu đạm nhiều, khi bón cần chia ra làm nhiều lần bón
nhất là đối với chân đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp…
Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây, đất đai.
-Phần lớn phân đạm và phân chua sinh lý, cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro
hoặc vôi kẻo chua đất và hiệu lực kém.
-Không bón khi trời sắp mưa sẽ bị rửa trôi. Nếu nắng hạn kéo dài cũng không bón
đạm.
*Cách bảo quản:
-Bảo quản phân bón hóa học
+) Chống lẫn lộn: tránh trộn lẫn các loại phân lại với nhau, đánh dấu các loại
phân để tránh nhầm lẫn
+) Chống ẩm: để phân nơi cao ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền
đất hoặc nền xi măng (tốt nhất nên đặt trên giá gỗ cách mặt đất). Cách bảo quản
phân bón là trong chum, vại sành hoặc bao nilong được buộc kín
+) Chống axit: Các loại phân có tính axit nên chọn các vật liệu sử dụng, bảo
quản có tính chống axit hoặc phải rửa sạch sau khi sử dụng loại phân có tính này.
+) Chống nóng: một số loại phân gặp nóng sẽ xảy ra hiện tượng gây nổ nên
không được để phân gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời nên bảo quản
nơi thoáng mát.
+) Nếu dư phân lân nên trộn với phân chuồng ủ lại (không quá 2 tháng), giúp
phân dễ tiêu, dễ bón vào đất.
-Bảo quản phân chuồng:
+)Bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống dùng bùn ao trét kín lại.
-Bảo quản phân vi sinh
+)Không trộn phân vi sinh với các loại phân hoá học hay tro bếp.
+)Bảo quản phân vi sinh ở nơi thoáng mát(Về mùa hè, bảo quản được 4 tháng,
về mùa đông bảo quản được 6 tháng).
+)Không nên dự trữ phân vi sinh vì đây là sinh vật sống, chúng cần thức ăn và
không khí để thở.
V. Bài tập vận dụng
Bài 1:Tính độ dinh dưỡng của phân urea.
Bài 2:Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước khi phân đạm cho đất chua, đất phèn.

Bài 3:Đặt 1 câu hỏi liên quan đến phân đạm cho các nhóm còn lại và dự kiến câu
trả lời.
-Vì sao trong không khí nitrogen thể tích nitrogen lên đến 78% mà cây cối không
thể tự tổng hợp mà cần tác động từ phân bón để hấp thụ nitrogen.
-Câu trả lời: Qua chu trình Nitrogen trong khí quyển, Vi khuẩn là tác nhân quan
trọng và không thể thiếu trong chu trình Nitrogen. Ví dụ trong nốt sần ở dễ của
các cây họ đậu thường có các vi khuẩn thuộc họ Rhizobium. Các vi khuẩn này sẽ
chuyển Nitrogen trong không khí thành NH3(amoniac). Tiếp theo các vi khuẩn
Nitrosomonat và Nitrobacter sẽ chuyển các NH3 thành các muối nitrat(NO3-). Các
muối nitrat tan trong dung dịch đất từ đó cây có thể hấp thụ và phát triển.

You might also like