Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II.

NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN KHTN 8
A. KHTN- HÓA
I. Phần tự luận
Câu 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
Cu -> CuO -> CuSO4 -> CuCl2 -> Cu(OH)2 -> Cu(NO3)2 -> Cu
Câu 2: Cho a gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,958 lít khí
ở đkc. Tính giá trị của ?
Câu 3: Trộn 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào 300 gam dung dịch HCl 7,3%
a. Tính thể tích khí sinh ra (đkc)
b. Tính nồng độ % của chất có trong dung dich thu được
II. Phần trắc nghiệm
Câu 1: CTHH của Iron(II) chloride là
A. FeCl. B. Fe2Cl. C. FeCl2. D. FeCl3.
Câu 2: Dãy chất nào sau đây là muối ?
A. MgCl2; Na2SO4; KNO3. B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2.
C. CaSO4; HCl; MgCO3. D. H2O; Na3PO4; KOH
Câu 3: Muối nào sau đây không tan trong nước?
A. NaCl . B. CuSO4. C. BaCO3 D. Fe2(SO4)3
Câu 4: Để nhận biết các dung dịch: HCl, NaOH, K2SO4 ta dùng
A. quỳ tím . B. phenolphtalein . C. dung dịch KOH. D. dung dịch NaCl.
Câu 5: Trộn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Cô cạn
đung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 11,7. B. 5,85. C. D. 2,925.
Câu 6: Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl 3, hiện tượng
quan sát được là
A. Có kết tủa trắng xanh. B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu. D. Kết tủa màu trắng.
Câu 7: Dãy muối tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Na2CO3, Na2SO3, NaCl. B. CaCO3, Na2SO3, BaCl2
C. CaCO3, BaCl2, MgCl2. D. BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2
Câu 8: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaOH, MgSO4. B. KCl, Na2SO4.
C. CaCl2, NaNO3. D. ZnSO4, H2SO4
Câu 9: Để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3. Ta dùng kim loại
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Au
Câu 10: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO 4 và một dung dịch chứa 0,3 mol
NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g
chất rắn. Giá trị m là
A. 8 gam. B. 4 gam. C. 6 gam. D. 12 gam
Câu 11: Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 gam CaCO 3 và MgCO3 ta thu được 3,7185 lít
CO2 ở đkc. Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt
là:
A. 29,58% và 70,42%. B. 70,42% và 29,58%
C. 65% và 35%. D. 35% và 65%.
Câu 12: Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO 3, CaSO4,
Pb(NO3)2, NaCl. Biết rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của
nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C
không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt ; D rất ít tan trong nước và khó bị
phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là
A. Pb(NO3)2, NaCl, CaCO3, CaSO4. B. NaCl, CaSO4, CaCO3, Pb(NO3)2.
C. CaSO4, NaCl, Pb(NO3)2, CaCO3. D. CaCO3, Pb(NO3)2, NaCl, CaSO4.
B. KHTN- SINH
I. Tự luận
Câu 1. Cho các loài sinh vật sau: Cây xanh, Vi sinh vật, Nấm, Rắn, Chuột, Thỏ, Châu
Chấu, Mèo rừng, Sư tử, Cú.
a. Liệt kê một số chuỗi thức ăn có thể có?
b. Vẽ lưới thức ăn
Câu 2. Nêu các đặc trưng của quần thể? Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3. Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví
dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể.
Câu 4. Vì sao bảo vệ các Hệ sinh thái là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta? Các
biện pháp bảo vệ HST rừng, HST nông nghiệp.
II. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể?
A. Thành phần nhóm tuổi. B. Độ đa dạng.
C. Tỉ lệ giới tính. D. Mật độ cá thể.
Câu 2. Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
A. Tiềm năng sinh sản của loài. B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn. D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.
Câu 3. Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?
A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.
C. Các con sói trong một khu rừng.
D. Các con ong mật trong tổ.
Câu 4. Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là
A. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
B. trẻ, trưởng thành và già.
C. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
D. trước giao phối và sau giao phối.
Câu 5. Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là
A. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
B. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
C. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
D. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
Câu 6. Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, ...
B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Câu 7. Xét tập hợp sinh vật sau:
(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.
(2) Cá trắm cỏ trong ao.
(3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ.
(5) Chuột trong vườn.
(6) Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
B. (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3) và (6)
D. (2), (3), (4) và (6)
Câu 8: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. Dạng phát triển.
C. Dạng giảm sút. D. Dạng ổn định.
Câu 9. Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở
A. số lượng loài có trong quần xã.
B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Câu 10. Quần xã nào dưới đây có độ đa dạng cao nhất?
A. Rừng nhiệt đới. B. Rừng ôn đới lá kim.
C. Sa mac. D. Đồng rêu đới lạnh.
Câu 11. Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã?
A. Số lượng quần thể trong quần xã. B. Các mối quan hệ trong quần xã.
C. Điều kiện khí hậu của quần xã. D. Số lượng cá thể trong quần xã.
Câu 12. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây?
A. Các chất vô cơ: Nước, khí carbonic, khí oxygen,..., các loài virus, vi khuẩn,...
B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,..., các loại nấm, mốc.
D. Đất, đá, nước, khí carbonic, khí oxygen, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
Câu 13. Sinh vật tiêu thụ bao gồm:
A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ. B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
C. Động vật ăn thịt và cây xanh. D. Vi khuẩn và cây xanh.
Câu 14. Sơ đồ chuỗi thức ăn nào sau đây đúng?
A. Diều hâu → Rắn → Cóc → Châu chấu → Lúa.
B. Lúa → Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu.
C. Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu → Lúa.
D. Cóc → Châu chấu → Lúa → Rắn → Diều hâu.
Câu 15. Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự
dưỡng.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ
sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bởi các quy luật tự nhiên và có thể bị
biến đổi dưới tác động của con người.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu
bằng sinh vật sản xuất.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
C. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
Câu 17. Sinh quyển bao gồm:
A. toàn bộ động vật trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh của môi trường.
B. toàn bộ thực vật trên Trái Đất và các nhân tố hữu sinh của môi trường.
C. toàn bộ sinh vật trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh của môi trường.
D. toàn bộ động vật trên Trái Đất và các nhân tố hữu sinh của môi trường.
Câu 18. Trong Sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với
nhau qua các
A. chu trình sinh học. B. chu trình hóa học.
C. chu trình nước. D. chu trình sinh địa hóa.
Câu 19. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là
A. độ ẩm. B. nơi sống. C. thức ăn. D. nhiệt độ.
Câu 20. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ
A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.
B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.
C. trứng không có khả năng thụ tinh.
D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Câu 21. Câu nói nào sau đây là không đúng khi nói về mang thai ở tuổi vị thành
niên?
A. Con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao.
B. Mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết,
nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
C. Sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.
D. Đã đủ tuổi sinh sản nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Câu 22. Tại sao khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?
A. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh,
đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ
thể.
B. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng
thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
C. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt , khi nhiệt
độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ
thể.
D. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng
thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Câu 23. Ý nào sau đây không phải là cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể?
A. Tay chân trở lên tím ngắt khi lạnh. B. Toát mồ hôi khi nóng.
C. Nổi da gà khi lạnh. D. Run rẩy khi lạnh.
Câu 24. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của
hầu hết các tuyến nội tiết khác ?
A. Tuyến sinh dục. B. Tuyến yên.
C. Tuyến giáp. D. Tuyến tụy.
Câu 25. Dấu hiệu nào dưới đây thường xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam ?
A. Vú phát triển. B. Sụn giáp phát triển, lộ hầu.
C. Hông nở rộng. D. Xuất hiện kinh nguyệt.
Câu 26. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, Hormone đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở
môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của Hormone?
A. Có tính đặc hiệu. B. Có tính phổ biến.
C. Có tính đặc trưng cho loài. D. Có hoạt tính sinh học rất cao.
Câu 27. Cây tầm gửi sống trên cây nhãn, môi trường sống của cây tầm gửi là
A. môi trường đất. B. môi trường nước.
C. môi trường sinh vật. D. môi trường trên mặt đất – không khí.
Câu 28. Thành phần không thuộc quần xã là
A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật sản xuất. D. xác sinh vật, chất hữu cơ.
Câu 29. Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh
được gọi là
A. loài đặc trưng B. loài đặc hữu
C. loài ưu thế D. loài ngẫu nhiên
Câu 30. Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích
mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?
A. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
B. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
C. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt.
D. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
C. KHTN- LÝ
I. Tự luận
Câu 1: Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:
a, Khi đun nước, nhiệt độ của nước tăng dần.
b, Khi nước sôi, mặc dù vẫn tiếp tục đun nhưng nhiệt độ của nước không thay đổi.
Câu 2: Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4 200 J thì nóng thêm 1 oC. Hỏi nếu
truyền thêm 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?
Câu 3: Trong mạch điện có sơ đồ hình hình 28.7, hai bóng đèn là giống nhau.

Cần dùng mấy ampe kế để có thể đo đồng thời cường độ dòng điện chạy qua mạch
chính và qua mỗi bóng đèn Đ1, Đ2? Vẽ sơ đồ mắc các ampe kế này.
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện sau: Cho 1 mạch điện gồm: nguồn điện 1 pin, 1 khóa K
đóng điều khiển chung cho toàn mạch, 1 ampe A đo cường độ dòng điện chạy trong
mạch chính, 2 đèn Đ1 và Đ2 mắc song song với nhau, 1 ampe kế A1 đo cường độ
dòng điện của Đ1.
II. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo ra các thiết bị sịnh
hoạt hằng ngày như:
A. Điện thoại, quạt điện. B. Mô tơ điện, máy bơm nước.
C. Bàn là, bếp điện. D. Máy hút bụi, nam châm điện.
Câu 2. Cường độ dòng điện cho ta biết:
A. độ mạnh yếu của dòng điện.
B. dòng điện do nguồn điện nào gây ra.
C. dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên.
D. tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện.
Câu 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta mắc....................với vật dẫn.
A. ampe kế song song. B. ampe kế nối tiếp.
C. vôn kế song song. D. vôn kế nối tiếp.
Câu 4. Cho mạch điện có sơ đồ như hình sau. Cường độ dòng điện chạy qua ba bóng
đèn có mối quan hệ nào dưới đây?

A. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 lớn hơn so với dòng điện chạy qua đèn Đ3.
B. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 bằng tổng cường độ dòng điện qua đèn
Đ2 và Đ3.
C. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 bằng trung bình cộng của cường độ dòng
điện qua đèn Đ1 và Đ3.
D. Cường độ dòng điện qua ba đèn bằng nhau.
Câu 5. Chọn đáp số sai:
A. 1,5V = 1500mV. B. 0,15V = 150mV.
C. 125mV = 0,125V. D. 1250mV = 12,5V.
Câu 6. Dụng cụ đo hiệu điện thế là
A. vôn kế. B. ampe kế. C. oát kế. D. lực kế.
Câu 7. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương
ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình
này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có
nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A. B. Bình B. C. Bình C. D. Bình D.
Câu 8. Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là
đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc. B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ. D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Câu 9. Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa
thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Câu 10. Nhiệt năng của một vật là
A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 11. Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J.
Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
A. 600 J. B. 200 J. C. 100 J. D. 400 J.
Câu 12. Tác dụng nào sau đây không phải là tác dụng của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng.
B. Tác dụng từ, tác dụng hóa học.
C. Tác dụng sinh lí.
D. Tác dụng khúc xạ.
Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc – qui là
A. dòng điện không đổi. B. dòng điện một chiều.
C. dòng điện xoay chiều. D. dòng điện biến thiên.
Câu 14. Chọn cách mắc đúng của các nguồn điện trên hình sau:

A. Cách (1). + +
+ + + +

B. Cách (2).
+ + + + + +
C. Cách (3).
D. Tất cả đều sai. Cách 1 Cách 2 Cách 3

You might also like