Ôn Tập Thực Hành Sinh Lý Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ÔN TẬP THỰC HÀNH SINH LÝ HỌC

BÀI 1: PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ

1. Nguyên tắc
- Đếm tế bào bằng máy dựa trên nguyên tắc Coulter:
+ Cho một dòng điện di qua 2 điện cực đặt trong 2 ngăn đựng dung dịch muối, phân
cách bởi 1 khe nhỏ  khi 1 tế bào đi qua khe đó làm dịch chuyển một lượng dung dịch muối
tương ứng với kích thước tế bào  gây ngắt quãng dòng điện, tạo ra xung điện  số lượng
và biên độ của xung điện cho biết số lượng và kích thước tế bào
+ Thường máy huyết đồ tự động dựa trên nguyên tắc Coulter có 2 buồng đếm:
- Để đếm số lượng HC và TC
 Máu được pha loãng trong dung dịch đẳng trương
 Máu sẽ di xuyên qua một khe nhỏ có d = 7-8 µm

- Để đếm và phân loại BC:


 Pha loãng với dung dịch axit để làm vỡ hồng cầu
 Máu qua một khe nhỏ có d = 100 µm
 Dựa vào kích thước, số lượng, nhân, các hạt,… quyết định sự thay
đổi của xung điện  giúp phân biệt các loại bạch cầu hạt, đơn nhân
và lympho
- Đếm tế bào bằng máy dựa trên sự tán xạ của tia laser:
+ Nguyên lý: dựa vào sự tán xạ của tia laser trong khảo sát tế bào dòng chảy
+ Khi đó dòng tế bào sẽ được đi qua một đường ống hẹp thành hàng tế bào, một chùm
laser sẽ chiếu qua từng tế bào  máy sẽ nhận dạng sự tán xạ ánh sáng để phân tích các tế bào
(như loại tế bào, số lượng…)

2. Các thông số huyết đồ


- Dòng Hồng cầu:
+ Số lượng hồng cầu – RBC
+ Nồng độ Hemoglobin – HGB
+ Dung tích hồng cầu lắng – Hct
+ Thể tích trung bình của hồng cầu – MCV
+ Lượng Hb trung bình trong 1 hồng cầu – MCH
+ Nồng độ Hb trung bình trong 100ml hồng cầu – MCHC
+ Phân bố thể tích hồng cầu – RDW
- Dòng Bạch cầu:
+ Số lượng bạch cầu – WBC
+ Phân loại bạch cầu – Diff:
 NEU – bạch cầu hạt trung tính
 EOS – bạch cầu hạt ái toan/ưa acid
 BASO – bạch cầu hạt ái kiềm/ưa baso
 LYM – bạch cầu lympho
 MONO – bạch cầu đơn nhân/mono
- Dòng Tiểu cầu:
+ Số lượng tiểu cầu – PLT
3. Phân tích huyết đồ
Trả lời cho
Dòng Chỉ số Ý nghĩa Tăng Giảm
câu hỏi
Thiếu máu (thiếu Fe,
Số lượng
RBC Đa HC, mất nước
thiết vit B12), tan
HC
máu, suy tủy xương
Tăng trong mất HGB thấp thường
Có thiếu máu
Chất lượng nước, bệnh đa HC, kèm theo RBC thấp và
HGB không?
HC bệnh tim và bệnh Hct thấp trong TH
phổi thiếu máu
Hồng
%HC/thể
cầu Hct
tích máu
Kích thước HC to – thiếu vit
MCV HC nhỏ - thiếu Fe
của HC B12
MCH Màu sắc Thiếu màu
HC ưu sắc HC nhược sắc
MCHC của HC loại gì?
Phân bố Phân bố không
RDW Bình thường: pbố đều
HC đều
Nhiễm trùng, dị
Nhiễm trùng nặng, Có tăng giảm
Số lượng ứng, viêm, tổn
WBC AIDS, suy tủy, điều trị số lượng
BC thương mô, ung
ung thư, thiếu vit BC?
thư, bệnh bạch cầu
Nhiễm trùng cấp: Nhiễm độc kim loại,
NEU (60-70%) viêm phổi, viêm suy tủy, nhiễm siêu vi
ruột thừa,… (quai bị, cúm, sởi,…)
Dị ứng, bệnh kí
Bạch Dùng thuốc ACTH,
EOS (1-4%) sinh trùng, bệnh
cầu Cortisol,…
ngoài da…
Thay đổi ở
Dị ứng cấp, dùng
BASO (0-0,5%) Nhiễm độc BC tủy loại BC nào?
ACTH
Ung thư máu,
Thương hàn nặng, sốt
LYM (3-8%) nhiễm khuẩn máu,
phát ban…
ho gà, sởi, lao,…
Nhiễm khuẩn mạn Trầm cảm, sử dụng
MONO (20-30%)
tính, nhiễm siêu vi corticoid, đang hóa trị
Có thuộc
Tiểu 130- giới hạn bình
PLT
cầu 140K/µL thường
không?

BÀI 2: TỐC ĐỘ LẮNG MÁU


1. Nguyên tắc
+ Máu toàn phần lấy ra, chống đông, cho vào ống thủy tinh, đặt đứng yên theo phương
thẳng đứng
+ Sau một thời gian hồng cầu lắng xuống  đọc chiều cao của cột huyết tương ở phía
trên
 Chiều cao này chính là tốc độ lắng của huyết cầu
+ Có 2 phương pháp đo tốc độ lắng máu phổ biến ngày nay:
 Phương pháp Westergreen
 Phương pháp Panchenkov

2. Tốc độ lắng máu phụ thuộc vào những yếu tố nào?


3 yếu tố:
+ Tỷ trọng riêng của huyết cầu và huyết tương
+ Thành phần protein của huyết tương (globulin, albumin, fibrinogen, các protein
bệnh lý)
+ Số lượng, hình dáng và đặc tính bề mặt hồng cầu
3. Mục đích của xét nghiệm tốc độ lắng máu
- Theo dõi tình trạng viêm nhiễm hay bệnh lý ác tính, bệnh sốt thấp cấp, cơn nhồi máu cơ tim
cấp
- Theo dõi tiến triển của bệnh
- Xét nghiệm thường quy, tầm soát, cần thiết trong phát hiện và theo dõi lao, theo dõi quá
trình hoại tử mô trong cơ thể, những rối loạn bệnh lý khác

4. Đọc kết quả tốc độ lắng máu


- Đọc kết quả tốc độ lắng máu sau 1h và 2h
Giới Sau 1h – VS1 = R1h Sau 2h – VSS = R2h
Nam 5 ± 2mm 9 ± 2mm
Nữ 6 ± 2mm 14 ± 2mm

5. Nhận xét tăng sinh lý và bệnh lý trong trường hợp nào?


Thay đổi sinh lý Thay đổi bệnh lý
- Trẻ sơ sinh - Nhiễm trùng cấp tính
- Ở người cao tuổi - Nhiễm trùng mạn tính: lao
- Sau ăn no, vận động mạnh - Bệnh thấp: thấp khớp, viêm đa khớp dạng
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt thấp
- Thời kỳ có thai từ tháng thứ 4 đến 3-4 - Bệnh hệ thống
tuần sau khi sinh - Bệnh ác tính: đa u tủy xương, u lympho
- Thiếu máu

BÀI 3: ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU


1. Nguyên tắc
- Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm, dựa vào hình dáng, kích thước và
sự bắt màu của nhân, các hạt trong bào tương, vừa phân loại vừa đếm ít nhất 100 bạch cầu để
xác định công thức bạch cầu phổ thông.

2. Cách thực hiện tiêu bản


- Sát trùng chích lấy tiêu bản:
+ Trẻ em: đầu ngón tay cái / ngón chân cái / gót chân
+ Người lớn: đầu ngón tay 3 hoặc 4
- Kéo tiêu bản:
+ Chích máu đầu ngón tay bỏ giọt máu đầu
+ Lấy một giọt máu vừa phải chấm lên phiến kính
+ Dùng lamen khác đặt một góc lên giọt máu  đợi máu dàn đều mép lamen rồi kéo
+ Để khô rồi cố định bằng cồn 90°

- Nhuộm tiêu bản


+ Nhỏ dd Giêm-sa đã pha sẵn khắp tiêu bản
+ Để từ 15-20 phút
+ Rửa sạch dưới vòi nước  Hong khô rồi định công thức
- Đếm bạch cầu:
+ Nhỏ một giọt dầu cedre vào 1/3 phần đuôi của tiêu bản
+ Đếm ở 1/3 đuôi tiêu bản, theo hình ziczac ngang
+ Đếm ít nhất 100 bạch cầu

3. Đặc điểm các loại bạch cầu. Nhìn hình ảnh đọc tên bạch cầu
Bạch cầu - Kích thước : 10 - 15 µm, hình tròn hoặc
hạt trung bầu dục
tính - Nhân: chất nhiễm sắc thô, chia thành
nhiều múi , tế bào càng già nhân càng có
nhiều múi (thường 2- 4 múi, ít gặp tế bào 5
múi ).
- Nguyên sinh chất: chứa đầy hạt đặc hiệu
nhỏ, mịn, phân bố đều trên nền nguyên
sinh chất, tạo màu hồng tím.
- Kích thước: 12-15 µm, hình tròn hoặc
Bạch cầu
hạt ưa acid bầu dục
- Nhân: thường có 2, 3 múi
- Nguyên sinh chất: chứa đầy hạt ưa axit
màu da cam, kích
thước lớn hơn hạt trung tính, các hạt phân
bố đều trong nguyên sinh chất

- Kích thước: 10-12 µm, hình tròn hoặc


Bạch cầu
bầu dục
hạt ưa
- Nhân chia múi không đều
baso
- NSC chứa đầy hạt ưa bazơ bắt màu xanh
đen, nằm đè cả
lên nhân. Hạt ưa bazơ là những hạt rất to,
không đồng đều
- Kích thước: Loại nhỏ 5-9 µm; Loại lớn:
Bạch cầu
6-10 µm
lympho
- Hình tròn
- Nhân: có hình tròn, bắt màu đỏ tím sẫm,
cấu trúc nhiễm
sắc rất đậm, thô, nhân chiếm gần hết tế bào
- NSC bắt màu xanh da trời, xanh thẫm,
không có hạt đặc
hiệu.

- Kích thước 20-25 µm


Bạch cầu
- Hình tròn, bầu dục hay đa giác
mono
- Nhân to, có nhiều hình dáng (bầu dục,
móng ngựa hay đa
giác), bắt màu xanh tím, cấu trúc nhiễm
sắc mịn tạo thành
vân rãnh chạy dọc theo chiều dài của nhân.
- NSC ưa kiềm nhẹ, màu xanh xám, không
có hạt, thường
gặp không bào trong NSC.

4. Tỷ lệ các bạch cầu bình thường? Bạch cầu nào chiếm nhiều nhất? Bạch cầu nào
chiếm ít nhất?

Bạch cầu hạt trung tính 60 – 70 %


Bạch cầu hạt acid 1 – 4%
Bạch cầu hạt ưa base 0 – 0,5%
Bạch cầu mono 3 – 8%
Bạch cầu lympho 20 – 30%

BÀI 4: NHÓM MÁU


1. Đặc điểm 2 hệ nhóm máu ABO, Rh
- Hệ nhóm máu ABO:
+ Có 4 nhóm máu gồm: A, B, AB, O
+ Các kháng nguyên sẽ tồn tại trên màng hồng cầu:
 Nhóm máu A: kháng nguyên A
 Nhóm máu B: kháng nguyên B
 Nhóm máu AB: kháng nguyên A, kháng nguyên B
 Nhóm máu O: không có kháng nguyên
+ Các kháng thể sẽ tồn tại trong huyết tương:
 Nhóm máu A: anti B
 Nhóm máu B: anti A
 Nhóm máu AB: không có kháng thể
 Nhóm máu O: anti A, anti B
- Hệ nhóm máu Rh:
+ Kháng nguyên D tính miễn dịch mạnh nhất
+ Chia 2 nhóm: Có kháng nguyên D: Rh+
+ Không có kháng nguyên D: Rh-
+ Kháng thể anti D không có tự nhiên: Máu (Rh-) tiếp xúc với máu (Rh+)  người
(Rh-) tạo ra anti D
+ Truyền máu:
Lần 1: người (Rh-) nhận máu (Rh+) " Tạo anti D
Lần 2: người đó nhận tiếp Rh+ thì anti D được tạo ra ở lần 1 tiếp xúc với KN
D mới được truyền vào lần 2 gây ngưng kết " gây ngưng kết.

2. Phương pháp xác định nhóm máu


Để xác định nhóm máu hệ ABO người ta dùng hai phương pháp:
- Phương pháp dùng huyết thanh mẫu của Beth Vincent.
- Phương pháp dùng hồng cầu mẫu của Simonin.
Thực hiện trên đá men hoặc trong ống nghiệm.

3. Đọc kết quả xác định nhóm máu


• Nếu có hiện tượng ngưng kết (+): hồng cầu tụ lại từng đám.
• Nếu không có hiện tượng ngưng kết (-): hồng cầu hòa lẫn với huyết thanh như hiện tượng
pha loãng máu

4. Nguyên tắc truyền máu


- Không thể cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong máu người nhận
- Trong TH tối cần thiết, không có máu cùng nhóm, có thể truyền máu khác nhóm nhưng với
điều kiện:
+ Không để kháng nguyên người cho bị ngưng kết bởi kháng thể trong huyết tương
của người nhận
+ Phải đảm bảo nguyên tắc truyền thật chậm, theo dõi cẩn thận với lượng máu không
quá 250 ml

BÀI 5: ĐỊNH THỜI GIAN PROTHROMBIN (THỜI GIAN QUICK)

Thuốc thử: Neoplastin

1. Nguyên tắc
- Huyết tương được chống đông bằng natricitrat 3,8% sẽ khởi động quá trình đông máu theo
đường ngoại sinh sau khi được hổi phục calci với sự hiện diện của thromboplastin.
- Thời gian Quick khảo sát con đường đông máu ngoại sinh gồm các yếu tố đông máu VII, X,
V, II và I.

2. Mục đích của xét nghiệm


- Đánh giá khả năng đông máu của cơ thể
- Theo dõi hiệu quả điều trị các rối loạn đông máu
- Đánh giá nguy cơ chảy máu trước khi phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn khác
- Giúp chẩn đoán các bệnh lý khác như bệnh gan, bệnh thận, thiếu vit K,…

3. Đọc kết quả


- Bình thường: 12 đến 14 giây
- Kết quả có thể biểu diễn bằng:
Giây (12-14s)
% tiêu thụ prothrombin (>70%)
Đơn vị INR (tỷ số bình thường hóa quốc tế) (0,9 – 1,3)

4. Nhận định kết quả? PT tăng trong trường hợp nào?


Thời gian Quick kéo dài trong các trường hợp rối loạn đường đông
máu ngoại sinh như:
$ Thiếu hụt các yếu tố: VII, X, V, II, I.
$ Dùng thuốc chống đông Dicumaron, heparin
$ Điều trị thuốc chống đông vitamin K.
$ Bệnh lý xuất huyết ở trẻ sơ sinh
$ Suy tế bào gan (Xơ gan, viêm gan, vàng da tắc mật)
$ Hội chứng tiêu sợi huyết
$ Hội chứng DIC ( tăng tiêu thụ các yếu tố đông máu)

BÀI 6: ĐO ĐƯỜNG HUYẾT


1. Đo đường huyết mao mạch và tĩnh mạch có gì khác nhau?
Mao mạch Tĩnh mạch
- Lấy máu từ đầu ngón tay - Lấy máu từ tĩnh mạch, thường là ở cánh
- Chỉ cần một lượng máu nhỏ tay
- Ít chính xác hơn so với đo đường huyết - Lấy lượng máu lớn hơn
tĩnh mạch - Cho kết quả chính xác hơn
- Thường được sử dụng để theo dõi đường - Thường được sử dụng trong chẩn đoán
huyết tại nhà bệnh đái tháo đường
- Sử dụng để theo dõi đường huyết trong
bệnh viện

2. Chuyển đổi đơn vị đo đường huyết: mg/dl và mmol/l


mmol/L ×18 →mg/dl
mg/dl × 0,0555→ mmol/L

3. Đối tượng nào nên tầm soát đường huyết?


- Người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường như:
+ Có tiền sử gia đình, người thân mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân hoặc béo phì ,…
- Mọi người từ 45 tuổi trở lên đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ trên
- Người thuộc các nhóm dân tộc có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường
- Phụ nữ có dự định mang thai

4. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường? Tiêu chuẩn rối loạn đường huyết (tiền đái
tháo đường)?
- Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
+ HbA1c ≥ 6.5 %
+ Glucose máu lúc đói ≥ 7 mmol/l (126mg/dl)
+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) kèm: uống nhiều, đái nhiều, giảm
cân, đường niệu, ceton niệu
+ Glucose máu ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose
(làm 2 lần)

- Tiêu chuẩn rối loạn đường huyết (tiền đái tháo đường):
+ Rối loạn đường huyết đói: đường huyết đói trong khoảng 100-125 mg/dl (5,6-6,9
mmol/l)
+ Rối loạn dung nạp glucose: đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose trong khoảng
140-199 mg/dl (7,8-11 mmol/l)

5. Đọc kết quả đường huyết? Tăng trong trường hợp nào? Giảm trong trường hợp
nào?
Hạ đường huyết Bình thường Tiền đái tháo đường Tăng đường huyết
≤ 70mg/dl 70-100 mg/dl 101-125 mg/dl ≥ 126 mg/dL
≤ 3.5 mmol/l 3.6-5.6 mmol/l 5.7-6.9 mmol/l
7 mmol/l

* NGUYÊN NHÂN TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT


- Thiếu insulin hoặc đề kháng insulin
- Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate
- Tác dụng phụ một số thuốc: Thuốc corticoisteroids, thuốc lợi tiểu,,,
- Uống nhiều rượu bia, ít vận động, béo phì..
- Đái tháo đường thai kì
- Một số bệnh khác: cường giáp, các vấn đề về thận; viêm tụy, ung thư tuyến tụy

* NGUYÊN NHÂN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT


- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
- Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
- Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết, nhịn đói.
- Có khối u làm tăng tiết insulin (insulinoma)
- Uống quá nhiều rượu.
- Suy gan, viêm gan.

BÀI 7: CHẨN ĐOÁN THAI BẰNG PP MIỄN DỊCH


1. Nguyên tắc
- Dựa vào phản ứng kết hợp kháng nguyên và kháng thể (hCG + anti HCG) để phát hiện sự
có mặt của hCG hay xác định có thai hay không có thai  hCG âm tính hay dương tính

2. Xác định có thai dựa vào thành phần gì? Nồng độ thành phần đó xuất hiện khi nào?
Tăng cao vào thời điểm nào?
- Xác định có thai dựa vào thành phần hCG có trong nước tiểu hay không
- Nồng độ thành phần đó xuất hiện khi phụ nữ mang thai
- Tăng dần trong máu mẹ và cao nhất ở tuần 10-12 trong thai kỳ

3. Đọc kết quả que test.


- Xuất hiện 1 vạch ở vạch chuẩn  âm tính
- Xuất hiện 2 vạch  dương tính
- Xuất hiện 1 vạch ở vạch kết quả/ không xuất hiện vạch nào  vô hiệu
4. Ngoài trường hợp có thai, kết quả dương tính còn xuất hiện trong trường hợp nào?
dương tính giả, âm tính giả trong những trường hợp nào?
- Trường hợp dương tính: hormon HCG còn được sản sinh bởi một loại khối u như: Ung
thư buồng trứng, gan, phổi và tinh hoàn. Những người có bệnh ung thư liên quan đến tế bào
biểu mô bị đột biến, hệ thống nội tiết, thần kinh cũng sản sinh ra HCG, người bị suy thận.

- Âm tính giả: thuốc lợi tiểu và promethazine (thuốc kháng histamin) làm giảm nồng độ HCG

- Dương tính giả:Các loại thuốc khác như chống co giật, thuốc chống parkinson, thuốc có
thành phần paracetamon, thuốc ngủ và thuốc an thần

BÀI 8: ĐẾM MẠCH – ĐO HUYẾT ÁP


1. Nguyên tắc đếm mạch, đo huyết áp
- Đo huyết áp:
Túi hơi cuốn quanh cánh tay đè lên ĐM cánh tay. Bơm hơi cho áp suất trong túi cao
hơn hẳn áp suất ĐM.
Xả hơi từ từ " Ghi lại phản ứng của ĐM.
+ Khi AS trong bao > HA tối đa: không nghe thấy tiếng gì.
+ Nghe tiếng đập đầu tiên là tương ứng trị số HA tối đa.
+ Nghe tiếng đập cuối cùng là tương ứng trị số HA tối thiểu.
- Đếm mạch: Ấn nhẹ ngón tay lên vùng da mà bên dưới là động mạch trên một nền cứng,
đếm số lần mạch đập trong một phút và nhận định về tính chất của mạch

2. Các vị trí bắt mạch


9 vị trí:
+ ĐM thái dương
+ ĐM cảnh
+ Mỏm tim
+ ĐM cánh tay
+ ĐM quay
+ ĐM bẹn
+ ĐM khuỷu chân
+ ĐM mu bàn chân
+ ĐM chày sau

3. Nhận định các tính chất của mạch


3 tính chất:
- Tính nhịp điệu: đều hay không đều, nhanh hay chậm
- Cường độ mạch: mạnh hay yếu
- Sức căng: độ căng của mạch

4. Đọc kết quả tần số mạch? Nhanh trong trường hợp nào? Giảm trong trường hợp
nào?
- Người Việt Nam trưởng thành, bình thường tần số mạch là 70 – 80 lần/phút, đều, rõ cả hai
bên đối xứng
+ Ở trẻ em tần số mạch nhanh hơn.
- Mạch nhanh khi tần số trên 100 lần/phút
- Mạch chậm khi tần số dưới 60 lần/phút

- Mạch nhanh:
+ Lo lắng, sợ hãi, kích động, giận dữ
+ Hoạt động gắng sức,lao động
+ Trong sốt, ưu năng tuyến giáp, v.v.v…
+ Nhiều loại thuốc điều trị như thuốc chữa bệnh hen suyễn, bệnh tuyến giáp…
- Mạch chậm:
+ Người luyện tập thể thao: 50-60 lần /phút
+ Chủ yếu gặp trong nhiễm độc, một số bệnh của tim, suy giáp, thương hàn...

5. Đọc kết quả huyết áp và nhận định


Bình thường kết quả đo HA thường được ghi: HA tối đa/HA tối thiểu
Tăng huyết áp khi: huyết áp > 140/90 mmHg
- Tăng nguyên phát
+ Tăng theo tuổi
+ Tăng sau hoạt động thể lực
+ Tăng sau bữa ăn
+ Tăng khi dùng chất kích thích, uống rượu…
+ Tăng khi kích động, tức giận hồi hộp, lo lắng…
+ Một số yếu tố ảnh hưởng: hút thuốc lá, đái tháo đường, người cao tuổi trên 60 tuổi,
nữ giới đã mãn kinh, nghiện rượu bia, béo phì, ít vận động cơ thể hoạt động thể chất …

- Tăng thứ phát:


+ Bệnh thận: viêm thận mạn, viêm thận cấp, suy thận, thận đa nang, ứ nước bể thận…
+ Bệnh tim mạch: hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên, hở van
động mạch chủ: huyết áp tối đa tăng.
+ Nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu; do thuốc: sử dụng
thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai… cũng khiến huyết áp tăng cao.

Huyết áp thấp khi: huyết áp < 90/60 mmHg


- Mất nước, Mất máu: do vết thương lớn… làm giảm lượng máu một cách đột ngột gây tụt
huyết áp.
- Các bệnh về tim: các vấn đề về van tim, đau tim, suy tim.
- Nhịp tim nhanh: Như chạy, hoạt động quá sức…
- Nhiễm trùng nặng: làm cho vi khuẩn đi vào máu dẫn sốc nhiễm khuẩn dẫn lên bị tụt
huyết áp, nguy hiểm hơn nó còn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu dẫn
đến huyết áp giảm.

BÀI 9: ĐIỆN TÂM ĐỒ


1. Các chuyển đạo trong điện tâm đồ
Có 3 loại chuyển đạo gián tiếp:
- Chuyển đạo song cực chi (chuyển đạo mẫu): DI ( tay phải – tay trái), DII (tay phải – chân
trái), DIII (tay trái – chân trái)
- Chuyển đạo đơn cực chi (chuyển đạo tăng cường): aVR, aVL, aVF (tay phải – tay trái –
chân trái)
- Chuyển đạo trước tim: V1, V2, V3, V4, V5, V6 (đỏ - vàng – xanh – nâu – đen – tím)

* Điện cực ở chi:


- Đỏ: mắc ở tay phải
- Vàng: tay trái
- Đen: điện cực trung tính - chân phải
- Xanh lá : chân trái

2. Tính tần số tim và nhận xét tần số tim

* Nếu RRmax – RRmin 4 ô nhỏ  đều


60 1500
f= =
số ô nhỏ × 0 , 04 s số ô nhỏ
60 300
f= =
số ô lớn × 0 ,2 s số ô lớn

* Nếu RRmax – RRmin 4 ô nhỏ  không đều


Đếm 30 ô lớn  đếm số đỉnh R  lấy số đỉnh R × 10 = f

* Nhận xét:
Tần số
< 30 lần/phút: rất chậm
<60 lần/phút: chậm
60 – 100 lần/phút: bình thường
>100 lần/phút: nhanh

3. Hệ thống dẫn truyền tim gồm ?


Đi tin trên xuống dưới ; từ Phải → trái
Nút xoang → nút nhí thất → bó His → Mạng Purkinje

You might also like