Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Câu 1:

-Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có tính lịch sử - xã hội của con
người.
--Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của
thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ
lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện
cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ
chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã
hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn.
Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo
ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội
nhằm xác định những những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng
nghiên cứu.

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng
khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ chặt
chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất
vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết
định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
Câu 2 : Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:

Giống nhau:
Đều là quá trình tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách
tương đối rõ ràng..
Chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Đều có ở động vật và con người
-Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định
trong hoạt động nhận thức và toàn bộ đời sống con người.
– Phản ánh riêng lẻ các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
– Là mức độ đầu tiên của nhận thức cảm tính.
-Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh. Nhờ
mối liên hệ đó mà cơ thể có khả năng định hướng và thích nghi với môi
trường. -Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh
động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.
– Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
– Phản ánh sự vật, hiện tượng theo cấu trúc nhất định.
– Gắn liền với hoạt động của con người.
– Là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.
– Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn, giúp
con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới,
giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.
Khác nhau:
So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:
Đều là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ
óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực
tiễn.
Khác:
Nhận thức cảm tính:
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người
sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
Đặc điểm:
– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản
chất và không bản chất.
— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
–Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ
bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn
lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát
sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy
luận.
Đặc điểm:
– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
-Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.
-Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự
của sự vật.

You might also like