Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 50

Đồ án xử lý nước thải

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VẬN TẢI – PHÂN HIỆU TPHCM VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Họ và tên: Hoàng Nguyễn Tân Như


MSSV: 6251081028
Lớp: KTMT_K62

TPHCM, ngày 30 tháng 10 năm 2023


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ YẾN LIÊN

1
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

2
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em
xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải –
Phân Hiệu Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Yến Liên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
chúng em trong quá trình thực hiện đồ án môn học này. Những bài học và giải đáp thắc
mắc đã giúp em rất nhiều trong bài làm này. Một lần nữa, em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
và biết ơn đối với thầy cô đã hướng dẫn em trong thời gian vừa qua.
Mới đi vào thực tế, tìm hiểu và nghiên cứu, với vốn hiểu biết còn hạn chế và nhiều bỡ
ngỡ, việc còn mắc sai sót là điều khó tránh khỏi, mong quý thầy, cô thông cảm bỏ qua.
Em rất mong nhận được những lời góp ý quý báu từ phía các thầy cô, bạn bè để kiến
thức của em ngày càng được hoàn thiện hơn nữa.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong khoa Môi Trường cùng toàn thể các quý
Thầy Cô trong trường, các Cán bộ Công nhân viên thật dồi dào sức khỏe, niềm vui để
tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp là truyền dạy kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


HOÀNG NGUYỄN TÂN NHƯ

3
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

1. Nhiệm vụ đồ án: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân
cư qui mô 20 000 m3/ngày đêm
2. Yêu cầu:
- Phân bố nước thải sinh hoạt theo giờ của KDC cho trong bảng 1
- Thành phần và tính chất nước thải cho trong bảng 2
- Sử dụng giá trị nồng độ CoN trong nước thải sinh hoạt (mg/l)
- Xác định tiêu chuẩn áp dụng cho nước thải đang xử lý
- Đề xuất sơ đồ qui trình công nghệ xử lý
- Khai toán chi phí hệ thống xử lý.

4
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

MỤC LỤC

5
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

DANH MỤC HÌNH

6
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

DANH MỤC BẢNG

7
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

8
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

CHƯƠNG: MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường và những vấn đề về môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc
trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Trái đất, ngôi
nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa và cạn kệt nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi
sự biến đổi hiện nay do các hoạt động kinh tế, xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng nâng cao và phát triển thì vấn đề môi
trường và điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong đó vấn đề về nước được quan tâm hơn cả. Các biện pháp đề bảo vệ môi trường
sống, nguồn nước sinh hoạt , nước ngầm, nước mặt không bị ô nhiễm do các hoạt động
sinh hoạt và sản xuất của con người là thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử
lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử dụng sau
xử lý.
Hoạt động xử lý nước thải tại các khu dân cư hiện nay đang dần được cải thiện rõ ràng cả
về chất lẫn về lượng. Với nhu cầu sử dụng đất và dân số tăng cao, các hoạt động xử lý
nước thải tại các khu dân cư cũng thải ra một lượng lớn chất ô nhiễm gây ảnh hưởng đến
con người và môi trường.
Hiện nay, việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề
vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và
xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống
thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống
này cần hoạt động đồng bộ. Nêu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý
không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong
trường hợp ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ
thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải thì nước thải
cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. Chính vì thế, việc đồng bộ hóa và
phối hợp hoạt động giữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải của một đô
thị, một khu dân cư là hết sức cần thiết vì hai hệ thống này tồn tại với mối quan hệ hữu
cơ mật thiết với nhau.
Do đó, với mong muốn môi trường sống ngày càng nâng cao,vấn đề quản lý nước thải
sinh hoạt dễ dàng hơn, cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nặng nề nên đề
9
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư qui mô 20000
m3/ngày.đêm” là rất cần thiết nhằm góp phần cho việc quản lý nước thải khu dân cư
ngày càng sạch đẹp hơn.

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:


- Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư qui mô
20000m3/ngày.đêm. Đảm bảo các yêu cầu về môi trường theo tiêu chuẩn nhà nước.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Đề tài gồm 3 chương chính:
Chương 1:
+ Tổng quan về nước thải khu dân cư
+ Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện
+ Giới thiệu các công trình tương tự
Chương 2:
+ Giới thiệu sơ bộ về qui mô khu dân cư
+ Xác định thành phần, lưu lượng, tính chất nước thải
Chương 3:
+ Đề xuất và lựa chọn các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
+ Tính toán các công trình đơn vị
Chương 4:
+ Dự toán chi phí hệ thống xử lý
Chương 5:
+ Kỹ thuật vận hành các công trình, bảo trì, bảo dưỡng
+ Lập bản vẽ thiết kế cho hệ thống xử lý nước thải
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
qua các tài liệu chuyên ngành.
Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để đưa ra giải
pháp xử lý chất thải có hiệu quả hơn. (QCVN 28:2010/BTNMT, Cột A)
10
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức toán học để tính toán các công trình đơn
vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống.
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad, Revit để mô tả kiến trúc công nghệ xử lý
nước thải.
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:

Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư, từ
đó góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng trong
sạch hơn.
Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề ô nhiễm
môi trường do nước thải khu dân cư.
Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nước khi trạm xử lý
hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp lân cận, sinh viên tham
quan, học tập.

11
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ VÀ PHƯƠNG


PHÁP XỬ LÝ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ.
1.1.1. Những đặc điểm của nước thải khu dân cư.
- Nước thải khu dân cư là một dạng của nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải sinh
hoạt của người dân và nước mưa chiếm 75-78% trong nước thải đô thị. Nước thải sinh
hoạt là nước được thải ra từ quá trình sinh hoạt của người dân bao gồm: tắm, giặt, vệ
sinh, tẩy rửa, nấu ăn,.. chúng được thải ra từ các hộ dân của khu dân cư đó.
Nước mưa: bản chất nước mưa không gây ô nhiễm nhưng những hạt mưa sẽ cuốn trôi
mọi thứ trên đường nó đi, các mái nhà, sân bãi, con đường sẽ theo cơn mưa cuốn trôi đất
cát, bụi bẩn, chất thải đến hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn ảnh hưởng đến môi trường.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã
hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất dinh
dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải, tải
trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào: mức sống, điều kiện sống
và tập quán sống; điều kiện khí hậu.
Tải trọng chất bẩn theo đầu người được xác định trong Bảng 2.1

Bảng 2.1. Tải trọng chất bẩn theo đầu người


Hệ số phát thải
Chỉ tiêu ô nhiễm Các quốc gia gần với Việt Theo TCVN ( TCXD
Nam (g/người/ngày) 51:2008) (g/người/ngày)
Chất rắn lơ lửng (SS) 70-145 50-55
BOD5 đã lắng 45-54 25-30
BOD20 đã lắng - 30-35
COD 72-102 -
N-NH4+ 2.4-4.8 7
Phospho 0.8-4.0 1.7
12
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Dầu mỡ 10-30 -

(Nguồn:Trang 12 - Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế


công trình – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân

1.1.2 Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt


Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phu thuộc vào dân số, tiêu
chuẩn cấp
nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, lượng nước thải ít hay nhiều còn
phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp,
các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ
sinh sàn nhà
Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh
nước thải này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các loại
carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi
sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2,
N2, H 2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân
hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần
thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải.
Như vậy chỉ số BOD5 càng cao cho thấy chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxi
hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải
cao hơn. Trong các công trình xử lý nước theo phương pháp sinh học, người ta cần
lượng dinh dưỡng trung bính tính theo tỷ lệ BOD5:N:P:K là 100:5:1. Các chất hữu cơ
có trong nước thải không được chuyển hóa hết bởi các loài sinh vật mà có khoảng 20% -
40% BOD không qua quá trình chuyển hóa bởi VSV, chúng chuyển ra cùng với bùn lắng.
Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối
ổn định. Các thành phần này bao gồm: 52% chất hữu cơ, 48% các chất vô cơ. Ngoài ra
nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng, phần
lớn vi sinh vật trong nước thải là vi-rút, vi khuẩn gây bệnh tả, kiết lỵ và thương hàn

Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Mức độ ô nhiễm
Thông số Nặng Trung bình Nhẹ
Chất rắn lơ lửng (SS) 350 220 100
Chất rắn hòa tan (TDS) 850 500 250
BOD5 400 220 110
13
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Amoiac 50 30 10
Nitrit 0.4 0.2 0
Tổng N 85 40 20
Tổng P 15 8 4
Dầu mỡ 150 100 50
Sunfat 50 30 20
Colifom MPN/100ml 10^7-10^9 10^7-10^8 10^6-10^7
(Nguồn:Trang 11 – Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế
công trình – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI


2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học
- Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước tahir, thường người ta sử dụng các quá trình thủy
cơ. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc vào kích thước hạt, tính chất hóa lý, nồng
độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết.
Xử lý cơ học là xử lý ở giai đoạn đầu của qui trình nhằm loại bỏ tạp chất vô cơ, hữu cơ
không tan trong nước thải để đảm bảo qui trình tiếp theo.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước khoảng 60% tạp chất không tan, tuy nhiên
BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng quá trình xử lý cơ học, người ta làm
thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý các công trình cơ học có thể
tăng đến 75% và BOD giảm đi 10-15%
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:

Song chắn rác


Nhiệm vụ: dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, nilon, vỏ cây, rác thải,.. ở bước đầu
tiên tránh làm hư hại đến các thiết bị máy móc xử lý nước thải.
Song chắn rác được phân loại theo nhiều tiêu chí, một số tiêu chí tiêu biếu:
- Phân loại theo khe hở: có 3 loại
+ loại thô lớn (30-200mm)
+ loại trung bình (16-30mm)
+ loại nhỏ ( dưới 16mm)
- Phân loại theo cấu tạo: có 2 loại
+ song chắn rac cố định
+ song chắn rác di động
- phân loại theo phương thức làm sạch:
+ thủ công
+ cơ giới

14
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Hình 2.1 Song chắn rác cơ giới

Bể lắng
Bể lắng cát

Bể lắng cát được đặt sau lưới chắn và song chắn, đặt trước bể điều hòa. Mục đích chủ
yếu của bể lắng cát là loại bỏ cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim loại,..
Phân loại: Bể lắng cát ngang, bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến và bể lắng cát làm
thoáng.
Các loại bể lắng cát chuyển động quay có hiệu quả lắng cát cao và hàm
lượng chất hữu cơ có trong cát thấp. Do cấu tạo đơn giản, bể lắng cát ngang được sử
dụng rộng rãi hơn cả. Tuy nhiên trong điều kiện cần thiết phải kết hợp các công trình
xử lý nước thải, người ta có thể dùng bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến hoặc
thiết bị xiclon hở một tầng hoặc xiclon thủy lực.
Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày. Các loại bể lắng cát thường dùng cho các
trạm xử lý nước thải công suất trên 100m3/ngày.
Bể điều hòa
Để điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm, qua đó tăng hiệu quả xử lý của công trình
phía sau.
Hiệu quả xử lý COD/BOD đạt khoảng 20-30%
Bể điều hòa lưu lượng: đặt sau SCR, bể lắng cát
Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng: đặt sau bể lắng cát trước bể lắng I
Dành cho nước thải công nghiệp, sản xuất, đô thị . Điều hòa lưu lượng và tải trọng của BOD
và SS

15
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Bể lọc
Dùng để tách các thành phần lơ lửng, phân tác có trong nước thải vs kích thước tương
đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như: cát, đá, than bùn,
than gỗ, sỏi,.. Bể lọc thường làm việc với 2 chế độ: lọc và rửa lọc
Quá trình này chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần
thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong nước thải.
Có thể phân loại bể lọc như sau:
- Lọc qua vách lọc
- Bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng hạt
- Thiết bị lọc chậm
-
2.3.2 Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các
quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng
ra khỏi nước thải. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao
gồm:
16
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

 Keo tụ, tạo bông


Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các
hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7 – 10-8cm). Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và
không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng,
giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn
nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong
dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl,
KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3
hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp.

Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo
bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất
phân tán

không tan gây ra màu.


 Tuyển nổi
Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp
chất không tan và khó lắng, có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Trong nhiều trường hợp,
tuyển nổi còn được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp
dụng trong trường hợp quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Quá trình này
được thực hiện nhờ bọt khí tạo ra trong khối chất lỏng khi cho không khí vào. Các chất lơ
lửng như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo
thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Các bọt khí bám vào các
hạt hoặc được giữ lại trong cấu trúc hạt tạo nên lực đẩy đối với các hạt. Không khí được
đưa vào nước với áp lực từ 1.75 – 3.5 kg/cm2, sau đó nước thải dư thừa không khí được
đưa sang bể làm thoáng, tại đó các bọt khí đi lên làm cho các chất rắn lơ lửng nổi lên mặt
nước và được lại bỏ. Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số
lượng bong bóng khí. Kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 – 30.10-3mm.

 Phương pháp hấp phụ


Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các
chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có
17
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân hủy bằng con
đường sinh học và thường có độc tính cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chi
phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp lý hơn
cả. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và
màu rất khó chịu.
Tốc độ quá trình hấp phụ phụ thuộc vào nồng độ, bản chất và cấu trúc của các chất
tan, nhiệt độ của nước, loại và tính chất của các chất hấp phụ.
Trong trường hợp tổng quát, quá trình hấp phụ gồm 3 giai đoạn:
- Di chuyển chất cần hấp phụ từ nước thải tới bề mặt hạt hấp phụ (vùng khuếch
tán ngoài).
- Thực hiện quá trình hấp phụ.
- Di chuyển chất bên trong hạt chất hấp phụ (vùng khuếch tán trong).
Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo
nhôm, một số chất tổng hợp khác và một số chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xi mạt sắt.
Trong số này, than hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ, kim loại nặng và
các chất màu dễ bị hấp phụ. Lượng chất hấp phụ tùy thuộc vào khả năng của từng loại
chất hấp phụ và hàm lượng chất bẩn có trong nước. Phương pháp này có thể hấp phụ 58 –
95% các chất hữu cơ và màu. Các chất hữu cơ có thể bị hấp phụ được là phenol,
akylbenzen, sunfonic axit, thuốc nhuộm và các hợp chất thơm.
 Trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải khỏi
các kim loại như Zn, Cu, Cr, Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất của Asen,
phosphor,Xyanua, chất phóng xạ.
Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt được mức độ làm sạch
cao. Vì vậy, nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý
nước và nước thải.
Trao đối ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đối với
ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit
(chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước.
Các chất có khả năng hút các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là cationit. Chất
này mang tính axit. Các chất có khả năng hút các ion gọi là anionit và chúng mang tính

18
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

kiềm. nếu các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion thì người ta gọi chúng là các ionit
lưỡng tính.
Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp nhân tạo.
2.3.3 Phương pháp xử lý hóa học
Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có : trung hoà , oxy hoá
và khử . Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp
đắt tiền . Người ta sử dụng các phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan và trong các
hệ thống cấp nước khép kín . Đôi khi các phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ
trước xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần
cuối để thải vào nguồn.
 Trung hòa
Phương pháp trung hòa chủ yếu được dùng trong nước thải công nghiệp có chứa
kiềm hoặc axit. Để tránh hiện tượng nước thải gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh
thì người ta phải trung hòa nước thải, với mục đích là làm lắng các muối của kim loại
nặng xuống và tách ra khỏi nước thải.
Quá trình trung hòa trước hết là phải tính đến khả năng trung hòa lẫn nhau giữa
các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trự kiềm của nước thải sinh hoạt
và nước sông. Trong thực tế, nếu hỗn hợp nước thải có pH = 6.5 – 8.5 thì nước đó được
coi là trung hòa.
Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm.
- Bổ sung các tác nhân hoá học.
- Lọc nước axit qua vật liệu có tác nhân trung hoà.
- Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit....
Việc lựa chọn phương pháp trung hoà còn tuỳ thuộc vào thể tích và nồng độ nước
thải, chế độ thải nước thải, khả năng sẳn có và giá thành của các tác nhân hoá học.
Trong quá trình trung hoà, một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ
thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử
dụng Cho quá trình.
 Oxy hóa – khử
Mục đích của phương pháp này là chuyển các chất ô nhiễm độc hại trong nước

19
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

thải thành các chất ít độc hơn và được loại ra khỏi nước thải .Quá trình này tiêu tốn
một lượng lớn các tác nhân hoá học , do đó quá trình oxy hoá hoá học chỉ được dùng
trong những trường hợp khi các tạp chất gây ô nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách
bằng những phương pháp khác . Thường sử dụng các chất oxy hoá như : Clo khí và lỏng,
nước Javen NaOCl, Kalipermanganat KMnO4, Hypocloric Canxi Ca(ClO)2, H2O2, Ozon

 Khử trùng
Sau khi xử lý sinh học , phần lớn các vi khuẩn trong nước thải bị tiêu diệt .Khi xử
lý trong các công trình sinh học nhân tạo (Aerophin hay Aerotank ) số lượng vi khuẩn
giảm xuống còn 5% , trong hồ sinh vật hoặc cánh đồng lọc còn 1-2%. Nhưng để tiêu diệt
toàn bộ vi khuẩn gây bệnh, nước thải cần phải khử trùng .
Có các phương pháp khử trùng sau:
- Dùng hợp chất clo: clorua vọi, clorua nước
- Dùng ozon
- Dùng tia cực tím
Trước đây, việc dùng clo hoặc các hợp chất của clo được sử dụng rất phổ biến
trong xử lí nước thải vì đem lại hiệu quả cao, gía thành rẻ. Tuy nhiên, lượng clo dư trong
nước (0,5mg/l) để đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình khử trùng sẽ gây ảnh hưởng
đến các sinh vật có ích khác. Do vậy gần đây việc khử trùng bằng clo và các hợp chất của
clo dần được thay thế bằng ozon và tia cực tím.

Bảng 2.4 Ứng dụng quá trình xử lý hóa học

Quá trình Ứng dụng


Trung hòa Để trung hòa nước thải có độ kiềm hoặc axit cao
Keo tụ Loại bỏ Phospho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng
trong các công trình lắng sơ cấp
Hấp phụ Loại bỏ các chất hữu cơ không thể xử lý được bằng phương
pháp hóa học hay sinh học thông dụng. Cũng được dùng để khử
Clo của nước thải sau xử lý, trước khi thải vào môi trường Khử
trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp này
thường sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine,
ozone…

20
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Các quá trình khác Nhiều loại hóa chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu
nhất định nào đó. Ví dụ như là dùng hóa chất để kết tủa các kim
loại nặng trong nước thải

(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình,
Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)
2.3.4 Phương pháp xử lý sinh học
Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh
vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hóa hoặc khử các hợp chất hữu cơ
này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: quá trình xử lý nước thải
được dựa trên sự oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hòa tan. Nếu
oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá trình sinh học hiếu
khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được vận chuyển và hòa tan trong nước
nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khi trong điều kiện tự
nhiên.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí: quá trình xử lý được dựa trên
cơ sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí. Đối với
các hệ thống thoát nước quy mô vừa và nhỏ, người ta thường dùng các công trình kết hợp
với việc tách cặn lắng với phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng.
a. Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
 Các công trình xử lý nước thải trong đất
Các công trình xử lý nước thải trong đất là những vùng đất quy hoạch tưới nước
thải định kỳ gọi là cánh đồng ngập nước (cánh đồng tươi và cánh đồng lọc). Cánh đồng
ngập nước được tính toán thiết kế dựa vào khả năng giữ lại, chuyển hóa chất bẩn trong
đất. Khi lọc qua đất, các chất lơ lửng và keo sẽ được giữ lại ở lớp trên cùng. Những chất
đó tạo nên lớp màng gồm vô số vi sinh vật có khả năng hấp phục và oxy hóa các chất hữu
cơ có trong nước thải. Hiệu suất xử lý nước thải trong cánh đồng ngập nước phụ thuộc
vào các yếu tố như loại đất, độ ẩm của đất, mực nước ngầm, tải trọng, chế độ tưới,
phương pháp tưới, nhiệt độ và thành phần tính chất nước thải. Đồng thời, nó còn phụ
thuộc vào các loại cây trồng ở trên bề mặt. Trên cánh đồng tưới ngập nước có thể trồng
nhiều loại cây, song chủ yếu là loại cây không thân gỗ.
 Hồ sinh học

21
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Hồ sinh học là các thủy vực tự nhiên hoặc nhân tạo, không lớn mà ở đấy diễn ra
quá trình chuyển hóa các chất bẩn. Quá trình này diễn ra tương tự như quá trình tự làm
sạch trong nước sông hồ tự nhiền với vai trò chủ yếu là các vi khuẩn và tảo…
Theo bản chất quá trình xử lý nước thải và điều kiện cung cấp oxy, người ta chia
hồ sinh học ra 2 nhóm chính: hồ sinh học ổn định nước thải và hồ làm thoáng nhân tạo.
Hồ sinh học ổn định nước thải có thời gian nước lưu lại lớn (từ 2 – 3 ngày đến
hàng tháng) nên điều hòa được lưu lượng và chất lượng nước thải đầu ra. Oxy cung cấp
cho hồ chủ yếu là khuếch tán qua bề mặt hoặc do quang hợp của tảo. Quá trình phân hủy
chất bẩn diệt khuẩn mang bản chất tự nhiện.
Theo điều kiện khuấy trộn, hồ sinh học làm thoáng nhân tạo có thể chia thành 2
loại: hồ sinh học làm thoáng hiếu khí và hồ sinh học làm thoáng tùy tiện. Trong hồ sinh
học làm

thoáng hiếu khí, nước thải trong hồ được xáo trộn gần như hoàn toàn. Trong hồ
không có hiện tượng lắng cặn. Hoạt động hồ gần giống như bể Aerotank. Còn trong hồ
sinh học làm thoáng tùy tiện còn có những vùng lắng cặn và phân hủy chất bẩn trong
điều kiện yếm khí. Mức độ xáo trộn nước thải trong hồ được hạn chế.
b. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo
 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý hiếu khí nhân tạo dựa trên nhu cầu oxy cần cung cấp cho VSV
hiếu khí có trong nước thải hoạt động và phát triển. Nhiệm vụ: chuyển hóa (oxy hóa) các
chất hòa tan và những chất dễ phân hủy sinh học thành những sản phẩm cuối cùng có thể
chấp nhận được; hấp phụ và kết tủa cặn lơ lửng và chất keo không lắng thành bông đông
tụ sinh học hay màng sinh học; chuyển hóa/khử chất dinh dưỡng (N và P).
 Bể lọc sinh học (Bể Biophin)
Là công trình xử lí nước thải trong điều kiện nhân tạo nhờ sinh vật hiếu khí.
Quá trình diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mặt bể và thấm qua vật liệu lọc. Ở
bề mặt của hạt vật liệu lọc và các khe hở giữa chúng, các hạt cặn bẩn được giữ lại và tạo
thành màng gọi là màng vi sinh. Vi sinh hấp thu chất hữu cơ và nhờ đó mà quá trình oxy
hóa được thực hiện.
Những loại bể Biophin thường dùng:
- Biophin nhỏ giọt
- Biophin cao tải
22
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Bể lọc sinh học nhỏ giọt


Bể lọc sinh học nhỏ giọt dùng để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải, đảm bảo
BOD trong nước thải ra khỏi bể lắng đợt II dưới 15 mg/l.
Bể có cấu tạo hình chữa nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng. Do tải trọng thủy lực
và tải trọng chất bẩn hữu cơ thấp nên kích thước vật liệu lọc không lớn hơn 30mm
thường là các loại đá cục, cuội, than cục. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong bể từ 1,5 – 2m.
Bể được cấp khí tự nhiên nhờ các cửa thông gió xung quanh thành với diện tích bằng
20% diện tích sàn thu nước hoặc lấy từ dưới đáy với khoảng cách giữa đáy bể và sàn đỡ
vật liệu lọc cao 0,4 – 0,6m. Để lưu thông hỗn hợp nước thải và bùn cũng như không khí
vào trong lớp vật liệu lọc, sàn thu nước có các khe hở. Nước thải được tưới từ trên bờ mặt
nhờ hệ thống phân phối vòi phun, khoan lỗ hoặc máng răng cưa.
Tuy nhiên bể làm việc hiệu quả khi BOD5 của nước thải  200mg/l. Bể thường
dùng cho các trạm xử lý nước thải công suất trên100 m3/ngđ.

Đĩa lọc sinh học


Đĩa lọc sinh học được dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo
nguyên lý bám dính. Đĩa lọc là các tấm nhựa, gỗ,…hình tròn đường kính 2 – 4m, dày
dưới 10mm ghép với nhau thành khối cách nhau 30 – 40mm và các khối này được bố trí
thành dãy nối tiếp quay đều trong bể nước thải. Đĩa lọc sinh học được sử dụng rộng rãi để
xử lý nước

thải sinh hoạt với công suất không hạn chế. Tuy nhiên, người ta sử dụng hệ thống đĩa
để cho các trạm xử lý nước thải công suất dưới 5000 m3/ngày.

Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước (Bể Bioten)
Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước hoạt động theo nguyên lý lọc dính
bám. Công trình này thường được gọi là Bioten có cấu tạo gần giống với bể lọc sinh học
và Aerotank. Vật liệu lọc thường được đóng thành khối và ngập trong nước. Khí được
cấp với áp lực thấp và dẫn vào bể cùng chiều hoặc ngược chiều với nước thải. Khi nước
thải qua lớp vật liệu lọc, BOD bị khử và NH4+ bị chuyển hóa thành NO3- trong lớp màng
sinh vật. Nước đi từ dưới lên, chảy vào máng thu và được dẫn ra ngoài.
Bể lọc sinh học cao tải
Bể lọc sinh học cao tải dùng để xử lý sinh học hiếu khí nước thải với tải trọng thủy
lực từ 10 đến 30m3 nước thải/m2 bề mặt bể.ngày.
23
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Bể cấu tạo hình tròn trên mặt bằng để đảm bảo cho dàn ống phân phối nước tự
quay. Áp lực từ các lỗ phun từ 0,5÷0,7m. Tốc độ quay một vòng từ 8 đến 12 phút.
Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu đến dàn ống là 0,2÷0,3m để lấy không khí và nước
phun ra vỡ thành các hạt nhỏ đều trên mặt bể.
Bể lọc sinh học cao tải hoạt động có hiệu quả khi BOD của nước thải dưới
300mg/l. Để tăng hiệu quả xử lý nước thải người ta thường tuần hoàn nước sau bể lọc để
xử lý lại. Thời gian tiếp xúc giữa nước thải và vi sinh vật dính bám tăng lên, tải trọng
chất bẩn hữu cơ giảm xuống. Mặt khác khi tuần hoàn lại nước, tải trọng thủy lực tăng lên,
đẩy mạnh quá trình tách màng vi sinh vật cũ và hình thành màng mới trên bề mặt vật liệu,
làm giảm hiện tương tắc ngẽn trong các lỗ rỗng của lớp vật liệu, tăng lưu lượng trong hệ
thống phân phối, đảm bảo tốc độ quay của dàn ống.
Thường xử lý cho các trạm có lưu lượng < 50000 m3/ngđ.

 Bể Aerotank

CHƯƠNG 1. Hình 2.4 bể arotank

Bể Aerotank là một công trình sử dụng phương pháp sinh học hiếu khí để xử lý
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải đô thị có chứa nhiều chất hữu cơ
hòa tan và một số chất vô cơ (H2S, các sunfua, nitric…)
Nước thải sau khi qua bể lắng 1 có chứa các chất hữu cơ hòa tan và các chất lơ
lửng đi vào bể phản ứng hiếu khí (Aerotank). Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai
trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông
cặn gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông căn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu
cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật
sống khác.

24
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dung chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm
thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan thành các tế bào mới.
Để đảm bảo bùn hoạt tính ở trạng thải lơ lửng và đảm bảo chất lượng oxy dùng
trong quá trình sinh hóa các chất hữu cơ thì phải luôn đảm bảo việc cung cấp oxy. Lượng
bùn tuần hoàn và không khí cần cung cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ của yêu cầu xử
lí nước thải.
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: BOD5 : N : P = 100:5:1. Nước thải có pH từ 6,5 – 8,5
trong bể là thích hợp.Thời gian lưu nước trong bể không quá 12h.
Quá trình diễn ra như sau:
- Khuấy trộn đều nước thải với bùn hoạt tính trong thể tích V của bể phản ứng.
- Làm thoáng bằng khí nén hay khuấy trộn bề mặt hỗn hợp nước thải và bùn
họat tính có trong bể trong một thời gian đủ dài để lấy oxy cấp cho quá trình
sinh hóa xảy ra trong bể.
- Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng đợt
- Tuần hoàn lại một lượng bàn cần thiết từ đáy bể lăng đợt 2 vào bể Aerotank để
hòa trộn với nước thải đi vào. - Xả bùn dư và xử lý bùn

 Bể SBR (Aerotank theo mẻ)


SBR là một dạng của bể Aerotank, phát triển trên cơ sở xử lí bùn hoạt tính, vận
hành theo từng mẻ liên tục và kiểm soát được theo thời gian, là một công trình xử lý sinh
học nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó tuần tự diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn
và gạn nước thải. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn tối thiểu của bể là 2.
Chia làm 5 pha (làm đầy – phản ứng, thổi khí – lắng – rút nước – chờ) và được sục
khí bằng máy nén khí, máy sục khí dạng jet hoặc thiết bị khuấy trộn cơ học, chu kì hoạt
động của ngăn bể được điều khiển bằng rơ le thời gian, trong bể có bố trí hệ thống vớt
váng, thiết bị đo mức bùn.
SBR có thể thực hiện các quá trình khử carbon, nitrat hóa, khử nitrat và khử
phosphor sinh hóa do có thể điều chỉnh được quá trình hiếu khí, thiếu khí, và kỵ khí trong
bể bằng việc cung cấp oxy. Quá trình xử lý này cho hiệu quả xử lý nước thải rất cao.
BOD5 của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 20mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng từ 3 – 25
mg/l và N-NH3 khoảng từ 0.3 – 12 mg/l.

25
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Hình 2.5 Bể Sbr.

 Mương oxy hóa


Là dạng cải tiến của Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh, làm việc trong điều kiện
hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính lơ lửng chuyển động tuần hoàn trong mương.
Có thể xử lý nước thải có độ nhiễm bẩn cao BOD từ 1000 – 5000 mg/l
 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí – bể UASB
Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều,
sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn) và các chất
hữu cơ bị phân hủy.
Các bọt khí metan và NH3, H2S nổi lên trên và thu được bằng các chụp thu khí để
dẫn ra khỏi bể. Nước thải tiếp đó chuyển đến vùng lắng của bể phân tách 2 pha lỏng rắn.
Sau đó ra khỏi bể, bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại vùng lớp bông bùn. Sự tạo thành bùn hạt
và duy trì được nó rất quan trọng khi vận hành bể UASB.
Sử dụng cho những nguồn thải có nồng độ BOD5 >1000mg/l và COD > 2000 mg/l
và xử lý cho những nguồn thải có lưu lượng < 50000 m3/ngđ.

Ưu điểm: xử lý được các nguồn nước thải có nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ cao
Nhược điểm: xử lý không hoàn toàn
 Sau bể sinh học ký khí thường phải có bể sinh học hiếu khí au HTXLNT sinh hoạt,
tổng P được loại trừ đến 95,11%, nồng độ đầu ra là 0,23 mg/l, đạt yêu cầu của tiêu chuẩn
loại C và cả loại A của TCVN 5945:2005

Bể Lắng 2

26
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Nước thải sau xử lý ở bể Aerotank được dẫn đến bể lắng đợt 2. Để giảm chi phí bơm, bể
lắng 2 thường được xây dựng với cao trình phù hợp đảm bảo nước từ bể Aerotank có thể
chảy sang bể lắng 2. Nhiệm vụ của bể lắng đợt 2 là lắng các màng sinh vật được hình
thành trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí ở bể Aerotank [[1] Trịnh Xuân Lai, “Tính
toán thiết kế các công trình xử lí nước thải”, NXB Xây Dựng Hà Nội].
Bể UASB ( Bể sinh học kỵ khí )
UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) là bể kỵ khí, dòng nước chuyển động
thẳng đứng từ dưới lên trên đi qua lớp đệm bùn trong đó bao gồm các sinh khối được
hình thành dưới dạng hạt nhỏ hay hạt lớn; giải pháp này cho phép nước thải tiếp xúc với
các hạt bùn.
Các khí sinh ra trong quá trình thủy phân lại là nguyên nhân tạo nên sự chuyển động
bên trong đệm bùn.

Hình 1.6: Cấu tạo bể UASB

 Cấu tạo bể UASB


Bể UASB có thể xây dựng bằng bê tông cốt thép, thường xây dựng hình chữ nhật.
Để dễ tách khí ra khỏi nước thải người ta lắp thêm tấm chắn khí có độ nghiêng ≥ 35⁰ so
vơí phương ngang.

27
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

– Hệ thống máng thu nước sau xử lý.


– Hệ thống tách thu khí.
Nhiệt độ càng cao thì hiệu quả xử lí của bể UASB càng cao, do đó bể này áp dụng rất tốt
ở Việt Nam.
 Nguyên tắc Bể UASB
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí xảy ra (bùn + nước thải) tạo ra
khí (70 – 80% CH4). Khí sinh ra từ lớp bùn sẽ dính bám vào các hạt bùn và cùng với khí
tự do nổi lên phía mặt bể. Tại đây quá trình tách pha khí – lỏng – rắn xảy ra nhờ bộ phận
tách pha. Khí theo ống dẫn qua bồn hấp thu chứa dung dịch NaOH 5– 10%. Bùn sau khi
tách khỏi bọt khí lại lắng xuống. Nước thải theo màng tràn răng cưa dẫn đến công trình
xử lý tiếp theo.
Nước thải sau khi điều chỉnh pH và dinh dưỡng được dẫn vào đáy bể và nước thải đi
lên. vận tốc nước thải đưa vào bể UASB được duy trì trong khoảng 0.6 – 0.9 m/h (nếu
bùn ở dạng bùn hạt). pH thích hợp cho quá trình phân hủy yếm khí dao động trong
khoảng 6.6 – 7.6.
Các giai đoạn xảy ra trong quá trình kỵ khí
– Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
Dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và chất không tan
(polysaccharides, proteins, lipids) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa
tan (như đường, các amino acid, acid béo).
Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc
tính dễ phân hủy của cơ chất.
– Giai đoạn 2: Axít hóa
Vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay
hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống đến 4.0.
– Giai đoạn 3: Methane hóa. Giai đoạn này chuyển từ sản phẩm đã methane hóa thành
khí (CH4 và CO2) bằng nhiều loại vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt.
Giai đoạn này chuyển từ sản phẩm đã methane hóathành khí (CH 4 và CO2) bằng nhiều
loại vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt.
Các phương trình phản ứng:
– CH3COOH = CH4 + CO2

28
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

– 2C2H5OH + CO2 = CH4 + 2CH3COOH


– CO2 + 4H2 = CH4 + 2H2O
Các protein có khả năng phân hủy bị thủy phân: NH3 + HOH = NH4- + OH-
Khi OH- sinh ra sẽ phản ứng với CO2 tạo thành ion bicacbonat.
 Ưu điểm bể UASB
- Xử lý nước thải bằng bể UASB Giảm lượng bùn sinh học, do đó giảm được chi phí xử
lí bùn. Khí sinh ra là khí biogas (CH 4) mang tính kinh tế cao. Xử lí được hàm lượng chất
hữu cơ cao, tối đa là 4000 mg/l, BOD 500 mg/l, điều này không thể thực hiện được ở các
bể sinh học hiếu khí hay chỉ áp dụng ở những bể đặc biệt như Aerotank cao tải. So với
Aerotank (0.3 – 0.5 kgBOD/m3/ngày) thì bể UASB chịu được tải trọng gấp 10 lần
khoảng 3 – 8 kgBOD/m3/ngày, từ đó giảm được thể tích bể.
- Không tốn năng lượng cho việc cấp khí vì đây là bể xử lí sinh học kị khí, đối với các bể
hiếu khí thì năng lượng này là rất lớn.
- Xử lí các chất độc hại, chất hữu cơ khó phân hủy rất tốt.
- Khả năng chịu sốc cao do tải lượng lớn. Ít tốn diện tích.
- Tiết kiểm diện tích và kinh phí đầu tư
- Bùn kỵ khí có thể hồi phục và hoạt động được sau một thời gian ngưng hoạt động nên
có thể hoạt động theo mùa.
 Nhược điểm bể UASB
- Khởi động lâu, Nuôi cấy bùn kỵ khí khó và thời gian thích nghi lâu (3-4 tháng).
- Hiệu quả xử lí không ổn định vì đây là quá trinh sinh học xảy ra tự nhiên nên chúng ta
không thể can thiệp sâu vào hệ thống.
- Lượng khí sinh ra không ổn định
- Nước thải được phân bố vào từ đáy bể và đi ngược lên qua lớp bùn sinh học có mật độ
vi khuẩn cao. Khí thu được trong quá trình này được thu qua phễu tách khí lắp đặt phía
trên. Cần có tấm hướng dòng để thu khí tập trung vào phễu không qua ngăn lắng. Trong
bộ phận tách khí, diện tích bề mặt nước phải đủ lớn để các hạt bùn nổi do dính bám vào
các bọt khí biogas tách khỏi bọt khí. Để tạo bề rộng cần thiết cần có cột chặn nước. Dọc
theo mô hình có các vòi lấy mẫu (4 – 6 vòi) để đánh giá lượng bùn trong bể thông qua thí
nghiệm xác định mặt cắt bùn.
 UASB hoạt động tốt khi các nguyên tắc sau đạt được
- Bùn kỵ khí có tính lắng tốt.
29
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

- Có bộ phận tách khí – rắn nhằm tránh rữa trôi bùn hỏi bể. Phần lắng ở trên có thời gian
lưu nước đủ lớn, phân phối và thu nước hợp lý sẽ hạn chế dòng chảy rối. Khi hạt bùn đã
tách khí đến vùng lắng có thể lắng xuống và trở lại ngăn phản ứng.
- Hệ thống phân phối đầu vào đảm bảo tạo tiếp xúc tốt giữa nước thải và lớp bùn sinh
học. Mặt khác, khí biogas sinh ra sẽ tăng cường sự xáo trộn giữa nước và bùn, vì vậy có
thể không cần thiết thiết bị khuấy cơ khí [4].
Bể Anoxic ( Bể sinh học hiếu khí )
- Bể Anoxic hay còn gọi là bể lên men là hệ thống bể xử lý Nito trong nước thải bằng các
phương pháp sinh học. Công nghệ xử lý được áp dụng trong bể Anoxic thường là Nitrat
hóa và khử Nitrat. Bể thiếu khí Anoxic còn có cả chức năng xử lý Phốt pho. Ở bể này
việc xử lý chất thải sẽ diễn ra các quá trình như lên men, cắt mạch, khử Nitrat thành Nito,
…..
Nguyên lý của bể Anoxic
Trường hợp thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitơrat denitrificans (dạng kỵ khí tùy tiện)
sẽ tách oxy của nitơrat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử tạo thành trong quá
trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
Quá trình chuyển: NO3 – NO2 – NO – N2O – N2 (NO, N2O, N2: dạng khí)
Tuy nhiên để cho quá trình này diễn ra thì cần phải xảy ra thêm 2 quá trình Nitrit hóa và
Nitrat hóa ở điều điện hiếu khí nhe.
Quá trình nitrit hóa: NH4 + O2 —Nitrosomonas—> NO2-
Quá trình nitrat hóa: NH4 + O2 —Nitrobacter—> NO3-
Phương trình phản ứng:
55NH4+ + 76O2 +5CO2 —Nitrosomonas—> C5H7NO2 + 54NO2- + 52H2O + 109 H+
400NO2- + 10 O2 + NH3 + 2H2O + 5CO2 —Nitrobacter—> C5H7NO2+ 400NO3-
Nhưng để xử lý được Nitơ cũng đòi hỏi có nguồn Cacbon để tổng hợp tế bào. Do nước
thải đã được nitrat hóa thường chứa ít vật chất chứa Cacbon nên đòi hỏi phải bổ sung
thêm nguồn Cacbon từ ngoài vào. Trong một số hệ khử nitrit sinh học, nước thải chảy tới
hoặc tế bào chất thường là nguồn cung cấp Cacbon cần thiết. Khi xử lý nước thải công
nghiệp thường thiếu Cacbon hữu cơ nên người ta thường dung CH3OH rượu metylic làm
nguồn Cacbon bổ sung. Nước thải công nghiệp nếu nghèo chất dinh dưỡng nhưng lại
chứa Cacbon hữu cơ thì cũng có thể hòa trộn vào.
Quá trình loại bỏ chất dinh dưỡng phospho

30
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Photpho xuất hiện trong nước thải ở dạng PO4 3- hoặc poli photphat P2O7 hoặc dạng
photpho liên kết hữu cơ. Hai dạng sau chiếm khoảng 70% trong nước thải.
Các dạng tồn tại của P thường dùng các loại hợp chất keo tụ gốc Fe, Al,…để loại bỏ
nhưng giá thành đắt, tạo thành bùn chứa tạp chất hóa học,…
Vi khuẩn Acinetobater là 1 trong những sinh vật đầu tiên có trách nhiệm khử P, chúng có
khả năng tích lũy poliphotphat trong sinh khối tương đối cao (2-5%).
Khả năng lấy Phospho của vi khuẩn kỵ khí tùy tiện Acinebacter sẽ tăng lên rất nhiều khi
cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí, kỵ khí.
Ưu điêm:
Giúp bảo vệ môi trường, tránh xả những chất độc hại, khó phân hủy trực tiếp ra môi
trường. Tiết kiệm, cải tạo lại nguồn nước nhằm tái sử dụng cho sản xuất.
Giảm thiểu được hiện tượng tắc cống, tắc bể phốt.
Giúp phân hủy chất hữu cơ, giảm mùi hôi thối trước khi được đưa ra bên ngoài
Kiểm soát được chất lượng nước thải, và nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
Nhược điểm
Cần có một diện tích đủ rộng để thi công.
Tiền đầu tư ban đầu (mua bùn, bổ sung chất hữu cơ thường xuyên) gây tốn kém.
Có một bản thiết kế sơ đồ bể phốt, hệ thống lắng, lọc, chứa hết sức tỷ mỉ.
Tổng quan về công nghệ MBBR:
- MBBR là một dạng của quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bởi lớp màng sinh
học (biofilm). Trong quá trình MBBR, lớp màng biofilm phát triển trên giá thể lơ lửng
trong lớp chất lỏng của bể phản ứng. Những giá thể này chuyển động được trong chất
lỏng là nhờ hệ thống sục khí cung cấp oxy cho nước thải hoặc thiết bị khuấy trộn.Công
nghệ này được phát triển tại Thụy Điển vào cuối những năm 1980 và được sử dụng rộng
rãi trên nhiều nhà máy của các nước trên thế giới. Trong những năm 1980, người ta sử
dụng MBBR để loại bỏ Nitơ của nguồn thải thải ra biển Bắc. Các kỹ sư và nghiên cứu
sinh đã nhận ra rằng trong nhiều trường hợp cần có một quá trình sinh học với nồng độ
sinh khối cao để tăng hiệu quả xử lý và giảm chi phí. Với mục đích loại bỏ chất hữu cơ,
amonia và Nitơ, công nghệ này đã được nghiên cứu và đã chứng tỏ những ưu điểm rõ rệt
qua nhiều nghiên cứu khác nhau [3].
- Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của quá trình xử lý
bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học. Bể MBBR hoạt động giống như quá trình xử lý
bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể. Đây là quá trình xử lý bằng lớp màng
biofilm với sinh khối phát triển trên giá thể lơ lửng, mà những giá thể lơ lửng này có thể
di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ lại bên trong bể phản ứng được đặt ở cửa

31
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

ra của bể. Bể MBBR không cần quá trình tuần hoàn bùn giống các phương pháp xử lý
bằng màng biofilm khác. Vì vậy, nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý bằng
phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí trong bể, bởi vì sinh khối ngày càng được tạo ra
trong quá trình xử lý. Cũng như các quá trình sinh trưởng lơ lửng, sinh khối trong bể
MBBR có nồng độ cao hơn, dẫn đến thể tích bể nhỏ gọn hơn quá trình bùn hoạt tính
thông thường. Bể MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể kị khí.

Hình 1. 7: Mô tả quá trình xử lý của bể MBBR hiếu khí(a) và thiếu khí(b)

- Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuếch tán của
những bọt khí có kích thước trung bình được thổi từ máy thổi khí. Trong khi đó, ở bể
thiếu khí/ kị khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể
bằng cánh khuấy. Hầu hết các bể MBBR được thiết kế ở dạng hiếu khí có lớp lưới chắn ở
cửa ra, ngày nay người ta thường thiết kế lớp lưới chắn có dạng hình trụ đặt thẳng đứng
hay nằm ngang.
Giá thể động:
- Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm
dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt đạt hiệu
dụng lớn nhất, để lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt giá thể và tạo điều kiện tối ưu
cho hoạt động vi sinh vật khi những giá thể này lơ lửng trong nước và tiếp úc với chất
dinh dưỡng.
- Kaldnes Miljøteknologi AS đã phát triển những giá thể động có hình dạng và kích
thước khác nhau. Tùy thuộc vào đặc tính quá trình tiền xử lý, tiêu chuẩn xả thải và thể
tích thiết kế bể thì mỗi loại giá thể có hiệu quả xử lý khác nhau. Hiện tại trên thị trường
có 5 loại giá thể khác nhau: K1, K2, K3, Natri và Biofilm Chip M.

32
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

K1 K2 K3

Biofilm Chip M Natrix

Hình 1. 8: Các loại giá thể động.


- Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng của nước (tỷ trọng của các loại giá
thể so với nước từ 0.94 – 0.96), tuy nhiên mỗi loại giá thể có tỷ trọng khác nhau. Điều
kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể
chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể tối đa trong bể MBBR nhỏ hơn 67%.
Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuếch tán của các chất dinh dưỡng
(chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá
trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Chiều sâu mà cơ chất có thể xâm nhập vào lớp
màng nhỏ hơn 100 m, điều này có nghĩa là chiều dày lớp màng rất mỏng để các chất dinh
dưỡng khuêch tán vào bề mặt lớp màng. Để đạt được điều này, độ xáo trộn của giá thể
trong bể là nhân tố rất quan trọng để có thể di chuyển các chất dinh dưỡng lên bề mặt của
màng và đảm bảo chiều dày của lớp màng trên giá thể mỏng.

33
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

- Những nghiên cứu khác nhau đã chứng minh rằng nồng độ sinh khối trên một đơn vị thể
tích bể là 3 – 4 kg TS/m3, giống như quá trình xử lý bùn hoạt tính lơ lửng. Vì vậy, tải
trọng thể tích của bể lớn do sinh khối hình thành trên lớp màng biofilm cao [3].

Hình 1.9: Màng biofilm trong giá thể

Quá trình sinh trưởng, phát triển và suy thoái của màng vi sinh vật:
Quy luật chung trong sự phát triển của màng vi sinh vật bởi quá trình tiêu thụ cơ
chất có trong nước thải và làm sạch nước thải như sau: quá trình vi sinh vật phát triển
dính bám trên bề mặt giá thể được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: khi màng vi sinh vật còn mỏng và chưa bao phủ hết bề mặt rắn.
Trong điều kiện này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, cùng điều kiện, sự phát triển
giống như quá trình vi sinh vật lơ lửng.
- Giai đoạn thứ hai: độ dày màng trở nên lớn hơn bề dày hiệu quả. Trong giai đoạn thứ
hai, tốc độ phát triển là hằng số, bởi vì bề dày lớp màng hiệu quả không thay đổi bất chấp
sự thay đổi của toàn bộ lớp màng, và tổng lượng vi sinh đang phát triển cũng không thay
đổi trong suốt quá trình này. Lượng cơ chất tiêu thụ chỉ dùng để duy trì sự trao đổi chất
của vi sinh vật và không có sự gia tăng sinh khối. Lượng cơ chất đưa vào phải đủ cho quá
trình trao đổi chất, nếu không sẽ có sự suy giảm sinh khối và lớp màng sẽ bị mỏng dần đi
nhằm đạt tới cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.

34
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

- Trong giai đoạn thứ ba: bề dày lớp màng không thay đổi nhiều và trở nên ổn định. Sự
trao đổi chất diễn ra để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật
không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng
sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu
không vi sinh sẽ thiếu dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất
và sinh khối. Trên thực tế, quá trình phân hủy nội bào và quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra
đồng thời với nhau. Khi đó tốc độ phát triển màng cân bằng với tốc độ suy giảm bởi sự
phân huỷ nội bào, phân huỷ theo dây chuyền thực phẩm, hoặc bị rửa trôi bởi lực cắt của
dòng chảy
Trong quá trình phát triển của màng vi sinh vật, vi sinh vật thay đổi cả về chủng
loại và số lượng. Lúc đầu, hầu hết sinh khối là vi khuẩn, sau đó protoxoas và tiếp đến là
metazoas phát triển hình thành nên một hệ sinh thái. Protozoas và metazoas ăn màng vi
sinh vật làm giảm lượng bùn dư. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường nào đó, chẳng
hạn nhiệt độ nước hay chất lượng nước thuận lợi cho metazoas phát triển quá mạnh sẽ ăn
quá nhiều màng vi sinh làm ảnh hưởng tới khả năng làm sạch nước. Nghiên cứu của
Inamori cho thấy có hai loài thực dưỡng sống trong màng vi sinh vật. Một loài ăn vi
khuẩn lơ lửng và thải ra chất kết dính. Kết quả là làm tăng tốc độ làm sạch nước. Loài kia
ăn vi khuẩn trong màng vi sinh do đó thúc đẩy sự phân tán sinh khối. Và nếu hai loài này
có sự cân bằng hợp lí thì hiệu quả khoáng hoá chất hữu cơ và làm sạch nước thải cao.
Nồng độ sinh khối trên giá thể MBBR được nghiên cứu rằng có độ tương đương
với nồng độ chất rắn lơ lửng của quá trình bùn hoạt tính, các giá trị thông thường khoảng
1000 – 5000 mg/L (tính theo chất rắn lơ lửng). Tuy nhiên với cùng một thể tích bể phản
ứng, kết quả cho thấy rằng hiệu suất xử lý của bể MBBR có thể cao hơn nhiều so với sự
phát triển của hệ thống lơ lửng. Những nguyên nhân sau có thể giải thích cho tính hiệu
quả hơn của bể MBBR:
Sự hoạt động của nồng độ sinh khối cao từ việc kiểm soát hiệu quả của độ dày
màng sinh học trên các giá thể bằng quá trình xáo trộn trong bể hoặc do sự ma sát giữa
các giá thể lơ lửng với nhau.
Khả năng giữ lại sinh khối cao chuyên biệt và cụ thể cho mỗi điều kiện khác nhau bên
trong mỗi bể phản ứng, độc lập với SRT của hệ thống tổng thể.
Hệ số khuếch tán chấp nhận được sinh ra từ các điều kiện hỗn loạn trong bể phản
ứng.

35
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ XỬ LÝ


3.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
3.1.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH THỰC HIỆN
- Cá c thà nh phầ n chính gâ y ô nhiễm mô i trườ ng do nướ c thả i sinh hoạ t gâ y ra là
cá c tạ p chấ t hữ u cơ; châ t bẩ n độ c hạ i, thuố c trừ sâ u, virus,…. Cá c chấ t hữ u cơ có
trong nướ c thả i là m giả m lượ ng oxy hò a tan trong nướ c, cá c chấ t rắ n lơ lử ng gâ y độ
đụ c trong nướ c, là m lắ ng cặ n tắ c nghẽn cố ng và đườ ng ố ng, má ng dẫ n. Do đó, nếu
nước thải sinh hoạt không được thông qua hệ thống xử lý tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.
- Trong số cá c phương phá p xử lý nướ c thả i hiện nay, phương phá p xử lý bằ ng sinh
họ c luô n. Phương phá p nà y dự a và o khả nă ng củ a vi sinh sử dụ ng cá c hợ p chấ t hữ u
cơ hò a tan trong nướ c thả i là m chấ t dinh dưỡ ng. Việc khử cá c chấ t hữ u cơ có thể xả y
ra trong điều kiện hiếu khí hay kị khí. Hiện nay, ngườ i ta đang nghiên cứ u nhằ m tă ng
cườ ng hoạ t độ ng củ a cá c cô ng trình xử lý hiếu khí bằ ng cá c biện phá p như tă ng nồ ng
độ bù n hoạ t tính trong aerotank, là m tố t hơn quá trình cấ p oxy, xá c lậ p pH cũ ng như
nhiệt độ tố i ưu…

36
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Quy trình xử lý nước thải khu dân cư tiêu chuẩn bao gồm các bước chính sau:
Bước 1: Sử dụng phương pháp cơ học loại bỏ dầu mỡ, rác và chất rắn có kích thước
lớn, hoặc các tạp chất lơ lửng nhờ song chắn rác
Bước 2: Sử dụng phương pháp phân hủy sinh học kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để loại bỏ
các chất hữu cơ có trong nước thải.
Quá trình kỵ khí, thiếu khí: nhằm mục đích khử P-PO43-, N-NO3– có trong nước thải;
Quá trình hiếu khí: nhằm mục đích khử COD; BOD5; N-NH4+,… có trong nước thải.
Bước 3: Lọc qua màng lọc MBR, tăng hiệu quả xử lý sinh học do mật độ vi sinh cao, lọc
một phần vi trùng gây bệnh và hầu hết cặn SS.
Bước 4: Khử trùng nước để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh trước khi xả nước
thải ra môi trường.

37
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Hình 1. 10: Sơ đồ công nghệ của một tòa chung cư tại Hà Nội.
Hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải sinh hoạt từ các căn hộ – văn phòng được chia làm 02 nguồn khác nhau: nước
thải xí tiểu và nước thải tắm-giặt-rửa, sau khi qua các song chắn rác sẽ theo hệ thống ống
cống riêng chảy trọng lực về hố thu gom của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
Từ đây nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa.
Ngoài ra nước thải từ bồn tắm, bồn rửa, khu văn phòng được đưa trực tiếp vào bể điều
hòa. Riêng nước thải nhà ăn được đưa qua đường ống dẫn riêng đến bể tách mỡ. Tại bể
tách mỡ, các giọt dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên mặt nước, phần nước trong được bơm
vào bể điều hòa. Phần dầu nổi trên mặt nước được vớt định kỳ đem đổ bỏ nơi quy định.
Tại bể điều hòa, nước thải được điều hoà lưu lượng và nồng độ các thành phần trong
nước thải. Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ tự chảy vào bể Anoxic. Bể Anoxic xử lý
tổng hợp: khử BOD, nitrate hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho.

38
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Nước thải sau khi qua bể Anoxic sẽ được bơm với lưu lượng cố định vào bể sinh học
hiếu khí với giá thể tiếp xúc dạng tấm, tại đây sẽ xảy ra quá trình xử lý các chất bẩn hữu
cơ, N, P trong nước thải nhờ các vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể. Nhờ oxy cung cấp
từ máy thổi khí, các vi sinh vật phát triển trên bề mặt giá thể tạo thành màng vi sinh.
Màng vi sinh với mật độ vi sinh cao sẽ sử dụng chất hữu cơ hòa tan trong nước như
nguồn năng lượng để sống và phát triển.
Nước thải sau xử lý sinh học được dẫn qua bể lắng II để loại bỏ các vi sinh vật già bị
bong tróc khỏi giá thể trôi theo dòng nước. Tại đây, cặn bùn sẽ được tách ra khỏi nước và
lắng xuống đáy bể. Nước sau lắng sẽ chảy qua bể khử trùng. Tại đây, nước thải được khử
trùng bằng chlorine để loại bỏ các vi trùng gây bệnh. Nước thải sau khi qua khử trùng đạt
QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), và được dẫn ra hệ thống cống chung của khu dân cư.
Bùn tách ra trong bể lắng một phần sẽ được bơm hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí trong
khoảng thời gian đầu chạy khởi động hệ thống để giữ nồng độ bùn trong bể tại mức cố
định (khi hệ thống hoạt động ổn định không cần hoàn lưu bùn), lượng bùn dư còn lại sẽ
được bơm sang bể chứa bùn. Nước dư từ bể chứa bùn sẽ được đưa về hố thu, bùn trong
bể sẽ được hút bỏ định kỳ.

39
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

So sánh 2 phương án đề xuất:

Bảng 3.2 Bảng so sánh bể Aerotank và bể SBR

ĐẶC Bể Aerotank Bể SBR


ĐIỂM

Ưu Cấu tạo đơn giản, diện tích Kết cấu đơn giản, bền hơn
điểm không lớn có thể hợp khối với
Xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải triệt
các công trình khác.
để
Loại bỏ các chất hữu cơ ở tải
Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, linh hoạt
lượng thấp hiệu quả, ổn định
trong quá trình hoạt động
lượng bùn loại bỏ được các
chất rắn lơ lửng đến 97% Không cần dùng bể lắng riêng biệt
Hiệu quả xử lý cao, chi phí Dễ kiểm soát các sự cố
vận hành thấp.

Nhược Đòi hỏi kỹ thuật cao Vận hành phức tạp


điểm
Tổn thất năng lượng do phải Lập trình hệ thống điều khiển khó khăn
dùng bơm tuần hoàn ổn định
Hệ thống thổi khí dễ tắc do bùn. Nếu quá trình
nồng độ bùn hoạt tính trong
lắng bùn xảy ra sự cố sẽ dẫn đến bùn trôi theo
bể.
ống đầu ra
Không loại bỏ màu của chất
-Khi xả tốc độ dòng chảy rất lớn sẽ làm ảnh
thải mà còn tăng màu sắc của
hưởng đến các hệ thống xử lý phía sau.
chúng.
-Có thể xảy ra quá trình khử nitrat trong pha
lắng nếu như thời gian lưu bùn dài. Điều này
sẽ dẫn đến hiện tượng bùn nổi do bị khí nitơ
đẩy lên. Hiện tượng này càng nghiêm trọng
vào những ngày nhiệt độ cao

40
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Lựa chọn phương án xử lý

Từ bảng phân tích ưu nhược điểm của 2 phương án thì cả 2 phương án đều là những mô
hình hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt

Tuy nhiên, hàm lượng N, P đầu vào của nguồn nước không cao và do quá trình hoạt động
của bể SBR phức tạp cần đội ngũ vận hành có trình độ chuyên môn cao, cũng như có
nhiều nhược điểm hơn nên em chọn phương án 1 làm cơ sở để thiết kế,tính toán.

41
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

CHƯƠNG IV

TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THEO PHƯƠNG ÁN CHỌN

4.1 THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

4.1.1 Lưu lượng :


Lưu lượ ng trung bình ngà y đêm: QTB = 20000m3 /ng.đêm.

Lưu lượ ng trung bình theo giờ : QhTB = 20000/ 24 = 833,33 m3 /h.

Lưu lượ ng trung bình giâ y: 𝑄𝑠𝑇𝐵 = (833,33/ 3600) x 1000 = 231 l/s.

Hệ số không điều hoà Lưu lượngnước thải trung bình qtb (l/s)
chung K0 5 10 20 50 100 300 500 1000 ≥ 5000
K0 max 2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55 1,5 1,47 1,44
K0 min 0,38 0,45 0,5 0,55 0,59 0,62 0,66 0,69 0,71
Bảng 3.3: Hệ số không điều hòa chung [Điều3.2_ TCXD51:2008]

Với lưu lượng 231 l/s, ta tính nội suy theo bảng 3.3: Kết quả là

Kmax = 1,55

Kmin = 0,62

Lưu lượ ng lớ n nhấ t giờ : Qhmax = QhTB × Kch = 833,33 × 1,55 = 1291,66 m3/h

Lưu lượ ng lớ n nhấ t giâ y: Qsmax = 0,3 m3/s

* TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH 1

CHƯƠNG 2. 3.2.1. Song chắn rác


Nhiệm vụ

Giữ lạ i cá c tạ p chấ t có kích thướ c lớ n ( chủ yếu là rá c). Đâ y là cô ng trình đầ u tiên


trong trạ m xử lý nướ c thả i.

Tính toán

- Sau khi qua ngă n tiếp nhậ n nướ c thả i đượ c dẫ n đến song chắ n rá c theo tiết diện
hình chữ nhậ t.
42
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

- Song chắ n rá c đượ c đặ t nghiêng mộ t gó c 600 so vớ i mặ t đấ t.

* Diện tích tiết diện ước


s
Qmax 0 , 3
W= = = 0,375 (m2)
v 0 , 8

[[2] Lâ m Minh Triết (Chủ biên) – Xử lý nước thải Đô thị & Công nghiệp .Tính toán thiết
kế công trình, 2015 – NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.]

Qsmax : Lưu lượ ng nướ c thả i theo giâ y lớ n nhấ t.

V: Vậ n tố c chuyển độ ng củ a nướ c thả i theo song chắ n rá c. Chọ n v = 0,8, Vớ i


v = 0,7 – 1(m/s).

- Mương dẫ n có chiều rộ ng B = 100mm = 0,1m.

- Độ sâu mực nước trong mương dẫn:


W 0 ,375
h1 = = =3 ,75 m=3750 mm
B 0,1

Chọ n h1 = 185mm

- Số khe hở của song chắn rác:


s
Q max 0 , 375
n= ×K = × 1 ,05=8,203 (khe)
v ×b × h1 0 , 8× 0,016 ×3 , 75

-> Chọ n n = 7 khe -> có 8 (thanh)

Trong đó

+ Qsmax: Lưu lượ ng nướ c thả i theo giâ y lớ n nhấ t.

+ N: số khe hở cầ n thiết củ a song chắ n rá c.

+ v: vậ n tố c nướ c thả i qua song chắ n rá c, lấ y bằ ng vậ n tố c nướ c thả i


trong mương dẫ n, v = 0,8 (m/s).

+ h1: độ sâ u nướ c ở châ n song chắ n rá c, lấ y bằ ng độ sâ u mự c nướ c trong mương dẫ n,


h1 = 125mm = 0,125m.

+ K: hệ số tính đến mứ c độ cả n trở củ a dò ng chả y do hệ thố ng cà o rá c, K


=1,05.

+ b: khoả ng cá ch giữ a cá c khe hở củ a song chắ n rá c. Vớ i b = 15 – 20mm. Chọ n b =

43
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

16mm = 0,16m.

- Chiều rộng song chắn rác:

Bs = S × (n − 1) + (b × n) = 0,008 × (7 − 1) + (0,016 × 7) = 0,16 (m)[2]

S: chiều dà y củ a thanh song chắ n rá c, thườ ng lấ y S = 0,008m.

* Kiểm tra vậ n tố c dò ng chả y ở phầ n mở rộ ng trướ c song chắ n rá c, vậ n tố c nướ c thả i


trướ c song chắ n rá c Vkt ≥ 0,4m/s.
s
Q 0 , 01
Vkt = max = = 5 (m/s) > 0,4 (m/s).
B s × h1 0 ,16 × 0,125

-> Thỏ a mã n điều kiện.

- Tổn thất áp lực qua song chắn rác:


2 2
v
hs = ξ × max × K 1=0 , 83 × 0 , 8 ×3=¿0,08m = 80 mm [2]
2×g 2× 9 , 81

Trong đó:

+ vmax : vậ n tố c củ a nướ c thả i đi qua song chắ n rá c ứ ng vớ i ché độ Qmax, vmax=0,8.

+ K1: hệ số tính đến sự tang tổ n thấ t do vướ ng mắ c ở song chắ n rá c, K 1 = 2-3. Chọ n
K1=3.

+ ξ: hệ số tổ n thấ t cụ c bộ củ a song chắ n rá c đượ c tính bằ ng cô ng thứ c:

() ( ) × sin 60 =0 , 83 ¿
4 4
S 0,008 0
ξ=β× 3
×sin α=¿ 2 , 42 × 3
b 0,016

+ α: gó c nghiêng củ a song chắ n rá c so vớ i hướ ng dò ng chả y, α = 60 − 90 o. Chọ n α =


60o.

+ β: hệ số phụ thuộ c tiết diện ngang củ a thanh song chắ n. Chọ n tiết diện song chắ n rá c
kiểu “a” và lấ y theo Bả ng 3.4.
Bả ng 3.4 Hệ số 𝛃 để tính sứ c cả n cụ c bộ củ a song chắ n rá c[2]

Tiết diện thanh a b c d e

Hệ số 𝛃 2,42 1,83 1,67 1,02 1,76

- Chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác L1:

44
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Bs × Bm 0 , 16−0 ,1
L1 = = = 0,082 m = 82mm [2]
2× tan φ 2 × tan20 0

Trong đó:

+ Bm: chiều rộ ng mương dẫ n, Bm = 0,1m.

+ φ: gó c nghiêng chỗ mở rộ ng, φ = 20o.

- Chiều dài phần mở rộng sau của song chắn rác L2:

L2 = L1/2 = 0,082/2 =0,041m = 41mm

- Chiều dài phần mương lắp đặt song chắn rác:

L = L1 + L2 + Ls = 0,082 + 0,041 + 1,5 = 1,63 (m)

Trong đó:

+ Ls: chiều dà i phầ n mương đặ t song chắ n rá c, Ls ≥ 1m, Chọ n Ls = 1,5m.

- Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt song chắn rác:

H = hl + hs + hbv = 0,125 + 0,08 + 0,5 = 0,705 (m) [2]


 Chọ n H = 0,8m.

Trong đó:

+ hl: độ sâ u củ a nướ c ở châ n song chắ n rá c, hl = 0,125m.

+ hs: tổ n thấ t á p lự c qua song chắ n rá c, hs = 0,08m.

+ hbv: chiều cao bả o vệ, hbv = 0,5m.

- Chiều cao của song chắn:


H 0,8
= =0 , 92 m=1 m
sin α sin 600

Chọ n Hsc = 1 (m).


STT Các thông số tính toán Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Số khe hở n khe 7

2 Chiều rộng song chắn Bs mm 160

45
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

3 Bề dày của thanh song chắn S mm 8

4 Khoảng cách giữa các khe hở b mm 16

5 Góc nghiêng song chắn α độ 60

6 Chiều dài phần mở rộng trước song chắn L1 mm 82

7 Chiều dài phần mở rộng sau song chắn L2 mm 41

8 Chiều dài xây dựng phần mương L mm 1630

9 Tổn thất áp lực song chắn rác hs mm 80

10 Chiều sâu xây dựng phần mương H mm 800

 3.2.2. Bể thu gom

Nhiệm vụ: Nướ c thả i từ nhà má y đượ c thu qua hệ thố ng cố ng thoá t nướ c. Sau khi qua
song chắ n rá c nướ c thả i chả y và o hầ m tiếp nhậ n. Tù y theo lưu lượ ng nướ c thả i, hầ m
tiếp nhậ n sẽ có độ sâ u từ 5 – 10m, thờ i gian lưu nướ c từ 15 – 60 phú t. Hầ m tiếp nhậ n
sau thờ i gian định kỳ nhấ t định phả i đượ c vệ sinh.

Tính toán:

- Thể tích hầm bơm:

Vb = Qhmax × t = 26,5 × 25/60 = 12 m3

Vớ i t là thờ i gian lưu nướ c, t = 10 – 30 phú t, chọ n t = 25 phú t.

- Kích thướ c bể thu gom:

+ Chọ n chiều sâ u hữ u ích hn = 3,5 m

+ Thể tích xâ y dự ng bể: Vxd = L × B × Htc = 4 × 3 × 4,5 = 54 m2

+ Chọn chiều cao lớp bảo vệ hbv = 1m

+ Chiều sâu tổng cộng: H = hn + hbv = 3,5 + 1 = 4,5 m.

+ Đường kính ống dẫn nước thải ra bể tiếp nhận:

√ √
s
Dr = 4 ×Qmax = 4 × 0 , 01
=0 , 1(m)
3 , 14 × v 3 , 14 × 1, 5

46
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

- Đặ t hai bơm nhú ng chìm ( 1 bơm hoạ t độ ng, 1 bơm dự phò ng )

Đặ t tính bơm: Q = 26,5 m3/h, H cộ t áp = 10m.

Lắ p 2 cô ng tá c phao nổ i.

Qbơm × ρ× g × H
Cô ng suấ t má y bơm: N =
1000 ×η

𝜂: hiệu suấ t má y bơn: chọ 𝜂 = 0,85.


26 ,5 × 1000× 9 , 81× 10
N= = 2kW = 2,68 Hp
1000× 0 , 85× 3600

Cô ng suấ t thự c củ a má y bơm: N’ = 1,7 × N = 1,7 × 2,68 = 4,5 Hp


Thô ng số Đơn vị Giá trị
Lưu lượng, QhTB m3/h 26,5
Thời gian lưu nước, t
phút 25
Thể tích hầm bơm, V 3
m 12
Chiều dài, L
m 4
Chiều rộng, B
m 3
Chiều sâu hữu ích, hn
m 3,5
Chiều sâu bảo vệ, hbv
m 1
Chiều sâu tổng cộng, H
m 4,5

 3.2.3. Bể điều hòa

Nhiệm vụ:

- Bể điều hò a sụ c khí có tá c dụ ng điều hò a lưu lượ ng và nồ ng độ ô nhiễm củ a nướ c


thả i, đặ c biệt do sự thay đổ i lưu lượ ng giữ a cá c mù a. Việc sử dụ ng bể điều hò a trong
quá trình xử lý giú p tă ng cườ ng hiệu quả xử lý nướ c thả i bằ ng phương phá p sinh họ c
do giả m thiểu hiện tượ ng vi sinh vậ t bị số c tả i trọ ng độ t ngộ t, pha loã ng cá c chấ t gâ y
ứ c chế cho quá trình xử lý sinh họ c, ổ n định pH củ a nướ c thả i trướ c khi và o cá c cô ng
trình xử lý tiếp theo.

- Hệ thố ng sụ c khí trong bể có nhiệm vụ ngă n chặ n quá trình phâ n hủ y kỵ khí gâ y mù i,
đò ng thờ i tạ o sự xá o trộ n đều cá c chấ t ô nhiễm trong toà n bộ thể tích nướ c thả i, trá nh
việc lắ ng cặ n trong bể.

Tính toán:

47
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

- Thể tích bể cần thiết:

W = Qhmax × t = 26,5 × t = 26,5 × 8 = 212 (m3 ). Chọ n t = 8h

Chiều cao hữ u ích củ a bể: H = 4m

- Diện tích mặt bằng bể:


W 212
A= = =53 (m2)
H 4

Chọ n kích thướ c củ a bể điều hò a: L × B = 8 m × 7,5m. Chọ n chiều cao bả o vệ: hbv=0,5m.

Chiều cao xâ y dự ng bể: Hxd= H +hbv= 4 + 0,5 = 4,5 m.

- Vậy thể tích xây dựng của bể điều hòa:

Wt = 8m × 7,5m × 4,5m = 270 m3

* Tính toán hệ thống đĩa, ống phân phối khí

Bảng 3.5: Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa


Dạng khuấy trộn Giá trị Đơn vị

Khuấy trộn cơ khí 4–8 W/m3 thể tích bể

Tốc độ khí nén 10 – 15 lít/m3.phút (m3 thể tích bể)

- Chọ n khuấ y trộ n bể điều hò a bằ ng khí nén chọ n R = 12 (l⁄m3. phú t).

- Lượng khí nén cần thiết cho thiết bị khuấy trộn:

qkhí = R × W = 0,012(m3⁄m3. phú t) × 270(m3) = 3,24(m3/ phú t) = 194,4(m3/ h) =


54(l⁄s ) = 0,0254/ s) = 3240 (l/phú t) [3]

Trong đó :

+R: Tố c độ khí nén, R = 10 – 15(l⁄m3. phú t). Chọ n R = 12 (l⁄m3. phú t)= 0,012
(m3⁄m3. phú t).[2]

+ W: Thể tích xâ y dự ng củ a bể điều hoà ,Wt = 270 (m3).

- Chọn thiết bị khuếch tán khí là ống plastic xốp cứng bố trí dưới dạng lưới. Vậy
số đĩa khuếch tán là:
q kk 3240
N= = =29 , 45 cái=30 cái
r 110

48
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Chọ n số đĩa khuếch tá n khí trong bể là 30 cá i.

Trong đó: r là lưu lượ ng khí, chọ n r = 110 (l/phú t), [ r = 28 – 113 (l/phú t)]. [2]

- Đườ ng kính D = 200mm, cườ ng độ thổ i khí bằ ng 78 l/phú t.

- Có tổ ng 5 ố ng nhá nh và có 6 đĩa thổ i khí trên mỗ i ố ng nhá nh, khoả ng cá ch giữ a cá c


đĩa thổ i khí trên cù ng 1 ố ng là 1m, khoả ng cá ch giữ a đĩa thổ i khí vớ i tườ ng là 0,65m.

- Đường kính ống dẫn khí chính:

+ Vậ n tố c khí trong ố ng dẫ n khí đượ c duy trì trong khoả ng 10 – 15 m/s đến 40m/s [5]

-> Chọ n v = 12m/s.

Dc =
√ 4 × q khí
π × v khí √
=
4 × 0,054
3 , 14 × 12
=0,075 m

-> Chọ n đườ ng kính ố ng dẫ n khí chính là ố ng thép mạ kẽm D = 90 mm. [Catalogue
thép mạ kẽm]

- Tính lại vận tốc ống dẫn khí chính:

qnkhí 0,054
vc = π × Dn = 3 , 14 × 0,0752 = 12,12 m/s
2

4 4

* Thả o mã n điều kiện vkhí = 10 – 15 m/s

* Tính toán lưu lượng khí trong ống dẫn khí nhánh:

Dn =
√ 4 × 0,031
3 , 14 × 12
= 0.033 m

-> Chọ n đườ ng kính ố ng dẫ n khí nhá nh bằ ng ố ng PVC D = 40mm.

[Catalogue nhự a bình minh]


0,0108
- Tính lạ i vậ n tố c ố ng dẫ n khí nhá nh: vv = 3 , 14 × 0 ,33 2 = 12,6 m/s -> thỏ a mã n điều
4
kiện.

* Tính toán áp lực và công suất của hệ thống phân phối khí

- Áp lực cần thiết cho hệ thống phân phối khí:

Hct = hd + hc + hf + H = 0,4 + 0,5 + 4 = 4,95 m


49
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên
Đồ án xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư qui mô 20000 m3/ngày.đêm
_____________________________________________________________________________________

Trong đó:

+ hd: tổ n thấ t á p lự c do ma sá t dọ c theo chiều dà i trên đườ ng ố ng dẫ n, m.

+ hc: tổ n thấ t á p lự c cụ c bộ , hd + hc ≤ 0,4m. Chọ n hd + hc = 0,4 m.

+ hf: tổ n thấ t qua thiết bị phâ n phố i, hf ≤ 0,5m. Chọ n hf = 0,5 m.

+ H: chiều cao hữ u ích củ a bể điều hò a, H = 4 m.

- Áp lực không khí:


10 ,33+ H tt 10 ,33+ 4 , 95
P= = = 1,47 (atm) [3].
10 , 33 10 ,33

50
SVTH: Hoàng Nguyễn Tân Như
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Yến Liên

You might also like