Đề Cương Sinh Hk2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

3A. GIỚI THIỆU: Đây là những câu hỏi dạng lí thuyết thuần, giúp HS hệ thống được các kiến
thức cơ bản cần học để chuẩn bị cho kì kiểm tra cuối học kì II. Một đề cương chất lượng phải chứa
các thông tin để trả lời cho toàn bộ các câu hỏi bên dưới.

B. NỘI DUNG CÂU HỎI

CHỦ ĐỀ 1. PHÂN BÀO

LT.1.1.

a) Chu kì tế bào là gì?

Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và
quá trình nguyên phân.

b) Trình bày ý nghĩa và kết quả của quá trình nguyên phân.

Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau một lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm
sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ.

Ý nghĩa:

+ Hình thức sinh sản của tế bào trong cơ thể.

+ Hình thức sinh sản vô tính của một số động vật.

+ Chữa lành vết thương.

+ Giúp sinh vật lớn lên.

c) Có mấy điểm kiểm soát tế bào? Trình bày vai trò của từng điểm kiểm soát tế bào. Trình
bày ý nghĩa chung của các điểm kiểm soát tế bào.

Khái niệm: Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa
ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào.

Vai trò của từng điểm kiếm soát tế bào:

+ Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” nhân đôi DNA để sau đó bước vào
phân bào hay không.

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 1
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

+ Tại điểm kiểm soát G2/M, hệ thống “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất chưa và
mọi sai sót đã được sữa chữa hay chưa.

+ Tại điểm kiểm soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào “rà soát” xem tất cả các
NST đã gắn với các vi ống của thoi phân bào hay chưa. Nếu chưa hoàn tất, chu kì tế bào cũng sẽ
dừng lại.

Ý nghĩa chung:

Các điểm kiểm soát có vai trò kiểm soát diễn biến chu kì tế bào, kiểm tra và sửa chữa những chỗ
sai hỏng của DNA, ngăn chặn chu kì tế bào khi các hoạt động trong chu kì diễn ra bất thường.
Tế bào không thể thực hiện pha kế tiếp của chu kì cho đến khi các DNA sai hỏng hay thiếu sót
tại một số điểm nhất định đã được điều chỉnh → Việc kiểm soát chu kì tế bào nhằm đảm bảo sự
chính xác của quá trình phân bào trong tế bào sinh vật nhân thực.

d) Cho 1 tế bào lưỡng bội (2n đơn), có hàm lượng DNA trong tế bào là x picogram (pg).
Tóm tắt diễn biến của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân theo các giai đoạn trong
bảng.

Kí hiệu Hàm
Chu kì tế
Diễn biến Hình minh họa lượng
bào
bộ NST DNA

Giai đoạn Pha G1 Tế bào 2n đơn


trung gian sinh

(Chiếm trưởng

…..% chu và phát

kì tế bào) triển,
tổng
hợp và
tích lũy
các chất
cần thiết
cho sự
tăng

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 2
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

sinh tế
bào.

Hình 2n kép.
thành sự
nhân đôi
DNA và
NST.
Các
NST
Pha S dính với
nhau ở
tâm
động
hình
thành
NST
kép.

Tổng 2n kép
hợp các
chất
chuẩn bị
Pha G2
cho quá
trình
nguyên
phân

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 3
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

Giai đoạn Phân NST co


phân chia chia xoắn,
tế bào nhân màng

(Chiếm nhân

…..% chu dần biến



kì tế bào) mất.
đầu
Thoi
phân
bào từ
từ xuất
hiện.

Các
NST co
xoắn
cực đại
và xếp
thành 1
hàng
trên mặt
Kì phẳng
giữa xích
đạo,
mang
hình
dạng
đặc
trưng
(hình
chữ V).

Kì Các
sau NST bắt
đầu tách

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 4
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

nhau ra
ở tâm
động và
phân ly
đồng
đều về 2
cực tế
bào.

NST
dãn
xoắn và
Kì bắt đầu
cuối xuất
hiện
màng
nhân.

Phân chia Phân


tế bào chất chia tế
bào chất
diễn ra
ở đầu kỳ
cuối. Tế
bào chất
phân
chia dần
dần và
sau đó
tách tế
bào mẹ
trở
thành 2
tế bào

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 5
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

con.

LT.1.2.

a) Giảm phân là gì?

Là hình thức tạo ra giao tử (tinh trùng và trứng). Từ một tế bào mẹ ban đầu (2n) qua 2 lần giảm
phân tạo ra 4 tế bào con (n) có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

b) Trình bày kết quả và ý nghĩa của giảm phân.

Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu (2n) qua 2 lần giảm phân tạo ra 4 tế bào con (n) có bộ NST
giảm đi một nửa so với tế bào mẹ

Ý nghĩa:

+ Tạo ra tinh trùng và trứng, giúp sinh vật sinh sản, duy trì nòi giống.

+ Tạo nên sự đa dạng đặc điểm của các sinh vật trong tự nhiên.

c) Cho 1 tế bào lưỡng bội (2n đơn), có hàm lượng DNA trong tế bào là x picogram (pg).
Tóm tắt diễn biến của tế bào này qua từng kì của giảm phân.

GIẢM PHÂN Diễn biến Hình minh họa Bộ NST Hàm lượng DNA

Kì đầu

Giảm Kì giữa
phân
1 Kì sau

Giai đoạn phân Kì cuối

chia tế bào Kì đầu

Giảm Kì giữa
phân
2 Kì sau

Kì cuối

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 6
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 7
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

CHỦ ĐỀ 2. VI SINH VẬT HỌC

LT.2.1.

a) Trình bày khái niệm của vi sinh vật. Cho ví dụ ứng với từng ý trong khái niệm.

- Có kích thước rất nhỏ, phải sử dụng kính hiển vi mới thấy rõ được cấu trúc của chúng (VD: kích
thước trung bình của vi sinh vật là 0.2-10μm)

- Có mặt ở khắp mọi nơi (VD: vi khuẩn lam Nostoc ở Nam Cực, ở suối nước nóng, cách mặt đất
xấp xỉ 6.5 đến 9.5 km; có chủng vi khuẩn sống được ở trên những tinh thể muối).

- Sinh sản và sinh trưởng rất nhanh (VD: vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ là 20 phút).

b) Giới vi sinh vật có thể được chia thành những nhóm nào? Cho ví dụ 2 sinh vật với mỗi
nhóm.

- Vi khuẩn-cổ khuẩn.

- Thực vật nhỏ: vi tảo.

- Động vật nhỏ: động vật nguyên sinh.

- Nấm nhỏ: vi nấm.

- Đặc điểm: nhân sơ hoặc nhân thực – đơn bào hoặc đa bào.

- VD:

+ Cổ khuẩn Halobacteria (Nhân sơ – Đơn bào)

+ Vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota (Nhân sơ – Đơn bào)

+ Vi tảo (Nhân thực – đa bào)

+ Động vật nguyên sinh (Nhân thực – đơn bào)

+ Vi nấm (Nhân thực – đa bào)

c) Phân biệt VSV hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng, quang tự dưỡng, quang dị dưỡng dựa theo 2
tiêu chí: Nguồn carbon và Nguồn năng lượng mà chúng sử dụng.

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn carbon

Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 8
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ

Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2

Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ

LT.2.2.

a) Trình bày khái niệm sinh trưởng vi sinh vật. Sinh trưởng của VSV khác sự sinh trưởng của
các nhóm sinh vật khác ở điểm nào?

Khái niệm: Sự sinh trưởng vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào trong một quần thể vi
sinh vật (vì không thể quan sát quá trình lớn lên của 1 con vi khuẩn).

Sự sinh trưởng của vi sinh vật Sự sinh trưởng của động vật và thực vật

Sự tăng về số lượng cá thể trong quần thể. Sự tăng về kích thước khối lượng cơ thể.

b) Phân biệt môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục theo các tiêu chí sau: “Có bổ sung
chất dinh dưỡng?”, “Lấy chất thải?”, “Số lượng các pha của đồ thị”, “Ứng dụng thực tế”. Vẽ
đồ thị của 2 môi trường nuôi cấy này.

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 9
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

c) Trình bày đặc điểm của 4 pha sinh trưởng VSV trong môi trường nuôi cấy không liên
tục. Cho một ví dụ thực tế về 4 pha sinh trưởng này.

Lag (tiềm phát): số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng vì vi khuẩn đang làm quen với môi
trường.

Log (lũy thừa): vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất nên số lượng tăng nhanh. Nguyên nhân:
Lúc này vi khuẩn đã thích nghi hoàn toàn, bắt đầu sinh sản.

Cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt mức cực đại và không đổi theo thời gian.
Nguyên nhân: nguồn dinh dưỡng vừa đủ để duy trì số lượng.

Suy vong: Số tế bào giảm dần. Nguyên nhân: nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy quá
nhiều.

d) Công thức toán vi sinh

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 10
CÂU HỎI LÍ THUYẾT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 10

Thời gian thế hệ g: là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho tới khi tế bào đó phân chia. (VD: E.coli
20 phút tế bào phân chia 1 lần, g = 20 phút).

e) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của tế bào. Kể tên và lấy ví dụ
minh họa.
1) Yếu tố hóa học
- Chất dinh dưỡng.
- Chất ức chế.

2) Yếu tố vật lý
- Nhiệt độ.
- Độ ẩm.
- pH.
- Ánh sáng.
- Áp suất thẩm thấu.

Trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý – Năm học: 2023 - 2024 11

You might also like