Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

An Dinh Palace: A Remarkable Building More Than 100 Years

Old in Hue
Content
1. Introduction: gthieu tổng quát và vị trí địa lý, giá vé, h mở cửa
2. History: qtrinh xây dựng, các sự kiện diễn ra
3. Khái quát về kiến trúc và trang trí nội – ngoại thất Cung An Định
4. Sự hấp dẫn du khách của cung An định
5. Kết luận
I intro
Cung An Định – Huế ngày nay còn bảo lưu được một khối lượng lớn những di sản vật chất và tinh thần
mang đầy tính nhân văn. Trong quá khứ vàng son, Huế đã hun đúc cho mình một nền văn hóa phong
phú và đặc sắc, vừa kế thừa những truyền thống, vừa tiếp thu những yếu tố bên ngoài để tạo cho mình
một sắc thái đặc biệt. Đó là một quần thể kiến trúc cung đình hoàn chỉnh với những: thành lũy, cung
điện, dinh thự, đình chùa, lăng tẩm…mang tính triết lý phương Đông như: Hoàng cung, các khu lăng của
các vị vua (Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức…), bên cạnh đó có một loại hình kiến trúc được xây dựng theo
phong cách Tân – Cổ điển (phong cách kết hợp Á – Âu, phong cách kiến trúc kiểu Pháp) tồn tại song song
với kiến trúc của người Việt trong một quá trình thay đổi lớn về quy hoạch của thành phố, mà tác dụng
và giá trị của nó còn hiện hữu cho đến tận bây giờ như: Điện Kiến Trung, lầu Tịnh Minh (trong cung Diên
Thọ ở Đại Nội), Đài chiến sĩ trận vong, Quốc tử giám, Phủ Tuyên Hóa Vương, lăng vua Khải Định, cung An
Định…đánh dấu một giai đoạn giao thoa nhiều chiều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt
Nam.
Cung An Định nguyên trước đây là phủ Phụng Hóa (phủ An Định), được xây dựng năm 1902, dùng làm
nơi ăn chốn ở dành riêng cho Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (con trai đầu của vua Đồng Khánh (1885-
1889) khi vừa “xuất phủ” năm lên 18 tuổi. Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo sau khi lên ngôi lấy
niên hiệu là Khải Định (1916-1925), đã dùng tiền riêng để cải tạo phủ theo lối kiến trúc hiện đại, khởi
công từ năm Đinh Tỵ (1917) và hoàn thành mùa đông năm Mậu Ngọ (cuối 1918 đầu 1919) để kỷ niệm
nơi nhà vua sinh trưởng và sau đó ban tặng cho Hoàng Tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này) vào năm
1922. Cung An Định có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23,465 m2, mặt quay về hướng
Nam, phía trước là dòng sông An Cựu làm yếu tố“minh đường”. Bốn mặt được bao bọc bởi hệ thống
tường thành xây bằng gạch. Cung An Định là tập hợp các công trình lớn nhỏ, do nhà thầu khoán Bang
Hưng chỉ huy xây dựng với một ê kíp thợ giỏi nổi tiếng của Huế như: Đệ nhất xảo thủ Nguyễn Văn Khả,
thợ vẽ Lương Quang Duyệt. Tổng thể mặt trước cung An Định nhìn từ phía bờ Nam sông An Cựu vừa
trông giống một phủ đệ riêng, mang phong cách trang trí truyền thống “Lưỡng long tranh châu”,“cuốn
thư”, hay câu đối chữ Hán); lại vừa có nét thâm nghiêm, bề thế của một tòa lâu đài, mang đậm dấu ấn
đặc trưng của mỹ thuật châu Âu thời trung cổ. Nó thể hiện thành tựu của kiến trúc thời Khải Định, kiến
trúc kết hợp Á- Âu, là một công trình tiêu biểu cho quá trình phát triển của mỹ thuật triều Nguyễn trên
mảnh đất Thần Kinh trong những năm đầu của thế kỷ XX đến năm 1945.
Cung An Định không chỉ nổi tiếng là một công trình kiến trúc đẹp, bề thế, mang dáng dấp kiến trúc Pháp
thời thuộc địa pha lẫn với lối kiến trúc cung đình Huế, mà nó còn là một trong số ít những địa chỉ có lịch
sử gắn liền với cuộc đời của các vị hoàng đế triều Nguyễn (vua Khải Định và vua Bảo Đại) cùng một số
thành viên khác trong gia đình hoàng tộc như bà Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái hậu), bà Nam Phương
Hoàng hậu, Hoàng Tử Bảo Long, trong đó đáng kể nhất là cựu Hoàng Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của
triều đình phong kiến Việt Nam và cũng là vị vua chịu nhiều ảnh hưởng bởi lối sống và văn hóa phương
Tây nhất.

Giá vé

Cũng như các di tích khác tại Huế, nếu bạn muốn tham quan cung An Định thì bạn phải mua vé vào cổng.
Giá vé ở đây khá rẻ, cụ thể:

- 30.000 VNĐ/người lớn

- Miễn phí: đối với trẻ em

Thời gian mở cửa

Cung An thường mở cửa vào khung giờ cố định:

- Mùa hè: 6h30 - 17h30

- Mùa đông: 7h00 - 17h00

1. About the history of An Dinh Palace in Hue Vietnam

LỊCH SỬ XÂY DỰNG

Nguồn gốc ra đời: Vua Minh Mạng có tất cả 142 người con, khi họ đến tuổi trưởng thành nhà vua không
cho ở trong Tử Cấm Thành mà bắt phải ra ngoài xây dựng các Phủ Đệ. Mỗi vị xây dựng một dinh cơ riêng
theo sở thích của cá nhân, mỗi phủ đệ mang mỗi kiểu dáng và lề lối kiến trúc không giống nhau, nhưng
phải tuân thủ những quy định, lề luật, quan điểm trong kiểu thức kiến trúc của triều Nguyễn. Hiện nay ở
Huế còn tồn tại trên dưới 40 Phủ Đệ, nằm rải rác ở các khu vực như: Kim Long, An Cựu, Vỹ Dạ, Gia Hội,
dọc đường Phan Đình Phùng,…trong đó nhiều cái đã xuống cấp và bị thu hẹp.

+ Một số Phủ Đệ còn tồn tại khá nguyên vẹn ở Huế:

– Phủ Tuy Lý Vương (Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ): cổ kính và trang nghiêm.

– Phủ của An Thường Công Chúa (đường Nguyễn Công Trứ): nữ tính, đài cát, kiêu sa.

– Phủ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (91 Phan Đình Phùng): Chốn tụ hội của giới văn nghệ sĩ xứ Huế
đương thời, cùng nhau sáng tác và ngâm vịnh thi phú.

– Lạc Tịnh Viên (65 Phan Đình Phùng): thanh thoát, nhẹ nhàng, thanh tịnh.

– Cung An Định (100 Phan Đình Phùng): lộng lẫy, bề thế và hoành tráng nhất.

Quá trình xây dựng Cung An Định:

(Tóm lược: An Dinh Palace was built by King Dong Khanh for his son Khai Dinh, who became King in
1916 and reigned until 1925. Later, the palace was passed on to King Bao Dai, who held the throne
from 1926 to 1945.
During the reign of King Bao Dai, the palace was also occupied by Queen Nam Phuong, a native of
Annam with noble beauty and kindness. Her story is a sad one, lacking a husband's love, but she
remains in the hearts of the people as a resilient Empress of Vietnam's feudal society.

After 1975, An Dinh Palace was donated to the revolutionary government. Today, it is preserved as a
UNESCO World Heritage Site.

The palace is on 97 Phan Dinh Phung street, Phu Nhuan ward, about 2 kilometers from the center of
the city. It welcomes visitors every day of the week from 6:30 AM to 5:30 PM in the summer and 7 AM
to 5 PM in the winter. You can enter the palace for 25,000 VND as an adult, and children can go
through the gates without a fee.)

Cung An Định vốn trước đây là phủ Phụng Hóa (phủ An Định), nơi ở của Hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu
Đảo, sau khi xuất phủ vào năm 18 tuổi. Năm 1916 Hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu Khải Định
(1916-1925), vua Khải Định đã cho cải tạo phủ An Định bằng ngân sách của gia đình, với mục đích là tạo
ra một cơ ngơi to lớn hơn để kỷ niệm nơi nhà vua đã sinh trưởng và sau này ban tặng cho Hoàng tử Vĩnh
Thụy làm của riêng truyền tử lưu tôn. Cung An Định chính thức được khởi công xây dựng năm Đinh Tỵ
(1917), hoàn thành mùa đông năm Mậu Ngọ (cuối 1918 đầu 1919). Nhà vua đã cho mua thêm đất thổ
cư của những gia đình đang sinh sống ở phía sau khuôn viên phủ An Định để mở rộng diện tích khuôn
viên. Vua cho triệt giải các ngôi nhà chính và phụ trong khuôn viên cũ để lần lượt cho xây dựng những
công trình kiến trúc mới bằng vật liệu kiên cố hiện đại như xi măng, cốt thép theo phong cách Tây
phương. Sau đó đổi tên “ Phủ” thành “Cung”: Cung An Định. Vua Khải Định đã cho mời thầu khoáng
Bang Hưng cùng thợ mộc cả Nguyễn Văn Khả và thợ vẽ Lương Quang Duyệt để xây dựng dinh thự hai
tầng (từ năm 1916 đến 1918), còn khu vực tầng ba, nhà hát và bốn phòng quay mặt hướng Bắc mới
được xây vào năm 1920.

Các sự kiện diễn ra tại Cung An Định:

Chính tại cung An Định, ông hoàng Bửu Đảo và bà phủ thiếp Hoàng Thị Cúc (1890-1980) đã sinh ra người
con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy vào năm 1913, về sau trở thành vua Bảo Đại (1926- 1945), vị
hoàng đế cuối cùng của triều đình phong kiến Việt Nam.

Năm 1922 theo ý nguyện của vua Khải Định, cung An Định được ban cho Hoàng tử Vĩnh Thuỵ làm của
riêng. Sau đó Hoàng tử Vĩnh Thụy được sách phong làm Đông cung Hoàng Thái tử và được rước từ Đại
Nội qua ở trong cung này.

Từ ngày 28/02/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái Tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau
này), cũng trong năm ấy Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy đi du học ở Pháp.

Năm 1925 vua Khải Định băng hà, Hoàng Thái Tử Vĩnh Thụy trở về Huế dự lễ tang cha, rồi làm lễ lên ngôi
kế vị vào đầu năm 1926 với niên hiệu Bảo Đại. Ngay sau đó, vị tân quân qua Pháp học tiếp, đến năm
1932 thì mới về nước.

Năm 1934 vua Bảo Đại kết hôn với bà Nguyễn Hữu Thị Lan (bà được phong làm Nam Phương Hoàng
Hậu). Hai năm sau Hoàng hậu Nam Phương sinh hạ Hoàng tử Bảo Long. Đến lượt hoàng tử được vua Bảo
Đại sắc phong làm Đông cung Hoàng Thái tử và ban tặng cung An Định để làm tài sản riêng.

Từ đó đến khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, cung An Định thường được sử dụng như một biệt
cung, một tòa lâu đài hoa lệ để tổ chức nhiều cuộc tiếp tân trọng thể trong một số dịp lễ khánh hỷ của
triều đình với sự tham dự của hoàng gia, đình thần và các gia đình quan chức thuộc Chính phủ bảo hộ
Pháp.

Năm 1945 sau khi làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn (30/08/1945), Nguyễn Phước Vĩnh Thuỵ cùng mẹ là bà Từ
Cung và vợ là bà Nam Phương cũng như các con cùng một số người hầu cận rời Hoàng thành qua sống
tại cung An Định trong một thời gian ngắn. Riêng bà Từ Cung (mẹ của vua Bảo Đại) thì lưu trú tại đây cho
đến năm 1949, khi cựu hoàng Bảo Đại trở về nước làm Quốc trưởng. Từ đó bà Từ Cung trở về sống tại
Cung Diên Thọ trong Hoàng thành với tư cách một Hoàng Thái hậu như cũ.

Năm 1955 khi Ngô Đình Diệm truất phế Quốc trưởng Bảo Đại thì bà Từ Cung lại phải rời khỏi Hoàng
thành về sống ở cung An Định. Năm 1957 Bà Từ Cung rời cung An Định và mua một biệt thự khác để ăn
ở (tại địa chỉ 147 đường Phan Đình Phùng hiện nay) cho đến khi bà tạ thế vào năm 1980.

Từ năm 1957 trở về sau, tổng thể kiến trúc và khuôn viên của cung An Định bị sử dụng sai chức năng.
Chính quyền đương thời dùng nơi này làm cư xá cho một số giáo sư Đại học Huế và làm khu chung cư
cho một số gia đình công chức tại địa phương. Sau năm 1975, bà Từ Cung tự nguyện hiến cơ sở này cho
chính quyền Cách mạng. Trong một thời gian dài (1975 -2001), cung An Định do Liên Đoàn Lao Động
thành phố Huế quản lý, được sử dụng làm địa điểm văn hóa công cộng làm nhà văn hóa lao động tỉnh,
tầng 02 của tòa cung điện này được dùng làm thư viện của Nhà văn hóa lao động. Sau nhiều năm không
được trùng tu, bảo dưỡng nên đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Năm 2002 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
bàn giao Cung An Định cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế quản lý và cũng từ năm 2002, Cung An
Định bắt đầu được trùng tu từng phần và được quản lý theo đúng chức năng là Di tích lịch sử văn hóa.

KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ NỘI – NGOẠI THẤT CUNG AN ĐỊNH

Khái quát về kiến trúc và trang trí nội – ngoại thất Cung An Định:

Trong các công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Khải Định, cung An Định là một công trình bề thế
có diện tích mặt bằng quy mô rộng lớn, được khởi công xây dựng và hoàn thành sớm nhất. Cung An
Định là một tổng thể kiến trúc đã được thiết kế, xây dựng và trang trí theo phong cách mới so với các
biệt cung khác từng xuất hiện trước đó ở Kinh đô triều Nguyễn. Trên các phương diện: kiến trúc, trang
trí, điêu khắc, hội họa ở đây đều ghi lại một dấu ấn đậm nét của giai đoạn dung hòa giữa|“ Đông,Tây –
Kim, Cổ ” trong lịch sử mỹ thuật Huế, cũng như của Việt Nam. Nó đánh dấu cho sự mở đầu thời kỳ lịch
sử mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng mỹ thuật phương Tây. Đó là thời kỳ mà một nhà nghiên cứu
người Pháp L.Bezeccier gọi là thời kỳ Tân Cổ điển (Néo – classique). Mặc dù chịu ảnh hưởng của phương
Tây song mỹ thuật Huế với tư cách là một trung tâm mỹ thuật Việt Nam thời Nguyễn vẫn giữ gìn và tiếp
tục phát huy tính chất mỹ thuật truyền thống của dân tộc. – Ảnh hưởng phương Tây: Các công trình kiến
trúc của cung An Định chủ yếu đều được xây dựng bằng vật liệu mới: Gạch, sắt, thép và xi măng. Cảnh
quan bên ngoài của cung An Định lấy cảm hứng từ các cung điện Pháp có vườn bao quanh. Bên trong nội
thất của cung thì được bố trí lộng lẫy như một tòa lâu đài của một nhà quý tộc châu Âu bởi sự phong
phú về phòng ốc, cầu thang, lan can …và những họa tiết hầu như xa lạ với truyền thống. Lá nho thay thế
rồng phụng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Kiến trúc gô-tích và phong cách Roman thể hiện rõ nét
ở các chi tiết như: cột trụ, vòm cửa, hình ảnh bắc đẩu ,bội tinh hay các thiên thần, mang phong cách
châu Âu.
– Phong cách phương Đông: Cung An Định vẫn mang nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn, như
các đề tài về: Tứ linh, Tứ quý, Bát bửu, hoa văn cách điệu.. sơn son thếp vàng cùng với nghệ thuật điêu
khắc, khảm nổi sành sứ…tất cả đều theo những đặc điểm quen thuộc của kiến trúc phương Đông.

Các công trình chính ở Cung An Định:

Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ ngoài vào trong chiếu theo trục Bắc – Nam, cung
An Định gồm có các công trình sau: (Bến thuyền, cổng chính, Đình Trung Lập, Khải Tường Lâu, Cửu Tư
Đài. Hai dãy nhà ngang Tả, Hữu, hồ nước, cổng hậu). Ngoài các công trình kiến trúc chính trên, trong
khuôn viên cung An Định còn có một số công trình kiến trúc phối thuộc. Dọc hai bên Cửu Tư Đài là hai
dãy nhà phụ dành làm nơi ăn ở cho những người phục vụ trong cung và dùng làm ga-ra ô-tô của Hoàng
gia. Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay chỉ còn lại ba công trình khá nguyên vẹn là
cổng chính, Đình Trung lập và Lầu Khải Tường, đây cũng là ba công trình thuộc loại tiêu biểu nhất của
cung An Định, giữ được nét đặc trưng của một cung điện đầu thế kỷ XX.

2.1 Cổng chính (Cửa Cung): Cổng chính của cung là một công trình kiến trúc xây bằng vôi vữa theo lối
tam quan có kết cấu 02 tầng, trên đỉnh mái tầng trên có gắn hình biểu tượng một viên trân châu lớn.
Tổng thể cổng trang trí rất phong phú bằng nghệ thuật đắp nổi sành sứ và thủy tinh nhiều màu sắc đăng
đối với các hình tượng: rồng, phụng, lân, hổ và bầu rượu…;các đầu mái đắp nổi công phu. Chính giữa là
bức hoành cuốn thư có dòng chữ Hán ghi tên cổng “An Định Cung” gắn bằng mảnh sành đắp nổi màu
vàng đậm. Hai bên có hai câu đối ghép chữ bằng sành sứ màu rất độc đáo. Các lạc khoản cho biết cửa
xây theo dạng tam quan này đã hoàn thành vào năm 1918. Cả hai mặt trong và ngoài đều thể hiện các
hình ảnh rồng, phượng, lân, hổ, thiên hồ (bầu rượu), hoa lá, cùng một số văn tự và câu đối bằng chữ Hán
nằm đối xứng nhau. Trong nhiều công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn thì cổng chính cung An Định
là công trình duy nhất có các ô hộc nổi chứ không chìm âm vào trong, hầu hết các ô hộc này đều trang trí
màu lam trắng ( 32 ô hộc nổi mỗi bên). Các chi tiết khảm sành sứ tại cổng này cho thấy trình độ khảm
sành sứ đã đạt đến bậc thầy, những nghệ nhân trang trí thể hiện cổng chính cung An Định chắc chắn
phải là những người rất giỏi về kỹ thuật phối màu trang trí kiến trúc, họ đã tạo ra được những điểm
nhấn màu sắc sinh động, đa hướng nhiều góc nhìn trên mỗi chi tiết và hình ảnh.

2.2. Đình Trung Lập: Đình Trung Lập là một công trình kiến trúc nhỏ nhắn và xinh xắn có mặt bằng hình
bát giác được xây trên hai tầng nền và được che bởi hai lớp mái giả làm theo dạng cổ lầu. Ở chính giữa
nội thất của đình Trung Lập có dựng pho tượng đứng của vua Khải Định, đúc bằng đồng với tỷ lệ 1/1 (tỷ
lệ bằng người thật), tượng đúc từ năm 1920.

2.3. Lầu Khải Tường:

Được xây dựng trong 02 năm (1917- 1918 ) tại vị trí của phủ An Định cũ, lầu Khải Tường là công trình
kiến trúc to lớn và quan trọng nhất trong cung An Định. Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành),
do vua Khải Định đặt tên. Với mặt bằng hình chữ nhật 745m2, toà nhà có 03 tầng, gồm 22 phòng lớn
nhỏ khác nhau, được sử dụng làm nơi ở và sinh hoạt. Tòa nhà khá đồ sộ, trông giống như một toà lâu
đài ở Âu châu thời Trung cổ. Vào thời điểm xây dựng lầu Khải Tường nền văn hóa của Tây phương nói
chung, nền mỹ thuật Pháp nói riêng đã ảnh hưởng đến Việt Nam một cách mạnh mẽ. Ảnh hưởng ấy đã
thể hiện rất rõ ở lầu Khải Tường từ vật liệu xây dựng, phong cách kiến trúc đến nghệ thuật trang trí nội
ngoại thất. Được xây dựng bằng các vật liệu mới (xi măng, sắt thép) pha trộn các vật liệu truyền thống
(vôi sò, giấy bản…) theo kiểu hiện đại. Mái lầu lợp ngói liệt, nền các tầng lầu đều lát gạch hoa, mặt trước
là nội thất lầu được trang trí rất công phu. Mặt tiền của tòa nhà lầu, đặc biệt là ở gian giữa, là nơi được
trang trí phong phú nhất. Phần lớn các mô-típ trang trí ở đây đều lấy từ Tây phương như: chùm nho,
bình hoa, thiên thần có cánh, trụ tròn, trụ vuông…Về cách bố cục không gian, lầu Khải Tường cũng mang
đậm dấu ấn phương Tây, toàn bộ mặt trước công trình được trang trí công phu tỉ mỉ theo các mô típ
kiến trúc Roman cận đại xen lẫn cùng các đề tài trang trí phương Đông cổ như: rồng, phượng, bát bửu…
Tuy nhiên, các hình ảnh trang trí này phân bố hợp lý, thành ra có mảng chìm, mảng nổi, mảng tối, mảng
sáng, làm cho chúng trở nên mềm mại và sinh động. Sinh động nhất là 08 tượng bát tiên đứng trên 08
đầu trụ ở hai bên 04 hệ thống bậc cấp dẫn xuống sân trước. Mặt trước tầng một trang trí 08 bình hoa
đắp nổi, có 06 bình gắn 12 tượng thiên thần có cánh; mô-típ trang trí chủ yếu là hoa, lá và chùm nho khá
mềm mại.

2.3.1.Tầng 1 của Lầu Khải Tường:

Nội thất tầng một có 07 phòng, chính giữa là tiền sảnh. Bên trái và bên phải là các phòng khách, đây là
nơi vua Khải Định từng tiêu khiển những ván bài và rượu cô nhắc. Sảnh đường có kê bàn dùng làm nơi
tiếp khách, kế bên là các phòng tiếp cận với nhiều lớp cửa lớn, cửa sổ kiểu Pháp thếp vàng rực rỡ. Toàn
bộ cửa ra vào được gắn khung gỗ sang trọng sơn son thếp vàng. Các cửa sổ thoáng đãng nối những
phòng bên trong và các phòng có cửa sổ hướng ra vườn để ánh sáng tràn vào, hài hòa với thiên nhiên.
Xung quanh cửa ra vào và cửa sổ đắp nổi và trang trí nhiều hoa văn thảo mộc, những họa tiết hoa, cánh
bướm đủ sắc màu, xanh thiên thanh, vàng, hồng…tạo nên một không gian gần gũi với thiên nhiên. 26
vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trổ rất tinh xảo và sinh động.
Càng vào bên trong càng cảm thấy rõ vẻ sang trọng của cung. Phong cách trang trí theo luật viễn cận
phương Tây mà họa sĩ đương đại mới tiếp nhận phần nào kết hợp với cách nhìn sinh động phương
Đông. Trần nhà chia thành 04 ô phân cách bởi các đường dầm, mỗi ô dầm trang trí các đường diềm dây
lá, hoa mai. Nổi bật ở sảnh chính là 06 bức tranh trang trí theo lối đồ hoạ trên các mảng tường. Tranh tái
dựng hình ảnh của các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh… Ngoài 06 bức
bích họa, trên các mảng tường và trần nhà, cửa đại sảnh đều có trang trí đồ hoạ với các mô típ hoa lá
nhiều màu với các mô-típ bóng bẩy. Từ sảnh đường lên tầng hai có cầu thang chia thành 02 lối với 20
bậc cấp có lan can. Đây là cầu thang dẫn lên tầng 02 và tầng 03 lỗi đi chính dẫn đến phòng riêng của hai
vị Hoàng Đế cuối cùng của Việt Nam, cũng là nơi trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung. + Sáu bức tranh
tường ở tầng 01 của Lầu Khải Tường Về trang trí nội thất đáng quan tâm nhất là ở tầng 01, đặc biệt là ở
phòng giữa. Tại đây có 06 bức tranh sơn dầu vẽ trực tiếp lên tường, thể hiện 06 khu lăng tẩm của các
vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Đồng Khánh, được đánh giá là “Những kiệt tác của nghệ thuật tranh
tường Việt Nam’’ hồi đầu thế kỷ XX. Theo Martin Kemlein trong quyển “An Định – Hués verborgener
Schatz – Báu vật tiềm ẩn của Huế – Hué’s Hidden Pearl” Nhà xuất bản Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Liên Bang
Đức, Berlin, Đức 2010, trang 29, cho rằng: 06 bức tranh tường này chính là “Kiểu thờ cúng tổ tiên hiện
đại” của vua Khải Định. Bộ tranh bích họa này đã được vẽ theo luật viễn cận của Tây phương, nhưng có
kết hợp phần nào với lối nhìn phối cảnh sinh động của Đông phương. Những bức tranh bích hoạ được vẽ
trực tiếp bằng sơn dầu lên mặt tường xi măng với kích thước lớn, khổ khung tranh có hai loại: 1,8m x
1,1m và 1,6m x 1,4m. Chung quanh mỗi bức là một khung tranh bằng gỗ đắp khung tranh đắp gờ cao
cầu kỳ, khéo léo và được thếp vàng rực rỡ, chạm khắc hoa mai và lá sen cách điệu, khiến người xem có
ảo giác như đó là những bức tranh đóng khung treo lên tường. Hai màu chủ yếu của bộ tranh là màu
xanh và màu nâu. Màu xanh thích hợp với phong cảnh thiên nhiên non xanh nước biếc của miền núi Ngự
sông Hương. Màu nâu dùng để vẽ các công trình kiến trúc lăng tẩm. 06 bức tranh này tuy không đề tên
nhưng khi nhìn hình vẽ, người xem có thể dễ dàng nhận biết đó là phối cảnh thật 05 lăng: Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh. Còn riêng bức tranh thứ 06 chưa rõ vẻ về cảnh ở nơi nào?
Trải qua một thời gian khá lâu, tòa lâu đài này không được trùng tu bảo dưỡng nên đã xuống cấp
nghiêm trọng, trong đó 06 bức tranh tường cũng bị sứt mẻ, phai nhạt sắc màu. Năm 2003 Đại sứ quán
Cộng hòa liên bang Đức đã tài trợ 17,000 euro để phục chế 06 bức tranh tường cổ quí hiếm ở cung An
Định. Các chuyên gia phục chế di tích người Đức, bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại đã nghiên cứu,
phân tích và phục chế trong suốt ba tháng trời, nhờ đó mà các bức tranh mới được bảo lưu hoàn chỉnh
như ngày nay. Có lẽ đây là nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng, chính những bức tranh này
cùng các họa tiết thếp vàng đã đem lại cho chúng ta sự quen thuộc ấm áp kéo chúng ta ra khỏi cảm giác
lọt vào lâu đài phương Tây. Nhận xét về các bức tranh này, PGS Chu Quang Trứ đã viết: “Tranh đã tái tạo
lại được cảnh thực, chú ý bố cục của cả tổng thể kiến trúc, nêu bật những dặc điểm của từng lăng…” Bộ
06 bức tranh này chẳng những chứa đựng nội dung gắn liền với Quần thể kiến trúc Kinh đô Huế, mà còn
đánh dấu giai đoạn giao thoa hội nhập của nền hội họa nước ta vào những thập niên đầu thế kỷ XX.

2.3.2. Tầng 2 của Lầu Khải Tường:

Tầng 02 gồm 08 phòng, được nối thông với nhau bằng hệ thống cửa hành lang rất khoa học, phục vụ cho
mục đích chính là nơi nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình nhà vua. Mặt trước tầng này có ban
công, mặt sau có sân thượng nhìn ra phía vườn sau của cung. Tầng 02 là nơi thể hiện sự giao thoa văn
hóa mạnh mẽ. Không giống như những bức tường như lụa, nhẹ nhàng, thanh thoát như ở tầng 01, hoa
văn trên những bức tường ở tầng 02 được kết hợp giữa lối trang trí sinh động của Việt Nam với lối trang
trí giấy dán tường Châu Âu. Tại đây, hai nền văn hóa giao thoa đã tạo nên một phong cách hoàn toàn
mới. Mỗi phòng được trang trí mỗi loại hoa văn riêng biệt.

2.3.3. Tầng 3 của Lầu Khải Tường:

Tầng 03 bao gồm 03 phòng lớn và 04 phòng nhỏ được cấu trúc hợp lý, cũng mục đích phục vụ chính là
nơi thư giãn cho các thành viên trong gia đình nhà vua, và là nơi thờ cúng. Chính giữa mặt tiền của cung
điện đắp nổi một bình phong có hình mặt trời đang tỏa sáng,mặt sau có sân thượng nhìn ra phía vườn.
Bình phong đắp nổi 06 cột tròn với hình mặt trời có các tia sáng bao quanh, hai bên là hai bình hoa. Bên
trong bình phong có một tấm bia cao 1,75 m, rộng 03 m, trang trí các đường dầm khảm hoa văn cách
điệu, đắp nổi bài “Ngự chế An Định cung dẫn” bằng chữ Hán của vua Khải Định làm vào tháng 08 năm
Canh Thân (1920) nói rõ: “Cung An Định là tiềm để của Trẫm. Trẫm khi còn là thân phiên, tự đặt hiệu là
An Định, xây phủ đệ tại nơi này. Mùa thu năm Quý Sửu (1913) hoàng trưởng tử chào đời. Mùa hè năm
Bính Thìn (Trẫm) lên ngôi. Riêng nhớ chỗ phát điềm lành, bỏ tiền lương ra đổi dựng thành lầu (…) sai đổi
“để” làm “cung”. Nhân đó lấy hiệu cũ đặt tên cung (cung An Định) và gọi tên lầu là Khải Tường”. Nhìn
chung, cho dù từ cách bố trí đến phương thức sử dụng vật liệu, lầu Khải Tường đã chịu ảnh hưởng sâu
sắc của phong cách phương Tây thời cận đại.Tuy nhiên những dấu ấn của nghệ thuật tuyền thống Việt
vẫn còn biểu hiện ở công trình này, đặc biệt là các mô típ trang trí cùng sự hòa hợp của nó đối với cảnh
quan tự nhiên chung quanh. 2.4. Nhà hát Cửu Tư Đài: Được xây dựng vào khoảng những năm 1922-
1923. Nhà hát này nằm gần sau lưng lầu Khải Tường. Mặt bằng hình chữ nhật, diện tích của nhà hát rất
lớn, khoảng 1.150m2 và có sức chứa hơn 500 khán giả. Cửu Tư Đài là một nhà hát mang giá trị cao về
kiến trúc và trang trí. Nhưng tiếc thay, nó đã bị phá sập vào tháng 02/1947, hiện nay chỉ còn là một hệ
thống nền móng. Nhận thức được giá trị đặc biệt của nó trong tổng thể kiến trúc cung An Định, Trung
tâm BTDT Cố đô Huế đã và đang lập dự án phục hồi nhà hát này trong tương lai. Sau cuộc khai quật khảo
cổ năm 2003, diện mạo nhà hát Cửu Tư Đài được phác họa lại; đó là một tòa nhà quay mặt về hướng
Bắc và nối với lầu Khải Tường bằng một hành lang. Sở dĩ gọi là “đài” vì nó có 02 tầng: Hệ thống sân khấu
nằm ở giữa mặt nền tầng 01 (cách bố trí sân khấu này giống như ở hai nhà hát cung đình truyền thống
khác tại Huế: Duyệt Thị Đường ở trong khu vực Đại Nội Huế và Minh Khiêm Đường trong khu vực lăng
vua Tự Đức). Khán đài được thiết kế ở cả 02 tầng, phía xung quanh sân khấu. Riêng khán đài chính (khán
đài danh dự), nơi nhà vua và khán giả thượng cấp ngồi xem nằm ở tầng 02 phía hành lang thông với lầu
Khải Tường. Ở mặt tiền của nhà hát hướng về đường Nguyễn Huệ ngày nay, hai bên có hai kết cấu 03
tầng mang dạng 02 phòng lồi nằm đối xứng, trên mỗi nóc xây thành hình chóp theo kiểu tháp chuông
của các nhà thờ Thiên chúa giáo. Phong cách trang trí ngoại thất của Cửu Tư Đài gần giống như nhà hát
lớn ở Hà Nội (xây năm 1911) nhưng một phần được xây dựng theo lối cách tân dưới triều Khải Định và
trang trí nội thất lại tương tự như cung Thiên Định ở lăng Khải Định: như các mặt tường đều được đắp
nổi bằng nghệ thuật ghép sành sứ, thuỷ tinh, thể hiện đề tài trang trí truyền thống của Đông Phương và
của Việt Nam, góp phần mang lại danh hiệu cho vị vua “Người con của những mảnh sành” mà người
Pháp đã tặng cho vua Khải Định. Sau gần 90 năm tồn tại, do thời gian và khí hậu khắc nghiệt của miền
Trung cũng như sự tàn phá của chiến tranh đã làm cho An Định cung bị hư hại trầm trọng. Nhưng trong
những năm gần đây với sự quan tâm của chính quyền địa phương và những nỗ lực của Trung tâm BTDT
Cố đô Huế Di tích cung An Định đã và đang được trùng tu bảo tồn ngày một tốt hơn.
Nguồn bài viết: https://khamphadisan.com.vn/tai-lieu-thuyet-minh-du-lich-hue-cung-an-dinh/

Link tham khảo: https://mia.vn/cam-nang-du-lich/ve-cung-an-dinh-kham-pha-lich-su-mot-thoi-vang-son-


cua-trieu-nguyen-2309

Cung An Định có gì hấp dẫn đến thế?

- Cung An Định và nỗi niềm của Nam Phương Hoàng Hậu

Cung An Định chính là nơi gắn bó của Nam Phương Hoàng Hậu. Bà là một người phụ nữ có tài, có sắc
nhưng không có được tình yêu trọn vẹn.

Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, người gốc An Nam. Với dung mạo thanh cao, cùng lòng nhân hậu bà
đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của vua Bảo Đại và lên ngôi hoàng hậu. Tưởng chừng như cuộc hôn
nhân này đã có cái kết viên mãn, thế nhưng nó đã chấm dứt trong đau buồn khi vua có mối quan hệ với
một người phụ nữ khác. Bằng sự khiêm nhường, chịu đựng và hy sinh, bà cùng các con đã chọn cách im
lặng và sống cùng mẹ chồng cho đến năm 1947. Sau đó bà cùng các con sang Pháp định cư và rời bỏ nơi
này.

- Cung An Định với nét đẹp kiến trúc giao thoa Á Âu

Cung An Định có thể coi là công trình kiến trúc xây dựng mở đầu cho thời kỳ mỹ thuật tại Huế, giao thoa
giữa hai nền văn hóa Á Âu vào đầu thế kỷ 20. Phần lớn những chi tiết trang trí như tứ quý, tứ linh, bát
bửu và các cột được thiết kế theo phong cách Roman... đều theo hơi hướng châu Âu sang trọng và tinh
tế.

Đình Trung Lập uy nghi, khang trang

4.3 Cung An Định xuất hiện trong bối cảnh phim và MV nổi tiếng

Điểm tham quan tại Huế này từng gây bão một thời bởi nơi đây chính là bối cảnh quen thuộc trong bộ
phim “Gái già lắm chiêu”. Trong phim, cung An Định đóng vai là một biệt phủ rộng lớn, xa hoa nằm tách
biệt với thế giới bên ngoài. Bên trong mang đậm dấu ấn phương Tây với những khung tranh dát vàng.
Đây cũng chính là nơi ở của chị em Lý gia - các nhân vật chính trong phim. Không dừng lại ở đó, bãi đất
trống phía sau Lầu Khải Tường còn được đội ngũ ekip sáng tạo dựng nên một khu vườn hoa Bạch Trà với
diện tích 500m2 và chi phí đầu tư lên tới 2 tỷ đồng. Sau khi phim kết thúc thì vườn hoa cũng được trao
tặng lại cho Huế để làm điểm tham quan.

Mới đây nhất thì địa điểm du lịch Huế này lại một lần nữa được chọn để quay MV “Không thể cùng nhau
suốt kiếp” của nữ ca sĩ Hòa Minzy nổi đình đám. Khiến các bạn trẻ, đặc biệt là các fan hâm hộ không khỏi
thích thú.

Kết luận

You might also like