Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

I) Tìm hiểu chung


1)Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888)

- Tiểu sử:

- Tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai

- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất,
phải bỏ thi về quê chịu tang, phần vì khóc thương, phần vì ốm nặng nên ông bị mù
cả hai mắt.

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc
chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh

- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ
mua chuộc ông khẳng khái khước từ

- Phong cách sáng tác:

- Đậm sắc thái Nam Bộ:

- Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ

- Nhân dân: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đằm thắm ân tình

2)Tác phẩm

+ Hoàn cảnh sáng tác + Xuất xứ

- Đêm 16 – 12 – 1861, 20 nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến


tấn công đồn Cần Giuộc. Chính vì thế Nguyễn Đình Chiểu, theo yêu cầu của Đỗ
Quang – tuần phủ Gia Định, đã viết bài văn tế này để ghi nhận công lao của
những người nông dân áo vải trở thành những anh hùng đó.
+ Thể loại: Văn tế, hay còn gọi là điếu văn(nói chung là loại văn đọc khi tế, cúng
người chết (trong một số trường hợp đặc biệt cũng dùng để tế lễ người sống); bởi
vậy nó có hình thức tế - hưởng.)

+ Bố cục: Gồm 4 phần

1. Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): cảm tưởng khái quát về cuộc đời
những người sĩ Cần Giuộc.

2. Thích thực (từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ) : hồi tưởng cuộc đời và
công đức của người nghĩa sĩ.

3. Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước
ngõ): lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

4. Kết (còn lại) : tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người
chết.

II) Tìm hiểu chi tiết


1) Lung khởi: Khái quát về bối cảnh và hình ảnh của người nông dân

- Mở đầu là lời than đầy ai oán, xót thương: “Hỡi ôi”

- Tiếp theo đó là khí thế tinh thần sôi sục của thời đại khi đất nước có giặc
ngoại xâm: Súng giặc đất rền, lòng dân tỏ rõ,...

- Nghệ thuật so sánh có tính chất đối lập giữa nổi dậy và không nổi dậy
khởi nghĩa đã khẳng định sâu sắc ý nghĩa sự hi sinh để lại tiếng thơm cho
đời

⇒ Khái quát được bối cảnh lịch sử với vấn đề trọng tâm của thời đại là
cuộc đụng độ lịch sử của thế lực xâm lược với ý chí kiên cường bất khuất
bảo vệ đất nước của dân tộc đồng thời nêu rõ chủ đề tư tưởng: ca ngợi,
biểu dương sự hi sinh vì dân tộc của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

You might also like