Phân Tích Hai Quá Trình Ho T Đ NG Thông Qua B C Tranh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH HAI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

THÔNG QUA BỨC TRANH

* Theo nghĩa rộng: Hoạt động tạo hình của trẻ em là quá trình lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội
* Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tạo hình được coi là hoạt động mang tính
sáng tạo nghệ thuật. Đây là một hoạt động nhận thức đặc biệt, mang tính
sáng tạo nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ
thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn
cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn
của người nghệ sĩ.
- Với cấu trúc đặc biệt gồm nhiều loại hình hoạt động như: vẽ, nặn, xé dán,
chắp ghép… đây là quá trình phản ánh những ấn tượng cuộc sống xã hội,
là quá trình thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của trẻ với thế giới xung
quanh bằng các phương tiện, chất liệu thông qua các hình tượng mang
tính nghệ thuật.
*Vẽ theo đề tài: Bức tranh được vẽ theo đề tài gia đình các sự vật nằm
trong mối liên hệ không gian chặt chẽ.
Những phương tiện truyền cảm trong hoạt động vẽ của trẻ là: đường
nét, hình dạng, màu sắc và cách xây dựng bố cục, là những phương tiện
thể hiện nội dung bức tranh, ý tưởng và tình cảm của người vẽ.
1. Đường nét, hình dạng
Trẻ có khả năng liên tưởng các đối tượng tri giác các hình vẽ được thể
hiện trên giấy.
- Mức độ tích cực và tương đối chuẩn xác trong việc thể hiện các sự
vật có dạng: hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, tính linh hoạt vận
dụng phương thức vẽ các sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ quan sát
được: vẽ mây, vẽ mặt trời, vẽ hoa, vẽ con đường
- Trẻ hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình dạng.
Phân biệt và điều chỉnh các hình học có quan hệ gần như hình tròn, - hình
ô van; hình vuông – hình chữ nhật, các dạng hình tam giác như: cây, nhà,

- Trẻ khá linh hoạt trong việc biến đổi và phối hợp tính chất đường
nét, hình để thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của các hình tượng sự vật, hiện
tượng cụ thể: các thành viên trong gia đình
2. Màu sắc
Hình dạng là yếu tố ban đầu tạo nên hình ảnh của sự vật, nhưng màu
sắc là yếu tố mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho hình ảnh và gây tác động
thẩm mĩ nhất tới người vẽ tranh và người xem tranh.
Trong bức tranh, trẻ đã sử dụng những màu sắc sau:
- Màu vàng tô mặt trời và hoa
- Màu xanh lá là sắc màu của tự nhiên nên dùng để tô cây.
- Màu nâu đem lại cho não bộ cảm giác ấm áp, thoải mái và an toàn,
thường được dùng để tô đường, đất.
- Màu trắng: Biểu trưng cho sự trong trắng và thuần khiết. Nó có thể
làm nổi bật cho khung cảnh nhưng cũng có thể đem lại cảm giác trống
rỗng, bất an và có một chút gì đó lạnh lẽo và khô cằn. Bầu trời trong bức
tranh được giữ nguyên màu trắng làm ta có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng
nhưng lại không thân thiện và trống trải.
- Màu đỏ: Đem lại sự tươi sáng, ấm áp và thoải mái. Màu đỏ thường
liên quan nhiều đến tình yêu, sự che chở, niềm khát khao. Ngôi nhà được
tô màu đỏ, là mong muốn có một gia đình hạnh phúc, đầy đủ. Tuy nhiên,
màu đỏ lại thuộc gam màu nóng nên có thể đem lại cảm giác bồn chồn,
thậm chí giận dữ nhưng cũng có thể là khát khao mãnh liệt trong suy nghĩ
và tình cảm. Đứa trẻ tô chính bản thân đang mặc áo có màu đỏ muốn thu
hút được sự chú ý của mọi người, đặc biệt là mong muốn được quan tâm
từ người thân.
- Màu xanh nước biển: Đem lại cảm giác thanh thản, yên bình và
chín chắn. Tuy nhiên màu xanh nước biển cũng đem lại cảm giác buồn bã
và sự riêng tư.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quan tâm là cách bé chọn màu sắc, em
không cần phải tuân thủ bất kỳ quy luật nào cả mà có thể sử dụng màu sắc
tự do.

3. Bố cục
Sự sắp xếp vị trí các hình ảnh trong không gian tranh, gọi là cách xây
dựng bố cục. Việc sắp xếp hình ảnh trong bức tranh đã tạo ra nhịp điệu và
tạo thế cân bằng các thành tố trong bố cục bức tranh. Phương thức tổ
chức bức tranh như vậy rất sơ đẳng nhưng là phương tiện tích cực thể
hiện ý tưởng sáng tạo.
Bố trí các hình ảnh trên không gian 2 chiều, thể hiện nhịp điệu trong sự
sắp xếp lặp đi, lặp lại các chi tiết, cùng loại về hình dạng, kích thước trên
bề mặt tờ giấy:
- Sắp xếp các hình ảnh, phân biệt đối tượng miêu tả trên chính trên
nền các thành phần thiết yếu: xen kẽ gần gũi với hiện thực sinh
động.Trong tranh trẻ vẽ nhà chính, vẽ cây, vẽ hoa, vẽ đường…
- Biết cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng: Cây to, cao – hoa
nhỏ, thấp; thể hiện quan hệ chính - phụ: vẽ các thành viên trong gia đình:
bố và anh trai lớn hơn
- Bức tranh khá trống trải: cây không có trái, không có con vật hay
thứ gì khác.
4. Nội dung của bức tranh và tình cảm của người vẽ
Mỗi bức tranh là một câu chuyện. Nhìn vào bức tranh trên ta có thể
thấy được đây không chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc mà còn là thể hiện
ước mơ của trẻ về một gia đình hòa thuận. Bức tranh trên là hình ảnh của
bé đang nắm tay anh trai và đứng cạnh bố. Ta thấy được một điểm đặc
biệt ở đây là bức tranh không xuất hiện hình ảnh của người mẹ bởi bố mẹ
em đã ly thân. Và thường khi thiếu đi tình thương của người mẹ thì em
nhận tình thương đến từ bố và anh trai. Thế nhưng em lại vẽ mình đứng
cạnh anh trai chứ không phải đứng giữa anh trai và bố. Qua đó, chúng ta
cũng có thể đoán được rằng em thân với anh trai hơn.
Theo quan điểm của tâm lí học cấu trúc: “Trẻ vẽ những gì nó nhìn
thấy”. Khẳng định vai trò của thị giác “nhìn‟ và vốn kinh nghiệm tri giác thị
giác đối với sự hình thành và phát triển hoạt động tạo hình. “Nhìn” trong là
khả năng quan sát có phân tích, tổng hợp và nhận biết cấu trúc của đối
tượng quan sát như một tổng thể trọn vẹn.
Quan điểm của tâm lí học duy vật biện chứng: “Sự phát triển con
người qua quá trình kế thừa mang tính xã hội các tính chất tâm lí, các
năng lực tâm lí đặc trưng của con người, qua quá trình lĩnh hội của cá thể
nền văn hóa vật chất, tinh thần được đúc kết trong lịch sử loài người”. Nhà
tâm lí học Vư-gốt-xki không phải tự nhiên mà trước hết là xã hội là yếu tố
quyết định hành vi của con người.
Hoạt động của trẻ em là hoạt động có nguồn gốc xã hội, mang bản
chất xã hội rõ rệt bởi nó bắt nguồn từ chính cuộc sống hằng ngày mà trẻ
có thể thấy và cảm nhận được. Bức tranh trên cho ta thấy được cảm xúc
bên trong của em là nỗi buồn gia đình không hoàn thiện và em dành nhiều
tình cảm cho anh trai và ba rất nhiều.
Bức tranh trên của bé không tuân theo một bố cục hay một hay phối
màu phải chuẩn với thực tế mà đó là sự mô tả bản thân khá phong phú
của em. Có thể nói bức tranh chính là phương tiện để em thể hiện những
tâm tư và tình cảm của mình.

You might also like