Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1 :Bộ luật MANU

1. Nguồn gốc
- Luật Manu có lẽ được viết vào thiên niên kỉ thứ I trước công nguyên
(TCN), nhưng nội dung mà nó đề cập đến sớm hơn rất nhiều, có thể là từ
thời người Aryan bắt đầu xâm nhập Ấn Độ, khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II
TCN. Luật Manu được soạn thảo bởi các thành viên của một tổ chức xã hội
gọi là Bàlamôn hay giáo sĩ và theo một phạm vi rộng hơn, nó dành cho giáo
sĩ. Nhưng không giống kinh Veda được coi là vĩnh cửu và có nguồn gốc thần
thánh, luật Manu có nguồn gốc con người và do đó dễ bị sai sót bởi con
người.

2. Nội dung
- Luật Manu là một bách khoa thư về xã hội Ấn Độ. Với 2685 điều luật, chia
làm 12 chương, được trình bày dưới dạng câu song vần, Manu cho người ta
thấy bức tranh lịch sử Ấn Độ cổ xưa trên mọi lĩnh vực cả về kinh tế , chính
trị, tư tưởng, văn hóa, quan niệm về thế giới và vũ trụ.
- Chứa đựng các luật lệ, quy tắc ứng xử được áp dụng bởi các cá nhân, cộng
đồng và quốc gia.Nó bao gồm pháp luật hình sự và dân sự, còn bao gồm cả
giáo lí của nghiệp, tái sinh và sự cứu rồi,…
=>> Luật manu vừa được coi là nền tảng pháp luật của đạo HINDU vừa
được coi là nền tảng cho sự hiểu biết xã hội Ấn Độ cổ đại.
Xét trên phương diện pháp lý, chúng ta có thể phân biệt bộ luật Manu
thành những chế định pháp luật cơ bản:
1.Chế định quyền sở hữu
- Nói đến quyền sở hữu trước hết phải nói đến quyền sở hữu ruộng đất.
Hình thức sở hữu ruộng đất lúc bấy giờ là tập trung vào sở hữu nhà vua
(điều 265), sở hữu tư nhân (điều 9), sở hữu công xã (điều 164).
- Đối với ruộng đất : thuộc sở hữu tối cao của nhà vua , công xã sở hữu đất
thực tế của công xã. Đối với đất thuộc quyền sơ hữu của tư nhân thì được
quyền mua bán nhưng phải chịu sự giám sát của nhà nước.
- Đối với những tài sản khác: Luật Manu khẳng định quyền sở hữu không
phải là tuyệt đối , nó bị hạn chế bởi quyền chiếm hữu tài sản của người
khác.Đây là quy định khác với luật dân sự hiện đại và luật La mã cổ đại , chỉ
có ở luật Manu.
2. Chế định về hợp đồng
Quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: Không được ký với người
điên, người say rượu, người già yếu, người chưa đến tuổi thành niên.
Không được lừa dối hay dùng áp lực để ký hợp đồng. Phải đượcký công
khai.
- Đề cập nhiều đến hợp đồng vay mượn, cầm cố: . Trong đó quy định mức
lãi tối đa phải trả mỗi tháng, mức lãi suất này tùy thuộc theo từng đẳng cấp
trong xã hội. Bà la Môn: 2%; Ksatơria: 3% (quan lại, binh sĩ);Vaisia: 4%
(thường dân); Suđra: 5% . .
Nếu con nợ không trả được nợ thì bị biến thành nô lệ. Nếu con nợ có khả
năng trả nợ nhưng không chịu trả thì chủ nợ có quyền đánh đập, hành hạ
con nợ cho đến khi đòi được nợ.
3.Chế định hôn nhân và gia đình
- Hôn nhân mang tính chất mua bán. Người vợ được chồng mua về và tất cả
của hồi môn của người vợ thuộc quyền sở hữu của chồng.
- Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng: Lúc nào người phụ
nữ cũng phải chịu sự bảo hộ của đàn ông (tam tòng). Vợ không được quyền
ly dị chồng trong mọi trường hợp. Người chồng dù tàn bạo, ngoại tình vợ
cũng phải tôn trọng và xem như một thánh nhân của đời mình. Ngược lại,
chồng có quyền ly dị vợ nếu vợ không có con hoặc sinh toàn con gái. Ngoài
ra chồng được quyền đánh đập
hành hạ vợ con mà không bị tội. Bộ luật quy định chỉ được kết hôn trong
cùng đẳng cấp. Tuy nhiên, đàn ông vẫn có thể lấy vợ thuộc đẳng cấp dưới.
=>> Nhìn chung quan hệ hôn nhân trong xã hội Ấn Độ cổ đại là quan hệ
hôn nhân không bình đẳng, không tự do và người phụ nữ có địa vị rất thấp
kém cả trong gia đình và ngoài xã hội.

4.Chế định thừa kế

Ban đầu, ở Ấn Độ chỉ thừa nhận hình thức thừa kế theo pháp luật (khi
người cha chết, mọi tài sản được chia đều cho các con còn sống). Về sau, dù
ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, người Ấn Độ cũng lập di chúc. Đẳng
cấp Bà La Môn ủng hộ tục lệ mới này vì điều này làm cho tài sản của giáo
hội tăng lên, nếu người dân lập di chúc để lại tài sản cho giáo hội. Tất cả các
con đều có quyền thừa kế tài sản của người cha. Con gái nhận tài sản thừa
kế để làm của hồi môn.
5.Chế định hình sự
Những chế định hình sự đề ra theo nguyên tắc: khoan dung đối với những
người chà đạp lên quyền lợi của kẻ dưới, trừng trị thẳng tay đối với những
người xâm phạm đến tính mạng, quyền lợi, nhân phẩm của đẳng cấp trên.
-Các hình phạt trong bộ luật rất dã man: Luật quy định hình phạt rất nặng
đối với tội trộm cắp. Trộm cắp vào ban đêm hay khoét ngạch vào nhà thì bị
chặt tay hoặc ngồi trên chiếc cọc nhọn, nếu phạm tội lần thứ ba thì bị tử
hình. Nếu trộm cắp tài sản của vua hay của đến chùa thì bị xử tử mà không
cần xét xử. Phạm tội gây rối trong dân chúng sẽ bị thiêu chết. Cũng giống
như luật Hammurabi, chế định hình sự của luật Manu cũng mang tính trả
thù ngang bằng nhau.
-Sử dụng phép thử tội: dầu sôi + phân bò hay rắn độc -> quan tòa được
phép thử tội nếu chứng cứ không rõ ràng -> ví dụ bắt nghi phạm nhúng tay
vào chảo dầu.
6.Chế định tố tụng
Rất coi trọng chứng cứ (nhân chứng, vật chứng) nhưng giá trị của chứng cứ
lại phụ thuộc và đẳng cấp và giới tính. Người làm chứng phải cùng đẳng cấp
và giới tính với bị can. Khi có sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ thì chứng cứ
của đẳng cấp trên có giá trị hơn so với đẳng cấp dưới.
Nhận xét chung: Pháp luật thời kì này là do giai cấp thống trị ban hành, nó
bảo vệ quyền lợi trước hết của những người thuộc đẳng cấp trên, do vậy
pháp luật Ấn Độ cổ đại mang tính giai cấp và phản ánh sự phân biệt đẳng
cấp sâu sắc.

You might also like