01.20.21 TV Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến khi giao dịch qua các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 154

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2021

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


Ý ĐỊNH THANH TOÁN TRỰC TUYẾN KHI
GIAO DỊCH QUA CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh tế và kinh doanh

HÀ NỘI, NĂM 2021


1

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng chúng tôi. Các thông tin và số liệu được phân tích và sử dụng trong bài nghiên
cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được công bố theo đúng quy định.

Một số kết luận trong bài nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước đó,
một số là phát hiện mới của riêng nhóm nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Nhóm nghiên cứu


2

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành, nhóm nghiên cứu xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới:

- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các giảng viên đã tận tình chỉ dạy và tạo điều
kiện giúp đỡ nhóm em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học.

- Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ nhóm trong quá
trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài nghiên cứu không tránh khỏi những
thiếu sót; nhóm tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các cán bộ quản lý.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ANOVA Analysis of variance - Bảng phân tích phương sai
AT Các biến Thái độ sử dụng
AU Các biến Sử dụng thực tế
CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp thứ tư
EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích Nhân tố Khám phá
GDP Gross domestic product - Tổng sản phẩm nội địa
IN Các biến Ý định sử dụng
KMO Kaiser-Meyer-Olkin Measure – Hệ đo lường Kaiser-Meyer-Olki
NHNN Ngân hàng nhà nước
NXB Nhà xuất bản
PE Các biến Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng
PI Các biến Trung gian thanh toán
PU Các biến Nhận thức về lợi ích
Ri Các biến Rủi ro
SEM Structural Equation Modeling - Mô hình Phương trình Cấu trúc
SN Các biến Chuẩn chủ quan
SPSS Statistical Package for Social Sciences
TAM Technology Acceptance Model - Mô hình chấp nhận công nghệ
TMĐT Thương mại điện tử
Tr Các biến Niềm tin
TRA Theory of Reasoned Action - Lý thuyết hành động hợp lý
TTĐT Thanh toán điện tử
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
TTTT Thanh toán trực tuyến
VIF Variance inflation factor - Hệ số phóng đại phương sai
WB World Bank - Ngân hàng Thế giới
4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nội dung phỏng vấn sâu 31


Bảng 3.1: Kết quả thống kê thang đo “Nhận thức về lợi ích” 48
Bảng 3.3: Kết quả thống kê thang đo về “Chuẩn chủ quan” 51
Bảng 3.4: Kết quả thống kê thang đo về “Niềm tin” 52
Bảng 3.5: Kết quả thống kê thang đo về “Rủi ro” 53
Bảng 3.6: Kết quả thống kê thang đo về “Trung gian thanh toán” 55
Bảng 3.7: Kết quả thống kê thang đo về “Thái độ sử dụng” 56
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả sau khi kiểm định thang đo các biến độc lập 60
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả sau khi kiểm định thang đo các biến phụ thuộc 61
Bảng 4.3: Kết quả phân tích KMO thang đo nhóm nhân tố ảnh hưởng 62
Bảng 4.4: Kết quả phân tích KMO cho thang đo Thái độ và Ý định sử dụng 62
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 63
Bảng 4.6: Kết quả phân tích tương quan 64
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy 66
Bảng 5.1: Tổng hợp độ tin cậy và phương sai trích của các nhân tố 73
Bảng 5.2: Kết quả kiểm định mô hình 76
5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến 10
Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử 12
Hình 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận ngân hàng điện tử 13
Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hướng tới sự chấp nhận hệ thống TTTT của người tiêu dùng
14
Hình 1.5: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc Sử dụng thanh toán trực tuyến của thế hệ
Millennial Thụy Điển 15
Hình 1.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới Ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng
tại Việt Nam 15
Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ 21
Hình 2.2: Lý thuyết hành động hợp lý 23
Hình 2.3: Nghiên cứu của Ardelia Simanjaya (2020) 25
Hình 2.4: Nghiên cứu của Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017) 27
Hình 2.5: Nghiên cứu của Suh và Han (2002) 28
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT khi giao dịch
qua các sàn TMĐT tại Việt Nam. 34
Hình 3.1: Kết quả thống kê về “Nhận thức về lợi ích” 47
Hình 3.2: Kết quả thống kê về “Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng” 49
Hình 3.3: Kết quả thống kê về “Chuẩn chủ quan” 50
Hình 3.4: Kết quả thống kê về “Niềm tin” 51
Hình 3.5: Kết quả thống kê về “Rủi ro” 53
Hình 3.6: Kết quả thống kê về “Trung gian thanh toán” 54
Hình 3.7: Kết quả thống kê về “Thái độ sử dụng” 56
Hình 3.8: Kết quả thống kê về “Ý định sử dụng” 57
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT khi giao dịch
qua các sàn TMĐT tại Việt Nam 66
Hình 5.1: Kết quả kiểm định CFA cho các nhóm nhân tố 74
Hình 5.2: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam 75
6

ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Tiếng Anh Tiếng Việt Định nghĩa


Electronic Commerce Thương mại điện tử Nền tảng cho phép người tiêu
(E-commerce) dùng thực hiện giao dịch mua bán,
trao đổi sản phẩm, dịch vụ và
thông tin thông qua mạng Internet.
Online payment Thanh toán trực Hình thức thanh toán không sử
tuyến dụng tiền mặt và được thực hiện
trên môi trường Internet.
Perceived Usefulness Nhận thức về lợi Nhận thức cá nhân về lợi ích của
ích thanh toán trực tuyến trên sàn
TMĐT.
Perceived Ease of Nhận thức về tính Nhận thức cá nhân về tính dễ
Use dễ dàng sử dụng dàng sử dụng của thanh toán trực
tuyến trên sàn TMĐT.
Subjective Norms Chuẩn chủ quan Nhận thức cá nhân về sự ảnh
hưởng của các nhóm tham khảo
đến quyết định lựa chọn thanh
toán trực tuyến trên sàn TMĐT.
Trust Niềm tin Niềm tin cá nhân đối với phương
thức TTTT đang triển khai trên sàn
TMĐT.
Risk Rủi ro Nhận thức cá nhân về rủi ro liên
quan đến thanh toán trực tuyến
trên sàn TMĐT.
Payment Intemediary Trung gian thanh Đơn vị độc lập hay chức năng của
toán sàn TMĐT trong việc hỗ trợ, đảm
bảo quyền lợi cho người tiêu dùng
khi thực hiện giao dịch thanh toán
trực tuyến trên sàn TMĐT.
Attitude towards use Thái độ sử dụng Cảm nhận của người tiêu dùng
đối việc sử dụng thanh toán trực
tuyến khi mua sắm trên sàn TMĐT.
7

Intention to use Ý định sử dụng Mong muốn của người tiêu dùng
đối với việc sử dụng thanh toán
trực tuyến khi mua sắm trên sàn
TMĐT.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ vi
MỤC LỤC vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu 8
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ sử dụng 8
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về ý định sử dụng 9
1.1.3. Mối tương quan giữa thái độ và ý định sử dụng 10
1.1.4. Tổng quan các nghiên cứu về thanh toán trực tuyến 13
1.1.5. Tổng quan nghiên cứu về thanh toán trực tuyến qua các sàn TMĐT 16
1.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu 16
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu 16
1.2.2. Hướng nghiên cứu 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Cơ sở lý thuyết 21
2.1.2. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 23
2.1.3. Các nghiên cứu khác 25
2.1.4. Nhân tố mới dựa trên điều kiện Việt Nam 28
2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 33
2.2.1. Mô hình nghiên cứu 33
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu 34
2.2.3. Thang đo các nhân tố 40
2.3. Phương pháp định lượng 42
8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ 45
3.1. Mẫu nghiên cứu 45
3.2. Kết quả phân tích thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng 46
3.2.1. Nhận thức về lợi ích 46
3.2.4. Niềm tin 51
3.2.5. Rủi ro 52
3.2.6. Trung gian thanh toán 54
3.2.7. Thái độ sử dụng 55
3.2.8. Ý định sử dụng 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG – SỬ DỤNG PHÂN TÍCH
HỒI QUY 59
4.1. Đánh giá thang đo 59
4.1.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo 59
4.1.2. Kiểm tra hiệu lực thang đo 61
4.1.3. Kết quả phân tích hồi quy 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 71
CHƯƠNG 5 72
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM) 72
5.1. Đánh giá thang đo 72
5.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 73
5.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 75
5.3.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu 75
5.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 78
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 79
6.1. Xu hướng thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam 79
6.1.1. Xu hướng thương mại điện tử 79
6.1.2. Xu hướng thanh toán trực tuyến 81
6.1.3. Cơ hội và thách thức cho thanh toán trực tuyến trên sàn TMĐT 82
6.2. Những kết quả và đóng góp của công trình nghiên cứu 84
6.2.1. Những kết quả thu được 84
6.2.2. Những kết luận mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 84
6.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 84
9

6.3.1. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu 84


6.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 85
6.4. Một số kiến nghị 85
6.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 85
6.4.2. Đối với các sàn TMĐT 86
6.4.3. Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT 87
6.4.4. Đối với người tiêu dùng 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 98
PHỤ LỤC 100
Phụ lục 1: Nội dung phỏng vấn định tính 100
Phụ lục 2 PHIẾU ĐIỀU TRA 101
Phụ lục 3: Thống kê mẫu khảo sát người tiêu dùng các sản phẩm điện tử gia dụng
tại Việt Nam 105
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố ảnh hưởng 107
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo các biến phụ thuộc 109
Phụ lục 6: Kết quả phân tích EFA thang đo nhân tố ảnh hưởng 110
Phụ lục 7: Kết quả phân tích EFA thang đo thái độ và ý định sử dụng 111
Phụ lục 8: Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ nhất 112
Phụ lục 9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ hai 113
Phụ lục 10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 114
Phụ lục 11 : Kết quả kiểm định CFA lần 1 118
Phụ lục 12: Kết quả kiểm định CFA lần 2 119
Phụ lục 13: Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 122
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Chúng ta đang sống và làm việc trong một nền kinh tế số. Mặc dù thuật ngữ
“Kinh tế số” đã ra đời từ trước khi Cách mạng công nghiệp thứ tư (4.0) được hình
thành nhưng chỉ đến khi đặt nền kinh tế trong mối quan hệ với cuộc cách mạng công
nghiệp này thì công cuộc số hóa nền kinh tế mới thực sự diễn ra mạnh mẽ bởi cốt lõi
của cuộc CMCN 4.0 là chuyển đổi số. Xu hướng số hóa xuất hiện đã làm thay đổi
nhiều lĩnh vực, ngành nghề, từ thương mại, thanh toán giao thông, giáo dục, y tế... và
đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Trong đó hai đóng góp quan trọng
nhất phải kể đến là Thương mại điện tử (TMĐT) - nền tảng giúp cho các doanh nghiệp
đang kinh doanh truyền thống chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến, và thanh
toán trực tuyến (TTTT) - hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, thương
mại điện tử và thanh toán trực tuyến có thể hỗ trợ cho nhau bởi các nền tảng thương
mại điện tử thường ứng dụng và triển khai các phương thức thanh toán trực tuyến
nhằm giúp khách hàng và doanh nghiệp hoàn thành giao dịch buôn bán.

Ra đời từ năm 1990 đến nay, mặc dù doanh số TMĐT trên thế giới duy trì tốc
độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng lo ngại gian lận trong TTTT qua nền tảng TMĐT
vẫn là một rào cản lớn ở nhiều quốc gia. Nghiên cứu phát hiện ra rằng thiệt hại do gian
lận TTTT dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2023. Trước mối lo này, người
mua hàng trên các nền tảng trực tuyến sẽ có xu hướng lựa chọn các phương thức thanh
toán khác mà họ cho là an toàn nhất. Ngoài sự an toàn, người mua sắm trực tuyến cũng
coi trọng sự dễ dàng và thuận tiện của việc thanh toán. Ở Anh và Mỹ, tỷ lệ phần trăm
cao người mua hàng qua các sàn TMĐT tiến hành mua sắm qua thẻ bằng việc lưu
thông tin thẻ thanh toán trên các ứng dụng và trang mua sắm để thanh toán nhanh hơn
trong các lần mua hàng tiếp theo. Trong khi ở Brazil, hơn 1/3 người sẽ chọn một ứng
dụng mua sắm trên thiết bị di động cung cấp thanh toán trong một cú nhấp chuột. Do
đó, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra những đề xuất để khuyến khích các sàn TMĐT và
doanh nghiệp bán hàng trên sàn TMĐT áp dụng và chấp nhận điều chỉnh các phương
thức thanh toán của họ.

Thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu của
toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh những quyết định của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các Nghị định ban hành bởi Cục TMĐT và Kinh tế
số nhằm phát triển thị trường TMĐT ở Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt
cũng nhận được sự quan tâm không kém từ Đảng và Chính phủ. Nhận thức rõ vai trò,
2

tầm quan trọng của hình thức thanh toán này, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển Thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu Đề án hướng đến là tạo sự
chuyển biến rõ rệt về TTTT trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các
phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm
tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước,
minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong
xã hội, góp phần vào công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh
tế,… Đặc biệt, quyết định này cũng đưa ra một mục tiêu vô cùng cụ thể và gắn liền với
Thương mại điện tử, đó là “Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực
hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 -
2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị
chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua
hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp
nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng)”.

Một khi người tiêu dùng thấy được lợi ích và duy trì thường xuyên thói quen
TTTT, chắc chắn cả nền kinh tế vĩ mô sẽ cùng hưởng lợi theo. Cụ thể, lợi ích của
TTTT như: Nhanh chóng thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở
xa, tránh được các rủi ro nếu phải mang tiền mặt đi nhận hàng, nhất là khi phải mang
theo các khoản tiền lớn. Khi thanh toán không dùng tiền mặt, người tiêu dùng có thể
nhận được nhiều khuyến mãi từ người bán cũng như từ ngân hàng đã và đang diễn ra ở
những nền kinh tế hàng hóa phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Đông Âu - nơi thường
xuyên khách mua hàng được giảm giá khi thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ ngân
hàng, chứng chỉ có giá hoặc qua dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng thương mại bằng
tiền ghi sổ làm cho hệ thống ngân hàng thực sự là trung tâm thanh toán an toàn, bền
vững của nền kinh tế. Cùng với đó thì xã hội giảm được chi phí in ấn, vận chuyển,
kiểm đếm hay bảo quản một khối lượng tiền mặt rất lớn như nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế, tới gần 80% giao dịch, tức là tỷ lệ
thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ chiếm khoảng hơn 20%, thấp so với mục tiêu
mà Chính phủ đã đặt ra là đến năm 2020 này, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
phải chiếm hơn 30% trên tổng giá trị thanh toán thương mại trong tiêu dùng tại Việt
Nam. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước (NHNN), hiện nay mới có khoảng 30%
3

dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 70% số người chưa có tài khoản tập trung ở
các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa. Đây là vấn đề rất nan giải cần giải quyết, vì có
tài khoản ngân hàng thì mới có thể sử dụng được phương thức TTTT. Ngay cả đối với
không ít người ở thành phố dù đã có tài khoản tại ngân hàng nhưng trong trao đổi, họ
vẫn chỉ đặt mua hàng qua các sàn TMĐT bằng thẻ tín dụng, đến khi thanh toán thì đa
số lại thanh toán bằng tiền mặt rút ra từ ngân hàng. Đó vẫn là hình thức thanh toán phổ
biến nhất với việc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam hiện nay. Như vậy, trong thanh
toán khi mua hàng qua các sàn TMĐT, việc thanh toán trước bằng thẻ tín dụng chỉ
chiếm phần nhỏ, còn phần lớn là nhận hàng người ta mới thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt cho bên giao hàng. Lý do chính là độ tin cậy vào chất lượng, số lượng hàng hóa
chưa cao. Chỉ khi nhận hàng và thấy thực chất hàng đó như thế nào thì mới trả tiền
mặt. Bên cạnh nguyên nhân đến từ người tiêu dùng, việc TTTT trong việc mua sắm
nói chung và mua sắm qua các sàn TMĐT nói riêng còn đến từ việc doanh nghiệp thất
bại khi số hóa việc kinh doanh của mình. Họ thất bại trong việc áp dụng công nghệ để
có thể khuyến khích, thuyết phục người tiêu dùng chuyển sang việc mua hàng và thanh
toán trực tuyến.

Từ thực tiễn của doanh nghiệp, ông Hoàng Quốc Quyền, Giám đốc đối ngoại
cấp cao của Tiki miền Bắc cho biết: Việc thanh toán trực tuyến, tiêu dùng trực tuyến
đang là xu hướng hiện hữu khắp nơi trên thế giới. Thanh toán trực tuyến, tiêu dùng
trực tuyến sẽ thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển; trong đó, có sàn TMĐT, góp phần làm
minh bạch trong quản lý và thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thanh toán trực
tuyến, tiêu dùng trực tuyến chưa thực sự đạt được như kỳ vọng và tiến tới một bước
mạnh mẽ hơn là tiêu dùng, mua sắm không dùng tiền mặt. Qua thực tế, với sàn TMĐT
của Tiki, một tháng khoảng từ 4,5 - 5 triệu đơn hàng thì số đơn hàng được TTTT chỉ
chiếm khoảng từ 40% trong khi 60% là thanh toán bằng tiền mặt. Để người mua hàng
sẵn sàng cho việc TTTT - thanh toán không dùng tiền mặt theo ông Quyền, cần kiên
quyết kiểm tra, xử lý những sàn TMĐT bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc.
Cùng đó, có chế tài và biện pháp mạnh mẽ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng và
TTTT. Các ngân hàng, cổng thanh toán và nhà mạng cần tạo điều kiện và có chính
sách hỗ trợ thiết thực cho người dân khi TTTT; đồng thời, tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng
chung để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.

Dưới tác động của đại dịch Covid 19 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu,
các hoạt động sản xuất, cung ứng, thông thương... đều bị đình trệ, gián đoạn và không
ít doanh nghiệp phải tìm hướng đi mới nếu không họ sẽ đối mặt với việc tạm ngừng
kinh doanh, giải thể hoặc nặng nề hơn là phá sản. Họ có thể nhanh chóng triển khai
4

những giải pháp để duy trì hoạt động như đẩy mạnh hoạt động trên thị trường TMĐT,
chuyển đổi dịch vụ để phù hợp với thị trường. Cho tới nay, đã có gần 45 triệu người
tham gia mua sắm trực tuyến. Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có 55%
dân số tham gia mua sắm trực tuyến với doanh số khoảng 35 tỷ USD. Mục tiêu này là
hoàn toàn khả thi nếu có được sự hỗ trợ của Chính phủ, cùng các bộ, ngành và doanh
nghiệp.

Trước bối cảnh được đặt ra, vấn đề nghiên cứu sự hiểu biết về những thay đổi
trong nhận thức, thái độ và ý định của người tiêu dùng đối với phương thức TTTT
quan các sàn TMĐT ngày càng nên được tập trung để thúc đẩy và hoàn thiện hơn.
Trên thực tế, hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương thức
TTTT khi mua hàng qua các sàn TMĐT có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam xác
định và có được các chiến lược phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt
Nam. Hiểu thêm về các nhân tố này cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước ban hành các
chính sách thuận lợi để hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp TMĐT nói riêng và
cả thị trường nói chung. Đồng thời, dựa trên các nhân tố có trong nghiên cứu, các cơ
quan quản lý nhà nước có thể tham khảo để đưa ra các chế tài nhằm bảo vệ người tiêu
dùng khi mua sắm trên sàn TMĐT cũng như quản lý doanh nghiệp hoạt động trên thị
trường này. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình Chấp nhận công nghệ (Technology
Acceptance Model, Davis 1989) cùng các mô hình và công trình nghiên cứu liên quan
để làm rõ về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT qua các sàn TMĐT tại Việt
Nam. Từ đó, đưa ra các đề xuất cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các sàn TMĐT,
các doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn TMĐT và người tiêu dùng trong việc góp
phần thúc đẩy ý định sử dụng phương thức thanh toán này khi mua hàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về TTTT và ý định TTTT qua các sàn TMĐT. Tìm hiểu các cơ sở lý
thuyết hành vi người tiêu dùng thông qua: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và
Thuyết hành động hợp lý (TRA).

Nghiên cứu các nhân tố trong thang đó tác động tới ý định TTTT qua các sàn
TMĐT: Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, Chuẩn chủ quan,
Niềm tin, Rủi ro, Trung gian thanh toán.

Xây dựng và hiệu lực hóa thang đo các yếu tố tác động phù hợp với bối cảnh thị
trường Việt Nam.
5

Trên cơ sở nghiên cứu kết quả trong lý thuyết và khảo sát, gợi ý chiến lược và
các giải pháp cho các sàn TMĐT cũng như chính phủ và các doanh nghiệp.

Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới ý định thanh toán
trực tuyến qua các sàn TMĐT. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên
cứu sau đây:

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Những nhân tố điển hình tác động tới ý định sử
dụng dịch vụ công nghệ mới đã được xác định trong các nghiên cứu trước đó ảnh
hưởng như thế nào tới ý định TTTT trong điều kiện Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Những nhân tố mới nào tác động tới ý định thanh
toán trực tuyến khi giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Những đề xuất nào đối với cơ quan quản lý nhà
nước, các sàn TMĐT, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT và người
tiêu dùng để thúc đẩy ý định TTTT trên các sàn TMĐT tại Việt Nam?

3. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

● Phương pháp nghiên cứu

● Phương pháp định tính: Phương pháp phỏng vấn sâu. Nhóm nghiên
cứu tiến hành phỏng vấn một số khách hàng nhằm phát hiện những yếu
tố điển hình ảnh hưởng đến ý định TTTT khi mua hàng trên sàn TMĐT.
Mục đích nhằm hoàn thiện định nghĩa, xác định biểu hiện và thang đo,
hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Căn cứ cụ thể được trình bày chi tiết ở
Chương 2.

● Phương pháp định lượng: Điều tra, khảo sát người tiêu dùng, đánh giá
sự ảnh hưởng của ý định TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt
Nam. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 26 và AMOS 2O. Nội dung cụ
thể được trình bày chi tiết ở Chương 4.

● Đối tượng nghiên cứu

● Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT khi
giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam.

● Đơn vị nghiên cứu: khách hàng TTTT khi mua hàng trực tuyến.

● Phạm vi nghiên cứu dự kiến


6

● Người tiêu dùng thuộc khu vực miền Bắc tại Việt Nam.

● Tổng số phiếu điều tra: Tổng số phiếu phát ra là 553 phiếu, thu về là 553
phiếu, số phiếu hợp lệ đủ điều kiện phân tích là 448 phiếu.

● Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát từ tháng 11/2020 đến tháng
2/2021.

4. Đóng góp của nghiên cứu

Đóng góp về khoa học

● Xác định và chọn lọc các nhân tố phù hợp với điều kiện thực tế để Việt Nam
đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố này đến thái độ
và ý định TTTT của người tiêu dùng khi giao dịch qua các sàn TMĐT.

● Áp dụng thành công các thang đo được tham khảo từ các công trình nghiên cứu
nước ngoài để đo lường các nhân tố tác động đến thái độ và ý định TTTT của
người tiêu dùng trên sàn TMĐT.

● Dựa trên đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam và thực trạng thị trường
thương mại điện tử Việt Nam trong hiện tại, nghiên cứu đề xuất một nhân tố
mới ảnh hưởng đến thái độ TTTT khi người tiêu dùng mua hàng qua các nền
tảng TMĐT.

● Làm rõ sự khác biệt giữa giữa thái độ sử dụng và ý định TTTT, qua đó càng
củng cố cho các nghiên cứu trước đây về việc thái độ của người tiêu dùng có
ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi của họ.
7

Đóng góp về thực tiễn

● Lựa chọn và kiểm định các thang đo được tham khảo từ các công trình nghiên
cứu của Fred Davis (1989), Fishbein và Ajzen (1975), Suh và Han (2002),
Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017) và Ardelia Simanjaya (2020).

● Chỉ ra những tác động thuận chiều, ngược chiều cùng mức độ mạnh yếu của các
nhân tố. Từ đó xác định được nhân tố nào nổi bật nhất, làm căn cứ để đưa ra
những thay đổi từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và chính người tiêu
dùng.

● Đề xuất những kiến nghị về chính sách cho các bên liên quan nhằm thúc đẩy
người tiêu dùng khi mua hàng trên các nền tảng TMĐT sẽ lựa chọn TTTT
nhiều hơn.

5. Kết cấu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định TTTT của người tiêu dùng trên sàn TMĐT tại Việt Nam” lựa
chọn mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model, Davis
1989). Đây là một mô hình được nghiên cứu kĩ lưỡng và đã được chứng minh là
thành công trong việc dự đoán và giải thích các ý định sử dụng trên nhiều lĩnh
vực làm cơ sở để triển khai nghiên cứu.

Ngoài phần mở đầu kết luận, bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan và khoảng trống nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả điều tra và thống kê mô tả

Chương 4 Kết quả phân tích định lượng – Sử dụng phân tích hồi quy

Chương 5 Kết luận và đề xuất


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, đề tài sẽ làm rõ tổng quan các nghiên cứu về thái độ và ý định
sử dụng, cùng mối tương quan giữa thái độ và ý định của người tiêu dùng. Đồng thời,
đề cập tới tổng quan các nghiên cứu về thanh toán trực tuyến cũng như thanh toán trực
tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Qua các bài nghiên cứu được tham khảo, nhóm
nghiên cứu nhận thấy những hạn chế cần được khắc phục. Từ đó, phát triển hướng
nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ sử dụng

Ngày nay, thái độ sử dụng (tiêu dùng) của khách hàng thay đổi không ngừng
qua từng giai đoạn và dễ dàng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Lĩnh vực
nghiên cứu về thái độ tiêu dùng cũng trở nên phổ biến vào đầu những năm 60 của thế
kỷ 20. Trên thế giới, hiện có rất nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực này và đưa ra nhiều
khái niệm về thái độ tiêu dùng của khách hàng theo những hướng đa dạng khác nhau.

Phần lớn các nghiên cứu về thái độ sử dụng đều dựa trên hai lý thuyết nổi bật:
Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) của Icek Ajzen, Martin
Fishbein (1975) và Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance
Model) của Davis (1989). Trong đó, thái độ sử dụng được định nghĩa là cảm giác tích
cực (có tính ước lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu (Fishbein & Ajzen,1975).
Dưới bối cảnh mua sắm trực tuyến, thái độ đề cập đến những đánh giá tốt hay không
tốt của người tiêu dùng về việc sử dụng Internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các
trang web bán lẻ (Lin, H. F., 2007). Trong nghiên cứu của mình, Engel và các tác giả
khác (1986) đã đưa ra nhận định rằng: thái độ tiêu dùng là những hành vi của các cá
nhân liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn, tiêu thụ và loại bỏ các hàng hoá và dịch vụ,
bao gồm cả các quá trình quyết định đã xảy ra và quá trình quyết định hành động hiện
tại. Do đó, sự phát triển của những định nghĩa này, cùng sự ảnh hưởng của việc phát
triển và mở rộng của tri thức nhân loại đã làm sáng tỏ hơn lĩnh vực nghiên cứu về thái
độ sử dụng.

Bên cạnh đó, thái độ sử dụng còn là lĩnh vực nghiên cứu bao hàm kiến thức từ
nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, marketing và
kinh tế học. Vì vậy, nghiên cứu về thái độ sử dụng có thể đem lại lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp, đồng thời có thể giúp doanh nghiệp nhận biết được lỗ hổng trong
9

chiến lược kinh doanh hiện tại để kịp thời thay đổi, bổ sung nhằm phù hợp với thị yếu
tiêu dùng của khách hàng.

Không những vậy, các nhà tiếp thị và tâm lý học cho rằng thái độ của khách
hàng là sự kết hợp của niềm tin, cảm xúc và xu hướng hành vi theo các cách cụ thể.
Đó là lý do tại sao các nhà tiếp thị luôn cố gắng thiết lập niềm tin tích cực về những lời
quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của họ. Theo tiến sĩ John W. Newstrom và Keith
Davis, “cửa sổ cho phép chúng ta nhìn mọi thứ nhưng kích thước và hình dạng của
khung cửa ngăn cản chúng ta quan sát các yếu tố khác. Bên cạnh đó, màu sắc của kính
có thể ảnh hưởng đến độ chính xác trong nhận thức của chúng ta, cũng như “màu sắc”
trong thái độ của chúng ta có ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn và đánh giá môi
trường xung quanh”. Vì vậy, thái độ là quan điểm của một cá nhân đối với một thứ gì
đó, có thể là sản phẩm, quảng cáo, ý tưởng, địa điểm hay bất cứ thứ gì khác.

Bên cạnh thái độ sử dụng thông thường, thái độ chấp nhận sử dụng công nghệ
cũng được nhiều người quan tâm và ưa chuộng, đặc biệt trong thời đại Công nghiệp
4.0. Đặc biệt, Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được công nhận rộng rãi là một mô
hình tin cậy và nổi bật trong việc mô hình hoá việc chấp nhận công nghệ thông tin và
sử dụng rộng rãi trong việc dự đoán thái độ của người sử dụng.

1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về ý định sử dụng

Thực tế chỉ ra rằng, các nhà kinh doanh thành công cần phải có các chiến lược,
phương pháp nhằm thu hút khách hàng tiềm năng của mình. Để người tiêu dùng thực
hiện hành vi mua hàng, các nhà quản lý cần đưa việc thu hút ý định mua hàng hay ý
định sử dụng dịch vụ của khách hàng lên làm mục tiêu đầu tiên trong chiến lược kinh
doanh. Việc thấu hiểu tâm lý khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích
nhu cầu mua sắm của họ và mang họ quay trở lại với doanh nghiệp trong lần kế tiếp.
Với mong muốn đóng góp thêm những tri thức khoa học phục vụ cho sự phát triển của
ngành kinh tế, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đi
sâu vào nghiên cứu ý định tiêu dùng và sử dụng của khách hàng trong các lĩnh vực
khác nhau.

Trước hết, ý định là yếu tố sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi của
cá nhân. Ý định sử dụng là xu hướng sẵn sàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của
một cá nhân và phản ánh điểm mạnh xu hướng của một cá nhân khi quyết định tham
gia vào một hành vi cụ thể (Cooper và Zmud, 1990). Trong nghiên cứu của Bùi Thu
Huyền và Đào Trung Kiên (2020), hai tác giả khẳng định nghiên cứu về ý định sử
dụng các ứng dụng di động trong giáo dục đối với sinh viên Việt Nam là hết sức cần
10

thiết để giúp các nhà phát triển và các nhà cung cấp dịch vụ khai thác lợi thế của ứng
dụng di động nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi tìm hiểu về ý định sử
dụng ứng dụng di động để mua sắm trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hạnh cùng các tác giả khác (2019) cũng nhấn mạnh: Việc các công
ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại điện tử nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua của khách hàng góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy họ mua sắm trực
tuyến nhiều hơn. Một trong những lí do cơ bản là bởi ý định mua hàng là yếu tố quan
trọng quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Nổi bật hơn cả, Lý thuyết hành động hợp lý TRA là một trong những lý thuyết
về nghiên cứu ý định sử dụng. Theo Ajzen, ý định sử dụng của một người là yếu tố
quan trọng nhất để dự đoán hành vi thực tế của họ. Ngoài ra, Fishbein đã rút ra kết
luận: ý định sử dụng của một người bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là thái độ và chuẩn
chủ quan. Năm 1989, Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology acceptance
model) được Davis xây dựng từ Lý thuyết hành động hợp lý TRA và cũng nghiên cứu,
giải thích rõ hơn về ý định sử dụng. Trong lý thuyết này, ý định sử dụng của một người
chịu tác động của ba yếu tố là nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, nhận thức về lợi ích
và thái độ sử dụng.

1.1.3. Mối tương quan giữa thái độ và ý định sử dụng

Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến thái độ sử
dụng đã phát hiện ra nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Các nghiên cứu này, mặc dù
khác nhau về mục tiêu sản phẩm nhưng đa phần đều tiếp cận từ Lý thuyết hành động
hợp lý TRA của Ajzen và Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis.

Tiến sĩ Lars Perner (2010) cho rằng thái độ của khách hàng là kết quả của cảm
xúc, niềm tin, có nghĩa là người tiêu dùng có thể có niềm tin hoặc cảm giác tiêu cực
hay tích cực về một sản phẩm. Dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ TAM, tác giả
Dede Suleman và cộng sự (2019) đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc
mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại Indonesia từ hai nhân tố: Nhận thức về lợi
ích và Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng; đồng thời bổ sung thêm nhân tố mới là
Niềm tin, với mô hình nghiên cứu được đề xuất như dưới đây:
11

Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến

(Nguồn: Dede Suleman và cộng sự, 2019)

Kết quả nghiên cứu của Dede Suleman cho thấy rằng trong mua sắm trực
tuyến, niềm tin là một nhân tố có ảnh hưởng đến thái độ nhiều hơn hai nhân tố còn lại.
Bên cạnh đó, trong Mô hình chấp nhận công nghệ TAM, nhân tố Nhận thức về lợi ích
và Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng có mối liên hệ trực tiếp đến thái độ sử dụng.
Davis (1989) và Mathieson (1991) cho rằng TAM có xu hướng nhìn nhận nhân tố
Nhận thức về lợi ích như một mức độ mà một người dựa vào khả năng sử dụng hệ
thống sẽ bổ sung vào hành động của họ và Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng đề cập
đến như nỗ lực trong việc sử dụng sản phẩm và nó ảnh hưởng đến thái độ sử dụng của
một người. Ngoài ra, Nhận thức về lợi ích và tính dễ sử dụng được khẳng định là yếu
tố chính trong việc chấp nhận thái độ của người tiêu dùng trong các cửa hàng trực
tuyến (Pavlou, 2003). Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng thực được mối
quan hệ này. Palvia (2009) cho rằng Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng có tác động
mạnh mẽ đến thái độ của khách hàng khi mua sắm tại các cửa hàng trực tuyến. Trong
một nghiên cứu khác, tác giả đã đề cập rằng Nhận thức về lợi ích có ảnh hưởng tích
cực và đáng kể đến thái độ của người tiêu dùng đối với việc mua sắm tại các cửa hàng
trực tuyến (Delafrooz và cộng sự, 2011). Hay khách hàng có thái độ tích cực với một
số tính năng được coi là hữu ích trong việc áp dụng thanh toán trực tuyến là tốc độ
giao dịch, tính thân thiện với người dùng và độ chính xác (Liao & Cheung, 2002).

Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ sử dụng,
nhiều nhà nghiên cứu cũng đã mở rộng phạm vi để nghiên cứu sâu hơn về ý định sử
dụng của khách hàng. Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc
đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi và ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ba
yếu tố chính: Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi. Ngoài ra, theo
12

Davis (1989), ý định sử dụng chịu tác động bởi hai yếu tố: Nhận thức về lợi ích và
Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng.

Trên cơ sở phát triển thêm từ hai lý thuyết trên, tác giả Ardelia Simanjaya
(2020) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống thanh toán
điện tử đã bổ sung thêm biến: Niềm tin, Rủi ro, Chất lượng kết nối của Internet và
Giới tính. Theo tác giả Ardelia Simanjaya, các vấn đề an ninh về thông tin thẻ hay
niềm tin của khách hàng về hệ thống thanh toán trực tuyến cũng góp phần ảnh hưởng
đến ý định sử dụng của người tiêu dùng. Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy, ngoài
các nhân tố được lấy từ hai mô hình gốc (chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính dễ
dàng sử dụng và nhận thức về lợi ích), niềm tin là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần thúc đẩy ý định thanh toán trực tuyến của khách hàng.

Cũng tương tự, khi nghiên cứu về ý định của người tiêu dùng đối với việc sử
dụng hệ thống thanh toán điện tử, tác giả P. C. Lai (2018) đã áp dụng Mô hình chấp
nhận công nghệ. Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố mới là Sự bảo mật
và khẳng định rằng Sự bảo mật có thể dẫn đến việc gia tăng ý định sử dụng phương
thức thanh toán này của khách hàng. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu
đề xuất dưới đây:

Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử

(Nguồn: P. C. Lai, 2018)

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa vào cân nhắc về mối tương quan
giữa thái độ và ý định, tức là họ đưa thái độ sử dụng làm nhân tố trung gian có ảnh
hưởng đến ý định. Hướng đi này được bắt nguồn từ nghiên cứu của Davis. Cụ thể hơn,
từ căn bản của Mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Bên cạnh đó, Fishbein và Ajzen
(1975) đã chỉ ra rằng thái độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến ý định của họ.
Ngoài ra, thái độ của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến đã được chứng minh
có ảnh hưởng tích cực đối với ý định mua của họ (Yoh, E. & cộng sự, 2003). Do đó,
thái độ sử dụng càng tích cực, ý định thực hiện hành vi càng cao.
13

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng thực được mối quan hệ giữa thái
độ sử dụng và ý định sử dụng của khách hàng. Điển hình là nghiên cứu của hai tác giả
Suh và Han (2002) dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ TAM để phân tích sự chấp
nhận của khách hàng đối với ngân hàng điện tử và đề xuất một nhân tố mới là Niềm
tin, với mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Hình 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận ngân hàng điện tử

(Nguồn: Bomil Suh, Ingoo Han, 2002)

Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu từ mô hình hồi quy cho thấy, tất cả
các nhân tố được đề xuất đều ảnh hưởng tích cực đến thái độ và ý định sử dụng ngân
hàng điện tử. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất là Niềm tin. Ngoài ra, Tan và cộng
sự (2014); Huang và cộng sự, (2007) khi nghiên cứu về việc áp dụng thiết bị di động
vào giáo dục, cũng cho rằng thái độ có ảnh hưởng chủ đạo và là nhân tố đánh giá ý
định sử dụng các ứng dụng di động về giáo dục rõ ràng nhất.

1.1.4. Tổng quan các nghiên cứu về thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến (TTTT) là mô hình giao dịch không dùng tiền mặt đã phổ
biến trên thế giới trong những năm gần đây với mục tiêu hướng tới xu hướng “không
dùng tiền mặt” trong nền kinh tế số. Cụ thể hơn, TTTT là một giao dịch trên Internet
mà người dùng có thể thực hiện thanh toán, chuyển khoản, gửi tiền mà không cần tiền
mặt. TTTT cũng là một dịch vụ trung gian giúp khách hàng thanh toán hàng hóa, dịch
vụ trên các website trực tuyến và kết nối với các cổng thanh toán thương mại điện tử.
Hơn nữa, TTTT là hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán với mục
đích cuối cùng là người bán có thể nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến hoàn
thành. Có khá nhiều dịch vụ TTTT đã được phát triển trong hệ thống thanh toán trên
toàn cầu. Các hình thức TTTT phổ biến tại Việt Nam bao gồm: Thanh toán qua thẻ,
Thanh toán bằng ví điện tử, Thanh toán bằng điện thoại thông minh, Thanh toán qua
chuyển khoản và Thanh toán qua các cổng thanh toán điện tử.
14

Trong một nghiên cứu về những yếu tố ảnh hướng tới sự chấp nhận với hệ
thống TTTT của người tiêu dùng, Fang He và cộng sự (2007) đã áp dụng mô hình
TAM mở rộng cùng các yếu tố bổ sung để xác định ý định của khách hàng trong việc
áp dụng các đổi mới công nghệ. Ba yếu tố quyết định việc chấp nhận TTTT bao gồm
Đặc điểm của phương thức thanh toán trực tuyến, Đặc điểm hệ thống trực tuyến của
nhà cung cấp và Đặc điểm của khách hàng. Các yếu tố quyết định được hỗ trợ bởi
nghiên cứu trước đây về các lĩnh vực kinh doanh điện tử khác nhau (Hsu và cộng sự,
2004; Huang và cộng sự, 2004). Nghiên cứu cho thấy việc đáp ứng thời hạn thanh toán
và tránh bị phạt quá hạn là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới quyết định áp dụng TTTT.
Ngoài ra, mức độ sẵn sàng thanh toán hóa đơn trực tuyến của khách hàng phụ thuộc
đáng kể vào rủi ro và lợi ích của họ nhận được khi sử dụng hệ thống TTTT. Nghiên
cứu đồng thời chỉ ra rằng những khách hàng nam, trẻ hơn, có trình độ học vấn cao
hơn, có nhiều kinh nghiệm ứng dụng máy tính hơn, và đặc biệt là những khách hàng
thường xuyên giao dịch chứng khoán trực tuyến, sẵn sàng sử dụng hệ thống thanh toán
trực tuyến nhiều hơn so với những khách hàng khác. Dưới đây là mô hình nghiên cứu
được nhóm tác giả đề xuất:

Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hướng tới sự chấp nhận hệ thống TTTT
của người tiêu dùng

(Nguồn: Fang He và cộng sự, 2007)

Một nghiên cứu thú vị của Roosa và cộng sự (2019) đã cho thấy ảnh hưởng của
phương thức TTTT đối với việc hủy mua hàng trực tuyến. Nghiên cứu sử dụng mô
hình TAM với 2 biến bổ sung, bao gồm Niềm tin trực tuyến và Bảo mật trực tuyến.
Nghiên cứu chỉ ra rằng Niềm tin trực tuyến và Bảo mật trực tuyến được coi là các yêu
cầu để mua hàng trực tuyến trong khi Nhận thức về tính dễ dàng và Nhận thức về lợi
ích đóng vai trò là yếu tố quyết định tại sao một phương thức thanh toán điện tử được
15

ưa thích hơn một phương thức khác. Chính vì vậy, thế hệ Millennial hiện đại ở Thụy
Điển muốn hệ thống hỗ trợ minh bạch hơn để có thể nâng cao nhận thức về an toàn
trực tuyến khi có rủi ro trong mua hàng.
16

Hình 1.5: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc Sử dụng thanh toán trực tuyến
của thế hệ Millennial Thụy Điển

(Nguồn: Roosa và cộng sự, 2019)

Theo Ngô Trung Hòa và cộng sự (2019), vai trò của TTTT ngày càng được
khẳng định trong cuộc sống bởi sự tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch. Điều này
cũng đã từng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu (Hausman & Siekpe, 2009).
Nghiên cứu của Ngô Trung Hòa và cộng sự cho thấy 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định
thanh toán trực tuyến của khách hàng: Ảnh hưởng đám đông, Nhận thức rủi ro, Kiểm
soát hành vi và Nhận thức về lợi ích. Nghiên cứu cho thấy Ảnh hưởng đám đông có sự
ảnh hưởng lớn nhất trong 4 yếu tố tới ý định TTTT của người tiêu dùng Việt Nam. Dữ
liệu đã phân tích Cronbach's Alpha và Phân tích Nhân tố Khám phá (EFA), được sử
dụng cho Mô hình Phương trình Cấu trúc (SEM).

Hình 1.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới Ý định thanh toán trực tuyến
của người tiêu dùng tại Việt Nam

(Nguồn: Ngô Trung Hòa và cộng sự, 2019)


17
18

1.1.5. Tổng quan nghiên cứu về thanh toán trực tuyến qua các sàn TMĐT

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, thương mại dần được số hóa
với công nghệ cao và mô hình kinh doanh mới để đáp ứng nhu cầu hiện đại của người
tiêu dùng. Đặc biệt tại Việt Nam, sự phát triển của hệ thống TTTT là cần thiết để hoàn
thiện hóa các sàn TMĐT theo đúng nghĩa của nó. Có thể thấy rằng sự phát triển của
TTTT giúp tăng quá trình lưu thông tiền tệ, hàng hóa và giảm các loại chi phí cho các
bên liên quan. Đồng thời, bằng việc sử dụng hệ thống TTTT, con người có thể tiến tới
xã hội “không tiền mặt” – xã hội với hiệu quả quản lý, giám sát cao hơn; nền kinh tế
minh bạch hơn; tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

Với tầm quan trọng của TTTT, việc quan tâm tới việc sử dụng TTTT của người
tiêu dùng là cần thiết, nhất là khi giao dịch bằng tiền mặt trên các sàn TMĐT vẫn
chiếm tới 88% trong khi thanh toán trực tuyến chỉ 12% (Phạm Tiến Dũng). Tuy nhiên,
đề tài nghiên cứu về về việc TTTT qua các sàn TMĐT ở Việt Nam cũng như trên Thế
giới vẫn còn rất khan hiếm.

Ở một số nghiên cứu ở nước ngoài, các tác giả đã phân tích hệ thống TTTT trên
sàn TMĐT. Trong đó, Wenjing Yang (2017) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu là
khảo sát trên mạng với 195 mẫu khảo sát cho đối tượng là sinh viên trường Đại học
Khoa học ứng dụng Oulu. Sau khi áp dụng các biện pháp thống kê và kiểm định dữ
liệu từ kết quả khảo sát, Wenjing đã đưa ra kết luận: Sự tiện lợi và Tốc độ giao dịch
nhanh chóng là hai yếu tố chính để người tiêu dùng lựa chọn phương thức TTTT. Các
vấn đề kỹ thuật và tội phạm mạng là nhược điểm chính của thanh toán trực tuyến. Vậy
nên, môi trường thanh toán trực tuyến đáng tin cậy và an toàn là rất quan trọng.

1.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu

1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu định lượng trước đây đã nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố
chính tác động lên quá trình chấp nhận của khách hàng đối với các hoạt động trên sàn
TMĐT, chẳng hạn như việc mua sắm của người tiêu dùng, giải trí và trao đổi chứng
khoán (Eastin, 2002; Gefen, Karahanna & Straub, 2004; Hsu & Lu, 2004; Huang,
Hunh & Yen, 2004). Các nghiên cứu này đồng thời gợi ý rằng hành vi của các cá nhân
có thể được giải thích bằng các nhân tố khiến người dùng có thể nhận được từ các
phương thức giao dịch trực tuyến, trang web bán hàng và đặc điểm của sản phẩm/dịch
vụ. Các nhân tố này không chỉ khẳng định thêm mà còn mở rộng Mô hình chấp nhận
công nghệ (TAM) (Davis, 1989), vốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của Nhận thức về
19

lợi ích (PU) và Nhận thức về lợi ích lên quyết định của người tiêu dùng trên sàn
TMĐT. Cụ thể, hai tác giả Lui và Jamieson (2003) đã bổ sung thêm các nhân tố như
nhận thức về niềm tin và rủi ro vào mô hình TAM gốc. Những nhân tố khác như Nhận
thức về các ưu điểm liên quan, Nhận thức về khả năng tương thích và Sự khác biệt giới
tính cũng được bổ sung vào mô hình TAM gốc (llie et al, 2005). Tuy nhiên, xét đến
việc các giao dịch thanh toán trực tuyến đang ngày càng được chấp nhận trong môi
trường kinh doanh hiện tại, có rất ít các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố quan trọng, chủ
chốt có thể tác động đến quyết định của người tiêu dùng trong việc chấp nhận thanh
toán trực tuyến.
Loshin & Vacca (2004) cho rằng việc sử dụng và phát triển các hệ thống thanh
toán trực tuyến và việc áp dụng chúng trong tương lai sẽ là một giải pháp hiệu quả cho
các giao dịch tiền tệ trong thế giới kinh doanh. Việc triển khai và chấp nhận các
phương thức thanh toán trực tuyến đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
mua sắm trực tuyến và cung cấp dịch vụ. Nhiều nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra
rằng hệ thống thanh toán trực tuyến phải đối mặt với nhiều thách thức như các mối đe
dọa mạng, các yếu tố pháp lý, xã hội và công nghệ. Kết quả của một cuộc khảo sát
được thực hiện vào năm 2003 tại Phần Lan cho thấy chỉ có một số lượng nhỏ người
dân, dưới 7% người sử dụng điện thoại di động đã sử dụng điện thoại của họ để đặt
hàng hoặc mua hàng trực tuyến (Thống kê Phần Lan,2003). Các mối đe dọa về tài
chính, mạng cũng như rủi ro pháp lý là những vấn đề nghiêm trọng, do đó, cần phải đề
phòng rủi ro trong hệ thống thanh toán trực tuyến (Treese & Stewart, 2003).

Theo Warkentin (2002), có rất ít thông tin giúp tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến
việc người dùng chấp nhận thanh toán trực tuyến và sự phát triển trong tương lai của
hành vi này. Các yếu tố chính làm hạn chế việc áp dụng thanh toán trực tuyến trên toàn
cầu bao gồm bảo mật, nhận thức, lòng tin và các khía cạnh kỹ thuật (Treese & Stewart,
2003). Ở Việt Nam, một trong những quốc gia có thị trường TMĐT đang trên đà phát
triển, việc thanh toán trực tuyến trên nền tảng này càng phải phổ biến hơn nữa. Tuy
nhiên, dường như chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu sâu về các nhân tố
tác động đến quyết định chấp nhận thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng trên sàn
TMĐT. Do đó, nghiên cứu của nhóm đã tổng hợp các nhân tố phù hợp với bối cảnh thị
trường TMĐT cùng với đặc điểm của người tiêu dùng tại Việt Nam và nghiên cứu sâu
để đánh giá tác động đến sự chấp nhận của họ trong việc thanh toán trực tuyến. Bên
cạnh đó, nhóm cũng đề xuất một nhân tố mới và được đánh giá có ảnh hưởng mạnh
đến quyết định lựa chọn thanh toán trực tuyến.
20

Ngoài ra, phạm vi của nghiên cứu này cũng sẽ tìm hiểu lý do tại sao một tỷ lệ
phần trăm lớn mua sắm trực tuyến được thực hiện thông qua tiền mặt khi giao hàng
(COD) thay vì sử dụng các hệ thống thanh toán trực tuyến. Ví dụ, ở Trung Quốc, hơn
60% tất cả các giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện thông qua COD thay vì
sử dụng thanh toán trực tuyến do thiếu sự tin tưởng (Dr P Tobin, Comline, & Gregory
Ian, 2013). Treese & Stewart (2003) cho rằng nhiều người ở Phần Lan và toàn thế giới
vẫn còn ngần ngại trong việc chấp nhận các dịch vụ thanh toán trực tuyến và thường
trông chờ vào tương lai của những hệ thống như vậy. Do đó, đây sẽ là điều cơ bản để
thực hiện nghiên cứu này nhằm giúp thúc đẩy ý định thanh toán trực tuyến.

Bên cạnh đó, có một số ít nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố nổi bật nhưng chủ
yếu dùng để đánh giá tác động đến hành vi sử dụng thực tế, hoặc đánh giá mối quan hệ
giữa là ý định sử dụng và hành vi sử dụng thực tế mà không thấy đánh giá mối quan hệ
giữa thái độ của người tiêu dùng và ý định sử dụng của họ. Do đó, nghiên cứu của
nhóm được thực hiện để đánh giá và khẳng định mối quan hệ giữa hai nhân tố này.

1.2.2. Hướng nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, các lý thuyết về ý định thanh toán trực tuyến nói chung
được hình thành và kiểm chứng ở các nước phương Tây, nơi có nền kinh tế phát triển
và xu hướng “thanh toán trực tuyến”, “thanh toán điện tử" hay “ngân hàng điện tử”
đều bắt nguồn ở đây. Lý thuyết này cũng cần được chứng minh tính phù hợp hoặc cần
biến đổi phù hợp với văn hóa thói quen, truyền thống kinh doanh, trình độ phát triển
kinh tế ở các nước phương Đông và Việt Nam được lựa chọn là bối cảnh nghiên cứu.

Ở Việt Nam, ngoài sự khác biệt dễ nhận thấy trong bối cảnh văn hóa còn có
những đặc thù về lịch sử phát triển. Trên thực tế, các bài nghiên cứu về thanh toán trực
tuyến đã thực hiện và công bố ở Việt Nam còn khá hiếm hoi, mới chỉ thực hiện từ các
góc nhìn là biểu hiện chung của thanh toán trực tuyến tại một ngân hàng hay một địa
phương.

Trên cơ sở đó, thông qua nghiên cứu và thống kê, nhóm nghiên cứu khoa học
thấy xuất hiện một số hướng nghiên cứu về thanh toán trực tuyến khi giao dịch qua các
sàn thương mại điện tử ở Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT cần được xem xét ở nhiều cấp
độ khác nhau. Với bản thân người tiêu dùng, cần xem xét dưới nhiều góc độ từ hành
vi, thói quen, sự tác động của mọi người xung quanh đến việc TTTT.
21

Thứ hai, ý định TTTT cần được xem xét theo từng nhóm với từng đặc điểm
riêng biệt của người tiêu dùng như mức thu nhập, số lượng thành viên trong gia đình
để thấy được sự khác biệt giữa các nhóm. Đồng thời cần xem xét các yếu độ tuổi, giới
tính, trình độ học vấn tác động tới thái độ và ý định TTTT.

Thứ ba, nghiên cứu về ý định TTTT cần được đặt trong bối cảnh văn hóa
phương Đông và thể chế chính trị của các quốc gia mà ý định TTTT được thúc đẩy.
Điều này sẽ tạo ra màu sắc riêng và có những mảnh ghép đa dạng trong lịch sử phát
của các lý thuyết về ý định TTTT.

Thứ tư, nghiên cứu về ý định thanh toán trực tuyến ở Việt Nam cần đặt trong
bối cảnh của một nền kinh tế đang phát triển, môi trường kinh tế biến động, phức tạp.
Yếu tố bối cảnh này cũng tính đến sự đa dạng trong niềm tin, rủi ro và nhận thức của
các lý thuyết về ý định TTTT.

Cuối cùng, trong môi trường hội nhập kinh tế văn hóa, trong bối cảnh hệ thống
chính sách còn chưa có những quyết sách cụ thể về TTTT, ý định TTTT cần được xem
xét cả góc độ về kinh tế, xã hội, trách nhiệm của họ đối với cộng đồng để góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn về nguồn lực và chủ đề của đề tài, nhóm
nghiên cứu khoa học dự định tập trung nghiên cứu về ý định TTTT kết hợp với hướng
nghiên cứu thứ nhất và cuối cùng mà nhóm nghiên cứu đã trình bày ở trên. Bên cạnh
đó nhóm nghiên cứu có sự vận dụng và điều chỉnh nhất định theo mục tiêu nghiên cứu
và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cụ thể như sau:

● Lựa chọn bổ sung một số thang đo biến phụ thuộc của các nghiên cứu khác để
làm rõ hơn ý định TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT.

● Nghiên cứu về các sàn TMĐT và xu hướng TTTT tại Việt Nam. Đồng thời, tìm
hiểu về thực trạng TTTT trên các sàn TMĐT cùng những thách thức và cơ hội
cho nền kinh tế Việt Nam trước xu hướng này.

Mục tiêu này dựa trên các nghiên cứu trước đó về văn hóa và ảnh hưởng của
bối cảnh văn hóa tới ý định TTTT. Trường hợp này là trong bối cảnh văn hóa phương
Đông, trong một nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.
22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Vấn đề về ý định thanh toán trực tuyến đã và vẫn đang là một chủ đề nhận được
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Các nhà nghiên cứu, dù ở
cấp độ nghiên cứu khác nhau, tiếp cận theo các quan điểm và mục tiêu khác nhau
nhưng đều có những đóng góp rất giá trị cho sự phát triển của hệ thống dịch vụ thanh
toán trực tuyến.

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam đang trong giai
đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đặc biệt nổi bật là hoạt động thúc đẩy ý
định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các lý thuyết về ý định
thanh toán trực tuyến được phát triển tại các nước phương Tây, nơi có nền kinh tế phát
triển, vì vậy nghiên cứu cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh văn hoá và điều
kiện nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực
tuyến tuy không phải là tiếp cận mới nhưng nhóm nghiên cứu nhìn nhận ở góc độ mới,
khi lựa chọn phạm vi sử dụng phương thức thanh toán này là khi giao dịch qua các sàn
thương mại điện tử tại Việt Nam. Như đã trình bày trong phần khoảng trống nghiên
cứu ở trên, nhóm nghiên cứu kỳ vọng những kết quả nghiên cứu nếu được tìm ra và
kiểm chứng vẫn có thể bổ sung cho những lý thuyết đã có trong bối cảnh nền kinh tế
mới nổi và văn hoá của người tiêu dùng Việt Nam.

Cuối cùng, sau khi tổng hợp tổng quan nghiên cứu của học giả trong nước và
quốc tế, vận dụng và môi trường thực tiễn ở Việt Nam, công trình đã đưa ra hướng
nghiên cứu để có thể đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong chương tiếp
theo, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các cơ sở lý thuyết để từ đó đưa ra đề xuất mô hình
cùng các giả thuyết nghiên cứu.
23

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, đề tài sẽ làm rõ cơ sở lý thuyết nền tảng cho công trình này,
bao gồm: mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết hành động hợp lý (TRA).
Các yếu tố trong nghiên cứu sẽ được định nghĩa và tổng quan mối quan hệ thông qua
phân tích cơ sở lý thuyết của chúng từ các nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ cơ sở
lý thuyết, phân tích tổng quan các nhân tố đã được nghiên cứu và nhân tố mới được
nhóm đề xuất dựa trên điều kiện văn hoá – xã hội và kinh tế của Việt Nam, nghiên cứu
đề ra các giả thuyết cùng mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 2 trình bày các
phương pháp và quy trình nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm tác giả sẽ khái quát những
phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo.

1.1. Cơ sở lý thuyết

1.1.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là một mô hình lý thuyết xuất phát từ Lý
thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975), giải thích cách người
dùng chấp nhận và sử dụng công nghệ (Davis, 1989). Với mô hình này, Davis cho rằng
do các công nghệ mới rất phức tạp cùng với yếu tố không chắc chắn tồn tại trong tâm
trí của những người ra quyết định, họ hình thành thái độ và ý định học cách sử dụng
công nghệ mới trước khi bắt đầu các nỗ lực hướng đến việc thực sự sử dụng chúng.
Thái độ đối với việc sử dụng và ý định sử dụng có thể không rõ ràng. Do đó, việc sử
dụng thực tế có thể không phải là hệ quả trực tiếp hoặc hiệu quả tức thì của những thái
độ và ý định đó.

TAM bao gồm hai biến độc lập: Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (PE) và
Nhận thức về lợi ích (PU). Cả hai nhân tố trên góp phần xác định Thái độ sử dụng
(AT), Ý định hành vi sử dụng (IN) và Sử dụng thực tế (AU) (Davis, Bagozzi &
Warshaw, 1989). Mô hình như sau:

Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ

(Nguồn: Davis, 1989)


24

Nhiều nghiên cứu đã sử dụng TAM (Mahfouz, 2009). Trong đó, mô hình đã
được sử dụng để nghiên cứu về hành vi chấp nhận đối với mua hàng trực tuyến
(Keswani Sarika và cộng sự, 2016). Ở nghiên cứu trên, nhóm tác giả cho thấy Nhận
thức về tính dễ dàng có tác động đáng kể tới Nhận thức về lợi ích. Điều này cho thấy
nếu các công ty thiết kế trang web thân thiện với người dùng, khách hàng sẽ cảm thấy
nó hữu ích hơn và nâng cao ý định mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, Nhận thức về lợi
ích và Nhận thức về tính dễ dàng dẫn đến việc xây dựng thái độ đáng kể giúp tăng
cường mua sắm trực tuyến. Thái độ của khách hàng có tác động đáng kể đến Ý định
mua sắm trực tuyến, thái độ càng tích cực, ý định mua sắm trực tuyến càng lớn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Nhận thức về tính dễ dàng giải thích tỷ lệ phương sai đáng
kể cho Nhận thức về lợi ích là 81%. Đồng thời, Thái độ giải thích tỷ lệ phương sai
đáng kể cho Ý định mua sắm trực tuyến 80%, điều đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ
giữa chúng. Điều tương tự đã được chứng minh bởi Anders Ohlsson (2015) khi nghiên
cứu về hành vi chấp nhận mua sắm trực tuyến.

Chau và Lai (2003) cũng đã mở rộng mô hình TAM để nghiên cứu về sự chấp
nhận của khách hàng khi thanh toán trực tuyến và sự hài lòng của họ. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy rằng Nhận thức về tính dễ dàng có thể là yếu tố quyết định quan
trọng nhất đến sự chấp nhận của người dùng đối với ngân hàng trực tuyến. Ngoài ảnh
hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến Thái độ, Nhận thức về tính dễ dàng còn có tác động gián
tiếp đáng kể đến Thái độ thông qua Nhận thức về lợi ích – biến độc lập có ảnh hưởng
đáng kể trực tiếp đến Thái độ. Hai phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc tạo
ra các dịch vụ hữu ích đối với người dùng. Tác động trực tiếp và gián tiếp mạnh mẽ
của Nhận thức về tính dễ dàng đối với Thái độ có thể được giải thích như sau: Ngân
hàng trực tuyến càng dễ sử dụng thì quyết tâm sử dụng của người dùng càng lớn.
Những cảm giác như vậy có thể làm tăng động lực sử dụng thanh toán trực tuyến của
người dùng, do đó sẽ dẫn đến việc khám phá các chức năng và tính năng chi tiết của hệ
thống, và nhờ vậy, tăng Nhận thức về lợi ích. Do đó, Thái độ tích cực của người dùng
đối với ngân hàng trực tuyến sẽ được hình thành, điều này cuối cùng sẽ thúc đẩy họ
thanh toán trực tuyến. Keswani Sarika và cộng sự cũng đã sử dụng mô hình TAM để
nghiên cứu về đề tài tương tư vào năm 2016.

Rupak Rauniar và cộng sự (2013) cũng đã đề xuất mô hình TAM mở rộng để


tìm hiểu về thái độ của người dùng phương tiện truyền thông xã hội đối với việc sử
dụng. Tương tư như nhưng nghiên cứu từ trước, bản báo cáo cho thấy rằng Nhận thức
về lợi ích của một trang mạng xã hội là những yếu tố quan trọng quyết định Ý định sử
dụng của người dùng với hệ số tương quan lớn nhất so với các biến độc lập còn lại.
25

Tuy nhiên, Nhận thức về tính dễ dàng ảnh hưởng gián tiếp tới Ý định sử dụng thông
qua Nhận thức về lợi ích. Đồng thời, dựa trên mô hình TAM, nghiên cứu của nhóm tác
giả đã xác nhận mối quan hệ Thái độ - Ý định - Hành vi trong bối cảnh của trang mạng
xã hội Facebook.

1.1.2. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được định nghĩa là hành vi được quyết định
bởi ý định thực hiện của một người và ảnh hưởng của môi trường xung quanh họ
(Davis, 1989). Nói cách khác, việc một người thực hiện các hành động hoàn toàn nằm
trong sự kiểm soát của họ thay vì bị ảnh hưởng bởi các động cơ vô thức.

Về tính ứng dụng, trong khi TAM giải thích về việc chấp nhận sử dụng công
nghệ mới, TRA giải thích rõ hơn về ý định sử dụng dựa trên sự hành vi sẵn sàng của
người đó. Lý thuyết trên đã được chứng minh bởi Legris, Ingham và Collerette (2003).
Đồng thời, họ cho rằng mô hình ban đầu của TAM chỉ giải thích được 40% ý định
hành vi của người tiêu dùng bởi gần một nửa các thành phần quan trọng khác chưa
được giải thích, trong khi TAM 2 bao gồm nhân tố Chuẩn chủ quan, một trong những
nhân tố thuộc mô hình TRA, giải thích được 60% còn lại về ý định hành vi của người
tiêu dùng.

Abrazhevich (2004) cho rằng TRA phù hợp hơn so với TAM trong việc giải
thích hành vi của khách hàng ảnh hưởng như thế nào đến việc họ chấp nhận công nghệ
thanh toán cho các giao dịch trực tuyến bởi TRA áp dụng được cho nhiều tình huống
hơn. Hơn nữa, không giống như TAM, TRA nghiên cứu thêm về Chuẩn chủ quan và
tìm hiểu về các yếu tố khác nhau xung quanh việc sử dụng thanh toán điện tử.

Là một mô hình cơ bản nghiên cứu về hành vi, TRA đề xuất rằng Hành vi thực
tế của người tiêu dùng được xác định bởi Ý định hành vi của người đó. Cả hai nhân tố
trên đều bị ảnh hưởng bởi Thái độ đối với Hành vi và Chuẩn chủ quan (Fishbein và
Ajzen, 1975). Mô hình như sau:
26

Hình 2.2: Lý thuyết hành động hợp lý

(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)

Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đề xuất kiểm tra độ tương quan
giữa chuẩn chủ quan đối với thái độ thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng khi giao
dịch qua các sàn thương mại điện tử. Cụ thể, chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận
thức của cá nhân về cách mà hầu hết những người mà họ cho là quan trọng hoặc có
mối quan hệ thân thiết, nghĩ rằng liệu họ có nên thực hiện một hành vi nhất định hay
không (Fishbein & Ajzen, 1975; Park và cộng sự, 2006). Bên cạnh đó, Ajzen & Driver
(1980) định nghĩa rằng chuẩn mực chủ quan là áp lực về nhận thức được áp đặt bởi
những người xung quanh như hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp,...những người thực hiện
hành vi và hành động đó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ, ý định và
hành vi của bản thân người chịu tác động. Ngoài ra, chuẩn chủ quan đề cập đến niềm
tin rằng một người hoặc một nhóm người quan trọng sẽ chấp thuận và ủng hộ một
hành vi cụ thể. Chuẩn chủ quan được xác định bởi áp lực xã hội nhận thức được từ
người khác đối với một cá nhân để hành xử theo một cách nhất định và ý định của họ
để tuân theo quan điểm của những người đó. Ảnh hưởng của chuẩn chủ quan đến việc
hình thành ý định nhìn chung được chứng minh là yếu hơn trong các nghiên cứu trước
đây so với ảnh hưởng của thái độ. Hơn nữa, nghiên cứu của Norris Krueger và các
cộng sự của ông (Krueger, Reilly, & Carsrud, 2000) cho thấy chuẩn chủ quan không
phù hợp với ý định thành lập doanh nghiệp của cá nhân; do đó, các tác giả kêu gọi tiếp
tục nghiên cứu và cải thiện hơn nữa các biện pháp đã sử dụng. Một lý do có thể giải
thích cho sự mâu thuẫn về ý nghĩa của biến chuẩn chủ quan bắt nguồn từ thực tế là
một phần thông tin mà biến này chứa đã hiện diện trong mong muốn thực hiện một
biến hành vi cụ thể. Một trong những điểm yếu được nhắc đến nhiều nhất của Lý
thuyết về hành động hợp lý chính là mối quan hệ rất yếu giữa các chuẩn mực và ý định
chủ quan. Tác giả của Lý thuyết về hành động hợp lý, Icek Ajzen (1991), giải thích
điều này với thực tế là các ý định bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố cá nhân, chẳng
hạn như thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi. Ngoài ra, Armitage và Conner (2001)
chỉ trích khái niệm hạn hẹp về biến chuẩn chủ quan, dẫn đến mối tương quan yếu giữa
niềm tin và ý định hành vi.

Tuy nhiên, nhân tố chuẩn chủ quan được chứng minh là có sự tương quan mạnh
mẽ đến ý định hành vi trong nhiều bài nghiên cứu. Khalil và Michael (2008) cho biết
bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp là những tiêu chuẩn chủ quan có ảnh
hưởng tích cực đến cá nhân mua hàng trực tuyến. Nghiên cứu cuả George (2011) cho
thấy rằng các dự đoán về tương tác xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự hài lòng
27

khi mua sắm trực tuyến. Theo Talal, Charles và Sue (2011), ảnh hưởng xã hội là kết
quả của các chuẩn mực cá nhân, liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng ảnh
hưởng đến niềm tin của những người tiêu dùng khác và coi chuẩn chủ quan chỉ có ý
nghĩa nhỏ đối với ý định mua sắm điện tử, trong khi Foucault & Scheufele (2005 ) xác
nhận mối liên hệ đáng kể giữa việc chia sẻ với bạn bè về việc mua sắm điện tử và ý
định mua sắm điện tử của bản thân trong thực tế.
28

1.1.3. Các nghiên cứu khác

Nghiên cứu của Ardelia Simanjaya (2020)

Trong lĩnh vực nghiên cứu về ý định sử dụng công nghệ mới, đặc biệt là ý định
sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến, có nhiều nghiên cứu khác nhau đưa ra
những cách tiếp cận khác nhau tùy vào từng mục tiêu nghiên cứu. Trong quá trình tìm
kiếm thông tin về sử dụng thanh toán trực tuyến tham khảo từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, nhóm nghiên cứu xét thấy, trong phạm vi nghiên cứu về ý định thanh toán
điện tử, bài nghiên cứu của Ardelia Simanjaya (2020) có hướng nghiên cứu gần như
phù hợp với hướng mà nhóm nghiên cứu đang đi theo. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa
chọn sử dụng tham khảo mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố ảnh hưởng của
Ardelia Simanjaya (2020) khi nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
hệ thống thanh toán điện tử (TTĐT), bao gồm Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng,
Nhận thức về lợi ích, Chất lượng kết nối Internet, Rủi ro về bảo mật, Niềm tin và
Chuẩn mực chủ quan, Giới tính làm mô hình và thang đo chính cho nghiên cứu của
mình.
29

Hình 2.3: Nghiên cứu của Ardelia Simanjaya (2020)

(Nguồn: Ardelia Simanjaya, 2020)

Cụ thể hơn, khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ
thống thanh toán điện tử, Ardelia Simanjaya (2020) đã áp dụng Mô hình chấp nhận
công nghệ TAM của Davis (1989) và Lý thuyết hành động hợp lý TRA của Icek Ajzen
và Martin Fishbein (1975). Ardelia Simanjaya (2020) ủng hộ Davis (1989), Ajzen
(1975) với quan điểm về ý định sử dụng bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố: Nhận thức về lợi
ích, Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng và Chuẩn chủ quan; đồng thời bổ sung thêm 4
biến mới là: Chất lượng kết nối Internet, Rủi ro về bảo mật, Niềm tin và Giới tính.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của Chuẩn chủ quan (hay tác động của xã
hội), Rủi ro về bảo mật, Nhận thức về lợi ích và Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng là
quan trọng nhất đến ý định thanh toán trực tuyến của khách hàng. Đặc biệt, Ardelia
Simanjaya khẳng định rằng không có sự khác biệt về Giới tính trong ý định TTĐT và
điều này có nghĩa là họ nhận thức tất cả các yếu tố và thang đo như nhau. Bên cạnh đó,
hầu hết các nghiên cứu tương tự đã chứng minh rằng có một ảnh hưởng tích cực giữa
Niềm tin và việc áp dụng TTĐT nhưng kết quả trong nghiên cứu này lại cho thấy điều
ngược lại. Cuối cùng, Chất lượng kết nối Internet có tác động không đáng kể do
nghiên cứu này được thực hiện ở một khu vực có kết nối Internet tốt. Do đó, sự tin cậy
về tốc độ Internet được xem là ít ảnh hưởng nhất vì việc dễ dàng có được kết nối tốt
trở nên khá phổ biến với những người được hỏi (Pikkarainen và cộng sự, 2004).

Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy một ý nghĩa quan trọng về các yếu tố
quyết định ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử cho các giao dịch
trực tuyến. Phát hiện này có thể là sự tham khảo cho các nhà cung cấp dịch vụ giao
dịch trực tuyến để liên tục nâng cao dịch vụ thanh toán điện tử của họ và đáp ứng kỳ
vọng của khách hàng để có tốc độ tăng trưởng tích cực.

Nghiên cứu của Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017)

Bài nghiên cứu của Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi về Các nhân tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống thanh toán điện tử của khách hàng Iran là một
trong những bài mà nhóm nghiên cứu tham khảo để xây dựng nên mô hình nghiên
cứu. Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ
TAM của Davis (1989) và tập trung vào khảo sát sự quan tâm của khách hàng về Niềm
tin và vấn đề An ninh của hệ thống TTĐT bằng cách đánh giá, phân loại theo ba khía
cạnh: Quy trình kỹ thuật và giao dịch, Tiếp cận các nguyên tắc bảo mật, Khả năng sử
dụng. Các yếu tố được chấp nhận một phần từ các nghiên cứu tương tự (Sanayei và
30

Noroozi, 2009; Kim và cộng sự, 2010; Goudarzi và cộng sự, 2013), đồng thời xem xét
các yếu tố mới, chưa được khám phá trước đây.
31

Hình 2.4: Nghiên cứu của Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017)

(Nguồn: Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi, 2017)

Mô hình tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với
Niềm tin và Nhận thức về an ninh của khách hàng tại Iran. Trong bài nghiên cứu này
và các bài nghiên cứu tương tự, các tác giả đều nhận thấy được mối quan hệ đáng kể
giữa ý nghĩa của Niềm tin và Nhận thức về an ninh đối với việc áp dụng hệ thống
TTĐT. Nói cách khác, việc tăng cường bảo mật và Niềm tin của khách hàng đồng
nghĩa với việc góp phần thúc đẩy việc áp dụng hệ thống TTĐT.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định người tiêu dùng nhận thức rằng kỹ thuật, các
thủ tục giao dịch và tiếp cận các nguyên tắc bảo mật là những yếu tố quan trọng để cải
thiện An ninh. Trong khi đó, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến Niềm tin là khả
năng tiếp cận các nguyên tắc bảo mật. Ngoài ra, Niềm tin của người tiêu dùng có tác
động tích cực đến việc sử dụng hệ thống TTĐT. Hoda Mashayekhi và Yoosof
Mashayekhi cho rằng việc nghiên cứu tác động của thông tin nhân khẩu học của khách
hàng đối với việc áp dụng TTĐT vẫn là một công việc cần thiết trong tương lai.

Nghiên cứu của Suh và Han (2002)

Suh và Han (2002) áp dụng Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis
(1989) làm mô hình cơ sở cho nghiên cứu của mình và điều chỉnh mô hình với một
nhân tố bổ sung là Niềm tin để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố này đối với việc
chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử của khách hàng.
32
33

Hình 2.5: Nghiên cứu của Suh và Han (2002)

(Nguồn: Suh và Han, 2002)

Trong nghiên cứu này, Suh và Han thấy rằng Niềm tin là một trong những nhân
tố quan trọng nhất trong việc giải thích thái độ của khách hàng đối với việc sử dụng
ngân hàng điện tử. Cụ thể, ngân hàng điện tử mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng
như: tiết kiệm thời gian và chi phí, không phụ thuộc vào địa điểm và thời gian trong
ngày, giải đáp khiếu nại nhanh chóng và cung cấp nhiều dịch vụ. Tất cả những lợi ích
này đều nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng của khách hàng. Do đó, họ sẽ mong
đợi nhiều hơn về hiệu quả hoạt động ngân hàng của mình khi họ sử dụng ngân hàng
điện tử. Niềm tin được xác định dựa trên bốn yếu tố cơ bản: niềm tin về năng lực,
niềm tin về sự phụ thuộc, niềm tin về sự định đoạt và niềm tin về sự hoàn thành (Tan
và Thoen, 2001). Trong số này, niềm tin về năng lực có nghĩa là khách hàng tin rằng
một nhà cung cấp, dịch vụ đem lại lợi ích giúp hoàn thành mục tiêu của họ. Lee và
Turban (2001) khẳng định rằng mức độ hoạt động được cảm nhận có liên quan tích
cực đến lòng tin của khách hàng trong bối cảnh mua sắm. Dựa trên định nghĩa của lợi
ích, có thể khẳng định lại rằng khách hàng sẽ có niềm tin với nhà cung cấp nếu họ
nhận thấy nhà cung cấp đem lại lợi ích cho mình. Bên cạnh đó, Nhận thức về lợi ích và
Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, đã được chứng minh bởi Davis (1989) trong Mô
hình chấp nhận công nghệ TAM, cũng ảnh hưởng đáng kể đến thái độ.

1.1.4. Nhân tố mới dựa trên điều kiện Việt Nam


Dựa trên những bài nghiên cứu từ trước về ý định thanh toán trực tuyến, nhóm
nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về đặc điểm thị trường và con người Việt Nam, cũng như
thực hiện những bài phỏng vấn thực tiếp với đối tượng tham gia điều tra. Từ đó, nhóm
nhận thấy yếu tố mới cần được thêm vào mô hình để khắc phục khoảng trống nghiên
cứu là nhân tố Trung gian thanh toán. Những đặc điểm để nhóm lựa chọn nhân tố mới
này được trình bày dưới đây:
34
35

1.1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thấy rằng nhân tố ảnh hưởng đến
ý định của khách hàng dùng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu
tố của môi trường bên trong và bên ngoài. Do đó nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên
cứu sự ảnh hưởng của bối cảnh xã hội văn hóa tới ý định sử dụng của khách hàng Việt
Nam, gồm 2 yếu tố chủ yếu sau:

● Đặc điểm hình thái của tiền tệ.

● Đặc điểm nhận thức của khách hàng.

Đặc điểm hình thái của tiền tệ

Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, với công cụ lao động
thô sơ, con người tự cung tự cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày lao
động. Khi đời sống cộng đồng phát triển, ý thức phân công lao động được hình thành
và khi lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc.
Trong giai đoạn này trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng cách trao
đổi sản phẩm trực tiếp H-H'.

H – vật trung gian – H’

Giai đoạn bán Giai đoạn mua

Đây là một bước tiến lớn để xã hội công xã thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp.
Tuy nhiên, ở hình thức trao đổi này vì hai giai đoạn mua và bán cùng thống nhất trong
một quá trình nên đôi khi Mua-Bán phải có nhu cầu phù hợp về hàng hóa như: người
có thóc muốn đổi lấy vải và ngược lại, người có vải cũng đang cần thóc. Hình thức
trao đổi hàng hoá ở đây mang đặc điểm văn hoá khi mua hàng của người Việt Nam là
“Tiền trao cháo múc”. Như vậy việc thực hiện giá trị hàng hóa phụ thuộc vào giá trị sử
dụng của hàng hóa và quá trình mua bán cần một sản phẩm trung gian có giá trị tương
tự để thực hiện trao đổi. Ngoài ra, trong hình thức trao đổi này người ta còn thỏa thuận
về tỷ lệ giá trị của hàng hóa, về số lượng hàng hóa...Với những bất tiện của việc trao
đổi hiện vật nêu trên, hình thức này chỉ phù hợp trong giai đoạn nền sản xuất còn sơ
khai và quan hệ trao đổi chưa mở rộng. Cùng với quá trình phân công lao động ngày
càng sâu sắc hơn, nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, do đó quan hệ trao đổi
không còn ngẫu nhiên, không chỉ dựa trên sự định giá giản đơn. Mặt khác hàng hóa
trên thị trường đã phong phú và đa dạng hơn đòi hỏi phạm vi trao đổi phải được mở
rộng hơn. Đế giải quyết khó khăn trên người ta đã đặt ra vật trung gian làm phương
36

tiện trao đổi nghĩa là hai giai đoạn mua - bán sẽ được tách ra thành hai quá trình độc
lập.

Theo thời gian cùng sự phát triển của nền kinh tế, hình thái của tiền tệ cũng dần
phát triển qua các thời kỳ. Từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, tiền kim loại bắt đầu
được sử dụng rộng rãi. Kim loại cũng được chọn từ những kim loại kém giá (sắt, đồng,
kẽm,…) đến như kim loại có giá trị cao (bạc,vàng). Tới thời nhà Hồ ở Việt Nam, tiền
giấy được lưu hành trong việc mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, điểm chung của các hình
thái trên vẫn thể hiện đặc điểm văn hóa “Tiền trao cháo múc” của người Việt. Hiện
nay, trong thời đại công nghiệp 4.0, xuất hiện hình thái mới của tiền tệ là tiền điện tử.

Đặc điểm nhận thức của khách hàng đối với phương thức TTTT

Trong thời đại công nghiệp 4.0, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng đã chịu
những tác động đáng kể dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ. Theo thống kê
của các cơ quan chức năng, mặc dù cơ sở hệ thống và dịch vụ cho thanh toán trực
tuyến đã có những bước phát triển nhưng mức độ thanh toán bằng tiền mặt hiện còn
khá phổ biến. Hiện nay, thói quen sử dụng tiền mặt để giao dịch dường như đã ăn sâu
vào hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Họ thường có xu hướng ngại tiếp cận với
những loại hình mới mẻ, đặc biệt là công nghệ mới, điều này dẫn đến tình trạng ngại
thay đổi thói quen truyền thống của mình – thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra, hầu hết
những người tiêu dùng Việt Nam còn mang tâm lý “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, họ
cho rằng tiền thấy được, cầm được trong tay là an toàn nhất. Do đó, hình thức giữ tiền
mặt trong mình để giao dịch hay gửi ngân hàng để tiết kiệm đối với khoản tiền không
dùng đến vẫn được ưu tiên hơn bởi sự an toàn so với các kênh thanh toán trực tuyến
hiện đại.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các quốc gia khác đã áp dụng và triển khai
phổ biến hình thức thanh toán trực tuyến này, người tiêu dùng Việt Nam cần phải thay
đổi nhận thức, thói quen của mình để bắt kịp với thời đại công nghệ số để không bị tụt
hậu so với thời cuộc.

Để làm được điều đó, người tiêu dùng cần trang bị lượng thông tin phù hợp về
những lợi ích của thanh toán trực tuyến và dần áp dụng phương thức này trong đời
sống hằng ngày. Cụ thể, theo tạp chí Tài chính, TTTT được khuyến khích bởi vì những
hoạt động thanh toán này sẽ được ghi lại trên hệ thống và từ đó nhà chức trách có thể
dễ dàng kiểm tra, giám sát, cũng như bảo vệ cho người dùng. Người dân sẽ không phải
đến ngân hàng để rút tiền, giữ tiền và có thể thanh toán ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc
37

điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet. Từ đó, việc giao dịch sẽ trở nên thuận
tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại.

1.1.4.2. Phương pháp định tính

Ngoài nghiên cứu về điều kiện Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp phỏng vấn sâu một số khách mua hàng để tìm hiểu về những nhân tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng phương thức TTTT trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Quá trình phỏng
vấn này cũng là căn cứ giúp nhóm nghiên cứu đề xuất các biến quan sát, thang đo
nhằm đo lường sự biểu hiện của chính các nhân tố này. Các khách hàng được lựa chọn
phỏng vấn trên cơ sở có kiến thức và kinh nghiệm liên quan tới việc sử dụng phương
thức TTTT khi mua hàng trực tuyến.

Nội dung phỏng vấn từng khách hàng tập trung xoáy sâu ở một số nội dung
khác nhau tuy nhiên các khách hàng đều được phỏng vấn về 7 nội dung được trình bày
trong bảng dưới đây.
Bảng 2.1: Nội dung phỏng vấn sâu
TT Nội dung phỏng vấn Ghi chú
1 Anh/ chị khi quyết định sử dụng phương thức TTTT - Căn cứ sơ bộ chọn lọc các
thường quan tâm đến những yếu tố nào? biến quan sát, thang đo.
2 Anh/ chị đánh giá thế nào về việc sử dụng phương thức
TTTT? - Hoàn thiện bảng hỏi.
3 Quan điểm của người thân, bạn bè xung quanh anh/chị
về việc sử dụng phương thức TTTT?
4 Sự phù hợp của các yếu tố Nhận thức về lợi ích, Nhận
thức về tính dễ dàng sử dụng, Niềm tin, Rủi ro, Chuẩn
chủ quan ở Việt Nam?
5 Những mong muốn của anh/chị về chính sách giao dịch Nhân tố ảnh hưởng đến ý định
trực tuyến trên các sàn TMĐT? sử dụng phương thức TTTT
6 Những yếu tố điển hình nào ảnh hướng đến ý định sử trên sàn TMĐT
dụng phương thức TTTT?
7 Đề xuất một/ một vài yếu tố mà anh/ chị cho rằng sẽ
ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương thức TTTT

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

1.1.4.3. Ảnh hưởng của “Trung gian thanh toán”


38

Kết quả phỏng vấn cho thấy, ý kiến của khách hàng khi quyết định lựa chọn
phương thức TTTT khi mua hàng qua các sàn TMĐT nói riêng và khi mua sắm trực
tuyến nói chung có những đặc điểm chung:

Các ý kiến đều đề cao nhiều vào các quyền lợi, chính sách đảm bảo cho quá
trình thanh toán và mua hàng của khách hàng được diễn ra như mong muốn. Khách
hàng cho rằng các sàn TMĐT cần bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ cho quá trình
mua hàng và thanh toán trực tuyến của họ.

Kết quả phỏng vấn sâu

Những người tiêu dùng tin rằng họ sẽ có nhiều sự lựa chọn về hàng hoá hơn khi
mua sắm trực tuyến và nhận được nhiều tiện ích từ hệ thống thanh toán trực tuyến (tiết
kiệm nguồn lực, thời gian, công sức; quá trình TTTT dễ hiểu và rõ ràng). Mặt khác,
bên cạnh những lợi ích quan trọng thì cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với khách
hàng khi mua sắm trực tuyến. Nhóm đã tổng hợp và xác định hai rủi ro chính mà
người tiêu dùng có thể gặp phải, đó là Rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm và
Rủi ro đạo đức từ người bán.

Thứ nhất về Rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm. Khác với hình thức
mua sắm truyền thống (người tiêu dùng có thể nhìn, cầm, đánh giá trực tiếp sản phẩm),
mua sắm trực tuyến hạn chế người tiêu dùng trong việc đánh giá sản phẩm. Bởi họ chỉ
có thể biết về sản phẩm trước khi mua hàng thông qua các thông tin được đăng trên
các website của người bán hoặc trang web TMĐT. Người tiêu dùng chỉ có thể nhìn
hình ảnh sản phẩm qua thiết bị kết nối Internet và việc này thường tiềm ẩn rủi ro là
không giống với sản phẩm thật. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các thông tin về an
toàn/cảnh báo của sản phẩm cũng khó khăn hơn so với hình thức mua sắm truyền
thống, đặc biệt khi người tiêu dùng xem sản phẩm qua thiết bị có màn hình nhỏ như
điện thoại. Chính những điều này gây cản trở việc mua sắm trực tuyến và từ đó cản trở
ý định sử dụng TTTT.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn quan ngại những Rủi ro đạo đức đến từ sàn
TMĐT hay các doanh nghiệp bán hàng trên sàn TMĐT. Cụ thể, sau khi thực hiện việc
lựa chọn hàng hóa trên các trang TMĐT, họ sẽ tiến hành thanh toán và có thể lựa chọn
một trong hai hình thức: thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán trực tiếp. Nếu thanh
toán trực tiếp, người tiêu dùng sẽ tiến hành thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi nhận
hàng. Đồng thời, họ có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa xem có đáp ứng tiêu chuẩn
được mô tả bởi người bán và nếu không đúng như yêu cầu, họ dễ dàng trả lại hàng cho
người giao hàng và đồng ý không thanh toán tiền. Họ sẽ liên lạc với các sàn TMĐT
39

thông qua người giao hàng hoặc trực tiếp gọi bộ phận hỗ trợ để khiếu nại về vấn đề
liên quan đến sản phẩm mà họ đang gặp phải từ đó các sàn TMĐT có thể xác định
được phương hướng giải quyết. Ngược lại, ở hình thức thanh toán trực tuyến, thông
thường người tiêu dùng sau khi lựa chọn hàng hóa, họ được các sàn TMĐT hoặc các
doanh nghiệp bán hàng yêu cầu thanh toán ngay. Do đó, ở trường hợp thanh toán này
người tiêu dùng nêu ra một số rủi ro như sau:

(1) Người bán đã nhận được tiền thanh toán nhưng không làm đúng nghĩa vụ của
mình là gửi hàng hóa cho khách hàng.

(2) Người bán hàng đã nhận được tiền thanh toán nhưng vẫn xác nhận là chưa nhận
được tiền khiến người tiêu dùng phải tiếp tục thực hiện giao dịch thanh toán.

Trong trường hợp gặp những rủi ro đạo đức trên thì người tiêu dùng sẽ cảm
thấy quyền lợi của họ trong việc mua sắm trực tuyến và thanh toán trực tuyến bị xâm
phạm. Người tiêu dùng chia sẻ họ có kỳ vọng trong tương lai các sàn TMĐT hay các
doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sẽ bổ sung và áp dụng các chính sách nhằm đảm
bảo quyền lợi của khách hàng khi nhận hàng và thanh toán. Người sẽ tin tưởng hơn
vào việc mua sắm trực tuyến cũng như thanh toán trực tuyến khi hàng hóa được giao
đến cho họ trước, được họ trực tiếp kiểm tra về chất lượng sản phẩm, được họ xác
nhận đã nhận được sản phẩm mình mua và chất lượng sản phẩm đã đúng như mô tả
của người bán rồi mới tiến đến thanh toán. Cụ thể ở đây, khách hàng họ mong muốn
rằng số dư trong tài khoản của mình có biến động chỉ khi đã nhận được hàng. Đây là lý
do chính khiến khách hàng cân nhắc trong việc lựa chọn giữa hai phương thức thanh
toán trực tiếp và trực tuyến.

Từ những nghiên cứu về điều kiện Việt Nam và phần phỏng vấn sâu với nhóm
khách hàng cụ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng ngoài những nhân tố đã được tìm
hiểu trong những nghiên cứu đã có (Nhân thức về lợi ích, Nhận thức về tính dễ dàng,
Chuẩn chủ quan, Rủi ro, Niềm tin), Trung gian thanh toán cũng là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng lớn tới ý định TTTT trên sàn TMĐT của người tiêu dùng, đặc biệt
trong thời kỳ kinh tế số hiện nay.

1.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.2.1. Mô hình nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology
acceptance model) của Davis (1989) làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu cho
bài viết. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng giới tính, tuổi tác,
40

nghề nghiệp, thu nhập hiện tại, mức độ thanh toán trực tuyến, các sàn thương mại điện
tử tham gia,…như là các biến kiểm soát, có ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương
pháp thanh toán trực tuyến.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không sử dụng nguyên bản mô hình này mà còn
có một số điều chỉnh nhất định để phù hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu. Các
điều chỉnh cụ thể như sau:

Sử dụng cách thức tiếp cận và phân loại của Davis (1989), Fishbein và Ajzen
(1975), Ardelia Simanjaya (2020), Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017), Suh và
Han (2002) làm cơ sở chính cho việc phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố
như Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, Chuẩn chủ quan, Niềm
tin và Rủi ro tới Thái độ và Ý định thanh toán trực tuyến trên các sàn thương mại điện
tử tại Việt Nam. Ngoài ra, bổ sung thêm biến Trung gian thanh toán dựa trên điều kiện
Việt Nam.

Bổ sung một số chỉ tiêu đánh giá ý định thanh toán trực tuyến nhằm đo lường
chính xác và chi tiết hơn về ý định này. Tuy nhiên, những bổ sung này mang tính chất
chi tiết và cụ thể, vẫn theo quan điểm tiếp cận ban đầu của Davis (1989).

Dựa vào các căn cứ lý thuyết và tóm tắt kết quả các nghiên cứu trên đây, nhóm
nghiên cứu đề xuất “Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán
trực tuyến khi giao dịch qua các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam” như trong hình
dưới đây.

● Các biến độc lập: gồm 6 biến.

● Các biến phụ thuộc: gồm 2 biến.


41

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT
khi giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam.

1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

1.2.2.1. Nhận thức về lợi ích

Nhận thức về lợi ích được định nghĩa là cấp độ mà một người tin rằng việc sử
dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao hiệu suất công việc (Davis, 1989). Điều này
xuất phát từ định nghĩa của từ “hữu ích”: “có khả năng được sử dụng thuận lợi.”; trong
bối cảnh tổ chức, mọi người thường được củng cố về hiệu suất bằng cách tăng lương,
thăng chức, tiền thưởng, và các phần thưởng khác (Pfeffer, 1982; Schein, 1980;
Vroom, 1964). Ngược lại, một hệ thống có nhận thức về lợi ích cao là hệ thống mà
người dùng tin tưởng về hiệu suất sử dụng tích cực.

Sự hữu ích được cho là có thể nâng cao hiệu suất công việc của một người bằng
cách tận dụng và sử dụng những ưu điểm của hệ thống cụ thể (Davis, 1989; Lin và
Nguyen, 2011). Yếu tố này được coi là một trong những yếu tố quan trọng của thái độ
sử dụng cùng với sự chấp nhận của hệ thống đó. Ứng dụng liên quan có thể được nhìn
nhận từ góc độ trực tuyến vì ngân hàng điện tử phụ thuộc nhiều vào hệ thống công
nghệ. Người dùng sẽ tin rằng hệ thống hữu ích nếu nó cung cấp một số lợi ích (ví dụ: ít
mất thời gian và tài chính hơn để tăng hiệu quả và năng suất) cho họ, do đó làm tăng ý
định áp dụng của họ (Chong và cộng sự, 2010). Một số tính năng được coi là hữu ích
42

trong việc áp dụng ngân hàng trực tuyến là tốc độ giao dịch, tính thân thiện với người
dùng và độ chính xác (Liao và Cheung, 2002). Tương tự như vậy, nhận thức về lợi ích
là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút người mua sắm trực tuyến về lợi ích so với
bán lẻ thông thường (Ramayah và Ignatius, 2005).

Nghiên cứu này sẽ định nghĩa nhận thức về lợi ích là những tính năng của sản
phẩm, dịch vụ giúp người dùng tiết kiệm nguồn lực, khiến cho quá trình sử dụng diễn
ra dễ dàng và hiệu quả hơn so với những sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Điều này
cuối cùng sẽ dẫn đến thái độ sử dụng. Vậy nên, bằng cách kết hợp những lý thuyết
trên, một giả thuyết được đặt ra là:

H1: “Nhận thức về lợi ích” có ảnh hưởng tích cực đến “Thái độ sử dụng”.

1.2.2.2. Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng

Trong nghiên cứu ban đầu về các yếu tố TAM, Davis (1989) cho rằng "tính dễ
dàng sử dụng tỉ lệ thuận với lợi ích". Nhưng sau đó, khẳng định đó đã được chứng
minh rằng mặc dù khách hàng có thể tin rằng ứng dụng là hữu ích, đồng thời họ cũng
có thể nghĩ rằng hệ thống này khó sử dụng (Davis, 1989). Pikkarainen và cộng sự
(2004) cũng cho rằng nhận thức về tính dễ dàng sử dụng tạo nên tác động đến sự chấp
nhận công nghệ nhiều hơn so với nhận thức về lợi ích.

Nhận thức về tính dễ dàng được định nghĩa là “cấp độ mà một người tin rằng
việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không mất công sức”. (Davis, 1989). Tương tự
như nhận thức về lợi ích, nhận thức về tính dễ dàng sử dụng là một yếu tố quan trọng
khác đối với sự chấp nhận công nghệ. Paula (2009) cho rằng một ứng dụng công nghệ
được coi là dễ sử dụng hơn các ứng dụng khác là ứng dụng có khả năng được nhiều
người dùng chấp nhận và sử dụng. Sự nhận thức về tính dễ dàng sử dụng này được cho
rằng rằng nó có tác động mạnh mẽ đến thái độ của khách hàng khi mua sắm tại các cửa
hàng trực tuyến (Palvia, 2009). Tuyên bố này được hỗ trợ bởi Abrazhevich (2001),
người đã kết luận rằng một thiết kế thành công của hệ thống thanh toán điện tử từ ý
kiến của người dùng là quan trọng trong việc thu hút sự nhấp nhận của người tiêu dùng
đối với thanh toán điện tử. Nghiên cứu này sẽ định nghĩa nhận thức về tính dễ dàng sử
dụng là sự linh hoạt, dễ hiểu và đa dạng của sản phẩm, dịch vụ. Từ những quan điểm
ấy, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H2: “Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng” có ảnh hưởng tích cực đến “Thái độ
sử dụng”.

1.2.2.3. Chuẩn chủ quan


43

Các chuẩn mực chủ quan hay sự ảnh hưởng của những nhóm tham khảo được
tạo ra bởi nhận thức của mỗi cá nhân cho rằng niềm tin của những người xung quanh
sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ của họ. Chuẩn chủ quan, một biến độc lập
xuất phát từ Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975), được
định nghĩa là nhận thức của một người cho rằng hầu hết những người quan trọng với
họ nghĩ rằng họ nên hoặc không nên thực hiện hành vi được đề cập (Fishbein và
Ajzen,1975). Trong mô hình TRA và TAM 2, các nhóm tác giả cho thấy tác động đáng
kể của Chuẩn chủ quan tới Ý định hành vi của người tiêu dùng. Tương tự, khi Arteaga
Sánchez và Duarte Hueros (2010) kết hợp nhân tố Chuẩn mực chủ quan vào TAM, họ
nhận thấy tác động lớn giải thích cho Ý định hành vi.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xác định những nhóm tham khảo
mà người tiêu dùng hay tìm đến trước khi đưa ra quyết định lựa chọn thanh toán trực
tuyến gồm có bạn bè, người thân, những người họ tin tưởng và cộng đồng mua sắm
trực tuyến. Đồng thời, nghiên cứu này sẽ áp dụng các lý thuyết trên để phân tích ảnh
hưởng của xã hội tới ý định TTTT trên sàn TMĐT của một người. Nhóm nghiên cứu
tham khảo hướng nghiên cứu của Ardelia Simanjaya (2020) để phục vụ cho việc
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố Chuẩn chủ quan đối với thái độ và ý định
TTTT. Do đó, nghiên cứu hiện tại được đưa ra dưới giả thuyết:

H3: “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng tích cực đến “Thái độ sử dụng”.

1.2.2.4. Niềm tin

Mặc dù ở hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh rằng có mối quan hệ tích cực
giữa niềm tin vào việc áp dụng thanh toán điện tử nhưng Ardelia Simanjaya đã phủ
nhận điều đó trong bài nghiên cứu của mình. Trong bài nghiên cứu của mình, Ardelia
Simanjaya đã tập trung khảo sát khách hàng về niềm tin của họ đối với hệ thống, quá
trình, hồ sơ thanh toán trực tuyến và công ty cung cấp dịch vụ này. Kết quả kiểm định
giả thiết thống kê trong nghiên cứu của Ardelia Simanjaya cho thấy số liệu về niềm tin
không ảnh hưởng đến ý định sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến là: 𝛃 = 0.086;
p-value > 0.1. Mặc dù vậy, nhận biết được tầm quan trọng của nhân tố niềm tin có tác
động đến thái độ và ý định sử dụng của khách hàng, nhóm nghiên cứu đề xuất tham
khảo thêm sự ảnh hưởng của niềm tin đến thái độ hay ý định sử dụng của khách hàng
trong một vài đề tài nghiên cứu tương tự.

Theo quan điểm của khách hàng, niềm tin được định nghĩa là “trạng thái tâm lý
dẫn đến việc khách hàng sẵn sàng thực hiện giao dịch qua Internet và mong muốn về
một nền tảng thanh toán thực hiện nhiệm vụ của mình, bất kể khách hàng có khả năng
44

giám sát hành động của nền tảng thanh toán hay không” (Mayer, Davis và Schoorman,
1995). Định nghĩa này chủ yếu thể hiện niềm tin và thái độ tin cậy đối với việc thanh
toán trực tuyến. Trong phần lớn các bài nghiên cứu khác, niềm tin cũng được đưa vào
là một trong những nhân tố ảnh hưởng tính cực đến thái độ và ý định sử dụng của
khách hàng. Cụ thể, bài nghiên cứu của Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi
(2017) đã khẳng định ảnh hưởng của nhân tố “Niềm tin” đối với ý định sử dụng thanh
toán trực tuyến là thuận chiều. Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017) cho
rằng niềm tin của khách hàng đối với hệ thống thanh toán điện tử là khi họ tin rằng các
giao dịch thanh toán điện tử sẽ được xử lý theo mong đợi của họ. Đánh giá trên những
khía cạnh khác nhau, chỉ khi có quyền mới được phép truy cập vào hệ thống bảo mật,
điều này ảnh hưởng đến niềm tin trong bài nghiên cứu của Hoda Mashayekhi và
Yoosof Mashayekhi (2017). Hay một dịch vụ không thể truy cập dù chỉ trong một thời
gian ngắn cũng sẽ khiến khách hàng liên tục lo lắng và suy nghĩ đến các hành động
thay thế khác. Nếu một dịch vụ được coi là không an toàn, khách hàng sẽ không tin
tưởng sử dụng nó, đặc biệt là trong các giao dịch tài chính. Vì vậy, hệ thống thanh toán
trực tuyến cần tập trung vào các biện pháp an ninh để có được sự tin tưởng của khách
hàng (Chellappa và Pavlou, 2002).

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, người dùng ở mọi nơi trên thế giới đều được
phép truy cập các tệp quan trọng và thông tin được truyền qua Internet. Do đó, thanh
toán trực tuyến có thể đem đến rủi ro về bảo mật. Hơn nữa, thanh toán trực tuyến được
cho rằng là không chắc chắn vì các bên tham gia vào quá trình giao dịch không cùng ở
một nơi. Do đó, khách hàng không thể quan sát trực tiếp quá trình giao dịch của mình.
Vì tầm quan trọng của sự tin tưởng đối với các phương thức thanh toán trực tuyến, bài
nghiên cứu này nhận thấy rằng niềm tin của khách hàng là một yếu tố góp phần thúc
đẩy thái độ TTTT. Giả thuyết của nhân tố niềm tin được nhóm nghiên cứu đưa ra như
sau:

H4: “Niềm tin” có ảnh hưởng tích cực đến “Thái độ sử dụng”.
45

1.2.2.5. Rủi ro

Trong bài nghiên cứu của mình, Ardelia Simanjaya đã chỉ ra rằng rủi ro về bảo
mật có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử. Nói cách
khác, càng ít người có ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử nếu bảo mật càng
chặt chẽ, và ngược lại. Điều này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây, những
nghiên cứu đó cho thấy rằng rủi ro về bảo mật được nhận thức cùng với các biện pháp
của nó sẽ đem đến tác động tích cực cao (Kim và cộng sự, 2010; Özkan, Bindusara và
Hackney, 2010). Trong khi đó, nghiên cứu khác được trích dẫn bởi Özkan, Bindusara
và Hackney (2010) cho thấy ý nghĩa tích cực giữa rủi ro về bảo mật và ý định áp dụng
hệ thống thanh toán điện tử. Kết quả có thể được giải thích bởi vì nghiên cứu này tập
trung vào những người trẻ tuổi, họ không đủ ý thức về các vấn đề bảo mật khi thực
hiện các giao dịch trực tuyến.

Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với José Liébana-Cabanillas,
Sánchez-Fernández và Muñoz-Leiva (2014), những người có nghiên cứu tương tự và
phát hiện ra rằng rủi ro có mối quan hệ tiêu cực với ý định sử dụng do nhận thức khác
nhau của mỗi cá nhân gây ra sự không chắc chắn, đặc biệt là với người dùng mới.

Với sự phát triển của thanh toán trực tuyến trong giai đoạn cách mạng công
nghiệp 4.0 tạo nền tảng cho dữ liệu phát triển đáng kể nhưng đồng thời cũng thu hút
tội phạm mạng. Trong bài nghiên cứu này, rủi ro được đề cập đến là những vấn đề về
an ninh và bảo mật. Khi lựa chọn thanh toán trực tuyến, bên cạnh những lợi ích, đánh
giá của xã hội hay niềm tin về hệ thống thanh đó, khách hàng đặc biệt quan tâm đến
những vấn đề hay rắc rối mà họ có thể gặp phải trong quá trình giao dịch. Nhiều khách
hàng khi TTTT trực tuyến cho rằng họ không hài lòng khi các thủ tục giao dịch hiện
nay của nhiều hệ thống thanh toán hay ngân hàng còn khá chậm và thiếu chuyên
nghiệp. Vì vậy, việc thông báo sớm và cụ thể cho người tiêu dùng về thời gian mà hệ
thống dừng giao dịch hay bảo trì là điều nên làm để hạn chế những nhận xét tiêu cực
về hệ thống TTTT. Nếu rủi ro liên quan đến việc TTTT càng nhiều và không được
khắc phục, đảm bảo bởi đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán thì người tiêu dùng sẽ
không dễ dàng chấp nhận TTTT. Do đó, nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết sau:

H5: “Rủi ro” có ảnh hưởng tiêu cực đến “Thái độ sử dụng”.

1.2.2.6. Trung gian thanh toán

Bằng việc nghiên cứu nền văn hoá điển hình, các đặc điểm lịch sử xã hội của
Việt Nam cũng như phỏng vấn sâu với một số khách hàng đưa ra gợi ý để kiểm tra
46

hiệu quả của biến bổ sung có tên là Trung gian thanh toán. Theo Bách khoa toàn thư,
trung gian được định nghĩa là “một bên thứ ba cung cấp dịch vụ trung gian giữa hai
bên”. Ngoài ra, theo luật sư Lê Minh Trường, giám đốc điều hành Công ty luật Minh
Khuê, trung gian thanh toán được định nghĩa là khi đồng tiền ghi sổ được thể hiện ở số
dư trên các tài khoản của chủ tài khoản mở tại trung gian thanh toán. Cụ thể, trung
gian thanh toán phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và quản lí nhà nước
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hay khi tìm hiểu về giao dịch qua trung gian,
theo nhà báo kiến thức kinh tế Diệu Nhi của Thuật ngữ Vietnambiz cho rằng đây là
“giao dịch có sự tham gia của người thứ ba. Việc thiết lập quan hệ mua bán, thoả thuận
các điều kiện mua bán, phương thức mua bán và thanh toán đều phải qua người thứ ba
trung gian”.

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi cho rằng trung gian thanh toán là sự kết hợp
giữa khái niệm của trung gian và giao dịch trung gian. Cụ thể, nhân tố “Trung gian
thanh toán” được định nghĩa là một bên thứ ba chịu trách nhiệm thu hộ, thực hiện uỷ
nhiệm của người tiêu dùng để thanh toán cho nhà cung cấp trên cơ sở trao đổi hàng
hoá, dịch vụ giữa bên trung gian của sàn TMĐT và nhà cung cấp. Trung gian thanh
toán sẽ chịu trách nhiệm giữ tiền của khách hàng và chuyển tiền đó cho nhà cung cấp
sau khi giao dịch trao đổi hàng hoá diễn ra theo đúng quy trình và được xác nhận thành
công bởi người tiêu dùng. Hiện nay, việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng trên các
sàn thương mại nói riêng hay các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nói chung
thường được diễn ra ngay lập tức, nghĩa là tiền sẽ bị trừ thẳng vào số dư của khách
hàng sau khi đặt hàng bất kể họ đã nhận được hàng hay chưa. Điều này dẫn đến sự lo
lắng đối với khách hàng khi đa số những người tham gia phỏng vấn cho rằng, họ e
ngại về việc mình không nhận được sản phẩm hay chất lượng sản phẩm không như
mong muốn. Chính vì vậy, ngoài chức năng làm trung gian giữ tiền của khách hàng và
chuyển tiền đến các nhà cung cấp, Trung gian thanh toán đề cao quyền lợi của khách
hàng khi nhấn mạnh vào các chính sách đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo mật thông
tin và khắc phục những rủi ro khi giao dịch. Cụ thể, Trung gian thanh toán sẽ có trách
nhiệm bảo vệ dữ liệu tài chính của người mua, đồng thời có chính sách hỗ trợ, giám sát
và giải quyết các giao dịch thanh toán trực tuyến giữa người mua và nhà cung cấp sản
phẩm, dịch vụ.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một yếu tố bổ sung có tên là Trung gian thanh toán
bằng cách kết hợp tất cả các quan điểm đó. Từ đó, nghiên cứu hiện tại đưa ra dưới giả
thuyết:

H6: “Trung gian thanh toán” có ảnh hưởng tích cực đến “Thái độ sử dụng”.
47

1.2.2.7. Thái độ sử dụng

Thái độ sử dụng được định nghĩa là cảm giác tích cực (có tính ước lượng) về
việc thực hiện hành vi mục tiêu (Fishbein & Ajzen,1975). Định nghĩa này xuất phát từ
Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA). Trong bối cảnh mua
sắm trực tuyến, thái độ đề cập đến những đánh giá tốt hay không tốt của người tiêu
dùng về việc sử dụng Internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các trang web bán lẻ
(Lin, H. F., 2007). Bên cạnh đó, ý định là yếu tố đánh giá khả năng thực hiện hành vi
trong tương lai. Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy một
cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi và ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “thái độ”,
“chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Thái độ của người tiêu dùng
có ảnh hưởng đến ý định của họ (Fishbein & Ajzen,1975). Ngoài ra, thái độ của người
tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến đã được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đối
với ý định mua của họ (Yoh, E. & cộng sự, 2003). Vậy nên, thái độ sử dụng càng tích
cực, ý định thực hiện hành vi càng cao.

Mối quan hệ giữa thái độ và ý định sử dụng đã được chứng minh trong nhiều
công trình nghiên cứu ở nước ngoài. Cụ thể, trong Mô hình chấp nhận công nghệ
TAM, Davis đã chứng minh được ý định sử dụng được hình thành và tác động bởi thái
độ đối với việc sử dụng, bên cạnh nhận thức về lợi ích. Trong Lý thuyết hành động
hợp lý TRA, Ajen xác định Ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng của thái độ cá
nhân đối với hành vi thực tế và chuẩn chủ quan. Trong công trình nghiên cứu sự chấp
nhận của khách hàng đối với ngân hàng điện tử (Internet Banking, 2002), hai tác giả
Suh và Han, ngoài dựa trên mô hình TAM của tác giả Davis, còn sử dụng thêm biến
Niềm tin để đánh giá mối quan hệ giữa thái độ sử dụng và ý định sử dụng. Kết quả
nghiên cứu của hai tác giả này cho thấy biến Niềm tin có tác động tích cực đồng thời
đến thái độ và ý định sử dụng ngân hàng điện tử của khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu
này cũng khẳng định chắc chắn mối quan hệ giữa thái độ và ý định sử dụng. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau:

H7: “Thái độ sử dụng” có ảnh hưởng tích cực đến “Ý định sử dụng”.

1.2.3. Thang đo các nhân tố

Bảng 2.2: Thang đo tổng hợp các nhân tố


STT Biến và Thang đo Năm Tác giả Mã hoá
Nhận thức về lợi ích (PU)
1 Thanh toán trực tuyến giúp tôi tiết kiệm nguồn lực (thời Ardelia
2020 PU1
gian, công sức, di chuyển,...). Simanjaya
48

Thanh toán trực tuyến cho phép tôi thực hiện nhiều
PU2
giao dịch một lúc.
Hệ thống thanh toán trực tuyến khiến việc mua hàng
PU3
trực tuyến dễ dàng hơn.
Hệ thống thanh toán trực tuyến hiệu quả hơn cách
PU4
thanh toán truyền thống.
Có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sắm trực tuyến.
PU5
(Hàng hóa, nhà cung cấp,…)
Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (PE)
Cấu trúc và nội dung thanh toán trực tuyến dễ hiểu. PE1
Quy trình thanh toán trực tuyến rất linh hoạt ( thời gian,
PE2
địa điểm, cách thức,…).
Quy trình thanh toán rõ ràng và dễ hiểu. PE3
2 Ardelia
Việc làm quen với hệ thống thanh toán trực tuyến dễ 2020
Simanjaya PE4
dàng đối với tôi.
Việc sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến không đòi
PE5
hỏi tư duy phức tạp.
Các hình thức thanh toán trực tuyến rất đa dạng. PE6
Chuẩn chủ quan (SN)
Những người mà tôi yêu quý ủng hộ tôi thực hiện các
SN1
giao dịch trực tuyến.
Những người thân thiết với tôi sẽ đồng tình với việc tôi
SN2
thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Sự đánh giá và uy tín từ những người tôi biết tạo động
3 Ardelia SN3
lực cho tôi thực hiện các giao dịch trực tuyến. 2020
Simanjaya
Áp lực từ việc bạn bè đều sử dụng giao dịch trực tuyến
SN4
tác động đến tôi trong việc dùng nó.
Cộng đồng mua sắm trực tuyến mà tôi thường xuyên
ghé thăm khuyến khích tôi thực hiện các giao dịch trực SN5
tuyến nhiều hơn.
Niềm tin (Tr)
Hoda
Tôi tin vào sự đảm bảo an toàn của hệ thống thanh Mashayekhi
2017 Tr2
toán trong việc thực hiện giao dịch. và Yoosof
4
Mashayekhi
Cung cấp dịch vụ thanh toán rất đáng tin cậy. Tr1
Ardelia
Tôi tin tưởng vào hệ thống và quá trình hỗ trợ giao dịch 2020
Simanjaya Tr3
của tôi.
49

Hệ thống thanh toán đã được kiểm chứng bởi một bên


Tr4
độc lập.
Hệ thống thanh toán có hồ sơ thanh toán uy tín. Tr5
Rủi ro (Ri)
Tôi quan tâm tới vấn đề an ninh khi thực hiện giao dịch. Ri1
Chính sách bảo mật đối với các giao dịch rất quan
Ri2
trọng đối với tôi.
Tôi sẽ dừng việc sử dụng nếu biết sàn TMĐT thiếu các
5 Ardelia Ri3
biện pháp đảm bảo an ninh. 2020
Simanjaya
Tôi sẽ yên tâm hơn nếu được thông báo khi có lỗ hổng
Ri4
an ninh.
Tôi sẽ cảnh báo với mọi người nếu rủi ro không được
Ri5
khắc phục.
Trung gian thanh toán (PI)
Có chính sách cho phép kiểm tra hàng hoá trước khi
PI1
thanh toán trực tuyến.
Lưu trữ và bảo mật dữ liệu tài chính của người mua. PI2
Có chính sách hỗ trợ hoàn tiền khi giao dịch không
PI3
6 đúng cam kết. Nhóm nghiên
2021
Có chính sách hỗ trợ điều tra và giải quyết nếu phát cứu đề xuất
hiện những hành vi bất thường tại tài khoản của người PI4
mua.
Cập nhật thường xuyên các chính sách ưu đãi của các
PI5
ngân hàng liên kết, ví điện tử,…
Thái độ sử dụng (AT)
Tôi có nhận thức tích cực về việc thanh toán trực tuyến
AT1
khi mua hàng.
Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng bắt
2002 Suh và Han AT2
kịp xu hướng hiện nay.
7
Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng là ý
AT3
tưởng hay.
Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng mang
Nhóm nghiên AT4
lại lợi ích cho tôi. 2021
cứu đề xuất
Tôi thích thanh toán trực tuyến khi mua hàng. AT5
Ý định sử dụng (IN)
Tôi chắc chắn sẽ thanh toán trực tuyến khi mua hàng. IN3
8 Nhóm nghiên
Tôi có ý định thanh toán trực tuyến khi mua hàng trong 2021
cứu đề xuất IN2
thời gian tới.
50

Tôi cân nhắc nghiêm túc về việc thanh toán trực tuyến
IN1
khi mua hàng.
Tôi sẽ lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến phù Ardelia
2020 IN4
hợp khi mua hàng. Simanjaya
Tôi sẽ giới thiệu phương thức thanh toán trực tuyến khi
IN5
mua hàng cho người quen.

(Nguồn: Suh và Han, 2002; Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi, 2017; Ardelia
Simanjaya, 2020; Nhóm nghiên cứu)

1.3. Phương pháp định lượng

Phiếu điều tra được xây dựng dựa vào tổng quan nghiên cứu và được điều chỉnh
cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Tổng thể nghiên cứu là những
khách hàng đã và đang sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến khi mua hàng qua
các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Các bảng hỏi được thành viên nhóm lấy kết
quả trực tiếp và thông qua mạng Internet đến các đối tượng nghiên cứu. Thời gian
khảo sát kéo dài từ tháng 11/2020 cho tới tháng 2/2021. Kết quả thu được là tổng 533
phiếu, trong đó có 85 phiếu không hợp lệ do thiếu thông tin hoặc không thuộc đối
tượng nghiên cứu, tất cả các bảng hỏi này đã được loại bỏ trước khi tiến hành xử lý dữ
liệu. Do đó, số lượng bảng hỏi chính thức được đưa vào sử dụng để phân tích là 448
phiếu. Phương pháp xử lý dữ liệu được thực hiện, bao gồm: thống kê mô tả, phân tích
nhân tố khám phá, kiểm định thang đo (Cronbach's Alpha), phân tích tương quan và
phân tích hồi quy - kiểm định các giả thuyết. Quá trình xử lý số liệu được thực hiện
bằng phần mềm SPSS 26.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu đã
được chọn lọc theo những tiêu chí trên đây, ghi nhận những nhân tổ ảnh hưởng đã
được đề cập và phân tích của những công trình nghiên cứu trước, bổ sung những nhân
tố mới, những định nghĩa, đặc điểm, hoặc biểu hiện mới của những nhân tố đã được
nhắc đến. Qua đó, lựa chọn những cách thức tiếp cận để phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu và có tính ứng dụng thực tiễn cao.
51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương 2 nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến khi giao dịch qua các sàn
thương mại điện tử tại Việt Nam. Cơ sở lý thuyết này là căn cứ để xây dựng mô hình
nghiên cứu và hình thành các giả thuyết nghiên cứu. Theo đó, thái độ và ý định thanh
toán trực tuyến được ảnh hưởng bởi 6 biến độc lập bao gồm: Nhận thức về lợi ích,
Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, Chuẩn chủ quan, Niềm tin, Rủi ro và Trung gian
thanh toán.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã trình bày về nghiên cứu định tính nhằm phát
hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi yếu tố
văn hoá, lịch sử - xã hội thông qua việc phỏng vấn sâu người tiêu dùng đã và đang
TTTT khi mua hàng trực tuyến. Kết quả nghiên cứu này là căn cứ để nhóm nghiên cứu
điều chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu tương ứng.

Cụ thể, nghiên cứu này là căn cứ để nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình bao
gồm:

Các biến độc lập: Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng,
Chuẩn chủ quan, Niềm tin, Rủi ro.

Nhân tố điển hình của người tiêu dùng tại Việt Nam: Trung gian thanh toán.

Các biến phụ thuộc: Thái độ sử dụng, Ý định sử dụng.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành phân tích đặc điểm mẫu và thực
hiện thống kê mô tả dựa trên mô hình nhân tố đã được đưa ra.
52

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ
Nối tiếp chương 2 “Cơ sở lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu” sẽ là chương 3
trình bày kết quả nghiên cứu và thống kê mô tả. Trước tiên, nhóm tác giả sẽ khái quát
những phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu mẫu nghiên cứu. Phần sau của chương 3
sẽ là kết quả thống kê mô tả tương ứng với 6 biến độc lập và 2 biến phụ thuộc.

2.1. Mẫu nghiên cứu

Điều tra chính thức được thực hiện tại thành phố Hà Nội với đối tượng là người
tiêu dùng qua các sàn TMĐT. Đối với kích thước mẫu nghiên cứu, tổng hợp nghiên
cứu từ các học giả trước đây và ý kiến các chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu sẽ phụ thuộc
vào độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu và phương pháp ước lượng được sử
dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và kết cấu của nhóm người khảo
sát.

Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair và cộng sự
(1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan
sát/biến đo lường là 5/1, tức là với mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Nghiên
cứu này sử dụng kết hợp phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính, mô
hình có 46 biến đo lường. Do đó theo nguyên tắc 5 số quan sát/biến đo lường thì cỡ
mẫu tối thiểu là N=230 phần tử. Nghiên cứu này có N=448 do đó được xác định là có
kích thước mẫu đáng tin cậy.

Người tiêu dùng tham gia điều tra được yêu cầu đánh giá về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến khi giao dịch qua các sàn TMĐT. Dù sử dụng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nhóm nghiên cứu vẫn cố gắng đảm bảo tính đại
diện của mẫu điều tra với các đặc điểm khác nhau của người tiêu dùng ở các khu vực
sinh sống, mua sắm khác nhau ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc
phiếu điều tra, loại bỏ những phiếu không hợp lệ, thiếu các thông tin quan trọng, hoặc
thiếu trên 10% thông tin, kiểm tra tính logic trong một số câu trả lời. Cuối cùng, số
phiếu đủ điều kiện để nhập và phân tích dữ liệu là 448 phiếu, được phân bổ dưới đây:

Nhóm nghiên cứu cũng đã kiểm tra tính trùng lặp của mẫu nghiên cứu và 448
quan sát đều đảm bảo hoàn toàn độc lập, không có tính trùng lặp. Tất cả 12 tiêu chí
liên quan đến thông tin cơ bản của người tiêu dùng đã được nhóm đưa ra kiểm định.

Về giới tính của những người tiêu dùng tham gia khảo sát, trong số 448 người
bao gồm 205 người là nam giới - chiếm tỷ lệ 45.8% và 243 người là nữ giới - chiếm tỷ
53

lệ 54.2%. Sự khác biệt trong giới tính người tiêu dùng sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn
trong các nội dung phân tích dưới đây.
Về độ tuổi, do đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng nên độ tuổi đưa vào khảo
sát là từ 15 tuổi trở lên, đảm bảo việc quyết định hành vi mua sắm cá nhân. Đặc biệt,
tuỳ thuộc vào đặc điểm nhóm người tiêu dùng còn đi học, đã đi làm, trung tuổi và đã
nghỉ hưu, nhóm tác giả chia các mức tuổi tương ứng theo 7 mức độ: Từ 15 đến dưới
18 tuổi; Từ 18 đến dưới 22 tuổi; Từ 22 đến dưới 30 tuổi; Từ 30 đến dưới 40 tuổi; Từ
40 đến dưới 50 tuổi; Từ 50 đến dưới 60 tuổi và Từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, do hơn
một nửa những người tham gia khảo sát là người trẻ - trung tuổi, chỉ có 6 người tiêu
dùng thuộc nhóm từ 50 đến dưới 60 tuổi và 1 người tiêu dùng thuộc nhóm trên 60 tuổi.
Do đó, từ phần này trở đi, độ tuổi của người tiêu dùng sẽ được phân làm 3 khoảng
chính bao gồm: Dưới 22 tuổi (169 quan sát – chiếm 37.7%); Từ 22 đến dưới 40 tuổi
(205 quan sát – chiếm 45.8%) và trên 40 tuổi (74 quan sát – chiếm 16.5%).

Về thu nhập hiện tại, số quan sát có mức thu nhập dưới 10 triệu là 208 quan sát
với tỷ lệ là 46.4%. Chiếm tỷ lệ 26.1% trên tổng số các quan sát là nhóm người có mức
thu nhập từ 10 đến dưới 20 triệu với 117 quan sát. Còn lại 123 quan sát là số người có
thu nhập từ 20 triệu trở lên tương ứng với 27.5%. Kết quả thu được cho thấy hầu hết
nhóm người tiêu dùng tham gia khảo sát có mức thu nhập trung bình và khá.

Về quy mô hộ gia đình, nhóm nghiên cứu thống kê được: 71 quan sát hiện sinh
sống trong gia đình gồm 1-2 thành viên (chiếm 15.8%). 264 quan sát - chiếm 58.9%,
sinh sống trong gia đình với 3-4 người. Nhóm quy mô gia đình có từ 5-6 người có 91
quan sát với 20.3% và phần ít người tham gia khảo sát sống trong hộ gia đình có 6
người trở lên (22 quan sát – 4.9%). Số liệu chi tiết xem ở Phụ lục 3.

2.2. Kết quả phân tích thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính đã trình bày chi tiết ở Chương 2, nhóm
nghiên cứu tiến hành nghiên cứu 8 nhân tố bao gồm: Nhận thức về tính dễ dàng sử
dụng, Nhận thức về lợi ích, Chuẩn chủ quan, Rủi ro, Niềm tin, Trung gian thanh toán,
Thái độ sử dụng và Ý định sử dụng. Trong đó, nhân tố được người tiêu dùng đồng ý là
có có tác động trong thái độ, ý định sử dụng của họ nếu được đánh giá ở mức 4 (Đồng
ý) và mức 5 (Hoàn toàn đồng ý); “không đồng ý” nếu được đánh giá ở mức 1 (Hoàn
toàn không đồng ý), mức 2 (Không đồng ý) và mức 3 (Bình thường).

2.2.1. Nhận thức về lợi ích

Kết quả thống kê thể hiện trong Bảng 3.1 cho thấy hầu hết những người làm
khảo sát đều có nhận thức về lợi ích tích cực đối với ý định thanh toán trực tuyến khi
54

giao dịch qua các sàn TMĐT, với giá trị trung bình các thang đo này dao động trong
khoảng 3.96 – 4.21, điều này có nghĩa là đa phần những người làm khảo sát đều đồng
ý với 5 tiêu chí được đề cập đến ở nhân tố này. Phần lớn những người tiêu dùng nghĩ
rằng thanh toán trực tuyến giúp họ tiết kiệm nguồn lực, chỉ tiêu này dẫn đầu với 85.7%
khách hàng làm phiếu khảo sát đồng ý và thang đo này cũng đạt giá trị trung bình cao
nhất tại 4.21. Ngược lại, chỉ khoảng 18% khách hàng không đồng ý với thang đo hệ
thống thanh toán trực tuyến giúp họ mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có
hơn 80% khách hàng cho biết họ có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc nhờ dùng
phương thức thanh toán trên. Chính những lợi ích mà khách hàng nhận được trước
phương thức thanh toán trực tuyến sẽ thúc đẩy họ đưa ra quyết định sử dụng hình thức
thanh toán này. Bên cạnh đó, thanh toán trực tuyến giúp 79.2% khách hàng có nhiều sự
lựa chọn hơn khi mua sắm trực tuyến. Và có đến hơn 67% người tham gia khảo sát ghi
nhận hệ thống thanh toán này hiệu quả hơn khi so sánh với thanh toán truyền thống.
Trung bình các thang đo này dao động trong khoảng 3.96 – 4.21, điều này có nghĩa là
đa phần những người làm khảo sát đều đồng ý với 5 tiêu chí được đề cập đến ở nhân tố
này.

Hình 3.1: Kết quả thống kê về “Nhận thức về lợi ích”

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
55

Bảng 3.1: Kết quả thống kê thang đo “Nhận thức về lợi ích”
Trung Độ lệch Tần suất
TT THANG ĐO Min Max Đánh giá
bình chuẩn (Người)
Thanh toán trực tuyến giúp tôi tiết Không đồng ý 64
1 kiệm nguồn lực (thời gian, công 3 5 4.21 0.674
sức, di chuyển,...). Đồng ý 384

Thanh toán trực tuyến cho phép tôi Không đồng ý 89


2 3 5 4.09 0.695
hực hiện nhiều giao dịch một lúc. Đồng ý 359
Hệ thống thanh toán trực tuyến Không đồng ý 84
3 khiến việc mua hàng trực tuyến dễ 3 5 4.17 0.719
dàng hơn. Đồng ý 364

Hệ thống thanh toán trực tuyến hiệu Không đồng ý 146


4 quả hơn cách thanh toán truyền 2 5 3.96 0.788
Đồng ý 302
hống.
Có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua Không đồng ý 93
5 sắm trực tuyến. (Hàng hóa, nhà 2 5 4.16 0.746
cung cấp,…) Đồng ý 355

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

2.2.2. Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng

Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng được định nghĩa là sự dễ dàng tiếp cận của
khách hàng đối với các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Kết quả thống kê thể hiện trong
Bảng 3.2 cho thấy phần lớn người tiêu dùng đều có nhận thức tích cực về tính dễ dàng
sử dụng của phương thức thanh toán trực tuyến khi mua hàng trên các sàn thương mại
điện tử, với giá trị trung bình các thang đo nhân tố này đều từ ngưỡng 4 trở lên. Đặc
biệt khoảng 86% người tiêu dùng tham gia khảo sát nghĩ rằng việc sử dụng hệ thống
thanh toán trực tuyến không đòi hỏi tư duy phức tạp. Đây là yếu tố quan trọng trong
việc lựa chọn các hình thức thanh toán khi giao dịch qua các sàn TMĐT nói riêng và
các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nói chung. Ngoài ra, tỷ lệ khách hàng cho
rằng quy trình thanh toán trực tuyến rất linh hoạt cũng như rõ ràng và dễ hiểu tương
đương nhau ở mức 84.6% và 84.2%. Bên cạnh đó, số liệu cho những người thấy các
hình thức thanh toán trực tuyến rất đa dạng lên đến gần 82%. Khoảng 23% khách hàng
56

cho rằng cấu trúc và nội dung thanh toán trực tuyến không đủ dễ hiểu, đây cũng một
con số đáng chú ý để các dịch vụ thanh toán trực tuyến tìm hiểu, khắc phục giao diện
và thông tin của hệ thống này.

Hình 3.2: Kết quả thống kê về “Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng”

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Bảng 3.2: Kết quả thống kê thang đo về “Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng”
Trung Độ lệch Đánh Tần suất
TT THANG ĐO Min Max
bình chuẩn giá (Người)
Cấu trúc và nội dung thanh Không đồng ý 104
1 3 5 4 0.684
toán trực tuyến dễ hiểu. Đồng ý 344
Quy trình thanh toán trực Không đồng ý 69
2 tuyến rất linh hoạt ( thời gian, 3 5 4.14 0.653
địa điểm, cách thức,…). Đồng ý 379

Quy trình thanh toán rõ ràng Không đồng ý 71


3 3 5 4.09 0.633
và dễ hiểu. Đồng ý 377
Việc làm quen với hệ thống Không đồng ý 88
4 thanh toán trực tuyến dễ dàng 3 5 4.1 0.698
đối với tôi. Đồng ý 360

Việc sử dụng hệ thống thanh Không đồng ý 63


5 toán trực tuyến không đòi hỏi 3 5 4.13 0.628
tư duy phức tạp. Đồng ý 385
57

Các hình thức thanh toán trực Không đồng ý 81


6 3 5 4.11 0.681
tuyến rất đa dạng. Đồng ý 367

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

2.2.3. Chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan thể hiện ở việc nhận thức của cá nhân, ảnh hưởng bởi những
người tham khảo quan trọng cho rằng hành vi nên hay không nên thực hiện.Với đặc
điểm này, nhóm nghiên cứu đưa vào khảo sát các nhóm tạo tác động bao gồm: những
người thân thiết, bạn bè, cộng đồng mua sắm trực tuyến và nhóm người khác (những
người biết, những người yêu quý). Nổi bật hơn cả là nhóm khách hàng cho rằng sự
đánh giá và uy tín từ những người họ biết tạo động lực cho việc thực hiện các giao
dịch trực tuyến, 283 quan sát - chiếm đến 63.2% và giá trị trung bình cao nhất tại 3.68.
Sự đánh giá tích cực và nhận xét về sự đảm bảo của hệ thống thanh toán trực tuyến
giúp khách hàng có động lực hơn trong việc ý định thanh toán trực tuyến. Ghi nhận
mức độ ảnh hưởng thấp hơn, 255 người tiêu dùng nghĩ những người thân thiết với họ
sẽ đồng tình với việc thanh toán trực tuyến. Số liệu của cộng đồng mua sắm trực tuyến
khuyến khích họ thực hiện các giao dịch này nhiều hơn là 54.2%. Ngoài ra, chỉ khoảng
38% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho rằng họ không bị ảnh hưởng bởi việc bạn
bè đều thanh toán trực tuyến, với giá trị trung bình thấp nhất tại 3.16.
58

Hình 3.3: Kết quả thống kê về “Chuẩn chủ quan”

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Bảng 3.3: Kết quả thống kê thang đo về “Chuẩn chủ quan”


Trung Độ lệch Tần suất
TT THANG ĐO Min Max Đánh giá
bình chuẩn (Người)
Những người mà tôi yêu quý ủng hộ tôi Không đồng ý 221
1 1 5 3.51 0.862
thực hiện các giao dịch trực tuyến. Đồng ý 227
Những người thân thiết với tôi sẽ đồng Không đồng ý 193
2 tình với việc tôi thực hiện các giao dịch 1 5 3.62 0.854
Đồng ý 255
trực tuyến.
Sự đánh giá và uy tín từ những người Không đồng ý 165
3 tôi biết tạo động lực cho tôi thực hiện 1 5 3.68 0.885
Đồng ý 283
các giao dịch trực tuyến.
Áp lực từ việc bạn bè đều sử dụng giao Không đồng ý 275
4 dịch trực tuyến tác động đến tôi trong 1 5 3.16 1.052
Đồng ý 173
việc dùng nó.
Cộng đồng mua sắm trực tuyến mà tôi Không đồng ý 205
thường xuyên ghé thăm khuyến khích
5 1 5 3.5 0.944
tôi thực hiện các giao dịch trực tuyến Đồng ý 243
nhiều hơn.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
2.2.4. Niềm tin
Ngoài nhận thức về lợi ích hay về tính dễ dàng sử dụng, niềm tin cũng ảnh
hưởng đáng kể đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán này của người tiêu
dùng. Kết quả cho thấy có 66.1% người dùng tin vào sự đảm bảo an toàn cũng như quá
trình hỗ trợ giao dịch của hệ thống thanh toán. Bên cạnh đó, cũng khoảng 66% người
tiêu dùng tham gia khảo sát tin tưởng rằng sàn thương mại điện tử tại Việt Nam cung
cấp dịch vụ thanh toán đáng tin cậy, với giá trị trung bình tại 3.86. Một phần ít hơn
người tiêu dùng tin tưởng rằng hệ thống thanh toán có hồ sơ thanh toán uy tín (hơn
64%) hoặc được kiểm chứng bởi một bên độc lập (63.6%) với trung bình số liệu lần
lượt là 3.85 và 3.84.
59

Hình 3.4: Kết quả thống kê về “Niềm tin”

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
Bảng 3.4: Kết quả thống kê thang đo về “Niềm tin”
Độ Tần
Trung
TT THANG ĐO Min Max lệch Đánh giá suất
bình
chuẩn (Người)
Cung cấp dịch vụ thanh toán rất Không đồng ý 152
1 3 5 3.86 0.721
đáng tin cậy. Đồng ý 296
Tôi tin vào sự đảm bảo an toàn Không đồng ý 152
2 của hệ thống thanh toán trong 3 5 3.87 0.73
việc thực hiện giao dịch. Đồng ý 296

Tôi tin tưởng vào hệ thống và Không đồng ý 152


3 quá trình hỗ trợ giao dịch của 2 5 3.85 0.721
Đồng ý 296
tôi.
Hệ thống thanh toán đã được Không đồng ý 163
4 kiểm chứng bởi một bên độc 2 5 3.84 0.742
Đồng ý 285
lập.
Hệ thống thanh toán có hồ sơ Không đồng ý 161
5 3 5 3.85 0.74
thanh toán uy tín. Đồng ý 287

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

2.2.5. Rủi ro

Về rủi ro, bài nghiên cứu đề cập đến những rủi ro về mặt bảo mật thông tin và
sự an toàn tài chính khi tham gia các giao dịch trực tuyến. Với giá trị trung bình nằm
60

trong khoảng 4.33 – 4.46, có thể thấy rằng khách hàng tham gia khảo sát đặc biệt quan
tâm đến vấn đề rủi ro của việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng qua các sàn thương
mại điện tử. Theo kết quả thống kê tại Hình 3.5, được đánh giá cao nhất với 94%
khách hàng cho rằng chính sách bảo mật đối với các giao dịch rất quan trọng với họ.
Một tỉ lệ thấp hơn – 88.2% thuộc về nhóm khách hàng cho rằng sẽ yên tâm hơn nếu
được thông báo khi có lỗ hổng an ninh. Và khoảng 88% người nghĩ rằng họ sẽ cảnh
báo với mọi người nếu phát hiện ra rủi ro không được khắc phục hay ở mức cao hơn là
họ sẽ dừng việc sử dụng nếu biết sàn thương mại điện tử thiếu các biện pháp đảm bảo
an ninh. Kết quả thống kê trên càng góp phần khẳng định vấn đề rủi ro rất quan trọng
đối với khách hàng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương thức thanh toán khi
giao dịch.

Hình 3.5: Kết quả thống kê về “Rủi ro”

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Bảng 3.5: Kết quả thống kê thang đo về “Rủi ro”


Trung Độ lệch Tần suất
TT THANG ĐO Min Max Đánh giá
bình chuẩn (Người)

Tôi quan tâm tới vấn đề an Không đồng ý 40


1 3 5 4.38 0.644
ninh khi thực hiện giao dịch. Đồng ý 408
61

Chính sách bảo mật đối với Không đồng ý 26


2 các giao dịch rất quan trọng 3 5 4.46 0.605
đối với tôi. Đồng ý 422

Tôi sẽ dừng việc sử dụng nếu Không đồng ý 54


3 biết sàn TMĐT thiếu các biện 3 5 4.42 0.697
pháp đảm bảo an ninh. Đồng ý 394

Tôi sẽ yên tâm hơn nếu được Không đồng ý 53


4 thông báo khi có lỗ hổng an 3 5 4.36 0.685
ninh. Đồng ý 395

Tôi sẽ cảnh báo với mọi người Không đồng ý 55


5 nếu rủi ro không được khắc 3 5 4.33 0.685
phục. Đồng ý 393

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
62

2.2.6. Trung gian thanh toán

Đáng chú ý hơn cả, kết quả phân tích còn cho thấy người tiêu dùng phản hồi về
vai trò trung gian thanh toán của hệ thống thanh toán trực tuyến chiếm tỷ lệ rất cao.
Nhìn chung các thang đo về trung gian thanh toán ghi nhận với mức trung bình cao,
với giá trị trung bình các thang đo nhân tố này đều vượt ngưỡng 4 với độ lệch chuẩn
khoảng 0.73. Đánh giá chi tiết cho thấy phần lớn người tiêu dùng kỳ vọng rằng hệ
thống thanh toán có chính sách hỗ trợ hoàn tiền khi giao dịch không đúng cam kết,
91.5% và đạt giá trị trung bình cao nhất tại 4.41. Bên cạnh đó, hơn 90% người được
hỏi đồng ý với tiêu chí trung gian thanh toán nên hỗ trợ giải quyết nếu phát hiện những
hành vi bất thường tại tài khoản của người mua, đồng thời cập nhật thường xuyên các
chính sách ưu đãi của các ngân hàng liên kết, ví điện tử,… Ngoài ra, khoảng gần 89%
khách hàng mong muốn có chính sách cho phép kiểm tra hàng hoá trước khi thanh
toán trực tuyến. Số liệu cũng cho thấy 87.7% muốn được lưu trữ và bảo mật dữ liệu tài
chính. Giá trị trung bình của hai khía cạnh trên đều bằng 4.33.

Hình 3.6: Kết quả thống kê về “Trung gian thanh toán”

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
63

Bảng 3.6: Kết quả thống kê thang đo về “Trung gian thanh toán”
Trung Độ lệch Tần suất
TT THANG ĐO Min Max Đánh giá
bình chuẩn (Người)

Có chính sách cho phép Không đồng ý 50


1 kiểm tra hàng hoá trước khi 1 5 4.33 0.758
thanh toán trực tuyến. Đồng ý 398

Lưu trữ và bảo mật dữ liệu Không đồng ý 55


2 2 5 4.33 0.77
tài chính của người mua. Đồng ý 393

Có chính sách hỗ trợ hoàn Không đồng ý 38


3 tiền khi giao dịch không 2 5 4.41 0.715
đúng cam kết. Đồng ý 410

Có chính sách hỗ trợ điều


Không đồng ý 42
tra và giải quyết nếu phát
4 hiện những hành vi bất 2 5 4.36 0.738
thường tại tài khoản của Đồng ý 406
người mua.

Cập nhật thường xuyên các Không đồng ý 43


chính sách ưu đãi của các
5 2 5 4.33 0.696
ngân hàng liên kết, ví điện
Đồng ý 405
tử,…

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

2.2.7. Thái độ sử dụng

Về thái độ sử dụng, kết quả thống kê trong Bảng 3.7 cho thấy hầu hết người
tiêu dùng thể hiện thái độ tích cực trong việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng qua
các sàn thương mại điện tử. Cụ thể, phần lớn người tham gia khảo sát nghĩ rằng việc
thanh toán trực tuyến là ý tưởng hay và họ có nhận thức tích cực về việc thanh toán
trực tuyến, với giá trị đồng ý đều ở khoảng 80%. Ngoài ra, gần 78% người tiêu dùng
thấy phương thức thanh toán này bắt kịp xu hướng hiện nay. Ngoài ra, chỉ khoảng 30%
khách hàng cho rằng họ không thích việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng. Tổng
quan mẫu nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực về việc sử dụng phương thức thanh
toán trực tuyến góp phần tạo nên đặc điểm đặc trưng cho nhóm đối tượng khách hàng
tiềm năng trong tương lai. Có thể nhận định bước đầu rằng việc thanh toán trực tuyến
khi mua hàng qua các sàn thương mại điện tử hay mua hàng qua Internet đang trở
thành xu thế mới của xã hội và tại Việt Nam với cơ cấu dân số trẻ, việc sử dụng nó
ngày càng phổ biến hơn.
64

Hình 3.7: Kết quả thống kê về “Thái độ sử dụng”

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
Bảng 3.7: Kết quả thống kê thang đo về “Thái độ sử dụng”
Trung Độ lệch Tần suất
TT THANG ĐO Min Max Đánh giá
bình chuẩn (Người)
Tôi có nhận thức tích cực về Không đồng ý 89
1 việc thanh toán trực tuyến khi 2 5 4.01 0.781
Đồng ý 359
mua hàng.
Tôi nghĩ việc thanh toán trực Không đồng ý 99
2 tuyến khi mua hàng bắt kịp xu 2 5 4.04 0.805
Đồng ý 349
hướng hiện nay.
Tôi nghĩ việc thanh toán trực Không đồng ý 87
3 tuyến khi mua hàng là ý 2 5 4.06 0.791
Đồng ý 361
tưởng hay.
Tôi nghĩ việc thanh toán trực Không đồng ý 125
4 tuyến khi mua hàng mang lại 2 5 3.92 0.862
Đồng ý 323
lợi ích cho tôi.
Tôi thích thanh toán trực Không đồng ý 137
5 2 5 3.86 0.888
tuyến khi mua hàng. Đồng ý 311

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
2.2.8. Ý định sử dụng
Ngoài thái độ, các thang đo về ý định sử dụng thanh toán trực tuyến khi mua
hàng trực tuyến của khách hàng khá cao. Cụ thể, hầu hết người tham gia khảo sát cho
rằng họ sẽ lựa chọn phương thức thanh toán trực tuyến phù hợp khi mua hàng, với giá
trị trung bình đạt mức cao nhất tại 4.09. Trong đó, 83.3% khách hàng đưa ý kiến rằng
65

sẽ cân nhắc nghiêm túc về việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng với giá trị trung
bình đạt giá trị khá cao tại 4.05. Ngoài ra, số người tiêu dùng có ý định thanh toán trực
tuyến khi mua hàng trong thời gian tới là 283 trên tổng số 448 phiếu điều tra – số
phiếu đồng ý chiếm 79.9%. Và gần 69% sẽ giới thiệu phương thức thanh toán trực
tuyến cho người quen. Hai thang đo trên thể hiện giá trị trung bình lần lượt là 4.01 và
3.81, cùng độ phân tán các biến quan sát khoảng 0.82.

Hình 3.8: Kết quả thống kê về “Ý định sử dụng”


(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
Bảng 3.8: Kết quả thống kê thang đo về “Ý định sử dụng”
Trung Độ lệch Tần suất
TT Ý ĐỊNH Min Max Đánh giá
bình chuẩn (Người)
Tôi cân nhắc nghiêm túc về Không đồng ý 75
1 việc thanh toán trực tuyến 1 5 4.05 0.729
Đồng ý 373
khi mua hàng.
Tôi có ý định thanh toán trực Không đồng ý 99
2 tuyến khi mua hàng trong 2 5 4.01 0.819
Đồng ý 283
thời gian tới.
Tôi chắc chắn sẽ thanh toán Không đồng ý 165
3 1 5 3.76 0.936
trực tuyến khi mua hàng. Đồng ý 283
Tôi sẽ lựa chọn hình thức Không đồng ý 74
4 thanh toán trực tuyến phù 2 5 4.09 0.732
Đồng ý 374
hợp khi mua hàng.
Tôi sẽ giới thiệu phương Không đồng ý 141
thức thanh toán trực tuyến
5 1 5 3.81 0.829
khi mua hàng cho người Đồng ý 307
quen.
66

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra tại các thành phố Hà Nội và các tỉnh
thành miền Bắc trong cả nước với những người tiêu dùng có đặc điểm về giới tính, độ
tuổi, thu nhập và quy mô gia đình. Số phiếu sau sàng lọc đủ điều kiện để nhập và phân
tích dữ liệu là 448 phiếu trong tổng số 533 phiếu thu về. Ngoài ra, Nhóm nghiên cứu
cũng chỉ ra sự tác động của 6 nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định theo phương
pháp thống kê mô tả. Từ tiền đề chương 3, nhóm tác giả sẽ đưa ra kết quả kiểm định
định lượng với phương pháp phân tích hồi quy trong chương tới.
67

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG – SỬ DỤNG
PHÂN TÍCH HỒI QUY
Trong chương 4, công trình sẽ đi chi tiết về việc kiểm định thang đo, mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết liên quan. Nội dung chính sẽ bao gồm: đưa ra kết quả
kiểm tra độ tin cậy của các thang đo và xác thực các giả thuyết về tác động giữa các
yếu tố: nhóm tác động của nhận thức về lợi ích, nhận thức về tính dễ dàng sử dụng,
chuẩn chủ quan, niềm tin, rủi ro, trung gian thanh toán tới thái độ sử dụng (H1, H2,
H3, H4, H5, H6); sự tác động của thái độ sử dụng tới ý định sử dụng (H7). Toàn bộ
các kiểm định đều được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 26. Ngoài ra, kết
quả sẽ được thảo luận và phân tích chi tiết, đi vào biện luận và đối chiếu với các cơ sở
lý thuyết.

3.1. Đánh giá thang đo

Từ mô hình nhóm nghiên cứu đã đề xuất ở phần trước, nhóm nghiên cứu xác
định có tổng cộng 8 biến được đưa vào kiểm tra, trong đó có có 6 biến độc lập được đo
lường bởi 31 biến quan sát và 2 biến phụ thuộc đo lường bởi 10 biến quan sát. Nhóm
nghiên cứu muốn kiểm tra mối tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một nhân
tố, thực hiện với từng biến bằng công cụ Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Sau
khi hoàn thành kiểm định độ tin cậy, các biến được giữ lại sẽ được đưa vào công cụ
Phân tích nhân tố khám phá (EFA).

3.1.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Trong nghiên cứu của nhóm, 448 bảng hỏi hợp lệ được xử lý bằng phần mềm
SPSS 26, các thang đo trong mỗi nhân tố được kiểm tra xem có thể hiện tính chất, khía
cạnh của nhân tố hay không thông qua Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
dựa vào hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation). Trong đó, hệ
số α của Cronbach’s Alpha sẽ cho biết mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan
sát trong cùng một nhân tố. Hệ số α nếu có giá trị trong khoảng 0.8 đến gần bằng 1 là
thang đo lường rất tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt và thang
đo được coi là chấp nhận được có hệ số α từ 0.6 trở lên. (Nguồn: Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc). Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ tương
quan giữa một biến quan sát trong nhân tố các biến còn lại.

Tiêu chuẩn hệ số được coi là đạt yêu cầu nếu hệ số có giá trị lớn hơn hoặc bằng
0.3 (Nguồn: Nunnanly.J (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill).
68

3.1.1.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo các biến độc lập

Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sử dụng thanh toán trực tuyến
trên sàn TMĐT tại Việt Nam bao gồm 6 biến tiềm ẩn và 31 biến quan sát. Kết quả
nhóm nghiên cứu thu được hệ số Cronbach’s Alpha của các biến nằm trong khoảng
0.604 đến 0.898 là đạt yêu cầu (>0.6). trong 31 biến quan sát, nhóm nghiên cứu giữ lại
29 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item corrected – Total correlation) lớn
hơn 0.3, loại bỏ hai biến quan sát PU1 và PU2 do hệ số của hai biến này không thỏa
mãn yêu cầu đặt ra. Số lượng biến quan sát trước và sau khi thực hiện kiểm định độ tin
cậy được thể hiện ở Bảng 4.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ
số tương quan biến tổng của 31 biến quan sát ban đầu, bao gồm 2 biến quan sát của
biến PU bị loại được trình bày trong Phụ lục 4.

Nhóm tiếp tục đưa 29 biến quan sát đạt yêu cầu vào phần phân tích nhân tố
khám phá EFA.
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả sau khi kiểm định thang đo các biến độc lập
Số lượng Hệ số
Mã biến Hệ số
biến quan sát tương quan
Tên biến Cronbach's
(Tên viết biến tổng
Trước Sau Alpha
tắt TA) nhỏ nhất
PU Nhận thức về lợi ích 5 3 0.604 0.321
PE Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng 6 6 0.860 0.561
SN Chuẩn chủ quan 5 5 0.858 0.650
Tr Niềm tin 5 5 0.874 0.678
Ri Rủi ro 5 5 0.851 0.629
PI Trung gian thanh toán 5 5 0.898 0.714

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

3.1.1.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo các biến phụ thuộc

Thang đo thái độ và ý định sử dụng gồm có 2 biến tiềm ẩn với 10 biến quan sát.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0.845 đến 0.886. Tất
cả các biến quan sát trong nhóm hai nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn
hơn 0.3 đó đó các biến quan sát này được giữ lại để phục vụ cho việc phân tích tiếp
theo. Số lượng biến quan sát trước và sau khi thực hiện kiểm định của hai nhân tố
được thể hiện trong Bảng 4.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha chi tiết được trình
bày trong Phụ lục 5.
69

Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả sau khi kiểm định thang đo các biến phụ thuộc
Số lượng biến
Mã biến Hệ số Hệ số tương
quan sát
Tên biến Cronbach's quan biến
(Tên viết tắt
Trước Sau Alpha tổng nhỏ nhất
TA)
AT Thái độ sử dụng 5 5 0.886 0.649
IN Ý định sử dụng 6 6 0.845 0.553

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

3.1.2. Kiểm tra hiệu lực thang đo

Phương pháp nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá độ hiệu lực của
thang đo. Các thang đo (hay biến quan sát) trong phương pháp này nếu có cùng tính
chất sẽ hội tụ về cùng một nhân tố và các biến quan sát sau khi hội tụ về một nhân tố
phải phân biệt với các biến quan sát hội tụ ở nhân tố khác bằng việc nằm ở từng cột
độc lập. Trong phép đo này, nhóm nghiên cứu quan tâm hệ số tải nhân tố, yêu cầu phải
lớn hơn hoặc bằng 0.5. Phương pháp trích hệ số là phương pháp Principle Components
với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue bằng 1.
Thang đo được chấp nhận nếu phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và hệ số tải
nhân tố đạt yêu cầu nêu trên (Hair & etg, 1998).

3.1.2.1. Hiệu lực thang đo biến độc lập

Nhóm nghiên cứu kiểm định hiệu lực của 29 biến quan sát thu được từ phân
tích trước bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, chọn phương pháp trích Principle
Components với phép xoay Varimax. Dựa trên các chỉ số KMO, factor loading để
nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu lực thang đo. Giá trị KMO phải nằm trong khoảng
0.5<KMO<1, loại đi các biến có hệ số tải (loading factor) nhỏ hơn 0.5, loại các biến
rơi vào 2 nhóm nhân tố trở lên. Nhóm nghiên cứu chỉ chạy một lần duy nhất để đo
lường hiệu lực thang đo nhân tố ảnh hưởng và không phải loại thang đo nào.

Kết quả kiểm định KMO Barlett’s cho thấy hệ số KMO là 0.890 thỏa mãn giá
trị KMO cho phép và Sig Barlett’s = 0.000 (<0.05) cho thấy các biến quan sát có tương
quan với nhau trên tổng thể. Tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 6 nhân tố được rút
ra. Giá trị Cumulative % trong Total Variance Explained cho thấy 6 nhân tố này tương
thích được 64.376% sự biến thiên của dữ liệu. Phương sai trích từ 50% như vậy là phù
hợp so với tiêu chí của Hair (1998).

Đến đây thay vì có 6 biến tiềm ẩn ban đầu trong mô hình giả định, nhóm nghiên
cứu xác định được 6 nhân tố chính hay 6 biến độc lập là: Nhận thức về lợi ích (PU),
70

Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (PE), Chuẩn chủ quan (SN), Niềm tin (Tr), Rủi ro
(Ri) và Trung gian thanh toán (PI).
Bảng 4.3: Kết quả phân tích KMO thang đo nhóm nhân tố ảnh hưởng
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .890

Approx. Chi-Square 6499.021

Bartlett's Test of Sphericity Df 406

Sig. .000

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Nhóm nghiên cứu đã phân tích định lượng mối quan hệ giữa các biến quan sát
trong nhóm của biến thành phần. Dựa vào kết quả phân tích Ma trận trọng số nhân tố
thang đo nhân tố ảnh hưởng, nhóm có thể xác định được mối quan hệ giữa các biến
quan sát. Chi tiết về kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 4.5.

3.1.2.2. Hiệu lực thang đo biến phụ thuộc

Tương tự như khi phân tích thang đo nhân tố ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu
kiểm định hiệu lực của thang đo thái độ và ý định sử dụng bằng phương pháp nhân tố
EFA, phương pháp trích Principle Components với phép xoay Varimax. Thang đo thái
độ và ý định sử dụng có tổng cộng 10 biến quan sát.

Nhóm kiểm định hiệu lực các nhân tố dựa trên các chỉ số KMO, Eigenvalue và
loading factor. Trong đó, KMO thỏa mãn nằm trong khoảng 0.5<KMO<1 và Sig
Barlett’s = 0.001 (<0.05), có 2 nhân tố được rút ra do Eigenvalue > 1 và không biến
quan sát nào có hệ số tải (loading factor) nhỏ hơn 0.5. Như vậy, thái độ và ý định sử
dụng không bị chập lại vào nhau và là hai nhân tố hoàn toàn tách biệt. Chi tiết về kết
quả phân tích Ma trận trọng số nhân tố thang đo thái độ và ý định sử dụng được trình
bày trong Bảng 4.5.
Bảng 4.4: Kết quả phân tích KMO cho thang đo Thái độ và Ý định sử dụng

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .916

Approx. Chi-Square 2463.608

Bartlett's Test of Sphericity Df 45

Sig. .000
71

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Nhóm thu được hai biến phụ thuộc từ hai biến tiềm ẩn là Thái độ sử dụng (AT)
và Ý định sử dụng (IN).
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Thang đo Ma trận nhân tố xoay
Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận thức về lợi ích (PU)
PU3 0.516
PU4 0.836
PU5 0.724
Nhận thức về tính dễ dàng
sử dụng (PE)
PE1 0.694
PE2 0.741
PE3 0.768
PE4 0.754
PE5 0.712
PE6 0.648
Chuẩn chủ quan (SN)
SN1 0.763
SN2 0.782
SN3 0.773
SN4 0.744
SN5 0.752
Niềm tin (Tr)
Tr1 0.744
Tr2 0.801
Tr3 0.791
Tr4 0.778
Tr5 0.779
Rủi ro (Ri)
Ri1 0.712
Ri2 0.714
Ri3 0.784
Ri4 0.749
Ri5 0.784
Trung gian thanh toán (PI)
PI1 0.786
PI2 0.779
72

PI3 0.805
PI4 0.832
PI5 0.748
Thái độ sử dụng (AT)
AT1 0.681
AT2 0.793
AT3 0.817
AT4 0.803
AT5 0.711
Ý định sử dụng (IN)
IN1 0.691
IN2 0.727
IN3 0.763
IN4 0.681
IN5 0.773

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Như vậy, từ 8 biến ban đầu được đề xuất ở bước kiểm tra độ tin cậy thang đo
với tổng 39 quan sát, sau khi kiểm tra hiệu lực các thang đo này, nhóm nghiên cứu thu
được 6 biến phụ thuộc và 2 biến độc lập và không có quan sát nào ở mỗi biến bị loại
bỏ. Những biến này là cơ sở để nhóm nghiên cứu chạy phân tích hồi hồi quy ở phần
tiếp theo.

3.1.3. Kết quả phân tích hồi quy


Bảng 4.6: Kết quả phân tích tương quan
Correlations
PE PI TR SN RI PU AT IN
** ** ** ** ** **
Pearson Correlation 1 .275 .420 .419 .270 .423 .461 .398**
PE Sig. (2-tailed) 0 0 0 0 0 0 0
N 448 448 448 448 448 448 448 448
** ** ** ** ** **
Pearson Correlation .275 1 .166 .261 .579 .175 .454 .461**
PI Sig. (2-tailed) 0 0 0 0 0 0 0
N 448 448 448 448 448 448 448 448
** ** ** ** ** **
Pearson Correlation .420 .166 1 .399 .207 .275 .343 .353**
Tr Sig. (2-tailed) 0 0 0 0 0 0 0
N 448 448 448 448 448 448 448 448
** ** ** ** ** **
Pearson Correlation .419 .261 .399 1 .124 .291 .513 .583**
SN Sig. (2-tailed) 0 0 0 0.009 0 0 0
N 448 448 448 448 448 448 448 448
** ** ** ** ** **
Pearson Correlation .270 .579 .207 .124 1 .157 .239 .267**
Ri
Sig. (2-tailed) 0 0 0 0.009 0.001 0 0
73

N 448 448 448 448 448 448 448 448


** ** ** ** ** **
Pearson Correlation .423 .175 .275 .291 .157 1 .391 .279**
PU Sig. (2-tailed) 0 0 0 0 0.001 0 0
N 448 448 448 448 448 448 448 448
** ** ** ** ** **
Pearson Correlation .461 .454 .343 .513 .239 .391 1 .699**
AT Sig. (2-tailed) 0 0 0 0 0 0 0
N 448 448 448 448 448 448 448 448
** ** ** ** ** ** **
Pearson Correlation .398 .461 .353 .583 .267 .279 .699 1
IN Sig. (2-tailed) 0 0 0 0 0 0 0
N 448 448 448 448 448 448 448 448
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Trước khi thực hiện phân tích hồi quy, nhóm nghiên cứu muốn đảm bảo giữa
các biến phụ thuộc và các biến độc lập có mối quan hệ tương quan tuyến tính cũng như
kiểm tra xem liệu có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định
chạy tương quan Pearson nhằm xây dựng ma trận tương quan. Ma trận tương quan
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc được thể hiện trong Bảng 4.6. Từ kết quả này,
nhóm thấy tồn tại mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc với nhau ở mức
ý nghĩa 1% hay dễ dàng nhận thấy các cặp biến có sự tương quan ở độ tin cậy 99%.
Tuy nhiên, nhóm có nghi vấn về việc có hiện tượng đa cộng tuyến giữa một số biến
độc lập trong mô hình bởi các biến này có sự tương quan nhẹ bởi có sự tương quan
nhẹ giữa các biến này do đó nhóm nghiên cứu nhận thấy cần kiểm tra kỹ hơn về vấn
đề này ở phần phân tích hồi quy thông qua hai mô hình giả định sau:

Mô hình (1): Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố (PU) Nhận thức về lợi ích,
(PE) Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, (SN) Chuẩn chủ quan, (Tr) Niềm tin, (Ri)
Rủi ro, (PI) Trung gian thanh toán đến (AT) Thái độ sử dụng.

Mô hình (2): Đánh giá ảnh hưởng của (AT) Thái độ sử dụng đến (IN) Ý định
thanh toán trực tuyến.

3.1.3.1. Xây dựng và kiểm định mô hình

Mô hình (1): AT = β0 + β1(PU) + β2(PE) + β3(SN)+ β4(Tr)+ β5(Ri)+ β6(PI)

Mô hình (2): IN = α0 + α1(AT)

Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 26 để chạy hai mô hình hồi quy,
trong đó mô hình thứ nhất sẽ đánh giá ảnh hưởng của biến PU, PE, SN, Tr, Ri, PI đến
biến AT và mô hình 2 đánh giá tác động của biến AT đến IN. Kết quả phân tích hồi
74

quy tuyến tính của 2 mô hình được tổng hợp trong Bảng 4.7. Kết quả chi tiết được thể
hiện trong Phụ lục 8 và Phụ lục 9.

Từ kết quả phân tích thu được, nhóm có thể đánh giá mức độ phù hợp của mô
hình hồi quy qua hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square). Tại mô hình thứ nhất, hệ số
R2 hiệu chỉnh bằng 0.442 có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù
hợp với tập dữ liệu ở mức 44.2%. tại mô hình thứ 2, hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.487,
tức là sự phù hợp giữa mô hình hồi quy và tập dữ liệu ở mức 48.7%.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục xem kết quả phân tích hồi ở hai mô hình để kiểm tra
xem các biến độc lập có ý nghĩa thống kê hay không. Tại mô hình thứ nhất, với mức ý
nghĩa 10%, các biến độc lập PU, PE, SN, Tr, Ri, PI đều tác động đến biến AT bởi giá
trị Sig. < 0.1. Tương tự, ở mô hình thứ hai, với mức ý nghĩa 10%, biến AT có tác động
đến biến IN bởi kiểm định Sig là 0.000 (<0.1).

Tiếp đó, ở cả hai mô hình, hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, do đó
nghi ngờ của nhóm về việc xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được loại
bỏ.

Để đánh giá độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, ta sử dụng kiểm
định F trong bảng phân tích phương sai (ANOVA). Kết quả phân tích cho thấy giá trị
Sig. của kiểm định F ở cả hai mô hình rất nhỏ (=0.000b). Như vậy, cả hai mô hình hồi
quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể.
75

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy


Hệ số hồi
Hệ số hồi quy
quy đã Đa cộng tuyến
chưa chuẩn hóa
chuẩn hóa Giá trị Giá trị
Mô hình
quan sát Sig. Hệ số phóng
Tolerance
B Sai số chuẩn Beta đại phương
(1/VIF)
sai (VIF)
Hệ số
-0.21 0.276 -0.769 0.443
chặn
PU 0.209 0.048 0.171 4.326 0.000 0.798 1.254
PE 0.225 0.059 0.167 3.815 0.000 0.651 1.536
1
SN 0.266 0.039 0.286 6.989 0.000 0.725 1.379
Tr 0.083 0.047 0.072 1.759 0.079 0.747 1.338
Ri -0.100 0.058 -0.080 -1.790 0.074 0.636 1.573
PI 0.373 0.049 0.338 7.551 0.000 0.623 1.605
Biến phục thuộc AT – Ý định sử dụng
Hệ số
1.351 0.128 10.857 0.000
chặn
2 AT 0.652 0.032 0.699 20.263 0.000 1 1
Biến phục thuộc IN - Ý định sử dụng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
76

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTTT khi giao
dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

3.1.3.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định nhóm giả
thuyết

Với mức ý nghĩa 10%, phương trình hồi quy sau khi phân tích có kết quả như sau:

Mô hình 1:

AT = 0.171(PU) + 0.161(PE) + 0.286(SN) + 0.072 (Tr) – 0.079(Ri) + 0.338(PI)

Mô hình 2:

IN = 0.699(AT)

Ở mô hình thứ nhất, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sử dụng
thanh toán trực tuyến trên sàn TMĐT, mức độ tác động (giá trị β chuẩn hóa) của các
nhân tố được xếp theo thứ tự giảm dần đó là: (1) PI Trung gian thanh toán (β = 0.338),
(2) SN Chuẩn chủ quan (β=0.286), (3) PU Nhận thức về lợi ích (β = 0.171), (4) PE
Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (β = 0.167), (5) Ri Rủi ro (β = -0.079) và (6) Tr
Niềm tin (β = 0.072). Tại mô hình này, căn cứ vào giá trị β chuẩn hóa, các biến độc
lập, ngoại trừ biến Ri, có tác động thuận chiều đến AT Thái độ sử dụng.

Ở mô hình thứ 2, biến AT Thái độ sử dụng có tác động dương đến IN Ý định sử
dụng với hệ số β = 0.699.

3.1.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đến Thái độ và Ý định thanh toán
trực tuyến trên sàn TMĐT

Nhận thức về lợi ích

Nhận thức về lợi ích đã được kiểm chứng trong mô hình hồi quy và có sự ảnh
hưởng thuận chiều đến ý định TTTT với độ tin cậy ở tại α = 0.604 > 0.6 và hệ số
tương quan β = 0.171. Đồng thời, kết quả thống kê mô tả cho thấy khoảng 80% người
dùng cho rằng phương thức TTTT giúp họ tiết kiệm nguồn lực cũng như mang lại khả
năng mua hàng trực tuyến dễ dàng hơn. Kết luận này hoàn toàn phù hợp với mô hình
TAM được nghiên cứu và chứng minh bởi Davis (1989) hay nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng và Nhận thức về
niềm vui đối với ý định mua hàng trực tuyến (Ramayah và Ignatius, 2005).

Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng


77

Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng luôn là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới hành vi, thái độ và ý định của người tiêu dùng khi tiếp cận công nghệ
mới. Bởi một ứng dụng công nghệ được coi là dễ sử dụng hơn các ứng dụng khác là
ứng dụng có khả năng được nhiều người dùng chấp nhận và sử dụng (Palvia, 2009).
Tuy nhiên, nhân tố này tạo sự tác động ít nhất tới ý định sử dụng phương thức TTTT
(β = 0.167). Kết quả này khá tương tự với nghiên cứu về sự chấp nhận của người tiêu
dùng đối với ngân hàng trực tuyến của Pikkarainen và cộng sự (2004), rằng người tiêu
dùng nhận thức về tính dễ dàng sử dụng tạo nên tác động nhỏ đến sự chấp nhận công
nghệ hơn so với nhận thức về lợi ích. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức tác động đưa
ra với nghiên cứu của Pikkarainen và cộng sự (β = 0,074) đến từ sự khác biệt ở mẫu
nghiên cứu.

Chuẩn chủ quan

Nhân tố tác động lớn thứ hai tới ý định TTTT là Chuẩn chủ quan với độ tin cậy
α = 0.858 và hệ số tương quan β = 0.286. Chuẩn chủ quan thể hiện sự ảnh hưởng của
môi trường xung quanh đối với thái độ, nhận thức và hành vi của người dùng. Đối với
người tiêu dùng ở khu vực miền Bắc Việt Nam, số liệu thống kê mô tả ghi nhận phần
lớn người tiêu dùng (38,6% - 63,1%) nhận được sự chấp nhận và động viên của những
người xung quanh đối với ý định sử dụng phương thức TTTT. Điều này góp phần
chứng minh tính khả dụng của thuyết Hành động hợp lý TRA (Ajzen, 1991) cũng như
nghiên cứu mô hinh về các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng hệ thống TTTT
(Ardelia, 2020). Sự tương đồng về số liệu có thể đến từ sự tương đồng về độ tuổi mẫu
nghiên cứu. Cụ thể, hầu hết người tham gia nghiên cứu của Ardelia Simanjaya là sinh
viên hoặc người mới ra trường trong độ tuổi từ 18 tới 23.

Niềm tin

Với độ tin cậy ở mức cao tại α = 0.874 và hệ số tương quan β = 0.072, niềm tin
tác động thuận chiều, góp phần ảnh hưởng tích cực đến ý định thanh toán trực tuyến.
Kết quả mô tả cũng chỉ ra rằng trên 66% người dùng tin vào sự đảm bảo an toàn cũng
như quá trình hỗ trợ giao dịch của hệ thống thanh toán. Kết luận này cũng được chứng
minh bởi Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017), áp dụng mô hình TAM và
bổ sung thêm nhân tố niềm tin, khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chấp nhận hệ thống thanh toán điện tử của khách hàng tại Iran. Tuy nhiên, sự ảnh
hưởng của niềm tin đến thái độ và ý định sử dụng là tiêu cực tại bài nghiên cứu của
Ardelia Simanjaya (2020). Điều này là do khách hàng đã cố gắng thực hiện giao dịch
78

trực tuyến và làm quen với hệ thống trực tuyến nên khả năng họ sẽ tiếp tục sử dụng lại
là rất cao nếu lần sử dụng đầu tiên diễn ra tốt đẹp.

Rủi ro

Dựa vào kết quả phân tích định lượng của nhóm nghiên cứu, nhân tố rủi ro có
độ tin cậy tương đối cao α = 0.851 và có β chuẩn hoá bằng -0.079, đây là nhân tố duy
nhất có tác động âm đến ý định thanh toán trực tuyến. Nhân tố rủi ro trong bài nghiên
cứu cụ thể được đề cập đến là sự rủi ro trong vấn đề bảo mật, các chính sách của giao
dịch có thể giúp khách hàng tránh khỏi hành vi gian lận, vi phạm sử dụng hay lộ thông
tin cá nhân. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Ardelia Simanjaya (2020), điều
này được giải thích bởi bài nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào người dùng trẻ tuổi,
họ chưa có ý thức cao về các vấn đề bảo mật mà sẽ chỉ để ý đến những lợi ích mà
phương thức thanh toán này đem lại. Tuy nhiên, tác động ngược chiều trong bài nghiên
cứu này là do các khách hàng cho rằng họ sẽ có thái độ tiêu cực hay ít có xu hướng sử
dụng phương thức thanh toán trực tuyến nếu xuất hiện nhiều rủi ro về bảo mật.

Trung gian thanh toán

Được nhóm nghiên cứu đưa vào dựa trên đặc điểm hình thái của tiền tệ và nhận
thức khách hàng tại Việt Nam, nhân tố này đã được kiểm chứng trong mô hình hồi quy
và có sự ảnh hưởng thuận chiều đáng lưu ý đến ý định sử dụng phương thức thanh
toán trực tuyến khi giao dịch qua các sàn TMĐT với mức α = 0.898 và hệ số tương
quan β = 0.338. Khách hàng có xu hướng mong muốn về các chính sách khi họ mua
hàng và thanh toán trực tuyến trên sàn TMĐT nhằm tránh những rủi ro về chất lượng
sản phẩm khi nhận hàng và rủi ro đạo đức từ người bán, đảm bảo tối đa sự bảo mật về
thông tin tài chính của khách hàng qua sự kiểm soát thường xuyên đối với lịch sử giao
dịch của họ. Hay nói cách khác, trung gian thanh toán giúp người tiêu dùng có cái nhìn
tích cực hơn về phương thức thanh toán trực tuyến khi mua hàng, để từ đó thúc đẩy
thái độ và ý định sử dụng của họ.

Thái độ sử dụng và ý định thanh toán trực tuyến

Phát hiện sự tách biệt giữa hai biến phụ thuộc thái độ sử dụng và ý định thanh
toán trực tuyến thông qua quá trình phân tích số liệu, phỏng vấn khách hàng và các kết
quả khảo sát thu được. Khi khách hàng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng
phương thức thanh toán trực tuyến thì sẽ dẫn đến ý định thanh toán theo phương thức
này này. Cụ thể, hơn 83% người thực hiện khảo sát cho rằng sẽ cân nhắc nghiêm túc
về việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng. Ngoài ra, gần 80% số người tiêu dùng có
ý định thanh toán trực tuyến khi mua hàng trong thời gian tới. Kết quả này khá tương
79

tự với Suh và Han (2002) khi nghiên cứu về sự chấp nhận của khách hàng đối với
ngân hàng điện tử, hai tác giả chứng minh rằng thái độ sử dụng có ảnh hưởng đáng kể
đến ý định sử dụng ngân hàng điện tử dưới sự ảnh hưởng của ba nhân tố niềm tin,
nhận thức về lợi ích và nhận thức về tính dễ dàng sử dụng.

Ý định thanh toán trực tuyến

Kết quả thống kê mô tả cho thấy tỷ lệ trung bình cao nhất được ghi nhận bởi
người tiêu dùng cho rằng họ sẽ cân nhắc nghiêm túc về việc thanh toán trực tuyến khi
mua hàng hay họ có ý định TTTT khi mua hàng trong thời gian tới, thể hiện qua các
chỉ số trung bình cao 79.9% - 83.35. Nhân tố này đã được kiểm chứng trong mô hình
hồi quy và chịu sự tác động thuận chiều của năm nhân tố độc lập và ngược chiều của
một nhân tố độc lập (Rủi ro), đặc biệt “Trung gian thanh toán” là nhân tố nổi bật nhất
góp phần thúc đẩy ý định TTTT của người tiêu dùng. So sánh kết quả này với các
nghiên cứu trước đây, kết luận này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết TAM, TRA đã
được đưa ra và chứng minh (Davis, 1989; Ajzen, 1991) hay trong nhiều nghiên cứu về
ý định TTTT. Trong nghiên cứu mở rộng của Ardelia Simanjaya (2020) dựa trên nền
tảng TAM và TRA, tác giả nghiên cứu cũng chứng minh sự ảnh hưởng tích cực của
các nhân tố độc lập (Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, Nhận thức về lợi ích, Niềm
tin, Chuẩn chủ quan) và ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố Rủi ro.
80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Nhóm nghiên cứu đã thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố ảnh
hưởng đến thái độ sử dụng và ý định thanh toán trực tuyến bằng hệ số Cronbach’s
Alpha và hệ số tương quan biến tổng, từ đó tổng hợp các thang đo đạt yêu cầu để tiến
hành kiểm định hiệu lực bằng EFA. Kết quả thu được, ngoại trừ các biến PU1.1, PU1.2
trong PU bị loại, các nhóm nhân tố còn lại đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và hiệu lực.
Cụ thể, nhóm xác định được 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến Thái độ đối với việc sử
dụng thanh toán trực tuyến đó là: Nhận thức về lợi ích (PU), Nhận thức về tính dễ
dàng sử dụng (PE), Chuẩn chủ quan (SN), Niềm tin (Tr), Rủi ro (Ri) và biến mới được
đề xuất của nhóm là Trung gian thanh toán (PI). Đồng thời, nhóm cũng giải thích được
sự tách biệt giữa Thái độ (AT) và Ý định (IN) thanh toán trực tuyến của người tiêu
dùng.

Với mức ý nghĩa 10%, sau khi chạy phân tích hồi quy, xét về mức độ tác động,
nhóm nghiên cứu thu được hai nhân tố tác động mạnh nhất đến Thái độ sử dụng lần
lượt là Trung gian thanh toán (PI) và Chuẩn chủ quan (SN). Tiếp đến là nhóm nhân tố
Nhận thức về lợi ích (PU), Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (PE) và nhóm cuối cùng
là Niềm tin (Tr), Rủi ro (Ri). Xét về chiều hướng, các biến này đều có tác động dương
hay thuận chiều đến Thái độ ngoại trừ biến Rủi ro. Tương tự, biến Thái độ sử dụng
(AT) có ý nghĩa thống kê và tác động đến Ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu
dùng trên sàn TMĐT (IN). Trên cơ sở kết quả thu được, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến
hành so sánh với kết quả ở các nghiên cứu khác có liên quan nhằm củng cố thêm ý
nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng trong bài nghiên cứu của mình. Trong chương tiếp
theo, tác giả sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp định lượng để tiến hành kiểm định độ tin
cậy dựa trên mô hình theo mô hình cấu trúc SEM.
81

CHƯƠNG 5
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM)

Trong chương 5, nhóm tác giả tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích nhân
tố khẳng định (CFA). CFA là công cụ kiểm định độ phù hợp của mô hình các thang đo
với dữ liệu thu thập được. CFA sử dụng các chỉ số Chi-square, trong đó có P-value nhỏ
hơn hoặc bằng 0,05; Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do CMIN/df nhỏ hơn 3; GFI
(Goodness of Fit Index),, CFI (Comparative Fit Index) lớn hơn hoặc bằng 0,9 (con số
lớn hơn 0.8 vẫn được chấp nhận - theo nghiên cứu của Baumgartner & Homburg
(1995) [19]); RMSEA nhỏ hơn 0,06 thì thang đo được coi là phù hợp. Bước tiếp theo
trong quy trình xử lý dữ liệu của nghiên cứu là phương pháp phân tích cấu trúc tuyến
tính SEM để kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được
đưa ra trong chương 2. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là kỹ thuật phân tích đa
biến thế hệ thứ hai mạnh mẽ và có ảnh hưởng nhất được sử dụng để kiểm định các mối
quan hệ cấu trúc (Hair và cộng sự, 2014). SEM bao gồm một loạt các phương pháp
thống kê ví dụ như phân tích nhân tố, phân tích hồi quy hoặc phân tích đường dẫn và
phân tích phân biệt, cho phép các nhà nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ cấu trúc giữa
các biến quan sát tiềm ẩn (Chin và cộng sự, 1998). Kỹ thuật SEM có lợi so với kỹ
thuật phân tích đa biến thế hệ đầu về hiệu quả và tiện lợi (Malhotra và cộng sự, 2006;
Richter và cộng sự, 2015). Kỹ thuật này đã đạt được sự phổ biến rộng rãi trong nghiên
cứu khoa học hành vi và xã hội (Cheah và cộng sự, 2019; Hair và cộng sự, 2016).
Ngoài ra, kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM sẽ được thảo luận và đối chiếu với
các cơ sở lý thuyết.
5.1. Đánh giá thang đo
Về kiểm tra độ tin cậy, nhóm nghiên cứu xử lý 448 bảng hỏi hợp lệ bằng phần
mềm SPSS 26 để kiểm tra các thang đo có thể hiện tính chất, khía cạnh của nhân tố
hay không thông qua Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và dựa và hệ số tương
quan biến tổng (Correlated Item – Total Correlation). Phương pháp, tiêu chuẩn đánh
giá và kết quả thu được ở phần này giống như kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo tại
Chương 4.
Về kiểm tra hiệu lực thang đo, nhóm nghiên cứu vẫn sử dụng phân tích nhân tố
khám phá EFA trên phần mềm SPSS 26. Nhưng thay vì chạy phân tích cho nhóm các
biến độc lập riêng và nhóm các biến phụ thuộc riêng, phần này tác giả chạy phân tích
độc lập cho từng biến một. Biến đạt yêu cầu về hiệu lực thang đo sẽ có tổng phương
sai trích > 50% (Gerbing & Anderson, 1998). Kết quả chi tiết cho từng biến xem tại
Phụ lục 10.
82
83

Bảng 5.1: Tổng hợp độ tin cậy và phương sai trích của các nhân tố
STT Thang đo Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Tổng phương sai
(sau khi đã điều trích
chỉnh)
1 Nhận thức về lợi ích (PU) 3 0.604 55,941
2 Nhận thức về tính dễ dàng 6 0.860 59.015
sử dụng (PE)
3 Chuẩn chủ quan (SN) 5 0.858 64.357
4 Niềm tin (Tr) 5 0.874 66.514
5 Rủi ro (Ri) 5 0.851 62.748
6 Trung gian thanh toán (PI) 5 0.898 71.231
7 Thái độ sử dụng (AT) 5 0.886 68.732
8 Ý định sử dụng (IN) 6 0.845 62.077
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

5.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được nhóm nghiên cứu sử
dụng để kiểm định mô hình đo lường được đưa ra ban đầu có phù hợp với tập dữ liệu
hay không sau khi đã đánh giá độ tin cậy dựa vào Cronbach’s Alpha và tổng phương
sai trích trong EFA. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình tới hạn theo Anderson và
Gerbing (1988), trong đó các nhóm nhân tố được tự do quan hệ với nhau. Cụ thể,
nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá mối liên hệ của các nhóm nhân tố gồm nhận thức về lợi
ích, nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, chuẩn chủ quan, niềm tin, rủi ro, trung gian
thanh toán, thái độ sử dụng và ý định sử dụng. Qua đó, nhóm có thể đánh giá Model
Fit – độ phù hợp của mô hình và đánh giá giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và xét tính
đơn nguyên.
Về độ phù hợp của mô hình, nhóm tác giả sẽ đánh giá dựa trên một số chỉ số
quan trọng và thu được kết quả như sau Chi-square/df = 1.832;GFI=0.880; CFI=0.942;
RMSEA=0.043; PCLOSE =0.998. Đây là kết quả nhóm nghiên cứu thu được sau khi
chạy CFA lần 2 vì phải loại bỏ biến PU1.3 do biến này không đảm bảo giá trị hội tụ và
qua chỉnh sửa trên cơ sở gợi ý từ MI (Modifications Indices). Mô hình sau khi chạy
được đánh giá là phù hợp vói tập dữ liệu ban đầu bởi các giá trị Chi-Square/df < 5
(N>200) (Kettinger and Lee, 1995), GFI > 0.9, CFI > 0.9, RMSEA < 0.06, PCLOSE >
0.05 (Hu & Bentler, 1999). Đồng thời, giá trị GFI= 0.080 dù không đáp ứng yêu cầu
trên nhưng vẫn có thể coi là chấp nhận được do nó gần giá trị 0.9 và giá trị này lớn hơn
0.8 theo nghiên cứu của Baumagartner và Homburg (1995).
Giá trị hội tụ đạt được khi trọng số chuẩn hóa của các thang đo đều lớn hơn 0.5
và các trọng số chưa chuẩn hóa có ý nghĩa thống kê (P<0.5) (Gerbing & Anderson,
1988). Cụ thể, khi chạy CFA lần 1, nhóm nghiên cứu phát hiện ra thang đô PU1.3
không đạt yêu cầu do trọng số chuẩn hóa của thang đo này bé hơn 0.5. Nhóm tiến hành
84

loại thang đo này ra khỏi mô hình và tiến hành chạy lại CFA và đạt được giá trị hội tụ.
Kết quả chi tiết xem tại Phụ lục 11 và Phụ lục 12.
Giá trị phân biệt đạt được nếu các khái niệm trong mô hình nghiên cứu có sự
khác biệt và hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt
1 (Nguyễn Khánh Duy, 2009). Cụ thể, nhóm nghiên cứu thấy được tại kết quả chạy
CFA lần hai các thang đo trong mô hình đều đạt được giá trị phân biệt do hệ số tương
quan giữa các khái niệm nhỏ hơn 0.9. Kết quả chi tiết xem tại bảng Correlations Phụ
lục 12.
Các biến quan sát được ghi nhận là có tính đơn hướng hay đơn nguyên bởi thông
qua điều kiện cần và đủ của mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thị
trường (Steenkamp và Van Trijp, 1991). Điều này chỉ xảy ra khi giữa các sai số của
biến quan sát không có sự tương quan. Tuy nhiên, trong công trình của nhóm tác giả,
nhóm nhận thấy tính đơn nguyên chưa đạt được bởi giữa các sai số của một số biến
quan sát trong một nhân tố vẫn có sự tương quan. Chi tiết xem tại Phụ lục 12.
85

Hình 5.1: Kết quả kiểm định CFA cho các nhóm nhân tố
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
5.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
5.3.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định độ
phù hợp của mô hình. Mô hình SEM được đánh giá là ưu việt hơn so với phân tích hồi
quy trong phần mềm SPSS trong việc phân tích nhiều mô hình hồi quy một lúc. Cụ
thể, ứng dụng mô hình SEM trong công trình nghiên cứu của nhóm được coi là hợp lý
bởi trong mô hình đề xuất ban đầu có biến (AT) Thái độ đối với việc thanh toán trực
tuyến vừa là biến phụ thuộc, vừa là biến độc lập. Kết quả đánh giá độc phù hợp của
mô hình thu được như sau: Chi-square/df = 1.901; GFI = 0.874; CFI = 0.937; RMSEA
= 0.045 và PCLOSE = 0.986. Kết quả này so với các tiêu chuẩn đã đề cập ở mục 5.2
trên đã đủ chứng minh mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường.
86

Hình 5.2: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
Bảng 5.2: Kết quả kiểm định mô hình
Giả Trọng số Trọng số Sai C.R P
thuyết chuẩn hoá chưa lệch
chuẩn hoá chuẩn
H1 AT<---PU .168 .197 .069 2.846 .004 Chấp nhận
H2 AT <--PE .147 .191 .075 2.547 .011 Chấp nhận
H3 AT <--SN .383 .321 .045 7.082 *** Chấp nhận
H4 AT <---Tr .066 .068 .051 1.350 .177 Không chấp nhận
H5 AT <---Ri -.120 -.138 .070 -1.980 .048 Chấp nhận
H6 AT <---PI .381 .380 .062 6.124 *** Chấp nhận
H7 IN <---AT .844 .609 .053 11.592 *** Chấp nhận
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
87

Dựa theo số liệu trong bảng, nhóm nghiên cứu nhận thấy có 5 nhân tố, ngoại trừ
Tr Niềm tin không có tác động đến thái độ đối với việc sử dụng thang toán trực tuyến
trên sàn TMĐT và mức độ tác động (theo giá trị trọng số chuẩn hóa) của các nhân tố
theo thứ tự giảm dần là : (1) PI Trung gian thanh toán (0.381), (2) SN Chuẩn chủ
quan (0.383), (3) PU Nhận thức về lợi ích (0.168), (4) PE Nhận thức về tính dễ dàng
sử dụng (0.147) và (5) Ri Rủi ro (-0.120). Các biến, trừ Ri, có tác động thuận chiều
đến AT Thái độ sử dụng. Kết quả chi tiết xem tại bảng Standardised Regression
Weights Phụ lục 13.
Đồng thời, biến AT Thái độ sử dụng (0.844) được đánh giá là có tác động dương
lên IN Ý định sử dụng.
Căn cứ vào giá trị Estimate trong bảng Squared Multiple Correlations, nhóm
nghiên cứu xác định được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Cụ thể, AT có R2 = 0.589 (hay 58.9 %) phản ánh các biến độc lập tác động lên % sự
biến thiên của AT. Tương tự, IN có R2= 0.712 (hay 71.2 %) thể hiện % sự biến thiên
của IN được các biến độc lập tác động. Kết quả chi tiết xem tại Phụ lục 13.
5.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán
trực tuyến khi giao dịch qua các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Nghiên cứu hiện
tại đã áp dụng mô hình TAM trong việc xây dựng cấu trúc của mô hình. Cùng với mô
hình TAM, kết quả phân tích SEM chỉ ra rằng Nhận thức về lợi ích (PU), Nhận thức về
tính dễ dàng sử dụng (PE), Chuẩn chủ quan (SN), Rủi ro (Ri) và Trung gian thanh toán
(PI) có tác động tích cực và đáng kể đến Thái độ sử dụng (AT). Hơn nữa, Thái độ sử
dụng cũng được tìm thấy tác động tích cực và đáng kể đến Ý định sử dụng (IN).
Theo kết quả nghiên cứu, trọng số hồi quy chuẩn hoá của Nhận thức về lợi ích
và Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng có giá trị lần lượt tại 0.168 và 0.147. Điều này
chứng minh khi khách hàng có nhận thức tích cực về lợi ích và tính dễ dàng sử dụng
của phương thức thanh toán trực tuyến thì sẽ có ảnh hưởng cùng chiều diễn ra với Thái
độ sử dụng. Từ đây ta có thể nhận xét Nhận thức về lợi ích và Nhận thức về tính dễ
dàng sử dụng là hai trong số những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy thái độ thanh
toán trực tuyến của người tiêu dùng. Kết quả này có thể do khách hàng thực sự nhận
thấy được những lợi ích của phương thức thanh toán trực tuyến đem lại và cách thức
sử dụng của phương thức này ngày càng được phổ biến để trở nên dễ dàng tiếp cận;
những điều này ảnh hưởng tích cực đến thái độ của họ đối với thanh toán trực tuyến.
Với P=0.177>0.05 cho thấy nhân tố Niềm tin (Tr) không có ý nghĩa thống kê và
bị loại bỏ. Trong khi đó, tác động của Rủi ro được công nhận trong bảng kết quả 5.2.
88

Tuy nhiên, trọng số hồi quy chuẩn hoá của Rủi ro nhỏ hơn 0 (-0.12), điều này có nghĩa
là Rủi ro khi thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng có tác động ngược chiều đến
Thái độ sử dụng. Những rủi ro về bảo mật, an ninh diễn ra trong quá trình thanh toán
điện tử diễn ra càng nhiều thì lượng khách hàng có thái độ tích cực đối với việc thanh
toán trực tuyến càng ít. Kết quả này đã được kiểm chứng trong mô hình hồi quy ở
Chương 4.
Từ những kết quả thu được, trọng số hồi quy chuẩn hoá của Chuẩn chủ quan và
biến mới Trung gian thanh toán đáng chú ý. Điều này cho ta thấy sự ảnh hưởng tích
cực của sự đồng thuận, ủng hộ của những người xung quanh và những chính sách đảm
bảo cho quá trình thanh toán trực tuyến khi mua hàng thúc đẩy thái độ thanh toán trực
tuyến của người tiêu dùng. Không những vậy, những chỉ số hồi quy được nêu trên còn
rất lớn (0.383, 0.381) đại diện cho sự ảnh hưởng mạnh mẽ giữa mối quan hệ của hai
nhân tố này đối với Thái độ sử dụng. Đây là hai yếu tố quan trọng vì khi một người
tiêu dùng có nhận thức và bị ảnh hưởng tích cực với những ý kiến của bạn bè, người
thân, những người họ tin tưởng hay cộng đồng mua sắm họ tham gia trước việc TTTT,
họ sẽ có thái độ tích cực hơn về TTTT, cảm thấy việc tham khảo thông tin là có ích và
khôn ngoan. Hay khi một khách hàng biết đến những chính sách bảo vệ quyền lợi khi
TTTT trong quá trình mua hàng (về chất lượng sản phẩm, hỗ trợ an ninh hay các ưu
đãi), họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi giao dịch và có thái độ tích cực với việc TTTT.
Đáng chú ý, đạt chỉ số hồi quy chuẩn hoá khá lớn (0.844) là sự tác động của
Thái độ sử dụng đối với Ý định sử dụng. Kết quả này hoàn toàn trùng hớp với kết quả
của mô hình hồi quy và rất sát với kết quả phỏng vấn sâu người tiêu dùng. Cụ thể đối
với việc thanh toán trực tuyến khi giao dịch qua các sàn thương mại điện tử, người tiêu
dùng sau khi đã bị các nhân tố khác nhau tác động đến và hình thành lên thái độ thanh
toán trực tuyến thì từ thái độ gần như là không có khoảng cách để đến với ý định thanh
toán thực sự.
89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Các nhóm nhân tố sau khi được kiểm định bằng Cronbach’s Alpha và Tổng
phương sai trích trong EFA ở chương 4 tiếp tục được đưa vào để kiểm định bằng
phương pháp nhân tố khẳng định (CFA). Phương pháp này giúp đánh giá độ phù hợp
của mô hình, kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Kết quả kiểm
định CFA cho thấy nhóm các nhân tố nhìn chung phù hợp với dữ liệu ban đầu, đáp ứng
các tiêu chuẩn để đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt nhưng vẫn chưa đạt được
tính đơn nguyên.
Phần cuối cùng nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trục tuyến tính SEM để
kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đặt ra. Kết quả thu được có giả thuyết
H4 (Sự ảnh hưởng của Niềm tin đối với Thái độ sử dụng) bị loại do không đảm bảo ý
nghĩa thống kê. Trong số các giả thuyết được chấp nhận, biến mới được nhóm nghiên
cứu bổ sung PI Trung gian thanh toán có tác động mạnh nhất đến AT Thái độ sử dụng
và khi thái độ đối với việc sử dụng thanh toán trực tuyến càng tích cực thì ý định thực
hiện hành vi của người tiêu dùng càng cao. Đồng thời, trên khía cạnh chiều hướng tác
động, các biến đều có tác động dương trừ biến Ri có tác động âm. Kết quả nhóm
nghiên cứu thu được ở phần này cũng đem ra so sánh với các nghiên cứu khác để
khẳng định thêm ý nghĩa của các nhân tố.
Chương 5 sẽ là nội dung quan trọng để nhóm nghiên cứu xây dựng chương 6
trong phần tiếp theo.
90

CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Trong chương 6, nhóm nghiên cứu lý giải xu hướng thương mại điện tử và
thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Từ những kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đưa
ra kết luận, giải pháp và gợi ý chiến lược cho các bên liên quan.
6.1. Xu hướng thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam
6.1.1. Xu hướng thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang dần phủ khắp trên toàn cầu, thay đổi hoạt động kinh
doanh truyền thống cũng như cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Trong vòng một
thập kỷ qua, thương mại điện tử toàn cầu đã mở rộng với tốc độ trung bình 20% một
năm khi mà các cửa hàng vật lý truyền thống đang dần bị thoái trào. Tuy nhiên, thị
phần của TMĐT trong doanh số bán lẻ vẫn còn khiêm tốn. Thậm chí ở Hàn Quốc, đất
nước có doanh số bán lẻ trực tuyến cao nhất, thương mại điện tử chỉ chiếm 18% theo
như tính toán của công ty nghiên cứu Euromonitor vào năm 2016. Ở Hoa Kỳ, nơi có
thị trường người tiêu dùng lớn nhất, thị phần của TMĐT còn ít hơn, thậm chí còn thấp
hơn khoảng 5% so với ở Ấn Độ và Bra-xin. Tuy nhiên, vẫn có lý do để cho rằng
TMĐT sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Ở các quốc gia giàu có, thế hệ
millennials lớn lên với việc mua hàng trực tuyến đang bước vào giai đoạn họ sẽ tiến
hành mua sắm nhiều nhất. Ở các quốc gia nghèo hơn, thu nhập tăng lên cùng với việc
nhiều người đang sở hữu điện thoại di động sẽ đem đến nhiều khách hàng mua sắm
trực tuyến hơn. Tại Trung Quốc, mặc dù việc tăng trưởng của TMĐT đang diễn ra
chậm lại, ngân hàng Goldman Sachs vẫn ước tính chi tiêu trực tuyến trên sàn sẽ gấp
đôi trong giai đoạn năm 2016-2020, chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số bán lẻ. Tại Hoa
Kỳ, công ty Euromonitor dự đoán từ năm 2017 thị phần của TMĐT của nước này có
thể lên đến 1/6 tổng doanh số bán lẻ vào năm 2021. Ngoài ra thị phần của TMĐT ở
nước Anh cũng được dự đoán có thể lên đến 1/5.
Thương mại điện tử có thể vẫn tiếp tục tăng trưởng và tiến xa trong tương lai có
thể đến từ việc ngày càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp có xu hướng chấp
nhận thương mại điện tử. Đối với người tiêu dùng, ở hình thức mua hàng truyền thống,
nếu họ phải mất thời gian di chuyển đến các cửa hàng và siêu thị, trải qua quá trình lựa
chọn sản phẩm rồi lại phải xếp hàng chờ thanh toán thì giờ đây họ có cơ hội thay đổi
cách thức mua sắm của mình. Thương mại điện tử đem đến cho người tiêu dùng trải
nghiệm mua sắm không mất nhiều thời gian và công sức. Họ sẽ có sự lựa chọn đa
dạng hơn về sản phẩm và có thể kiểm tra thông tin về giá của các mặt hàng dễ dàng
hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng trẻ tuổi hiện tại đang ngày càng quen thuộc với
91

công nghệ để có thể áp dụng nó phục vụ cho mọi hoạt động cuộc sống hàng ngày,
trong đó có việc họ tìm hiểu thao tác mua hàng, thanh toán trên sàn TMĐT. Chính
những lý do này khiến cho khách hàng chuyển sang mua hàng trực tuyến nói chung và
mua hàng trên các sàn giao dịch TMĐT nói riêng. Ở dưới góc độ doanh nghiệp, trước
việc cạnh tranh trong hình thức bán hàng tại cửa hàng đang diễn ra ngày càng khốc
liệt, họ cần thay đổi chiến lược bán lẻ của mình để có thể hoạt động hiệu quả hơn.
Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành chuyển đổi số, tiến hành bán hàng trực tuyến trên sàn
TMĐT bởi họ nhận ra hình thức bán hàng này giúp họ giảm thiểu được nhiều chi phí,
tiết kiệm được nguồn lực so với việc mở một cửa hàng truyền thống. Đồng thời, trước
tác động của đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, với việc lệnh phong tỏa được
ban hành tại các quốc gia yêu cầu các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa và yêu
cầu người dân chỉ được ra ngoài khi thực sự cần thiết, cả người dùng và doanh nghiệp
sẽ có xu hướng chuyển sang nền tảng trực tuyến, cụ thể là các trang TMĐT để thực
hiện các giao dịch mua sắm. Bản thân các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng ước
tính xu hướng mua sắm trên các nền tảng của họ sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ bình
thường mới. Họ cũng xác định rằng TMĐT trong tương lai để có thể phát triển rực rỡ
hơn nữa thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bên cạnh nắm được cơ hội hiện tại
cần biết cách phổ cập thanh toán kỹ thuật số, cải thiện hệ thống logistic và nắm được
chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng.
Xu hướng TMĐT phát triển trong tương lai không chỉ đến từ việc người dung và
doanh nghiệp chấp nhận mà còn đến từ sự quan tâm đầu tư của các cơ quan quản lý
nhà nước. Cụ thể, tại Việt Nam, Bộ Công Thương có Cục Thương mại điện tử và Kinh
tế số chịu trách nhiệm cho mọi đề án, chương trình xây dựng thị trường thương mại
điện tử tại Việt Nam. Đơn vị này cũng phối hợp với các cơ quan ban ngành khác nhằm
hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng khuyến khích, tạo
điều kiện, hỗ trợ hoạt động ứng dụng TMĐT; quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi
trường cho TMĐT phát triển. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam gần đây
cũng đã đưa ra Quyết định 749/QD-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định 645/QD-TTg về “Kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia đoạn 2021-2025”. Đây là những chính
sách thể hiện sự quan tâm quyết liệt của Đảng và Chính phủ trong việc thúc đẩy sự
phát triển của TMĐT, đồng thời đánh giá cao và đưa ra những mục tiêu về việc ứng
dụng của TMĐT nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng.
Như vậy, TMĐT sẽ có xu hướng đi lên về tăng trưởng trong tương lai bởi sự thay
đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, sự thay đổi của doanh nghiệp trong
92

chiến lược kinh doanh và sự đầu tư, chú trọng của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, tác động của đại dịch Covid 19 cùng sự cập nhật của công nghệ, hệ thống hỗ
trợ kinh doanh được nhận định cũng sẽ đem đến cho doanh nghiệp TMĐT nhiều cơ
hội.

6.1.2. Xu hướng thanh toán trực tuyến


Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, việc thanh toán bằng tiền mặt
không còn đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, việc ứng
dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc
gia nào cũng quan tâm, đó là thanh toán trực tuyến. Có thể nói, thanh toán trực tuyến
chính là một trong những vấn đề cốt lõi và cũng là tâm điểm phát triển của thương mại
điện tử. TTTT đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng tốt hơn với chi phí tiết kiệm hơn,
đồng thời tiềm ẩn nhiều cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Hiện nay trên thế
giới, TTTT được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Singapore, Malaysia, Brazil, Ấn Độ,… Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới
(WB), TTTT đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều nước phát triển,
với giá trị chi tiêu của người sử dụng thông qua phương thức này chiếm tới hơn 90%
tổng số giao dịch hàng ngày (PV, 2017).
Bên cạnh đó, tại Việt Nam trong những năm gần đây, TTTT cũng có những
bước phát triển nhanh chóng, tận dụng tối đa những ưu điểm như giảm thời gian giao
dịch, tăng tính tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng. Cụ thể, Việt Nam đang trong xu
hướng kinh tế toàn cầu với thống kê trong năm 2020, Internet Việt Nam chiếm gần
60% dân số và 33% người tiêu dùng Việt Nam thực hiện việc chuyển tiền trực tiếp trên
mạng khi mua sắm trực tuyến. Có thể thấy, hoạt động TTTT tại Việt Nam trong thời
gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với sự cạnh tranh sôi động về phát triển dịch vụ
bán lẻ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại, các công ty công nghệ hỗ trợ dịch
vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán. Môi trường pháp lý cho phương thức này
cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Cùng với đó là sự hưởng ứng từ nhiều đơn vị cung
ứng dịch vụ công khi nhận ra lợi ích kinh tế về hợp tác phát triển dịch vụ TTTT. Việc
phát triển thanh toán trực tuyến hay thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) cũng
nhận được sự quan tâm từ phía Chính phủ Việt Nam. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM với
mục tiêu giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chức năng và địa phương tạo ra sự
thay đổi rõ rệt về thanh toán trực tuyến trong nền kinh tế số, khiến cho người tiêu dùng
thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt truyền thống sang sử dụng phương thức
93

thanh toán trực tuyến. Dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng đang được triển khai song
hành với các dịch vụ công, trong đó người dân có thể sử dụng thanh toán trực tuyến để
thanh toán chi phí sinh hoạt về nước, điện, học phí,...
Dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước, TTTT tại Việt Nam đã đạt
được những bước tiến lớn. Tốc độ tăng trưởng trong các giao dịch thanh toán qua
Internet và thiết bị di động được đánh giá là nhanh. Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán
dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tạp chí Nikkei số ra ngày 18/4/2019 đánh giá
Việt Nam đã vượt qua hai nước khác trong khu vực Đông Nam Á là Singapore và
Malaysia trong cuộc đua “không tiền mặt”. Điều này càng khẳng định xu hướng phát
triển của phương thức thanh toán trực tuyến đang đi theo chiều hướng tích cực.
Tại Việt Nam, hiện nay hay trong tương lai, sẽ có nhiều nhà mạng viễn thông
tham gia vào việc triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến, trong đó xu hướng mới là
thanh toán trên thiết bị di động. Thay vì phải thiết lập tài khoản ngân hàng để có
chuyển khoản, người tiêu dùng trực tiếp gửi tiền vào nhà mạng hoặc dùng tiền trong
tài khoản của mình để giao dịch như chuyển khoản, mua hàng hóa. Một xu hướng mới
cũng có thể sớm thành hiện thức đó là các ứng dụng mạng xã hội cũng tham gia vào
quá trình thanh toán, như Facebook với sáng kiến tiền điện tử Libra hoạt động dựa trên
nền tảng công nghệ Blockchain.
Như vậy, song hành cùng với sự phát triển của thị trường thương mại điện tử,
thanh toán trực tuyến chắc chắn cũng sẽ trở thành xu hướng chung của người tiêu dùng
trong tương lai, nhờ việc áp dụng công nghệ hiện đại.
6.1.3. Cơ hội và thách thức cho thanh toán trực tuyến trên sàn TMĐT

Cơ hội
Trước việc ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trên sàn
TMĐT, mà phần lớn trong số những người này còn rất trẻ và có khả năng cập nhật với
công nghệ nhanh, họ sẽ có xu hướng sử dụng thanh toán trực tuyến sau khi mua hàng
bởi sự ưu việt của nó so với việc thanh toán truyền thống. Do vậy, các sàn TMĐT có
thể sẽ triển khai và ứng dụng TTTT nhiều hơn để phục vụ người tiêu dùng.
Thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến đang dần trở thành khuynh hướng
tiêu dùng trong tương lai. Nhận rõ được điều này, các cơ quan quản lý nhà nước xác
định phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị thanh toán,
khuyến khích triển khai thanh toán trực tuyến trên nền tảng này là mục tiêu hàng đầu.
Các cơ quan liên quan cũng đang gấp rút hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác với nhau giữa các đơn vị cung cấp
94

giải pháp, dịch vụ thanh toán trực tuyến với doanh nghiệp TMĐT, từ đó có thể giúp thị
trường TMĐT Việt Nam phát triển hơn.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, người tiêu dùng sẽ hạn chế đến khu vực
công cộng mua sắm để tránh nguy cơ bị lây bệnh từ việc tiếp xúc với người khác. Họ
sẽ chuyển sang sử dụng mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT. Thay vì thanh toán
thông qua người giao hàng như trước đây, họ cũng sẽ chuyển sang thanh toán trực
tuyến nhiều hơn. Điều này càng tạo điều kiện cho các đơn vị cung cấp thanh toán trực
tuyến thu hút nhiều người sử dụng và doanh nghiệp TMĐT sẽ chấp nhận triển ứng
dụng phương thức thanh toán này.

Thách thức
Một số hình thức thanh toán trực tuyến trên sàn TMĐT có thể tính phí người tiêu
dùng khi thực hiện giao dịch thanh toán. Điều này vô tình cản trở việc người tiêu dùng
chấp nhận thanh toán trực tuyến và họ sẽ vẫn tiếp tục thanh toán bằng tiền mặt do
không mất phí giao dịch. Vấn đề này cần nhận được sự quan tâm của các tổ chức cung
cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trong việc đem đến một dịch vụ thanh toán cạnh
tranh và không mất phí cho người sử dụng.
Bên cạnh những người ở độ tuổi thích hợp, có điều kiện để làm quen với công
nghệ để có thể sử dụng thanh toán trực tuyến trên sàn TMĐT, vẫn còn nhiều người khi
mua hàng trên các trang TMĐT muốn sử dụng thanh toán trực tiếp, cầm tiền mặt để
thanh toán. Nguyên nhân có thể đến từ việc người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc
làm quen với công nghệ hiện giờ. Những người này thường ở độ tuổi lớn và đã nghỉ
hưu, họ cảm thấy thủ tục thiết lập tài khoản thanh toán trực tuyến khó khăn còn khi sử
dụng thì gặp nhiều thao tác khiến họ khó hiểu. Do đó, rất cần các đơn vị thanh toán
quan tâm đến những đối tượng này và doanh nghiệp TMĐT nên chấp nhận những
phương thức thanh toán trực tuyến dễ dàng sử dụng đối với mọi nhóm đối tượng.
Đồng thời, vẫn có nhiều người ngại ngùng trong việc sử dụng thanh toán trực
tuyến do khi mua hàng trên sàn TMĐT, họ thường được yêu cầu thanh toán ngay sau
khi hoàn thiện giỏ hàng và hàng hóa sẽ được chuyển đến cho họ sau khi bên bán đã
nhận được tiền thanh toán. Họ nhận thấy trong một số trường hợp nếu sử dụng phương
thức này thì quyền lợi mua hàng trên sàn của họ không được đảm bảo. Người tiêu
dùng có thể gặp một số rủi ro như sản phẩm họ nhận được có chất lượng không đúng
như cam kết hay sản phẩm bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Họ cảm thấy bị
thiệt do số tiền thanh toán trực tuyến trước đó không tương xứng với chất lượng sản
phẩm hiện tại họ nhận được và việc muốn hoàn tiền sẽ khó khăn hơn so với việc thanh
toán trực tuyến. Các doanh nghiệp TMĐT cần sớm đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
95

Ngoài ra, trước việc thông tin người tiêu dùng thanh toán trực tuyến dễ dàng bị
lạm dụng bởi nhiều đối tượng, trong đó có thể có doanh nghiệp bán hàng trên sàn
TMĐT, các sàn cũng như các đơn vị thanh toán trực tuyến cần đưa ra chính sách bảo
mật thông tin khách hàng tốt hơn để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra với khách hàng.
96

6.2. Những kết quả và đóng góp của công trình nghiên cứu
6.2.1. Những kết quả thu được
Nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả sau từ công trình nghiên cứu của
mình:
Thứ nhất, nhóm hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh toán điện tử trên sàn
TMĐT.
Thứ hai, nhóm tổng hợp được các công trình nghiên cứu về đồng thời Thái độ
sử dụng và Ý định sử dụng.
Thứ ba, nhóm lý giải được tính cấp thiết của việc nghiên cứu thái độ và ý định
đối với việc sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng trên sàn
TMĐT và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan và hỗ trợ cho nghiên cứu
này.
Thứ tư, từ đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam khi mua sắm trên các trang
TMĐT và từ thực trạng của thị trường TMĐT tại Việt Nam nói chung, nhóm nghiên
cứu đã tìm ra nhân tố tiêu biểu bổ sung cho mô hình nghiên cứu của mình.
Thứ năm, nhóm chạy kiểm định ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ
và ý định sử dụng của người tiêu dùng đối với việc TTTT trên sàn TMĐT, dựa trên kết
quả thu được từ 448 phiếu khảo sát đã đưa ra.
6.2.2. Những kết luận mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã khẳng định được tác động tích cực của Thái độ sử dụng tới Ý định
sử dụng TTTT trên sàn TMĐT. Cả phân tích tổng quan và nghiên cứu thực tế đều kết
luận Trung gian thanh toán, Chuẩn chủ quan, Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tính
dễ dàng sử dụng có mối tương quan tích cực tới Thái độ sử dụng cũng như Ý định sử
dụng, mặc dù những ảnh hưởng có kết quả không hoàn toàn tương đồng. Trong đó,
Trung gian thanh toán và Chuẩn chủ quan là hai nhân tố có ảnh hưởng tích cực và
mạnh mẽ nhất tới thái độ TTTT trên sàn TMĐT của người tiêu dùng Việt Nam. Tiếp
theo lần lượt là ảnh hưởng của Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tính dễ dàng sử
dụng. Tuy nhiên, tác động của Rủi ro tới Thái độ TTTT là tiêu cực. Ngoài ra, sự ảnh
hưởng của Niềm tin tới thái độ TTTT có kết quả mâu thuẫn trong phân tích hồi quy
bằng phần mềm SPSS và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong phần mềm
AMOS. Do đó biến này cần được nghiên cứu kỹ hơn khi được đưa vào mô hình.
Nghiên cứu phản ánh được yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới Thái độ và Ý định
TTTT trên sàn TMĐT của người tiêu dùng Việt Nam là nhân tố Trung gian thanh toán,
biến mới được bổ sung dựa trên điều kiện tại Việt Nam.
97

6.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo


6.3.1. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu
Hạn chế đầu tiên của nghiên cứu này thuộc về mẫu nghiên cứu. Do được lựa
chọn theo phương pháp thuận tiện, dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng lấy đại diện ở một
trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thành phố Hà Nội, bao gồm đa dạng độ tuổi, nghề
nghiệp, thu nhập và ý định sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến khi mua hàng
qua các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu có thể chưa đảm bảo tốt
nhất yêu cầu về tính đại diện và tính khái quát.
Hạn chế thứ hai là về các thuật ngữ liên quan đến thanh toán trực tuyến được
sử dụng trong bài nghiên cứu mang ý nghĩa chuyên ngành và phức tạp, có thể gây khó
hiểu phần nào cho người đọc. Dù vậy, trong quá trình dịch thuật, nhóm nghiên cứu đã
cố gắng tìm các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt để người đọc tiện theo dõi mà
vẫn đảm bảo nghĩa như nguyên gốc.
6.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, cần có những nghiên cứu sâu hơn để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến khi mua hàng
qua các sàn thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Thứ hai, vì địa lý của Việt Nam khá phức tạp nên để nghiên cứu sâu hơn, cần
tăng quy mô của nghiên cứu, chẳng hạn như các nhóm dân số khác.
Thứ ba, để đảm bảo tính đại diện và tính khái quát của các kết luận đưa ra, cần
lựa chọn mẫu bằng các phương pháp khoa học hơn.
6.4. Một số kiến nghị
6.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Việt Nam đang tiến hành công cuộc số hóa nền kinh tế để trở thành nền “Kinh
tế số”. Cùng với sự xuất hiện của CMCN 4.0 xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển
đổi số thực sự xuất hiện mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh
thương mại với sự phát triển của thương mại điện tử. Thương mại điện tử là xu thế của
thị trường hiện nay và đang ngày càng nhận được sự quan tâm đầu tư của cơ quan nhà
nước. Muốn thương mại điện tử thực sự phát triển bền vững và lành mạnh thì rất cần
các dịch vụ trực tuyến hỗ trợ thương mại điện tử phát triển, trong đó có việc ứng dụng
thanh toán trực tuyến. Nếu doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng
TMĐT và thanh toán trực tuyến thì Nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và
tạo môi trường để phát triển TMĐT. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số đề xuất cho
các cơ quan quản lý nhà nước như sau:
98

Về môi trường, (1) xây dựng một môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý
rõ ràng, phù hợp nhằm đem đến sự thuận lợi, sự cạnh tranh công bằng cho các doanh
nghiệp thương mại điện tử cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn TMĐT; (2)
xây dựng môi trường mà người tiêu dùng sẽ có niềm tin, động lực để mua hàng trên
các sàn thương mại điện tử cũng như sử dụng các dịch vụ đi kèm như thanh toán trực
tuyến.
Về quản lý, (1) Kiểm tra lại, sửa đổi, bổ sung và xây dựng thêm các chính sách
mới nếu cần để có thể khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp TMĐT; (2) Hoàn
thiện các cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp TMĐT đến từ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; (3) Hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật nhằm giải quyết những tranh chấp và vi phạm giữa doanh
nghiệp và người tiêu dùng khi giao dịch trên sàn TMĐT, trong đó có vi phạm xảy ra
khi thanh toán trực tuyến; (4) Thiết lập các tiêu chuẩn, quy định chung mà thực tiễn
đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên TMĐT nhằm bảo vệ người tiêu dùng như
cần rõ ràng thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa, giá cả, chi tiết giao dịch thanh toán
và chính sách hỗ trợ, bồi thường; (5) Quan trọng nhất, hoàn thiện chính sách thu thuế
đối với các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT để giúp các doanh nghiệp này thực hiện
nghĩa vụ thuế một cách thuận lợi và đầy đủ.
Về thiết lập hạ tầng, (1) ứng dụng công nghệ hiện đại nhất về mạng lưới viễn
thông, hệ thống vận chuyển, kho vận để phát triển hoạt động ứng dụng TMĐT, (2) ứng
dụng công nghệ nhằm cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến không bị gián đoạn và
an toàn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
6.4.2. Đối với các sàn TMĐT
Thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về sàn TMĐT nói chung và phương
thức thanh toán trực tuyến khi mua hàng trên sàn nói riêng. Thông qua các kênh
phương tiện đại chúng như truyền hình, radio và mạng xã hội để quảng cáo về lợi ích
của việc sử dụng sàn TMĐT với tính dễ dàng sử dụng của phương thức thanh toán trực
tuyến. Cụ thể trong phương thức thanh toán trực tuyến, các doanh nghiệp TMĐT nên
nhấn mạnh nhiều vào tính an toàn của phương thức này so với các phương thức khác
hiện có trên sàn và vai trò, chính sách của sàn trong việc đảm bảo an toàn khi bên mua
và bên bán thực hiện thanh toán trực tuyến.
Các sàn TMĐT cần cập nhật xu thế và đổi mới công nghệ trong việc chấp nhận
và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến an toàn cho người tiêu dùng. Đặc biệt, các
sàn TMĐT được khuyến khích xây dựng các chính sách bảo mật và hệ thống giám sát
99

giao dịch để có thể hạn chế những rủi ro cho cả người mua và người bán khi thực hiện
các giao dịch trực tuyến.
Nhận thấy được kỳ vọng của người mua về việc cần thiết có một trung gian
đảm bảo thanh toán, đối với các công ty TMĐT mua sản phẩm và bày bán trên trang
bán hàng của mình, họ nên lựa chọn những dịch vụ/hình thức thanh toán trực tuyến
thực hiện các chức năng của một trung gian thanh toán. Đối với các nền tảng TMĐT là
cầu nối giữa doanh nghiệp bán hàng và người tiêu dùng, bản thân họ có thể hoạt động
như một trung gian thanh toán với giao dịch thanh toán giữa bên mua và bên bán phải
thông qua họ. Trung gian thanh toán sẽ bảo vệ dữ liệu tài chính của người mua, đồng
thời có các chính sách hỗ trợ, giám sát và giải quyết các giao dịch thanh toán trực
tuyến giữa bên mua và bên bán.
6.4.3. Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT
Doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn TMĐT trước hết nên lựa chọn những sàn
có hệ thống chính sách bảo mật hỗ trợ khắc phục những rủi ro có thể tạo ra bởi người
mua làm ảnh hưởng quyền lợi của doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro trong thực hiện giao
dịch thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên ưu tiên tham gia trên các
sàn TMĐT có đơn vị trung gian thanh toán thuê ngoài hay của chính sàn đó.
Để có thể thu hút nhiều khách hàng trong việc chấp nhận việc thanh toán trực
tuyến chọn thanh toán trực tuyến, nhằm khiến họ lựa chọn thanh toán trực tuyến nhiều
hơn.
6.4.4. Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng nên sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến qua các sàn
TMĐT hơn thì các doanh nghiệp cần phối hợp với các sàn TMĐT giúp người mua
hàng nhận ra được lợi ích và độ an toàn mà phương thức này đem lại so với các
phương thức khác. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra những ưu đãi khi mua hàng
cho những người mua lựa bởi tính dễ dàng và lợi ích của phương thức này, đồng thời
bắt kịp với xu thế chung của xã hội. Tuy nhiên, họ cũng có những nghi ngại về rủi ro
mà phương thức thanh toán này gây ra khi mua hàng. Do vậy, bên cạnh việc đặt lợi ích
của việc thanh toán này lên hàng đầu, (1) người tiêu dùng cũng cần chú ý đến các rủi
ro có thể gặp phải khi giao dịch. Họ cần cập nhật thông tin về các chính sách và
chương trình từ những kênh phương tiện đại chúng chính thống để biết được thông tin
về các sàn TMĐT đáng tin cậy với khả năng xảy ra các rủi ro mà họ đã biết là thấp. (2)
Người tiêu dùng có thể lấy thông tin về TTTT từ những nhóm tham khảo xung quanh
như người thân, bạn bè, cộng đồng mua sắm đã sử dụng phương thức thanh toán trực
tuyến khi mua hàng trên sàn TMĐT làm căn cứ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn
100

phương thức thanh toán cho mình. Đổi lại, khi họ trở thành người thường xuyên TTTT
khi mua sắm trên sàn TMĐT, họ có thể đưa ra các chia sẻ mang tính đánh giá, lời
khuyên, tư vấn đến những người xung quanh đang có ý định chuyển sang sử dụng hình
thức TTTT. (3) Đặc biệt, đối với người tiêu dùng coi trọng an toàn và muốn hạn chế
những rủi ro tạo bởi doanh nghiệp bán sản phẩm, họ được khuyến khích lựa chọn
những sàn TMĐT có chính sách bảo mật và có trung gian thanh toán góp phần bảo vệ
quyền lợi của mình khi thực hiện giao dịch trực tuyến. Ngoài ra, khi mua sản phẩm
được bán bởi chính sàn TMĐT, người tiêu dùng nên lựa chọn những phương thức
thanh toán trực tuyến được cung cấp bởi doanh nghiệp có chức năng như một trung
gian thanh toán.
101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 6


Trong chương 6, nhóm nghiên cứu đã trình bày lại tóm tắt nghiên cứu được thực
hiện trong bài nghiên cứu này, trong đó:
Thứ nhất, làm rõ xu hướng sàn thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến tại
Việt Nam cùng những cơ hội và thách thức của việc áp dụng phương thức thanh toán
trực tuyến khi giao dịch qua các sàn thương mại điện tử nói riêng và các doanh nghiệp
kinh doanh trực tuyến nói chung.
Thứ hai, làm rõ những hạn chế có trong bài nghiên cứu và đưa ra những định
hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đó, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được những
đóng góp mà bài nghiên cứu đạt được và nhận thấy được những hạn chế còn tồn đọng,
từ đó đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Cũng dựa trên kết quả nghiên cứu, căn cứ vào thực trạng và mục tiêu đẩy mạnh
xu hướng TTTT trên sàn TMĐT của người dân Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã kiến
nghị giải pháp cụ thể đối với 4 nhóm đối tượng chính, bao gồm:

● Đối với nhà nước, cần xây dựng một môi trường kinh doanh và môi
trường pháp lý rõ ràng, phù hợp, đi kèm với việc hoàn thiện những chính sách đã có và
xây dựng thêm những chính sách mới nếu cần, nhằm đem đến sự thuận lợi cho các
doanh nghiệp TMĐT cũng như tạo niềm tin và động lực cho người tiêu dùng khi
TTTT trên sàn TMĐT. Đồng thời, nhà nước cũng cần ứng dụng công nghệ hiện đại
nhằm thúc đẩy TTTT và đảm bảo an toàn cho cà doanh nghiệp và người tiêu dùng.

● Đối với các sàn TMĐT, cần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về sàn
TMĐT nói chung và phương thức TTTT khi mua hàng trên sàn nói riêng. Ngoài ra,
các sàn TMĐT cần không ngừng cập nhật và đổi mới để đáp ứng nhu cầu TTTT an
toàn cho người tiêu dùng.

● Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT, nên lựa
chọn những sàn có hệ thống chính sách bảo mật, đồng thời phối hợp với các sàn
TMĐT trong việc khuyến khích người tiêu dùng TTTT.

● Đối với người tiêu dùng, thay đổi nhận thức và hành vi bằng việc sử dụng
phương thức TTTT khi mua hàng trên các sàn TMĐT, cần chú ý đến những rủi ro và
chính sách bảo mật mà sàn TMĐT cung cấp.
102

KẾT LUẬN
Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến khi giao dịch qua các sàn thương
mại điện tử tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đạt
được một số kết quả nhất định.
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ý định TTTT, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
TTTT, từ đó lựa chọn cách tiếp cận các thang đo nhân tố ảnh hưởng của Ardelia
Simanjaya (2020), Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017), Suh và Han (2002)
bao gồm Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, Chuẩn chủ quan,
Niềm tin, Rủi ro, Thái độ sử dụng và Ý định sử dụng làm cơ sở để khảo sát các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam. Trong quá
trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của bối cảnh Việt
Nam (văn hoá, lịch sử xã hội…) tới đặc điểm tính cách của người tiêu dùng và thông
qua quá trình nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra và đưa
vào bổ sung trong mô hình một nhân tố ảnh hưởng “Trung gian thanh toán” được
coi là nhân tố ảnh hưởng đặc trưng đến ý định TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT
tại Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm
nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu với 6 biến độc lập bao gồm các nhân tố ảnh
hưởng và 2 biến phụ thuộc là Thái độ sử dụng và Ý định sử dụng.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích số liệu trên 448 khảo sát người tiêu dùng, nhóm
nghiên cứu đã kiểm định thành công ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
TTTT và chỉ ra được mức độ tác động khác nhau giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định TTTT. Trong đó nghiên cứu chỉ ra:
Về mức độ, biến mới Trung gian thanh toán và biến bổ sung Chuẩn chủ quan có
sự ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới thái độ TTTT, tiếp theo là nhân tố Nhận
thức về lợi ích tới thái độ TTTT và Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên,
biến bổ sung Niềm tin được ghi nhận có sự tác động thấp nhất đến thái độ TTTT trong
mô hình hồi quy nhưng sự ảnh hưởng của biến này không được ghi nhận dưới sự kiểm
định của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Ngoài ra, mối quan hệ giữa biến Rủi ro và
thái độ TTTT trực tuyến là ngược chiều, điều này đã được chứng minh ở cả hai mô
hình hồi quy và mô hình cấu trúc SEM. Đặc biệt, trong nhóm 6 nhân tố ảnh hưởng,
nhân tố bổ sung dựa trên đặc điểm đặc trưng trong điều kiện tại Việt Nam Trung gian
thanh toán có tác độ mạnh nhất tới thái độ TTTT. Bên cạnh đó, nhân tố thái độ sử dụng
có tác động đáng kể đến ý định TTTT. Trong mô hình nghiên cứu và dựa trên kết quả
103

tham khảo từ hai mô hình hồi quy và mô hình cấu trúc SEM, tất cả 6 nhân tố tác động
đến thái độ TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT tại Việt Nam đều có tác động tích
cực (trừ nhân tố Rủi ro có tác động âm và nhân tố Niềm tin cần được nghiên cứu thêm)
và phù hợp với giả thuyết ban đầu.
Các kết luận này là căn cứ quan trọng để nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến
nghị và đề xuất trong chương 6 nhằm chứng minh ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện
nghiên cứu:

Đối với các cơ quan quản lí nhà nước


(1) Xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, phù hợp nhằm đem đến sự thuận lợi,
sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. (2) Xây dựng
môi trường kinh doanh để người tiêu dùng có niềm tin và động lực mua hàng và sử
dụng các dịch vụ đi kèm như thanh toán trực tuyến. (3) Kiểm tra, sửa đổi, hoàn thiện
các cơ chế, chính sách mới cho các doanh nghiệp TMĐT về dịch vụ TTTT. (4) Xây
dựng hệ thống văn bản pháp luật nhằm giải quyết những tranh chấp và vi phạm giữa
doanh nghiệp và khách hàng TTTT khi giao dịch qua các sàn TMĐT. (5) Thiết lập quy
định chung về nội dung, chất lượng hàng hoá, … cho sàn TMĐT để bảo vệ người tiêu
dùng. (6) Hoàn thiện chính sách thu thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn
TMĐT để thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế. (7) Ứng dụng công nghệ hiện đại về mạng
lưới viễn thông, hệ thống vận chuyển cho sàn TMĐT; cung cấp những giải pháp nhằm
hạn chế sự gián đoạn và thiếu an toàn của dịch vụ TTTT.

Đối với các sàn TMĐT


(1) Sử dụng các kênh phương tiện đại chúng như truyền hình, radio và mạng xã
hội để quảng cáo về lợi ích của việc sử dụng sàn TMĐT và tính dễ dàng sử dụng của
phương thức TTTT. Cụ thể, nhấn mạnh vào tính an toàn của phương thức TTTT so với
phương thức khác hiện có trên sàn nhờ chính sách bảo mật và an ninh của sàn TMĐT.
(2) Khuyến khích xây dựng các chính sách bảo mật và xây dựng hệ thống giám sát
giao dịch để hạn chế rủi ro cho người mua và bán trong quá trình TTTT. (3) Lựa chọn,
bổ sung những dịch vụ, hình thức TTTT thực hiện các chức năng của một trung gian
thanh toán, với những chính sách như cho phép kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi
thanh toán, hỗ trợ hoàn tiền, cập nhật thường xuyên các ưu đãi khi thanh toán và sẵn
sàng giải quyết những vấn đề mà khách hàng có thể gặp phải khi TTTT.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn TMĐT
(1) Lựa chọn những sàn có hệ thống chính sách bảo mật tốt, hỗ trợ khắc phục
những rủi ro khi mua hàng, TTTT. (2) Ưu tiên tham gia trên các sàn TMĐT có đơn vị
trung gian thanh toán để thu hút khách hàng tiềm năng. (3) Tích cực phối hợp với các
104

sàn TMĐT giúp người mua nhận ra được lợi ích và độ an toàn mà phương thức TTTT
đem lại. (4) Tạo ra những ưu đãi khi mua hàng dành riêng cho người tiêu dùng TTTT
để khuyến khích hành vi này.

Đối với người tiêu dùng


(1) Để bắt kịp xu thế kinh tế số và thúc đẩy sự phát triển của đất nước, người tiêu
dùng nên hình thành thói quen TTTT bởi tính dễ dàng sử dụng và lợi ích của phương
thức này. (2) Cập nhật thường xuyên thông tin về chính sách và nội dung từ kênh
phương tiện đại chúng chính thống về dịch vụ TTTT trên các sàn TMĐT đáng tin cậy
nhằm giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch. (3) Tham khảo thông tin về
phương thức TTTT từ những nhóm tham khảo xung quanh để làm căn cứ trước khi
đưa ra quyết định lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho mình. (4) Với những
khách hàng thường xuyên TTTT, họ nên đưa ra những chia sẻ mang tính đáng giá, lời
khuyên và tư vấn phù hợp đến những người có ý định chuyển sang sử dụng hình thức
TTTT. (5) Khuyến khích lựa chọn những sàn TMĐT có chính sách bảo mật và trung
gian thanh toán để có thể bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi mua sắm.
105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH


1. Abrazahevich, D. (2001). Electronic payment systems: issue of user acceptance.

2. Abrazahevich, D. (2004), Electronic Payment Systems: a User-Centered


Perspective and Interaction Design.

3. Adamson, I., & Shine, J. (2003), Extending the New Technology Acceptance
Model to Measure the End User Information Systems Satisfaction in a
Mandatory Environment: A Bank’s Treasury, Technology Analysis & Strategic
Management, Vol. 15 No. 4, 441-455.

4. Ajzen, I., & Driver, B. L. (1991), Prediction of leisure participation from


behavioral, normative, and control beliefs: An application of the theory of
planned behavior. Leisure Sciences, 13, 185-204.

5. Anders Ohlsson (2015), Understanding Acceptance of Online Shopping in B2B


Technology acceptance model.

6. Ardelia Simanjaya (2020), Factors Influencing the Use of E-payment System.

7. Armitage, C. J., & Conner, M (2001), Efficacy of the theory of planned


behaviour: A meta-analytic review, British Journal of Social
Psychology, 40, 471–499.10.1348/014466601164939

8. B. Meng and Q. Xiong. (2004), Research on electronic payment model, in The


8th International Conference on Computer Supported Cooperative Work in
Design Proceedings, 2004, pp. 597–602.
9. Baumgartner, H., Homburg, C. (1996). Applications of structural equation
modeling in marketing and consumer research: a review. International Journal
of Research in Marketing 13, 139-161.

10. Chau & Lai (2003), An empirical investigation of the determinants of user
acceptance of Internet banking.
11. Cheah, J.-H., Ting, H., Ramayah, T., Memon, M.A., Cham, T.-H., Ciavolino,
E., 2019. A comparison of five reflective–formative estimation approaches:
reconsideration and recommendations for tourism research. Qual. Quant. 53,
1421–1458.

12. Chellappa, R. K., Pavlou, P. A. (2002), Perceived information security, financial


liability and consumer trust in electronic commerce transactions, Logistics
Information Management, 15(5/6): 358-368.
106

13. Chin, W. W. (1998). The partial least squares approach for structural equation
modeling. In G. A. Marcoulides (Ed.), Methodology for business and
management. Modern methods for business research (p. 295–336). Lawrence
Erlbaum Associates Publishers.

14. Chong, A.. Chen, H và Wang, N. (2009), Distance education in China: the
current state of e-learning.

15. Cooper, R.B., and Zmud (1990), R.W. "Information Technology


Implementation Research: A Technology Diffusion Approach," Management
Science (36:2).

16. Dede Suleman et al. (2019), Decision Model Based on Technology Acceptance
Model (TAM) for Online Shop Consumers in Indonesia.

17. Delafrooz, N., Paim, L.H., & Khatibi, A. (2011), Understanding consumer’s
internet purchase intention in Malaysia, African Journal of Business
Management, 5(3), 2837-2846.
18. Dr P Tobin, Comline, & Gregory Ian. (2013), An investigation into the effects
that internet user experience, payment reliability and delivery reliability have on
e- Commerce use in South Africa.

19. Duarte Hueros, A.M., Arteaga Sánchez, R. (2010), "Motivational factors that
influence the acceptance of Moodle using TAM". Computers in human
behavior. Computers in human behavior. Vol. 26, n. 6.

20. Engel, J.F., Blackwell, R.D., and Miniard, P.W. (1986), Consumer Behaviour,
5th edition, Dryden.

21. Fang He. (2007), Decision factors for the adoption of an online Payment system
by customers.

22. Fang He. (2009),The Effects of System Features, Perceived Risk and Benefit,
and Customer Characteristics on Online Bill Paying.

23. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975), Belief, attitude, intention and behavior: An
introduction to theory and research, Reading, MA: Addison-Wesley.

24. George Christodoulides (2011), “Brands: Just for Consumers?” Industrial


Marketing Management 40(7): 1060-1062.
25. Gerbing & Anderson (1998), "An Updated Paradigm for Scale Development
Incorporating Unidimensionality and Its Assessment", Journal of Marketing
107

Research,
25, May, 186-92.

26. Goudarzi, S., Ahmad, M. N., Zakaria, N. H., Soleymani, S. A., Asadi, S.,
Mohammadhosseini, N. (2013), Development of an instrument for assessing the
Impact of trust on Internet Banking Adoption, Journal of Basic and Applied
Scientific Research, 3(5): 1022-1029.

27. Gregory Dean (2010), Understanding Consumer Attitudes.


28. Hair Jr, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C., & Sarstedt, M. (2016). A primer on
partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM): Sage
Publications.

29. Hair, J.F.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C. (1998), Multivariate
Data Analysis, 5th edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.
30. Hair, Joe F., Marko Sarstedt, Lucas Hopkins, and Volker G.Kuppelwieser
(2014), Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) An
Emerging Tool in Business Research, European Business Review 26: 106-21.

31. Hoda Mashayekhi và Yoosof Mashayekhi (2017), Factors influencing adoption


of e-payment systems: an empirical study on Iranian customers.
32. Hu & Bentler (1999), “Cutoff criteria for fit indexes in covariance structure
analysis: Conventional criteria versus new alternatives”, A Multidisciplinary
Journal.

33. Huang, J., Lin, Y. and Chuang, S. (2007), Elucidating user behavior of mobile
learning. The Electronic Library, 25(5), pp.585-598.

34. Hui Chen, Wenge Rong, Xiaoyang Ma, Yue Qu & Zhang Xiong (2017), An
Extended Technology Acceptance Model for Mobile Social Gaming Service
Popularity Analysis

35. José Liébana-Cabanillas, F., Sánchez-Fernández, J. and Muñoz-Leiva, F.


(2014), Role of gender on acceptance of mobile payment, Industry Management
& Data Systems. 114 (2), pp.220-240.

36. Keswani Sarika, Preeti Singh, Sharma Sukanya & Singh Shilpy (2016), A
Study of Adoption Behavior for Online Shopping: An Extension of Tam Model.
37. Kettinger, William J. and Choong C. Lee. (1995), "Perceived Service Quality
and User Satisfaction with the Information Services Function", Decision
Sciences 25.5-6 (Sep: OctNov:Dec): 737-766
108

38. Khalil Md Nor & Michael Pearson (2008), An Exploratory Study Into the
Adoption of Internet Banking in a Developing Country: Malaysia, Journal of
Internet Commerce, Vol. 7(1) 29-73.

39. Kim, C., Tao, W., Shin, N. and Kim, K. (2010), An empirical study of
customers’ perceptions of security and trust in e-payment systems, Electronic
Commerce Research and Applications, 9 (1), pp.84-95.

40. Krueger, N. F., Jr, Reilly, M. D., & Carsrud, A. L. (2000), Competing models of
entrepreneurial intentions. Journal of Business
Venturing, 15, 411–432.10.1016/S0883-9026(98)00033-0

41. Legris, P., Ingham, J. and Collerette, P (2003), Australian marketing managers’
perceptions of the Internet. European Journal of Marketing.

42. Liao, Z. & Cheung, M. (2002), Internet-based e-banking and consumer


attitudes: an empirical study, Information & Management. 39 (4), 283-295.

43. Lin, C và Nguyen, C.H. (2011), Exploring e-payment adoption in Vietnam and
Taiwan. Journal of Computer Information System. pp,41-52.

44. Lin, H. F. (2007), Knowledge Management and Business Performance:


Mediating Effect of Innovation.
45. Loshin, P., & Vacca, J. R. (2004), Electronic commerce. Hingham, MA: Charles
River Media.

46. Lui Hung Kit dan Rodger Jamieson (2003), Tritam: a model for integrating trust
and risk perceptions in business to consumer Electronic Commerce. 16 th Bled
E-Commerce Conference e- Transformation, Slovenia.

47. M. Baddeley. (2004), Using e-cash in the new economy: An economic analysis
of micro-payment systems, Journal of Electronic Commerce Research, vol. 5,
no. 4, pp. 239–253, [Online],
Available:http://web.csulb.edu/journals/jecr/issues/20044/Paper3.pdf

48. M.K.O. Lee, E. Turban (2001), A trust model for consumer Internet shopping,
International Journal of Electronic Commerce 6 (1) 75–91.

49. Mahfouz, A.Y. (2009), Contemporary information systems alternative models


to TAM: A theoretical perspective, Handbook of research on contemporary
theoretical models in information systems research, 229-241.
109

50. Malhotra, N.K. and Birks, D. (2006), Marketing Research: An Applied


Approach. 3rd Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River.

51. Mathieson, K. (1991), Predicting User Intentions, Comparing the Technology


Acceptance Model with the Theory of Planned Behavior, Information Systems
Research. 173- 191.

52. Mayer, R., Davis, J. and Schoorman, F. (1995), AN INTEGRATIVE MODEL


OF ORGANIZATIONAL TRUST. Academy of Management Review. 20 (3),
pp.709-734.

53. N. Asokan. (1998), Fairness in electronic commerce,Ph.D. dissertation, Dept.


Computer Science, University of Waterloo, Ontario, Canada.

54. Nunnanly.J (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill.

55. Özkan, S., Bindusara, G. and Hackney, R. (2010), Facilitating the adoption of
e‐payment systems: theoretical constructs and empirical analysis, Journal of
Ent Info Management. 23 (3), pp.305-325.

56. P. C. Lai (2018), Security as an extension to TAM Model: Consumers’ intention


to use a single platform E-payment System.

57. Palvia, P. (2009), The role of trust in e-commerce relational exchange: A


unified model, Information & Management, 213-220.

58. Park, S., O'Brien, M. A., Caine, K. E., Rogers, W. A., Fisk, A. D., Ittersum, K.
V., ... & Parsons, L. J. (2006, October), Acceptance of computer technology:
Understanding the user and the organizational characteristics, In Proceedings of
the human factors and ergonomics society annual meeting (Vol. 50, No. 15, pp.
1478-1482). Sage CA: Los Angeles, CA: SAGE Publications.

59. Pavlou, P. A. (2003), Consumer Acceptance of Electronic Commerce:


Integrating Trust and Risk with the Technology Acceptance Model,
International Journal of Electronic Commerce, 7(3), 101-134.

60. Pfeffer, J. (1982), Organizations and Organization Theory, Pitman, Boston, MA.

61. Pikkarainen et al (2004), Consumer acceptance of online banking: An extension


of Technology Acceptance Model.

62. Pikkarainen, T., Pikkarainen, K., Karjaaluoto, H. and Pahnila, S. (2004),


Consumer acceptance of online banking: an extension of the technology
acceptance model.
110

63. Ramayah, T., & Ignatius, J. (2005), Impact of perceived usefulness, perceived
ease of use and perceived enjoyment on intention to shop online. ICFAI Journal
of Systems Management. 3 (3), pp. 36-51.
64. Richter D. deB, Bacon A.R, Brecheisen Z., & Mobley M.L. (2015): Soil in the
Anthropocene. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 25:
012010. DOI: 10.1088/1755-1315/25/1/012010

65. Roosa Antinoja & Daniel Scherling. (2019), The Effects of E-payment Methods
on Online Purchasing Cancellation.

66. Rupak Rauniar, Greg Rawski, Yang Jei & Ben Johnson (2014), (TAM) and
social media usage: an empirical study on Facebook.

67. S. Singh. (2009), Emergence of payment systems in the age of electronic


commerce: The state of art, Global Journal of International Business Research,
vol. 2, no. 2, pp. 17-36.

68. Sanayei, A., Noroozi, A. (2009), Security of Internet banking services and its
linkage with users' trust: A case study of Parsian bank of Iran and CIMB bank
of Malaysia, In International Conference on Information Management and
Engineering, IEEE press, pp. 3-7.

69. Schein (1980), Organizational Psychology.


70. Statistics Finland (2003), 2002 Household Internet Use Survey.

71. Suh, B., & Han, I. (2002), Effect of trust on customer acceptance of internet
banking. Electronic Commerce Research and Applications, 1(1).

72. Talal Al-maghrabi, Charles Dennis, Sue Vaux Halliday, (2011). Determinants of
Customer Continuance Intention of Online Shopping. Int. Journal of Business
Science and Applied Management, 6 (1), 41-65.

73. Tan, G., Ooi, K., Sim, J. and Phusavat, K. (2012), Determinants Of Mobile
Learning Adoption: An Empirical Analysis, Journal of Computer Information
Systems, (52).
74. Treese, G. W., & Stewart, L. C. (2003), Designing systems for Internet
commerce, Boston: Addison-Wesley.

75. Virginia Ilie. (2005), Gender Differences in Perceptions and Use of


Communication Technologies: A Diffusion of Innovation Approach.

76. Vroom, V.H. (1964), Work and Motivation, Wiley, New York, NY.
111

77. Warkentin, M. (2002), Business to business electronic commerce: Challenges


and solutions. Hershey [Pa.: Idea Group Pub.

78. Wenjing Yang. (2017), Analysis on Online Payment Systems of E-Commerce.

79. Y. Tan, W. Thoen (2001), Toward a generic model of trust for electronic
commerce, International Journal of Electronic Commerce 5 (2) 61–74.

80. Yoh, E., Damhorst, M. L., Sapp, S., & Laczniak, R. (2003), “Consumer
adoption of the internet: The case of apparel shopping”, Psychology &
Marketing, 1095-1118.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. (2018), Thanh toán online sẽ dần thay thế văn hoá trả tiền mặt?, Tạp chính tài
chính Online.
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thanh-toan-online-se-dan-thay-th
e-van-hoa-tra-tien-mat-142754.html

2. (2020), Phát triển thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến được nhắc tới
nhiều trong thời COVID-19, Báo Thương Trường.
https://thuongtruong.com.vn/news/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-thanh-toan-tru
c-tuyen-duoc-nhac-toi-nhieu-trong-thoi-covid-19-37428.html

3. Bùi Thu Huyền và Đào Trung Kiên (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng các ứng dụng di động về giáo dục của sinh viên tại Việt Nam.

4. Diệu Nhi (2019), Giao dịch qua trung gian là gì? Các hình thức trung gian.
5. Hoàng Diên (2017), Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24.

7. Lê Minh Trường (2021), Trung gian thanh toán là gì? Quy định pháp luật về
trung gian thanh toán.

8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh cùng các tác giả khác (2019), Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng ứng dụng di động để mua sắm trực tuyến tại Thành phố Hồ
Chí Minh.

9. Phương Thảo (2021), Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh và
phát triển bền vững ở Việt Nam.

10. PV (2017), WorldBank: Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến.
112

11. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Xu hướng phát triển phương thức thanh toán
bằng thẻ và tiền điện tử trên thế giới và một số khuyến nghị cho việt nam
12. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/05/2020
phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia đoạn
2021-2025”.

13. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016
phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai
đoạn 2016-2020.

14. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc đẩy
mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam.
15. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 30/06/2020 phê
duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”.

16. Trần Thị Ngọc Huỳnh (2020), Hướng tới tương lai thanh toán trực tuyến và
không dùng tiền mặt.

17. TS. Lê Đình Hạc (2020), Xu hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
tại Việt Nam

18. TS. Nguyễn Đại Lai (2020), Thực trạng, xu hướng và đề xuất phát triển phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt.

19. TS. Phạm Việt Dũng (2020), Kinh tế số - cơ hội "bứt phá" cho Việt Nam.
20. Tú Ân (2020), Thanh toán trực tuyến níu chân thương mại điện tử.
113

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nội dung phỏng vấn định tính

TT Nội dung phỏng vấn Ghi chú


1 Anh/ chị khi quyết định sử dụng phương thức - Căn cứ sơ bộ chọn lọc các biến
TTTT thường quan tâm đến những yếu tố nào? quan sát, thang đo.
2 Anh/ chị đánh giá thế nào về việc sử dụng
phương thức TTTT? - Hoàn thiện bảng hỏi.

3 Quan điểm của người thân, bạn bè xung quanh


anh/chị về việc sử dụng phương thức TTTT?
4 Sự phù hợp của các yếu tố Nhận thức về lợi ích,
Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, Niềm tin, Rủi
ro, Chuẩn chủ quan ở Việt Nam?
5 Những mong muốn của anh/chị về chính sách Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
giao dịch trực tuyến trên các sàn TMĐT? dụng phương thức TTTT trên sàn
6 Những yếu tố điển hình nào ảnh hướng đến ý TMĐT
định sử dụng phương thức TTTT?
7 Đề xuất một/ một vài yếu tố mà anh/ chị cho rằng
sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương thức
TTTT
114

Phụ lục 2 PHIẾU ĐIỀU TRA


Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán trực tuyến khi mua hàng
trên các sàn thương mại điện tử
Kính gửi các anh/chị!
Hiện nay nhóm nghiên cứu của Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao, POHE và PTKD –
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi thanh toán trực tuyến khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử nhằm xác lập những
cải tiến trong hệ thống chính sách và đồng thời hướng tới hành vi mua hàng văn minh trên
nền tảng này. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của anh/chị để hoàn thành nghiên cứu
của nhóm.
Xin các anh/chị hãy ĐÁNH GIÁ chính xác và đầy đủ nhất các câu hỏi dưới đây!
Thông tin các anh chị cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu của nhóm. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

I. Phần thông tin chung


1.1. Phần thông tin về NGƯỜI TRẢ LỜI (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi
câu hỏi)
1. Giới tính: □ Nam □ Nữ □ Khác:...
2. Tuổi: □ Dưới 15 tuổi □ 18 – dưới 22 tuổi □ 30 – dưới 40 □ 50 – dưới 60 tuổi
□ 15 – dưới 18 □ 22 – dưới 30 tuổi tuổi □ 60 tuổi trở lên
tuổi □ 40 – dưới 50
tuổi
3. Nghề nghiệp hiện □ Học sinh □ Doanh nghiệp sản □ Y tế, chăm □ Dịch vụ khác
tại: □ Sinh viên xuất sóc chăm đẹp □ Ngành nghề
□ Công chức □ Doanh nghiệp □ Giáo dục khác:…
viên chức thương mại □ Dịch vụ du
□ Ngân hàng, tài lịch, ăn uống
chính, bảo hiểm
4. Thu nhập cá nhân hàng tháng (đơn vị triệu đồng):
□ Dưới 5 triệu □ 10 – dưới 20 □ 30 – dưới 50 triệu □ 100 triệu trở lên
□ 5 – dưới 10 triệu triệu □ 50 – dưới 100 triệu
□ 20 – dưới 30
triệu
5. Tình trạng hôn □ Chưa kết hôn □ Đã kết hôn □ Khác:.....
nhân:
6. Quy mô gia đình (số thành viên):
□1-2 □3-4 □ 5- 6 □ 6 trở lên
7. Mức độ mua sắm trực tuyến của Anh/Chị:
□ Chưa từng □ Hiếm khi □ Thỉnh thoảng □ Thường □ Rất thường xuyên
xuyên
8. Anh/Chị mua sắm qua sàn thương mại điện tử (sàn TMĐT) nào? (Được chọn nhiều phương án)
□ Shopee □ Lazada □ Tiki □ Sendo □ Khác (kể tên):....
9. Anh/Chị sử dụng phương thức thanh toán nào khi mua sắm trực tuyến? (Được chọn nhiều
phương án)
□ Thanh toán trực tuyến □Thanh toán trực tiếp (COD) □ Khác (kể tên):....
10. Mức độ thường xuyên thanh toán trực tuyến:
115

□ Chưa từng □ Hiếm khi □ Thỉnh thoảng □ Thường □ Rất thường xuyên
xuyên
11. Mức độ thường xuyên thanh toán trực tiếp (COD):
□ Chưa từng □ Hiếm khi □ Thỉnh thoảng □ Thường □ Rất thường xuyên
xuyên
12. Mức độ thường xuyên của việc sử dụng phương thức thanh toán khác:
□ Chưa từng □ Hiếm khi □ Thỉnh thoảng □ Thường □ Rất thường xuyên
xuyên

I. Phần đánh giá


2.1. Nhóm nhân tố thứ nhất (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Đánh giá về tính DỄ DÀNG SỬ DỤNG Hoàn Khôn Bình Đồng Hoàn
của sàn TMĐT: toàn g thường ý toàn
không đồng đồng ý
đồng ý ý
1. Cấu trúc và nội dung thanh toán trực □ □ □ □ □
tuyến dễ hiểu.
2. Quy trình thanh toán trực tuyến rất linh □ □ □ □ □
hoạt ( thời gian, địa điểm, cách thức,…).
3. Quy trình thanh toán rõ ràng và dễ hiểu. □ □ □ □ □
4. Việc làm quen với hệ thống thanh toán □ □ □ □ □
trực tuyến dễ dàng đối với tôi.
5. Việc sử dụng hệ thống thanh toán trực □ □ □ □ □
tuyến không đòi hỏi tư duy phức tạp.
6. Các hình thức thanh toán trực tuyến rất □ □ □ □ □
đa dạng.

2.2. Nhóm nhân tố thứ hai (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Đánh giá về tính LỢI ÍCH của sàn TMĐT: Hoàn Khôn Bình Đồng Hoàn
toàn g thường ý toàn
không đồng đồng ý
đồng ý ý
7. Thanh toán trực tuyến giúp tôi tiết kiệm □ □ □ □ □
nguồn lực (thời gian, công sức, di
chuyển,...).
8. Thanh toán trực tuyến cho phép tôi thực □ □ □ □ □
hiện nhiều giao dịch một lúc.
9. Hệ thống thanh toán trực tuyến khiến □ □ □ □ □
việc mua hàng trực tuyến dễ dàng hơn.
10. Hệ thống thanh toán trực tuyến hiệu □ □ □ □ □
quả hơn cách thanh toán truyền thống.
11. Có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sắm □ □ □ □ □
trực tuyến. (Hàng hóa, nhà cung cấp,…)

2.3. Nhóm nhân tố thứ ba (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
116

Đánh giá về CHUẨN CHỦ QUAN về việc Hoàn Khôn Bình Đồn Hoàn
thanh toán trực tuyến trên sàn TMĐT: toàn g thường gý toàn
không đồng đồng
đồng ý ý ý
12. Những người mà tôi yêu quý ủng hộ tôi □ □ □ □ □
thực hiện các giao dịch trực tuyến.
13. Những người thân thiết với tôi sẽ đồng □ □ □ □ □
tình với việc tôi thực hiện các giao dịch trực
tuyến.
14. Sự đánh giá và uy tín từ những người tôi □ □ □ □ □
biết tạo động lực cho tôi thực hiện các giao
dịch trực tuyến.
15. Áp lực từ việc bạn bè đều sử dụng giao □ □ □ □ □
dịch trực tuyến tác động đến tôi trong việc
dùng nó.
16. Cộng đồng mua sắm trực tuyến mà tôi □ □ □ □ □
thường xuyên ghé thăm khuyến khích tôi thực
hiện các giao dịch trực tuyến nhiều hơn.

2.4. Nhóm nhân tố thứ tư (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Khôn
Hoàn
toàn g Bình Đồng
Đánh giá về RỦI RO của sàn TMĐT: toàn
không đồng thường ý
đồng ý
đồng ý ý
17. Tôi quan tâm tới vấn đề an ninh khi □ □ □ □ □
thực hiện giao dịch.
18. Chính sách bảo mật đối với các giao □ □ □ □ □
dịch rất quan trọng đối với tôi.
19. Tôi sẽ dừng việc sử dụng nếu biết sàn □ □ □ □ □
TMĐT thiếu các biện pháp đảm bảo an
ninh.
20. Tôi sẽ yên tâm hơn nếu được thông □ □ □ □ □
báo khi có lỗ hổng an ninh.
21. Tôi sẽ cảnh báo với mọi người nếu rủi □ □ □ □ □
ro không được khắc phục.

2.5. Nhóm nhân tố thứ năm (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Khôn
Hoàn
toàn g Bình Đồng
Đánh giá về NIỀM TIN đối với sàn TMĐT: toàn
không đồng thường ý
đồng ý
đồng ý ý
22. Cung cấp dịch vụ thanh toán rất đáng □ □ □ □ □
tin cậy.
117

23. Tôi tin vào sự đảm bảo an toàn của hệ □ □ □ □ □


thống thanh toán trong việc thực hiện giao
dịch.
24. Tôi tin tưởng vào hệ thống và quá trình □ □ □ □ □
hỗ trợ giao dịch của tôi.
25. Hệ thống thanh toán đã được kiểm □ □ □ □ □
chứng bởi một bên độc lập.
26. Hệ thống thanh toán có hồ sơ thanh □ □ □ □ □
toán uy tín.

2.6. Nhóm nhân tố thứ sáu (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Kỳ vọng về VAI TRÒ TRUNG GIAN Hoàn Khôn Bình Đồng Hoàn
THANH TOÁN của sàn TMĐT: toàn g thường ý toàn
không đồng đồng
đồng ý ý ý
27. Có chính sách cho phép kiểm tra hàng □ □ □ □ □
hoá trước khi thanh toán trực tuyến.
28. Lưu trữ và bảo mật dữ liệu tài chính của □ □ □ □ □
người mua.
29. Có chính sách hỗ trợ hoàn tiền khi giao □ □ □ □ □
dịch không đúng cam kết.
30. Có chính sách hỗ trợ điều tra và giải □ □ □ □ □
quyết nếu phát hiện những hành vi bất
thường tại tài khoản của người mua.
31. Cập nhật thường xuyên các chính sách □ □ □ □ □
ưu đãi của các ngân hàng liên kết, ví điện
tử,…

2.7. Nhóm nhân tố thứ tám (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Đánh giá THÁI ĐỘ về việc thanh toán Hoàn Khôn Bình Đồng Hoàn
trực tuyến trên sàn TMĐT: toàn g thường ý toàn
không đồng đồng ý
đồng ý ý
37. Tôi có nhận thức tích cực về việc □ □ □ □ □
thanh toán trực tuyến khi mua hàng.
38. Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến khi □ □ □ □ □
mua hàng bắt kịp xu hướng hiện nay.
39. Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến khi □ □ □ □ □
mua hàng là ý tưởng hay.
40. Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến khi □ □ □ □ □
mua hàng mang lại lợi ích cho tôi.
41. Tôi thích thanh toán trực tuyến khi □ □ □ □ □
mua hàng.

2.8. Nhóm nhân tố thứ chín (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
118

Đánh giá Ý ĐỊNH về việc thanh toán Hoàn Khôn Bình Đồng Hoàn
trực tuyến trên sàn TMĐT: toàn g thường ý toàn
không đồng đồng ý
đồng ý ý
42. Tôi cân nhắc nghiêm túc về việc thanh □ □ □ □ □
toán trực tuyến khi mua hàng.
43. Tôi có ý định thanh toán trực tuyến khi □ □ □ □ □
mua hàng trong thời gian tới.
44. Tôi chắc chắn sẽ thanh toán trực □ □ □ □ □
tuyến khi mua hàng.
45. Tôi sẽ lựa chọn hình thức thanh toán □ □ □ □ □
trực tuyến phù hợp khi mua hàng.
46. Tôi sẽ giới thiệu phương thức thanh □ □ □ □ □
toán trực tuyến khi mua hàng cho người
quen.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ HỖ TRỢ CHÚNG TÔI


THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU NÀY!
119

Phụ lục 3: Thống kê mẫu khảo sát người tiêu dùng các sản phẩm điện tử
gia dụng tại Việt Nam
Chỉ tiêu Tần suất (Người) Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 205 45.8
Nữ 243 54.2
Tổng 448 100
Tuổi Dưới 15 tuổi 1 0.2
15- dưới 18 tuổi 5 1.1
18 – dưới 22 tuổi 163 36.4
22 – dưới 30 tuổi 121 27.0
30 – dưới 40 tuổi 84 18.8
40 – dưới 50 tuổi 60 13.4
50 – dưới 60 tuổi 13 2.9
60 tuổi trở lên 1 0.2
Tổng 448 100
Nghề nghiệp Học sinh 6 1.3
Sinh viên 143 31.9
Công chức viên chức 73 16.3
Doanh nghiệp sản xuất 36 8.0
Doanh nghiệp thương mại 42 9.4
Ngân hàng, tài chính, bảo 39 8.7
hiểm
Y tế, chăm sóc sắc đẹp 14 3.1
Giáo dục 32 7.1
Dịch vụ du lịch, ăn uống 12 2.7
Dịch vụ khác 23 5.1
Lao động gia đình (Nội trợ) 22 4.9
Ngành nghề khác 6 1.3
Tổng 448 100
Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 249 55.6
Chưa kết hôn 196 43.8
Khác 3 0.7
Tổng 448 100
Số lượng thành viên 1-2 71 15.8
trong gia đình 3-4 264 58.9
5-6 91 20.3
6 trở lên 22 4.9
Tổng 448 100
Mức độ mua sắm trực tuyến Chưa từng 48 10.7
Hiếm khi 50 11.2
Thỉnh thoảng 145 32.4
120

Thường xuyên 160 35.7


Rất thường xuyên 45 10
Tổng 448 100
Mua sắm trên Shoppee Đồng ý 360 80.4
Không đồng ý 88 19.6
Tổng 448 100
Mua sắm trên Lazada Đồng ý 172 38.4
Không đồng ý 276 61.6
Tổng 448 100
Mua sắm trên Tiki Đồng ý 210 46.9
Không đồng ý 238 53.1
Tổng 448 100
Mua sắm trên Sendo Đồng ý 69 15.4
Không đồng ý 379 84.6
Tổng 448 100
Mua sắm trên trang khác Đồng ý 19 4.2
Không đồng ý 429 95.8
Tổng 448 100
Phương thức thanh toán Thanh toán trực tuyến 64 14.3
Thanh toán trực tiếp COD 45 10.0
Cả hai 339 75.7
Tổng 448 100
Mức độ thanh toán trực Chưa từng 41 9.2
tuyến Hiếm khi 58 12.9
Thỉnh thoảng 139 31
Thường xuyên 154 34.4
Rất thường xuyên 56 12.5
Tổng 448 100
Mức độ thanh toán trực tiếp Chưa từng 58 12.9
Hiếm khi 62 13.8
Thỉnh thoảng 170 37.9
Thường xuyên 133 29.7
Rất thường xuyên 25 5.6
Tổng 448 100
Mức độ thanh toán khác Chưa từng 444 99.1
Hiếm khi 3 0.7
Thỉnh thoảng 1 0.2
Thường xuyên 0 0
Rất thường xuyên 0 0
Tổng 448 100
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
121

Phụ lục 4: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố ảnh hưởng
Trung
Hệ số
bình Phương sai Tương
Cronbach’s
Tên biến thang đo thang đo quan biến
Alpha nếu loại
nếu loại nếu loại biến tổng
biến
biến
I.Nhận thức về tính dễ α=0.860
dàng sử dụng
PE1 Cấu trúc và nội dung thanh toán 20.58 6.473 0.683 0.830
trực tuyến dễ hiểu
PE2 Quy trình thanh toán trực tuyến rất 20.44 6.627 0.673 0.832
linh hoạt (thời gian, địa điểm, cách
thức,...)
PE3 Quy trình thanh toán rõ ràng và dễ 20.49 6.689 0.680 0.831
hiểu
PE4 Việc làm quen với hệ thống thanh 20.47 6.433 0.677 0.832
toán trực tuyến dễ dàng đối với tôi
PE5 Việc sử dụng hệ thống thanh toán 20.45 6.839 0.634 0.839
trực tuyến không đòi hòi tư duy
phức tạp.
PE6 Cấu trúc và nội dung thanh toán 20.46 6.853 0.561 0.853
trực tuyến dễ hiểu
II. Nhận thức về tính lợi α=0.624
ích
PU1 Thanh toán trực tuyến giúp tôi tiết 16.38 3.820 0.372 0.573
kiệm nguồn lực (thời gian, địa
điểm, cách thức,....)
PU2 Thanh toán trực tuyến cho phép tôi 16.50 3.964 0.291 0.611
thực hiện nhiều giao dịch một lúc
PU3 Hệ thống thanh toán trực tuyến 16.42 3.560 0.434 0.541
khiến việc mua hàng trực tuyến dễ
dàng hơn.
PU4 Hệ thống thanh toán trực tuyến 16.63 3.464 0.399 0.559
hiệu quả hơn cách thanh toán
truyền thống.
PU5 Có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua 16.44 3.584 0.393 0.552
sắm trực tuyến (Hàng hóa, nhà
cung cấp).
III. Chuẩn chủ quan α=0.858
SN1 Những người tôi yêu quý ủng hộ 13.96 9.229 0.685 0.827
tôi thực hiện các giao dịch trực
tuyến.
SN2 Những người thân thiết với tôi sẽ 13.85 9.155 0.711 0.820
đồng tình với việc tôi thực hiện các
giao dịch trực tuyến.
122

SN3 Sự đánh giá và uy tín từ những 13.79 9.149 0.677 0.828


người tôi biết tạo động lực cho tôi
thực hiện các giao dịch trực tuyến.
SN4 Áp lực từ việc bạn bè đều sử dụng 14.31 8.470 0.650 0.838
giao dịch trực tuyến tác động đến
tôi trong việc dùng nó.
SN5 Cộng đồng mua sắm trực tuyến mà 13.97 8.916 0.665 0.831
tôi thường xuyên thăm khuyến
khích tôi thực hiện các giao dịch
trực tuyến nhiều hơn.
IV. Rủi ro α=0.851
RI1 Tôi quan tâm tới vấn đề an ninh khi 17.58 4.727 0.629 0.828
thực hiện giao dịch
RI2 Chính sách bảo mật đối với các 17.50 4.779 0.665 0.820
giao dịch rất quan trọng đối với tôi
RI3 Tôi sẽ dừng việc sử dụng nếu biết 17.54 4.406 0.687 0.813
sàn TMĐT thiếu các biện pháp
đảm bảo an ninh.
RI4 Tôi sẽ yên tâm hơn nếu được 17.60 4.461 0.682 0.815
thông báo khi có lỗ hổng an ninh.
RI5 Tôi sẽ cảnh báo với mọi người nếu 17.63 4.539 0.649 0.824
rủi ro không được khắc phục.
V. Niềm tin α =0.874
TR1 Cung cấp dịch vụ thanh toán rất 15.41 5.970 0.678 0.853
đáng tin cậy.
TR2 Tôi tin vào sự đảm bảo an toàn của 15.40 5.834 0.712 0.845
hệ thống thanh toán trong việc
thực hiện giao dịch.
TR3 Tôi tin tưởng vào hệ thống và quá 15.42 5.788 0.741 0.838
trình hỗ trợ giao dịch của tôi.
TR4 Hệ thống thanh toán đã được kiểm 15.43 5.884 0.678 0.853
chứng bởi một bên độc lập.
TR5 Hệ thống thanh toán có hồ sơ 15.42 5.833 0.699 0.848
thanh toán uy tín.
VI. Trung gian thanh toán α =0.898
PI1 Có chính sách cho phép kiểm tra 17.42 6.231 0.745 0.877
hàng hóa trước khi thanh toán trực
tuyến.
PI2 Lưu trữ và bảo mật dữ liệu tài 17.42 6.218 0.733 0.880
chính của ngưởi mua
PI3 Có chính sách hỗ trợ hoàn tiền khi 17.34 6.316 0.779 0.870
giao dịch không đúng cam kết.
PI4 Có chính sách hỗ trợ điều tra và 17.39 6.226 0.775 0.870
giải quyết nếu phát hiện những
123

hành vi bất thường tại tài khoản


của người mua.
PI5 Cập nhật thường xuyên các chính 17.42 6.585 0.714 0.884
sách ưu đãi của các ngân hàng
liên kết, ví điện tử,...
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Phụ lục 5: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo các biến phụ thuộc
Trung Hệ số
Phương sai Tương
bình thang Cronbach’s
Tên biến thang đo nếu quan biến
đo nếu Alpha nếu
loại biến tổng
loại biến loại biến
I.Thái độ sử dụng α = 0.886
AT1 Tôi có nhận thức tích cực về việc 15.88 7.997 0.703 0.866
thanh toán trực tuyến khi mua hàng.
AT2 Tôi nghĩ việc thanh toán trực 15.85 8.095 0.649 0.877
tuyến khi mua hàng là bắt kịp xu
hướng hiện nay.
AT3 Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến 15.83 7.803 0.744 0.856
khi mua hàng là ý tưởng hay.
AT4 Tôi nghĩ việc thanh toán trực tuyến 15.97 7.290 0.791 0.845
khi mua hàng mang lại lợi ích cho
tôi.
AT5 Tôi thích thanh toán trực tuyến khi 16.02 7.375 0.736 0.859
mua hàng.
II. Ý định sử dụng α = 0.845
IN1 Tôi cân nhắc nghiêm túc về việc 15.67 7.466 0.553 0.839
thanh toán trực tuyến khi mua hàng.
IN2 Tôi có ý định thanh toán trực tuyến 15.71 6.489 0.729 0.793
khi mua hàng trong thời gian tới.
IN3 Tôi chắc chắn sẽ thanh toán trực 15.96 6.115 0.694 0.804
tuyến khi mua hàng.
IN4 Tôi sẽ lựa chọn hình thức thanh toán 15.63 7.105 0.656 0.814
trực tuyến phù hợp khi mua hàng.
IN5 Tôi sẽ giới thiệu phương thức thanh 15.91 6.733 0.646 0.816
toán trực tuyến khi mua hàng cho
người quen.
124

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)

Phụ lục 6: Kết quả phân tích EFA thang đo nhân tố ảnh hưởng
Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Componen % of Cumulative % of Cumulative % of
t Total Variance % Total Variance % Total Variance Cumulative %
1 7.951 27.416 27.416 7.951 27.416 27.416 3.608 12.442 12.442
2 3.967 13.679 41.095 3.967 13.679 41.095 3.569 12.308 24.750
3 2.143 7.390 48.486 2.143 7.390 48.486 3.352 11.558 36.308
4 2.056 7.089 55.575 2.056 7.089 55.575 3.267 11.266 47.574
5 1.295 4.464 60.039 1.295 4.464 60.039 3.180 10.965 58.539
6 1.258 4.337 64.376 1.258 4.337 64.376 1.693 5.837 64.376
7 .946 3.262 67.638
8 .758 2.615 70.253
9 .697 2.404 72.657
10 .666 2.297 74.954
11 .635 2.190 77.144
12 .556 1.917 79.061
13 .537 1.852 80.913
14 .513 1.767 82.681
15 .493 1.699 84.380
16 .457 1.576 85.956
17 .429 1.479 87.435
18 .387 1.333 88.768
19 .377 1.299 90.067
20 .369 1.273 91.339
21 .346 1.192 92.532
22 .329 1.135 93.667
23 .321 1.105 94.772
24 .303 1.044 95.817
125

25 .289 .996 96.813


26 .253 .874 97.686
27 .242 .834 98.520
28 .224 .774 99.294
29 .205 .706 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
126

Phụ lục 7: Kết quả phân tích EFA thang đo thái độ và ý định sử dụng
Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Compone % of Cumulativ % of Cumulativ % of Cumulativ


nt Total Variance e% Total Variance e% Total Variance e%

1 5.569 55.688 55.688 5.56 55.688 55.688 3.374 33.743 33.743


9

2 1.027 10.269 65.957 1.02 10.269 65.957 3.221 32.214 65.957


7

3 .696 6.962 72.919

4 .564 5.637 78.556

5 .472 4.722 83.277

6 .444 4.445 87.722

7 .383 3.833 91.555

8 .340 3.402 94.957

9 .285 2.855 97.812

10 .219 2.188 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
127

Phụ lục 8: Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ nhất

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of the
Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson
1 .671a .450 .442 .51114 2.004
a. Predictors: (Constant), PU, RI, SN, TR, PE, PI
b. Dependent Variable: AT

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 94.237 6 15.706 60.115 .000b
Residual 115.219 441 .261
Total 209.457 447
a. Dependent Variable: AT
b. Predictors: (Constant), PU, RI, SN, TR, PE, PI

Coefficientsa
Standardized Collinearity
Unstandardized Coefficients Coefficients Statistics
Toleranc
Model B Std. Error Beta t Sig. e VIF
1 (Constant) -.212 .276 -.769 .443
PE .225 .059 .167 3.815 .000 .651 1.536
PI .373 .049 .338 7.551 .000 .623 1.605
TR .083 .047 .072 1.759 .079 .747 1.338
SN .266 .039 .286 6.898 .000 .725 1.379
RI -.103 .058 -.079 -1.790 .074 .636 1.573
PU .209 .048 .171 4.326 .000 .798 1.254
a. Dependent Variable: AT
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
128

Phụ lục 9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ hai

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of the
Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson
1 .699a .488 .487 .45755 1.785
a. Predictors: (Constant), AT
b. Dependent Variable: IN

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 89.036 1 89.036 425.302 .000b
Residual 93.369 446 .209
Total 182.405 447
a. Dependent Variable: IN
b. Predictors: (Constant), AT

Coefficientsa
Standardized
Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) 1.351 .128 10.587 .000
AT .652 .032 .699 20.623 .000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: IN
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
129

Phụ lục 10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhân tố Nhận thức về tính lợi ích (PU)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .569
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 165.669
Df 3
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 1.678 55.941 55.941 1.678 55.941 55.941
2 .822 27.411 83.352
3 .499 16.648 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhân tố Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (PE)


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .871
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1087.646
df 15
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.541 59.015 59.015 3.541 59.015 59.015
2 .675 11.251 70.266
3 .612 10.192 80.458
4 .432 7.194 87.653
5 .387 6.450 94.103
6 .354 5.897 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
130

Nhân tố Chuẩn chủ quan (SN)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .817
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1037.562
df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.218 64.357 64.357 3.218 64.357 64.357
2 .717 14.333 78.690
3 .444 8.873 87.562
4 .355 7.109 94.671
5 .266 5.329 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhân tố Niềm tin (Tr)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .835
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1103.676
df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.326 66.514 66.514 3.326 66.514 66.514
2 .643 12.868 79.382
3 .411 8.228 87.610
4 .343 6.858 94.468
5 .277 5.532 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
131

Nhân tố Rủi ro (Ri)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .844
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 890.086
df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.137 62.748 62.748 3.137 62.748 62.748
2 .624 12.478 75.226
3 .481 9.627 84.853
4 .389 7.783 92.636
5 .368 7.364 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhân tố Trung gian thanh toán (PI)


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .872
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1298.555
df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.562 71.231 71.231 3.562 71.231 71.231
2 .480 9.595 80.826
3 .376 7.517 88.343
4 .324 6.480 94.823
5 .259 5.177 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
132

Nhân tố Thái độ sử dụng (AT)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .848
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1212.615
df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.437 68.732 68.732 3.437 68.732 68.732
2 .551 11.011 79.743
3 .437 8.738 88.481
4 .350 7.005 95.485
5 .226 4.515 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhân tố Ý định sử dụng (IN)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .846
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 872.605
df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.104 62.077 62.077 3.104 62.077 62.077
2 .617 12.333 74.410
3 .514 10.272 84.682
4 .445 8.892 93.575
5 .321 6.425 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
133

Phụ lục 11 : Kết quả kiểm định CFA lần 1


Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
Estimat
e
PE1.3 <--- PE .739
PE1.4 <--- PE .695
PE1.2 <--- PE .749
PE1.1 <--- PE .787
PE1.6 <--- PE .614
PM1.4 <--- PI .826
PM1.3 <--- PI .840
PM1.1 <--- PI .786
PM1.2 <--- PI .779
PM1.5 <--- PI .770
T1.2 <--- Tr .803
T1.3 <--- Tr .836
T1.5 <--- Tr .687
T1.4 <--- Tr .660
T1.1 <--- Tr .759
S1.2 <--- SN .848
S1.3 <--- SN .735
S1.1 <--- SN .816
S1.5 <--- SN .626
S1.4 <--- SN .612
R1.3 <--- Ri .755
R1.5 <--- Ri .709
R1.4 <--- Ri .754
R1.2 <--- Ri .742
R1.1 <--- Ri .695
PU1.4 <--- PU .703
PU1.5 <--- PU .601
PU1.3 <--- PU .482
A1.1 <--- AT .769
A1.2 <--- AT .659
A1.3 <--- AT .767
A1.4 <--- AT .853
A1.5 <--- AT .825
I1.1 <--- IN .616
I1.2 <--- IN .823
I1.3 <--- IN .761
I1.4 <--- IN .724
I1.5 <--- IN .699
134

PE1.5 <--- PE .639


(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
135

Phụ lục 12: Kết quả kiểm định CFA lần 2


Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
Estimat
e
PE1.3 <--- PE .739
PE1.4 <--- PE .695
PE1.2 <--- PE .751
PE1.1 <--- PE .786
PE1.6 <--- PE .614
PM1.4 <--- PI .826
PM1.3 <--- PI .840
PM1.1 <--- PI .786
PM1.2 <--- PI .779
PM1.5 <--- PI .770
T1.2 <--- Tr .803
T1.3 <--- Tr .836
T1.5 <--- Tr .686
T1.4 <--- Tr .660
T1.1 <--- Tr .758
S1.2 <--- SN .848
S1.3 <--- SN .735
S1.1 <--- SN .816
S1.5 <--- SN .627
S1.4 <--- SN .613
R1.3 <--- Ri .755
R1.5 <--- Ri .709
R1.4 <--- Ri .754
R1.2 <--- Ri .742
R1.1 <--- Ri .695
PU1.4 <--- PU .658
PU1.5 <--- PU .693
A1.1 <--- AT .770
A1.2 <--- AT .659
A1.3 <--- AT .767
A1.4 <--- AT .854
A1.5 <--- AT .824
I1.1 <--- IN .616
I1.2 <--- IN .823
I1.3 <--- IN .761
I1.4 <--- IN .724
I1.5 <--- IN .699
PE1.5 <--- PE .639
136
137

Correlations: (Group number 1 - Default model)


Estimat
e
PE <--> PI .314
PE <--> Tr .481
PE <--> SN .474
PE <--> Ri .314
PE <--> PU .494
PI <--> Tr .184
PI <--> SN .303
PI <--> Ri .664
PI <--> PU .211
Tr <--> SN .439
Tr <--> Ri .231
Tr <--> PU .333
SN <--> Ri .143
SN <--> PU .368
Ri <--> PU .157
PE <--> IN .462
AT <--> IN .812
PI <--> IN .526
Tr <--> IN .398
SN <--> IN .682
Ri <--> IN .306
PU <--> IN .350
PE <--> AT .514
PI <--> AT .482
Tr <--> AT .384
SN <--> AT .600
Ri <--> AT .255
PU <--> AT .471
e3 e3
<--> .235
1 2
e2 e2
<--> .423
0 1
e1 e1
<--> .417
4 5
e2 <--> e4 .312
138

Covariances: (Group number 1 - Default model)


Estimat
S.E. C.R. P Label
e
PE <--> PI .089 .017 5.394 ***
PE <--> Tr .132 .018 7.411 ***
PE <--> SN .160 .022 7.417 ***
PE <--> Ri .077 .015 5.219 ***
PE <--> PU .120 .017 6.886 ***
PI <--> Tr .066 .020 3.359 ***
PI <--> SN .133 .025 5.351 ***
PI <--> Ri .212 .023 9.367 ***
PI <--> PU .066 .020 3.300 ***
Tr <--> SN .186 .026 7.164 ***
Tr <--> Ri .071 .018 4.027 ***
Tr <--> PU .101 .020 4.972 ***
SN <--> Ri .054 .021 2.567 .010
SN <--> PU .138 .025 5.490 ***
Ri <--> PU .043 .018 2.401 .016
PE <--> IN .097 .014 6.732 ***
AT <--> IN .219 .024 9.173 ***
PI <--> IN .144 .019 7.592 ***
Tr <--> IN .105 .017 6.195 ***
SN <--> IN .221 .025 8.719 ***
Ri <--> IN .072 .014 4.988 ***
PU <--> IN .081 .016 5.007 ***
PE <--> AT .145 .019 7.757 ***
PI <--> AT .176 .023 7.754 ***
Tr <--> AT .135 .021 6.389 ***
SN <--> AT .261 .029 8.965 ***
Ri <--> AT .080 .018 4.436 ***
PU <--> AT .146 .022 6.782 ***
e3 e3
<--> .072 .017 4.153 ***
1 2
e2 e2
<--> .258 .035 7.371 ***
0 1
e1 e1
<--> .125 .018 6.900 ***
4 5
e2 <--> e4 .075 .014 5.294 ***

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)
139

Phụ lục 13: Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
Estimate S.E. C.R. P Label
AT <--- PU .197 .069 2.846 .004
AT <--- PE .191 .075 2.547 .011
AT <--- SN .321 .045 7.082 ***
AT <--- Tr .068 .051 1.350 .177
AT <--- Ri -.138 .070 -1.980 .048
AT <--- PI .380 .062 6.124 ***
IN <--- AT .609 .053 11.592 ***
PE1.3 <--- PE 1.000
PE1.4 <--- PE 1.037 .075 13.828 ***
PE1.2 <--- PE 1.047 .070 14.984 ***
PE1.5 <--- PE .858 .068 12.667 ***
PE1.1 <--- PE 1.147 .073 15.654 ***
PE1.6 <--- PE .892 .073 12.241 ***
PM1.4 <--- PI 1.000
PM1.3 <--- PI .984 .048 20.706 ***
PM1.1 <--- PI .978 .052 18.903 ***
PM1.2 <--- PI .984 .053 18.648 ***
PM1.5 <--- PI .882 .048 18.399 ***
T1.2 <--- Tr 1.000
T1.3 <--- Tr 1.025 .056 18.446 ***
T1.5 <--- Tr .865 .059 14.760 ***
T1.4 <--- Tr .834 .059 14.070 ***
T1.1 <--- Tr .931 .056 16.649 ***
S1.2 <--- SN 1.000
S1.3 <--- SN .895 .053 16.841 ***
S1.1 <--- SN .973 .050 19.306 ***
S1.5 <--- SN .816 .059 13.777 ***
S1.4 <--- SN .888 .066 13.369 ***
R1.3 <--- Ri 1.000
R1.5 <--- Ri .924 .064 14.408 ***
R1.4 <--- Ri .981 .064 15.316 ***
R1.2 <--- Ri .853 .057 15.089 ***
R1.1 <--- Ri .851 .060 14.110 ***
PU1.4 <--- PU 1.000
PU1.5 <--- PU 1.000
A1.1 <--- AT 1.000
A1.2 <--- AT .872 .062 14.150 ***
A1.3 <--- AT .990 .059 16.807 ***
A1.4 <--- AT 1.187 .063 18.867 ***
A1.5 <--- AT 1.195 .065 18.341 ***
I1.1 <--- IN 1.000
I1.2 <--- IN 1.546 .118 13.065 ***
I1.3 <--- IN 1.648 .132 12.521 ***
140

I1.4 <--- IN 1.210 .101 12.003 ***


I1.5 <--- IN 1.318 .113 11.686 ***
141

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)


Estimate
<--
AT PU .168
-
<--
AT PE .147
-
<--
AT SN .383
-
<--
AT Tr .066
-
<--
AT Ri -.120
-
<--
AT PI .381
-
<--
IN AT .844
-
PE1. <--
PE .740
3 -
PE1. <--
PE .695
4 -
PE1. <--
PE .750
2 -
PE1. <--
PE .639
5 -
PE1. <--
PE .786
1 -
PE1. <--
PE .614
6 -
PM1. <--
PI .826
4 -
PM1. <--
PI .839
3 -
PM1. <--
PI .786
1 -
PM1. <--
PI .779
2 -
PM1. <--
PI .771
5 -
<--
T1.2 Tr .804
-
<--
T1.3 Tr .835
-
<--
T1.5 Tr .687
-
<--
T1.4 Tr .660
-
<--
T1.1 Tr .759
-
142

<--
S1.2 SN .848
-
<--
S1.3 SN .733
-
<--
S1.1 SN .818
-
<--
S1.5 SN .626
-
<--
S1.4 SN .611
-
<--
R1.3 Ri .754
-
<--
R1.5 Ri .709
-
<--
R1.4 Ri .753
-
<--
R1.2 Ri .742
-
<--
R1.1 Ri .695
-
PU1. <--
PU .657
4 -
PU1. <--
PU .694
5 -
<--
A1.1 AT .777
-
<--
A1.2 AT .657
-
<--
A1.3 AT .760
-
<--
A1.4 AT .836
-
<--
A1.5 AT .816
-
<--
I1.1 IN .600
-
<--
I1.2 IN .826
-
<--
I1.3 IN .771
-
<--
I1.4 IN .723
-
<--
I1.5 IN .696
-
143

Squared Multiple Correlations: (Group number 1 - Default model)


Estimat
e
AT .589
IN .712
I1.5 .484
I1.4 .523
I1.3 .594
I1.2 .683
I1.1 .360
A1.5 .666
A1.4 .699
A1.3 .578
A1.2 .432
A1.1 .603
PU1.5 .482
PU1.4 .432
R1.1 .483
R1.2 .551
R1.4 .567
R1.5 .503
R1.3 .569
S1.4 .374
S1.5 .392
S1.1 .669
S1.3 .537
S1.2 .720
T1.1 .575
T1.4 .435
T1.5 .471
T1.3 .697
T1.2 .647
PM1.5 .595
PM1.2 .606
PM1.1 .618
PM1.3 .704
PM1.4 .682
PE1.6 .377
PE1.1 .618
PE1.5 .408
PE1.2 .563
PE1.4 .483
144

PE1.3 .547
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu)

You might also like