Pacs HK3 22 23 07 N3 P

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỆ THỐNG PHANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023


TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC ________________
_______________
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2023

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


Mức độ
hoàn
STT Họ và tên Nội dung thực hiện
thành
(%)
- Trình bày nguyên lý hoạt động của
Tổng Phanh và Relay Valve
- Vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của mô
hình phanh thủy lực
1 Võ Trần Trung Hiếu - Đo áp suất các xylanh bánh xe ở các 100%
trường hợp khác nhau và tìm điểm
chia. Kiểm tra hoạt động trợ lực phanh
- Tìm Pan và chẩn đoán nguyên nhân
trên cả 2 mô hình ABS

- Vẽ sơ đồ hệ thống phanh khí nén của 2


mô hình
- Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt
2 Nguyễn Thanh Hiệp động của phanh tang trống 100%
- Khảo sát và tìm hiểu các thành phần
cấu tạo trên mô hình System Education
Training Equipment

- Tháo lắp và trình bày cấu tạo của Tổng


Phanh
3 Trần Trung Hòa 100%
- Tháo lắp phanh đĩa và vệ sinh phanh
đĩa
- Tháo lắp và trình bày cấu tạo của
phanh tang trống
- Khảo sát và tìm hiểu các thành phần
cấu tạo trên mô hình ABS
- Vận hành và trình bày nguyên lý hoạt
động của 2 mô hình phanh khí nén
- Xả gió trên xylanh con của mô hình
4 Nguyễn Triệu Hưởng phanh đĩa bằng 3 cách 100%
- Vận hành và đo áp suất theo từng
trường hợp trên mô hình System
Education Training Equipment

- Tháo lắp và trình bày cấu tạo của Relay


Vavle
Nguyễn Phúc Bảo - Tháo lắp, trình bày cấu tạo và nguyên
5 100%
Nguyên lý hoạt động của xylanh chính
- Vận hành và đo áp suất theo từng
trường hợp trên mô hình ABS

Nhóm trưởng: Võ Trần Trung Hiếu ............................................................ SĐT: 0357756724


MỤC LỤC
A. HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN ....................................................................................... 1

1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh khí nén của 2 mô hình ................................................ 1

2. Vận hành 2 mô hình hệ thống phanh khí nén và trình bày nguyên lý hoạt động ........... 3

2.1. Mô hình hệ thống phanh khí nén có van điều khiển Remorque .............................. 3

2.2. Mô hình hệ thống phanh khí nén có van xả nhanh .................................................. 4

3. Tháo lắp và trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Tổng phanh và Relay Vavle ... 5

3.1. Tổng phanh .............................................................................................................. 5

3.2. Relay Valve .............................................................................................................. 9

B. HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC.................................................................................. 15

1. Tháo lắp và vệ sinh phanh đĩa ...................................................................................... 15

2. Tháo lắp và trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của xy lanh chính ....................... 17

3. Xả gió trên xy lanh con của mô hình phanh đĩa ........................................................... 19

4. Tháo lắp, trình bày cấu tạo và vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của phanh tang trống ... 23

5. Khảo sát mô hình hệ thống phanh thủy lực .................................................................. 26

C. HỆ THỐNG ABS ............................................................................................................. 31

1. Mô hình System Education Training Equipment ......................................................... 31

1.1. Cấu tạo và các cảm biến trên mô hình ................................................................... 31

1.2. Vận hành mô hình và đo áp suất ứng với các trường hợp ..................................... 36

1.3. Tạo pan và chẩn đoán ............................................................................................ 40

2. Mô hình hệ thống ABS ................................................................................................. 42

2.1. Các thành phần và cấu tạo của mô hình ................................................................. 42

2.2. Vận hành mô hình và đo áp suất của các xylanh bánh xe ..................................... 47

2.3. Tạo Pan và chẩn đoán ............................................................................................ 49


A. HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN
1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh khí nén của 2 mô hình

Hình 1: Sơ đồ nguyên lý mô hình hệ thống phanh khí nén có van điều khiển Remorque

1
Hình 2: Sơ đồ nguyên lý mô hình hệ thống phanh khí nén có van xả nhanh

2
2. Vận hành 2 mô hình hệ thống phanh khí nén và trình bày nguyên lý hoạt động
2.1. Mô hình hệ thống phanh khí nén có van điều khiển Remorque

Hình 3: Mô hình hệ thống phanh khí nén có van điều khiển Remorque
❖ Nguyên lý hoạt động:
Khi đạp phanh thì khí nén từ bình chứa qua tổng phanh và đi qua 2 đường tín hiệu đến
van relay và van rơ mooc. Khi khí nén có áp suất cao vào buồng tín hiệu thì van relay và van
rơ mooc sẽ mở các đường khí nén áp cao vào thẳng đến các bầu phanh. Lúc này các cơ cấu
phanh hoạt động và đẩy các càng phanh làm việc ép má phanh vào trống phanh. Khi chưa kéo
phanh tay khí nén được dẫn từ bình chứa qua phanh tay đến buồng phụ của bầu phanh sau và
đẩy màn phanh thắng được lực đẩy của lò xo phanh đỗ. Khi kéo phanh tay thì đường khí nén
áp cao từ bình chứa đến buông phụ bị ngắt và áp suất trong buồng phụ bị mất. lúc này, lò xo
phanh đỗ không bị cản đẩy càng phanh ép má phanh vào trống phanh.

3
2.2. Mô hình hệ thống phanh khí nén có van xả nhanh

Hình 4: Mô hình hệ thống phanh khí nén có van xả nhanh


❖ Nguyên lý hoạt động:
Khi đạp phanh thì khí nén từ bình chứa qua tổng phanh và đi qua 2 đường tín hiệu đến
van relay và van xả nhanh. Khi khí nén có áp suất cao vào buồng tín hiệu thì van relay và van
xả nhanh sẽ mở các đường khí nén áp cao vào thẳng đến các bầu phanh. Lúc này các cơ cấu
phanh hoạt động và đẩy các càng phanh làm việc ép má phanh vào trống phanh. Khi chưa kéo
phanh tay khí nén được dẫn từ bình chứa qua phanh tay đến buồng phụ của bầu phanh sau và
đẩy màn phanh thắng được lực đẩy của lò xo phanh đỗ. Khi kéo phanh tay thì đường khí nén
áp cao từ bình chứa đến buồng phụ bị ngắt và áp suất trong buồng phụ bị mất. lúc này, lò xo
phanh đỗ không bị cản đẩy càng phanh ép má phanh vào trống phanh.

4
3. Tháo lắp và trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Tổng phanh và Relay Vavle
3.1. Tổng phanh

Hình 5: Tổng phanh khí nén


❖ Qui trình tháo Tổng phanh:
- Tháo cụm bàn đạp phanh và con lăn

5
Hình 6: Bàn đạp phanh
- Tháo piston 4
- Tháo tiếp nắp vỏ, lấy lò xo 4
- Mở phe chặn rồi lấy piston 3 và lò xo 3
- Tháo đến phần thân vỏ cuối cùng rồi lấy piston 2 và lò xo 2
- Tháo phe chặn của nắp vỏ cuối để lấy piston 1 và lò xo 1

6
Hình 7: Các chi tiết của tổng phanh sau khi đã tháo
❖ Qui trình lắp Tổng phanh: Ta lắp ngược lại theo qui trình tháo
❖ Cấu tạo của tổng phanh:

7
Hình 8: Cấu tạo chi tiết của tổng phanh
❖ Nguyên lý hoạt động của tổng phanh trong hệ thống phanh khí nén:
- Khi không phanh:
Các piston không chịu lực tác dụng từ bàn đạp phanh. Lò xo 5 và 11 ép van trên 12 và
van dưới 10 đóng cửa nạp. Khí nén từ bình chứa ở các cửa nạp P1 và P2 bị giữ lại. Không khí
tại cửa ra B1 và B2 được thông với khí trời nhờ các lỗ hổng xuyên tâm trong piston. Bầu
phanh lúc này ở trạng thái nhả phanh, bánh xe lăn trơn.
- Khi đạp phanh:
Khi đạp phanh, bàn đạp hoạt động như một đòn bẩy với điểm O là tâm quay. Con lăn 20
đè lên cốc ép 19 đi xuống, cốc ép tiếp tục đè lên miếng chặn ép lò xo 14 tỳ lên piston trên 15
đi xuống. Khi đế van trong của piston trên 15 tiếp xúc với mặt van 12, đường khí B1 thông
với khí quyển bị đóng lại. Piston trên 15 tiếp tục đi xuống, ép mặt van 12 rời khỏi thân van

8
trên và mở van khí nạp. Lúc này khí nén đang trực sẵn ở cửa P1 tràn vào, đi qua van và cửa
ra B1 đến các bầu khí ở cầu sau của xe.
Piston trên 15 tiếp tục đẩy piston dưới 4 di chuyển xuống. Đóng đường thoát khí giữa
cửa ra B2 và R. Tách mặt van 9 ra khỏi thân van và mở van khí nạp dưới giống như cách mở
của van khí nạp phía trên. Khí nén từ cửa P2 tràn vào, đi qua van và cửa ra B2 đến các bầu
phanh ở cầu xe phía trước.
Ở trên cửa ra B1 được thiết kế hai lỗ thông với mặt dưới của piston trên 15 và piston
dưới 4. Khi khí nén đi qua cửa ra B1, một phần khí nén sẽ đi qua hai lỗ trên. Phần khí nén đi
qua lỗ nhỏ phía trên sẽ có xu hướng đẩy piston trên 15 đi lên, tạo cảm giác nặng khi đạp phanh
cho người lái. Còn phần khí nén đi qua lỗ nhỏ phía dưới có tác dụng hỗ trợ lực cho piston 4
đi xuống mở cụm van nạp phía dưới nhanh hơn.
- Khi nhả phanh:
Khi nhả phanh, bàn đạp phanh không còn được tác dụng lực. Cốc ép 19 di chuyển lên về
vị trí ban đầu nhờ tác dụng của các lò xo hồi vị. Piston 15 và piston 4 di chuyển lên trên, đóng
van khí nén và mở cửa đường thông với khí quyển (R). Khí nén ở các bầu phanh được xả ra
ngoài. Kết thúc quá trình phanh xe.
- Khi rà phanh:
Khi rà phanh, người lái đạp và giữ phanh ở một vị trí trên hành trình bàn đạp. Khi bàn
đạp giữ nguyên vị trí. Van khí nạp không mở rộng thêm nhưng áp suất sau van vẫn tăng vì
quán tính của dòng khí. Dẫn đến áp suất ở hai lỗ nhỏ tăng theo đẩy piston 15 đi lên, đóng mặt
van 12 với đế van ngoài đồng thời ngắt đường khí nén cấp cho cửa ra B1.
Đường cấp khí nén bị ngắt nên áp suất sau van 12 không tăng thêm, tạo điều kiện cho
piston dưới 4 đi lên và đóng mặt van 9 với đế van ngoài, đồng thời ngắt đường khí nén cấp
cho cửa ra B2, áp suất sau van 9 không tăng thêm giống như van 12.
Các van trong trạng thái rà phanh đều ở trong trạng thái đóng kín. Áp suất khí nén sau
van khí được duy trì ổn định giúp cho cơ cấu phanh phanh ở mức độ tương ứng với vị trí bàn
đạp phanh.
3.2. Relay Valve

9
Hình 9: Relay Valve
❖ Qui trình tháo Relay Valve:
- Bước 1: Tháo 4 bu-lông, ốc của nắp trên ra trước
- Bước 2: Tháo Cụm piston 1, lò xo 1, lò xo 2, van 1, van 2
- Bước 3: Tháo ốc cố định và lấy cụm van 4, van 3, piston 2, lò xo 3
- Bước 4: Tháo màng da nằm liền kề bu-lông ra ta được màng da.
- Bước 5: Tháo nắp dưới của relay van
❖ Qui trình lắp Relay Valve:
Lắp valve làm ngược lại các bước ở trên.

10
Hình 10: Các chi tiết của Relay Valve sau khi tháo
❖ Cấu tạo của Relay Valve:
- Nắp trên
- Cụm piston 1, lò xo 1, lò xo 2, van 1, van 2

Hình 11: Phần phía trên của Relay Valve

11
- Thân van

Hình 12: Thân của Relay Valve


- Màng da, van 4, van 3, piston 2, lò xo 3

Hình 13: Phần giữa của Relay Valve

12
- Phần nắp dưới

Hình 14: Phần nắp dưới Relay Valve

Hình 15: Cấu tạo chi tiết của Relay Valve

13
❖ Nguyên lý hoạt động của Relay Valve trong hệ thống phanh khí nén:
- Khi không phanh:
Piston 1 chịu tác dụng của lực lò xo 1 và phản lực của vỏ nên có xu hướng đi lên làm
van 1, van 2, vis, lò xo 2 cũng đi lên theo. Lò xo 3 đẩy van 3 tác dụng vào piston 2. Lúc này
buồng C thông với khí trời và không thông với buồng D.
- Khi phanh:
Áp suất vào buồng A thông qua cổng SIG. Lúc này áp suất này thắng được lực lò xo 1
làm piston 1 đi xuống đẩy van 2 đi xuống tới khi vừa chạm van 3. Lúc này buồng C sẽ không
thông với khí trời. Piston 1 tiếp tục đẩy xuống sẽ thắng lực lò xo 3 nên sẽ đẩy van 3 đi xuống,
vì vậy buồng C và D sẽ thông nhau. Lúc này áp suất cao từ buồng D thông với C ra cổng DEL.
- Khi nhả phanh:
Khi nhả phanh sẽ không còn áp suất ở cổng SIG nên buồng A không còn áp suất. Piston 1 chịu
tác dụng của lực lò xo 1 và lực của áp suất còn ở buồng C nên sẽ đi lên kéo theo van 2 đi lên
và dần không còn tiếp xúc với Van 3, vì vậy buồng C sẽ thông với khí trời dẫn đến buồng C
không còn áp suất.
- Khi giữ phanh:
Khi buồng C thông với buồng D, áp suất buồng C tăng lên sẽ tác dụng lên piston số 1
làm piston 1 đi lên, lò xo 3 đẩy van 3 đi lên nhưng van 2 và van 3 vẫn tiếp xúc nhau). Van 3
sẽ đi lên cho tới khi chạm piston 2, lúc này buồng C và buồng D không còn thông nhau nữa
(không còn áp suất để đẩy piston 1 đi lên → dừng lại) => Buồng C và D và khí trời không
thông nhau => Giữ cho áp suất không đổi.
- Phanh tay:
Khi kéo phanh tay, cổng 43 không có áp suất → Áp suất cao từ cổng 5 đẩy màng da lên
→ đẩy cụm van 4 lên → tới khi van 4 chạm piston 2 → đẩy piston 2 lên → Van 3 cũng đi lên
cho đến khi chạm van 2 → Buồng C không thông với khí trời. Cụm van 4 và piston 2 tiếp tục
đi lên đến khi Van 3 và piston 2 hở ra → buồng D thông với buồng C → áp suất cao từ buồng
D qua C qua cổng DEL.

14
B. HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC
1. Tháo lắp và vệ sinh phanh đĩa

Hình 16: Mô hình phanh đĩa


❖ Qui trình tháo phanh đĩa:
- Bước 1: Giữ chốt trượt xi lanh phanh đĩa phía trước, tháo 2 bu lông và cụm xi lanh
phanh đĩa.
- Bước 2: Tháo 2 má phanh đĩa phía trước ra khỏi giá bắt xy lanh phanh đĩa phía trước.
- Bước 3: Tháo bộ đệm chống ồn má phanh trước.
- Bước 4: Tháo chốt trượt xi lanh phanh đĩa phía trước.
- Bước 5: Tháo cao su chắn bụi bạc phanh đĩa phía trước.

15
Hình 17: Các chi tiết của phanh đĩa sau khi tháo
❖ Qui trình lắp phanh đĩa: Ta làm ngược lại so với qui trình tháo
❖ Vệ sinh phanh đĩa:
- Dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn bám trên đĩa phanh
- Kiểm tra độ mòn, trầy xước mặt đĩa phanh
- Kiểm tra bề mặt tấm ma sát làm việc với đĩa phanh
- Dùng giấy nhám chà má phanh
- Dùng mỡ bò tra vào 2 chốt trượt xi lanh
16
2. Tháo lắp và trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của xy lanh chính
❖ Qui trình tháo xy lanh chính:
- Bước 1: Mở phe cài piston số 1 bằng kiềm mở phe,
- Bước 2: Lấy cụm piston 1 và lò xo hồi 1 ra ngoài.
- Bước 3: Tháo bu lông chặn piston 2, dùng khăn bịt các đường ra của xi chính và dùng
hơi thổi vào cửa đi đến phía trước của piston 2, piston 2 sẽ bay ra ngoài ta được các chi
tiết bên trong xi lanh chính.

Hình 18: Các chi tiết bên trong xylanh chính


❖ Qui trình lắp xy lanh chính:
- Ta đưa cụm lò xo hồi 2 và piston 2 vào trước
- Dùng lối đồng đè piston 2 xuống qua khe của bu lông chặn, vặn bu lông chặn vào và
thả piston 2 ra sau đó đưa cụm piston 1 và lò xo hồi 1 vào dùng lối đồng đè xuống và
cài phe chặn lại ta hoàn thành lắp xi lanh chính.

17
❖ Cấu tạo của xylanh chính:
- Bình chứa
- Piston số 1
- Piston số 2
- Cuppen cao su
- Lò xo hồi
- Bu lông chặn

Hình 19: Cấu tạo của xylanh chính


❖ Nguyên lý hoạt động của xylanh chính:
- Khi đạp bàn đạp phanh:
Pittong số 1 dịch chuyển sang bên trái và cuppen của pittong này bịt kín cửa bù để chặn
đường đi của xylanh này và bình chứa. Khi pittong bị đẩy thêm, nó sẽ làm tăng áp suất thủy
lực bên trong xylanh chính, áp suất này sẽ tác động vào các xylanh phanh phía sau. Bởi vì áp
suất này cũng đẩy pittong số 2, nên pittong số 2 cũng hoạt động giống như pittong số 1 và tác
động vào các xylanh phanh của bánh trước.
- Khi nhả bàn đạp phanh:

18
Các pittong bị đẩy trở về vị trí ban đầu của chúng do áp suất thủy lực và lực của các lò
xo phản hồi. Tuy nhiên, do dầu phanh từ các xylanh phanh không chảy về ngay, áp suất thủy
lực bên trong xylanh chính tạm thời giảm xuống (độ chân không phát triển).
Vậy nên, dầu phanh ở bên trong bình chứa chảy vào xylanh chính bằng cửa vào và nhiều
lỗ ở đỉnh pittong, quanh chu vi của cuppen pittong. Sau khi pittong đã trở về vị trí ban đầu của
nó, dầu phanh dần dần chảy từ xylanh phanh về xylanh chính rồi chảy vào bình chứa qua các
cửa bù.
Cửa bù này còn khử các thay đổi về thể tích của dầu phanh có thể xảy ra ở bên trong xi
lanh do nhiệt độ thay đổi. Điều này tránh cho áp suất thủy lực tăng lên khi không sử dụng các
phanh.
3. Xả gió trên xy lanh con của mô hình phanh đĩa
❖ Dụng cụ:
- Máy hút (SST), khóa 10 chuyên dụng, dầu thắng, giẻ lau
- Nếu không có máy hút thì thay máy hút bằng ống dây trong suốt, bình
❖ Thực hiện: Để thực hiện việc xả gió trên xylanh con, ta thực hiện xả gió ở xylanh con
xa xylanh chính nhất rồi dần về gần nhất.
Cách 1: Dùng máy hút (SST)
- Nới đai ốc xả gió
- Nối máy hút vào đai ốc xả gió
- Bật máy hút
- Quan sát thấy hết bọt khí trong đường ống thì siết đai ốc xả gió lại.

19
Hình 20: Xả gió xylanh con bằng cách có dùng máy hút (SST)

20
Cách 2: Không dùng máy hút
- Nới đai ốc xả gió
- Đổ dầu thắng vào bình 1 lượng vừa đủ
- Lấy ống trong suốt nối 1 đầu với đai ốc xả gió, đầu còn lại thả ngập trong bình dầu
- Sau đó đạp, nhả phanh (chậm) liên tục
- Quan sát thấy hết bọt khí trong ống thì siết đai ốc lại.

Hình 21: Xả gió xylanh con bằng cách 2 không dùng máy hút
Cách 3: Không dùng máy hút
- Lấy ống trong suốt nối 1 đầu với đai ốc xả gió
- Đạp nhồi phanh từ 4-6 lần và giữ phanh, sau đó nới đai ốc xả gió ra và nhanh chóng
siết lại ngay.
- Thực hiện liên tục 3-5 lần và quan sát đến khi hết bọt khí trong ống thì dừng lại.

21
Hình 22: Xả gió xylanh con bằng cách 3 không dùng máy hút

22
4. Tháo lắp, trình bày cấu tạo và vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

Hình 23: Mô hình phanh tang trống


❖ Qui trình tháo phanh tang trống:
- Bước 1: Mở 5 bu lông, gỡ trống phanh ra
- Bước 2: Ta lấy tua vít tháo lò xo hồi vị và lấy đòn bẩy tùy chỉnh ra
- Bước 3: Ta tháo chốt định vị 2 bên má phanh ra và lấy được má phanh bên trái sau đó
tháo lò xo giữ 2 phanh.
- Bước 4: Tiếp theo ta tháo má phanh bên phải kèm với phanh tay

23
Hình 24: Các chi tiết của phanh tang trống sau khi tháo
❖ Qui trình lắp phanh tang trống:
Lắp lại thì giống như tháo và chú ý khi gắn đai ốc phải gắn mặt côn quay vào trong để
giữ cố định miếng ốp sau.
❖ Cấu tạo phanh tang trống:
- Trống phanh: Hình trụ rỗng, thường được làm bằng gang xám, chịu được mài mòn, có
đồ bền rất cao, có khả năng tiêu tán nhiệt khi phanh, nhưng nhược điểm là khá nặng và
dễ vỡ.
- Má phanh: Thường được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt, được dán
hoặc vít cố định lên guốc phanh, sẽ mòn đi khi phanh.
- Guốc phanh: Thường được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt.
- Mâm phanh: Được gắn bằng bulong vào trục bánh xe, trên mâm phanh cũng có các lỗ,
vấu lồi để gắn xilanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay.
- Xi lanh bánh xe (xi lanh phụ): Đóng vai trò làm buồng chứa piston, cuppen, dầu.

24
- Piston: Là bộ phận được nối với guốc phanh. Khi có áp suất dầu, bộ phận này sẽ đẩy ra
làm cho má phanh ép vào trống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng.
- Cuppen: Giữ vai trò làm kín xi lanh, không cho khí lọt vào và rò rỉ dầu.
- Lò xo hồi vị: Khi áp suất dầu giảm, lò xo hồi vị sẽ ép piston trở về vị trí ban đầu.

Hình 25: Hình vẽ cấu tạo phanh tang trống


❖ Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống:
Hệ thống phanh tang trống ô tô hoạt động bằng cách tác động lực lên phanh làm cho các
bánh xe ngừng quay. Cụ thể, khi người lái đạp phanh, cơ cấu phanh tạo ra một lực. Lực này
sẽ làm cho các bánh xe dừng quay đồng thời kìm hãm quán tính của xe khiến xe dừng lại.
Cách phanh tang trống hoạt động:
- Khi đạp phanh, dầu phanh được truyền từ bình xi lanh chính đến xi lanh bánh xe. Khi đã
truyền đầy dầu trong xi lanh bánh xe, áp suất tác động lên piston đẩy guốc phanh sang
hai bên.
- Sau đó, phần guốc phanh sẽ ép má phanh vào trống phanh (trống phanh gắn liền với
bánh xe) tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm cho đến lúc dừng lại.
25
- Khi nhả phanh, không có sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh, lực của lò xo phản hồi
đẩy guốc phanh trở về vị trí ban đầu và xe di chuyển bình thường.
5. Khảo sát mô hình hệ thống phanh thủy lực

Hình 26: Mô hình hệ thống phanh thủy lực

26
❖ Vẽ sơ đồ nguyên lý của mô hình hệ thống phanh thủy lực:

Hình 27: Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh thủy lực


❖ Đo áp suất các xylanh bánh xe:
- Khi chưa đạp phanh: Cả 4 đồng hồ đo áp suất xylanh bánh xe đều bằng 0

27
Hình 28: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe lúc chưa đạp phanh
- Khi đạp phanh mà không có trợ lực phanh:

Hình 29: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe khi đạp phanh mà không có trợ lực phanh

28
- Khi đạp phanh mà có trợ lực phanh:

Hình 30: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe khi đạp phanh mà có trợ lực phanh
- Khi phanh với tải trọng nặng: Dưới sự hỗ trợ của van điều hòa tải trọng thì áp suất tại 2
xylanh con của 2 bánh xe sau sẽ được điều khiển tăng lên so với khi phanh với tải trọng
nhẹ.

Hình 31: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe khi tải trọng nặng
- Tìm điểm chia:
29
Khi ta đạp bàn đạp phanh chậm dần đều thì ta thấy khi giá trị áp suất của 4 xylanh bánh
xe đều bằng 3 MPa, thì nếu ta đạp phanh tiếp thì lúc này áp suất của 2 xylanh bánh xe phía
sau sẽ không tăng lên bằng áp suất xylanh của 2 xylanh bánh xe phía trước (áp suất xylanh
của bánh xe trước > áp suất xylanh của bánh xe sau) → tại giá trị áp suất là 3MPa sẽ là điểm
chia.

Hình 32: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe tại điểm chia

Hình 33: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe khi qua điểm chia
❖ Kiểm tra trợ lực phanh:
- Kiểm tra hoạt động của trợ lực phanh:
• Để xả chân không bên trong trợ lực, đạp phanh vài lần khi động cơ tắt.
• Đạp phanh và giữ lực đạp không đổi
• Nổ máy và kiểm tra xem chân phanh có lún nhẹ xuống không → nếu có thì trợ
lực vẫn còn hoạt động tốt.
30
- Kiểm tra sự kín khí của trợ lực:
• Sau khi nổ máy được 1-2 phút, ta tắt máy.
• Đạp phanh 3-4 lần với lực đạp không đổi, nếu độ cao cực tiểu của chân phanh
tăng dần và chân ta cảm thấy nặng hơn sau mỗi lần đạp phanh → bầu trợ lực
kín khí.

C. HỆ THỐNG ABS
1. Mô hình System Education Training Equipment
1.1. Cấu tạo và các cảm biến trên mô hình
❖ Khu vực điều khiển và hiển thị thông tin của mô hình:
- Đồng hồ đo áp suất của xylanh chính, 4 xylanh bánh xe và áp suất chân không
- Đồng hồ điện tử hiển thị tốc độ quay của 4 bánh xe (RPM)
- Nút tắt khẩn cấp Emergency
- Đèn báo phanh và đèn báo ignition
- Các công tắc điều khiển
- Các valve
- Đồng hồ Tablo
- Giắc chẩn đoán D.L.C

31
Hình 34: Khu vực điều khiển và hiển thị thông tin của mô hình
❖ Khu vực bàn đạp ga và bàn đạp phanh

Hình 35: Bàn đạp ga (phải) và bàn đạp phanh

32
❖ Khu vực cơ cấu phanh: các cơ cấu phanh và cảm biến tốc độ bánh xe

Hình 36: Cơ cấu phanh

33
Hình 37: Cảm biến tốc độ bánh xe
❖ Khu vực hệ thống lái:
- Vô lăng
- Trục lái
- Cảm biến góc lái

34
Hình 38: Khu vực điều khiển lái

Hình 39: Cảm biến góc lái

35
❖ Bộ chấp hành ABS:

Hình 40: Bộ chấp hành ABS


1.2. Vận hành mô hình và đo áp suất ứng với các trường hợp

36
❖ Khi đạp hết bàn đạp phanh:

Hình 41: Giá trị các đồng hồ đo áp suất ở trường hợp đạp hết phanh

37
❖ Khi rà phanh:

Hình 42: Giá trị các đồng hồ đo áp suất ở trường hợp rà phanh
❖ Khi đánh lái sang trái kết hợp đạp phanh:

38
Hình 43: Giá trị các đồng hồ đo áp suất ở trường hợp đánh lái trái đạp phanh
❖ Khi đánh lái sang phải kết hợp đạp phanh:

39
Hình 44: Giá trị các đồng hồ đo áp suất ở trường hợp đánh lái phải đạp phanh
1.3. Tạo pan và chẩn đoán

Hình 45: Các công tắc tạo Pan


40
Bật công tắc, cho hệ thống kiểm tra ABS trong 3 giây, nếu đèn tắt → ABS vẫn còn hoạt động.

Hình 46: Đèn báo ABS trên đồng hồ Tap-lô


Khi chưa bật các công tắc tạo Pan, bật công tắc ON của mô hình lên → Ta thấy đèn báo ABS
luôn sáng → ABS đang gặp trục trặc.
❖ Nguyên nhân :
- Đứt cầu chì hệ thống phanh ABS → Giải pháp: Thay hay nối lại tùy vào mức độ hư
hỏng.
- Hỏng ABS ECU → Giải pháp: Kiểm tra các chân tín hiệu cảm biến từ ABS ECU, nếu
phát hiệt đứt thì nối lại.

41
2. Mô hình hệ thống ABS

Hình 47: Mô hình hệ thống ABS


2.1. Các thành phần và cấu tạo của mô hình
❖ Khu vực điều khiển:

42
Hình 48: Khu vực điều khiển
❖ Khu vực đồng hồ đo áp suất và đèn báo của mô hình:

Hình 49: Khu vực đồng hồ đo áp suất và các đèn báo

43
❖ Khu vực ABS ECU:

Hình 50: Các công tắc tạo Pan và các cực của ABS ECU
❖ Cấu tạo của của hệ thống phanh trên mô hình:

Hình 51: Bánh xe có cơ cấu phanh

44
Hình 52: Cơ cấu dẫn động cho mô hình

45
Hình 53: Trợ lực phanh và xylanh chính

46
Hình 54: Bộ chấp hành ABS
2.2. Vận hành mô hình và đo áp suất của các xylanh bánh xe
Bật công tắc motor, công tắc bơm chân không và công tắc IG để vận hành mô hình và
tiến hành đo áp suất ở các trường hợp
❖ Khi chưa đạp phanh: áp suất tại 4 xylanh bánh xe đều bằng 0

47
Hình 55: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe khi không đạp phanh
❖ Khi đạp phanh: áp suất tại 4 xylanh bánh xe là 40 kg/cm2

Hình 56: Giá trị áp suất của 4 xylanh bánh xe khi đạp phanh

48
2.3. Tạo Pan và chẩn đoán
- Bật công tắc, cho hệ thống kiểm tra ABS trong 3 giây, nếu đèn tắt → ABS vẫn còn hoạt
động
- Ta dùng dây điện kết nối 2 cực TC và E trên bảng cực ABS ECU để đọc mã lỗi ABS

Hình 57: Kết nối 2 cực TC và E


- Tiến hành bật công tắc tạo Pan bất kì để quan sát đèn chớp, sau đó ta tra tài liệu để đọc
mã lỗi của ABS.

Hình 58: Bảng tra mã chẩn đoán lỗi ABS ECU


49
• Pan 1: quan sát đèn chớp → Mã 22 → Hở hay ngắn mạch van điện 3 vị trí của
bánh xe trước trái.

Hình 59: Đèn báo ABS chớp mã 22


• Pan 2: quan sát đèn chớp → Mã 24 → Hở hay chập mạch van điện 3 vị trí của
bánh sau trái.

Hình 60: Đèn báo ABS chớp mã 24


- Sau khi tra tài liệu để đọc 2 mã lỗi, ta kiểm tra lại khu vực công tắc Pan → Tìm pan
đúng.

50
Hình 61: Bật Pan tại cực SRL

Hình 62: Bật Pan tại cực SFL

51

You might also like