CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA BOJ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
Môn học: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Giảng viên: PGS.TS Trương Thị Hồng

Mã lớp học phần: 23C1BAN50601601


Sinh viên thực hiện:
Lê Phan Kỳ Thư – 312110213-14 – NHC01 – K47

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2023


1
MỤC LỤC

BẢNG CHÚ GIẢI TÓM TẮT...................................................................................................................1


I. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................................2
1.1 Khái niệm về công cụ chính sách tiền tệ và lãi suất cơ bản.............................................................2
1.1.1 Khái niệm “công cụ chính sách tiền tệ”.....................................................................................2
1.1.2 Khái niệm “lãi suất cơ bản”.......................................................................................................2
1.2 Tác động của lãi suất cơ bản trong việc điều hành chính sách tiền tệ..............................................2
II. Giới thiệu Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản.....................................................................................3
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................................3
2.1.1 Lịch sử hình thành......................................................................................................................3
2.1.2 Vị trí pháp lý và Hệ số độc lập...................................................................................................4
2.2 Trụ sở chính, chi nhánh trong và ngoài nước:..................................................................................4
2.3 Tổ chức, cơ cấu.................................................................................................................................5
2.4 Một số chính sách tiêu biểu trong lịch sử lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản..............6
2.4.1 Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. (Cuối thế kỷ 19 đến năm 1980)..........................................6
2.4.2 Bong bóng tài sản (1985 - đầu những năm 2000)......................................................................6
2.2.3 Sự thay đổi chính sách tiền tệ đáng kể của BOJ dưới thời Thống đốc Kuroda.........................9
3.1 Nhận xét chung:................................................................................................................................9
3.2 Công cụ lãi suất được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sử dụng năm 2020-2021.......................10
3.2.1 Tính hình kinh tế - tài chính thế giới và ảnh hưởng tại Nhật Bản............................................10
3.2.2 Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản.....................................................10
3.3 Công cụ lãi suất được Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản sử dụng năm 2022..............................10
3.3.1 Tình hình kinh tế - tài chính thế giới và ảnh hưởng tại Nhật Bản............................................10
3.3.2 Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản.....................................................11
3.4 Công cụ lãi suất được Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản sử dụng hiện nay và một số dự báo năm
tiếp theo................................................................................................................................................11
3.4.1 Tính hình kinh tế - tài chính thế giới và ảnh hưởng lên Nhật Bản...........................................11
3.4.2 Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản.....................................................11
BẢNG CHÚ GIẢI TÓM TẮT

Số thứ Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa


tự
1 BoJ Bank of Japan Ngân hàng Nhật
Bản
NIRP Negative interest Chính sách Lãi
rate policy suất âm
2 QMEP Quantitative Chính sách Nới
monetary easing lỏng định lượng
policy
3 QQE Quantitative and Nới lỏng tiền tệ
Qualitative về định lượng và
Monetary Easing định tính
4 YCC Yield curve Đường cong lợi
control suất
5 ZIRP Zero Interest-Rate Chính sách Lãi
Policy suất 0%

1
I. Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về công cụ chính sách tiền tệ và lãi suất cơ bản
1.1.1 Khái niệm “công cụ chính sách tiền tệ”
Công cụ chính sách tiền tệ là một tập hợp có hệ thống các biện pháp tác động lên cung
cầu tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu tiền tệ đã đề ra. Các công cụ chính sách tiền tệ bao
gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công
cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. (1)

1.1.2 Khái niệm “lãi suất cơ bản”


Trong đó, thuật ngữ “lãi suất cơ bản” thường được sử dụng song song cùng “công cụ lãi
suất” nhằm chỉ mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước ban hành, có tác dụng làm cơ sở ấn định lãi
suất kinh doanh cho các tổ chức tín dụng khác.

Về cơ bản, Ngân hàng Trung ương có thể điểu hành công cụ lãi suất bằng các hình thức
sau:
- Ban hành lãi suất của các ngân hàng thương mại thông qua: Quy định lãi suất trần và lãi
suất sàn, quy định mức lãi suất huy động và cho vay, quy định mức chênh lệch lãi suất, sử dụng
lãi suất tái chiết khấu nghiệp vụ thị trường mở để tác động lên lãi suất liên ngân hàng.
- Ngân hàng Trung ương cũng có thể công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các
loại lãi suất khác để điểu hành chính sách tiền tệ, cho vay nặng lãi.
- Đặc biệt, trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Trung
ương có thể quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng
với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

1.2 Tác động của lãi suất cơ bản trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Tăng giảm lãi suất là một biện pháp mạnh mẽ nhằm điều tiết và phục hồi nền kinh tế.
Trong lịch sử, khi “gã lão làng” Ngân hàng Nhật Bản ban hành chính sách ZIP (Zero Rate
Policy), mức lãi suất 0% đã được áp dụng như một phương thuốc cứu chữa thị trường suy thoái
nặng nề sau cú vỡ của bong bóng kinh tế vỡ vào đầu những năm 1999. Đó cũng là một trong
những minh chứng giải thích đánh giá của các nhà kinh tế, luôn xem lãi suất là một công cụ
quan trọng trong mục tiêu điều tiết thị trường, ổn định giá cả, hướng đến tình trạng thăng bằng
toàn dụng.

Sự tác động của công cụ này có thể được biểu hiện rõ nhất thông qua hành vi tác động đến
định hướng tín dụng cho hệ thống ngân hàng:

 Khi chính phủ có ý muốn thúc đẩy một khu vực kinh tế chậm tăng trưởng (ví dụ nông
nghiệp), một ngành kinh tế chiến lược (xuất khẩu) hay một ngành công nghiệp quan trọng
(năng lượng), ngân hàng trung ương sẽ áp dụng một mức lãi suất tái chiết khấu ưu đãi

2
thấp cho các ngân hàng thương mại từ những khoản tín dụng mà họ đã cấp phát cho
những khu vực kinh tế hay ngành kinh tế được khuyến khích.

 Ngược lại, đối với những ngành kinh tế không được Nhà nước khuyến khích (như cho
vay đầu cơ chứng khoán hay bất động sản). Ngân hàng trung ương có thể áp dụng một
mức lãi suất tái chiết khấu rất cao (lãi suất địa ngục) cho các khoản tín dụng ngân hàng.

Mặt khác, lãi suất cơ bản còn có tác động đến thị trường huy động vốn và cho vay nhằm
đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường này không trở nên quá khốc liệt, đe dọa đến sự an toàn
của hệ thống và tiền tiết kiệm của người gửi.

Bên cạnh đó, lãi suất cũng là một cách cho phép Ngân hàng Trung ương tác động đến thị
trường liên ngân hàng, hỗ trợ duy ttrì thanh khoản cho hệ thống ngân hàng đồng thời duy trì một
mức lãi suất liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Như vậy, lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ không thể thiếu trong
việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tác động của công cụ này
vừa có khả năng khắc phục tình trạng thất nghiệp, lạm phát, thúc đẩy phát triển ngành và duy trì
nền ổn định cho thị trường kinh tế - tài chính.

II. Giới thiệu Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản.


2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1 Lịch sử hình thành
Trước thời kỳ Phục hồi, các thái ấp phong kiến của Nhật Bản tự đúc tiền riêng gây ra sự
không tương thích trong mệnh giá. Cho đến năm 1871, Đạo luật Tiền tệ Mới của Minh Trị ra
đời, đạo luật này đã loại bỏ những đồng tiền cũ và thiết lập đồng Yên là đồng tiền chung cho cả
đất nước.

Sau cuộc Duy Tân Minh Trị, năm 1882, Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản (Bank of
Japan hay còn được viết tắt là BoJ) ra đời theo Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản 1882, lúc đó mô
hình sơ khai của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được học hỏi từ mô hình ngân hàng Bỉ. Năm
1885, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lần đầu tiên ban hành tiền giấy.

Tháng 2 năm 1942, văn bản luật đầu tiên về Ngân hàng trung ương Nhật Bản được chính thức
ban hành kéo theo sự tái cấu trúc ngân hàng theo luật đó. Tuy nhiên, văn bản luật này dần bộc lộ
nhiều vấn đề pháp lí yếu kém và bất cập khi được sử dụng trong các thập niên tiếp theo, đặc biệt
là trong việc đưa ra những quyết định thực thi chính sách tiền tệ của Nhật Bản. Vì vậy, Tháng 6-
1997, văn bản luật về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BoJ chính thức được ban hành và có
hiệu lực vào năm 1998.
3
2.1.2 Vị trí pháp lý và Hệ số độc lập
Cho đến nay, khi xét về vị trí pháp lý, BoJ không phải là một cơ quan hoạt động độc lập hoàn
toàn, mà căn cứ theo Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, BoJ là cơ quan trực thuộc Bộ Tài
chính Nhật Bản. Điều này được chứng tỏ vào năm 2016, khi ta đặt lên bàn cân hệ số độc lập của
BOJ - được đánh giá ở mức 2,5 (thấp hơn nhiều so với Thụy Sỹ, Đức (4) và Mỹ (3,5) (2)

2.2 Trụ sở chính, chi nhánh trong và ngoài nước:


Trụ sở chính của Ngân hàng Nhật Bản tọa lạc ở Nihonbashi, trung tâm Tokyo và là biểu tượng
nổi bật của một kỷ nguyên tiền tệ đã qua của quốc gia. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nhật
Bản (BoJ) còn có 32 chi nhánh trên khắp cả nước như Hình 1 bên dưới. Bên cạnh đó, Hình 2
cho thấy các văn phòng đại diện của BoJ được đặt ở những đất nước lớn mạnh về kinh tế như:
Pháp, Anh, Mĩ, Trung Quốc,… .

Hình 1: Chi nhánh trong nước của Ngân hàng Nhật Bản BoJ

Nguồn: website: boj.or.jp

4
Hình 2: Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhật Bản BoJ
Nguồn: website: boj.or.jp

2.3 Tổ chức, cơ cấu


Theo như thông tin trên trang web chính thức của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản (3), Ban
Chính là cơ quan có quyền hạn cao nhất trong Ngân hàng. Hội đồng Ban Chính Sách được thành lập
nhằm xác định phương án, chính sách quản lý và kiểm soát tiền tệ, đồng thời đặt ra bộ nguyên tắc cơ
bản để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đối với các cán
bộ Ngân hàng, ngoại trừ Kiểm toán viên và Cố vấn.

Số lượng thành viên Ban Chính sách bao gồm:


 Thống đốc Ngân hàng (Hiện do ông Kazuo Ueda đương nhiệm)
 Hai phó thống đốc
 6 thành viên khác: Không nhất thiết là người của Ngân hàng Trung ương nhưng không được
phép là đại diện của Chính phủ.

Ngoài ra, cơ cấu của BoJ còn có Ban Quản Trị. Nhiệm vụ của ban này bao gồm điều hành các
hoạt động kinh doanh, trợ giúp cho Thống đốc và Phó Thống đốc, … .

Cuối cùng, để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả cho Ngân hàng Trung ương, Ban Cố Vấn ra
đời thực hiện chức năng cố vấn cho Hội đồng để đưa ra những chính sách tối ưu nhất.

5
2.4 Một số chính sách tiêu biểu trong lịch sử lãi suất của Ngân Hàng
Trung Ương Nhật Bản
2.4.1 Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. (Cuối thế kỷ 19 đến năm 1980)
Người ta ví von Nhật Bản như một bức tượng đài vươn lên từ đống đổ nát sau Chiến tranh
Thế giới thứ Hai vì chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Nhật Bản đã có những bước nhảy thần kỳ. Điều này
bắt nguồn nhờ Chính phủ Nhật đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa nội lực, cùng
khám phá các nguồn lực từ bên ngoài với phương châm “kỹ thuật phương Tây - tinh thần Nhật
Bản”. Năm 1978, Nhật Bản ban hành “Luật Biện pháp lâm thời phát triển công nghiệp cơ khí và
thông tin đặc biệt” với mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí quy định các loại máy móc,
dây chuyền thiết bị đặc biệt cần nâng cao tính năng để giảm chi phí sản xuất. Trong công cuộc to lớn
đó, Ngân hàng Nhật Bản đã góp công không nhỏ thông qua các quỹ tín dụng lãi suất thấp của chính
phủ hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành hiện đại hoá sản xuất. Vào thời điểm ban hành chính sách, lãi
suất ưu đãi áp dụng cho chính sách này là 6,5% và thời hạn vay là 10 năm. (4)

2.4.2 Bong bóng tài sản (1985 - đầu những năm 2000)
Nhật Bản đã trải qua tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát trong ba thập kỷ phát triển kinh tế
sau những năm 1950, với những giai đoạn tạm lắng trong các cú sốc dầu mỏ năm 1973 và 1979.
Nhật Bản vẫn đạt được hiệu quả kinh tế vĩ mô tốt trong suốt những năm 1980 đến đầu năm 1990;
GDP thực tế tăng khoảng 5% mỗi năm và lạm phát ở mức nhẹ. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhật Bản (BOJ) trước và trong những năm 1980 đã thành công trong việc cung cấp tín dụng cho
phát triển kinh tế (5)

Tuy nhiên, cho đến năm 1985, sau khi trở thành một quốc gia phát triển lớn, Nhật Bản đã trải
qua hoạt động kinh tế quá nóng, từ bong bóng giá tài sản đến nền kinh tế trì trệ kéo dài. Chỉ số giá
chứng khoán Nhật Bản bắt đầu tăng từ đầu những năm 1980 và tiếp tục tăng lên hơn 5 lần so với
mức của năm 1980, mức tăng trưởng này khiến bong bóng Nhật Bản đã nở rộng nhanh chóng, cuối
cùng, nó lên đến đỉnh điểm khi chỉ số chứng khoán Nikkei 225 đạt đỉnh gần 40.000 yên vào cuối
năm 1989. Sau đó, bong bóng này vỡ, đi theo đó là sự sụt giảm đột ngột của giá cổ phiếu vào đầu
những năm 1989 - 1990.

6
Hình 3: Chỉ số giá chứng khoán Nhật Bản 1982-2003
Nguồn: grips.ac.jpm

Hình 4: Gía nhà đất nội thành Nhật Bản 1982-2003


Nguồn: grips.ac.jpm

Cũng trong giai đoạn này, giá đất ở Nhật Bản cũng tăng trong suốt những năm 1980 và đạt đỉnh
điểm vào năm 1991. Giá đất trung bình tăng hơn gấp đôi. Bước ngoặt của giá đất đến muộn hơn một
năm so với thị trường chứng khoán, tức là năm 1991. Từ đó đến nay, chỉ số giá đất vẫn tiếp tục
giảm. Giá đất đô thị tăng nhiều và giảm mạnh hơn. Đất nông thôn có biến động giá tương tự nhưng
biên độ nhỏ hơn

Trong tình cảnh đó, vào đầu những năm 1990, khi bong bóng tài sản sụp đổ, các ngân hàng Nhật
Bản đang tích cực cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các dự án phát triển bất động sản
đã phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng. Suy thoái kinh tế và phá sản doanh nghiệp làm gia
tăng nợ xấu, đồng thời sự sụt giảm của giá đất và cổ phiếu cũng làm tổn hại đến bảng cân đối kế
toán của các ngân hàng, nỗi lo vỡ nợ ngân hàng đã lan rộng.
7
Kể từ nửa cuối những năm 1990, Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản đã ứng phó với cuộc khủng
hoảng bằng cách cung cấp thanh khoản dồi dào. BoJ đã ban hành Chính sách Lãi suất 0% (Zero
Interest-Rate Policy, hay viết tắ làt: ZIRP) và Chính sách Nới lỏng định lượng ( Quantitative
monetary easing policy, hay viết tắt là: QMEP).

Hành động ban hành ZIRP là sự kết hợp giữa việc ấn định lãi suất ngắn hạn bằng 0 và cam kết
duy trì lãi suất này cho đến khi mối lo ngại về giảm phát được giải quyết, chính sách này đã được
BOJ thông qua từ tháng 2 năm 1999 đến tháng 8 năm 2000. Ngày 1 tháng 3 năm 2001, BOJ đưa ra
khuôn khổ QMEP, nói một cách dễ hiểu, QMEP có thể được coi là cuyển mục tiêu hoạt động chính
từ lãi suất ngắn hạn sang số dư tài khoản vãng lai tại BOJ cộng với việc cung cấp dự trữ vượt quá
mức cần thiết để đạt được lãi suất ngắn hạn bằng 0. (6)

Điều này có nghĩa là lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn mà Ngân hàng Nhật Bản có thể kiểm soát
sẽ được hạ xuống một cách hiệu quả bằng 0. Ngân hàng Nhật Bản đã cố gắng chấm dứt chính sách
này vào tháng 8 năm 2000 nhưng khi nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn, họ buộc phải quay trở lại chính
sách lãi suất bằng 0. Tỷ lệ chiết khấu chính thức cũng giảm xuống mức rất thấp, từ 6% (1990) xuống
1,75% (1993) và xuống 0,10% (2001)

Hình 5: Số dư tài khoản vãng lai của BOJ trong giai đoạn 2001–2006 (nghìn tỷ yên)
Source: Webpage Bank of Japan

Hành vi hạ lãi suất được đánh giá là nhằm mục đích khuyến khích các công ty đầu tư và
đồng thời tạo ra xu hướng làm tăng lạm phát - hai mục tiêu mà Nhật Bản khi ấy muốn đạt được
trong bối cảnh giá cả và tiền lương không ngừng đi xuống.

8
2.2.3 Sự thay đổi chính sách tiền tệ đáng kể của BOJ dưới thời Thống đốc Kuroda
Có thể nói, nhiệm kỳ của ông Haruhiko Kuroda đã được lịch sử tiền tệ Nhật Bản ghi nhận
là giai đoạn mà những nỗ lực quyết liệt được thực hiện nhằm tạo ra nhiều động lực nới lỏng tiền
tệ hơn, giành chiến thắng trên mặt trận loại bỏ mối đe dọa giảm phát.

Khi Kuroda bắt đầu nắm quyền vào năm 2013, áp lực giảm phát đang gia tăng ở Nhật
Bản. Để vượt qua cơn sóng giảm giá đó, ông đã tiến hành một đợt mua sắm ồ ạt mà chưa ngân
hàng trung ương nào từng thực hiện và gọi đó là “nới lỏng tiền tệ về định lượng và định tính”
(Quantitative and Qualitative Monetary Easing hay viết tắt là QQE).

Trong thời điểm đó, BOJ cũng là quốc gia duy nhất áp dụng kết hợp ba khuôn khổ riêng
biệt: mua nhiều tài sản khác nhau, Chính sách lãi suất âm (Negative interest rate policy hay
NIRP) và Kiểm soát đường cong lợi suất (Yield curve control hay YCC)(7) Đây là một sự kết
hợp hết sức độc đáo. Cho đến nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản luôn được nhắc đến như lá
cờ tiên phong cho việc áp dụng giữa các ngân hàng trung ương lớn đã chọn sử dụng các chính
sách tiền tệ mới mẻ, táo bạo.

III. Công cụ lãi suất được Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản sử
dụng trong thời gian qua.

3.1 Nhận xét chung:

Hình 6: Mức lãi suất ngắn hạn của BoJ từ 2019 - 2023
Nguồn:tradingeconomics.com

Dưới 10 năm thời Thống đốc của Haruhiko Kuroda từ tháng 3 năm 2013, BOJ được biết
đến như một tổ chức thực hiện táo bạo trong việc nới lỏng tiền tệ (8), giới thiệu nới lỏng tiền tệ
định lượng và định tính (QQE) vào năm 2013 và kiểm soát đường cong lợi suất (YYC) vào năm
2016.

9
Nhìn chung, từ năm 2019 - 2023, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì mức lãi suất
ngắn hạn ở mức âm 0,1%, đồng thời tiếp tục chương trình duy trì lãi suất trái phiếu Chính phủ
Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%. Tuy nhiên, BoJ cũng nỗ lực kết hợp chính
sách lãi suất âm này với nhiều biện pháp khác để thích ứng tốt hơn với tình hình kinh tế qua
từng năm từ 2020 - 2023

3.2 Công cụ lãi suất được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sử dụng năm
2020-2021.
3.2.1 Tính hình kinh tế - tài chính thế giới và ảnh hưởng tại Nhật Bản.
Đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020 đã làm chệch hướng hầu hết mọi dự
báo kinh tế và buộc các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Hầu như tất cả các nước
phải thực hiện các biện pháp tài chính và tiền tệ chưa từng có để giảm thiểu tác động kinh tế bất
lợi của cuộc khủng hoảng đại dịch này. Cũng như tình hình tài chính chung của thế giới, Nhật
Bản có nguy cơ rơi vào cuộc suy thoái kép. Để ngăn chặn dự đoán đó diễn ra, Ngân hàng Nhật
Bản đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm ổn định thị trường kinh tế.

3.2.2 Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản.
Trong khi các nền kinh tế tiên tiến đã thực hiện các biện pháp tài chính và tiền tệ chưa
từng có để giảm thiểu tác động kinh tế bất lợi của đại dịch bệnh do vi-rút Corona (Covid-19) gây
ra, phản ứng của BOJ khá im lặng, thay vào đó, vào tháng 3 năm 2020, BOJ đã triển khai các
Hoạt động cung cấp vốn đặc biệt để tạo điều kiện tài trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi tình
hình Covid-19 ngày càng chuyển biến phức tạp. Cụ thể, BoJ đưa ra các chương trình cho vay
mới có thời hạn 1 năm với lãi suất 0%, với mong muốn thúc đẩy việc mở rộng tín dụng cho khu
vực tư nhân trong nước trong khi vẫn duy trì đường cong lợi suất YCC. Để thúc đẩy các ngân
hàng vay vốn từ BOJ, phạm vi nhóm tài sản thế chấp đủ điều kiện đã được mở rộng. Lãi suất áp
dụng cho số dư tài khoản vãng lai của BoJ cũng được nâng lên 0,1% hoặc 0,2% nhằm giảm
thiểu tác động bất lợi của chính sách lãi suất âm và thúc đẩy hoạt động cho vay của các ngân
hàng.

Kết quả của những biện pháp này là các khoản cho vay về mặt tài sản của BOJ đã tăng
lên đáng kể. Trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ các khoản vay do BOJ cung cấp chưa đến 10%
trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương. Vào đầu năm 2021 và 2022, nó đã vượt
quá 20%. Tới năm 2023, cơ sở này đã bị chấm dứt.

3.3 Công cụ lãi suất được Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản sử dụng
năm 2022.

10
3.3.1 Tình hình kinh tế - tài chính thế giới và ảnh hưởng tại Nhật Bản.
Trong gần hai năm qua, thách thức chính đối với các ngân hàng trung ương là dự đoán
tác động tiếp theo của dịch COVID-19 và hạn chế ảnh hưởng của nó đối với việc làm và tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong năm 2022, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine nổ ra đã gây ra
vấn đề lạm phát gia tăng một cách chóng mặt trên toàn thế giới. Những Ngân hàng Trung ương
lớn trên thế giới như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương châu Âu hết sức
căng thẳng và lên kế hoạch hướng đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Dù vậy, trước biến cố
bất ngờ đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại có nhiều động thái vô cùng trái ngược.

3.3.2 Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản.
Quay ngược về sự kiện bong bóng kinh tế vỡ vào năm 1990 và ảnh hưởng của Đại Suy
Thoái thế giới 2008 đã trầm trọng đến nền kinh tế Nhật. Suốt thời gian qua, Nhật Bản luôn tìm
kiếm cho mình một cú hích cho nền kinh tế khó khăn của mình. Cho đến khi dịch Covid và
chiến tranh diễn ra, Nhật Bản mới có cơ hội chạm đến cú hích đó.

“Giá năng lượng và thực phẩm leo thang do chiến sự ở Ukraine, cùng với sự gián đoạn
chuỗi cung ứng trong giai đoạn COVID-19, đã mang đến sự chấm dứt kỷ nguyên “Nhật Bản
hóa” (Japanification) một cách đầy bất ngờ. "Nhật Bản hóa" - thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng
tăng trưởng kinh tế ảm đạm kéo dài và lạm phát yếu ớt hoặc thậm chí là tình trạng giảm phát.” (9)
Có lẽ, Nhật Bản là quốc gia duy nhất hoan hỉ khi trải nghiệm lạm phát, trong khi các
nước khác nhanh chóng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Vì vậy, Ngân hàng trung ương
Nhật Bản (BOJ) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất, bởi tỷ lệ lạm phát tại nước này vẫn còn
khá thấp. Đà phục hồi sau đại dịch của Nhật Bản cũng kém hơn so với các nền kinh tế tiên tiến
khác, khiến cho việc thắt chặt chính sách tiền tệ chưa thể sớm xảy ra

3.4 Công cụ lãi suất được Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản sử dụng
hiện nay và một số dự báo năm tiếp theo.
3.4.1 Tính hình kinh tế - tài chính thế giới và ảnh hưởng lên Nhật Bản
Năm 2023, sau nhiều nỗ lực hồi phục sau Đại dịch của Nhật Bản và cá nước trên thế
giới,nền kinh tế Nhật Bản đã chứng kiến “mùa xuân” khi xu thế giá tiêu dùng tăng cao, mức
lương của người lao động cũng có những cải tiến đáng kể. Đây là tín hiệu tích cực để Nhật Bản
có thể thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài 25 năm qua, hiện thực hóa tăng trưởng kinh tế.

3.4.2 Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản
Đầu tháng 10/2023, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thông báo giữ nguyên lãi suất ngắn hạn
chủ chốt ở mức -0,1% và lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% như nhiều người
dự đoán. Trước đó, kể từ tháng 7, lãi suất dài hạn đã được giới hạn ở mức 1%, tăng so với mức
trần 0,5% trước đó.

Trong báo cáo triển vọng hàng quý, BoJ đã điều chỉnh dự báo lạm phát cao hơn cho năm
tài chính 2023 và 2024 lên 2,8% từ mức 1,3% và 1,2%, ban đầu. Mặc dù, các nhà hoạch định
11
chính sách cho rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục phục hồi ở mức độ vừa phải, được
hỗ trợ bởi nhu cầu bị dồn nén nhưng nhấn mạnh áp lực suy giảm do tốc độ phục hồi toàn cầu
đang chậm lại. Hội đồng nhắc lại rằng họ sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp nới lỏng
bổ sung nếu cần thiết (10)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Quốc Lý. (2013). Giáo Trình Chính Sách Tiền Tệ Lý Thuyết Và Thực Tiễn. NXB Chính
Trị Quốc gia.
2. Alesina, A., & Summers, L. H. (1993). Central Bank independence and macroeconomic
performance: Some comparative evidence. Journal of Money, Credit and Banking, 25(2),
151. https://doi.org/10.2307/2077833
3. Policy Board : 日本銀行 Bank of Japan
4. Trần Vũ Hải. (2018). Một số chính sách hiện đại hóa nổi bật của Nhật Bản qua các thời kỳ.
Tạp Chí Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, 12.
5. Shibamoto, M., Takahashi, W. & Kamihigashi, T. Japan’s monetary policy: a literature
review and empirical assessment. J Comput Soc Sc (2021). https://doi.org/10.1007/s42001-
021-00113-z
6. Baba, Naohiko and Nakashima, Motoharu and Shigemi, Yosuke and Ueda, Kazuo (2005):
The Bank of Japan's Monetary Policy and Bank Risk Premiums in the Money Market.
Published in: International Journal of Central Banking , Vol. Volume, No. Number 1 (8
March 2006): pp. 105-135
7. Kowalewski, P., & Shirai, S. (2023). History of Bank of Japan’s More Than Two Decades
of Unconventional Monetary Easing with Special Emphasis on the Frameworks Pursued in
the Last 10 Years. https://doi.org/10.56506/vpuh6938
8. New York Times. 2023. Japan Initiates Bold Bid to End Years of Tumbling Prices, 4 April.
9. Chi H. (2023, November 11). Nhật Bản: Quốc gia duy nhất trên thế giới hoan hỉ vì lạm
phát. viettimes.vn. https://viettimes.vn/nhat-ban-quoc-gia-duy-nhat-tren-the-gioi-hoan-hi-
vi-lam-phat-post171417.html
10. Nhật L. N. Đ. T. T. T. T. (2023, August 30). Sách Trắng kinh tế và tài chính năm 2023 của
Nhật Bản: Kỳ vọng về một chu kỳ tăng trưởng mới. BAO DIEN TU
VTV. https://vtv.vn/the-gioi/sach-trang-kinh-te-va-tai-chinh-nam-2023-cua-nhat-ban-ky-
vong-ve-mot-chu-ky-tang-truong-moi-20230830115817829.htm

12

You might also like